Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tính toán phát tán chất phóng xạ và xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân cấp quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.9 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------Dương Hồng Nhật

TÍNH TỐN PHÁT TÁN CHẤT PHĨNG XẠ
VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ,
HẠT NHÂN CẤP QUỐC GIA

Chuyên ngành : Kỹ thuật hạt nhân

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
VẬT LÝ HẠT NHÂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Đặng Thanh Lương

Hà Nội – 2014


MỤC LỤC

MỤC LỤC ......................................................................................................... 2
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 4
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN ............ 5
DANH MỤC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN ................................. 6
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 7
Chương 1 ......................................................................................................... 12
MƠ HÌNH GAUSS VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHO VIỆC QUY HOẠCH
MẠNG LƯỚI TRẠM QUAN TRẮC PHÓNG XẠ ....................................... 12
1.1. Tổng quan về phát tán chất phóng xạ trong khơng khí ........................ 12
1.2. Mơ hình phát tán Gauss ....................................................................... 13


1.2.1. Phát tán ngắn hạn và tức thời ........................................................ 15
1.2.2. Phát tán kéo dài ............................................................................. 16
1.2.3. Phát tán dài hạn ............................................................................. 17
1.3. Độ lệch chuẩn ....................................................................................... 17
1.3.1. Độ lệch chuẩn phương thẳng đứng ( σ z ) ....................................... 17
1.3.2. Độ lệch chuẩn phương ngang ( σ y ) ............................................... 18
1.3.3. Ảnh hưởng của thời gian phát thải và hiệu ứng chắn tới độ lệch
chuẩn ....................................................................................................... 18
1.3.4. Phân loại độ ổn định khí quyển Pasquill....................................... 19
1.3.5. Các tham số tính độ lệch chuẩn .................................................... 21
1.4. Các yếu tố kỹ thuật cho việc quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc
phóng xạ dựa trên độ lệch chuẩn theo phương ngang ( σ y ) ........................ 22
1.4.1. Độ lệch chuẩn của phân bố Gauss ................................................ 22
1.4.2. Đặt vấn đề về việc tính số trạm quan trắc phóng xạ dựa trên độ
lệch chuẩn theo phương ngang ( σ y ) ....................................................... 23
1.4.3. Xác định phân bố độ ổn định khí quyển tại khoảng cách cần quan
trắc ........................................................................................................... 24
1.4.4. Phân bố hoa gió ............................................................................. 28
Chương 2 ......................................................................................................... 30
QUY HOẠCH TRẠM QUAN TRẮC PHÓNG XẠ ...................................... 30

2


2.1. Xác định góc phát tán chiếm ưu thế trong năm đối với vị trí dự kiến
xây dựng NMĐHN Ninh Thuận ................................................................. 30
2.1.1. Góc phát tán chiếm ưu thế trong năm đối với khu vực dự kiến xây
dựng NMĐHN Ninh Thuận .................................................................... 30
2.1.2. Góc phát tán chiếm ưu thế trong năm đối với vị trí xây dựng
NMĐHN Phịng Thành – Trung Quốc.................................................... 35

2.2. Xác định độ dài cung tại vị trí cần quan trắc ................................... 42
2.2. Độ ổn định khí quyển được sử dụng cho việc quy hoạch trạm quan trắc
..................................................................................................................... 44
2.3. Quy hoạch số trạm quan trắc tại Ninh Thuận ...................................... 45
2.3.1. Quy hoạch số trạm quan trắc tại cung có bán kính 5.000m .......... 45
2.3.2. Tính số trạm quan trắc tại cung có bán kính 30.000m.................. 46
2.3.3. Tính số trạm quan trắc tại cung có bán kính 50.000m.................. 47
2.4. Tính số trạm quan trắc tại các tỉnh biên giới Việt Nam – Trung Quốc 50
2.4.1. Tính số trạm quan trắc tại cung có bán kính 60.000m.................. 50
2.4.2. Tính số trạm quan trắc tại cung có bán kính 150.000m................ 51
Chương 3 ......................................................................................................... 55
HỆ THỐNG TRẠM QUAN TRẮC PHÓNG XẠ VÀ KẾ HOẠCH ỨNG
PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ, HẠT NHÂN CẤP QUỐC GIA ............................. 55
3.1 Mơ hình ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân cấp Quốc gia của Việt Nam . 55
3.2. Vai trò của TSO ................................................................................... 56
3.3. Vai trò của hệ thống trạm quan trắc trong Kế hoạch ứng phó sự cố bức
xạ hạt nhân cấp Quốc gia ............................................................................ 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 60
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 61
PHỤ LỤC 1: QUY TRÌNH LẤY SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG ............................ 61
PHỤ LỤC 2: SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG ............................................................ 62
PHỤ LỤC 3: THỐNG KÊ PHÂN BỐ ĐỘ ỔN ĐỊNH KHÍ QUYỂN KHU
VỰC DỰ KIẾN XÂY DỰNG NMĐHN NINH THUẬN ............................ 104
PHỤ LỤC 4: THỐNG KÊ PHÂN BỐ ĐỘ ỔN ĐỊNH KHÍ QUYỂN KHU
VỰC XÂY DỰNG NMĐHN PHỊNG THÀNH – TRUNG QUỐC ........... 105

3



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan: Luận văn “Tính tốn phát tán chất phóng xạ và Xây dựng
kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp Quốc gia” là cơng trình nghiên cứu
riêng của tơi.
Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu được
trình bày trong luận văn chưa từng được cơng bố tại bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin chân thành cảm ơn các giảng viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong thời gian học ở trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đã tạo điều kiện
cho tơi trong q trình làm luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn TS. Đặng Thanh Lương đã tận tình hướng dẫn tơi
hồn thành tốt luận văn này.

Hà nội, ngày 29 tháng 4 năm 2014
Tác giả luận văn

Dương Hồng Nhật

4


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Hình 1: Sơ đồ phân bố trạm quan trắc phóng xạ tại Châu Âu

8

Hình 1.1: Mơ hình phát tán Gauss

14


Hình 1.2: Ảnh hưởng của độ ổn định khí quyển tới q trình phát tán chất
phóng xạ

20

Hình 1.3: Phân bố chuẩn

23

Hình 1.4: So sánh kết quả tính tốn giữa phần mềm HYSPLIT và các phần mềm
khác

26

Hình 1.5: Cấu trúc file dữ liệu phân bố độ ổn định khí quyển

27

Hình 2.1: Góc trương bởi dây cung tại các vị trí cần lắp đặt trạm quan trắc đối với
NMĐHN dự kiến tại Ninh Thuận

35

Hình 2.2: Góc trương bởi dây cung tại các vị trí cần lắp đặt trạm quan trắc đối với
NMĐHN Phịng Thành – Trung Quốc

41

Hình 2.3: Nhà máy điện hạt nhân và các khoảng cách cần quan tâm
trong chuẩn bị và ứng phó sự cố


42

u
r

uuur
uuur
uu
r
NE ) và ( N , NE )
u
r uuur
uuuuu
r uuuuuu
v
( S , NE ) và ( SSW , WSW )
uuuuu
r uuuuur
( SSW , WSW )
uuuuuu
r uuuuuur
( WSW , WNW )

Hình 2.4: Sơ đồ quy hoạch trạm quan trắc theo hướng ( S ,

48

Hình 2.5: Sơ đồ quy hoạch trạm quan trắc theo hướng


52

Hình 2.6: Sơ đồ quy hoạch trạm quan trắc theo hướng
Hình 2.7: Sơ đồ quy hoạch trạm quan trắc theo hướng

52
53

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức ứng phó sự cố bức xạ, hat nhân cấp Quốc gia

55

Hình 3.2: Một số hình ảnh về trạm quan trắc phóng xạ

55

5


DANH MỤC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 1.1: Các độ ổn định khí quyển Pasquill

21

Bảng 1.2: Điều kiện khí tượng cho mỗi độ ổn định Pasquill

21

Bảng 1.3. Giá trị tham số sử dụng trong phương trình (6a)


21

Bảng 1.4. Giá trị tham số sử dụng trong phương trình (6b) và (6c)

22

Bảng 1.5. Giá trị tham số sử dụng trong phương trình (15)

22

Bảng 1.6: Tương quan giữa hướng gió và góc thuộc hướng gió đó

28

Bảng 2.1: Đồ thị hoa gió thể hiện tương quan giữa hướng gió – tần suất xuất
hiện đối với khu vực dự kiến xây dựng NMĐHN Ninh Thuận

30

Bảng 2.2: Đồ thị hoa gió thể hiện tương quan giữa hướng gió – tần suất xuất
hiện đối với khu vực NMĐHN Phịng Thành – Trung

36

Bảng 2.3: Kích thước các vùng lập kế hoạch ứng phó sự cố

43

Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả quy hoạch số trạm quan trắc


54

6


PHẦN MỞ ĐẦU
Điện hạt nhân, một phát minh đột phá trong thế kỷ 20, đã được nhiều quốc gia
chấp nhận và sử dụng bởi những ưu thế đáng kể so với những nguồn năng lượng
truyền thống khác. Những ưu thế đó bao gồm sự chủ động trong nhiên liệu sử dụng,
công suất ổn định không phụ thuộc điều kiện thời tiết, thân thiện với môi trường trong
điều kiện hoạt động bình thường v.v. Tuy nhiên điện hạt nhân có nhược điểm quan
trọng là khả năng xảy ra sự cố gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới con người và môi
trường, chi phí khắc phục sự cố rất cao. Về mặt kỹ thuật, những sự cố lớn đã xảy ra
như sự cố Three Mile Island tại Hoa Kỳ năm 1979, sự cố Chernobyl tại Ukraina năm
1986, sự cố Fukushima tại Nhật Bản năm 2011 đã đặt ra nhiều vấn đề cần xử lý trong
cơng tác ứng phó sự cố, mơ phỏng phát tán chất phóng xạ và đặc biệt là quan trắc
phóng xạ môi trường.
Khi xảy ra sự cố bức xạ và hạt nhân, tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của sự
cố, đặc tính của nguồn phóng xạ hoặc vật liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân, điều kiện
khí tượng, chất phóng xạ có thể phát tán ra mơi trường ngồi khu vực xảy ra sự cố và
gây ảnh hưởng phóng xạ tới con người và môi trường. Một trong những yếu tố quan
trọng trong việc tránh bị chiếu xạ là phát hiện sớm sự hiện diện của chất phóng xạ tại
khu vực có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự cố. Hiện nay, ta có 03 phương pháp cơ bản
để phát hiện sớm khả năng hiện diện của chất phóng xạ do sự cố gây ra tại một khu
vực bên ngoài nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN). Phương pháp thứ nhất là cử các đội
ứng phó sự cố cùng trang thiết bị phát hiện chất phóng xạ tới khu vực có khả năng bị
ảnh hưởng từ sự cố để quan trắc trực tiếp chất phóng xạ. Phương pháp thứ hai là sử
dụng phần mềm máy tính mơ phỏng q trình phát tán chất phóng xạ. Phương pháp
thứ ba là quan trắc phóng xạ liên tục bằng các thiết bị đo bức xạ và phát hiện chất
phóng xạ được lắp đặt trên các trạm quan trắc tại các khu vực bên ngoài nhà máy điện

hạt nhân. Các nước phát triển trên thế giới sử dụng đồng thời cả 03 phương pháp này
trong cơng tác chuẩn bị và ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân. Nhiều phần mềm máy
tính được xây dựng phục vụ việc mơ phỏng phát tán chất phóng xạ (IXP, HYSPLIT,
PAVAN v.v.). Nhiều trạm quan trắc phóng xạ đã được chính phủ các nước xây dựng.

7


Chỉ tính riêng tại Châu Âu, 34 chính phủ các nước đã thiết lập khoảng 4.200 trạm
quan trắc nhằm phát hiện sớm sự hiện diện bất thường của chất phóng xạ [6] (minh
họa xem tại Hình 1).

Hình 1: Sơ đồ phân bố trạm quan trắc phóng xạ tại Châu Âu
Trong 03 phương pháp phát hiện chất phóng xạ nói trên, phương pháp thứ nhất
có ưu điểm là sự chủ động trong các yếu tố con người, thiết bị, linh hoạt trong việc
đo và phát hiện chất phóng xạ. Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là cần một
khoảng thời gian nhất định để các đội ứng phó có thể tới khu vực cần quan trắc. Ưu
điểm của phương pháp thứ hai là sớm đưa ra dự báo về quá trình phát tán chất phóng
xạ và đưa ra hành động bảo vệ tương ứng. Nhưng việc mô phỏng bằng phần mềm
ln có tỉ lệ sai sót nhất định và khơng thể chỉ dựa vào đó để đưa ra các hành động
bảo vệ cho khu vực bị ảnh hưởng. Phương pháp quan trắc liên tục bằng thiết bị tại
các điểm quan trắc và trạm quan trắc có ưu điểm là xác định được liên tục và kịp thời
ngay khi có sự hiện diện của chất phóng xạ tại khu vực bị ảnh hưởng bởi sự cố. Việc
sử dụng hệ thống truyền thông tin, cập nhật liên tục kết quả tại các trạm quan trắc về
trung tâm xử lý giúp ta có cái nhìn tồn diện về tình hình phát tán chất phóng xạ tại

8


các khu vực bị ảnh hưởng và từ đó đưa ra các hành động bảo vệ phù hợp cho khu vực

đó.
Đối với phương pháp thứ ba, một trong những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng
tới hiệu quả của phương pháp là sự phân bố hệ thống các trạm quan trắc tại các khu
vực bên ngoài NMĐHN. Hệ thống trạm quan trắc phải bảo đảm "đón nhận" được mọi
luồng phát tán chất phóng xạ từ NMĐHN. Đồng thời hệ thống trạm quan trắc phải
thể hiện được sự tối ưu trong phân bố các trạm quan trắc, không lắp đặt thiếu nhưng
cũng không lắp đặt thừa và quá nhiều điểm quan trắc gây lãng phí nguồn lực.
Tại Việt Nam, ngày 31 tháng 8 năm 2010 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết
định số 1636/QĐ-TTg Về việc phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh
báo phóng xạ mơi trường quốc gia đến năm 2020”. Quyết định nêu rõ mục tiêu của
việc quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ mơi trường quốc gia
nhằm bảo đảm kịp thời phát hiện diễn biến bất thường về bức xạ trên lãnh thổ Việt
Nam và hỗ trợ việc chủ động ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân. Theo lộ trình quy
hoạch từ năm 2010 tới năm 2020, Việt Nam sẽ có mạng lưới trạm quan trắc và cảnh
báo phóng xạ mơi trường quốc gia bao gồm 01 Trung tâm điều hành quan trắc và
cảnh báo môi trường, 04 Trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ mơi trường cấp vùng
và 16 Trạm quan trắc cấp tỉnh [2]. Tuy nhiên căn cứ kỹ thuật để thiết lập mạng lưới
trạm quan trắc là không rõ ràng, số lượng trạm quan trắc và phân bố như vậy có bảo
đảm khả năng phát hiện chất phóng xạ từ sự cố hay khơng, đặc biệt là sự cố từ
NMĐHN bên ngồi lãnh thổ Việt Nam.
Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang chủ trì xây dựng dự thảo Kế hoạch
ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp Quốc gia. Trên cơ sở nghiên cứu mơ hình ứng
phó từ các nước phát triển, nhóm biên soạn bản kế hoạch nhận thấy yếu tố phát hiện
sớm chất phóng xạ đóng vai trò quan trọng và chi phối nhiều hoạt động ứng phó sự
cố như ra quyết định sơ tán, trú ẩn. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các trạm quan
trắc phải được quy định chi tiết trong Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp
Quốc gia. Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu quốc tế và quy định hiện hành của Việt Nam,
luận văn đưa ra nội dung liên quan tới vai trò, nhiệm vụ của các trạm quan trắc,

9



nguyên tắc hoạt động của các trạm quan trắc. Phần này của luận văn được xây dựng
với mục đích được đưa vào thành một phần của Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và
hạt nhân cấp Quốc gia.
Căn cứ vào các yêu cầu thực tiễn và pháp lý nêu trên, đề tài được thực hiện và
lấy tên là “Tính tốn phát tán chất phóng xạ và xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố
bức xạ, hạt nhân cấp Quốc gia”. Mục đích nghiên cứu của luận văn là quy hoạch được
số điểm lắp đặt thiết bị quan trắc chất phóng xạ (sau đây gọi tắt là trạm quan trắc) tại
các khoảng cách và góc nhất định tính từ NMĐHN. Cơ sở lý thuyết cơ bản trong luận
văn là phương trình phát tán Gauss.
Việt Nam đang sử dụng nhiều tài liệu quốc tế cho việc nghiên cứu mơ hình
phát tán chất phóng xạ như Báo cáo an tồn số 19 “Các mơ hình chung sử dụng trong
đánh giá ảnh hưởng của chất phóng xạ thải vào mơi trường” [8], Hướng dẫn an tồn
số 1.8 “Quan trắc mơi trường và nguồn phóng xạ đối với mục đích an tồn bức xạ”
[9], tài liệu số CAN/CSA-N288.2-M91 về “Hướng dẫn tính tốn liều bức xạ đối với
công chúng gây ra do phát thải chất phóng xạ qua đường khí dưới điều kiện sự cố giả
định đối với lò phản ứng hạt nhân” [10]. Tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay chưa có tài
liệu nói trực tiếp về việc tính tốn phân bố trạm quan trắc phóng xạ. Đây chính là một
hướng đi mới được đề cập tới trong luận văn.
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là yếu tố độ lệch chuẩn trong phương
trình phát tán Gauss, cùng với đó là việc nghiên cứu dữ liệu khí tượng tại các khu vực
có nguồn phát tán chất phóng xạ. Vị trí được giả thiết phát tán là khu vực dự kiến xây
dựng NMĐHN tại Ninh Thuận và NMĐHN Phòng Thành – Trung Quốc. Khu vực
xây dựng NMĐHN Phòng Thành – Trung Quốc cách biên giới phía bắc Việt Nam
khoảng 60km. Nếu NMĐHN ở đây xảy ra sự cố, chất phóng xạ hồn tồn có thể phát
tán trực tiếp và gây ảnh hưởng tới Việt Nam. Do đó ta cần quy hoạch trạm quan trắc
nhằm phát hiện sớm phát tán chất phóng xạ do sự cố từ khu vực đó. Số liệu khí tượng
được sử dụng là năm 2008 - 2009 đối của tỉnh Ninh Thuận và năm 2010 – 2011 đối
với Phòng Thành – Trung Quốc.


10


Luận điểm khoa học cơ bản của luận văn là căn cứ trên yếu tố độ lệch chuẩn
trong phương trình phát tán Gauss qua đường khí. Trong phân bố Gauss, xấp xỉ 68%
phân bố các hạt nằm trong vùng (µ - σ; µ + σ ), với σ là độ lệch chuẩn theo phương
vng góc với hướng phát tán. Từ đó ta thấy yêu cầu cơ bản của việc thiết lập trạm
quan trắc là khoảng cách giữa hai điểm phải không lớn hơn 2σ nhằm bảo đảm các
trạm quan trắc có thể “đón nhận” luồng phát tán chất phóng xạ qua đường khí. Việc
tính σ phụ thuộc vào khoảng cách tại điểm cần quan trắc tính từ nguồn phát thải và
độ ổn định khí quyển tại điểm phát thải.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm:
• Nghiên cứu các đề tài, luận văn, văn bản pháp quy của Việt Nam đã được
thực hiện và ban hành;
• Nghiên cứu tài liệu có liên quan của IAEA và các nước phát triển;
• Nghiên cứu và sử dụng kết quả của các luận văn khác làm tài liệu kiểm
chứng.
• Thu thập số liệu khí tượng từ nguồn quốc tế và số liệu đã được kiểm chứng
độ tin cậy thông qua các nghiên cứu khác.

11


Chương 1
MƠ HÌNH GAUSS VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHO VIỆC QUY HOẠCH
MẠNG LƯỚI TRẠM QUAN TRẮC PHÓNG XẠ
1.1. Tổng quan về phát tán chất phóng xạ trong khơng khí
Sau khi phát tán vào khơng khí, nhân phóng xạ trải qua việc vận chuyển theo
hướng gió (đối lưu) và quá trình pha trộn (khuếch tán rối). Chất phóng xạ đồng thời

bị lấy ra khỏi khơng khí thơng qua cả q trình lắng đọng khơ và ướt trên mặt đất và
q trình phân rã. Việc phát tán qua đường khí phụ thuộc vào các điều kiện khí tượng
(độ ổn định khí quyển, tốc độ gió, hướng gió v.v.), khoảng thời gian phát tán, hiệu
ứng chắn, địa hình và vị trí tương đối của điểm tiếp nhận so với điểm phát thải. Một
mơ hình tốn học cho các q trình nói trên cần được đưa vào nhằm phân tích nồng
độ nhân phóng xạ tại một vị trí theo hướng gió từ điểm phát thải.
Hai phương pháp được sử dụng để mô tả sự khuếch tán nhiễu loạn là lý thuyết
vận chuyển Gradient và lý thuyết thống kê. Lý thuyết vận chuyển Gradient ứng với
vận chuyển khí quyển tại một điểm cố định, tương tự như lý thuyết khuếch tán phân
tử được đưa ra đầu tiên bởi Fisk, tỷ lệ thuận với gradient nồng độ địa phương.
Vector thông lượng S qua một diện tích dA tại một điểm nhất định bằng:
ur
S =− K ∇χ

(1)

Trong đó K là hệ số khuếch tán nhiễu loạn và χ là nồng độ chất ơ nhiễm trong
thể tích vơ cùng nhỏ dV.
Giả sử khơng có nguồn hoặc bị mất đi trong dV, sự thay đổi của nồng độ chất
ơ nhiễm theo thời gian được tính như sau:
ur
∂χ
= −divS
∂t

(2)

∂χ
=∇K ∇χ + K ∇ 2 χ
∂t


(3)

Giả định về tính đồng nhất không gian, nghĩa là: ∇K = 0.
Kết quả trong phương trình khuếch tán Fick:
∂χ
= K ∇2 χ
∂t

(4)

12


Bởi vì lý thuyết khuếch tán này tập trung vào việc vận chuyển khí quyển tại
một điểm cố định trong khơng gian, lý thuyết có thể được xem là có bản chất Euler.
Điều này có nghĩa là nó xem xét tính chất của dịng chuyển động tương đối với một
hệ tọa độ cố định trong không gian. Lý thuyết thống kê khác đáng kể so với lý thuyết
vận chuyển Gradient. Thay vì nghiên cứu các dịng vật chất tại một điểm cố định
trong không gian, lý thuyết nghiên cứu lịch sử về chuyển động của các hạt vật chất
riêng lẻ và cố gắng xác định từ các thuộc tính thống kê cần thiết để đại diện cho sự
khuếch tán. Phương pháp này có bản chất Lagrange.
Đối với lý thuyết khuếch tán lớn, tức là chuyển động hạt gần như không liên
quan, cả lý thuyết vận vận chuyển Gradient và lý thuyết thống kê đều cho ra kết quả
là phân bố Gauss của chất thải trong khơng khí là lời giải cơ bản.
1.2. Mơ hình phát tán Gauss
Mơ hình phát tán Gauss là một trong những mơ hình tính tốn phát tán chất
phóng xạ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Mơ hình này có một số ưu điểm như:
• Kết quả đầu ra của mơ hình phù hợp với số liệu thực nghiệm;
• Dễ hiểu và thuận lợi trong việc thực hiện phép tốn trong các phương trình;

• Phù hợp với bản chất tự nhiên của nhiễu loạn;
• Các phương trình lý thuyết có chứa nhiều số liệu thực nghiệm ở giai đoạn
cuối.
Các phương trình tính tốn trong Chương này chủ yếu được lấy từ tài liệu số
[10].

13


Hình 1.1: Mơ hình phát tán Gauss
Giả thiết chất phóng xạ phát tán tức thời từ một nguồn thải điểm khuếch tán
trong không gian 3 chiều. Cường độ phát thải Q (Bq/s), nồng độ χ (Bq/m3) là hàm số
của x, y, z, t. Thông thường giả thiết điểm nguồn trùng với gốc tọa độ và t là thời gian
chuyển động của chất thải từ khi được thải ra. Nếu σ 2 là độ lệch chuẩn của phân bố
và giả thiết q trình đẳng hướng thì:
χ(x,y,z,t)
=

Q
r2
exp()
(2πσ)3/2
2σ 2

(5) [1]

Trong đó r 2 =(x-ut) 2 +y 2 +z 2 .
Mở rộng cho trường hợp không đẳng hướng:
=
χ(x,y,z,t)


  ( x − ut ) 2
Q
y2
z 2 
exp

+
+



2
(2π)3/2 σ x σ y σ z
2σ 2y 2σ 2z  
  2σ x

(6)

Trên thực tế, khuếch tán dọc theo trục x là không đáng kể so với truyền tải dọc
theo đó với vận tốc gió trung bình u . Sử dụng giả thiết đơn giản hóa này, tích phân
phương trình (6) theo t từ 0 đến ∞. Ta có:
χ(x,y,z,t)
=

  y2
Q
z2 
exp -  2 + 2  
2πσ y σ z u

  2σ y 2σ z  

14

(7)


Do hầu hết các nguồn liên tục đặt trên hay gần mặt đất, cho nên cần thiết phải
xét đến sự tồn tại của vật cản vật lý là mặt đất. Điều này có thể thực hiện bằng cách
giả thiết có nguồn ảo đặt phía dưới mặt đất và đối xứng với nguồn thực. Nguồn ảo sẽ
tạo ra sự phản xạ vật chất bởi mặt đất – đó là trường hợp vật chất không bị mặt đất
hấp thụ. Kết quả từ phương trình (7) là:
=
χ(x,y,z)

Q
2πuσ y σ z


 -y 2
 exp  2
 2σ y




 
 -(z-h) 2 
 -(z+h) 2  
exp

+exp




2 
2
  
 2σ z 
 2σ z  
 

(8)

1.2.1. Phát tán ngắn hạn và tức thời
Phát tán ngắn hạn và tức thời là quá trình một nguồn phát tán thải liên tục chất
phóng xạ trong thời gian dưới 1h. Đối với phát tán ngắn hạn, hệ số suy giảm tại một
vị trí có tọa độ (x,y,z) được cho bởi phương trình:
χ(x,y,z)
1
=
Q
2πuΣ y Σ z


 -y 2
 exp  2
 2Σ y





 
 -(z-H) 2 
 -(z+H) 2  
3
+exp
  exp 


  f(Σ z ,H,h i ) (s/m )(9)[10]
2
2



z
z






Trong đó
χ(x,y,z)

= nồng độ trung bình (Bq/m3) tại một điểm có tọa độ (x,y,z), trong
đó thời gian được tính tối thiểu là bằng với thời
gian phát thải.


Q

= hoạt độ hiệu dụng trên thời gian phát thải (Bq/s), là hoạt độ chất
phóng xạ phát thải vào khơng khí trên thời gian phát tán, được
hiệu chuẩn với các hệ số thể hiện sự phân rã phóng xạ, sự xuất
hiện của sản phẩm con và lắng đọng trên mặt đất.

Σy

= độ lệch chuẩn (m) theo phương y ( σ y ), được hiệu chuẩn với
hiệu ứng chắn và khoảng thời gian phát tán.

Σz

= độ lệch chuẩn (m) theo phương z ( σ z ), được hiệu chuẩn với
hiệu ứng chắn.

u

= tốc độ gió trung bình (m/s) tại độ cao hiệu dụng H của điểm
phát thải. Khi tốc độ gió trung bình thường được đo tại độ cao
10m ( u10 ), giá trị u10 được khuyến cáo sử dụng thay cho u .

15


= chiều cao hiệu dụng của điểm phát thải (m), là chiều cao vật lý

H


của điểm phát thải được hiệu chuẩn với độ hạ, độ cuốn, độ nâng
và đà tăng của luồng khí.
f (Σ z , H , hi )

= hàm hiệu chuẩn nghịch nhiệt.

hi

= độ cao của lớp nghịch nhiệt.

Hệ số suy giảm tại mặt đất có được bằng cách cho z = 0 trong phương trình
(1) là:
 1  y2 H 2 
χ(x,y,0)
1
=
exp -  2 + 2   f(Σ z ,H,h i )
Q
2πuΣ y Σ z
 2  Σ y Σ z  

(s/m3) (10)

Khi độ cao điểm phát thải H = 0, giả thiết rằng độ cao của hi lớn hơn nhiều
so với H, hệ số pha lỗng tại đường trung tâm của luồng khí (y = 0) là:
χ(x,0,0)
1
=
(s/m3)

Q
2πuΣ y Σ z

(11)

1.2.2. Phát tán kéo dài
Phát tán kéo dài là quá trình một nguồn phát tán thải liên tục chất phóng xạ
trong thời gian từ 1h tới một ngày. Đối với phát tán kéo dài, tùy thuộc vào độ uốn của
gió, ta giả thiết rằng luồng khí phát tán dọc theo một cung có góc θ . Hệ số suy giảm
lúc đó được tính bởi phương trình sau:
1

 H2 
χ(x,y trong θ l ,0)  2  2 1
= 
exp  - 2  f(Σ z ,H,h i ) (s/m3) (12)
Q
 π  Σ x uxθ l
 2Σ z 

Trong đó, θl là góc được trương bởi luồng khí tại điểm phát thải hiệu dụng.
Do việc chia các hoa gió thành n cung bằng nhau là phổ biến, θl trong phương
trình (4) được mơ tả dưới góc 2 π /n. Việc quan sát độ uốn của gió chỉ ra rằng θ thay
đổi từ 30-60o đối với phát tán kéo dài dưới các điều kiện khí hậu khác nhau. Theo
khuyến cáo ở mức độ tương đối, góc trương bởi luồng khí nên là 22.5o (hoặc góc
2 π /16 đối với n = 16) với mọi điều kiện khí hậu.

16



1.2.3. Phát tán dài hạn
Phát tán dài hạn là quá trình một nguồn phát tán thải liên tục chất phóng xạ
trong thời gian trên một ngày, ta giả thiết rằng khơng chỉ luồng khí phát tán dọc một
cung có góc θ mà cịn bao gồm cả việc điều kiện khí tượng và hướng gió có thể thay
đổi. Để đưa các yếu tố đó vào tính tốn, phương trình (4) được điều chỉnh bằng cách
đưa vào hệ số Fk và Fki, trong đó:
Fk là tần suất (phần trăm thời gian) mà gió thổi theo cung hoa gió k.
Fki là khoảng thời gian mà độ ổn định khí quyển i chiếm ưu thế khi gió thổi
theo cung hoa gió k.
Trong một cung, sự phân bố theo mọi độ ổn định Pasquill được tính tổng. Kết
quả của hệ số suy giảm đối với phát tán dài hạn,

χk
__

tại một điểm (x, y trong θl , 0)

Q

trong một cung là:
χk

1

 2  2 0,01Fk
= 
__
Q  π  xθ l



 H 2  
Fki

,H,h
)exp
f(Σ
∑i  __ z i  - 2Σ 2  (s/m3) (13)
z 

 Σz U


Phép tính tổng được lấy theo phân bố độ ổn định khí quyển Pasquill từ A đến
F.
Fk và Fki trong phương trình (5) có thể được xác định từ dữ liệu khí tượng khu
vực trong điều kiện thời gian dài (ví dụ: trung bình theo năm).
1.3. Độ lệch chuẩn
1.3.1. Độ lệch chuẩn phương thẳng đứng ( σ z )
Độ lệch chuẩn phương thẳng đứng, σ z , là một hàm của khoảng cách theo
hướng gió, x, và được biểu diễn bởi phương trình sau:

σ z = g(x)F(zo,x) (m) (14) [10]
Trong đó:
g(x)=

{

(

a1x b1

(14a)
(1+a 2 x b2 )

F(z o ,x)=ln c1x d1 1+ c 2 x d2


)

-1

17

}

 với zo > 0,1m (14b)



 c x d1 
F(z o ,x)=ln  1 d2  với zo ≤ 0,1m (14c)
 1+c 2 x 

Các tham số a1, b1, a2, và b2 phụ thuộc vào độ ổn định khí quyển và được cho
trong Bảng 1.3. Các tham số c1, d1, c2, và d2 phụ thuộc vào độ thơ của địa hình, zo,
được xem xét đưa vào đối với hiệu ứng thô từ bề mặt (xem Bảng 1.4).
1.3.2. Độ lệch chuẩn phương ngang ( σ y )
Độ lệch chuẩn phương ngang, σ y , là một hàm của khoảng cách theo hướng
gió, x, và được biểu diễn bởi phương trình sau:
c3 x
(m) (15) [4]

σy =
(1+0,0001x)1/2

Với c3 phụ thuộc vào độ ổn định khí quyển Pasquill và được cho trong Bảng
1.5. Phương trình (15) là phương trình chính được sử dụng trong luận văn để quy
hoạch trạm quan trắc.
1.3.3. Ảnh hưởng của thời gian phát thải và hiệu ứng chắn tới độ lệch chuẩn
1.3.3.1. Ảnh hưởng của thời gian phát thải tới độ lệch chuẩn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng σ z ít thay đổi theo thời gian phát tán trong khi
σ y phụ thuộc nhiều vào thời gian phát tán [10].

Đối với khoảng thời gian phát tán tR dưới 10’ giá trị σ y sẽ là σ ytR = σ y .
Đối với khoảng thời gian phát tán tR từ 10’ đến 1h, giá trị σ y sẽ là
0.2

 tR 
 . Trong luận văn, giả thiết đầu vào là phát tán sẽ diễn ra trong 1h.
 600 

σ ytR = σ y 

Với giới hạn như vậy ta có thể coi các yếu tố về độ ổn định khí quyển, hướng gió là
0.2

 3600 
khơng đổi. Trong trường hợp
đó σ ytR σ=
=
1, 43.σ y .
y


 600 

Đối với phát tán kéo dài và phát tán dài hạn, độ mở rộng của luồng khí được
xét đến trong các mục 1.2.2 và 1.2.3 của luận văn. Luồng khí sẽ có sự mở rộng theo
nhiều hướng khác nhau với các giá trị σ y thay đổi tùy thuộc vào điều kiện khí tượng
tại thời điểm tính.

18


1.3.3.3. Ảnh hưởng của hiệu ứng chắn tới độ lệch chuẩn
Q trình phát tán chất phóng xạ chịu ảnh hưởng lớn bởi các tịa nhà bao quanh
điểm phát thải. Hình dạng tịa nhà và đặc tính của luồng phát thải ảnh hưởng nhiều
tới quá trình phát tán và kéo theo đó là ảnh hưởng tới giá trị độ lệch chuẩn. Các điều
kiện khí động học của các tịa nhà, được gọi là hiệu ứng chắn, có thể được bỏ qua nếu
chiều cao phát tán hiệu dụng H không nhỏ hơn 2,5 lần chiều cao của tịa nhà gần đó
Hb (H≥2,5Hb) [10]. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, đây chính là yếu tố giả
định đầu vào cho việc tính tốn.
1.3.4. Phân loại độ ổn định khí quyển Pasquill
Mức độ ổn định của khí quyển có ảnh hưởng lớn tới việc phát tán khơng khí ơ
nhiễm do sự bất ổn định làm tăng độ cuốn và hịa lẫn của khơng khí khơng ơ nhiễm
vào luồng khí phát tán. Việc đó dẫn tới giảm nồng độ chất ô nhiễm trong luồng khí
phát tán. Sự thay đổi độ ổn định theo độ cao chịu sự ảnh hưởng bởi phân bố nhiệt độ
theo độ cao. Sự giảm mạnh nhiệt độ theo độ cao dẫn tới điều kiện không ổn định và
dẫn tới đẩy mạnh thăng giáng dòng phát tán. Sự giảm nhẹ nhiệt độ theo độ cao dẫn
tới điều kiện ổn định và làm chậm sự chuyển động theo chiều dọc. Khi nhiệt độ tăng
với độ cao khí quyển, một điều kiện ổn định cực biên xảy ra và được gọi là hiện tượng
nghịch nhiệt. Do đó việc phân loại mức độ ổn định của khí quyển là rất quan trọng
tại bất kỳ thời điểm nào.


19


Hình 1.2: Ảnh hưởng của độ ổn định khí quyển tới q trình phát tán chất phóng xạ
Hình 1.2 đưa ra đặc trưng về tốc độ gió theo độ cao, biến thiên nhiệt độ theo
độ cao và sự lan truyền tương ứng của luồng khí từ ống khói.
• Looping: bất ổn định lớn ban ngày;
• Coning: ổn định tự nhiên, khí quyển ổn định và hỗn loạn rất nhỏ vào sáng sớm;
• Fanning: nghịch nhiệt bề mặt luồng khí trong điều kiện quang mây ban đêm;
• Fumigation: nghịch nhiệt trên cao;
• Lofting: nghịch nhiệt dưới ống khói trong điều kiện chiều tối;
• Trapping: nghịch nhiệt bên trên và bên dưới chiều cao ống khói.
Phương pháp phân loại độ ổn định khí quyển Pasquill là phương pháp được sử
dụng sớm và đến nay vẫn là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Theo phương
pháp này, mức độ ổn định của khí quyển được chia thành 06 mức có tên A, B, C, D,
E và F với mức A là kém ổn định nhất hay nhiễu động nhất và mức F là ổn định nhất
hay ít nhiễu động nhất. Bảng 1.1 đưa ra 06 độ ổn định khí quyển và Bảng 1.2 đưa ra
điều kiện khí tượng cho mỗi mức.

20


Bảng 1.1: Các độ ổn định khí quyển Pasquill
Độ ổn định

Điều kiện khơng khí

Độ ổn định


Điều kiện khơng khí

A

Rất nhiễu động

D

Tự nhiên

B

Nhiễu động

E

Ổn định nhẹ

C

Nhiễu động nhẹ

F

Ổn định

Bảng 1.2: Điều kiện khí tượng cho mỗi độ ổn định Pasquill
Tốc độ gió

Chiếu xạ mặt trời ban ngày


Che phủ mây ban đêm

m/s

Mạnh

Trung bình

Nhẹ

> 50%

<50%

<2

A

A–B

B

E

F

2–3

A–B


B

C

E

F

3–5

B

B–C

C

D

E

5–6

C

C–D

D

D


D

>6

C

D

D

D

D

tại độ cao
10m

Lưu ý: Mức D áp dụng cho trời nhiều mây đối với cả gió ban ngày và ban đêm.
1.3.5. Các tham số tính độ lệch chuẩn
Các tham số tính độ lệch chuẩn theo phương thẳng đứng trong phương trình
(14a), (14b) và (14c) được cho trong bảng sau:
Bảng 1.3. Giá trị tham số sử dụng trong phương trình (14a)
Độ ổn định khí
quyển
A

a1

b1


a2

b2

0,112

1,060

5,38x10-4

0,815

B

0,130

0,950

6,52x10-4

0,750

C

0,112

0,920

9,05x10-4


0,718

D

0,098

0,889

1,35x10-4

0,688

E

0,0609

0,895

1,96x10-4

0,684

F

0,0638

0,783

1,36x10-4


0,672

21


Bảng 1.4. Giá trị tham số sử dụng trong phương trình (14b) và (14c)
Loại bề
mặt
Bãi cỏ, mặt
nước
Đất cày
Đồng cỏ
Khu vực
nơng thôn
với trang
trại hỗn
hợp, cây
bụi cao,
làng nhỏ
Rừng hoặc
khu vực
thành phố
Thành phố
nhiều nhà
cao tầng

Roughness
length zo
(m)


c1

d1

c2

d2

0,01

1,56

0,048

6,25x10-4

0,45

0,04
0,1

2,02
2,72

0,0269
0

7,76x10-4
0


0,37
0

0,4

5,16

-0,098

18,6

-0,225

1,0

7,37

-0,0957

4,29x103

-0,60

4,0

11,7

-0,128


4,59x104

-0,78

Bảng 1.5. Giá trị tham số sử dụng trong phương trình (15)
Độ ổn định Pasquill

c3

A

0,22

B

0,16

C

0,11

D

0,08

E

0,06

F


0,04

1.4. Các yếu tố kỹ thuật cho việc quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc phóng
xạ dựa trên độ lệch chuẩn theo phương ngang ( σ y )
1.4.1. Độ lệch chuẩn của phân bố Gauss
Phân bố chuẩn, còn gọi là phân bố Gauss, là một phân bố xác suất rất quan
trọng trong nhiều lĩnh vực. Đặc tính của một phân bố được mơ tả thông qua hàm mật

22


độ xác suất. Hàm mật độ xác suất cho biết khả năng xảy ra của mỗi giá trị của biến
ngẫu nhiên.
Hàm mật độ xác suất của phân bố chuẩn với giá trị trung bình µ và phương sai
σ2 (hay độ lệch chuẩn σ) là một ví dụ của hàm Gauss.
f(x)=

 (x-μ) 2 
1
exp  −
(16)
2 
σ 2π
 2σ 

Hình 1.3 thể hiện mật độ xác suất của một phân bố Gauss:
f(x)

x

Hình 1.3: Phân bố chuẩn
Trong phạm vi luận văn, ta chỉ quan tâm tới một khía cạnh của phân bố Gauss,
đó là độ lệch chuẩn. Độ lệch chuẩn của phân bố Gauss có đặc điểm sau:
• 68.26894921371% của diện tích dưới đường cong là nằm trong khoảng 1
lần độ lệch chuẩn tính từ giá trị trung bình, tức là khoảng (à - ; à + );
ã 95.44997361036% ca din tích dưới đường cong là nằm trong khoảng 2
lần độ lệch chuẩn, tức là khoảng (µ - 2σ; µ + 2σ );
• 99.73002039367% của diện tích dưới đường cong là nằm trong khoảng 3
lần độ lệch chuẩn, tức là khoảng (µ - 3σ; µ + 3σ ).
Liên hệ sang mơ hình phát tán Gauss, yếu tố phát tán theo phương ngang, ta
thấy ~68% số hạt phát tán nằm trong khoảng (µ - σy; µ + σy ). Khoảng này có bề rộng
là 2 σy và là khu vực có khả năng cao nhất phát hiện sự hiện diện của chất phóng xạ.
1.4.2. Đặt vấn đề về việc tính số trạm quan trắc phóng xạ dựa trên độ lệch
chuẩn theo phương ngang ( σ y )
Căn cứ trên mơ hình phát tán Gauss và phân bố Gauss, ta nhận thấy giá trị 2σy
thể hiện độ rộng của luồng phát tán (mở rộng theo phương ngang của luồng phát tán

23


theo hướng gió). Tại một khoảng cách cần quan tâm, nếu ta đặt 02 đầu dò trên một
cung và khoảng cách giữa 02 đầu dị lớn hơn 2σy thì luồng khí có thể "trơi qua" giữa
02 đầu dị và lượng phóng xạ "trơi qua" khơng được ghi nhận. Điều đó có nghĩa rằng
nếu ta muốn bố trí các đầu dị liên tiếp nhau trên một cung thì khoảng cách giữa 02
đầu dị khơng được lớn hơn 2σy. Đối với cả cung tròn tại khoảng cách cần quan tâm,
số lượng đầu dò được xác định bằng cách chia độ dài cung cho 2σy. Theo phương
trình (15), ta tính được σy tại khoảng cách x khi có được c3. Giá trị c3 có được khi biết
phân bố độ ổn định khí quyển tại khoảng cách x. Như vậy để tính được số trạm quan
trắc tối thiểu tại một khoảng cách so với điểm phát thải ta cần:
• Xác định phân bố độ ổn định khí quyển tại khoảng cách cần quan trắc (tìm

độ ổn định có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong năm) từ đó tính được σy
và σytR;
• Xác định góc phát tán chiếm ưu thế trong năm;
• Xác định độ dài cung tại vị trí cần quan trắc;

• Lấy độ dài cung chia cho 2.σytR , sau đó cơng thêm 01 để có được số trạm
quan trắc tối thiểu.
Số trạm quan trắc tính được khơng áp dụng sai số do các số liệu đầu vào
(khoảng cách, hệ số c3, hướng gió) được mặc định là số liệu tuyệt đối.
1.4.3. Xác định phân bố độ ổn định khí quyển tại khoảng cách cần quan trắc
Phân bố độ ổn định khí quyển tại một điểm thay đổi liên tục hàng giờ tùy thuộc
vào điều kiện khí hậu tại thời điểm đó. Để việc tính tốn phù hợp với điều kiện khí
hậu thực tế và tối ưu hóa việc bố trí trạm quan trắc, ta phải dựa trên độ ổn định khí
quyển chiếm ưu thế nhiều nhất (tần suất xuất hiện lớn nhất trong năm) tại khu vực
cần quan trắc. Để đưa ra được thơng số đó thì điều kiện tiên quyết là ta phải có được
dữ liệu thống kê phân bố độ ổn định khí quyển tại địa điểm cần quan trắc.
1.4.3.1. Nguồn dữ liệu phân bố độ ổn định khí quyển
Dữ liệu thống kê phân bố độ ổn định khí quyển tại điểm cần quan trắc có được
thơng qua 02 cách sau. Cách thứ nhất là từ các trạm quan trắc khí tượng tại khu vực
đó. Cách thứ hai là mơ hình hóa hệ khí tượng để có được dữ liệu tại khu vực quan

24


tâm. Trong luận văn này, dữ liệu thống kê phân bố độ ổn định khí quyển tại địa điểm
cần quan trắc được thu thập bằng cách thứ hai. Nguồn dữ liệu được lấy từ trang web
[5] của Hoa Kỳ. Việc sử dụng dữ liệu và tính tin cậy của số
liệu từ trang web này được diễn giải sau đây.
Trang web được quản lý bởi ARL (Air Resource
Laboratory) thuộc Cơ quan quản lý khí tượng và đại dương Hoa Kỳ (NOAA). Trang

web cung cấp cơ sở dữ liệu khí tượng (hướng gió, độ ổn định khí quyển theo thời
gian v.v.), chương trình mơ phỏng phát tán chất phóng xạ qua đường khí (phần mềm
HYSPLIT) cho người dùng online. Cơ sở dữ liệu của ARL được lấy từ Trung tâm dự
báo khí tượng quốc gia Hoa Kỳ (NCEP). Dữ liệu của NCEP có được từ hệ thống vệ
tinh theo dõi khí tượng tồn cầu.
Dữ liệu từ trang web bảo đảm độ tin cậy cho việc sử
dụng trong luận văn vì những lý do sau. Đây là nguồn khí tượng được quản lý bởi
Hoa Kỳ và đã được sử dụng trong nhiều cơng trình khoa học, sự cố thực tế. Tại Việt
Nam, Luận văn thạc sỹ khoa học "Đánh giá phát tán phóng xạ trong mơi trường khí"
[3] của Ths. Tào Xuân Khánh đã sử dụng phần mềm HYSPLIT cùng cơ sở dữ liệu
trên trang web này cho việc tính tốn phát tán chất phóng xạ. Luận văn đã so sánh
giữa kết quả mơ phỏng phát tán chất phóng xạ cho sự cố Fukushima I giữa phần mềm
HYSPLIT và phần mềm của RSMC Tokyo (Nhật Bản), RSMC Obnisk (Nga) và
RSMC Beijing (Trung Quốc). Kết quả cho thấy có sự tương đồng cao giữa phần mềm
HYSPLIT và các phần mềm đó trong kết quả tính tốn phát tán chất phóng xạ.

25


×