ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
Câu 1: Những hình thức nảy sinh CNTB thời hiện đại?
Lê-nin đã tổng kết có 5 con đường làm nảy sinh CNTB:
- Con đường cổ điển (Anh, Hà Lan): Ở đó các cuộc cách mạng diễn ra rất
sớm. Sự phát triển của CNTB trong nông thôn, nông nghiệp diễn ra từ thế kỉ
XVII-XVIII. Cùng với cách mạng ruộng đất đó là chính sách trọng thương và
sự phát triển của những công trường thủ công. Ở con đường này, sự tước
đoạt ruộng đất của người nông dân diễn ra mạnh mẽ ở nước Anh (CNTB nảy
sinh từ nông nghiệp)
- Con đường kiểu Mĩ (Mĩ, Canada, Úc): Sự phát triển của CNTB qua hình thức
trang trại, điển hình ở chế độ nô lệ đồn điền, ở con đường này chính sách
trọng thương không được coi trọng.
- Con đường cách mạng (Pháp): Yếu tố xã hội và yếu tố nhân dân hết sức rõ
nét và phá vỡ hoàn toàn chế độ phong kiến để xây dựng chế độ mới.
- Con đường kiểu Phổ (Đức, Ba Lan, Hunggari, Nga, Nhật Bản, Bungari) Ở đó
CNTB biến hóa, CNTB phát triển từ nông nghiệp nhưng khác với Anh là diễn
ra chậm chạp, có những biến đổi trong nông thôn, nông nghiệp nhưng thiếu
tính triệt để, tầng lớp địa chủ tư sản hóa vẫn giữ nguyên bản chất, có sự
xoăn xít giữa cái mới và cái cũ. Yếu tố phong kiến tồn tại cả kinh tế-chính trị-
văn hóa.
- Con đường thuộc địa (Trung quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Inđô, Mĩ latinh): Trước
khi chủ nghĩa thực dân xâm nhập thì những tiền đề cho sự nảy sinh của
CNTB đã xuất hiện. Tuy nhiên khi yếu tố mới xuất hiện trong lòng các nước
thì chế độ phong kiến ở những nơi đó hết sức bảo thủ, trì trệ làm cho chủ
nghĩa tư bản không thể đâm chồi, phát triển được. Vì vậy khi chủ nghĩa thực
dân phương tây xâm nhập tạo cho CNTB phát triển nhưng gặp sự kèm cặp,
khống chế của chế độ phong kiến làm cho CNTB phát triển phát triển không
bình thường, trở nên méo mó và dị dạng.
Câu 2: Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại?
A, Lịch sử thế giới cận đại là lịch sử của các cuộc cách mạng tư sản:
-Các cuộc cách mạng tư sản trong thời kì này diễn ra dưới nhiều hình thức khác
nhau, nhiều mức độ khác nhau nhưng đều thực hiện một nhiệm vụ chung là lật đổ
chế độ phong kiến, xác lập địa vị thống trị của CNTB tạo điều kiện cho chủ nghĩa
tư bản phát triển.
- Sự hiện diện của cách mạng tư sản diễn ra suốt thời cận đại tuy nhiên tốc độ,
nhịp độ, quy mô và tính triệt để thì khác nhau:
+ Cách mạng đầu tiên cách mạng Nê đéc nan (1566)
+ Cách mạng tư sản Anh (1640)
+ Cách mạng tư sản Mĩ (1775)
+ Cách mạng tư sản Pháp (1789)
+ Cách mạng tư sản ở châu Âu (1848)
+ Cách mạng tư sản ở Đức, Ý, Nga, Nhật Bản, Xiêm: 1860-1870
+ Cách mạng tư sản TQ (1911)
=> Cách mạng tư sản đã trở thành xu hướng thời đại của lịch sử thế giới cận đại.
- Mức độ thực hiện nhiệm vụ cách mạng:
+ Cách mạng Nê đéc nan thắng lợi trên phạm vi miền Bắc.
+ Cách mạng Anh thành lập chính phủ của tư sản liên kết với quý tộc mới.
+ Cách mạng Mĩ để thiết lập chính quyền cộng hòa tư sản tư sản phải liên kết với
chủ nô.
+ Cách mạng Pháp chỉ là cuộc cách mạng “ai thắng ai” trong nội bộ giai cấp tư sản.
=> Như vậy những cuộc cách mạng tư sản đầu thời cận đại chế độ phong kiến và
CNTB ở thế giằng co. CMTS ban đầu để thắng lợi buộc tư sản phải liên kết với giai
cấp cũ cho nên không triệt để.
- Tất cả các cuộc cách mạng tư sản đều đi tới mục đích thành lập quốc gia tư sản
gồm 4 yếu tố chung: kinh tế, văn hóa, lãnh thổ và ngôn ngữ.
Chỉ có thời cận đại ở châu Âu mới xuất hiện các quốc gia tư sản (thành lập sau
CMTS) và không phải bất cứ cuộc cách mạng nào cũng thực hiện thống nhất cả 4
yếu tố trên mà thiếu yếu tố nào thì họ đấu tranh giành yếu tố đó. Thông thường yếu
tố kinh tế và lãnh thổ là nhiệm vụ chính.
Tuy nhiên hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ là quyền lợi đối với giai cấp tư sản chứ
không thuộc về quần chúng nhân dân.
B, Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- GĐ 1 TB tự do cạnh tranh: Ở giai đoạn này ngoài việc xác lập địa vị thống trị về
chính trị thì giai cấp tư sản còn phải củng cố vị trí của mình bằng sức mạnh kinh tế.
GCTS sẽ thực hiện đòn tấn công cuối cùng vào chế độ phong kiến bằng việc công
nghiệp hóa TNCN và quá trình công nghiệp TBCN được cụ thể hóa bằng các cuộc
cách mạng công nghiệp, áp dụng cải tiến kĩ thuật , phát minh khoa học vào sản
xuất.
- GĐ 2 TB độc quyền: Một trong những nhân tố thúc đẩy CNTB chuyển từ gđ 1
sang gđ 2 là sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho nền kinh tế của chủ
nghĩa tư bản phát triển hơn hẳn so với các giai đoạn trước, yếu tố độc quyền xuất
hiện trong giai đoạn này được coi là sự chuyển biến về chất.
C, Phong trào công nhân
- GĐ 1: Những cuộc đấu tranh mang tính chất tự phát của công nhân đòi những
quyền lợi về kinh tế.
- GĐ 2 những cuộc đấu tranh của công nhân mang tính tự giác: Là giai đoạn mà
ptcn đã có hệ thống lí luận dẫn đường mà hệ thống lí luận phù hợp nhất là hệ
thống lí luận Mác-Ăng ghen sau là hệ thống Mác-Lê nin. Trong giai đoạn này yếu tố
quốc tế thể hiện rõ nét!
D, Các nước ở châu Á, châu Phi, châu Mĩ latinh trong giai đoạn lịch sử thế giới cận
đại.
E, Mối quan hệ của các nước tư bản, đặc biệt là mối quan hệ quốc tế cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX hết sức đa dạng, phức tạp, chồng chéo và là nguyên nhân gây
ra chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
F, Sự phát triển của khoa học kĩ thuật, văn hóa nghệ thuật thời cận đại.
Câu 3: Phân kì của lịch sử thế giới cận đại?
Mở đầu lịch sử thế giới cận đại là cuộc cách mạng Nê đéc nan (1566) và mốc kết
thúc lịch sử thế giới cận đại là kết thúc Đại chiến thế giới lần thứ nhất và Cách
mạng tháng 10 Nga (1917).
Lịch sử thế giới cận đại được chia thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1 Từ 1566 đến 1870 hoặc 1871: Thời kì CNTB tự do cạnh tranh không
gặp bất cứ trở ngại nào. Thời gian này CNTB xác lập địa vị thống trị của mình
trước chế độ phong kiến về chính trị và củng cố quyền lực bằng sức mạnh kinh tế.
- Giai đoạn 2 Từ 1871 đến 1918: Là giai đoạn độc quyền của CNTB. Thời kì này
độc quyền là yếu tố chính, sự cạnh tranh của CNTB dẫn đến những mâu thuẫn và
phải giải quyết mâu thuẫn đó bằng chiến tranh.
Tóm lại lịch sử thế giới cận đại là lịch sử phát triển của CNTB (Quá trình hình
thành, phát triển và những dấu hiệu đầu tiên thể hiện sự đi xuống của CNTB).
Câu 4: Tiền đề của một cuộc cách mạng tư sản?
Tiền đề của cách mạng tư sản là những yếu tố chủ quan và khách quan ra đời
ngay trong lòng chế độ cũ tạo điều kiện cho cách mạng nổ ra và thắng lợi. Tiền đề
của cách mạng tư sản bao giờ cũng mang những đặc điểm sau:
- Yếu tố kinh tế mới xuất hiện ngay trong lòng xã hội cũ trong một thời gian
tương đối dài. ( Thành thị; công trường thủ công…) Yếu tố kinh tế mới bao
giờ cũng tiến bộ hơn so với phương thức kinh tế đang tồn tại trong lòng xã
hội.
- Giai cấp, tầng lớp đại diện cho yếu tố kinh tế mới sẽ xuất hiện.
+ Giai cấp tư sản: Là những thợ cả trong phường hội hoặc thương nhân
buôn bán, những thị dân giàu có, chủ công trường thủ công, chủ ngân hàng,
nhà buôn…
Họ là những người có tiềm lực kinh tế, giàu có những không có quyền lực về
chính trị.
Họ đại diện cho nền kinh tế mới đang lên: kinh tế hàng hóa, thành thị…
+ Giai cấp vô sản: Mới ra đời cùng các công trường thủ công, giai đoạn này
họ là vô sản lưu manh, sau này được gọi là vô sản hiện đại. Chịu hai tầng áp
bức bóc lột của tư sản và phong kiến. Tuy nhiên họ phải chịu sự áp bức, bóc
lột thậm tệ nhất là từ chế độ phong kiến, do vậy khi tư sản nổi dậy chống
phong kiến thì họ đi theo tư sản, việc vô sản đi theo tư sản chống phong kiến
là điều tất yếu nhưng là một tất yếu không lâu dài.
Vô sản có nguồn gốc từ nông dân bị mất đất => họ là những người tự do tay
trắng và tự do bán sức lao động của mình. Quá trình phân hóa nông thôn này
chỉ xuất hiện khi có các công trường thủ công, trang trại ra đời.
- Xuất hiện hệ tư tưởng đại diện cho giai cấp mới (Giai cấp tư sản): Tư tưởng
dân chủ tư sản. Hệ tư tưởng đó được coi là vũ khí lí luận của giai cấp tư sản
trong cuộc đấu tranh chống lại các tư tưởng hủ bại của chế độ phong kiến.
=> Yếu tố kinh tế mới là yếu tố quan trong nhất chi phối hai yếu tố còn lại.
Câu 5: Động lực của cách mạng tư sản? Cho ví dụ?
Động lực cách mạng chính là lực thúc đẩy cuộc cách mạng diễn ra và giành
thắng lợi.
Động lực của cách mạng tư sản bao gồm 2 bộ phận: Bộ phận lãnh đạo và bộ
phận tham gia cách mạng, cả hai bộ phận này đều có vai trò quan trọng thúc
đẩy cách mạng tiến về phía trước.
+Lực lượng lãnh đạo: GC tư sản, cũng tùy từng điều kiện lịch sử kinh tế của
từng quốc giầm ngoài sự lãnh đạo của gc tư sản còn có một bộ phận tầng lớp
quý tộc tư sản hóa.
Quý tộc tư sản hóa là những người xuất thân từ gc phong kiến nhưng họ có tư
tưởng tiến bộ, ủng hộ cái mới và đứng về phía gc tư sản để chống lại chế độ
phong kiến: VD ở cách mạng tư sản anh có tầng lớp quý tộc mới, ở nhật là võ sĩ
Sammurai, Miền nam nước Mĩ là chủ nô, ở Đức là quý tộc Gioongke.
Trong các cuộc cách mạng tư sản nếu giai cấp lãnh đạo là tư sản thì bao giờ
thành quả cách mạng cũng triệt để hơn so với những cuộc cách mạng mà thành
phần lãnh đạo phân hóa từ giai cấp phong kiến.
+Lực lượng tham gia cách mạng: Bộ phận tham gia cách mạng có gc nông dân,
tầng lớp công nhân, nô lệ, dân nghèo thành thị, thợ thủ công…
Cuộc cách mạng hoặc giai đoạn cách mạng nào mà có sự tham gia đông đảo
của quần chúng cách mạng thì tính bạo lực của cách mạng càng lớn, thể hiện
tính triệt để rõ nét, nếu k được quần chúng ủng hộ thì ngược lại.
Thông thường trong các cuộc cách mạng tư sản sự liên minh giữa quần chúng
cách mạng với bộ phận lãnh đạo cách mạng song sự liên minh đó chỉ diễn ra
trong một giai đoạn nhất định. Khi gc tư sản đã đạt được mục đích của mình thì
họ thường rời xa quần chúng, k quan tâm tới lợi ích của quần chúng thậm chí là
đàn áp quần chúng cách mạng.
Câu 6: Nhiệm vụ của cách mạng tư sản?
- Nhiệm vụ dân tộc: Lật đổ chế độ phong kiến. Xóa bỏ tình trạng phân cắt
phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển và thành lập một quốc gia dân
tộc tư sản gồm 4 yếu tố chung. Nhưng khi tiến hành cách mạng thì nhiệm vụ
dân tộc ở mỗi quốc gia không giống nhau, có thể chỉ phải thực hiện thống
nhất một trong 4 yếu tố chung nhưng dù trong tình huống nào nó đều hướng
tới mục đích thúc đẩy tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất TBCN phát triển.
- Nhiệm vụ dân chủ: Đảm bảo quyền lợi cho giai cấp tư sản (Xác lập quyền tự
do chính trị, xác lập quyền tự do kinh doanh, xác lập quyền tư hữu), xóa bỏ
chế độ phong kiến và xác lập nền dân chủ tư sản.
Thành lập một nhà nước dân chủ tư sản trên nguyên tắc tam quyền phân lập
(lập pháp: Quốc hội, hành pháp: chính phủ, tư pháp: tòa án), ba quyền này
độc lập với nhau tạo nên quyền dân chủ.
Yếu tố dân chủ được thể hiện qua việc thành lập nhà nước tư sản. Nguyên
tắc tam quyền phân lập được thể hiện qua hiến pháp và tuyên ngôn từng
bước xóa bỏ hạn chế, xóa bỏ tính chuyên chính độc quyền của chế độ phong
kiến. Các bản tuyên ngôn bao giờ cũng xác định quyền lợi của giai cấp tư
sản đầu tiên. VD:
+ Ở Pháp: Tự do-bình đằng-bắc ái thể hiện qua lá cờ ba màu của nước
Pháp: Đỏ-xanh-trắng
+ Ở Anh: Quốc hội ra đời thay thế cho quyền lực của nhà vua trước đây, vua
trị vì nhưng không cai trị.
+ Ở Mĩ: Nêu cao quyền tự do-bình đẳng bởi họ phụ thuộc vào nước Anh.
- Những thành tựu dân chủ mà giai cấp tư sản xác lập được so với thời đại
ngày hôm nay dù không tiến bộ bằng nhưng so với chế độ phong kiến thì
hoàn toàn tiến bộ, đó là bước tiến của xã hội loài người, là thành quả vĩ đại
của nhân loại trong quốc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ
phong kiến.
- Nhiệm vụ dân chủ trong các cuộc cách mạng tư sản thường là rất hạn chế
mặc dù cuộc cách mạng nào cũng đề xướng tự do, bình đẳng. Nhưng trên
thực tế hiến pháp hay luật pháp của những nhà tư bản chỉ ủng hộ cho những
người có của nhiều tiền, cho tư sản còn quyền lợi của quần chúng lao động
chỉ được hưởng một phần nhỏ.
+ Quyền bầu cử ở các nước tư sản cũng rất hạn chế, chỉ được áp dụng cho
một số ít người, quyền tự do chính trị chỉ áp dụng cho nam giới, chỉ đến đầu
thế kỉ XX quyền tự do chính trị mới được áp dụng cho phụ nữ.
+ Hình thức của các nhà nước tư sản cũng khác nhau: nhà nước quân chủ,
nền đế chế, nhà nước cộng hòa…
+ Cơ chế hoạt động cũng rất khác nhau.
+ Chính trị: Thường tồn tại chế độ đa đảng, đa nguyên chính trị đằng sau
những hiện tượng chính trị đó thì quyền lợi vẫn tập trung trong tay giai cấp tư
sản.