Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài giảng Đề KTHKI Địa lí 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.18 KB, 2 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2010-2011
Môn: Địa lí - Lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1 (2 điểm).
Hãy giải thích câu ca dao:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Câu ca dao này phù hợp với những địa phương nằm ở bán cầu nào trên Trái Đất? Vì sao?
Câu 2 (3 điểm).
Thế nào là kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí của một điểm?
Câu 3 (4 điểm).
a. Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Dương là 60 km. Hỏi trên bản đồ tỉ lệ 1 : 500.000
khoảng cách đó là bao nhiêu cm?
b. Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 200.000, chiều dài của một con sông đo được là 17cm. Hỏi
trên thực địa con sông đó dài bao nhiêu km?
Câu 4 (1 điểm)
Tại sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?
----------- Hết ----------
TRƯỜNG THCS LIÊN MẠC
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2010-2011
Môn: Địa lí –Lớp 6
Câu Nội dung Điểm
1 - Tháng 5 là thời điểm nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn
nên có ngày dài, đêm ngắn
- Tháng 10 là thời điểm nửa cầu Bắc chếch xa Mặt Trời hơn nên có
ngày ngắn, đêm dài.
- Câu ca dao này đúng với các vị trí ở nửa cầu Bắc

2 - Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh
tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.
- Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số đội từ vĩ


tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
- Kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi chung là toạ độ địa
lí của điểm đó.
1. đ


3. a
3. b
- Cứ 1cm trên bản đồ ứng với 500.000 cm trên thực địa
Vậy 60 km trên thực địa sẽ ứng với 60 km : 500.000 cm = 6.000.000 :
500.000 = 12 cm trên bản đồ
- Cứ 1 cm trên bản đồ ứng với 200.000 cm trên thực địa
Vậy 17 cm trên bản đồ sẽ ứng với 17 x 200.000 = 3.400.000 cm = 34
km trên thực địa


4 - Vì nội lực có xu hướng làm địa hình gồ ghề hơn, còn ngoại lực có xu
hướng làm địa hình bằng phẳng hơn.

MA TRẬN RA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn: Địa lí – Lớp 6
Các cấp độ nhận thức
Nội dung
Nhận
biết
Thông
hiểu
Vận
dụng
Tổng

Hiện tượng ngày,đêm
1
2
1
2
Kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí 1
3
1
3
Tỉ lệ bản đồ 1
4
1
4
Địa hình bề mặt Trái Đất 1
1
1
1
Tổng 1
3
2
3
1
4
4
10
Người ra đề: Phạm Thị Hiền

×