Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giáo án Vật lý lớp 7 Tiết 23: Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.41 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 22/02/2011 Ngày dạy: 01/03/2011 Người thực hiện: Vũ Thị Xuân Lớp dạy: 7D Tiết: 4 Tiết 23 – SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN – CHIỀU DÒNG ĐIỆN I/ Mục tiêu bài dạy: 1/ Kiến thức: - Học sinh hiểu được mạch điện mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng. - Học sinh nhận biết được chiều dong điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn, qua các thiết bị điện đến cực âm của nguồn điện. 2/ Kỹ năng: - Mắc đúng mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho. - Biểu diễn đúng chiều dòng điện trong sơ đồ. 3/ Thái độ: - Có ý thức tìm hiểu các hiện tượng vật lí - Có ý thức đảm bảo an toàn điện. II/ Đồ dùng dạy học: - Dụng cụ thí nghiệm mắc sơ đồ mạch điện theo hình 19.3 cho 4 tổ III/ Nội dung bài dạy: 1/ kiểm tra bài cũ (5 phút) - Thế nào là chất dẫn điện và thế nào là chất cách điện? mỗi chất cho 3 ví dụ? nêu bản chất dòng điện trong kim loại? - Đáp án: Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất khồn cho dòng điện đi qua. Ví dụ: Vật dẫn điện: đồng, sắt, nhôm,… Vật cách điện: trụ thủy tinh, vỏ nhựa của phích cắm, vỏ dây,… - Dòng điện trong kim loại là dòng các electron dịch chuyển có hướng. 2/ Giới thiệu bài học (2 phút) - Trong thực tế các thợ điện căn cứ vào đâu để có thể mắc các mạch điện đúng như yêu cầu cần có? Họ phải căn cứ vào sơ đồ mạch điện, trong đó sử dụng một số kí hiệu để biểu diễn các bộ phận thiết bị trong mạch. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách sử dụng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản. 3/ Bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Sử dụng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện và mắc mạch điện theo sơ đồ ( 15 phút). Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I/ Sơ đồ mạch điện: 1/ Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện: - GV ghi kí hiệu một số bộ phận của mạch điện, yêu cầu học sinh quan sát, tìm hiểu, ghi nhớ. Lưu ý giới thiệu kĩ cách kí hiệu nguồn điện. - Yêu cầu sử dụng kí hiệu vẽ sơ đồ mạch điện hình 19.3 2/ Sơ đồ mạch điện: - GV hướng dẫn cách vẽ sơ đồ c1, c2 Học sinh tự làm.. Quan sát, tìm hiểu và nhớ ký hiệu một số bộ phận của mạch điện ngay tại lớp.. Vẽ sơ đồ mạch điện hình 19.3 + -. K. - Gọi 4 học sinh đại diện cho 4 tổ lên - Có thể mắc lại như sau: bảng vẽ lại 1 sơ đồ khác cho mạch điện + K hinh 19.3 với vị trí các bộ phận trong sơ đồ được thay đổi khác đi.. K. + -. - GV thực hiện mắc sơ đồ mạch điện - Học sinh nhận xét bài của bạn và sửa đơn giản c1 cho học sinh quan sát thực chữa nếu có sai sót. - Học sinh nhận dụng cụ thực hành và tế tiến hành mắc sơ đồ mạch điện theo sơ - Phát dụng cụ thực hành cho 4 tổ lắp ráp, học sinh mắc mạch điện theo sơ đồ, đồ của tổ. kiểm tra và đóng mạch để đảm bảo đèn sáng. Gv kiểm tra, giúp học sinh tiến hành làm theo tổ. Hoạt động 2: Xác định và biểu diễn chiều dòng điện theo quy ước(10 phút) II/ Chiều dòng điện - Học sinh đọc thông báo mục II, trả lời - Yêu cầu học sinh đọc thông báo mục câu hỏi của giáo viên. II trả lời câu hỏi: nêu quy ước chiều - Ghi vở chiều quy ước của dòng điện.. Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> dòng điện?. * Quy ước về chiều dòng điện: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn qua các dụng cụ điện đén cực âm của nguồn điện.. - GV giới thiệu cách biểu diễn chiều dòng điện trên sơ đồ. - Yêu cầu học sinh so sánh chiều quy - Học sinh trả lời c4 vào vở và nêu được ước của dòng điện với chiều dịch chiều dịch chuyển có hướng của chuyển có hướng của các electron tự do electron trong kim loại có chiều ngược trong dây dẫn kim loại (c4). với chiều của dòng điện. Hoạt động 3: Củng cố - vận dụng (10 phút) III/ Vận dụng: - Cho học sinh đọc và trả lời c6 a) Nguồn điện của đèn gồm 2 chiếc pin. Thông thường cực dương của nguồn điện này lắp về phía đầu của đèn pin b) Một trong các sơ đồ có thể là: K - +. IV/ Hướng đãn ở nhà (3 phút) Học bài và làm bài tập 21.1 đến 21.3 (SBT trang 22) Đọc trước và chuẩn bị bài 22 SGK trang 60 “ Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện” KÝ DUYỆT. GIÁO SINH. NGUYỄN THỊ NINH. VŨ THỊ XUÂN. Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×