Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.65 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Lesson 28: Species. 13/11/2008. Bài 28: LOÀI (Species). Tiết thứ: 30. I.Mục tiêu: Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải: THỜI ĐIỂM. TRƯỚC. 1.Kiến thức. -Sau khi học xong bài trước.. 2.Kỹ năng. -Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập. -Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.. 3.Thái độ. -Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.. TRONG. SAU. -Hiểu được những khái niệm, -Giải thích được khái niệm những nội dung mới. loài sinh học. -Nêu và giải thích được các cơ chế cách ly trước hợp tử. -Nêu và giải thích được các cơ chế cách ly sau hợp tử. -Giải thích được vai trò của cơ chế cách ly trong quá trình tiến hoá. -Xử lý tài liệu theo sự định -Khái quát được nội dung cơ hướng của giáo viên. bản của bài. -Năng lực làm việc theo -Xây dựng được mối liên hệ nhóm. giữa các khái niệm cũ và mới. -Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu. -Hứng thú với những nội -Áp dụng những điều được dung kiến thức mới và một học và trong cuộc sống. số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.. II.Nội dung: -Kiến thức trọng tâm: Các cơ chế cách ly. -Khái niệm khó, mới: Loài, cách ly hợp tử, cách ly sau hợp tử. -Bản đồ khái niệm: III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính: 1.Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận. 2.Phương tiện: Một số tranh ảnh về các loài thân thuộc.. IV.Tiến trình tổ chức học bài mới: 1.Kiểm tra bài cũ:. -Thế nào là đặc điểm thích nghi ? Cơ sở di truyền của quá trình hình thành quần thể thích nghi ? Có thể nói mỗi đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật đều thích nghi hợp lý với môi trường không? 2.Đặt vấn đề: Trong các điều kiện môi trường khác nhau, CLTN đã chọn lọc, tích luỹ các biến dị theo các hướng tương ứng với điều kiện môi trường đó. Theo em nếu quá trình đó diễn ra trong thời gian dài thì hệ quả sẽ là gì ? Vậy loài là gì ? Cơ sở nào để phân biệt hai loài ? 3.Hoạt động tổ chức học bài mới: TG. HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ HOẠT ĐỘNG 1 Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm loài sinh học GV: Em hãy cho biết loài là gì ?. NỘI DUNG I.KHÁI NIỆM 1.Định nghĩa: Là một hoặc một nhóm quần thể, trong đó các cá thể có khả năng giao phối với nhau và sinh ra con có sức sống, có khả năng sinh sản và. Trường THPT Đại Từ-Thái Nguyên. 1/3 Lop12.net. Tô Nguyên Cương – Sinh học 12.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Lesson 28: Species. GV: Trên cơ sở định nghĩa loài hãy cho biết tiêu chuẩn nào cho phép phân biệt hai loài thân thuộc ?. GV: Có thể xác định sự cách ly sinh sản giữa hai loài ở mức độ nào không ? GV: Với những loài sinh sản vô tính thì sao ? Tiêu chuẩn nào để phân biệt hai loài thân thuộc ?. cách ly sinh sản với các nhóm quần thể khác thuộc loài khác. 2.Đặc điểm: -Cách ly sinh sản là một tiêu chuẩn khách quan, chính xác nhất để xác định hai quần thể thuộc cùng một loài hay thuộc hai loài khác nhau. Có ý nghĩa trong việc phân biệt hai loài thân thuộc có hình thái rất giống nhau. -Không thể xác định hai loài cách ly sinh sản ở mức độ nào với nhau. -Không sử dụng được với loài sinh sản vô tính. Tuỳ vào hai loài cần phân biệt mà cần căn cứ vào một hoặc cùng một lúc một vài tiêu chuẩn: Hình thái, sinh sản, hoá sinh, phân tử.. HOẠT ĐỘNG 2 Nghiên cứu các cơ chế cách ly sinh sản giữa hai loài. II.CÁC CƠ CHẾ CÁCH LY SINH SẢN GIỮA HAI LOÀI. GV: Cách ly trước hợp tử bản chất là gì ?. 1.Cách ly trước hợp tử:. GV: Có các hình thức cách ly nào trước hợp tử ?. a.Bản chất: Là những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau, ngăn cản sự thụ tinh tạo ra hợp tử. b.Phân loại -Cách ly nơi ở (sinh cảnh): VD: Mao lương. Mao lương sống ở bãi cỏ ẩm: Có chồi nách lá, vươn dài bò trên mặt đất. Mao lương sống ở bờ mương, bờ ao: Lá hình bầu dục, ít răng cưa. -Cách ly tập tính -Cách ly thời gian (mùa vụ): VD: Các quần thể một số loài thực vật sống trên bãi bồi sông Volga (cỏ băng, cỏ sâu róm…) rất ít sai khác về hình thái so với các quần thể tương ứng ở trong bờ. Mùa lũ hàng năm: tháng 5. Thực vật bãi bồi: Ra hoa, kết hạt trước khi mùa lũ về. Thực vật trong bờ: Ra hoa, kết hạt vào đúng mùa lũ . -Cách ly cơ học: VD:. GV: Bản chất của cách ly sau hợp tử là gì ? 2.Cách ly sau hợp tử: a.Bản chất: Là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ. GV: Có các dạng cách ly sau hợp tử nào ? Trường THPT Đại Từ-Thái Nguyên. 2/3 Lop12.net. Tô Nguyên Cương – Sinh học 12.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Lesson 28: Species. GV: Vậy, ở loài sinh sản hữu tính, yếu tố nào đánh dấu sự hình thành loài mới ?. b.Phân loại: -Hợp tử không phát triển. -Con lai giảm sức sống. -Con lai bất thụ. Ở loài sinh sản hữu tính, cách ly sinh sản là yếu tố quyết định đánh dấu sự hình thành loài mới từ quần thể của loài gốc.. 4.Củng cố - Loài sinh học là gì ? Để phân biệt hai loài phải dựa vào tiêu các tiêu chuẩn nào ? 5.Kiểm tra đánh giá: - Trả lời các câu hỏi cuối bài trang 125 SGK. 6.Bài tập về nhà: -Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài. -Soạn bài mới. 7.Từ khoá tra cứu:. Species: Loài V.Kiến thức nâng cao, bổ sung: VI.Tài liệu tham khảo: -SGV. -Tranh ảnh từ mạng internet.. Ngày 14 tháng 11 năm 2008 Tổ trưởng:. Lê Thị Thanh. Trường THPT Đại Từ-Thái Nguyên. 3/3 Lop12.net. Tô Nguyên Cương – Sinh học 12.
<span class='text_page_counter'>(4)</span>