Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THCS Phú Tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.18 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Giáo án GDCD lớp 8. PHỐI CHƯƠNG TRÌNH GIẢM TẢI MÔN GDCD KHỐI 8 TIẾT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35. BÀI HỌC NỘI DUNG GIẢM TẢI Bài 1. Tôn trọng lẽ phải Bài 2. Liêm khiết - Gợi ý b không yêu cầu trả lời Bài 3. Tôn trọng người khác Bài 4. Giữ chữ tín Bài 5. Pháp luật - kỷ luật Bài 6. Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh Bài 7. Tích cực tham gia các HĐ CT – XH - Chuyển sang hoạt động NK Bài 8. Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác Kiểm tra 1 tiết Bài 9. Góp phần XD nếp sống VH ở CĐ dân cư Bài 10. Tự lập Bài 11. Lao động tự giác & sáng tạo (2 tiết) Bài 12. Quyền nghĩa CD trong gia đình THỰC HÀNH NGOẠI KHóA (2 tiết) ÔN TẬP HỌC KỲ I THI HỌC KỲ I Bài 13. Phòng chống Tệ nạn xã hội (2 tiết) Bài 14. Phòng chống nhiễm HIV/AIDS Bài 15. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại Bài 16. Quyền sở hữu tài sản & nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác Bài 17. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước & lợi ích công cộng Bài 18. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân Kiểm tra 1 tiết Bài 19. Quyền tự do ngôn luận Bài 20. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2 tiết) Bài 21. Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2 tiết) Thực hành - ngoại khóa (2 tiết) Ôn Thi học kỳ II THI HỌC KỲ II Trường THCS Phú Tân CT-ST. -1 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Giáo án GDCD lớp 8. Bài 1:. “ TÔN TRỌNG LẼ PHẢI ”. * Tiết : 1 Ngày soạn : Ngày dạy : --------------------A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến Thức: - Hs hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải - Hs nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người điều phải tôn trọng lẽ phải. 2. Thái Độ: - Hs biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày. - Hs biết học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải. 3. Kỹ Năng: - Hs có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải. B/ PHƯƠNG PHÁP: - Động não, thảo luận nhóm, xử lý tình huống. C/ TÀI LỊÊU & PHƯƠNG TIỆN: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, giấy A4. D/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.On Định Lớp: Kiểm tra sỉ số, hát tập thể. (1 phút) 2.Kiểm Tra Bài Củ: Nhắc học sinh bao bìa dán nhãn sách giáo khoa, tập. 3.Bài Mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 3’ * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - Gv: Đưa ra tình huống: An, Hoa, Nam là những học sinh của lớp 4A. An: Đầu năm học không cần mặc đồng phục, cờ đỏ chưa trực. Hoa: Đúng rồi không cần đồng phục miễn là đẹp và thoải mái là được. Nam: Mình không đồng ý với ý kiến của các bạn chúng ta là h/s phải ăn mặc đúng theo qui định của nhà trường dù có đội cờ đỏ trực hay không cũng vậy. ? Em có nhận xét gì về ý kiến của bạn Nam ? Gọi h/s trả lời, - Gv: kết luận: Ý kiến của bạn Nam là đúng có như vậy mới thể hiện được chấp hành nội qui nhà trường và tôn trọng lẽ phải. Vậy để hiểu rõ hơn thế nào là lẽ phải, chúng ta phải tôn trong lẽ phải. NỘI DUNG BÀI HỌC. Trường THCS Phú Tân CT-ST. -2 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Giáo án GDCD lớp 8. như thế nào ? Hôm nay chúng ta cùng đi vào nội dung => 17’. * Bài: “Tôn Trọng Lẽ Phải “. * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề. - Gv: Gọi 4 h/s đọc bài SGK trang 3 ? Gv: Kể những việc làm viên tri huyện Thanh Ba đối với nhà giàu và nông dân nghèo ? - Hs: trả lời và bổ sung. - Gv: Tên tri huyện Thanh Ba ăn hối lộ của tên nhà giàu: - Ức hiếp dân nghèo. - Xử án không công minh nói có thành không, nói không thành có. - Bắt giam nông dân nghèo, ghép tội gây rối trị an. ? Gv: Hình bộ Thượng thư anh ruột của Tri huyện Thanh Ba có hành động gì ? - Hs: trả lời. ? Những việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích ? - Hs: trả lời. ? Em có nhận xét gì về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích ? - Hs: trả lời. @ Gv: Nhận xét bổ sung => Việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích là đúng không nể nang, không đồng tình với việc xấu, mạnh dạng đấu tranh với những việc làm sai, việc xấu, để bảo vệ chân lý thể hiện đức tính trung thực, ngay thẳng, dũng cảm tin tưởng vào lẻ phải. + Gv: Chia lớp làm 2 nhóm thảo luận: - Nhóm 1 câu 2 (SGK trang 3). - Nhóm 2 câu 3 (SGK trang 3). + Hs thảo luận nhóm thời gian 2 phút. @ Gv: Nhận xét bổ sung. - Câu 2: Trong trường hợp này nếu em thấy ý kiến của bạn là đúng em nên ủng hộ bạn bằng cách phân tích những điểm em cho là đúng và hợp lý. - Câu 3: Trong trường hợp này em cần thể hiện thái độ không đồng tình với bạn và phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai và khuyên bạn không nên làm vì đó là tật xấu. ? Theo em trong các trường hợp ở câu 2,3 Trường THCS Phú Tân CT-ST. -3 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Giáo án GDCD lớp 8. hành động như thế nào được coi là đúng và phù hợp nhất ? + Hs: Trả lời @ Gv: Nhận xét bổ sung => Để có cách ứng xử phù hợp, đúng đắn cần phải có hành vi xử sự tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán cái sai. 15’ * Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. + Gv: Qua phần đặt vấn đề và giải quyết các tình huống các em hãy cho Thầy biết thế nào là lẽ phải ? + Hs: Trả lời @ Gv: Nhận xét rút ra bài học =>. + Gv: Thế nào là tôn trọng lẽ phải ? + Hs: Trả lời @ Gv: Nhận xét rút ra bài học =>. ? Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẻ phải ? + Hs: Trả lời @ Gv: Nhận xét bổ sung : - Chấp hành tốt nội qui nhà trường, những qui định nơi cư trú . . . Phê phán, không bao che việc làm sai trái, lắng nghe ý kiến của người khác ... ? Tìm những biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải ? + Hs: Trả lời @ Gv: Nhận xét bổ sung : - Làm trái với qui định của pháp luật, vi phạm nội qui nhà trừơng, qui định nơi công cộng, nơi mình đang sinh sống. Thích làm gì thì làm, không dám đưa ra ý kiến, xu nịnh, bè phái một chiều . . . @ Gv: Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế. - Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội. - Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo & bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những điều sai trái.. Trường THCS Phú Tân CT-ST. -4 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Giáo án GDCD lớp 8. nào trong cuộc sống ? + Hs: Trả lời @ Gv: Nhận xét rút ra bài học =>. @ Giáo dục: Trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều hành vi, biểu hiện sự tôn trọng lẻ phải. Mỗi h/s chúng ta cần học tập và thực hiện tốt để có hành vi và cách ứng xử phù hợp. Cần tránh xa và loại bỏ những hành vi sai trái, ngược với sự tôn trọng lẽ phải.. - Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lnành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định va phát triển.. 4.Củng Cố: ( 5 phút ) - Gv cho h/s làm bài tập 1,2,3 SGK trang 4, 5. 5. Dặn Dò: (1 phút ) - Về nhà học bài và xem trước bài “ Liêm Khiết “.. *Tuần: 2 * Tiết : 2. Bài 2:. “LIÊM KHIẾT ” (1T). Ngày dạy : --------------------A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến Thức: - Hs hiểu thế nào là liêm khiết, phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày. - Vì sao cần phải liêm khiết. - Muốn sống liêm khiết cần phải làm gì ? 2. Kỹ Năng: - Hs có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết. 3. Thái Độ: - Có thái độ đồng tình ủng hộ và học tập các gương liêm khiết, đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống. B/ PHƯƠNG PHÁP: - Thảo luận nhóm. Động não. Kể chuyện. C/ TÀI LỊÊU & PHƯƠNG TIỆN: - Sách giáo khoa & sách giáo viên GDCD 8. D/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.On Định Lớp: Kiểm tra sỉ số, hát tập thể. (1 phút) 2.Kiểm Tra Bài Củ: Bài : “ Tôn Trọng Lẽ Phải “( 7 phút ) Trường THCS Phú Tân CT-ST. -5 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Giáo án GDCD lớp 8. - Lẽ phải là gì ? Tôn trọng lẽ phải là gì ? - Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ? 3.Bài Mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC 2’ * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - Gv: đưa ra ví dụ. # VD1: Bạn A nhặt được ví tiền liền đem giao cho chú Công an để trả lại cho người mất. # VD2: Chú Cảnh sát giao thông không nhận tiền hối lộ của người lái xe khi họ vi phạm về an toàn giao thông. ? Những hành vi trên của bạn A, chú Công an thể hiện đức tính gì ? - Hs: Trả lời. -Gv => Những hành vi trên thể hiện sự liêm khiết ngay thẳng. Để hiểu rõ hơn liêm khiết là gì ? 15’ chúng ta học bài => * Bài: Liêm khiết. * Hoạt động 2: Tìm hiểu những biểu hiện của “ Liêm Khiết” - Gv: gọi h/s đọc bài SGK ? Trình bày những việc làm của bà Mari Quyri ? - Hs: Trả lời. ? Những hành vi đó thể hiện đức tính gì ? - Hs: Trả lời. @ Gv: Nhận xét bổ sung : Bà không vụ lợi, không tham lam, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội và luôn nghĩ tới người khác, không nghĩ tới điều kiện vật chất. ? Hãy nêu những hành động của Dương Chấn ? - Hs: Trả lời. ? Những hành động đó thể hiện đức tính gì ? - Hs: Trả lời. @ Gv: Nhận xét bổ sung: Đức tính thanh cao vô tư không hám lợi. ? Hành động của Bác Hồ được đánh giá như thế nào ? - Hs: Trả lời. ? Những hành động đó thể hiện đức tính gì ? - Hs: Trả lời. @ Gv: Nhận xét bổ sung: Thể hiện đức tính giản dị, trong sạch,liêm khiết. Trường THCS Phú Tân CT-ST. -6 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Giáo án GDCD lớp 8. - Chia lớp làm 2 nhóm. Nhóm 1 câu a, nhóm 2 câu b trang 7, thời gian thảo luận 2 phút. - Hs thảo luận và đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. * Câu a: Trong các trường hợp trên cách xử sự của Mari Quyri, Dương Chấn, Bác Hồ là những tấm gương sángđể chúng ta học tập noi theo và kính phục. * Câu b: Những cách xử sự đó đều nói lên cách sống thanh tao, không vụ lợi, không hám danh, làm việc vô tư, có trách nhiệm mà không đòi hỏi điều kiện vật chất những biểu hiện đó thể hiện đức tính liêm khiết. ? Theo em việc học tập những tấm gương sáng đó hiện nay có phù hợp không ? Vì sao ? - Hs: Trả lời. @ Gv: Nhận xét bổ sung: - Trong điều kiện hiện nay việc học tập những tấm gương sáng đó rất cần thiết và có ý nghĩa. Vì: giúp con người phân biệt được những hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm khiết nhằm điều chỉnh hành vi cho bản thân mình. - Đồng tình, ủng hộ quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết tham ô hám lợi. - Giúp mọi người có thói quenvà biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn kỷ năng có lối 15’ sống liêm khiết. * Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. ? Gọi h/s đưa ra ví dụ về hành vi thể hiện lối sống liêm khiết ? - Hs: Trả lời. @ Gv: Nhận xét bổ sung: - Làm giàu bằng sức lao động và tài năng của chính mình. - Không thiên vị vô tư, không tham ô, tham nhũng. ? Tìm những hành vi của biểu hiện lối sống không liêm khiết ? - Hs: Trả lời. @ Gv: Nhận xét bổ sung: - An hối lộ, luồng lách trốn thuế, bè phái móc ngoặc, gian lận trong thi cử. . . ? Liêm khiết là gì ? Trường THCS Phú Tân CT-ST. -7 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Giáo án GDCD lớp 8. - Hs: Trả lời. @ Gv: Nhận xét bổ sung và rút ra bài học => - Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỷ. ? Tính liêm khiết có ý nghĩa gì ? - Hs: Trả lời. @ Gv: Nhận xét bổ sung =>. - Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sư quý trọng tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch và tốt đẹp hơn.. ? Em hãy đọc những câu ca dao, tục ngữ nói về liêm khiết ? - Hs: Trả lời. @ Gv: Nhận xét bổ sung: “ Cây ngây không sợ chết đứng” “ Chết vinh hơn sống nhục” * Giáo dục: Ở lứa tuổi các em các em phài phấn đấu học tập và tự điều chỉnh hành vi của mình nhằm rèn luyện bản thân. 4.Củng Cố: ( 4 phút ) - Hs làm bài tập 1,2 trang 8. 5. Dặn Dò: (1 phút) - Học thuộc bài và xem trước bài 3 :“ Tôn Trọng Người Khác”. Trường THCS Phú Tân CT-ST. -8 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Giáo án GDCD lớp 8. * Tuần: 3. Bài 3:. “TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC ” * Tiết : 3 Ngày dạy :. A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến Thức: - Hs hiểu thế nào là tôn trọng người khác, sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình và mình phải biết tự tôn trọng bản thân. - Biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống. - Ý nghĩa của tôn trọng người khác đối với quan hệ xã hội. 2. Thái Độ: - Đồng tình, ủng hộ và học tập những hành vi biết tôn trọng người khác. - Có thái độ phê phán hành vi thiếu tôn trọng mọi người. 3. Kỹ Năng: - Biết phân biệt hành vi tôn trọng và không tôn trọng người khác trong cuộc sống. - Có hành vi rèn thói quen tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. - Thể hiện hành vi tôn trọng người khác ở mọi lúc mọi nơi. B/ PHƯƠNG PHÁP: - Thảo luận nhóm. - Giải quyết vấn đề. - Giảng giải. C/ TÀI LỊÊU & PHƯƠNG TIỆN: - Sách giáo khoa, giáo viên GDCD lớp 8. D/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.On Định Lớp: Kiểm tra sỉ số, hát tập thể. (1 phút) 2.Kiểm Tra Bài Củ: Bài: Liêm Khiết ( 7 phút) - Liêm khiết là gì ? - Sống liêm khiết có ý nghĩa như thế nào ? 3.Bài Mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 2’ * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - Gv: Đưa ra tình huống. An, Hoa là h/s lớp 7A. Ba mẹ Hoa là công nhân vệ sinh, một hôm An thấy Hoa cùng Ba mẹ đi đổ rác. Hôm sau vào lớp thấy Hoa, An liền nói với mấy bạn Ba mẹ Hoa làm nghề đổ rác đừng đến gần nó. ? Em có nhận xét gì về hành động của bạn An ? - Hs : Trả lời. - Gv: Hành động của bạn An như vậy là không đúng nó thể hiện sự không tôn trọng người khác. Vậy tôn trọng người khác là gì ? có ý nghĩa. NỘI DUNG BÀI HỌC. Trường THCS Phú Tân CT-ST. -9 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Giáo án GDCD lớp 8. như thế nào trong cuộc sống để hiểu rỏ hơn chúng *Bài: “Tôn Trọng Người ta đi vào bài mới => 15’ Khác” * Hoạt động 2: Tìm hiểu mục đặt vấn đề. - Gv: gọi học sinh đọc SGK trang 9. Chia lớp làm 3 nhóm thảo luận. + Nhóm 1: Nhận xét về cách cư xử, thái độ việc làm của Mai. Hành vi của Mai sẽ được mọi người đối xử như thế nào ? + Nhóm 2: Nhận xét về cách cư xử của một số người đối với Hải. Suy nghĩ của Hải như thế nào ? Thái độ của Hải thể hiện đức tính gì ? + Nhóm 3: Nhận xét việc làm của Quân & Hùng. Việc làm đó thể hiện đức tính gì ? - Hs thảo luận trong thời gian 3 phút và cử đại diện trình bày trước lớp. - Gv nhận xét. + Nhóm 1: Mai là HSG 7 năm liền nhưng không kiêu căng coi thường ngừoi khác. Lễ phép, sống chan hòa, cởi mở, giúp đỡ mọi người nhiệt tình vô tư, gương mẫu chấp hành nội qui, được mọi người tôn trọng và quý mến. + Nhóm 2: Các bạn trong lớp trêu trọc Hải vì em là cậu bé lai da màu, thiếu tôn trọng Hải. Hải không cho da đen là xấu mà còn rất tự hào vì được hưởng màu da của cha. Hải biết tôn trọng cha mình. + Nhóm 3: Quân và Hùng đọc chuyện cười trong giờ học văn. Quân và Hùng thiếu tôn trọng người khác. ? Em có nhận xét gì về cách cư xử, thái độ, việc làm của các bạn trong các trường hợp trên? - Hs trả lời. ? Theo em trong những hành vi đó, hành vi nào để chúng ta cần học tập, hành vi nào chúng ta cần phê phán ? vì sao ? - Gv: Nhận xét => Học tập gương của bạn Mai, bạn Hải, vì 2 bạn tôn trọng người khác, còn bạn Quân, Hùng không tôn trọng người khác, ta không nên học theo mà cần phải phê phán. @ Gv: Kết luận: - Chúng ta phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, kính trọng người trên, biết nhường nhịn, không chê bai chế giễu người khác khi họ Trường THCS Phú Tân CT-ST. -10 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Giáo án GDCD lớp 8. khác mình về hình thức hoặc sở thích. Phải biết cư xử có văn hóa đúng mực, tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình. Biết đấu tranh và phê 15’ phán những việc làm sai trái. * Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. - Gv chia lớp làm 2 nhóm thảo luận : Nêu lên những hành vi thể hiện tôn trọng người khác và những hành vi không tôn trọng người khác. - Hs thảo luận và cử đại diện trình bày. - Gv nhận xét bổ sung. + Tôn trọng: Đi nhẹ nói khẽ khi vào bệnh viện. Cảm thông chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh. Vâng lời Bố Mẹ. Nhường chỗ cho người gìa, phụ nữ mang thai trên xe buýt. + Không tôn trọng: Nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học. Châm chọc chế giễu người khuyết tật. Bậc nhạc to khi đêm đã khuya. Coi thường miệt thị người nghèo khó. ? Tôn trọng người khác là gì ? - Hs trả lời. @ Gv nhận xét rút ra bài học =>. ? Tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào ? - Hs trả lời. @ Gv nhận xét rút ra bài học =>. - Giáo Dục: Gv cho học sinh giải quyết tình huống: Trong buổi lao động làm cỏ sân trường. - Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác; thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người. - Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn. - Cần phải tôn trọng mọi người ở mọi nơi, mọi lúc, cả trong cử chỉ, hành động và lời nói. Trường THCS Phú Tân CT-ST. -11 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Giáo án GDCD lớp 8. Đăng không tham gia lao động cùng các bạn trong tổ mà chạy giỡn, làm cho cả tổ không hoàn thành nhiệm vụ khi đã hết giờ lao động, thấy vậy các bạn trong tổ 3,4 đến tiếp làm cho xong việc. Thế mà bạn Đăng còn nói các bạn trong tổ 3,4 làm nổi. Hành vi của bạn Đăng đúng hay sai và các em suy nghĩ gì về hành động của các bạn trong tổ 3,4. + Hành vi của bạn Đăng là thiếu tôn trọng người khác khi các bạn đến giúp mình hoàn thành nhiệm vụ. Hành động của các bạn trong tổ 3,4 là tốt sẳn sàng giúp bạn cùng hoàn thành nhiệm vụ như mình . 4.Củng Cố: (4 phút ) - Hs làm bài tậptrang 10 bài 1,2. 5. Dặn Dò: (1 phút) - Học bài, làm bài tập và xem trước bài học tuần sau.. * Tuần: 4. Bài 4:. “GIỮ CHỮ TÍN ” (1T). * Tiết : 4 Ngày dạy : A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến Thức: - Hs hiểu thế nào là giữ chữ tín, những biểu hiện khác nhau của việc giữ chữ tín trong cuộc sống hằng ngày. - Vì sao trong các mối quan hệ xã hội mọi người điều phải giữ chữ tín. 2. Kỹ Năng: - Hs biết phân biệt những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín. - Hs rèn luyện thói quen để trở thành người luôn biết giữ chữ tíntrong mọi việc. 3.Thái Độ: - Hs học tập có mong muốn và rèn luyện theo gương của những người biết giữ chữ tín. B/ PHƯƠNG PHÁP: - Thảo luận nhóm. Động não. C/ TÀI LỊÊU & PHƯƠNG TIỆN: - Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 8 - Chuyện đọc, tục ngữ, ca dao. Bài tập tình huống. D/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.On Định Lớp: Kiểm tra sỉ số, hát tập thể. (1 phút) Trường THCS Phú Tân CT-ST. -12 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Giáo án GDCD lớp 8. 2.Kiểm Tra Bài Củ: “Tôn trọng người khác “ (7 phút) - Tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào ? Em hãy cho ví dụ về một hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và một hành vi thể hiện sự không tôn trọng người khác. 3.Bài Mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC 2’ * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - Vận động viên bóng đá đội tuyển tỉnh A đang thi đấu, một nhà doanh nghiệp B hứa thưởng cho đội tuyển một khoản tiền lớn nếu như thắng trận, sau trận đấu đội bóng thắng đậm. Nhưng nhà doanh nghiệp B không thưởng cho đội bóng. ? Em có nhận xét gì về việc làm đó của nhà doanh nghiệp B ? - Hs trả lời. - Gv nhận xét : Việc làm đó của nhà doanh nghiệp B thể hiện, không giữ lời hứa, không giữ chữ tín với đội bóng tỉnh A. Để hiểu rõ hơn về đức tính này chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài => 15’ * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề. Bài:” Giữ Chữ Tín” - Hs : Đọc bài trong SGK trang 11. - Gv: Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận trong thời gian 2 phút. + Nhóm 1: Tìm hiểu việc làm của nước Lỗ? Tìm hiểu việc làm của Nhạc Chính Tử, vì sao Nhạc Chính Tử làm như vậy ? + Nhóm 2: Một em bé đã nhờ Bác làm điều gì ? Bác đã làm gì sau hơn hai năm ? Vì sao Bác lại làm như vậy ? + Nhóm 3: Trên thị trường các nhà sản xuất kinh doanh cần phải làm gì để giữ vững lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàng ? Điều gì sẽ xảy ra khi một trong hai nhà kinh doanh không thực hiện những qui định được ký kết trong bản hợp đồng kinh tế ? + Nhóm 4: Nếu một người, làm việc gì cũng qua loa, đại khái, không làm tròn trách nhiệm với công việc được giao, thì người đó có nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác không ? Tại sao ? - Gv nhận xét : + Nhóm 1: Nước Lỗ phải cống nạp một cái đỉnh quý cho nước Tề. Nước Lỗ làm dỉnh giả Trường THCS Phú Tân CT-ST. -13 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Giáo án GDCD lớp 8. mang sang. Vua Tề chỉ tin tưởng ở Nhạc Chính Tử nên chỉ nhận đỉnh khi Nhạc Chính mang đi cống nạp. Nhưng không chịu đi vì cái đỉnh giả sẽ làm mất lòng tin của Vua Tề đối với Ong. + Nhóm 2: Một em bé ở Pác Bó đòi Bác mua cho một chiếc vòng bạc, Bác đã hứa và Bác đã giữ lời hứa dù đã hơn hai năm Bác mới có dịp quay về Pác Bó. Bác làm như vậy Bác là người trọng chữ tín. + Nhóm 3: Người sản xuất kinh doanh phải đảm bảo chất lượng hàng hóa, giá thành sản phẩm, mẫu mã, thời gian, thái độ phục vụ. Nếu không làm như vậy sẽ mất lòng tin đối với khách hàng, hàng hóa sẽ không bán được. Đã thực hiện việc ký kết hợp đồng kinh tế là phải thực hiện đầy đủ những gì đã ký. Nếu một trong hai bên thực hiện không đúng sẽ ảnh hưởng rất lớn trong việc sản xuất, đặt biệt là mất lòng tin giữa hai bên. + Nhóm 4: Làm việc gì cũng phải thận trọng, chu đáo, làm tròn trách nhiệm, trung thực. Làm qua loa, đại khái, gian dối, sẽ không được tin cậy, mất tín nhiệm. Vì không biết tôn trọng nhau. Không biết giữ chữ tín. ? Muốn giữ lòng tin của mọi người chúng ta cần phải làm gì ? - Hs trả lời. - Gv nhận xét bổ sung : Phải làm tốt công việc được giao, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn, lời nói phải đi đôi với việc làm, không nói gian làm dối. ? Có ý kiến cho rằng chữ tín chỉ là việc giữ lời hứa. Em có đồng tình ý kiến đó không ? Vì sao ? - Hs trả lời : - Gv: Nhận xét bổ sung = Giữ lời hứa là biểu hiện quan trọng nhất của giữ chữ tín. Trong giữ chữ tíncòn nhiều biểu hiện khác nữa như là kết quả của công việc, chất lượng sản phẩm, * Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. ? Tìm những ví dụ về hành vi giữ chữ tín ? 15’ - Hs trả lời: - Gv : Nhận xét bổ sung . + Chăm học, chăm làm, đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ, không dấu điểm kém với cha mẹ, thực hiện tốt nội qui nhà trường. + Thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết, sản Trường THCS Phú Tân CT-ST. -14 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Giáo án GDCD lớp 8. xuất và kinh doanh hàng hóa đúng chất lượng. ? Tìm ví dụ hành vi không đúng lời hứa nhưng không phải là không giữ chữ tín ? - Hs trả lời: - Gv nhận xét bổ sung = Hứa với bạn chủ nhật tuần này đến nhà Cô giáo chơi, nhưng do Mẹ bệnh Ba đưa Mẹ vào bệnh viện phải ở nhà giữ em. @ Gv kết luận : Chúng ta phải biết giữ lời hứa, có trách nhiệm với việc làm của mình. Giữ chữ tín sẽ được mọi người tin yêu và tôn trọng. ? Thế nào là giữ chữ tín ? - Hs trả lời : @ Gv nhận xét và rút ra bài học =>. ? Ý nghĩa của việc giữ chữ tín ? - Hs trả lời : @ Gv nhxét rút ra bài học =>. - Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa là biết tin tưởng nhau.. ? Cách rèn luyện chữ tín ? - Hs trả lời : @ Gv nhận xét rút ra bài học =>. - Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.. - Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình, thì mỗi người cần phải làm tốt chức trách, @ Gv kết luận => Tín là giữ lòng tin, giữ lời nhiệm vụ, giữ đúng lời hứavới mọi người làm cho mọi người tin tưởng ở hứa, đúng hẹn trong mối đức độ, lời nói, việc làm của mình. Tín phải được quan hệ của mình đối thể hiện trong cuộc sống cá nhân, gia đình, xã hội. với mọc người xung Chúng ta phải biết lên án những kẻ không trọng quanh. nhân nghĩa, ăn gian, nói dối, làm trái với đại lý. Trường THCS Phú Tân CT-ST. -15 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Giáo án GDCD lớp 8. Là học sinh chúng ta phải biết rèn luyện chữ tín để luôn là một học sinh tốt của nhà trường, là một con ngoan của gia đình và là một công dân tốt trong tương lai. 4.Củng Cố: (4 phút) - Học sinh làm bài tập 1, 2 trong SGK 5. Dặn Dò: (1phút) - Về nhà học bài và làm tiếp các bài tập 3,4 - Xem bài 5: Pháp Luật và Kỷ Luật * Tuần: 5. Bài 5 :. “PHÁP LUẬT VÀ KỶ LUẬT ”. * Tiết : 5 Ngày dạy : A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến Thức: - Hs hiểu bản chất của pháp luật và kỷ luật, mối quan hệ giữa pháp luật và kỷ luật, lợi ích và sự cần thiết phải tự giác tuân theo những quy định của pháp luật và kỷ luật. 2. Kỹ Năng: - Hs biết XD kế hoạch rèn luyện ý thức và thói quen kỷ luật, có kỷ năng đánh giávà tự đánh giá hành vi biểu hiện hằng ngày trong học tập, trong sinh hoạt ở trường, ở nhà, ngoài đường phố. Thường xuyên vận động, nhắc nhở mọi người, nhất là bạn bè thực hiện tốt những quy định của nhà trường và XH. 3. Thái Độ: - Hs có ý thức tôn trọng pháp luật và tự nguyện rèn luyện tính kỷ luật, trân trọng những người có tính kỷ luật và tuân thủ pháp luật. B/ PHƯƠNG PHÁP: - Thảo luận nhóm. Đàm thoại. Diễn giảng. Giải quyết vấn đề. C/ TÀI LỊÊU & PHƯƠNG TIỆN: - Sách giáo khoa, sách GV 8. - Tài liệu về người tốt việc tốt. D/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.On Định Lớp: Kiểm tra sỉ số, hát tập thể. (1 phút) 2.Kiểm Tra Bài Củ: Bài “ Giữ Chữ Tín “ (7 phút) - Thế nào là giữ chữ tín ? Ý nghĩa của việc giữ chữ tín ? - Muốn giữ chữ tín với mọi người ta cần làm gì ? 3.Bài Mới: TG. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS. NỘI DUNG BÀI HỌC. Trường THCS Phú Tân CT-ST. -16 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Giáo án GDCD lớp 8. 2’. * Hoạt dộng 1 : Giới thiệu bài. - Vào đầu năm học nhà trường có tổ chức cho học sinh tìm hiểu luật giao thông đường bộ và học 2 tiết an toàn giao thông. - Cũng vào đầu năm học này trường phổ biến nội qui của trường, học sinh thực hiện. ? Những vấn đề trên nhằm giáo dục chúng ta điều gì ? - Hs trả lời - GV nhận xét: Những vấn đề đó đều giáo dục cho chúng ta biết pháp luật , tôn trọng kỷ luật. Để hiểu hơn hôm nay chúng ta học bài mới. 15’. Bài: Pháp Luật và kỷ luật.. * Hoạt dộng 2 : Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề. - Gv: Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận trong thời gian 6’, cử đại diện trình bày . + Nhóm 1: Theo em Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã có những hành vi vi phạm pháp luật như thế nào ? + Nhóm 2: Những hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã gây ra những hậu quả như thế nào ? + Nhóm 3: Để chống lại âm mưư xảo quyệt của bọn tội phạm ma tuý, các chiến sĩ công an cần có những phẩm chất gì ? + Nhóm 4: Chúng ta rút ra được bài học gì qua vụ án trên ? - Gv nhận xét bổ sung: 1. Vũ Xuân Trường cùng đồng bọn đã tổ chức đường dây buôn bán, vận chuyển ma tuý xuyên Thái Lan, Lào, Việt Nam. Lợi dụng phương tiện cán bộ công an, mua chuộc, dụ dỗ cán bộ nhà nước. 2. Tốn tiền củ, gia đình tan nát, hủy hại nhân cách con người, cán bộ toái hóa biếng chất, trong đó có một số cán bộ ngành công an vi phạm. 3. Dũng cảm, mưu trí, vượt qua khó khăn, trở ngại, vô tư, trong sạch, tôn trọng pháp luật, có tính kỷ luật. 4. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tránh xa các tệ nạn XH, giúp đỡ các cơ quan có trách 15’ nhiệm phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, có lối sống lành mạnh. Trường THCS Phú Tân CT-ST. -17 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Giáo án GDCD lớp 8. * Hoạt dộng 3 : Tìm hiểu nội dung bài học. ? Pháp luật là gì ? Kỷ luật là gì ? - Hs trả lời - Gv : Gọi Hs khác bổ sung, Gv nhận xét rút ra - Pháp luệt có các quy bài học SGK => tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp GD, thuyết phục, cưỡng chế. - Kỷ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng (một tập thể) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất chặt chẽ của con người. - Những quy định của một tập thể phải tuân theo những quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật. ? Pháp luật và kỷ luật có ý nghĩa như thế nào? - Hs trả lời. - Gv nhận xét rút ra bài học SGK => -Những quy định của pháp luật và kỷ luật giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất chung trong hoạt động. Ngoài việc xác định trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi của mọi người, pháp luật và kỷ luật còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân và toàn XH phát triển theo một định hướng chung. ? Hs chúng ta cần làm gì để thực hiện pháp luật và kỷ luật ? - Hs trả lời. Trường THCS Phú Tân CT-ST. -18 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Giáo án GDCD lớp 8. - Gv nhận xét rút ra bài học SGK =>. - Học sinh cần thường xuyên và tự giác thực hiện đúng những quy định của nhà trường, cộng đồng và Nhà nước.. ? Trình bày tính kỷ luật của học sinh trong học tập, cộng đồng và gia đình ? - Hs trả lời. - Gv nhận xét bổ sung. + Tự giác vượt khó khăn , sắp xếp cộng việc hợp lý để đi học đúng giờ, học bài làm bài đầy đủ, không quay cóp khi làm bài kiểm tra, thi cử, học tập phải có kế hoạch, biết tự kiểm tra đánh giá. Trong sinh hoạt cộng đồng và gia đình phải tự giác hoàn thành công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao, có lối sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn XH, thực hiện an toàn giao thông. @ Gv Kết luận: * Pháp luật là một trong những phương tiện để quản lý XH. Cụ thể là Nhà nước quản lý XH bằng pháp luật. Pháp luật giúp cho mỗi cá nhân cộng đồng, XH có tự do thực sự, đảm bảo sự bình yên, sự công bằng trong XH. Tính kỷ luật phải trên những quy định của pháp luật. - Vậy mỗi cá nhân chúng ta cần phải tôn trọng pháp luật, có tính kỷ luật là đóng cho sự phát triển chung của XH. Khi còn là học sinh trong nhà trường chúng ta phải tự giác rèn luyện góp một phần công sức nhỏ của mình cho sự bình yên của mỗi gia đình và XH. 4.Củng Cố: - Hs làm bài tập 1,2,3 (4’) 5. Dặn Dò: - Về nhà học bài và xem trước bài 6.. “XÂY DỰNG TÌNH BẠN TRONG SÁNG, LÀNH MẠNH ” Bài 6:. * Tuần: 6. * Tiết: 6. Ngày dạy : A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến Thức: - Kể được một số biểu hiện của tình bạn trong sáng , lành mạnh. Trường THCS Phú Tân CT-ST. -19 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Giáo án GDCD lớp 8. - Phân tích được đặc điểm và ý nghĩa của tình bạn trong sáng lành mạnh. 2. Kỹ Năng: - Biết đánh giá thái độ hành vi của bản thân và người khác trong quan hệ với bạn bè. - Biết xây dựng tình bạn trong sáng và lành mạnh. 3. Thái Độ: - Có thái độ và quý trọng và có mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh. B/ PHƯƠNG PHÁP: - Thảo luận nhóm. Đàm thoại. C/ TÀI LỊÊU & PHƯƠNG TIỆN: - Sách giáo khoa, sách GV 8 D/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.On Định Lớp: Kiểm tra sỉ số, hát tập thể. (1 phút) 2.Kiểm Tra Bài Cũ: Pháp luật và kỷ luật. + Pháp luật là gì ? Kỷ luật là gì ? + Pháp luật và kỷ luật có ý nghĩa như thế nào ? 3.Bài Mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 2’ * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - Gv đọc cho h/s nghe câu ca dao: Bạn bè là nghĩa tương thân Khó khăn thuận lợi ân cần có nhau Bạn bè là nghĩa trước sau Tuổi tho cho đến bạc đầu không phai. ? Câu ca dao trên nói lên điều gì. - Hs trả lời tự do. - Gv nhận xét Câu ca dao trên nói lên tình bạn trong sáng, lành mạnh. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu bài =>. NỘI DUNG BÀI HỌC. Bài: Xây dựng tình bạn trong sáng , lành mạnh.. 10’ * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề. - Hs đọc SGK - Gv chia lớp 3 nhóm thảo luận trong 3’. + Nhóm 1: Nêu những việc làm mà Ang – ghen đã làm cho Mác. + Nhóm 2: Nêu nhận xét và tình bạn của Mác và Ang-ghen ? + Nhóm 3: Tình bạn Mác và Ang – ghen dựa trên cở sở nào ? - Hs thảo luận nhóm và trình bày ý kiến thảo luận. - Gv Nhận xét bổ sung. Trường THCS Phú Tân CT-ST. -20 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×