Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nuớc về xây dựng nông thôn mới ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.67 KB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ
….………../…………
……../……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

DUY THỊ LAN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN PHÚC THỌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ
….………../…………
……../……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

DUY THỊ LAN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN PHÚC THỌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG


Chun ngành: Quản lý cơng
Mã số: 60 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VIẾT ĐỊNH

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là
trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ Luận văn của một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng 08 năm2018
Tác giả

Duy Thị Lan


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành Luận văn tốt nghiệp
tại Học viện Hành chính Quốc gia, em luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều
kiện giúp đỡ của các thầy cô trong Ban Giám đốc Học viện, các thầy cô trong
Khoa Sau Đại học, các thầy cô trong các khoa thuộc Học viện. Em xin bày tỏ
lịng biết ơn sâu sắc và xin có lời cảm ơn trân trọng nhất gửi đến các thầy cô,
đặc biệt là giảng viên hướng dẫn TS.Nguyễn Viết Định, Giảng viên khoa đô
thị và nông thôn- Học viện Hành chính Quốc gia Hà Nội đã tận tình hướng

dẫn em nghiên cứu, hồn thành Luận vănnày.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các phòng, ban thuộc Huyện ủy, UBND
huyện Phúc Thọ; cảm ơn Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn; các cơ quan đơn
vị, trường học thuộc huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội; đặc biệt xin cảm ơn
các đồng chí cán bộ, cơng chức đang cơng tác tại phịng Kinh tế, phịng Quản
lý Đơ thị, phịng Lao động Thương binh và Xã hội, Văn phòng HĐNDUBND huyện, Văn phòng Huyện ủy Phúc Thọ đã nhiệt tình tạo điều kiện tốt
nhất cho tơi hồn thành Luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo cơ quan chủ quản, bạn bè, đồng
nghiệp và các học viên Lớp HC21.B8 - Học viện Hành chính Quốc gia Hà
Nội đã ủng hộ, tạo điều kiện và cùng sát cánh tơi trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu và làm Luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn gia đình tơi đã tạo mọi điều kiện để tơi có thời gian học
tập, nghiên cứu, hồn thành Luận văn tốt nghiệp này.

Hà Nội,ngày tháng 08 năm2018
Học viên

Duy Thị Lan


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QLNN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI... 10
1.1. Một số khái niệm liên quan ........................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước ...................................................... 10
1.1.2. Khái niệm về nông thôn và nông thôn mới .................................................. 11
1.1.3. Khái niệm XD NTM, QLNN về XD NTM .................................................... 12
1.1.4. Đặc điểm, nguyên tắc xây dựng nông thôn mới .......................................... 13
1.1.5. Ý nghĩa và sự cần thiết xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế – xã
hội ........................................................................................................................ 14

1.2. Nội dung quản lý nhà nuớc về xây dựng nông thôn mới ................................ 16
1.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước và chính sách
về xây dựng nông thôn mới................................................................................... 16
1.2.2. Hoạch định chiến lược, quy hoạch xây dựng nông thôn mới ....................... 17
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về XDNTM............................................ 19
1.2.4. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung XDNTM ....................................... 19
1.2.5. Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm ................................... 22
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về XD NTM ........................................ 23
1.3.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đối với vấn vấn đề xây dựng
nông thôn mới ...................................................................................................... 23
1.3.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội của từng địa phương ...................................... 23
1.3.3. Trình độ về quản lý, tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ ......................... 24
1.3.4. Nhận thức của chính quyền về xây dựng NTM và QLNN về xây dựng NTM ... 24
1.4.Kinh nghiệm trong QLNN về XD NTM cho huyện Phúc Thọ trong quá trình
XD NTM giai đoạn hiện nay ................................................................................ 25
1.4.1. Kinh nghiệm trong nước ............................................................................. 25
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Phúc Thọ trong xây dựng nông thôn mới .... 30
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 32


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NUỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .... 33
2.1. Tổng quan về huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội......................................... 33
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................... 33
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................ 33
2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và KT-XH đến quá trình xây dựng NTM
tại huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội................................................................ 35
2.2.Phân tích thực trạng QLNN về xây dựng NTM tại huyện Phúc Thọ ............... 36
2.2.1.Tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM tại huyện Phúc Thọ............... 36
2.2.2.Hạ tầng kinh tế – xã hội............................................................................... 36

2.2.3.Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất ........................................................ 39
2.2.5. Hệ thống chính trị....................................................................................... 44
2.2.6. Đánh giá cơng tác QLNN về XD NTM tại huyện Phúc Thọ, thành phố Hà
Nội ....................................................................................................................... 46
2.2.6.1. Công tác xây dựng đề án XD NTM .......................................................... 46
2.2.6.2.Ban hành văn bản QLNN về XD NTM huyện Phúc Thọ ............................ 48
2.2.6.3. Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch XD NTM ............................. 50
2.2.6.4.Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện nội dung XD NTM ............................ 53
2.2.6.5.Công tác kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện chương trình ........ 58
2.3. Những vấn đề đặt ra trong QLNN về XD NTM tại huyện Phúc Thọ, thành phố
Hà Nội.................................................................................................................. 61
2.3.1. Xác định mục tiêu ưu tiên ........................................................................... 61
2.3.2. Cơ chế và chính sách .................................................................................. 61
2.3.3. Năng lực cán bộ trong quản lý, huy động nguồn lực, tổ chức điều hành..... 61
2.3.4. Phát huy vai trò cộng đồng người dân ........................................................ 62
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 63
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NUỚC VỀ
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚC THỌ ........ 64
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................................................................ 64
3.1. Quan điểm và mục tiêu về XD NTM ............................................................. 64


3.1.1 Quan điểm của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ........................ 64
3.1.2 Quan điểm của Đảng về XD NTM ............................................................... 65
3.1.3. Mục tiêu và phương hướng XD NTM .......................................................... 66
3.2. Giải pháp QLNN về XD NTM ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội ........... 67
3.2.1.Giải pháp chỉ đạo, điều hành....................................................................... 68
3.2.2.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát huy vai trị làm chủ của nhân dân
trong chương trình xây dựng NTM ....................................................................... 73
3.2.3. Đẩy mạnh đào tạo nhận thức cho CB, CC về chương trình xây dựng NTM và

nâng cao năng lực, thái độ của CB, CC trong quá trình triển khai chương trình . 77
3.2.4. Phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.................. 81
3.2.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế kết hợp với xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư và bảo vệ môi trường ............................................................... 87
3.2.6. Huy động nguồn lực xã hội hóa để xây dựng NTM ..................................... 92
3.2.7.Một số giải pháp khác ................................................................................. 95
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 99
KẾT LUẬN........................................................................................................ 100
KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 103


DANH MỤC CÁC BẢNG
Đồ thị 1 : Đánh giá của người dân về công tác quy hoạch .................................... 51
Bảng 1: Người dân tham gia lập kế hoạch xây dựng NTM ở cơ sở....................... 52
Bảng 2. Vốn đã huy động thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới ............. 55
Bảng 3. Đánh giá của hộ dân về hiệu quả đầu tư xây dựng hạ tầng NTM ............. 56
Bảng 4 : Sự tham gia của người dân vào công tác kiểm tra giám sát .................... 60
Bảng 5. Các khóa đào tạo về chương trình xây dựng NTM .................................. 80
Bảng 6. Vốn đã huy động thực hiện chương trình xây dựng nơng thôn mới ............... 93


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA CỦA TỪ

1


BCĐ

Ban chỉ đạo

2

BHYT

Bảo hiểm y tế

3

BQL

Ban quản lý

4

BĐVH

Bưu điện văn hóa

5

CB,CC

Cán bộ, cơng chức

6


CDCCKT

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

7

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

8

CTMTQG

Chương trình mục tiêu Quốc gia

9

DN

Doanh nghiệp

10

HĐND

Hội đồng nhân dân

11


HTX

Hợp tác xã

12

KT-XH

Kinh tế, xã hội

13

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

1

NNNDNT

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn

41

NT

Nông thôn

5


NTM

Nông thôn mới

16

NXB

Nhà xuất bản

17

TDTT

Thể dục thể thao

18

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

19

THCS

Trung học cơ sở

20


THPT

Trung học phổ thông

21

UBND

Ủy ban nhân dân

22

XD

Xây dựng

23

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

24

QLNN

Quản lý nhà nước



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước
làm cho cuộc sống của con người tốt đẹp hơn, thương mại dịch vụ không
ngừng phát triển, hệ thống chính trị được củng cố, dân chủ được phát huy, an
ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội khu vực nơng thơn ổn định. Chính vì vậy
cơng tác xây dựng nông thôn mới phải dựa trên yêu cầu “sản xuất phát triển,
đời sống ấm no, làng xã văn minh, diện mạo sạch đẹp, quản lý dân chủ”, xuất
phát từ thực tế và tôn trọng ý kiến người dân. Xây dựng nơng thơn mới có sự
khác biệt so với trước đây, đó là xây dựng nơng thơn mới theo các tiêu chí
quy định. Có sự chỉ đạo quyết liệt, tập trung sức của tồn dân và cả hệ thống
chính trị.
Hiện nay, kinh tế xã hội khu vực nông thôn chủ yếu phát triển tự phát,
chưa theo quy hoạch. Do yêu cầu của sự phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước cần ba yếu tố chính: đất đai, vốn, lao động kỹ thuật. Qua việc
xây dựng nông thôn mới sẽ phát triển quy hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhân
lực đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa.
Cùng với cả nước, trong thời gian qua việc triển khai thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Phúc
Thọ, thành phố Hà Nội đã diễn ra một cách sâu rộng và đạt được những kết
quả cao.Tuy nhiên hiện nay việc triển khia xây dựng nông thôn mới tại các xã
của huyện Phúc Thọ vẫn cịn nhiều khó khăn, thách thức như: nhận thức của
người dân chưa cao, quy hoạch chưa đồng bộ, chưa gắn được nông nghiệp với
công nghiệp và dịch vụ, thu nhập người dân thấp, môi trường ô nhiễm, tệ nạn
xã hội gia tăng, nét đẹp văn hóa truyền thống bị mai một, y tế, giáo dục có
phần chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Vì vậy phải xây dựng nông
thôn mới giàu đẹp, văn minh, sản xuất phát triển, thu hẹp khoảng cách giữa
thành thị và nông thôn.

1



Một số chính sách xã hội ở nơng thơn trên địa bàn huyện triển khai
thực hiện chậm và chưa đồng bộ. Do kết cấu hạ tầng nội thôn (điện, đường,
trường, trạm, chợ thủy lợi còn nhiều yếu kém, vừa thiếu vừa chưa đồng bộ);
nhiều hạng mục cơng trình đã xuống cấp. Do sản xuất nông nghiệp manh
mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế bến còn hạn chế, chưa gắn chế biến với thị trường
tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản chưa đủ sức cạnh tranh trên thị
trường. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã còn nhiều yếu kém. Tỷ lệ lao
động nơng nghiệp cịn cao, cơ hội có việc làm mới tại địa phương khơng
nhiều, tỷ lệ lao động nơng lâm nghiệp qua địa tạo thấp, tỷ lệ hộ nghèo cịn
cao. Xây dựng nơng thơn mới góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho người dân sinh sống ở huyện đang trở thành yêu cầu cấp
thiết. Trước những bất cập còn tồn tại trên của quá trình quản lý nhà nước về
xây dựng nông thôn mới ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội đặt ra vấn đề
cần thiết phải nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nuớc về xây dựng nông thơn
mới ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội”
2.Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới: Nông thôn mới là một chủ đề được các nhà nghiên cứu ở
nước ngoài quan tâm nhiều, đã dành tâm huyết và thời gian đi sâu tìm hiểu về
vấn đề này ở những góc độ khác nhau:
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế” Công nghiệp hóa nơng thơn Hàn
Quốc: Bài học cho phát triển nông thôn Việt Nam” gồm 24 bài viết của các
học giả quốc tế và trong nước trình bày các nội dung cơng nghiệp hóa nơng
thơn Hàn Quốc; xu hướng phát triển nơng thơn mới ở Hàn Quốc; cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng thơn trong phát triển bền vững ở Hàn Quốc và
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; kinh nghiệm phát triển nông thôn mới ở
Hàn Quốc và bài học cho phong trào thông thôn mới ở Việt Nam. Đặc bệt kỷ
yếu phân tích Saemaul Undong của Hàn Quốc( phong trào đổi mới của cộng
đồng Hàn Quôc shay là phong trào xây dựng làng mới).


2


- Trên thế giới, trước hết phải kể đén công trình:” Chính sách nơng nghiệp
trong các nước đang phát triển của tác giả Frans Ellits do NXB Nông nghiệp
ấn hành năm 1994. Trong tác phẩm này, tác giả đã nêu lên những vấn đê cơ
bản của chính sách nơng nghiệp ở các nước đang phát triển thông qua việc
nghiên cứu lý thuyết và khảo cứu thực tiễn tại nhiều nước khu vực Châu Á,
Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Cuốn sách đã đề cập đến vấn đề về chính sách
phát triển vùng, chính sách hỗ trợ đầu vào, đàu ra cho sản xuất nơng nghiệp,
chính sách thương mại nơng sản, những vấn đề phát sinh trong q trình đơ
thị hóa.
Cơng trình “ Một số vấn đề nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn ở các nước
và Việt Nam” của các tác giả Benedict J.Tria Kerrkvliet, Jamesscott Nguyễn
Ngọc và Đỗ Đức Định sưu tầm và giới thiệu, NXB Hà Nội ấn hành năm 2000.
Trong cơng trình này, các tác giả đã nghiên cứu về vai trị, đặc điểm của nơng
dân, thiết chế nông thôn ở một số nước trên thế giới và những kết quả bước
đầu trong nghiên cứu làng truyền thống ở Việt Nam.
Qua việc khảo sát tình hình nghiên cứu trên thế giới, có thể thấy rõ các
nước đều chú trọng xây dựng chương trình nơng thơn mới để đổi mới và phát
triển nông thôn.
Ở Việt Nam: Xây dựng nông thôn mới đã được Đảng và Nhà nước đặt
ra trong các chương trình đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, và đã được thể
chế hóa thành các văn bản pháp luật.
Các văn bản pháp luật
Nghị quyết 26/TW ngày 05/08/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành
trung ương Đảng khóa X về nơng nghiệp, nơng thơn, nơng dân;
Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới;

Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng chính phủ phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020;

3


Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án phát triển văn hóa NT đến năm 2015, định hướng đến
năm 2020;
Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về rà sốt Quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 29/07/2011 của Thủ tướng Chính
phủ “ V/v phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030
và tầm nhìn đến 2050”;
Thơng tư số 174/2009/TT-BTC ngày 08/09/2009cuar Bộ Tài chính
ướng dẫn cơ chế huy động và quản lý các nguồn vốn tại 11 xã thực hiện Đề
án “Chương trình xây dựng thí điểm mơ hình NTM thời kỳ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa”;
Thơng tư số 18/2010/TT-BKH ngày 27/07/2010 của Bộ ké hoạch và
Đầu tư hướng dẫn cơ chế đặc thù về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại 11 xã
thực hiện Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm mơ hình nơng thơn mới
thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”;
Thơng tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về
NTM;
Thơng tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn quy hoạch phát triển sản
xuất nơng nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới;
Các cơng trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu
Xây dựng nông thôn mới là ván đề được nhiều nhà nghiên cứu đề cập,

quan tâm với nhiều công trình nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên mỗi cơng trình
lại tiếp cận vấn đề dưới các góc độ khoa học khác nhau:
-Viện chiến lược phát triển có đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ:
“Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2020” – chủ nhiệm đề tài
4


Th.S Nguyễn Hồng Hà – Phó trưởng ban Tổng hợp trong đó nêu rõ cần phải
có những giải pháp huy động vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia
về nông thôn mới giai đoạn từ nay đến năm 2020.
-Về những mơ hình hợp tác xã nơng nghiệp nước ta, được coi là một
mơ hình phát triển nơng nghiệp nông thôn trong quan niệm xây dựng chủ
nghĩa xã hội kiểu Xô – Viết, cũng được một tập thể các nhà khoa học Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nghiên cứu khá sâu sắc trong Đề tài
Tổng kết thực tiễn “ Mơ hình hợp tác xã nơng nghiệp trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta”(2003) do Lưu Văn Sùng làm chủ nhiệm.
- Đặc biệt cơng trình “ Tổng kết và xây dựng mơ hình phát triển kinh tế
- xã hội nơng thơn mới, kết hợp truyền thống làng xã với văn minh thời đại
nghiên cứu cơng phu về mơ hình phát triển của nông thôn Việt Nam (Vũ
Trọng Khải, 2004).
- Riêng tác giả Đinh Việt Dũng lại quan tâm đến công tác quản lý nhà
nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã n thủy, tỉnh Hịa Bình”
(Luận văn Thạc sỹ quản lý hành chính cơng – Học viện hành chính Quốc gia).
Những cơng trình nghiên cứu trên đã tập trung nghiên cứu những vấn
đề lý luận và thực tiễn trong q trình xây dựng nơng thơn mới, nơng nghiệp,
nơng thơn và phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách khá rõ nét. Tuy
nhiên, nghiên cứu ở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội thì chưa có tác giả
nào nghiên cứu. Vì thế, em chọn đề tài: “Quản lý nhà nuớc về xây dựng

nông thôn mới ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu chương trình xây dựng nơng thơn mới và
cơng tác triển khai thực hiện chương trình tại huyện Phúc Thọ, trên cơ
sở đó, đánh giá thành tựu, hạn chế của quá trình quản lý nhà nước về xây
dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện và đề xuất nhứng giải pháp cụ thể
5


góp phần đẩy mạnh q trình xây dựng nơng thơn mới tại huyện Phúc
Thọ, hướng tới mục tiêu hoàn thành huyện đạt chuẩn NTM.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận QLNN về xây dựng nơng thơn mới;
- Phân tích, đánh giá thực trạng q trình QLNN xây dựng nơng thơn
mới, làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và bài học
kinh nghiệm.
- Đề xuất phương hướng các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
QLNN về xây dựng nông thôn mới ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu và đánh giá q trình quản lý nhà nước về
xây dựng nơng thôn mới ở huyện Phúc Thọ.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về Nội dung: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng và giải
pháp của phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phúc Thọ,
thành phố Hà Nội.
Về Thời gian: Đề tài tiến hành điều tra, nghiên cứu q trình xây dựng
nơng thơn mới trên địa bàn huyện Phúc Thọ. Đề xuất phuơng huớng và giải
pháp để sớm đưa huyện đạt chuẩn Nông thôn mới.

Về Không gian: Trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1.Nhóm phương pháp lý luận
Luận văn đuợc xây dựng dựa trên phuơng pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trên cơ sở tư tuởng của Đảng và
Nhà nuớc về phát triển về nông nghiệp, nông dân, nơng thơn trong thời kỳ đổi
mới và hội nhập.
5.2.Nhóm phương pháp thực tiễn
Bao gồm các phương pháp:
6


- Phương pháp phỏng vấn
Là phương pháp mà người phỏng vấn và đối tượng khảo sát tiếp xúc
trực tiếp với nhau để trao đổi thông tin. Thông tin thu được sẽ mang tính thực
tế. Đây là phương pháp được sử dụng nhằm tìm hiểu chuyên sau về thái độ,
suy nghĩ, quan điểm của đối tượng về vấn đề được hỏi và lý giải nguyên nhân
của vấn đề.
Trong phạm vi đề tài này, chúng tơi tập trung phân tích, phỏng vấn q
trình thực hiện của cán bộ làm cơng tác xây dựng nông thôn mới và sự tham
gia của người dân từ đó thấy được hiệu quả chương trình.
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
Là phương pháp thực hiện bằng cách xây dựng một hệ thống các câu
hỏi dành cho đối tượng nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này tôi
tiến hành xây dựng 2 bảng hỏi dành cho 2 loại đối tượng khác nhau. Đó là
bảng hỏi dành cho cán bộ, công chức và bảng hỏi dành cho người dân –
những người trực tiếp thụ hưởng chương trình. Mục đích sử dụng phương
pháp này là:
+ Thơng qua quan điểm, suy nghĩ của cán bộ công chức để đánh giá
nhận thức của họ về chương trình đã triển khai;

+ Thông qua đánh giá của người dân về thực tiễn triển khai chương
trình. Xem xét chương trình đề ra có hợp lý, và mang lại nhiều lợi ích cho
người dân;
+ Đưa ra một số giải pháp và đề xuất kiên nghị nhằm nâng cao hiệu quả
chương tình xây dựng nông thôn mới huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội.
Để thực hiện cơng tác đánh giá q trình triển khai xây dựng nông thôn
mới ở huyện Phúc Thọ tôi lựa chọn khách thể nghiên cứu như sau:
100 cán bộ, cơng chức thực hiện triển khai chương trình xây dựng nông
thôn mới tại huyện Phúc Thọ.
100 người dân được hưởng thụ chương trình xây dựng nơng thơn mới
tại địa bàn huyện Phúc Thọ.
7


Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học
thực nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn để thu thập thơng tin từ
thực tế đáp ứng mục tiêu đề tài.
Ưu điểm của phương pháp: đạt được sự ấn tượng trực tiếp và sự thể
hiện của cá nhân được quan sát; trên cơ sở ấn tượng mà điều tra viên ghi lại
thông tin.
Nhược điểm: Chỉ sử dụng cho các nghiên cứu với đối tượng chỉ xẩy ra
ở hiện tại; chỉ tiến hành với một số lượng mẫu nhỏ, đơi khi bị ảnh hưởng bởi
tính chủ quan của người quan sát. Cách thức quan sát cần chuẩn bị kế hoạch
quan sát (xác định mục tiêu, xác định thời điểm quan sát, hình thức ghi lại
thơng tin quan sát) và lựa chọn các loại quan sát cho phù hợp với vẫn đề và
đối tượng quan sát.
- Phương pháp thống kê tốn học
Cơng thức tính giá trị %:
X = (m x 100)/ n
Trong đó: X: tỷ lệ %

m: số cán bộ công chức hoặc người dân
n: tổng số khách thể nghiên cứu
5.3.Tổng hợp và xử lý số liệu
Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích
Phương pháp so sánh
6. Ý nghĩa của luận văn
6.1 Về mặt lý luận
Bổ sung, góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về xây dựng nông thôn
mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuớc. Một số vấn đề có
thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học, nhà quản lý, sinh viên
nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới.

8


6.2 Về mặt thực tiễn
- Đề tài chỉ ra những vấn đề cần đuợc quan tâm giải quyết đối với vấn
đề xây dựng nông thôn mới.
- Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, những nhà
quản lý trong lĩnh vực xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Kết quả nghiên cứu trên luận văn sẽ là tài liệu thực tiễn cho các nhà
quản lý trong q trình xây dựng nơng thơn mới trên địa huyện Phúc Thọ nói
riêng và cả nuớc nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học QLNN về xây dựng nông thôn mới.
Chương 2: Thực trạng Quản lý nhà nuớc về xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Phương huớng và giải pháp quản lý nhà nuớc về xây dựng

nông thôn mới trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.

9


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QLNN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước
Khái niệm quản lý
Do quản lý gắn liền với quá trình kinh tế – xã hội, nên trên thực tế đã
nảy sinh nhiều quan điểm khác nhau về quản lý. Những quan điểm này có lịch
sử ra đời khác nhau và găn với mỗi tổ chức hoạt động trong một lĩnh vức,
thậm chí với mỗi quá trình trong từng tổ chức.
Theo F.W. Taylor, quản lý “ là biết chính xác điều bạn muốn người
khác làm và sau đố biết được rằng họ đã hoàn thành cơng việc đó một cách tốt
nhất và rẻ nhất”.
Henry Fayol định nghĩa quản lý là một tiến trình bao gồm các khâu lập
kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nỗ lực của mỗi thành viên trong tổ
chức và sử dụng tát cả các nguồn lực khác nhau của tổ chức nhằm đạt mục
tiêu đã định trước.
Mary Parker Follett cho rằng, quản lý là nghệ thuật đạt mục tiêu thơng
qua con người.
Có tác giả cho rằng quản lý là hoạt động phối hợp các hoạt động chung
của một đồn thể hợp tác.
Cũng có tác giả lại cho rằng quản lý là điều khiển con người và sự vật
nhằm đạt mục tiêu đã định trước [10,tr5].
Như vậy, ta có thể hiểu quản lý theo nghĩa chung nhất như sau: Quản lý
là sự tác động có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý lên các khách
thể nhằm đạt được mục tiêu định trước.

Khái niệm quản lý nhà nước
Thuật ngữ “Quản lý nhà nước” được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành của các cơ
quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà
10


nước, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật.
Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều
hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các q trình xã hội
và hành vi của con người theo pháp luật, nhằm đạt được những mục tiêu, yêu
cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đồng thời, các cơ quan nhà nước còn thực
hiện các hoạt động có tính chấp hành, điều hành, hành chính nhà nước nhằm
xây dựng, tổ chức bộ máy và củng cố chế độ cơng tác nội bộ của mình.
Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ
quan nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội,
trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước
có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cộng
đồng, duy trì, ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một
định hướng thống nhất của Nhà nước [10,tr8].
Từ những điểm chung của các quan niệm trên, có thể hiểu: Quản lý nhà
nước là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ
máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà
nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định duy trì
và phát triển đấtnước.
1.1.2. Khái niệm về nông thôn và nông thôn mới
Khái niệm về nông thôn
Trong thời điểm nước ta hiện nay, nhìn từ góc độ quản lý có thể hiểu
rằng: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành
phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân

dân xã.
Khái niệm nông thôn mới
Nông thôn mới là nông thơn mà trong đó đời sống vật chất, văn hố, tinh
thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa
nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên
tiến,có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trị làm chủ nơng thơn mới.
11


Nơng thơn mới có kinh tế phát triển tồn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng
được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý
giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nơng thơn ổn định, giàu
bản sắc văn hố dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ
thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự
xã hội [8,tr6].
Nhìn nhận một cách chung nhất nơng thơn mới có thể hiểu: nơng thơn
mới là nơng thơn có hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, làng xã văn minh, sạch
đẹp; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hang hóa; đời sống vật
chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; bản sắc văn hóa
dân tộc được giữ gìn và phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân
chủ.
1.1.3. Khái niệm XD NTM, QLNN về XD NTM
Khái niệm XD NTM:
XD NTM là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư
ở nơng thơn đồng lịng xây dựng thơn, xã, gia đình của mình khang trang,
sạch đẹp; phát triển sản xuất tồn diện (nơng nghiệp, cơng nghiệp, dịch vụ);
có nếp sống văn hố, mơi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu
nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Khái niệm QLNN về XD NTM:
Quản lý nhà nước về XD NTM chính là việc Nhà nước thực hiện vai trị

của mình thơng qua việc hoạch định chiến lược, xây dựng các chính sách, kế
hoạch và triển khai các chương trình hỗ trợ nhằm tác động tới sự phát triển
KT-XH của khu vực nơng thơn, làm cho nơng thơn phát triển tồn diện và
đồng bộ, có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại; làng xã văn minh, sạch đẹp; sản
xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; xã hội nơng thơn ổn
định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, mơi trường sinh
thái được bảo vệ; hệ thống chính trị vững mạnh và được tăng cường; an ninh
trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng
12


được nâng cao; theo định hướng XHCN.
1.1.4. Đặc điểm, nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
Đặc điểm nông thôn mới
Nông thôn mới bao hàm những đặc diểm cơ bản của vùng nơng thơn
truyền thống, tuy nhiên có thể phan biệt nông thôn mới với nông thôn truyền
thống qua các đặc điểm khác biệt. Nông thôn mới là vùng nông thôn có:
- Làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại.
- Sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa.
- Đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân ngày càng được
nâng cao.
- Bản sắc văn hóa được giữ gìn và phát triển.
- Xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.
Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới hướng tới thực hiện Bộ tiêu
chí Quốc gia được quy định tại Quyết định 491/QĐ - TTg ngày
16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong xây dựng nơng thơn mới, đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể
của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trị định

hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo
cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng
người dân ở thơn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu
quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang
triển khai trên địa bàn nơng thơn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực
cần thiết; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành
phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư.
- Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có
13


quy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch trên cơ sở các
tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các bộ chuyên ngành ban hành.
Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực, phân cấp, trao
quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các cơng trình, dự án của
Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của người dân và
cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở ngay từ quá trình lập kế hoạch, tổ chức,
thực hiện và giám sát, đánh giá.
-Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội;
cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trị chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựngquy
hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức
chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong
xây dựng NTM.
1.1.5. Ý nghĩa và sự cần thiết xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh
tế – xã hội
Ý nghĩa xây dựng nông thôn mới
Với những nội dung bao quát và tồn diện cũng như lộ trình thực hiện
cụ thể, rõ ràng, việc xây dựng nông thôn mới sẽ mang lại ý nghĩa to lớn đối
với sự phát triển nông nghiệp, nơng thơn nói chung và sự phát triển kinh tế xã hội đất nước nói riêng.

Về phát triển kinh tế nơng nghiệp: Xây dựng nơng thơn mới góp phần
thúc đẩy nơng nghiệp, nơng thơn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người
tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, giảm bớt chênh lệch
giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và thành
thị.
Về chính trị: Thơng qua quy chế “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân
hưởng lợi” trong xây dựng nông thơn mới, góp phần phát huy tối đa quy chế
dân chủ ở cơ sở, tôn trọng hoạt đọng của các đồn thể, các tổ chức hiệp họi vì
lợi ích cộng đồng, nhằm phát huy tổng lực vào xây dựng nông thôn mới.

14


Về văn hóa – xã hội: Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giúp
nhau xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Góp phần xây dựng
làng quê Việt theo hướng hiện đại, văn minh đồng thời khơng làm mất đi bản
sắc văn hóa dân tộc.
Về con người: Dựng hình mẫu người nơng dân thời đại mới, khơng
những cần cù, chăm chỉ mà cịn sản xuất giỏi, hiểu biết pháp luật và nhạy bén
với xu thế tồn cầu, được trang bị lý luận chính trị vững vàng, là lực lượng
tiên phong, đi đầu trong các phong trào xây dựng quê hương giàu mạnh, bảo
vệ vững chắc chủ quyền tổ quốc.
Về môi trường: Xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn xanh,
sạch, dẹp, văn minh, hiện đại, vấn đề môi trường được đặt lên hàng đầu là
nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của mọi quốc gia. Làm
tốt công tác môi trường trong xây dựng nơng thơn mới sữ góp phần xây dựng,
củng cố, bảo vệ môi trường sinh thái.
Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới
Nông nghiệp, nông dân, nông thơn có quan hệ hữu cơ khơng thể tách
rời, có vai trị to lớn trong q trình phát triển KT-XH của đất nước. Tuy

nhiên, những năm qua lĩnh vực này cịn gặp nhiều khó khăn và đang bộc lộ
những hạn chế cần khắc phục. Vì vậy, XD NTM trong giai đoạn hiện nay là
việc làm hết sức cần thiết bởi một số lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, nông thôn phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, hạ tầng kinh tế
xã hội kém phát triển, ô nhiễm môi trường nhiều tiềm ẩn, tai tệ nạn xã hội
ngày một gia tăng, nét đẹp văn hóa bị mai một mất đi,…; thực tế một số
nhóm người khơng muốn ở nơng thơn. Tình trạng nữ hóa lao động, già hóa
nơng dân khá phổ biến; “Ngành nơng nghiệp ít người muốn vào, nơng thơn ít
người muốn ở, nông dân ít người muốn làm”.
Thứ hai, sản xuất nơng nghiệp cịn lạc hậu, quan hệ sản xuất chậm đổi
mới: Kinh tế hộ là chủ yếu phổ biến với quy mơ nhỏ (36% số hộ có dưới 0,2
ha) manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn chế, chưa gắn chế biến với
thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản chưa đủ sức cạnh tranh trên
15


thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học cơng nghệ trong
nơng nghiệp cịn chậm, tỷ trọng chăn ni trong nơng nghiệp cịn thấp; cơ
giới hố chưa đồng bộ.
Thứ ba, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn: Thu nhập bình qn
của người nơng dân của cả nước chỉ bằng ½ bình qn chung, nhiều nơi cịn
thấp hơn chỉ từ 200 - 300 USD. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao (16,2%), chênh lệch
giàu nghèo ngày càng giãn ra, chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa
các vùng ngày càng cao, thu nhập bình quân đạt 16 triệu đồng/hộ (năm 2008)
nhưng chênh lệch giữa 10% nhóm người giàu và 10% nhóm người nghèo nhất
là 13,5 lần. (Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2008 của Chính phủ).
Thứ tư, do yêu cầu nâng cao mức thụ hưởng thành tựu của công cuộc
đổi mới đối với nông dân. Hơn 70% dân số, nông dân nước ta là lực lượng cốt
yếu giữ cho đất nước ổn định nhưng trên thực tế giai cấp nơng dân bị thiệt
thịi nhiều nhất, được thụ hưởng thành quả của công cuộc đổi mới thấp nhất:

Cơ sở hạ tầng hạn chế, điều kiện sản xuất, sinh hoạt khó khăn, thu nhập thấp,
khả năng tiếp cận các dịch vụ thấp, chất lượng cuộc sống thấp, người dân phải
đóng góp nhiều,… Vì vậy cần xây dựng nông thôn mới để nhà nước quan
tâm, hỗ trợ nhiều hơn cho nông dân.
Thứ năm, yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng thơn
cùng với cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Để cơng nghiệp hóa cầnđất
đai, vốn và lao động kỹ thuật. Trong 03 yếu tố này thì có hai yếu tố thuộc về
nông nghiệp, nông dân.Qua xây dựng nông thôn mới sẽ quy hoạch lại đồng
ruộng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa.Mặt khác, mục
tiêu mà Đảng và Chính phủ đặt ra đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước
cơng nghiệp.Vì vậy, một nước công nghiệp không thể để nông nghiệp, nông
thôn lạc hậu, nơng dân nghèo khó.
1.2. Nội dung quản lý nhà nuớc về xây dựng nông thôn mới
1.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước và
chính sách về xây dựng nơng thơn mới
Văn bản quản lý nhà nước được hiểu là những văn bản chứa đựng
16


×