BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
NGUYỄN HUỲNH BÁ
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LẬP
HỒ SƠ MỜI THẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NĂM 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
NGUYỄN HUỲNH BÁ
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LẬP
HỒ SƠ MỜI THẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã số: 8 58 03 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS LÊ VĂN HÙNG
NĂM 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các kết quả nghiên cứu
và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào
và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện
trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn
Nguyễn Huỳnh Bá
i
LỜI CÁM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng Quý thầy cô Trường Đại học
Thủy lợi cũng như Quý thầy cô Trường Đại học Thủy lợi; cơ sở 2; Khoa cơng trình;
Bộ mơn Cơng nghệ và QLXD, Ban Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hậu Giang
cùng các bạn lớp thạc sỹ quản lý xây dựng khóa 25 tại tỉnh Hậu Giang đã tạo điều kiện
giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lê Văn Hùng, người đã trực tiếp, tận
tình hướng dẫn tác giả hồn thành luận văn Thạc sỹ.
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH......................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY DỰNG ....................4
1.1 Khái quát chung về công tác đấu thầu ......................................................................4
1.1.1 Một số khái niệm ..................................................................................................4
1.1.2 Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu ......................................................7
1.1.3 Trình tự thực hiện ............................................................................................... 10
1.2 Đặc điểm và tầm quan trọng của hồ sơ mời thầu trong xây dựng ..........................12
1.2.1 Đặc điểm của hồ sơ mời thầu .............................................................................12
1.2.2 Tầm quan trọng của hồ sơ mời thầu ...................................................................15
1.3 Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong lập hồ sơ mời thầu ............................ 18
1.3.1 Vai trò của cấp thẩm quyền ................................................................................19
1.3.2 Vai trò của chủ đầu tư .........................................................................................19
1.3.3 Vai trò của bên mời thầu ....................................................................................20
1.3.4 Vai trò của nhà thầu ............................................................................................ 20
1.3.5 Vai trò cơ quan thẩm định ..................................................................................21
1.4 Tình hình thực hiện đấu thầu của Việt Nam ........................................................... 21
1.4.1 Tình hình thực hiện cơng tác đấu thầu trong thời gian qua ................................ 21
1.4.2 Những kết quả đạt được trong đấu thầu xây dựng .............................................23
1.4.3 Một số tồn tại đấu thấu trong thời gian qua ........................................................25
Kết luận chương 1 .........................................................................................................27
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỂ ĐẤU THẦU XÂY DỰNG VÀ TIÊU CHUẨN
ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN NHÀ THẦU ........................................................................28
2.1 Hệ thống các văn bản pháp quy về đấu thầu xây dựng ...........................................28
2.1.1 Tổng quan pháp luật về đấu thầu ở Việt Nam qua các thời kỳ ..........................28
2.2 Nguyên tắc và các bước đấu thầu xây dựng ........................................................... 32
2.2.1 Nguyên tắc cơ bản .............................................................................................. 32
iii
2.2.2 Các bước thực hiện công tác đấu thầu theo các Thông tư của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư ban hành ............................................................................................................ 34
2.3 Các tiêu chuẩn đánh giá lựa chọn nhà thầu ............................................................ 43
2.3.1 Tiêu chuẩn đánh giá lựa chọn nhà thầu xây lắp ................................................. 44
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 49
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ MỜI THẦU CỦA
TỈNH HẬU GIANG ...................................................................................................... 51
3.1 Giới thiệu về tỉnh Hậu Giang .................................................................................. 51
3.1.1 Giới thiệu về Hậu Giang..................................................................................... 51
3.1.2 Giới thiệu về các chủ đầu tư: .............................................................................. 53
3.2 Khái quát về công tác lựa chọn nhà thầu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang .................. 54
3.3 Thực trạng về công tác lập hồ sơ mời thầu xây lắp ................................................ 58
3.3.1 Tình hình chung về thực hiện cơng tác đấu thầu ở Hậu Giang .......................... 58
3.3.2 Tiêu chuẩn đánh giá một số gói thầu xây lắp điển hình ..................................... 58
3.4 Giải pháp nâng cao chất lượng lập hồ sơ mời thầu xây lắp của tỉnh Hậu Giang (các
cơng trình trường học sử dụng nguồn vốn đầu tư công) ............................................... 72
3.4.1 Nâng cao nghiệp vụ đấu thầu của các bên liên quan (Chủ đầu tư, Bên mời thầu,
tư vấn đấu thầu, đơn vị thẩm định) ............................................................................... 72
3.4.2 Công khai, minh bạch các thông tin trong đấu thầu. .......................................... 73
3.4.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong đấu thầu. ................................... 74
3.4.4 Ban hành khung tiêu chuẩn về “Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và
kinh nghiệm” và “Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực kỹ thuật” ..................................... 74
3.4.5 Điều kiện thực hiện giải pháp............................................................................. 81
Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 86
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ .............................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 90
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 94
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Mở thầu tại Sở Y tế Hậu Giang ngày 20 tháng 12 năm 2018 .......................15
Hình 1.2 Trụ sở UBND tỉnh Hậu Giang .......................................................................16
Hình 1.3 Dự án đường Tây Sơng Hậu (chậm tiến độ) .................................................16
Hình 3.1 Bản đồ tỉnh Hậu Giang ..................................................................................51
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Qui định chi tiết lập hồ sơ mời thầu theo 03/2015/TT-BKHĐT .................. 13
Bảng 3.1 Một số gói thầu xây lắp điển hình ................................................................ 59
Bảng 3.2 Yêu cầu về năng lực tài chính và kinh nghiệm của nhà thầu ....................... 60
Bảng 3.3 Tiêu chí yêu cầu về nhân sự chủ chốt ........................................................... 64
Bảng 3.4 Yêu cầu về thiết bị thi công .......................................................................... 71
Bảng 3.5 Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm ......................... 75
Bảng 3.6 Yêu cầu về nhân sự chủ chốt ........................................................................ 78
Bảng 3.7 Yêu cầu về thiết bị và công nghệ thi công .................................................... 80
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BXD
: Bộ Xây dựng
BKH&ĐT
: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
CP
: Chính phủ
DAĐT
: Dự án đầu tư
HSMT
: Hồ sơ mời thầu
HSYC
: Hồ sơ yêu cầu
HSDT
: Hồ sơ dự thầu
HSĐX
: Hồ sơ đề xuất
HSMQT
: Hồ sơ mời quan tâm
HSMST
: Hồ sơ mời sơ tuyển
NĐ
: Nghị định
QĐ
: Quyết định
QH
: Quốc hội
TCĐG
: Tiêu chuẩn đánh giá
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
TT
: Thông tư
WB
: Ngân hàng Thế giới
QLDA
: Quản lý dự án
XDCB
: Xây dựng cơ bản
DNNN
: Doanh nghiệp nhà nước
vii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời gian qua q trình lập hồ sơ mời thầu các gói thầu để lựa chọn nhà thầu, các chủ
đầu tư, bên mời thầu thực hiện theo quy định tại mẫu hồ sơ mời thầu do Bộ Kế hoạch
và Đầu tư ban hành. Tuy nhiên, trong quá trình lập hồ sơ mời thầu, các chủ đầu tư, bên
mời thầu, tư vấn đấu thầu vận dụng các nội dung trong mẫu hồ sơ mời thầu để quy
định về “Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm” và “Tiêu
chuẩn đánh giá về năng lực kỹ thuật” chưa mang tính đồng bộ, thống nhất chung, cụ
thể như sau:
- Một số một số chủ đầu tư, bên mời thầu đưa các tiêu chí không phù hợp vào hồ sơ
mời thầu (quy định tiêu chí đánh giá quá cao hoặc quá thấp) nhằm tạo lợi thế cho một
hoặc một số nhà thầu.
- Công tác đấu thầu tại tỉnh Hậu Giang còn nhiều tồn tại, thách thức, như: Thời gian
trong đấu thầu kéo dài do các nguyên nhân chủ quan, hiệu quả đấu thầu chưa đạt được
như kỳ vọng; các bên trong đấu thầu (người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu,
tư vấn đấu thầu...) chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định, q trình thực
hiện cịn để xảy ra nhiều sai sót, vi phạm; việc cơng khai, minh bạch thơng tin chưa
được đảm bảo theo quy định; các hành vi vi phạm chưa được giải quyết triệt để, tình
trạng biến tướng với những biểu hiện phức tạp và tinh vi như dàn xếp, “quân xanh”,
“quân đỏ”, chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu, quy định các điều kiện bất hợp lý,
không phù hợp trong hồ sơ mời thầu (HSMT), đặc biệt tình trạng cản trở, hạn chế sự
tham gia của nhà thầu (quây thầu, vây thầu) vẫn tiếp diễn, chưa được khắc phục
- Quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu cịn mang tính chủ quan, khơng minh bạch, cố tình
loại nhà thầu vì những sai sót khơng nghiêm trọng; không cho phép nhà thầu làm rõ
hoặc không thực hiện làm rõ tạo bất lợi đối với một số nhà thầu, bỏ qua những sai sót
nghiêm trọng đối với những nhà thầu có quan hệ “thân hữu, theo địa bàn, theo ngành”.
1
Việc quy định về “Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm” và
“Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực kỹ thuật” nêu trên dẫn đến: Một số gói thầu giảm
tính cạnh tranh trong lựa chọn nhà thầu; Một số gói thầu xảy ra tỉnh trạng khiếu nại, tố
cáo trong đấu thầu; Một số gói thầu phải hủy thầu để tổ chức lựa chọn nhà thầu lại ...
Do đó, để nâng cao tính cạnh tranh trong đấu thầu, đảm bảo lựa chọn được nhà thầu đủ
năng lực, kinh nghiệm và uy tín để thực hiện gói thầu và giảm thiểu tình trạng khiếu
nại, tố cáo trong đấu thầu, tiết kiệm ngân sách nhà nước ... Từ cơ sở đó tác giả chọn đề
tài “NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LẬP HỒ SƠ MỜI
THẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG”.
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng lập hồ sơ mời thầu xây dựng trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang. Trọng tâm, nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng lập hồ sơ mời
thầu các cơng trình Trường học được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cách tiếp cận
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã dựa trên cách tiếp cận hệ thống quy định
của pháp luật hiện hành như: Mẫu hồ sơ mời thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
và một số hồ sơ mời thầu được lập trên cơ sở mẫu hồ sơ mời thầu.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Nghiên cứu tổng quan;
- Nghiên cứu lý luận kết hợp thực tiễn của địa phương;
- Kế thừa các quy định cũ và quy định hiện hành.
- Phương pháp chuyên gia.
2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác lựa chọn nhà thầu xây dựng công trình trường học
được đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Phạm vi nghiên cứu: Công tác lập hồ sơ mời thầu xây dựng các cơng trình trường học
sử dụng nguồn vốn đầu tư cơng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Ban hành khung tiêu chuẩn về “Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh
nghiệm” và “Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực kỹ thuật” đối với hồ sơ mời thầu xây
dựng các công trình trường học được đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang, với phương thức lựa chọn nhà thầu 01 giai đoạn, 01 túi hồ sơ.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Giúp chủ đầu tư, bên mời thầu áp dụng để lập hồ sơ mời thầu nhằm hạn chế khiếu nại,
tố cáo trong đấu thầu, tránh tình trạng hủy thầu, tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu
đảm bảo lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực, uy tín và tiết kiệm ngân sách nhà nước
trong quá trình đấu thầu.
3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY DỰNG
1.1 Khái quát chung về công tác đấu thầu
1.1.1 Một số khái niệm
- Dự án đầu tư phát triển (sau đây gọi chung là dự án) bao gồm: chương trình, dự án
đầu tư xây dựng mới; dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng;
dự án mua sắm tài sản, kể cả thiết bị, máy móc khơng cần lắp đặt; dự án sửa chữa,
nâng cấp tài sản, thiết bị; dự án, đề án quy hoạch; dự án, đề tài nghiên cứu khoa học,
phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra cơ bản; các chương
trình, dự án, đề án đầu tư phát triển khác.
- Vốn đầu tư công: Vốn đầu tư của ngân sách trung ương cho Bộ, ngành trung ương;
vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương cho địa phương; vốn đầu tư trong
cân đối ngân sách địa phương; Vốn đầu tư nguồn công trái quốc gia; Vốn đầu tư
nguồn trái phiếu Chính phủ; Vốn đầu tư nguồn trái phiếu chính quyền địa phương;
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
là các khoản vốn do Ngân hàng phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội
cho vay; Vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách
nhà nước; Khoản vốn vay của chính quyền cấp tỉnh.
- Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt
động đấu thầu, bao gồm: Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập
hoặc lựa chọn; Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;
Đơn vị mua sắm tập trung.
- Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn,
tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.
- Đấu thầu là một quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung
cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp tuân thủ
theo quy định; Lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư (Bao
gồm: Hình thức đối tác cơng tư và dự án có sử dụng đất), bảo đảm cạnh tranh, công
bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế từ đấu thầu mang lại.
4
- Đấu thầu qua mạng là hình thức lựa chọn nhà thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc
gia do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý.
- Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại Quyết định
phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
- Giá dự thầu là chi phí do nhà thầu tính tốn và thể hiện trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề
xuất, bản báo giá. Giá dự thầu là tất cả các chi phí để nhà thầu thực hiện gói thầu theo
yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt.
- Giá đánh giá là giá dự thầu của nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, sau khi đã hiệu chỉnh
sai lệch, sửa lỗi, theo yêu cầu, trừ đi chi phí giảm giá (nếu có) và cộng thêm các yếu tố
để quy đổi trên cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của cơng trình, hàng hóa.
Giá đánh giá được áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và dùng
để xếp hạng hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp.
- Giá đề nghị trúng thầu là giá trị dự thầu của nhà thầu đề nghị trúng thầu, khi đã được
hiệu chỉnh sai lệch, sửa lỗi theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu, trừ đi giá
trị giảm giá (nếu có).
- Giá trúng thầu do cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Giá hợp đồng là giá trị ghi trong văn bản hợp đồng làm căn cứ để tạm ứng, thanh
tốn, thanh lý và quyết tốn hợp đồng.
- Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự tốn mua sắm; gói thầu có thể gồm
những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm
một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua
sắm tập trung.
- Hồ sơ mời thầu là tài liệu để áp dụng cho hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu hạn
chế, đấu thầu rộng rãi. Trong đó, có tất cả các yêu cầu cho một gói thầu, một dự án.
HSMT làm cơ sở để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ để dự thầu và làm cơ sở cho bên mời thầu
tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu nhằm lựa chọn nhà thầu đủ năng lực và
kinh nghiệm.
5
- Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực
tiếp, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ
để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ
sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
- Hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự thầu là tất cả các tài liệu do nhà thầu lập, nộp cho bên mời
thầu theo quy định yêu cầu của hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu.
- Hợp đồng là văn bản thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu được lựa chọn trong
thực hiện gói thầu thuộc dự án; giữa bên mời thầu với nhà thầu được lựa chọn trong
mua sắm thường xuyên; giữa đơn vị mua sắm tập trung hoặc giữa đơn vị có nhu cầu
mua sắm với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm tập trung; giữa cơ quan nhà nước
có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm
quyền với nhà đầu tư được lựa chọn và doanh nghiệp dự án trong lựa chọn nhà đầu tư.
- Kiến nghị là việc nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu đề nghị xem xét lại kết quả lựa
chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư và những vấn đề liên quan đến quá trình
lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư khi thấy quyền, lợi ích của mình bị ảnh hưởng.
- Người có thẩm quyền là người quyết định phê duyệt dự án hoặc người quyết định
mua sắm theo quy định của pháp luật.
- Nhà thầu chính là nhà thầu đứng tên dự thầu trong hồ sơ dự thầu khi tham dự thầu,
trực tiếp ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được cấp có thẩm quyền lựa chọn. Trong
đó, nhà thầu chính có thể là nhà thầu liên danh hoặc nhà thầu độc lập.
- Thẩm định trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là việc kiểm tra, đánh giá
kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ
sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa
chọn nhà thầu, nhà đầu tư để làm cơ sở xem xét, quyết định phê duyệt theo quy định
của Luật này.
- Thời điểm đóng thầu là thời điểm hết hạn nhận hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ
sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
6
- Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là số ngày được quy định
trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu
đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Từ
thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày.
- Tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được bên mời thầu hoặc
đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập để đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ
dự thầu, hồ sơ đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà
thầu, nhà đầu tư.
- Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính
phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu
đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm
bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị
quyền sử dụng đất.
- Xây lắp gồm những công việc thuộc q trình xây dựng và lắp đặt cơng trình, hạng
mục cơng trình.
1.1.2 Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu
1.1.2.1 Hình thức lựa chọn nhà thầu
Theo quy định của Luật Đấu thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu được chia ra làm các
hình thức sau:
- Đấu thầu rộng rãi: Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định,
trong đó, khơng hạn chế số lượng các nhà thầu tham dự thầu. Đấu thầu rộng rãi được
áp dụng cho các dự án, các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu (trừ
trường hợp các gói thầu được áp dụng hình thức khơng phải là đấu thầu rộng rãi).
- Đấu thầu hạn chế: Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu
cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng
yêu cầu của gói thầu.
7
- Chỉ định thầu: Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau
đây: Gói thầu thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; Gói thầu thực hiện để khắc phục
ngay hoặc xử lý kịp thời hậu quả do sự cố bất khả kháng; gói thầu triển khai ngay để
tránh gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn
hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơng trình liền kề; gói thầu mua thuốc,
hóa chất, thiết bị y tế, vật tư để phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
Gói thầu cấp bách triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc
gia, hải đảo; Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa
phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về cơng
nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất
nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ; Gói thầu cung cấp dịch vụ tư
vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của
thiết kế kiến trúc cơng trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều
kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi cơng xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh
hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi cơng
cơng trình; Gói thầu di dời các cơng trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên
ngành trực tiếp quản lý để phục vụ cơng tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom,
mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi cơng xây dựng cơng trình; Gói thầu cung cấp sản
phẩm, dịch vụ cơng, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định
thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng
thời kỳ. Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu trong hạn mức phải đáp ứng đủ
các điều kiện sau đây: Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn
bị dự án; Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt; Đã được bố trí vốn theo u
cầu tiến độ thực hiện gói thầu; Có dự tốn được phê duyệt theo quy định, trừ trường
hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay.
- Chào hàng cạnh tranh: Được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo
quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây: Gói thầu dịch vụ
phi tư vấn đơn giản, thơng dụng; Gói thầu mua sắm hàng hóa có trên thị trường với
đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương về chất lượng, thơng dụng; Gói
thầu xây lắp cơng trình đơn giản và thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt. Chào
hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Có kế hoạch lựa
8
chọn nhà thầu được phê duyệt; Có dự tốn được phê duyệt theo quy định; Đã được bố
trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.
- Mua sắm trực tiếp: Được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc
cùng một dự tốn mua sắm, dự án hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác. Mua sắm
trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Nhà thầu trúng thầu
thông qua đấu thầu hạn chế hoặc đấu thầu rộng rãi, đã ký kết và thực hiện hợp đồng
gói thầu đã phê duyệt trước đó; Gói thầu có tính chất, nội dung tương tự và quy mô
nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã thực hiện; Đơn giá khơng được vượt đơn giá gói thầu
tương tự đã ký; Thời gian ký hợp đồng của gói thầu đã thực hiện khơng quá 12 tháng.
- Tự thực hiện: Được áp dụng đối với dự tốn mua sắm, gói thầu trong dự án, trong
trường hợp tổ chức trực tiếp sử dụng, quản lý gói thầu có năng lực tài chính, kỹ thuật
và kinh nghiệm đáp ứng theo u cầu.
- Ngồi ra, cịn có các hình thức lựa chọn nhà thầu khác như: Lựa chọn nhà thầu trong
trường hợp đặc biệt và Lựa chọn nhà thầu tham gia thực hiện của cộng đồng ...
1.1.2.2 Phương thức lựa chọn nhà thầu
Luật Đấu thầu năm 2013 [2] chia phương thức lựa chọn nhà thầu thành bốn phương
thức, cụ thể như sau:
- Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ: Được áp dụng cho Đấu thầu hạn chế,
đấu thầu rộng rãi đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, phi tư vấn, hỗn hợp, xây lắp có
quy mơ nhỏ theo quy định; Chào hàng cạnh tranh các gói thầu xây lắp, mua sắm hàng
hóa, phi tư vấn; Chỉ định thầu mua sắm hàng hóa, tư vấn, phi tư vấn, hỗn hợp, xây lắp;
Mua sắm trực tiếp hàng hóa. Nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự thầu. Trong đó, hồ
sơ bao gồm đề xuất về tài chính và đề xuất về kỹ thuật theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu,
hồ sơ mời thầu. Chủ đầu tư, bên mời thầu tiến hành mở thầu một lần.
- Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ: Được áp dụng cho đấu thầu hạn chế, đấu
thầu rộng rãi cho các gói thầu phi tư vấn, tư vấn, hàng hóa, hỗn hợp, xây lắp. Nhà thầu
nộp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật cùng với hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu
cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành hai lần, mở lần đầu là hồ sơ đề
9
xuất về kỹ thuật sau thời điểm đóng thầu. Mở thầu lần thứ hai là mở hồ sơ đề xuất về
tài chính để đánh giá đối với các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
- Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ: Được áp dụng cho đấu thầu hạn chế, đấu
thầu rộng rãi đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp, hàng hóa có quy mơ phức tạp, lớn.
Giai đoạn một, tất cả các nhà thầu nộp phương án tài chính và đề xuất về kỹ thuật theo
quy định của hồ sơ mời thầu nhưng lúc này chưa có giá dự thầu. Trên cơ sở trao đổi,
bàn bạc với các nhà thầu tham gia giai đoạn này, chủ đầu tư sẽ xác định hồ sơ mời
thầu giai đoạn hai. Ở giai đoạn hai, các nhà thầu đã tham dự ở giai đoạn một được mời
và nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu bao gồm đề xuất về tài chính và
đề xuất về kỹ thuật theo quy định của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, trong đó có bảo
đảm dự thầu và giá dự thầu của nhà thầu.
- Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ: Được áp dụng cho đấu thầu hạn chế, đấu
thầu rộng rãi trong gói thầu xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, cơng nghệ mới, phức tạp, có
tính đặc thù, mua sắm hàng hóa. Ở giai đoạn một, nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề
xuất về tài chính và hồ sơ đề xuất về kỹ thuật riêng biệt nhau theo quy định của hồ sơ
mời thầu. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầu sẽ được mở sau thời điểm đóng
thầu. Sau khi đánh giá đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầu, chủ đầu tư, bên mời thầu
sẽ xác định các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so với HSMT, danh sách các nhà thầu
đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được mời tham dự thầu ở giai đoạn hai. Giai đoạn hai sẽ
mở hồ sơ đề xuất về tài chính. Ở giai đoạn hai, Một số nhà thầu đáp ứng quy định
trong ở giai đoạn một được tiếp tục nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất
về tài chính và đề xuất về kỹ thuật theo quy định của HSMT ở giai đoạn hai tương ứng
với các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật. Ở giai đoạn này, sẽ mở hồ sơ dự thầu giai
đoạn hai cùng với hồ sơ đề xuất về tài chính đã nộp ở giai đoạn một để đánh giá.
1.1.3 Trình tự thực hiện
a. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm
các nội dung sau: Lập HSMT; Thẩm định, phê duyệt HSMT. Tổ chức lựa chọn nhà
thầu, gồm: Mời thầu; Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu; Chuẩn bị hồ sơ dự
thầu, nộp hồ sơ dự thầu, tiếp nhậnhồ sơ dự thầu, quản lý hồ sơ dự thầu, sửa đổi hồ sơ
dự thầu (nếu có), rút hồ sơ dự thầu; Mở thầu; Đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu,
10
bao gồm: Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ; Đánh giá chi tiết hồ sơ; Xếp hạng.
Thương thảo hợp đồng; Trình, thẩm định, phê duyệt, cơng khai kết quả lựa chọn nhà
thầu; Hoàn thiện và ký kết hợp đồng với nhà thầu.
b. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết); Lập hồ sơ mời thầu; Thẩm định, phê duyệt
hồ sơ mời thầu. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, gồm: Mời thầu; Phát hành, sửa đổi, làm rõ
HSMT; Chuẩn bị hồ sơ dự thầu, nộphồ sơ dự thầu, tiếp nhận hồ sơ dự thầu, quản lý hồ
sơ dự thầu, sửa đổi hồ sơ dự thầu, rút hồ sơ dự thầu; Mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật; Đánh
giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật, gồm: Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ hồ sơ đề xuất kỹ thuật;
Đánh giá chi tiết; Phê duyệt danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật;
Mở, đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính, bao gồm: Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các
nhà thầu trong danh sách được cấp thẩm quyền phê duyệt; Kiểm tra, đánh giá tính hợp
lệ của hồ sơ; Đánh giá chi tiết hồ sơ; Xếp hạng các nhà thầu. Thương thảo hợp đồng
với nhà thầu; Trình, thẩm định, phê duyệt, cơng khai kết quả lựa chọn nhà thầu; Hoàn
thiện, ký kết hợp đồng với nhà thầu.
c. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ: Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn một, gồm:
Lập HSMT ở giai đoạn một; Thẩm định, phê duyệt HSMT; Phát hành, sửa đổi, làm rõ
hồ sơ mời thầu; Chuẩn bị hồ sơ dự thầu, nộp hồ sơ dự thầu, tiếp nhận hồ sơ dự thầu,
quản lýhồ sơ dự thầu, sửa đổi hồ sơ dự thầu, rút hồ sơ dự thầu; Mở thầu; Trao đổi với
các nhà thầu về hồ sơ dự thầu ở giai đoạn một. Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn
hai, gồm: Lập hồ sơ mời thầu ở giai đoạn hai; Thẩm định, phê duyệt HSMT; Tổ chức
đấu thầu; Mở thầu; Đánh giá hồ sơ dự thầu, thương thảo hợp đồng giai đoạn hai;
Trình, thẩm định, phê duyệt, cơng khai kết quả lựa chọn nhà thầu, hồn thiện và ký kết
hợp đồng với các nhà thầu.
d. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ: Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn một, gồm:
Lập HSMT ở giai đoạn một; Thẩm định, phê duyệt HSMT; Phát hành, sửa đổi, làm rõ
HSMT; Chuẩn bị hồ sơ dự thầu, nộp hồ sơ dự thầu, tiếp nhậnhồ sơ dự thầu, quản lý hồ
sơ dự thầu, sửa đổi hồ sơ dự thầu, rút hồ sơ dự thầu; Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ
thuật; Phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong giai đoạn một trên
cơ sở báo cáo thẩm định kết quả đánh giá về kỹ thuật. Bên mời thầu phải thông báo
11
danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến tất cả các nhà thầu tham dự
thầu giai đoạn một. Trong đó, mời tất các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trong
giai đoạn một tham dự thầu giai đoạn hai. Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn hai,
bao gồm: Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn hai; Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu;
Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu; Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi,
rút hồ sơ dự thầu; Mở thầu; Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng giai đoạn
hai; Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện và
ký kết hợp đồng.
1.2 Đặc điểm và tầm quan trọng của hồ sơ mời thầu trong xây dựng
1.2.1 Đặc điểm của hồ sơ mời thầu
1.2.1.1 Cơ sở lập hồ sơ mời thầu
Để chủ đầu tư, bên mời thầu có cơ sở lập được HSMT trong xây dựng thì bắt buộc
phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định như sau:
- Quyết định phê duyệt dự án và các tài liệu liên quan đến dự án. Riêng, đối với các
gói thầu thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án của cấp thẩm quyền (như:
lập dự án, thẩm tra dự án, khảo sát lập dự án, khảo sát địa hình ...) thì người đứng đầu
chủ đầu tư hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án
trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư tiến hành phê duyệt kế hoạch lựa
chọn nhà thầu ở giai đoạn chuẩn bị dự án;
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tài liệu có liên quan đến thiết kế kèm theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt
đối với gói thầu xây lắp cơng trình;
- Các quy định của pháp luật hiện hành về đấu thầu và các văn bản của pháp luật liên
quan đến đấu thầu; điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử
dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;
- Một số chính sách của Nhà nước có liên quan đến thuế, phí và các ưu đãi nhà thầu
trong lựa chọn nhà thầu và các quy định hiện hành khác liên quan.
12
1.2.1.2 Đặc điểm hồ sơ mời thầu
HSMT là tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu hạn chế, đấu thầu rộng rãi. Trong đó,
bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ
dự thầu và bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm mục đích lựa chọn được nhà
thầu đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm thực hiện gói thầu.
HSMT phải quy định cụ thể các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm: tiêu
chuẩn đánh giá về kỹ thuật, năng lực, kinh nghiệm; Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá
(đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá); Xác định giá thấp nhất (đối
với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất). Mặc khác, trong HSMT được phê
duyệt tuyệt đối không được nêu bất cứ điều kiện gì để hạn chế sự tham gia của các nhà
thầu hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh khơng cơng
bằng, bình đẳng.
Việc lập HSMT các gói thầu xây dựng thuộc nguồn ngân sách nhà nước (Vốn đầu tư
công) phải căn cứ vào các quy định tại Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06
tháng 5 năm 2015 [1] của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu
xây dựng. Trong đó, HSMT được chia làm 04 phần, cụ thể như sau:
Bảng 1.1 Qui định chi tiết lập hồ sơ mời thầu theo 03/2015/TT-BKHĐT
Phần 1. THỦ TỤC ĐẤU THẦU
Chương này cung cấp thông tin nhằm
giúp nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu.
Thông tin bao gồm các quy định về việc
chuẩn bị, nộp hồ sơ dự thầu, mở thầu,
Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu
đánh giá hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng.
Chỉ được sử dụng mà không được sửa
đổi các quy định tại Chương này.
Chương này quy định cụ thể các nội
dung của Chương I khi áp dụng đối với
Chương II. Bảng dữ liệu đấu thầu
từng gói thầu.
Chương này bao gồm các tiêu chí để
đánh giá hồ sơ dự thầu và đánh giá về
Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu để
thực hiện gói thầu.
Chương này bao gồm các biểu mẫu mà
nhà thầu sẽ phải hoàn chỉnh để thành một
Chương IV. Biểu mẫu dự thầu
phần nội dung của hồ sơ dự thầu.
13
Phần 2. YÊU CẦU VỀ XÂY LẮP
Chương này cung cấp các thông tin về thông
số kỹ thuật, bản vẽ, thông tin bổ sung mô tả
Chương V. Yêu cầu về xây lắp
cơng trình đang được đấu thầu, các u cầu về
nhân sự và thiết bị để thực hiện gói thầu.
Phần 3. ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG
Chương này gồm các điều khoản chung được
áp dụng cho tất cả các hợp đồng của các gói
Chương VI. Điều kiện chung của hợp
thầu khác nhau. Chỉ được sử dụng mà không
đồng
được sửa đổi các quy định tại Chương này.
Chương này bao gồm dữ liệu hợp đồng và
Điều kiện cụ thể, trong đó có điều khoản cụ
Chương VII. Điều kiện cụ thể của hợp
thể cho mỗi hợp đồng. Điều kiện cụ thể của
đồng
hợp đồng nhằm sửa đổi, bổ sung nhưng không
được thay thế Điều kiện chung của Hợp đồng.
Chương này gồm các biểu mẫu mà sau khi
được hoàn chỉnh sẽ trở thành một bộ phận cấu
thành của hợp đồng. Các mẫu bảo lãnh thực
hiện hợp đồng (Thư bảo lãnh) và Bảo lãnh
Chương VIII. Biểu mẫu hợp đồng
tiền tạm ứng (nếu có yêu cầu về tạm ứng) do
nhà thầu trúng thầu hoàn chỉnh trước khi hợp
đồng có hiệu lực.
Phần 4. PHỤ LỤC
Các ví dụ Bảng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ
thuật.
Khi lập HSMT chủ đầu tư, bên mời thầu bắt buộc phải căn cứ vào quy mơ, tính chất
của từng gói thầu, từng dự án cụ thể để đưa ra các yêu cầu sao cho phù hợp với quy
định, phù hợp với mặt bằng năng lực, kinh nghiệm chung của các nhà thầu trên cơ sở
bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế; Tuyệt đối
không đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham dự của nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho
một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không công bằng, bình đẳng.
1.2.1.3 Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu
HSMT của các gói thầu chỉ được phát hành để lựa chọn nhà thầu khi có đủ các điều
kiện sau đây: Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được cấp thẩm quyền phê duyệt; Hồ sơ
mời thầu được cấp thẩm quyền phê duyệt bao gồm các nội dung yêu cầu về thủ tục đấu
thầu, bảng dữ liệu đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá, biểu mẫu dự thầu, bảng khối lượng
mời thầu; yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật, chất lượng; điều kiện chung, điều kiện cụ thể
của hợp đồng, mẫu văn bản hợp đồng và các nội dung cần thiết khác; Thông báo mời
thầu được đăng tải theo quy định; Nguồn vốn đầu tư cho gói thầu được thu xếp theo
14
tiến độ thực hiện gói thầu; Bảo đảm bàn giao mặt bằng thi công cho nhà thầu theo tiến
độ thực hiện gói thầu, dự án.
Hình 1.1 Mở thầu tại Sở Y tế Hậu Giang ngày 20 tháng 12 năm 2018
1.2.2 Tầm quan trọng của hồ sơ mời thầu
HSMT được lập với mục đích giúp chủ đầu tư, bên mời thầu lựa chọn được nhà thầu
có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu đảm bảo đúng mục tiêu
đầu tư dự án được phê duyệt. Do đó, có thể nhận thấy việc lập hồ sơ mời thầu, đánh
giá hồ sơ dự thầu và thẩm định trong quá trình lựa chọn nhà thầu là một trong những
cơng việc rất quan trọng nhất của một dự án. Quá trình lựa chọn nhà thầu có thể sẽ xảy
ra một trong hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: HSMT được lập cơ bản hoàn chỉnh theo quy định, các quy định trong
hồ sơ mời thầu đảm bảo tính cạnh tranh, cơng bằng, minh bạch và đa số các nhà thầu
đều được tham dự sẽ giúp chủ đầu tư, bên mời thầu lựa chọn được nhà thầu đủ năng
lực, kinh nghiệm và tài chính sẽ dẫn đến kết quả đạt được là: thi cơng cơng trình đảm
bảo chất lượng, tiến độ, mỹ quan khi đưa vào khai thác sử dụng.
15