Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Giáo Dục Sức Khỏe Sinh Sản Cho Học Sinh THCS. Mục lục Phần mở đầu 1. 2. 3. 4.. Lí do chọn đề tài Đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu. Nội Dung 1. Cơ sở lí luận 2. Cơ sở thực tiễn 3. Thực trạng và những mâu thuẫn a. Thuận lợi b. Khó khăn 4. Các giải pháp giải quyết vấn đề 5. Hiệu quả áp dụng. Kết Luận 1. Ý nghĩa đề tài đối với công tác 2. Khả năng áp dụng 3. Bài học kinh nghiệm 4. Đề xuất kiến nghị. 1 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Giáo Dục Sức Khỏe Sinh Sản Cho Học Sinh THCS. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí Do Chọn Đề Tài Hiện nay, trong chương trình giáo dục đào tạo ở trường THCS của Việt Nam, vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh chưa được quan tâmđúng mức. Chưa hề có môn giáo dục giới tính được đưa vào nội dung giảng dạy. Vấn đề này được lồng ghép vào một số nội dung trong môn sinh học hay một số bài trong môn giáo dục công dân, địa lí. Tuy nhiên, những nội dung đó vẫn chung chung, chưa đáp ứng được nhu cầu hiểu biết và sự cần thiết phải nắm vững các kiến thức về giới tính. Thái độ của các em khi nói đến những vấn đề liên quan đến giới tính còn khá dè dặt, các em chưa mạnh dạn trong quá trình tìm hiểu hay tiếp thu những kiến thức đó. Các em học sinh khi được hỏi đều cho rằng cần được trang bị các kiến thức về tâm – sinh lí và giao tiếp ứng xử ở bậc học THCS. Các giáo viên giảng dạy bộ môn khi đề cập đến việc dạy kiến thức về giới tính cho các em, một số người cho rằng: Giáo viên nói ra những vấn đề đó còn cảm thấy ngượng nữa huống chi học sinh. Hậu quả của sự thiếu hiểu biết về giới tính không phải ai khác mà chính các em phải chịu. Theo tổ chức y tế: phụ nữ chưa đủ 18 tuổi đến khám phá thai tại các trung tâm y tế ngày càng tăng. Cũng theo báo cáo, đây chỉ là số nổi, thực tế còn nhiều hơn vì các em không khai đúng tuổi hay không dám đến bệnh viện để xử lí. Hậu quả của sự thiếu hiểu biết về kiến thức giới tính làm các em dễ mang thai ngoài ý muốn, dễ mắc một số bệnh như: Lậu, Giang mai, Sùi mào gà, AIDS. Xã hội hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Nên hay không nên đưa chương trình giáo dục sức khỏe giới tính vào chương trình giáo dục phổ thông. Có ý kiến cho rằng: không nên vẽ đường cho hươu chạy, ý khác cho rằng: Thà vẽ đường cho hươu chạy còn hơn để hươu chạy sai đường. Vấn đề lớn được đặc ra ở đây là làm thế nào để lấp lỗ hổng trong công tác giáo dục giới tính cho các em đang ở giai đoạn vị thành niên. Theo tôi, việc cần thiết là phải trang bị cho các em kiến thức về vấn đề giới tính là không cần phải bàn cãi. Với vai trò là một giáo viên dạy môn sinh học, tôi thấy rằng cần thực hiện một chuyên đề về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh THCS nhất là học sinh khối 8-9 là cần thiết cho giới trẻ ngày nay. Vì thế tôi quyết định thực hiện chuyên đề này thông qua đề tài nhằm đưa ra các phương pháp thực hiện có hiệu quả quá 2 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Giáo Dục Sức Khỏe Sinh Sản Cho Học Sinh THCS. trình giáo dục về sức khỏe sinh sản ở lứa tuổi vị thành niên mà cụ thể là học sinh của trường THCS Bình Thạnh 2. Đối tượng nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài về sức khỏe sinh sản vị thành niên tôi nghiên cứu về các cơ sở khoa học của việc giữ gìn vệ sinh trong những ngày hành kinh, tác dụng của các biện pháp ngừa thai và thấy được tác hại của việc nạo phá thai đối với học sinh THCS nhất là học sinh nữ khối 8,9 3. Phạm vi nghiên cứu Trong năm học 2011-2012 tôi được phân công dạy lớp 8a3, 8a4, 8a5 và lớp 9a1,9a2. Nên tôi tiến hành nghiên cứu trên các lớp được nhà trường phân công 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp quan sát các sự việc xảy ra xung quanh Phương pháp phân tích Phương pháp điều tra ( phiếu điều tra). PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp quá trình từ tuổi thiếu niên để bước vào tuổi người lớn chính trong giai đoạn này; nhân cách, hành vi của trẻ vị thành niên đang được hình thành. Khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ có những chuyển biến lớn về tâm lí, muốn tìm tòi khám phá về giới tính của mình và người khác giới, các em thường có những đặc tính chung hay tò mò, dễ ảnh hưởng của bạn đồng trang lứa trên các vấn đề về tình dục, thiếu sự hiểu biết về thụ thai và chưa có nhận thức gì về việc sinh sản cũng như việc ngăn ngừa tránh thai nên trong thực tế có rất nhiều việc đáng tiếc xảy ra gây ảnh hưởng lớn đến đời sống các em sau này. 2. Cơ sở thực tiễn Trong thực tế vấn đề giáo dục về giới tính đang thừa mà thiếu. Vì vấn đề nhạy cảm, các em rất ngại trao đổi với người thân hoặc người lớn tuổi, nên các em tự tìm hiểu trên intenet mà trên mạng có nhiều nội dung tốt nhưng củng có những nội dung chưa phù hợp, các em chưa biết chọn lọc. Theo nghiên cứu cho ta thấy rằng sự thiếu hiểu biết của tuổi vị thành niên về quan hệ tình dục trước hôn nhân, hay việc sống thử ở giới trẻ đặc biệt là sự kém hiểu biết về chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là những yếu tố dẫn đến việc thiếu niên mang thai ngoài ý muốn. Vì thế là giáo viên bộ môn và củng 3 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Giáo Dục Sức Khỏe Sinh Sản Cho Học Sinh THCS. là giáo viên chủ nhiệm tôi thấy rằng cần thiết thực hiện buổi sinh hoạt tìm hiểu về sức khỏe sinh sản cho học sinh THCS nhất là học sinh nữ lớp 8,9 ở lứa tuổi này các em rất tò mò về giới tính và có mối quan hệ bạn bè khác giới. Vì thế các em cần biết kiến thức sinh sản để biết cách phòng ngừa thai ngoài ý muốn và tránh các bệnh lây qua đường tình dục. 3. Thực trạng và những mâu thuẩn a.Thuận Lợi - Học Sinh: các em rất nhiệt tình và thích thú khi tham gia hoạt động ngoại khóa. Vì các em sẽ được giải đáp những thắc mắc về sự thay đổi của cơ thể và tâm sinh lí của mình. - Ban giám hiệu tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất để tổ chức chuyên đề thành công. - Tổ chuyên môn: là tổ sinh hóa nên giáo viên đồng nghiệp củng thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục sức khỏe sinh sản lứa tuổi vị thành niên rất nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp ý kiến về các kiến thức chuyên môn và hình thức hoạt động để giúp tôi hoàn thành chuyên đề này. b.Khó Khăn. - Đây là vấn đề thầm kín rất khó nói, các em trong lứa tuổi hiếu động muốn tìm hiểu nhiều vấn đề xảy ra xung quanh nên rất khó chọn nội dung để giáo dục. Nếu chọn nội dung quá đơn giản thì không giải đáp thỏa đáng sẽ tạo thêm sự thắc mắc tò mò cho các em hơn, còn chọn nội dung quá sâu, quá cụ thể thì ngại sẽ vượt quá suy nghĩ và hành vi các em. - Phần đông các em rất muốn tìm hiểu về giới tính, sức khỏe sinh sản ... nhưng học sinh còn rất dè dặt, không dám biểu lộ hoặc trao đổi với giáo viên hoặc người thân trong gia đình. - Sự phát triển của Intenet là điều kiện thuận lợi cho các em muốn tìm hiểu các thông tin nhưng nó củng có mặt trái vì có rất nhiều thông tin không lành mạnh, nếu các em không biết chọn lọc thì tạo nên các lối sống, suy nghĩ lệch lạc không phù hợp với nền văn hóa truyền thống Việt Nam 4. Các Giải Pháp giải quyết vấn đề 1. Sinh hoạt chuyên đề giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho nam và nữ riêng. 4 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Giáo Dục Sức Khỏe Sinh Sản Cho Học Sinh THCS. Qua nhiều năm giảng dạy sinh 8 cụ thể chương XI “ sinh sản” tôi nhận thấy rằng chương này giúp các em hiểu về các cơ quan sinh dục của nam và nữ, gồm các bộ phận nào và qua các bài học này giáo viên củng có thể lồng ghép giáo dục về sức khỏe sinh sản vị thành niên nhưng do cần phải đảm bảo nội dung bài dạy nên không có thời gian nhiều để trao đổi giáo dục thêm cho các em, vả lại trong lớp học có cả nam và nữ nên các em rất ngại và mắc cỡ trước bạn khác giới. nên các em không trao đổi những thắc mắc về sự thay đổi của của cơ thể với giáo viên, cho nên giáo viên không nắm rõ các em muốn hỏi gì và vấn đề nào cần giải quyết?. Vì thế tôi chọn phương pháp thực hiện chuyên đề giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho nam và nữ riêng để phát huy được tính tích cực của học sinh giúp các em tự tin hơn khi trao đổi với giáo viên hoặc với các bạn nữ khác sẽ tạo không khí sinh động trong buổi thực hiện chuyên đề. 2. Yêu cầu học sinh đưa ra câu hỏi của bản thân ( không cần ghi tên học sinh) cho giáo viên. Giáo viên bộ môn tổng hợp và đưa ra nội dung chung để học sinh trao đổi . Trong lứa tuổi này các em có nhiều vấn đề để hỏi về bản thân hoặc bạn bè xung quanh. Nhưng rất ngại hỏi người thân vì khi hỏi các vấn đề này các em cảm thấy thẹn thùn với người lớn nhưng trong lòng rất muốn biết. Vì thế tôi gợi ý các nội dung các em uốn hỏi, ghi thành câu hỏi mà không cần ghi tên mình như thế các em mới đưa ra những thắc mắc thầm kín của mình. Qua cách làm này tôi thấy học sinh rất hào hứng đưa ra những thắc mắc, thông qua câu hỏi cho giáo viên. Từ nguồn thông tin phong phú và thiết thực trên tôi đã chọn ra các ý chung nhất cho các em cần biết, để đưa vào nội dung sinh hoạt. Giáo viên sẽ có cơ sở cung cấp thêm các thông tin để các em hiểu rõ hơn về cơ sở khoa học có liên quan đến bản thân. Từ đó các em sẽ tự tin bước vào cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. 3. Kết hợp với GVCN các lớp Thông qua GVCN, giáo viên bộ môn sẽ biết thêm 1 số thông tin về học sinh có những suy nghĩ và hiểu sai lệch trong mối quan hệ bạn bè khác giới. Từ đó giáo viên chủ động hướng các em vào buổi sinh hoạt chuyên đề, giúp các em sẽ thay đổi cách suy nghĩ của mình và biết cách phòng tránh thai và tạo mối quan hệ bạn khác giới phù hợp trong cuộc sống hang ngày 4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào nội dung sinh hoạt 5 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Giáo Dục Sức Khỏe Sinh Sản Cho Học Sinh THCS. Qua quá trình thực hiện chuyên đề giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên các năm trước tôi thấy rằng nếu chúng ta chỉ giải thích bằng lời trong buổi hoạt động thì hiệu quả không cao, gây sự nhàm chán đối với học sinh. Vì mục đích của buổi hoạt động là giáo dục giúp các em thấy được các tác hại của việc nạo phá thai hoặc có thai ở lứa tuổi vị thành niên, hướng dẫn các em biết cách bảo vệ và ứng xử đúng trong mối quan hệ xung quanh…Nếu chúng ta chỉ dùng lời giải thích sẽ không thu hút học sinh, Vì thế tôi đã kết hợp thuyết trình cùng với hình ảnh sinh động, thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin sẽ giúp học sinh hiểu đúng và rõ hơn các vấn đề mà giáo viên đưa ra, từ đó các em sẽ tự nhận thức và biết cách bảo vệ bản thân mình. Ví dụ: Giáo dục về việc tác hại việc nạo phá thai và có thai ngoài ý muốn. Giáo viên áp dụng CNTT đưa ra các hành ảnh sinh động về nạo phá thai, có ảnh hưởng đến tinh thần, thân thể của học sinh, khi vướng vào các vấn đề trên 5. Giáo viên thực hiện chuyên đề phải tự tin, thân thiện trong quá trình trao đổi với học sinh. Trong quá trình thực hiện chuyên đề giáo viên cần phải chuẩn bị kĩ nội dung thông qua sách giáo khoa, báo trí, intenet và cách thực hiện. tuy nhiên vấn đề quan trọng là phần hoạt động trao đổi với học sinh, giáo viên phải tự tin khéo léo xử lí các tình huống qua các câu hỏi của học sinh, giáo viên không nên nói một cách lấp lửng hoặc ngần ngại về các vấn đề thầm kín vì làm như thế các em càng lúng túng và càng tò mò hơn nữa. Vì thế giáo viên nên tự tin, thân thiện sẽ giúp chúng ta giáo dục các em tốt hơn. 6. Soạn chương trình nội dung hoạt động dựa vào các phương pháp dạy học như: pp thảo luận, pp trực quan, pp đưa ra tình huống, phương pháp phân tích và xử lí tình huống… Các bước hoạt động và nội dung cụ thể của buổi hoạt động: Bước 1: giới thiệu 1 số hình ảnh tuổi vị thành niên hay vướn phải để đặt ra tình huống có vấn đề và để giải quyết các vấn đề đó như thế nào? Vd: tình huống về mối quan hệ của bạn bè khác giới, tình huống có thai ở tuổi học sinh, bị lừa đảo và lạm dụng tình dục…. Bước 2: Chia nhóm Nội qui thực hiện: Tại phòng chúng ta chia thành 2 đội: đội A và đội B 6 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Giáo Dục Sức Khỏe Sinh Sản Cho Học Sinh THCS. Mỗi đội bầu ra đội trưởng sẽ trao đổi đưa ra kết luận chung về các vấn đề mà giáo viên đưa ra cho mỗi đội. Sau khi mỗi đội trình bày xong, đội A có thể đặt 3 câu hỏi đội B xoay quanh về nội dung thảo luận của đội B và ngược lại . Nếu đội nào đăt câu hỏi hay và trả lời tốt thì đội đó cộng thêm 10 điểm . Đội nào điểm cao sẽ nhận được phần quà Đội A: Câu 1: Dấu hiệu nào chứng tỏ nữ có khả năng mang thai. Khi có hiện tượng này chúng ta cần giử vệ sinh như thế nào ? tại sao? Câu 2: Ở tuổi vị thành niên có nên quan hệ tình dục không? Nếu có nên dung các biện pháp tránh thai nào? Biện pháp nào vừa có thể ngừa thai và tránh được các bệnh lây qua đường tình dục. Đội B: Câu 1: Nêu tác hại của việc nạo phá thai và có thai ở lứa tuổi vị thành niên Câu 2: Theo em hiện trạng nạo phá thai ở việt nam hiên nay tăng hay giảm? là học sinh nhất là nữ em cần làm gì để bảo vệ mình? Bước 3: Yêu cầu từng đội trình bày nội dung thảo luận sau đó giáo viên đưa ra kết quả đúng và kết hợp với các ảnh minh họa để giáo dục thêm cho học sinh thấy được các tác hại của việc nạo phá thai và biết tác dụng của các biện pháp ngừa thai. Vd: Các Biện Pháp Tránh Thai  Dùng bao cao su. 7 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Giáo Dục Sức Khỏe Sinh Sản Cho Học Sinh THCS. Dùng thuốc ngừa thai. Đặt vòng tránh thai. 8 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Giáo Dục Sức Khỏe Sinh Sản Cho Học Sinh THCS. Tác hại việc nạo phá thai. Có tới 1001 lý do để những người cha, những người mẹ tre ûđan tâm bỏ đi đứa con đang còn trong trứng nước của mình.. Mẹ ơi sao đành Lòng ! Chỉ một phút lỡ lầm mà hối hận cả đời.. Thông qua các hình trên ta có thể giáo dục các em rằng: từ một bào thai trong bụng mẹ sẽ tạo nên một con người hoàn chỉnh, qua những phút sai lầm cùng với việc thiếu hiểu biết, các em đã hủy sự sống 1đứa trẻ, hành động này vừa gây tổn hại sức khỏe người mẹ mà đây củng là một vấn đề 9 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Giáo Dục Sức Khỏe Sinh Sản Cho Học Sinh THCS. đạo đức. Từ đó các em sẽ xây dựng cho mình cách sống lành mạnh, có mục tiêu, lý tưởng và biết vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống Bước 4: Giáo viên chuyển sang tình huống có vấn đề mà các vấn đề này thường xảy ra ở địa phương : hiện nay có nhiều trường hợp trẻ vị thanh niên bị kẻ xấu lợi dụng để xâm hại tình dục hoặc lừa bán sang Trung Quốc thông qua một bài báo và đoạn phóng sự của đài truyền hình Việt Nam Vậy là học sinh nhất là nữ, em sẽ làm gì để bảo vệ mình? - Gv yêu cầu các hs trình bày ý kiến của mình không cần theo nhóm, sau đó giáo viên giáo dục và cung cấp thêm các thông tin về các trường hợp đã xảy ra trong địa phương hoặc trong nước ta để các em biết cách đề phòng Bước 5: Thống nhất lại các nội dung đã trao đổi trong buổi sinh hoạt về sức khỏe sinh sản vị thành niên Bước 6: Mời học sinh nêu cảm nghĩ của các em sau buổi hoạt động Bước 7: Giáo viên nhận xét buổi hoạt động ( những điều đạt được và các vấn đề cần khắc phục) 5 . Hiệu quả áp dụng Qua quá trình thực hiện chuyên đề giáo dục sức khỏe vị thành niên tôi thấy rằng đa số các em đã năm được những kiến thức cơ bản vế các biện pháp phòng tránh thai, biết cách giữ gìn vệ sinh trong những ngày hành kinh. Đặt biệc các em thấy được sự ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào của việc nạo phá thai hoặc có thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên từ đó các em biết xây dựng mối bạn bè khác giới trong sang lành mạnh Qua chuyên đề trên học sinh tự tin và thân thiện hơn trong việc trao đổi với giáo viên về thắc mắc ở lứa tuổi mới lớn, từ đó giáo viên có những lời khuyên hoặc có biện pháp giáo dục phù hợp. Thông qua phiếu điều tra trước và sau khi thực hiện chuyên đề giáo dục sức khỏe sinh sản, tôi đã thống kê được số liệu : khả nhận thức của các em về sức khỏe sinh sản và tác dụng các biện pháp ngừa thai thông qua bảng số liệu sau:. 10 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Giáo Dục Sức Khỏe Sinh Sản Cho Học Sinh THCS. Quan điểm HS Biết tác dụng và cách sử dụng của các biện Năm học pháp ngừa thai Năm học 2010-2011 10% Năm học 2011-1012. 90%. Khả năng nhận thức về sức khỏe sinh sản 40% 90%. PHẦN KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác Qua thực tế giảng dạy khi áp dụng phương pháp trên, tôi thấy rằng đó giúp học sinh chủ động hơn trong quá trình lĩnh hội những kiến thức liên quan đến vấn đề về giới tính. Thụng qua đề tài cỏc em đó biết những kiến thức cơ bản về các phương pháp ngừa thai, thấy được tác hại của việc nạo phá thai, bên cạnh còn rèn luyện cho các em kĩ năng sống có thể ứng phó và đề phòng các trường hợp xâm hại tình dục trẻ vị thành niên…. 2. Khả năng áp dụng Đề tài này có thể áp dụng cho tất cả học sinh THCS và THPT nhất là học sinh nữ, có thể sử dụng trong phạm vi lớp học hoặc thực hiện trong hội trường 3. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển Muốn thực hiện tốt đề tài giáo viên cần: - Đánh giá được tâm lí của học sinh trước khi tiến hành các bài giảng về vấn đề giới tính. - Chọn lọc những nội dung được xem là quan trọng, cần thiết đối với các em vÒ gi¸o dôc giíi tÝnh. - ChuÈn bÞ tèt hÖ thèng c©u hái, cách thức hoạt động, nội dung chính xác. - Sử dụng phương pháp phù hợp, giúp học sinh phát huy tối đa khả năng tự học, tự thảo luận theo nhóm, từ đó giúp học sinh tự mình tìm hiểu và lĩnh héi c¸c kiÕn thøc vÒ giíi tÝnh. - Cần tạo không khí sinh hoạt sôi nổi, giúp học sinh vượt qua thái độ ngại ngùng khi nói về các vấn đề tế nhị. 11 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Giáo Dục Sức Khỏe Sinh Sản Cho Học Sinh THCS. 4. Đề xuất kiến nghị Ở nhà trường nên có một hội trường rộng hơn để thực hiện chuyên đề thuận lợi và đạt hiệu quả cao 5. Nhận Xét Bản Thân Về Đề Tài Chuyên đề chỉ khai thác một vấn đề nhỏ trong các nội dung liên quan đến vấn đề GDGT cho HS, hy vọng với sự đóng góp của các đồng nghiệp chuyên đề sẽ mang tính sát thực hơn, đầy đủ hơn. xin cỏm ơn. Bình Thạnh ngày 12 tháng 3 năm 2012 Người viết. Phan Thị Thảo. 12 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Giáo Dục Sức Khỏe Sinh Sản Cho Học Sinh THCS. Ý kiến nhận xét Tổ Chuyên Môn ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………... Ý kiến nhận xét Hội Đồng Khoa Học Nhà Trường ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… …………………………………………………….......................................... .......................................................................................................................... ................................................................................. 13 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

×