Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Luận văn tốt nghiệp nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn ) j e vid )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 85 trang )

`

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHU ĐỨC TRƯỞNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LỒI LƠI KHOAI
(Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E Vid.)
TẠI HUYỆN CHIÊM HÓA - TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2016 - 2020

Thái Nguyên – 2020


`



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHU ĐỨC TRƯỞNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LỒI LƠI KHOAI
(Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E Vid.)
TẠI HUYỆN CHIÊM HÓA - TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Lớp

: K48 - QLTNR

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2016 - 2020


Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Tuấn Hùng

Thái Nguyên - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu đặc điểm lâm
học lồi Lơi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E Vid.) tại Huyện
Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang” đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân
tơi, các số liệu thu thập khách quan và trung thực. Kết quả nghiên cứu chưa
được sử dụng và công bố trên tài liệu nào khác. Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu
trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 6 năm 2020
XÁC NHẬN CỦA GVHD

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

CHU ĐỨC TRƯỞNG

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Xác nhận sinh viên đã sửa theo yêu cầu của hội đồng chấm
Khóa luận tốt nghiệp


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong chương trình đại 4 năm với bậc đại học qua quá trình học tập và rèn

luyện tại trường thì thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và quan trọng cho
mỗi sinh viên. Thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên làm quen với công tác
nghiên cứu, tổ chức quản lý và chỉ đạo sản xuất, là cơ hội cho sinh viên tự hoàn
thiện kiến thức của bản thân đã được học tập tại trường trong thời gian qua.
Được sự nhất chí của nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, tôi
tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài. “Nghiên cứu đặc điểm lâm học lồi
Lơi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E Vid.) tại huyện Chiêm
Hóa, tỉnh Tuyên Quang”. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ
nhiệm khoa và các thầy, cô giáo trong trường Đại học Nơng lâm Thái Ngun
nói chung và Khoa Lâm nghiệp nói riêng đã tạo điều kiện cho tơi học tập và
nghiên cứu trong suốt những năm qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Tuấn
Hùng đã tận tình bảo ban hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của chính quyền địa phương
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tun Quang, cán bộ Kiểm lâm và người dân tại địa
phương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Vì thời gian thực tập ngắn, trình độ bản thân cịn hạn chế nên đề tài
khơng tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của
thầy cơ và các bạn để bổ sung cho đề tài được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày 27 tháng 6 năm 2020
Sinh viên

Chu Đức Trưởng


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Kích thước lồi Lơi khoai ............................................................... 24

Bảng 4.2: Thông tin các ô tiêu chuẩn đã lập tại huyện Chiêm Hóa................ 26
Bảng 4.3: Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ ở vị trí chân đồi .............................. 27
Bảng 4.4: Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ ở vị trí Sườn đồi ............................. 28
Bảng 4.5: Cấu trúc mật độ tầng cây gỗ tại khu vực nghiên cứu ..................... 29
Bảng 4.6: Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học ................................................... 30
Bảng 4.7: Chiều cao của lâm phần nơi Lôi khoai phân bố ............................. 32
Bảng 4.8: Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh ................................................. 34
Bảng 4.9: Cấu trúc mật độ tầng cây tái sinh và mật độ Lôi khoai .................. 36
Bảng 4.10: Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh .............................................. 37
Bảng 4.11: Phân bố tái sinh theo cấp chiều cao .............................................. 39
Bảng 4.12: Tổng hợp phân bố tái sinh theo mặt nằm ngang .......................... 40
Bảng 4.13: Hình thái phẫu diện đất đặc trưng nơi có Lơi khoai phân bố ....... 41


iv

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1: Hình thái thân cây Lơi khoai ........................................................... 23
Hình 4.2: Hình thái lá cây Lơi khoai ............................................................... 25
Hình 4.3: Hình thái quả của cây Lơi khoai ..................................................... 25


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
A0,A1,A2,B,C

Các tầng đất


CTTT

Công thức tổ thành

CTV

Cây triển vọng

D1.3

Đường kính thân cây tại 1.3m

Dt

Đường kính tán

ĐT

Đơng tây

ĐTĐG&TĐBTNR Điều tra đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng
Hvn

Chiều cao vút ngọn

H’

Chỉ số Shannon – Wiener

Hbq


Chiều cao bình quân

Hdc

Chiều cao dưới cành

Hmax

Chiều cao lớn nhất

Hmin

Chiều cao nhỏ nhất

HST

Hệ sinh thái

IUCN

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên

NB

Nam bắc

NPK


Đạm, Lân, Kali

NXB

Nhà xuất bản

OTC

Ô tiêu chuẩn

UNESCO
VD

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
hiệp quốc
Ví dụ


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................ 2

1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................ 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 4
2.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc ................................................................ 4
2.2.2. Những nghiên cứu về tái sinh ................................................................. 4
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................. 5
2.3.1. Những nghiên cứu về cấu trúc ................................................................ 5
2.3.2. Những nghiên cứu về tái sinh ................................................................. 6
2.4. Những nghiên cứu về lồi Lơi khoai.......................................................... 7
2.5. Thảo luận .................................................................................................... 9
2.6. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ........................... 9
2.6.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 9
2.6.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 12
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 16
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 16


vii

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 16
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 16
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 16
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
3.4.1. Phương pháp luận.................................................................................. 17
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 17
3.4.3. Xử lý số liệu .......................................................................................... 19
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 23
4.1. Đặc điểm hình thái của lồi Lơi khoai ..................................................... 23

4.1.1. Đặc điểm hình thái thân cây .................................................................. 23
4.1.2. Đặc điểm hình thái lá cây ...................................................................... 25
4.1.3. Đặc điểm hình thái hoa, quả.................................................................. 25
4.2. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ nơi có Lơi khoai phân bố........................ 26
4.2.1. Cấu trúc tổ thành ................................................................................... 26
4.2.2. Cấu trúc mật độ ..................................................................................... 29
4.2.3. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học.......................................................... 30
4.2.4. Cấu trúc tầng thứ ................................................................................... 31
4.3. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh ...................................... 33
4.3.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh ........................................................ 33
4.3.2. Mật độ tầng cây tái sinh và mật độ Lôi khoai ....................................... 36
4.3.3. Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh ....................................................... 37
4.3.4. Phân bố tái sinh theo cấp chiều cao ...................................................... 38
4.3.5. Phân bố tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang......................................... 39
4.4. Đặc điểm đất rừng nơi lồi Lơi khoai phân bố ........................................ 40
4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển lồi Lơi khoai tại huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tun Quang ....................................................................... 42


viii

4.5.1. Nhóm các giải pháp về kỹ thuật lâm sinh ............................................. 42
4.5.2. Nhóm các giải pháp về chính sách pháp luật ........................................ 43
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 45
5.1. Kết luận .................................................................................................... 45
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 46
5.3. Đề nghị ..................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 48
PHỤ LỤC



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, rừng là tài nguyên

quý giá của nhân loại, rừng giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội lồi
người. Rừng khơng chỉ là nơi cung cấp thức ăn, vật liệu xây dựng, thuốc chữa
bệnh, tham gia vào quá trình giữ đất, giữ nước, điều hồ khí hậu, phịng hộ và
bảo vệ mơi trường, bảo vệ nguồn gen động, thực vật, bảo vệ đa dạng sinh học.
Bên cạnh đó, rừng là nơi học tập, nghỉ mát, tham quan du lịch do đó rừng
đóng góp vai trị rất quan trọng và góp phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân
của mỗi quốc gia. Rừng là lá phổi xanh khổng lồ của nhân loại. Chính vì thế
có thể nói cây rừng chính là nguồn sống của chính chúng ta.
Cây Lơi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) thuộc
phân họ Vang - Caesalpinioideae, họ Đậu - Fabaceae, bộ Đậu - Fabales, lớp
Ngọc lan - Magnoliopsida, ngành Ngọc lan - Magnoliophyta. Do cây có lá
kép lơng chim, dạng như lá cây Lim xanh, nhưng khi non có màu đỏ son chói
lọi, nên anh em lâm nghiệp ở Vườn Quốc Gia Bạch Mã đã gọi nó là "Lim
lửa", và từ đó cũng đã có nhiều người gọi là Lim lá thắm, thậm chí là Lim
xanh lá thắm. Khi nhìn màu sắc đỏ thắm của loài cây này từ xa, người ta
mường tượng như những cây Phong ở Nhật Bản, Hàn Quốc... hay cây Thích
nảy lộc vào xuân ở đỉnh núi Bà Nà. Chúng ta nên tận dụng nguồn gen độc đáo
này để trồng làm cây cảnh quan, vừa che bóng vừa tạo cảnh đẹp.
Trên cơ sở đó chúng tơi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài :
“Nghiên cứu đặc điểm lâm học lồi Lơi khoai (Gymnocladus angustifolia

(Gagn.) J.E Vid.) tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”.


2

1.2. Mục tiêu đề tài
- Xác định một số đặc điểm cấu trúc của lồi Lơi Khoai tại huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Xác định một số đặc điểm tái sinh của lồi Lơi Khoai tại huyện Chiêm
Hóa, tỉnh Tun Quang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển lồi Lơi Khoai tại huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tun Quang.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
Qua nghiên cứu thực tiễn đề tài giúp ta làm quen với công tác nghiên
cứu khoa học, ứng dụng lý thuyết đã học được trong nhà trường và thực tiễn.
Củng cố kiến thức cơ sở cũng như chuyên ngành, sau này có điều kiện tốt hơn
để phục vụ công tác phát triển ngành lâm nghiệp.
Tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc, làm quen với thực tế công
tác nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học để lựa chọn
các giải pháp bảo tồn và phát triển loài Lôi khoai.
- Ý nghĩa thực tiễn
Biết được đặc điểm phân bố và đặc điểm sinh thái, đặc điểm cấu trúc,
tình trạng và vai trị của lồi Lơi Khoai tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên
Quang. Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển và bảo tồn.


3

PHẦN 2

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Việc nghiên cứu về đặc điểm lâm học là con đường tốt nhất và hiệu quả
nhất để nghiên cứu một đối tượng cực kỳ phức tạp và ít được hiểu biết như
rừng và đời sống của nó. Sau khi xác định được đối tượng nghiên cứu của lâm
học là hệ thống phân cấp từ: Cây – Lâm phần – HST rừng – Vốn rừng tổng
thể. Theo quan điểm của nhận thức luận thì các quy luật đúng với các cấp
thấp của hệ thống cũng đúng với các cấp có tổ chức cao hơn. Ví dụ: các quy
luật sinh trưởng, các tương quan giữa cây và lập địa… đúng với từng cây
riêng lẻ thì cũng đúng với lâm phần. Tuy nhiên, trong lâm phần, do ảnh
hưởng tương tác giữa các cây cá thể với nhau mà có thêm các quy luật mới
riêng cho từng lâm phần. Thông qua kết cấu tổ chức không gian và thời gian
của các lâm phần, tức là sự sắp xếp bên cạnh nhau của các lâm phần trong
không gian và sự kế tiếp nhau về thời gian mà xuất hiện thêm những quy luật
mới có tổ chức cao hơn trong các HST rừng và vốn rừng tổng thể. Đây chính
là cơ sở để chúng ta xây dựng hệ thống lý thuyết của khoa học lâm nghiệp nói
chung và lâm học nói riêng.
Thơng qua kết cấu tổ chức không gian và thời gian của các lâm phần,
tức là sự sắp xếp bên cạnh nhau của các lâm phần trong không gian và sự kế
tiếp nhau về thời gian mà xuất hiện thêm những quy luật mới có tổ chức cao
hơn trong các HST rừng và vốn rừng tổng thể.
Đây chính là cơ sở để chúng ta xây dựng hệ thống lý thuyết của khoa
học lâm nghiệp nói chung và lâm học nói riêng. Theo đó, các lý thuyết về lâm
phần, cấu trúc, tái sinh rừng được vận dụng triệt để trong nghiên cứu đặc
điểm của 1 lồi cụ thể nào đó.


4

2.2. Những nghiên cứu trên thế giới

2.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc
Cấu trúc rừng là sự sắp xếp có tính quy luật của tổ hợp các thành phần
cấu tạo nên quần thể thực vật rừng trong không gian và thời gian. Cấu trúc
rừng biểu hiện quan hệ sinh thái giữa thực vật rừng với nhau và với các nhân
tố môi trường xung quanh gồm: Cấu trúc sinh thái tạo thành lồi cây, dạng
sống, tầng phiến; cấu trúc hình thái tầng tán rừng; cấu trúc đứng; cấu trúc
theo mặt phẳng ngang (mật độ và dạng phân bố cây trong quần thể); cấu trúc
theo thời gian (theo tuổi).
Lamprecht H. (1989) [25], căn cứ vào nhu cầu ánh sáng của các loại
cây trong suốt quá trình sống để phân chia cây rừng nhiệt đới thành nhóm cây
ưa sáng, nhóm cây bán chịu bóng và nhóm cây chịu bóng. Kết cấu của quần
tụ lâm phần có ảnh hưởng đến tái sinh rừng.
Odum E.P (1971) [26], đã nghiên cứu học thuyết về hệ sinh thái trên cơ
sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P (1935). Khái niệm hệ
sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng
trên quan điểm sinh thái học.
Plaudy J [14], đã biểu diễn cấu trúc rừng bằng các phẫu đồ rừng,
nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo
các khái niệm dạng sống, tầng phiến…
Baur G.N. (1976) [1], đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học
trong đó đã đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về
mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa nhiệt đới.
2.2.2. Những nghiên cứu về tái sinh
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học đặc thù của hệ sinh thái rừng,
đảm bảo cho rừng tồn tại và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác.


5

P.W.Richards (1959) đã tiến hành nghiên cứu tái sinh ở rừng mưa nhiệt

đới và cho xuất bản cuốn. “Rừng mưa nhiệt đới” Kết quả nghiên cứu cho thấy
tái sinh rừng mưa nhiệt đới vô cùng phức tạp, cây tái sinh tự nhiên có phân
bố cụm một số khác có phân bố Poisson.
Van steenis.J (1956) [37], đã nêu hai đặc điểm tái sinh phổ biến: Tái
sinh phân tán liên tục của các lồi cây chịu bóng và kiểu tái sinh của các loài
cây ưa sáng khi nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên nhiệt đới.
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
2.3.1. Những nghiên cứu về cấu trúc
Nguyễn Thị Yến (2003) [24], nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa
dạng nguồn tài nguyên cây thuộc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã Xuân
Sơn, huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ, đã thống kê được 20 loài thực vật quý
hiếm, trong 15 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU) và 5 loài ở mức nguy cấp dựa
theo những thứ hạng và tiêu chuẩn sách đỏ ở Việt Nam (2007) và IUCN.
Đặng Kim Vui (2002) [23], nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục
hồi sau nương rẫy để làm cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng
ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã kết luận đối với giai đoạn phục hồi từ
1 – 2 tuổi (hiện trạng là thảm thực vật cây bụi) thành phần thực vật 72 lồi
thuộc 36 họ và họ Hịa thảo (Poaceae) có số lượng lớn nhất (10 lồi), sau đó
đến họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 6 loài, họ Trinh nữ (Mimosaceae) và họ Cà
phê (Rubiaceae) mỗi họ có 4 lồi. Bốn họ có 3 loài là họ Long não
(Lauraceae), họ Cam (Rutaceae), họ Khúc khắc (Similacaceae) và họ Cỏ roi
ngựa (Verbenaceae). Ngoài ra, cấu trúc trạng thái thảm thực vật cây bụi này
có số cá thể trong OTC cao nhất nhưng lại có cấu trúc hình thái đơn giản, độ
che phủ thấp nhất 75 – 80%, chủ yếu tập trung vào các loài cây bụi.


6

Thái Văn Trừng (1978) [27], khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh
mưa ẩm nhiệt đới ở nước ta đã đưa ra mơ hình cấu trúc tầng vượt tán, tầng ưu

thế sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi và tầng thảm tươi.
Trần Ngũ Phương (1970) [14], khi đề cập đến rừng ở miền Bắc Việt
Nam đã xếp rừng trên núi đá vôi vào đai rừng nhiệt đới mưa mùa với kiểu
rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh trên núi đá vơi, và có 4 kiểu phụ: Thổ
nhưỡng ngun sinh tầng cây gỗ, trong đó có cây nghiến là cây chiếm ưu thế,
đai rừng á nhiệt đới mưa màu với kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trên núi đá vơi.
Lê Đình Thăng (2014) [18], Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học
của loài cây Sa mộc dầu tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên - Thanh Hóa
và nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu
(Cunninghamia konishii Hayata) tại khu bảo tồn Tây Côn Lĩnh – tỉnh Hà
Giang của Cháng Văn Cường (2014) [6], và nghiên cứu phân bố và đặc điểm
lâm học của loài cây Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) tại vườn
quốc gia Pù Mát - tỉnh Nghệ An của Nguyễn Hữu Tiến (2014) [19].
Nguyễn Thanh Bình (2003), đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học
của loài Dẻ ăn quả phục hồi tự nhiên tại Bắc Giang. Với những kết quả
nghiên cứu đạt được, tác giả đã đưa ra nhiều kết luận, ngồi những đặc điểm
về hình thái, vật hậu, phân bố cấu trúc và tái sinh tự nhiên của lồi, tác giả
cịn cho rằng phân bố N-H và N-D đều có một đỉnh; tương quan giữa Hvn và
D1.3 có dạng phương trình Logarit.
2.3.2. Những nghiên cứu về tái sinh
Trần Xuân Thiệp (1995) [18], đã định lượng cây tái sinh tự nhiên trong
các trạng thái rừng khác nhau, theo tác giả số lượng cây tái sinh biến động từ
8.000 – 12000, lớn hơn rừng nguyên sinh.
Nguyễn Duy Chuyên (1995) đã nghiên cứu quy luật phân bố cây tái
sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loài vùng Quỳ Châu - Nghệ An.


7

Nguyễn Văn Trương (1983) [26], đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lớp

cây tái sinh với tầng cây gỗ và quy luật đào thải tự nhiên dưới tán rừng.
Vũ Đình Huề (1975), kết luận: Tái sinh tự nhiên rừng miền Bắc Việt
Nam có đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới.
2.4. Những nghiên cứu về lồi Lơi khoai
- Trên thế giới:
IPNI liệt kê 7 lồi Lơi khoai như sau:
+ Gymnocladus angustifolius (Gagnepain) J.E.Vidal, 1980, Đơng
Dương. Lồi này có tên gọi địa phương trong tiếng Việt là lô khoai hay lim
xanh, lá thắm.
+ Gymnocladus arabicus Lam., 1785
+ Gymnocladus assamicus Kanjilal ex P.C.Kanjilal, 1934, Assam, Ấn Độ
+ Gymnocladus burmanicus C.E.Parkinson, 1928, Tenasserim, Myanma
+ Gymnocladus chinensis Baill., 1875, Trung Quốc, tên tiếng Trung là
肥皂荚 (phì tạo giáp), nghĩa là cây có quả làm xà phòng
+ Gymnocladus dioicus (L.) K.Koch, 1869, đồng nghĩa Gymnocladus
canadensis Lam., 1785. Phân bố: Bắc Mỹ. Tên tiếng Anh của nó là Kentucky
coffeetree, nghĩa là cây cà phê Kentucky.
+ Gymnocladus guangxiensis P.C.Huang & Q.W.Yao, 1980, Trung Quốc
Tuy nhiên, nhiều tài liệu chỉ đề cập tới 3 loài là G. dioicus, G.
burmanicus và G. chinensis. Trong IPNI cũng nhắc tới danh pháp
Gymnocladus williamsii Hance, 1884 như là từ đồng nghĩa của Gledits(ch)ia
sinensis tức cây tạo giáp hay bồ kết Hoa Nam.
- Ở Việt Nam:
Lôi khoai tên khoa học (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.)
thuộc họ Đậu (Fabaceae). Các loài trong chi này là các dạng cây thân gỗ từ
nhỡ tới lớn, có thể cao từ 10 tới 30 m, đường kính thân cây đạt 0,6 tới 0,9 m.


8


Tán lá có đường kính tới 8 m. Thân cây thường chia thành 3 đến 4 nhánh ở độ
cao 3-5 m. Các cành to, mập, nhiều ruột. Rễ chùm. Vỏ cây màu xám tro, dễ
bóc. Các lá kép hai lần chẵn, mọc so le và các lá chét cấp 2 (khoảng 10 tới 14)
mọc đối. Các lá chét cấp 1 phía dưới suy giảm thành các lá nhỏ. Kích thước
lá: dài khoảng 60-90 cm và rộng khoảng hai phần ba chiều dài. Cuống lá và
cuống của các lá chét hình trụ thon, phình to ở phần gốc, nhẵn khi trưởng
thành, màu lục nhạt, thường tía ở mặt trên. Các lá chét hình trứng, kích thước
dài tới 5 - 6 cm, hình nêm hoặc thn trịn khơng đều ở gốc, mép lá hơi gợn,
nhọn đỉnh. Khi mới xuất hiện từ chồi có màu hồng hay đỏ tươi, nhanh chóng
chuyển sang màu xanh đồng, nhẵn và bóng ở mặt trên.
Khi phát triển đầy đủ có màu xanh lục sẫm ở mặt trên, lục nhạt ở mặt
dưới. Về mùa thu chuyển sang màu vàng. Hoa ra vào mùa hè, đơn tính khác
gốc, mọc ở đầu cành, màu trắng ánh xanh lục. Đài hoa hình ống, có lơng tơ,
10 gân, 5 thùy. Các thùy mở bằng mảnh vỏ trong chồi. Tràng hoa với 5 cánh
hoa thn dài, có lơng tơ, lợp khi ở trong chồi. Các hoa đực mọc thành ngù
ngắn giống như chùm hoa, dài 8 - 10 cm, các hoa cái mọc thành chùm dài 25 30 cm. Nhị hoa 10, với 5 nhị dài và 5 nhị ngắn, bao phấn màu vàng cam,
hướng trong. Bầu nhụy thượng, khơng cuống, có lơng tơ, co lại thành vòi
nhụy ngắn với 2 thùy đầu nhụy. Các lá noãn mọc thành 2 hàng. Quả dạng quả
đậu, dài 15 - 25 cm, rộng 3 - 5 cm, hơi cong, mép dầy, màu nâu ánh đỏ sẫm,
hơi có phấn ở vỏ quả, chứa 6 - 9 hạt, được bao bọc trong lớp cùi thịt dầy có vị
ngọt. Cuống dài 2 - 5 cm.
Do cây có lá kép lông chim, dạng như lá cây Lim xanh, nhưng khi non
có màu đỏ son chói lọi, nên nhiều người đã gọi nó là "Lim lửa". Cái tên này
cũng hay, vì chính nhà thực vật học người Pháp Gagnepain xếp nó vào chi Lim
xanh - Erythrofloeum (Lim xanh) với tên khoa học là Erythrofloeum


9

angustifolium (Gagn) và từ đó cũng đã có nhiều người gọi là Lim lá thắm, thậm

chí là Lim xanh lá thắm.
Theo quy luật sinh học, trong vùng khí hậu á nhiệt đới, nhiều thực vật
khi trải qua một thời gian sống có nhiệt độ mơi trường thấp kéo dài trong
năm, màu lá của chúng thay đổi mạnh qua các thời kỳ sinh trưởng, lá non đỏ
thắm, lá trưởng thành màu xanh lục, đến lúc già cỗi sắp lìa cành thì lại đỏ hay
vàng rực lên rất đẹp mắt. Cây Lôi khoai là một trong những ví dụ điển hình.
Đó là những kết quả bước đầu, cũng có thể do cây còn nhỏ bé. Dù sao cũng
phải tiếp tục theo dõi, đến lúc cây trưởng thành mới kết luận chắc chắn được
mức độ thích nghi của nó.
2.5. Thảo luận
Từ các cơng trình nghiên cứu được trình bày như trên ta thấy các cơng
trình nghiên cứu về lồi Lơi khoai cịn rất hạn chế nên thiếu các cơ sở khoa
học để chọn tạo và nhân giống. Mặc dù có một số cơng trình nghiên cứu về
Lơi khoai tuy nhiên chưa có cơng trình nào hồn chỉnh một cách hệ thống
tồn diện.
Theo kết quả của những cơng trình nghiên cứu như trên làm cơ sở tốt
để tôi lựa chọn những nội dung và hướng đi thích hợp cho đề tài “Nghiên cứu
đặc điểm lâm học lồi Lơi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E Vid.)
tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”.
2.6. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
2.6.1. Điều kiện tự nhiên
2.6.1.1. Vị trí địa lý
Chiêm Hố là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Tun Quang. Phía
Đơng, Đơng - Bắc giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) và huyện Na Hang
(tỉnh Tuyên Quang); phía Tây - Bắc giáp huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang);
phía Tây - Nam giáp huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang); phía Nam giáp


10


huyện n Sơn, phía Bắc giáp huyện Lâm Bình. Huyện lỵ đặt tại thị trấn
Vĩnh Lộc, cách trung tâm tỉnh Tuyên Quang 67 km. Diện tích cả huyện là
127.882,3ha, trong đó có 14.965,19 ha đất sản xuất nơng nghiệp và 105.126,2
ha đất lâm nghiệp. Tồn huyện có 378 thơn, tổ nhân dân, dân số trên 132.000
người với 18 dân tộc cùng chung sống, mật độ dân số trung bình là 102
người/km2.
2.6.1.2. Địa hình
Địa hình của Chiêm Hố bị chia cắt khá lớn bởi hệ thống sơng ngịi và
nhiều dãy núi lớn. Nét chung của địa hình là sự xen kẽ k hông đều giữa các
núi đá vôi và núi đất, giữa các dải núi cao và vùng đồi đất có độ cao trung
bình hoặc thấp. Giữa các vùng đồi núi đó là các thung lũng có diện tích khơng
lớn song đất đai mầu mỡ, thuận lợi cho việc xây dựng các điểm dân cư, phát
triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Chiêm Hố có nhiều dãy núi cao. Phía Đơng
có đỉnh cao nhất là núi Khau Bươn (thuộc địa phận xã Kiên Đài, có độ cao
957m), phía Tây có đỉnh cao nhất là núi Cham Chu có độ cao 1.587 m (thuộc
địa phận xã Tân An, Hà Lang, Trung Hà) là ranh giới giữa huyện Chiêm Hóa,
huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) và huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang)..
2.6.1.3. Thổ nhưỡng
Đá mẹ chủ yếu là đá phiến, đá cát kết, đá phiến kết tinh và các loại đá
biến chất khác. Có hai loại đất chính: Đất Feralit đỏ vàng trên sa phiến thạch
và đất đá vôi thung lũng. Loại này gồm có đất xám Feralit phát triển trên
phiến xét và đất Feralit phát triển do biến đổi trồng lúa.
- Đất Feralit màu đỏ vàng trên núi trung bình, núi cao: Phân bố tập
trung ở độ cao từ 700 - 1700m so với mặt nước biển, loại đất này có q trình
Feralit yếu, q trình mùn hóa tương đối mạnh, là vùng phân bố của các thảm
rừng tự nhiên.


11


- Đất Feralit màu vàng trên núi thấp: Phân bố ở độ cao từ 300 - 700m,
hình thành trên các loại đá mẹ sa thạch, phiến thạch; vùng phân bố ở các thảm
rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác.
- Đất đá vơi thung lũng: Đất có tính kiềm, được hình thành từ sản phẩm
phong hóa của đá sa thạch, biến chất, đá vơi; thích hợp với một số lồi cây ăn
quả có múi (Cam, Chanh…)
- Đất bồn địa và thung lũng: Bao gồm đất phù sa mới, cũ, sản phẩm đất
dốc tụ, sản phẩm hỗn hợp; loại đất này được sử dụng cho sản xuất nơng nghiệp.
2.6.1.4. Khí hậu thủy văn
* Khí hậu:
Chiêm Hố thuộc vùng khí hậu nhiệt đới thấp, được phân chia thành 2
mùa rõ rệt: mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, thường có nhiều mưa và mưa rào
tập trung từ tháng 5 đến tháng 8, mùa này thường hay xẩy ra lũ lụt; mùa đông
kéo dài từ tháng 10 năm trước tới tháng 3 năm sau, thường có gió mùa Đơng
Bắc, sương mù và sương muối.
*Điều kiện thủy văn:
Sơng, suối của Chiêm Hố có độ dốc cao, hướng chảy khá tập trung,
các con suối, ngịi đều đổ dồn về sơng Gâm và sơng Lơ. Con sông lớn nhất là
sông Gâm, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua tỉnh Hà Giang, Cao Bằng,
huyện Na Hang, chảy qua Chiêm Hoá với độ dài 40 km và là đường thuỷ duy
nhất nối huyện với tỉnh lỵ Tuyên Quang và các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc
Bộ. Cùng với các con suối lớn, nhiều khe nhỏ tạo thành một nguồn thuỷ sinh
phong phú, cung cấp nước, thuỷ sản phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân
và là con đường giao thông, vận tải khá quan trọng.
2.6.1.5. Tài ngun thiên nhiên
Chiêm Hố có các nguồn tài ngun khống sản như Mangan tại xã
Phúc Sơn, Minh Quang; quặng ăngtimoan tại các xã Ngọc Hội, Phú Bình; mỏ


12


đá tại các xã Linh Phú, Phúc Thịnh, Thổ Bình, Minh Quang, Phúc Sơn; cát,
sỏi ở Ngịi Qng, Sơng Gâm; Barit ở Hạ Vị; mỏ than Linh Đức xã Linh Phú;
ngồi ra Chiêm Hố cịn có mỏ chì, kẽm…
2.6.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.6.2.1. Thành phần dân tộc, dân số
- Dân số: 126.100 người (2004).
- Mật độ dân số: 87 người/km2.
- Huyện lỵ: thị trấn Vĩnh Lộc.
Chiêm Hoá có 27 xã gồm: Bình An, Thổ Bình, Hồng Quang, Minh
Quang, Phúc Sơn, Trung Hà, Tân Mỹ, Hà Lang, Tân An, Hùng Mỹ, Phúc
Thịnh, Hoà Phú, Tân Thịnh, Hoà An, Trung Hồ, n Ngun, Nhân Lý, n
Lập, Bình Phú, Phú Bình, Ngọc Hội, Kim Bình, Kiên Đài, Tri Phú, Linh Phú,
Vinh Quang và Bình Nhân. Chiêm Hố là địa bàn sinh sống của 22 dân tộc
như: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Thuỷ...Chiêm Hoá nổi tiếng với lễ hội lồng tồng
của bà con dân tộc Tày tại thị trấn Vĩnh Lộc vào ngày mùng 8 tháng Giêng
hàng năm. Lễ hội gồm: rước các mâm tồng, cúng tế tạ ơn, cầu mưa, cày
ruộng, phát lộc tồng, múa xuống đồng…Sau khi làm lễ, mọi người tham gia
trò hội tung còn. Đây là trò chơi nhưng cũng là nghi thức không thể thiếu
trong lễ hội Lồng tồng Chiêm Hố. Trên cây cịn treo 3 vịng nhật nguyệt,
tượng trưng cho Thiên - Địa - Nhân (trời, đất và người).Theo quan niệm của
bà con dân tộc Tày, còn phải được ném thủng và nếu thủng trước 12 giờ trưa
thì năm đó mưa thuận, gió hồ, mùa màng bội thu. Ngồi trị chơi tung cịn,
trong lễ hội Lồng tồng cịn có các trị vui khác như: thi khâu còn đẹp, thi kéo
co, đi cà kheo, leo cột, bắn nỏ, thi hát Shi, hát lượn, hát then, cọi, páo dung,
khèn, sáo; thi nấu ăn…Với số dân chỉ hơn 100 người, dân tộc Thuỷ là dân tộc
thiểu số ít người nhất ở Tuyên Quang. Người Thuỷ trước đây chỉ biết trồng
sắn, ngô, sau này biết làm lúa nước, người Thuỷ làm nhà theo kiểu người



13

Dao, vật dụng gia đình tương tự như người Pà Thẻn và trang phục giống
người Kinh.
2.6.2.2. Phát triển kinh tế
- Đất đai ở các xã vùng cao của Chiêm Hoá phù hợp với việc khoanh
nuôi rừng tự nhiên và trồng rừng, phát triển kinh tế lâm - nơng nghiệp, cịn
các xã phía Nam của Chiêm Hố có độ dốc phổ biến 10 - 250, thích hợp trồng
cây cơng nghiệp dài ngày, cây lương thực và cây ngắn ngày khác.
- Chiêm Hố cũng là vùng đất thích hợp trồng các loại cây ăn trái, ở
Chiêm Hố hiện có 290,2 ha nhãn, 122,5 ha vải, 58,5 ha qt…
- Chiêm Hố có Cụm Công nghiệp An Thịnh tại thôn An Thịnh xã
Phúc Thịnh được đầu tư xây dựng nhà máy và các cơ sở chế biến nông lâm
sản, luyện quặng Ferromangan. Hiện đã có 2 nhà máy được khởi cơng là nhà
máy khai thác, chế biến Ferromangan với công suất thiết kế 15.000 tấn sản
phẩm/năm và nhà máy chế biến đũa gỗ tách xuất khẩu.
- Ngồi ra, Chiêm Hố cịn có nhiều cơ sở chế biến cơ khí, sản xuất đồ
mộc, đồ gia dụng, làng nghề mây tre đan tại xã Trung Hà…
2.6.2.3 Điều kiện giao thơng
- Chiêm Hố có đường quốc lộ 279 dài 20,2 km từ Hà Giang chạy qua
Chiêm Hoá đến Na Hang, đường 190 từ km 31 chạy qua huyện chiêm Hoá lên
huyện Na Hang, đường 185 từ đầu cầu Chiêm Hoá thị trấn Vĩnh Lộc đi Vinh
Quang, Kim Bình đến Kiến Thiết huyện Yên Sơn; đường 188 từ thị trấn Vĩnh
Lộc đến xã Thổ Bình và đường 187 từ xã Yên Lập sang huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn. Chiêm Hố có 127 km liên huyện; 5,5 km đơ thị và tuyến giao
thông thuỷ là sông Gâm đoạn chảy qua Na Hang đến Chiêm Hoá với độ dài
40 km.


14


2.6.2.4. Y tế và giáo dục
- Y tế:
Hiện nay trên địa bàn huyện Chiêm Hóa tất cả 26 xã, thị trấn đều có
Trạm y tế với tổng số trên 149 cán bộ y bác sỹ. Những năm qua, với sự quan
tâm đầu tư của nhà nước công tác khám chữa bệnh và dịch vụ y tế trên địa
bàn huyện Chiêm Hoá tiếp tục được nâng cao, đáp ứng nhu cầu khám chữa
bệnh của nhân, đặc biệt là khám chữa bệnh cho các đối tượng là người nghèo,
trẻ em dưới 6 tuổi, nhân dân các xã vùng 135… được triển khai đồng bộ.
Trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ y tế từ huyện đến cơ sở
được nâng cao, 26/26 xã thị trấn có cán bộ chuyên trách dân số, 378 thơn, bản
có y tá thơn bản lồng nghép cộng tác viên dân số. Ngoài việc đầu tư mua sắm
các trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh, công tác bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ y tế ở cơ sở cũng đã được chú
trọng thực hiện.
- Giáo dục :
Toàn huyện có 87 trường/1.252 nhóm, lớp/34.477 học sinh với 2.060
cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong toàn ngành. Tỷ lệ cán bộ quản lý,
giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo trở lên là 100%, tỷ lệ trên chuẩn là
69,2%. Trong đó, tỷ lệ giáo viên Tiểu học đạt trên chuẩn 73,5%; giáo viên
THCS đạt trên chuẩn 72%; giáo viên Mầm non đạt chuẩn trở lên là 99%, trên
chuẩn là 62,2%.
2.5.2.5. Quốc phòng – an ninh
* Quốc phòng:
Chủ động xây dựng và tổ chức thục hiện tốt cơng tác qn sự, quốc
phịng, chính sách hậu phương quân đội ở địa phương, duy trì chế độ sẵn sàng
chiến đấu, tổ chức huấn luyện dân quân nòng cốt đảm bảo đủ quân số và đúng


15


thời gian quy định, kết quả huấn luyện dân quân đạt loại khá, tổ chức giao
quân đạt 100% kế hoạch.
* An ninh, trật tự an tồn xã hội.
Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tiếp tục được giữ vững và ổn
định, không sảy ra các vấn đề phức tạp. Thường xuyên tiến hành kiểm tra các
cơ sở kinh doanh (Karaoke và Internet) và yêu cầu cam kết chấp hành các quy
định về giờ, nội quy, quy chế về ANTT.


×