Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Báo chí và văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.21 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÁO CHÍ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM </b>
<b>TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ </b>


<i><b>TS. Nguy</b></i>ễ<i><b>n Ánh H</b></i>ồ<i><b>ng</b></i>∗∗∗∗


<b>1. Báo chí - loại hình ý thức xã hội đặc thù </b>


Hoạt động của báo chí Việt Nam hiện nay là một vấn đề có ý nghĩa xã hội hết sức lớn
lao, bởi, có vai trị quan trọng trong phát triển xã hội. Nó vừa là kết quả của sự phát triển, vừa
là động lực và đồng thời cũng chính là thước đo của trình độ phát triển xã hội. Hoạt động của
báo chí ảnh hưởng rất sâu rộng tới các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa, nhất là trong bối
cảnh hiện nay. Nhiệm vụ của báo chí Việt Nam trong thời đại bùng nổ thông tin và sự phát
triển như vũ bão của các loại hình truyền thơng kĩ thuật số là làm thế nào để giữ được bản sắc
độc đáo của văn hóa dân tộc đồng thời mang tính nhân loại phổ biến, hiện đại hóa để làm giàu
thêm cho chính mình bằng tinh hoa văn hóa thế giới trong khi vẫn nhất qn với chính mình.


Báo chí được hiểu là ấn phẩm xuất bản và phát hành định kì phát triển ở hầu hết các quốc
gia trên thế giới. Báo chí ra đời và phát triển do nhu cầu khách quan của xã hội về thông tin
giao tiếp, nhu cầu này xuất hiện ngay trong buổi bình minh của lịch sử lồi người. Xã hội càng
phát triển thì nhu cầu này ngày càng trở nên cấp thiết. Trình độ phát triển kinh tế văn hóa xã
hội của mỗi quốc gia vừa là điều kiện quyết định vừa là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt
động báo chí, bên cạnh đó, hoạt động báo chí cũng chịu ảnh hưởng của quan hệ giao lưu quốc
tế với tư cách là một hoạt động thơng tin đại chúng. Báo chí là một loại hình chính trị xã hội
đặc thù bởi báo chí là một trong những hệ thống xã hội, nội dung quan trọng nhất của báo chí
chính là thơng tin chính trị. Bác Hồ đã từng căn dặn các nhà báo Việt Nam là phải có lập
trường chính trị vững chắc bởi cán bộ báo chí cũng chính là chiến sỹ cách mạng trên mặt trận
văn hóa tư tưởng, cây bút trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Nhiệm vụ của người làm báo vô
cùng quan trọng và vẻ vang, và để làm trịn nhiệm vụ ấy, người làm báo phải khơng ngừng tu





</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

dưỡng đạo đức, nâng cao năng lực, hoàn thiện kĩ năng nghiệp vụ để báo chí Việt Nam có tính
chuyên nghiệp, đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống.


Trong lịch sử văn hóa của nhân loại, báo chí xuất hiện khơng đồng thời ở các quốc gia.
Những tờ báo đầu tiên xuất hiện ở châu Âu muộn hơn rất nhiều nếu so với những kiệt tác văn
học đã xuất hiện từ trước Cơng ngun, nhưng báo chí lại phát triển rất nhanh, mở rộng phạm
vi thông tin và trở thành cơng cụ đắc lực cho việc tun truyền chính trị, phổ biến tri thức khoa
học kĩ thuật. Đến cuối thế kỉ XX, thế giới đã có hơn 53.000 tờ báo, hàng ngày phát hành trên
830 triệu bản. Báo chí Việt Nam xuất hiện muộn hơn so với nhiều nước trên thế giới. Tờ báo
đầu tiên xuất hiện tại Sài Gịn bằng tiếng Pháp là tờ <i><b>Nam Kì Vi</b></i>ễ<i><b>n Chinh Công Báo </b></i>do thống
đốc Pháp ở Nam Kì cho xuất bản, phát hành mỗi tuần một bản. Số đầu tiên được phát hành
ngày 29/9/1861, đến năm 1888, tờ báo bị đình bản. Tờ báo tiếng Việt đầu tiên xuất bản năm
1865 cũng tại Sài Gòn là tờ <i><b>Gia </b></i>Đị<i><b>nh Báo</b></i>. Tờ Đạ<i><b>i Nam </b></i>Đồ<i><b>ng V</b></i>ă<i><b>n Nh</b></i>ậ<i><b>t Báo</b></i> xuất bản năm
1892 ở Bắc Kì được in bằng chữ Nho. Kể từ đó, hàng loạt các báo xuất hiện khắp ba miền
Nam, Trung, Bắc. Tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam là tờ <i><b>Thanh Niên</b></i> do Nguyễn Ái
Quốc xuất bản tại Quảng Châu năm 1925, đặt nền móng cho sự ra đời của báo chí cách mạng
Việt Nam. Từ đó cho đến nay, báo chí Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hiện nay cả
nước có hơn 700 cơ quan báo chí với hơn 800 ấn phẩm khác nhau: trên 170 báo, hơn 500 tạp
chí các loại. Hơn 15.000 người được cấp thẻ nhà báo, hàng ngàn cán bộ kĩ sư làm việc trong
các cơ quan báo chí, hàng chục nghìn người khác là cộng tác viên. Đặc biệt có khoảng 150 báo
điện tử và các trang tin điện tử của các cơ quan báo chí và hàng ngàn trang website của các cơ
quan, tổ chức doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả, đưa thơng tin đến mọi miền của đất
nước. Các loại hình báo chí của Việt Nam đều phát triển với tốc độ nhanh chóng khiến báo chí
trở thành một phương tiện đặc biệt của sự tương tác xã hội, có vai trị và sức mạnh ngày càng
lớn trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

trong quá trình sáng tạo một tác phẩm báo chí xuất phát từ tài năng của người cầm bút, tạo nên
đặc trưng hình tượng và tính truyền cảm cho tác phẩm báo chí. Người làm báo là người biết
quan sát, là người có trí tưởng tượng sáng tạo, có những năng lực tư duy, có sự tích lũy tri
thức, có vốn hiểu biết văn hóa xã hội sâu rộng. Sáng tạo ra tác phẩm báo chí là kì cơng và sau


khi tác phẩm được hồn thành nó sẽ được gửi tới độc giả như là một thơng điệp để tác động
đến tư tưởng tình cảm con người. Q trình sáng tạo đó địi hỏi phải tuân thủ những nguyên
tắc khách quan gắn với đặc trưng mỗi loại hình báo chí, gắn với cá tính sáng tạo và khả năng
sáng tạo của chủ thể bởi mỗi người làm báo đều có một hồn cảnh sống, một lĩnh vực quen
thuộc, một phong cách sáng tạo riêng. Sáng tạo là hoạt động tạo ra cái mới, là biến đổi diện
mạo của thế giới khách quan, nhân hóa thế giới đó để nó trở thành sản phẩm văn hóa phù hợp
với quan niệm thẩm mỹ, nhận thức của con người và nhằm hướng tới phục vụ con người. Lao
động sáng tạo trong hoạt động báo chí địi hỏi người làm báo phải luôn luôn tự nâng cao vốn
kiến thức xã hội, ln có khát vọng vươn xa để tích lũy và mở rộng tầm hiểu biết, phải có một
năng lực tư duy sắc sảo và biện chứng để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo,
nắm bắt quy luật tự nhiên để cải tạo tự nhiên. Báo chí với tư cách là sản phẩm văn hóa có chức
năng đặc biệt quan trọng, nó khơng chỉ mang tính định hướng xã hội, nó cịn thể hiện khả năng
nhìn nhận và thẩm định đời sống hiện thực xã hội ấy một cách biện chứng và sâu sắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Điển tích văn học thế giới đi vào trang báo Việt Nam với nhiều dạng thức, cấp độ và
trường nghĩa khiến chiều kích trang báo được nâng lên, sức hấp dẫn lớn hơn, chất trí tuệ sâu
sắc hơn. Chất liệu văn học thế giới sẽ làm giàu thêm văn hoá dân tộc, giúp người làm báo đưa
tri thức đến với người đọc một cách nghệ thuật và khoa học, giúp người đọc nâng cao văn hố
lối sống của mình. Sử dụng điển tích văn học thế giới trong tác phẩm báo chí là cách để báo
chí Việt Nam nâng mình ngang tầm quốc tế, là động lực cho báo chí phát triển. Bởi q trình
quốc tế hố thơng tin khơng chấp nhận việc báo chí đứng ngồi cuộc. Vai trị của báo chí đồng
thuận với sự phát triển của xã hội; xã hội nào thì báo chí ấy. Mối quan hệ tương tác ấy cho
thấy chức năng nhận thức - giáo dục - thẩm mỹ của báo chí Việt Nam thật lớn lao.


Công chúng là chủ thể thẩm định đánh giá tác phẩm sẽ khám phá, đồng sáng tạo với nhà
báo. Mỗi bạn đọc có một vốn văn hoá, một quan niệm, một thị hiếu riêng, điển tích văn học
thế giới sẽ được tái tạo qua màng lọc văn hoá đọc ở Việt Nam, trở nên mới mẻ và sâu sắc, làm
giàu thêm lớp nghĩa tường minh vốn có ở nền văn hố phát sinh điển tích. Những kiệt tác văn
chương xưa nay luôn chứa đựng những tri thức vô cùng quý giá về cuộc sống, có ý nghĩa đặc
biệt trong việc phản ánh diện mạo lịch sử văn hoá nhân loại. Tác phẩm văn học lưu trữ và trao


truyền mã văn hố cho tương lai thơng qua giao tiếp bằng truyền thơng báo chí. Khi chất liệu
văn học được tái tạo trong tác phẩm báo chí, các giá trị kết tinh phẩm chất nhân tính của con
người được phổ biến, văn hoá dân tộc đi đến gặp gỡ văn hố nhân loại. Phóng viên báo chí đã
tìm về cội nguồn, tìm về kho tàng ước lệ cổ xưa để biểu đạt sinh động, thâm thuý điều họ
muốn nói thời nay. Báo chí đưa chất liệu văn học thế giới đến với bạn đọc và chính chất liệu
văn học giúp báo chí ở lại cuộc sống với ý nghĩa trang báo – trang đời. Báo chí tìm đến với
văn hóa là tìm đến với khn vàng thước ngọc để tìm kiếm một sức sống mới, để xây dựng
một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến mà đậm đà bản sắc, nền văn hố trí tuệ Việt Nam.


<b>2. Báo chí và q trình hội nhập quốc tế </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

hội mang tính quốc tế thơng qua kĩ năng khai thác và sử dụng tri thức văn hóa nhân loại. Vấn
đề này lại càng trở nên cấp thiết khi báo chí Việt Nam bước vào thời kì hội nhập quốc tế, thế
giới đang trở nên “phẳng” bởi sự bùng nổ thơng tin. Báo chí phải tận dụng được những lợi thế
và vượt qua rào cản văn hóa trong q trình hội nhập tồn cầu, để thực sự trở thành động lực
góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tồn cầu hóa
và hội nhập quốc tế đặt báo chí Việt Nam trước một nhiệm vụ khó khăn, đó là phải nâng cao
tính chuyên nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển song song với sự vận hành của cuộc sống.


Văn hóa dân tộc và văn hóa thế giới khi tham gia vào lao động sáng tạo báo chí của
người làm báo, góp phần định hình phong cách của nhà báo. Người Việt Nam là cơng chúng
của báo chí Việt Nam, họ vốn có thiên hướng tư duy giàu màu sắc hình tượng, trạng thái tư
duy thiên về hình tượng hóa ấy là cơ sở cho mối quan hệ tương tác mật thiết giữa văn hóa và
báo chí. Sáng tạo báo chí cũng chính là sáng tạo văn hóa, mà mọi hoạt động sáng tạo cua con
người đều tuân theo một quy luật chung, đó là quy luật của cái đẹp. Cho nên tác phẩm báo chí
muốn thành công là phải mang hơi thở sự sống, là phải nói đúng nói hay, là phải phản ánh hiện
thực cuộc sống không chỉ trên bình diện hiện thời, mà còn chú trọng chiều sâu đa diện đa
tầng. Văn hóa đã đem đến cho báo chí nguồn nội lực và sức mạnh để báo chí hồn thành sứ
mệnh lịch sử của mình, từ hệ thống đề tài bất tận đến cả một kho tàng điển tích vơ giá với bao
nhiêu tri thức của nhân loại xưa và nay. Tri thức văn hóa được khai thác và vận dụng trong tất


cả các thành phần của tác phẩm báo chí, có thể là từ việc đặt tên tác phẩm bằng thành ngữ tục
ngữ, bằng ca dao - nhưng sáng tạo kết tinh trí tuệ và tình cảm của nhân dân. Khi hóa thân vào
tác phẩm báo chí, những sáng tạo ấy hoặc được sử dụng y nguyên hoặc tái tạo lại nó khiến bài
báo vừa quen thuộc vừa mới mẻ hấp dẫn, thu hút sự chú ý của cơng chúng. Chúng lặn sâu vào
ngịi bút của phóng viên, hóa thân trong sa pơ, trong rut tit, trong nội dung bài báo. Đôi khi tên
tác giả tác phẩm, tên nhân vật văn học trở thành tên gọi của một tác phẩm báo chí, đơi khi điển
tích điển cố văn chương vốn giàu giá trị biểu cảm, giàu hình ảnh sinh động được sử dụng để
kết thúc tác phẩm, tác động tâm lý đối với người đọc sẽ đạt hiệu quả rất cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

trang báo, dịng tin khơ khan sẽ trở nên mềm mại, tác động khơng chỉ vào trí não con người,
mà con khơi gợi và đánh thức những rung động sâu xa, những khát vọng cao đẹp. Sức mạnh
của biểu tượng khi ấy sẽ lớn hơn mọi lời truyền lệnh, nó sẽ liên kết những trái tim cho con
người sống thật người hơn. Biểu tượng được hiểu là hình ảnh được tái hiện, được hình dung lại
với những thuộc tính nổi bật của sự vật hiện tượng, gắn với một mơi trường văn hố cụ thể,
mang giá trị tinh thần. Tác phẩm báo chí là sản phẩm văn hóa mà văn hố là thế giới thứ hai,
thế giới do hoạt động sáng tạo của con người tác động vào tự nhiên mà sinh thành. Vấn đề là ở
chỗ ý nghĩa của biểu tượng sẽ phát sinh trong ngữ cảnh, trong môi trường văn hoá mới, mà
văn hoá lại vừa ổn định vừa phát triển. Một biểu tượng đặt trong ngữ cảnh này có một ý nghĩa
nhất định, nhưng khi ngữ cảnh văn hố thay đổi thì ý nghĩa của biểu tượng văn hố khơng cịn
được giữ ngun. Cho nên sử dụng biểu tượng đòi hỏi nhận thức và khả năng huy động vốn
văn hóa xã hội của mỗi người cầm bút, khi đó biểu tượng văn hóa sẽ trở thành thước đo năng
lực sáng tạo của nhà báo.


Biểu tượng văn hoá được sử dụng với chức năng thay thế, thay cho những câu trả lời
bằng những biểu tượng văn hoá để làm phong phú thêm cho khám phá nhận thức. Biểu tượng
văn hoá đồng thời thực hiện chức năng giao tiếp nhằm giúp con người liên kết lại với nhau,
giúp con người hồ đồng với mơi trường xã hội, biểu thị được những giá trị đã trở thành chuẩn
mực văn hoá của cộng đồng. Trên trang báo Việt Nam, hình ảnh “Trái tim Đancơ” cũng mang
giá trị văn hóa linh thiêng như vai trị của nó trong đời sống tinh thần của văn hóa Nga. Người
làm báo mượn hình ảnh nhân vật đã trở thành biểu tượng văn hóa khơng phải là để sao chép


một phiên bản, mà là để khám phá linh hồn cuộc sống bằng quyền năng của nghệ sĩ ngơn từ
trong hoạt động sáng tạo báo chí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

phát sinh một đời sống riêng, bởi sản phẩm của hoạt động sáng tạo tác phầm báo chí vừa tuân
theo chuẩn mực của quy luật xã hội, vừa là dấu ấn cá tính sáng tạo độc đáo tự do. Tác phầm
báo chí vì thế là kết quả của sự hợp nhất giữa cá nhân và cộng đồng, giữa khách thể và chủ
thể, giữa vô thức và ý thức. Nếu coi văn hoá của một dân tộc sản sinh ra các biểu tượng gốc thì
khi biểu tượng này được sinh thành trong văn hoá nghệ thuật, nó đã có q trình dịch chuyển
biến đổi. Biểu tượng nghệ thuật là những hình ảnh, những tín hiệu, những sắc màu trong tác
phẩm nghệ thuật có tính khái qt và phổ biến, có khả năng gợi ra hình ảnh khác, đặc trưng
khác với đối tượng biểu hiện. Biểu tượng trong tác phẩm nghệ thuật được nuôi dưỡng bằng tư
duy thẩm mỹ và năng lực sáng tạo của nghệ sĩ mà thước đo tư duy và năng lực sáng tạo ấy ở
mỗi người mỗi khác nhau. Có thể trong một mơi trường văn hố nhưng ý nghĩa của biểu tượng
trong tiếp nhận của mỗi người, mỗi nhóm người với tư cách là chủ thể sáng tạo vừa đồng nhất
vừa khác biệt. Đó là bởi biểu tượng trong thế giới nghệ thuật phải vừa độc đáo khác biệt vừa
thống nhất và phổ biến, nó được sử dụng như một ẩn dụ mang tính quy ước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Văn hóa chính là kho tàng tri thức của nhân loại, là sản phẩm sáng tạo của con người
tuân theo quy luật giá trị. Bởi vậy để quá trình nhận thức về vai trị của văn hóa đối với hoạt
động thực tiễn của người làm báo, người làm báo phải có những năng lực then chốt, cơ bản
nhất. Đó là năng lực thu thập, phân tích, chọn lọc và xử lý thông tin, đánh giá về các thông tin
trên mọi phương diện để rồi truyền bá một cách có hiệu quả những thơng tin đó để liên kết và
tác động tới người khác nhằm chia sẻ thông tin, giải quyết các vấn đề đặt ra. Phải có năng lực
cảm thụ văn hóa nghệ thuật thì mới có năng lực chọn lọc và kế thừa những tinh hoa văn hóa
nghệ thuật kết tinh trong kho tàng văn hóa thế giới. Từ đó người làm báo sẽ sáng tạo ra những
giá trị mới, đưa những tri thức khai thác và thẩm định được vào trong lao động sáng tạo của
nghề báo.


Làm báo trong thời kỳ hội nhập, giao lưu văn hóa tồn cầu hơm nay khơng thể khơng chú
ý tới mối quan hệ tương tác biện chứng giữa văn hóa và báo chí và vấn đề nâng cao tính văn


hóa của đội ngũ người làm báo để đáp ứng u cầu của chính cuộc sống bởi khơng gian báo
chi Việt Nam đã vươn xa, vươn rộng khắp hồn cầu. Bạn đọc là cơng chúng tiếp nhận cũng
ngày càng có yêu cầu cao hơn về chất lượng và tính chuyên nghiệp của báo chí. Sự bùng nổ
thông tin đã thổi vào đời sống báo chí Việt Nam một luồng sinh khí, để báo chí Việt Nam
khơng chỉ có mối quan hệ mật thiết với văn hóa Việt Nam mà cịn có quan hệ trực tiếp và sâu
rộng với văn hóa thế giới. Đại hội đại biểu tồn quốc của Đảng lần thứ 11 đã xác định một
trong những nhiệm vụ quan trọng của nước ta trong tương lai là chăm lo phát triển văn hóa,
trong đó chú trọng tới vấn đề văn hóa báo chí : “Tập trung đào tạo bồi dưỡng đội ngũ hoạt
động báo chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp ứng tốt
yêu cầu của thời kỳ mới...Đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học,
nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới. Mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động thông tin đối ngoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, báo chí, xuất bản.
Xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngồi và trung tâm dịch thuật, quảng bá
văn hóa Việt Nam ra nước ngoài.”1.




1<sub> V</sub>


</div>

<!--links-->

×