Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tài liệu TUẦN 20 CKTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.06 KB, 16 trang )

Trường TH : Nguyễn Đình Chiểu Giáo án : Lớp 5
TUẦN 20
Thứ hai ngày 10 tháng 01 năm 2011
Buổi sáng Tập đọc
THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật .
- Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng,
không vì tình riêng mà làm sai phép nước; trả lời được các câu hỏi trong
SGK.
- GDHS học tập những đức tính tốt của Trần Thủ Độ.
II. Chuẩn bị: thẻ từ, bảng phụ ghi đoạn bài cần luyện đọc.
III. Phương pháp: Thực hành, giảng giải, hoạt động nhóm nhỏ.
IV . Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy Hoạt động học
1 .Bài cũ: Từng tốp 4 em đọc bài
“Người công dân số một” và trả lời câu
hỏi về ND bài?
2 . Bài mới: Giới thiệu bài :
HĐ1: Luyện đọc đúng :
- HD đọc: Đọc phải thể hiện được lời
nhân vật và tâm trạng của nhân vật
trong từng thời điểm.
- Y/C 1 HS đọc bài , lớp ĐT.
- Y/c HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1
+ Luyện phát âm: chuyên quyền, quở
trách, tâu xằng.... Trần Thủ Độ, Linh
Từ quốc Mẫu, thai sư, ...
- Y/c 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2
- Y/c 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần
3, kết hợp sửa sai và giúp HS hiểu các


từ mới và từ khó như SGK
- Giải thích thêm như trong SGV.
- Y/C HS luyện đọc theo nhóm 2.
- Lắng nghe.
- HS lắng nghe
- ĐT và chia đoạn: Có 3 đoạn:
Đ1: từ đầu .... mới tha cho;
Đ2: tiếp ....thưởng cho;
Đ3: phần còn lại.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1
- HS tìm từ khó đọc, luyện phát âm
tiếng khó
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 3, nêu
nghĩa các từ mới: kiệu, quân hiệu, thềm
cấm, khinh nhờn, kể rõ ngọn ngành,
chầu vua, tâu xằng, ...
- Lắng nghe.
- HS luyện đọc theo nhóm 2.

Giáo viên : Nguyễn Thị Ngọc Diệu
Trường TH : Nguyễn Đình Chiểu Giáo án : Lớp 5
- GV đọc lại toàn bài.
HĐ2: Tìm hiểu bài: .
- Y/C HS ĐT và trả lời:
+ Khi có người muốn xin chức câu
đương Trần Thủ Độ đã làm gì?
- Nói thêm: cách cư xử này Trần Thủ
độ có ý răn đe những kẻ mua quan, bán
tước, làm rối loạn phép nước ...

+ Trước việc làm của người quân hiệu
Trần Thủ Độ đã xử lý ra sao?
+ Khi biết có viên quan tâu với vua là
mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói
thế nào?
+ Những lời nói và việc làm của Trần
Thủ độ cho thấy ông là người thế nào?
- Nội dung chính của bài?
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm:
- GV mời 2 HS đọc nối tiếp lại bài.
- Chọn đoạn 3 để đọc diễn cảm theo
cách phân vai: Người dẫn chuyện, viên
quan, vua, Trần Thủ Độ
- Y/C HS đọc diễn cảm đoạn kịch.
- Y/C một số nhóm HS đọc trước lớp,
theo dõi, uốn nắn.
- Nhận xét và ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Dặn về nhà học bài.
- Đọc trước bài Nhà tài trợ đặc biệt của
cách mạng.
- Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm, dự kiến trả lời:
+ Ông đồng ý nhưng với điều kiện phải
chặt 1 ngón chân để phân biệt với câu
đương khác.
+ không những không trách móc mà
còn thưởng cho vàng lụa.
+ Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin thưởng

cho viên quan đã dám nói thẳng.
+ Trần Thủ Độ là người cư xử nghiêm
minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc
với bản thân, luôn đề cao kỷ cương,
phép nước, ...
-Đại ý : Bài văn ca ngợi Thái sư Trần
Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm
minh, công bằng, không vì tình riêng
mà làm sai phép nước
- Lắng nghe và nối tiếp nhắc lại.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS thảo luận- nêu cách đọc của từng
nhân vật trong đoạn.
- Lắng nghe.
- HS đọc bài theo nhóm 4.
- Đọc trước lớp 3-5 nhóm, theo dõi,
bình chọn nhóm đọc hay.
- Lắng nghe.
=======&======
Toán
LUYỆN TẬP

Giáo viên : Nguyễn Thị Ngọc Diệu
Trường TH : Nguyễn Đình Chiểu Giáo án : Lớp 5
I. Mục tiêu:
- HS biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của
hình tròn đó.
- Vận dụng làm bài tập đúng.
- GDHS phát huy óc thông minh, sáng tạo.
II. Chuẩn bị: SGK, ND trò chơi.

III. Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp, giảng giải.
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1 .Bài cũ: Gọi 2 hs lên bảng làm bài tập
- Nhận xét, ghi điểm.
2 .Bài mới: Giới thiệu bài:
a . Hướng dẫn HS luyện tập:
+ BT1:
b/ Vận dụng công thức tính chu vi hình
tròn khi biết bán kính để tính.
c/ đổi hỗn số 2 cm ra số thập phân,
được 2,5cm rồi vận dụng công thức trên
để tính.
+ BT2: HDHS: C = d x 3,14
(coi C là tích, ; d là thừa số chưa biết),
ta có:
d = C : 3,14
Vậy: muốn tính đường kính hình tròn
khi biết chu vi hình tròn đó, ta lấy chu
vi chia cho 3,14.
+ BT3: Tính chu vi của bánh xe, chu vi
bánh xe là 1 vòng bánh xe lăn trên mặt
đất, lấy chu vi nhân với số vòng, ta sẽ biết
quãng đường người đi xe đạp đi được.
+ BT4: Khoanh tròn vào đáp án A:
18,84 cm
3 . Củng cố, dặn dò:
- 2 hs lên bảng
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.

- HS làm bài theo yêu cầu, dự kiến bài
làm của HS:
+ BT1:
b/ Chu vi của hình tròn là:
9 x 2 x 3,14 = 56,52 (m)
Đáp số: 56,52 m
c/ 2,5 x 2 x 3,14 = 15,7 (cm)
Đáp số: 15,7 cm
+ BT2: Đường kính hình tròn là:
a/ 15,7 : 3,14 = 5 (m)
Đáp số: 5m
b/ 18,84 : 3,14 = 6 (m)
Đáp số: 6m
+ BT3b:
a/ Chu vi của bánh xe đó là:
0,65 x 3,14 = 2,041 (m)
b/ Quãng đường người đi xe đạp đi
được khi bánh xe lăn 10 vòng là:
2,041 x 10 = 20,41 (m)
Quãng đường người đi xe đạp đi được
khi bánh xe lăn 100 vòng là:
2,041 x 100 = 204,1 (m)
Đáp số: 0,65m ; 20,41m ; 204,1m

Giáo viên : Nguyễn Thị Ngọc Diệu
Trường TH : Nguyễn Đình Chiểu Giáo án : Lớp 5
- T/c cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
nêu tên trò chơi và HD cách chơi.
- Làm thêm các bài còn lại, nhận xét
tiết học

- Chơi theo hướng dẫn.
=======&======
Buổi chiều Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
(TGĐHCM )
I. Mục tiêu :
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc
theo pháp luật, theo nếp sống văn minh; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GDHS học tập theo nội dung câu chuyện.
TGĐHCM : Giáo dục ý thức chấp hành nội quy của Bác trong câu chuyện Bảo vệ
như thế là rất tốt .
II. Đồ dùng : Một số tư liệu, câu chuyện có chủ đề trên.
III. Phương pháp: Thực hành, thảo luận
IV . Hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy Hoạt động học
1 .Bài cũ : Gọi Hs kể lại câu chuyện
Chiếc đồng hồ, nêu ý nghĩa của câu
chuyện ?
- Nhận xét, ghi điểm.
2 .Bài mới : Giới thiệu bài
HĐ1 : Hướng dẫn HS kể chuyện :
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài :
- Y/c 1 HS đọc đề bài, ghi đề lên bảng :
Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe
hay đã đọc về những tấm gương sống,
làm việc theo pháp luật, theo nếp sống
văn minh.
- Kiểm tra việc HS tìm truyện.
- Y/c HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.

HĐ2 : HDHS thực hành kể chuyện,
trao đổi về ý nghiã câu chuyện:
- Gọi HS đọc lại gợi ý 2.
- Y/c HS kể theo N2,
- T/c cho HS thi kể trước lớp, trao đổi
với lớp về ND, ý nghĩa câu chuyện.

- 2 HS kể và trả lời theo yêu cầu.
- Lắng nghe và theo dõi.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và theo dõi.
- Nêu trọng tâm của đề.
+ Thực hành kể chuyện:
- Kể chuyện theo nhóm 2
- Thi kể trước lớp, trao đổi và nói về
nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Bình chọn bạn kể hay, câu chuyện

Giáo viên : Nguyễn Thị Ngọc Diệu
Trường TH : Nguyễn Đình Chiểu Giáo án : Lớp 5
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò :
- Nhắc HS ghi nhớ : Bất kỳ người công
dân Việt Nam nào cũng phải sống, làm
việc theo pháp luật, theo nếo sống văn
minh ; các em phải thực hiện nếp sống
văn minh trong nhà trường.
- Dặn về nhà kể chuyện cho người thân
nghe, chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau.
- Nhận xét tiết học.

hay nhất, hiểu chuyện nhất.
=======&======
Tiếng việt củng cố
LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO TỪ.
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về từ và cấu tạo từ mà các em đã được học.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Thế nào là danh từ,
động từ, tính từ?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Tìm câu ghép trong
đoạn văn văn sau:
Ở phía bờ đông bắc, mặt hồ phẳng
lặng như gương (1). Những cây gỗ
tếch xoè tán rộng soi bóng xuống mặt
nước(2). Nhưng về phía bờ tây, một
khung cảnh hùng vĩ hiện ra trước mắt
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.

- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài
Lời giải:
Mặt hồ, sóng /chồm dữ dội, bọt / tung
trắng xoá, nước / réo ào ào.

Giáo viên : Nguyễn Thị Ngọc Diệu
Trường TH : Nguyễn Đình Chiểu Giáo án : Lớp 5
(3). Mặt hồ, sóng chồm dữ dội, bọt
tung trắng xoá, nước réo ào ào(4).
H: Trong câu ghép em vừa tìm được
có thể tách mỗi cụm chủ – vị thành
một câu đơn được không? Vì sao?
Bài tập 2: Đặt 3 câu ghép?
Bài tập 3: Thêm một vế câu vào chỗ
trống để tạo thành câu ghép..
a) Vì trời nắng to ......
b) Mùa hè đã đến ........
c) .....còn Cám lười nhác và độc ác.
d) ........, gà rủ nhau lên chuồng.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS
chuẩn bị bài sau.
- Trong đoạn văn trên câu 4 là câu ghép.
Ta không thể tách mỗi cụm chủ – vị trong
câu ghép thành câu đơn được vì các vế
câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ
với nhau. Nếu tách ra sẽ tạo thành một
chuỗi câu rời rạc.
Lời giải:

- Do Tú chăm chỉ học tập nên cuối năm
bạn ấy đạt danh hiệu học sinh giỏi.
- Sáng nay, bố em đi làm, mẹ em đi chợ,
em đi học.
- Trời mưa rất to nhưng Lan vẫn đi học
đúng giờ.
Lời giải:
a) Vì trời nắng to nên ruộng đồng nứt nẻ.
b) Mùa hè đã đến nên hoa phượng nở đỏ rực.
c) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám lười
nhác và độc ác.
d) Mặt trời lặn, gà rủ nhau lên chuồng.
- HS lắng nghe và thực hiện.
=======&======
Thứ ba ngày 11 tháng 01 năm 2011
Buổi sáng Chính tả
CÁNH CAM LẠC MẸ
I. Mục tiêu:
1. Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ; làm được BT2a/b.
- GDHS ý thức rèn luyện chữ viết.
II. Chuẩn bị: ND bài tập 2 trên bảng phụ; bảng nhóm.
III. Phương pháp: Thực hành, động não, trò chơi.
IV. Hoạt động dạy và học:

Giáo viên : Nguyễn Thị Ngọc Diệu

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×