Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

sáng kiến kinh nghiệm hoạt động trải nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.87 KB, 14 trang )

BẢN MÔ TẢ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Biện pháp gia tăng năng lực và hứng thú học tập cho
học sinh qua việc tích hợp bài học vào giờ sinh hoạt tập
thể (hoạt động trải nghiệm 3) theo định hướng
CTGDPT2018.
1. Đặt vấn đề:
Quá trình sư phạm tổng thể gồm quá trình dạy học và quá trình giáo dục. Hai
quá trình này bổ sung, hỗ trợ, thống nhất, gắn bó hữu có với nhau, thúc đẩy lẫn nhau
cùng phát triển trong tồn bộ q trình phát triển chung của HS.
Chương trình GDPT 2018 giao quyền chủ động cho nhà trường và giáo viên
căn cứ tình hình thực tiễn tổ chức dạy học giáo dục phù hợp đối tượng học sinh, do vậy
việc xây dựng lựa chọn nội dung chương trình dạy học HĐTN cũng như SHTT cần tích
hợp các hoạt động học tập vui chơi giúp HS phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của
mình.
Cùng với dạy học ở trên lớp, thì SHTT (hay HĐTN) là một bộ phận vô cùng
quan trọng và cần thiết trong tồn bộ q trình dạy học, đặc biệt trong CTGDPT 2018
này.
SHTT (HĐTN) là hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với các hoạt động
giáo dục trong giờ học trên lớp, giúp trẻ làm quen với các hoạt động, tích luỹ dần dần
những kinh nghiệm thực tiễn của cuộc sống, đồng thời SHTT (HĐTN) đáp ứng nhu
cầu, quyền lợi của trẻ. Và đây là con đường giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện
nhân cách.
Mỗi lớp học là một xã hội thu nhỏ mà ở đó mọi vấn đề xảy ra khơng phải chỉ
giáo viên mới có quyền giải quyết. Sức mạnh thực sự của tiết SHTT (HĐTN) khơng chỉ
nằm ở tiếng nói của GVCN, nó cần có sự đóng góp của mọi thành viên trong lớp.
Học sinh cần được trao quyền bởi GVCN. Chúng cần được nói, được hỏi, được
nhận xét, được nhận xét và được tôn trọng. Khi ấy, mỗi tiết SHTT (HĐTN) là một cơ
hội để cả tập thể cùng chia sẻ, cùng giải quyết vấn đề và từ đó giáo viên sẽ thúc đẩy học
sinh của mình học hỏi, gia tăng lực học tập và hứng thú học tập giúp chúng khám phá
ra những điểm mạnh của bản thân.



2

Khi cả học sinh và giáo viên có thể nói lên ý kiến và suy nghĩ trong một bầu
khơng khí n tĩnh, tơn trọng, và cơng bằng thì học sinh sẽ nhận ra rằng đó là lớp học
của chúng và chúng cũng được nắm quyền sở hữu, quyền đưa ra quyết định và tự hào
về điều đó.
Khi bản thân học sinh thấy mình có giá trị, chúng tự biết mình cần phải sống có
trách nhiệm để bảo vệ danh dự của chính cái tập thể mà ở đó chúng có tiếng nói và
được tơn trọng.
Vì thế, tổ chức tiết SHTT (HĐTN) có hiệu quả sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho
cả giáo viên lẫn học sinh. Mỗi GVCN cần nhận thức được việc SHTT (HĐTN) là vô
cùng quan trọng trong quản lý lớp học cũng như giáo dục nhân cách cho học sinh của
mình.
Tổ chức SHTT (HĐTN) trước hết phải nhằm giúp HSTH củng cố các tri thức
về tự nhiên, xã hội, về con người mà trong bài học trên lớp chưa có điều kiện mở rộng.
Chính từ những hoạt động đa dạng, phong phú này giúp HS gia tăng năng lực và hứng
thú học tập và lĩnh hội kiến thức.

* Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Trong những năm học vừa qua, SHTT chưa thật sự được đầu tư và tổ chức một
cách sát sao, chưa thật sự lồng ghép và tích hợp nội dung học tập trên lớp, thường chỉ là
nhận xét quá trình học tập tuần qua nên chưa giúp HS phát huy khả năng học tập cũng
như năng lực, phẩm chất thơng qua các hoạt động trong giờ SHTT.
Đó cũng chính là điều tơi ln trăn trở và tự hỏi mình cần phải thay đổi theo
hướng mới, hướng mở để giúp các em ngày càng hoàn thiện về kỹ năng lẫn nhân cách
qua các hoạt động trải nghiệm cũng như giờ SHTT để phù hợp với mục tiêu chung của
CTGDPT 2018 này.
2. Nội dung cơ bản:


Sáng kiến này kế thừa và phát huy những điểm tích cực của SHTT trong
nhiều năm học trước và vận dụng những điều mới được bổ sung hồn thiện sau
q trình vận dụng tại đơn vị cho năm học này năm học 2020-2021 năm học đầu
tiên triển khai CTGDPT 2018: Biện pháp gia tăng năng lực và hứng thú học
tập cho học sinh qua việc tích hợp bài học vào giờ sinh hoạt tập thể (hoạt
động trải nghiệm 3) theo định hướng CTGDPT2018.


3

Giáo viên đóng vai trị hướng dẫn các em để HS tự thân vận động, để Hội
đồng tự quản phát huy tối da vai trị của mình, HS đóng vai trò chủ động trong
việc vận dụng kiến thức vào các hoạt động và từ các hoạt động giúp nhớ và hiểu
sâu kiến thức được học trên lớp.
Muốn làm được như vậy giáo viên cần tìm tịi các hình thức, hoạt động và
trị chơi thật đa dạng, cần có kế hoạch cụ thể cho từng tiết SHTT (HĐTN) phù
hợp với nội dung kiến thức và đối tượng HS lớp mình.
Khi muốn xây dựng một tiết SHTT (HĐTN) chúng ta cần phải tuân thủ
theo nguyên tắc lựa chọn nội dung và hình thức
Về nội dung:
- Nội dung phải gắn liền với các nhiệm vụ, yêu cầu giáo dục đã đề ra.
- Nội dung phải phù hợp với tình hình trường, lớp.
- Nội dung phải phù hợp với đặc điểm của HS:
+ Lứa tuổi (khối lớp)
+ Trình độ nhận thức
+ Giới tính
+ Sức khoẻ
+…
Về hình thức:
- Phải thu hút, hấp dẫn HS

- Phù hợp với nội dung
- Thường xuyên thay đổi, sáng tạo
- …
* Một số nội dung chủ yếu có thể tích hợp bài học trong hoạt động của
SHTT
Hoạt động văn hoá – nghệ thuật:
- Tập hát, múa
- Biểu diễn chương trình văn nghệ
- Kể chuyện theo chủ đề
- Thi văn nghệ giữa các tổ


4

- Vẽ tự do hoặc theo chủ đề
-


Hoạt động vui chơi, giải trí, thể dục thể thao:

- Các trị chơi vận động: chuyền bóng, vừa hát vừa chuyền vật…
- Các trị chơ tính tốn: kết nhóm, tính nhanh…
- Các trị chơi hợp tác nhóm: kết nhóm, bắn thuyền…
- Tam sao thất bản (rèn kỹ năng đọc hiểu và nhanh nhạy…)
- Đoán ý đồng đội (rèn khả năng diễn tả, tư duy…)
- …
Hoạt động xã hội:
- Qua hoạt động hiểu được ý nghĩa tinh thần tương thân tương ái, áp dụng
hành vi đạo đức đã học vào cuộc sống.
- Tích cực tham gia các phong trào do trường lớp tổ chức: Nuôi heo đất, Nụ

cười hồng, Hội chữ thập đỏ, Tặng sách thư viện, Kế hoạch nhỏ…
- …
Hoạt động lao động:
- Dọn hộc bàn gọn gàng, nhặt rác giữ vệ sinh lớp học.
- Chăm sóc mảng xanh quanh lớp, trường.
- Trực nhật theo sự phân cơng vừa sức mình.
- …
Hoạt động tiếp cận khoa học – kĩ thuật:
- Tìm hiểu thư viện kỹ thuật số, xem phim 3D, xem phim trong Vịm tri
thức…
- Tìm hiểu các bài học khoa học, xã hội bằng cách tương tác trên bảng tương
tác, qua môn Tiếng Anh của chương trình Ismart.
- …
 Ngồi những hoạt động kẻ trên để tích hợp bài học cịn có nhiều hoạt
động khác đa dạng, phong phú để GV lựa chọn và triển khai phù hợp với
đối tượng HS lớp mình, phù hợp với tình hình cơ sở vật chất.
2.1.Tích hợp bài học qua tiết sinh hoạt tập thể (hoạt động trải nghiệm 3)


5

Tiết SHTT ở tiểu học được tiến hành đánh giá các hoạt động, các công việc của
lớp được diễn ra trong tuần, tháng, học kì. Các nhiệm vụ, yêu cầu của nhà trường được
phổ biến trong tiết SHTT. Vì thế nó giữ một vị trí quan trọng trong việc chuyển giao
nhiệm vụ của nhà trường tới từng lớp một cách kịp thời và chính xác.
Trong giờ SHTT, các cơng việc được triển khai thực hiện:
- Đánh giá các công việc thực hiện trong tuần một cách toàn diện về các mặt giáo
dục (đạo đức, học tập, thể chất, thẩm mĩ và lao động…)
- Sơ kết, tổng kết các đợt thi đua.
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, trò chơi học tập.

- Đánh giá kết quả thi đua các tổ.
- Phổ biến kế hoạch thực hiện tuần tới, tháng tới (tham quan ngoại khoá, lao
động, phát động thi đua các phong trào, chủ điểm…)
- Sinh hoạt theo chủ điểm, ý nghĩa các ngày lễ lớn trong tháng
- Sau đây là một số ví dụ về một hoạt động lồng ghép trong giờ SHTT:
Ví dụ 1: Trị chơi “Kết nhóm”
a) u cầu giáo dục
- Hoạt động nhóm, hồ đồng, cởi mở và nhanh nhạy mạnh dạn trong việc kết
nhóm với bạn
- Vui mừng và biết kết nhóm đúng theo yêu cầu
b) Nội dung và hình thức của hoạt động
- Yêu cầu kết thành các nhóm: nhóm hai người 3 chân, nhóm 3 người 4
chân…
- Tham gia trò chơi dưới sân hoặc tại lớp học.
- Yêu cầu rõ ràng và đòi hỏi HS phảu nhanh và tính tốn số người, số chân
- Hình thức: hoạt động nhóm, tính tốn nhanh
 Qua hoạt động kết nhóm trên, tuy khơng phức tạp nhưng lại được kết hợp nhiều kỹ
năng: giao tiếp, hợp tác và tính tốn nhanh… Nếu em nào chậm, cịn rụt rè sẽ khơng kết
nhóm được với bạn theo u cầu. Vì vậy trò chơi đòi hỏi HS phát huy hết năng lực giao
tiếp, tính tốn nhanh của mình.


6

Ví dụ 2: Thi tìm hiểu về truyền thống của trường
a) Yêu cầu giáo dục
- Củng cố, khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của trường, những
tấm gương dạy tốt của thầy cô giáo và gương học tập tốt của học sinh.
- Phấn khởi, tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
b) Nội dung và hình thức của hoạt động

- Ý nghĩa của tên trường.
- Những truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
- Bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
- Những tấm gương học tập tốt của trường lớp
- Hình thức: thi hỏi – đáp, thi đố vui văn nghệ.
 Qua hoạt động thi tìm hiểu về truyền thống của trường, một lần nữa HS được củng cố
kiến thức về môn Tự nhiên và xã hội ở bài “Trường học”, HS được học tập thơng qua
trị chơi và củng cố kiến thức một cách chủ động tích cực và dễ dàng ghi nhớ.
Ví dụ 3: Hát, kể chuyện về Bác Hồ kính u
a) u cầu giáo dục
- Hiểu được cơng lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc nói chung, với thiếu
nhi nói riêng.
- Tỏ lịng kính u và tự hào về Bác Hồ Vĩ đại.
- Tích cực rèn luyện các kỹ năng trong hoạt động tập thể.
b) Nội dung và hình thức của hoạt động
- Ca ngợi công lao của Bác Hồ.
- Sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ với thiếu nhi
- Hình thức: biểu diễn văn nghệ, thi kể chuyện…
 Qua hoạt động thi hát, kể chuyện về Bác Hồ, HS được rèn luyện kỹ năng đứng trước
lớp, rèn sự tự tin và có hiểu biết thêm về Bác Hồ thông qua các câu chuyện trong giờ
học hoặc trong giờ SHTT này.
Ví dụ 4: Sinh hoạt theo chủ điểm trong năm học
Thời gian: Tháng 9 – tháng an tồn giao thơng
a) u cầu giáo dục


7

- Giáo dục sự hiểu biết về trách nhiệm của người học sinh về việc chấp hành
an tồn giao thơng.

- Rèn thói quen, nề nếp tốt khi tham gia giao thơng.
- Bồi dưỡng tình cảm, thái độ của cá nhân.
b) Nội dung và hình thức của hoạt động
- Học và làm theo luật an tồn giao thơng.
- Biển báo và hiệu lệnh khi tham gia giao thơng.
- Hình thức: trị chơi ai nhanh hơn, nhìn hình đốn ý…
 Qua hoạt tích hợp giảng dạy an tồn giao thơng và tham gia các trò chơi HS
được củng cố và khắc sâu kiến thức, các em biết áp dụng bài học vào thực tế
cuộc sống và hưởng ứng tốt tháng an toàn giao thơng.
2.2.Tích hợp bài học qua tiết sinh hoạt tập thể chào cờ đầu tuần

Tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần là một hoạt động giáo dục có tính tổng
hợp nhằm giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HS. Qua đó HS thể hiện lịng
u nước thơng qua hành động nghiêm trang là Chào cờ và hát quốc ca.
Trong lúc tình hình dịch bệnh Covid-19 diến biến phức tạp như hiện nay,
để hạn chế tụ tập quá đông người thì các trường sẽ khơng sinh hoạt dưới cờ theo
hình thức tập trung tồn trường mà sẽ sinh hoạt tại lớp. Vì thế cho nên việc sinh
hoạt đầu tuần sao cho đúng theo chủ đề và giúp HS được nhìn nhận lại về các
mặt giáo dục thì là điều cần thiết và quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm.
Chúng ta cần thực hiện những nội dung hoạt động chủ điểm như sau:
Ví dụ: Triển khai chủ điểm tháng 11 Tôn sư trọng đạo
a) Mục tiêu giáo dục
+ Hiểu được công việc giảng dạy, giáo dục của Thầy cô giáo, hiểu được nguyện
vọng và mong muốn của thầy cô giáo đối với sự tiến bộ của HS.
+ Giáo dục cho HS thái độ kính trọng, vâng lời, biết trân trọng tình cảm thầy trị.
+ Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử với thầy cô giáo, phát huy truyề thống
tôn sư trọng đạo.
b) Nôi dung hoạt động của chủ điểm
Tuần 1:



8

+ Thực hiện hoạt động
+ Lễ đăng ký thi đua “Hoa điểm tốt”
+ Tham gia các hội thi văn nghệ
Tuần 2
+ Thực hiện sinh hoạt văn nghệ, hát về Thầy cô
+ Chuẩn bị công tác chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam trong tuần 3.
Tuần 3
+ Thực hiện hoạt động tổ chức lễ kĩ niệm ngày 20 – 11
+ Thực hiện tuần học tốt đã phát động tuần trước
+ Tổng kết tuần học tốt
Tuần 4
+ Thực hiện hoạt động bình chọn các hội thi
+ Đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm.
Ví dụ: Sinh hoạt văn nghệ “Hát về thầy cô và mái trường”
a) Mục tiêu giáo dục
- Hiểu thêm nội dung, ý nghĩa của các bài hát về thầy cơ và nhà trường
- Giáo dục thái độ, tình cảm yêu quý, biết ơn, vâng lời thầy cô
- Rèn luyện kĩ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ
b) Nội dung và hình thức hoạt động
- Hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, sắm vai…có nội dung ca ngợi thầy cơ, tình
cảm thầy trị
- Tổ chức giao lưu văn nghệ, biểu diễn cá nhân hoặc tập thể
- Mời các thầy cô cùng tham gia.
2.3. Biện pháp 3: Lồng ghép các hoạt động tự chọn và tích hợp bài học phù
hợp. (Điểm mới của sáng kiến)
* Tính mới của để tài:
Hoạt động tự chọn đối với học sinh tiểu học thường gắn liền với sở thích và

năng khiếu. HS có năng khiếu về một lĩnh vực nào đó nhưng khơng có điều kiện hoạt


9

động để được bộc lộ ra. Một số em có sở thích, nhu cầu hứng thú, năng khiếu về một
lĩnh vực nào đó mà chưa kịp đáp ứng.Cho nên có thể nói hoạt động tự chọn sẽ giúp
cho các em có điều kiện thể hiện mình và phát triển năng khiếu.
Hoạt động tự chọn bước đầu giúp HS nhỏ định hướng một số năng khiếu và
một số kỹ năng (chưa phải là định hướng nghề nghiệp). Nội dung hoạt động tự chọn
nhằm hướng HS tìm hiểu một nội dung học tập, một lĩnh vực kiến thức để góp phần
giúp các em rèn luyện kĩ năng và tạo hứng thú trong học tập. Những kĩ năng, kiến thức
được rèn luyện thông qua hoạt động tự chọn sẽ giúp HS củng cố, phát triển thêm trong
giờ học tập ở trên lớp, giờ sinh hoạt tập thể…
Nội dung của hoạt động tự chọn:
Những nội dung trong lĩnh vực: học tập, hoạt động văn hố – nghệ thuật, khoa
học – kĩ thuật, có tính chất nghiên cứu rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo, phát triển
năng khiếu như: giải các bài toán vui, giải toán nhanh, học tin học, lắp ráp các đồ vật
hình khối…
Trong lĩnh vực hoạt động xã hội: Tham gia bảo vệ mơi trường xã hội, trồng cây
xanh, giữ gìn di tích lịch sử, văn hố; tham gia các hoạt động từ thiện, phong trào kế
hoạch nhỏ của thiếu nhi.
Thể dục thể thao và các hoạt động vui chơi giải trí: trị chơi dân gian, đố vui, ca
hát, thể dục thể thao, võ thuật, cờ tướng, cờ vua, bóng đá, bóng bàn, bóng rổ…
Ví dụ hoạt động tự chọn: Thi vẽ tranh theo đề tài
a) Yêu cầu giáo dục
-

Giúp HS: mở mang trí tuệ, phát triển tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng, góp
phần hồn thiện nhân cách


-

Giáo dục tính tập thể và tính hợp tác nhanh chóng hồn thành một cơng việc
chung.

-

Góp phần động viên giúp HS phát triển tính tự chủ.
b) Nội dung và hình thức hoạt động

-

Nội dung: bám sát đề tài môn mĩ thuật như vẽ thiên nhiên, con người, vui chơi,
học tập…

-

Hình thức hoạt động: Tổ chức theo các nhóm vẽ, vẽ các nhân…
c) Phương tiện hoạt động

-

Bảng lớp, giấy, màu…


10

d) Tiến trình hoạt động
-


Chuẩn bị: giáo viên phụ trách phổ biến về nội dung tự chọn theo chủ đề vẽ
nhanh, chia các nhóm để HS vẽ cùng nhau

-

Tiến hành hoạt động

-

Kết thúc hoạt động.

Ví dụ: Vẽ tranh tự do về cuộc sống xung quanh
a) Yêu cầu giáo dục
-

Có cảm xúc thẩm mĩ đối với thiên nhiên xã hội

-

Phát triển năng lực tư duy sáng tạo trong học tập, trong ssinh hoạt mĩ thuật,
tiếp cận với thực tế xung quanh.

-

Yêu mến và cảm nhận những hình ảnh màu sắc để vẽ thanh tranh.

b) Nội dung và hình thức hoạt động
-


Nội dung: vẽ những hoạt động về mơi trường, các trị chơi dân gian như thả
diều, đá cầu, trồng cây…

-

Hình thức: vẽ cá nhân, nhóm…

c) Phương tiện hoạt động: bảng, phấn, giấy, bút màu…
d) Tiến trình hoạt động
-

Chuẩn bị dụng cụ, hướng dẫn HS.

-

Phổ biến kế hoạch, yêu cầu.

-

HS chọn nơi vẽ

-

Bắt đầu vẽ

-

Kết thúc hoạt động, HS nhận xét đánh giá

* GV cần ghi nhớ các ngày lễ lớn và các bài hát theo chủ đề

Các ngày lễ kỉ niệm trong năm:
-

Ngày học sinh – sinh viên 09/01/1950

-

Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 03/02/1930

-

Ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3/1910

-

Sự ra đời Đồn Thanh niên cộn sản Hồ Chí Minh 26/3/1931

-

Ngày Chiến thắng, giải phóng hồn tồn Miền Nam 30/4/1975

-

Chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954

-

Ngày Thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 15/5/21941



11

-

Ngày Quốc tế Thiếu nhi 01/6/1949

-

Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 02/9/1945

-

Ngày Bác Hồ gửi thư cho học sinh 15/9/945

-

Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/1930

-

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982

-

Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Namn 22/12/1944

Các bài hát phục vụ sinh hoạt chủ điểm:
1) Ngày khai trường
-


Mùa thu em đến trường

-

Vui bước đến trường

-

Buổi sáng đến trường

-

Em yêu trường em

-

Ngày đầu tiên đi học

-

Bài ca đi học

-



2) Mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
-

Cô giáo em


-

Bài học đầu tiên

-

Bụi phấn

-



3) Mừng Ngày Quốc phịng tồn dân
-

Tiếp bước anh hùng

-

Đi ta đi lên!

-

Chú bộ đội

-




4) Mừng Đảng – Mừng xuân
-

Em là mầm non của Đảng

-

Mùa xuân về

-

Reo vang bình minh


12

-



5) Mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ
-

Cô giáo

-

Bông hoa mừng cơ

-


Em u ai

-

Chỉ có một trên đời

-



6) Mừng Ngày thành lập đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
-

Tiến lên Đoàn viên

-

Lên đàng

-

Ước mơ ngày mai

-

Cùng nhau ta đi lên

-




7) Mừng Ngày chiến thắng, giải phóng hồn tồn Miền Nam
-

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng

-

Em bay trong đêm pháo hoa

-



8) Mừng Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
-

Kim Đồng

-

Hát mừng ngày thành lập Đội

-

Hành khúc Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

-


Khăn quàng thắm mãi vai em

-

Chiếc khăn hồng

-



9) Mừng Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
-

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng

-

Nhớ ơn Bác


13

-

Em mơ gặp Bác Hồ

-




3. Hiệu quả:
- Sau khi tổ chức giờ SHTT có các hoạt động tích hợp học tập tơi nhận thấy HS lớp
mình phát huy tối đa khả năng về tự quản lớp và các kỹ năng học tập trên lớp hồn
thiện hơn.
- Qua q trình giảng dạy và rèn luyện các em trong thời gian vừa qua, đối với HS lớp
tôi – HS lớp 1 đang học theo CTGDPT 201, các em phát triển các mặt học tập, năng
lực, phẩm chất một cách tích cực theo định hướng của chương trình.
- HS được học tập và phát huy kỹ năng sống tối đa thông qau chương trình học và các
hoạt động trải nghiệm khác và SHTT là một ví dụ điển hình góp phần hồn thiện kỹ
năng cho các em.
- 90 % HS lớp tôi tham gia tốt các hoạt động trong các giờ SHTT, các em quen dần với
các trò chơi học tập và tham gia một cách phấn phấn khích.
- Bên cạnh đó, được nhà trường và gia đình các em hết mực quan tâm và tạo điều kiện
để HS có cơ hội học tập tốt nhất.
- Bản thân tôi đã hướng dẫn HS mình ngay từ những ngày đầu tiên của năm học đặc biệt
này để các em làm quen với việc học tập một cách tự nhiên nhất thông qua các hoạt
động ngoại khoá, tự chọn.
- 100% HS mạnh dạn và tự tin hơn hẳn so với những ngày đầu bỡ ngỡ của cơ cậu học
trị mới vào lớp 1.
- Học tập và rèn luyện bản thân là cả quá trình, cho nên khơng có gì hạnh phúc bằng GV
thấy mỗi ngày HS mình mỗi tiến bộ hơn về học tập, về kỹ năng và về năng lực, phẩm
chất.
4. Mức độ làm lợi của sáng kiến:
- Học sinh có nhiều tiến bộ trong học tập, chất lượng học tập được nâng lên đáng kể.
- Lớp đạt nhiều kết quả trong phong trào thi đua, HS thích thú các giờ SHTT
- Hội đồng tự quản phát huy được vai trị của mình và những em có năng khiếu được
phát hiện sớm.
- Giáo dục và hình thành được nhân cách học sinh.
- Lớp học có nề nếp, trật tự hơn, học sinh tích cực và sáng tạo hơn.



14

- Tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ nhau được nêu cao.
- Học sinh phát huy được năng lực học tập của bản thân, tích cực chủ động tham gia các
hoạt động học tập, vui chơi, phong trào của trường, lớp.
5. Những đơn vị khác có thể áp dụng:
Những giải pháp mà tôi nêu trên đã mang lại hiệu quả cao trong công tác giảng
dạy và giáo dục của mình. Tơi thiết nghĩ tất cả GV nếu quan tâm đến chất lượng, quan
tâm đến kiến thức, kỹ năng mà học sinh tiếp thu được có vận dụng được vào thực tiển
hay khơng thì GV cần sử dụng sáng tạo những cái có sẵn theo một cách mới mẻ hơn.
Tơi mong muốn đồng nghiệp trường mình hay trường bạn đều chia sẻ và vận
dụng những giải pháp của nhau để giúp HS được học tập mọi lúc, mọi nơi và dù là tiết
học nào đi nữa.
6. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
- Đã được sử dụng trong lớp, khối và đạt hiệu quả.
- Đã giới thiệu cho bạn bè trong khối, trường áp dụng thực hiện.
7. Các chứng cứ đi kèm để minh họa:
- Các ngày lễ, bài hát theo chủ đề.



×