Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phát triển năng lực học tập theo hướng đề cao tính thực tiễn trong dạy học lí luận kinh tế chính trị Mác - Lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.21 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0102
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 68-74


This paper is available online at


<b>PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐỀ CAO TÍNH</b>
<b>THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC LÍ LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN</b>


Lê Thị Hồng Khuyên, Trần Thị Mai Phương


<i>Khoa Lí luận Chính trị - Giáo dục Cơng dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội</i>
<i><b>Tóm tắt.</b></i>Trên cơ sở trình bày khái niệm năng lực (NL) và xuất phát từ thực tiễn dạy học lí
luận kinh tế chính trị Mác - Lênin (KTCT MLN) bài viết đề xuất việc phát triển NL học
tập theo hướng đề cao tính thực tiễn trong dạy học KTCT MLN, trong đó mỗi giảng viên
(GV) cần tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học (PPDH), kĩ thuật dạy học tích cực,
lựa chọn các nội dung/chủ đề dạy học, các dạng bài tập gắn với thực tiễn đảm bảo tính cập
nhật, tạo môi trường học tập “mở” để người học rèn luyện kĩ năng, phát triển NL học tập
tích cực, chủ động, sáng tạo - một trong những vấn đề mang tính cấp thiết trong dạy học lí
luận KTCT MLN.


<i><b>Từ khóa:</b></i>Kinh tế chính trị, Mác - Lênin, tính thực tiễn, năng lực học tập.

<b>1. Mở đầu</b>



Trong dạy học lí luận KTCT MLN thực hiện yêu cầu đổi mới dạy học theo hướng đề cao
tính thực tiễn, người dạy cần truyền tải tri thức bài giảng gắn với thực tiễn luôn vận động biến đổi
của nền kinh tế - xã hội, mang “hơi thở” của thời đại, đồng thời chú trọng rèn luyện kĩ năng, phát
triển tối đa NL học tập cho SV. Xuất phát từ thực tiễn, giải quyết tốt vấn đề này sẽ quyết định hiệu
quả dạy và học lí luận KTCT MLN, vì vậy GV cần tích cực đổi mới PPDH, tổ chức dạy học phù
hợp nhằm tạo hứng thú cho SV học tập tích cực, chủ động, phát triển tốt NL bản thân để hiểu rõ
ý nghĩa lí luận và thực tiễn cũng như sự cần thiết của việc học tập môn học. Việc phát triển NL
học tập đề cao tính thực tiễn trong dạy học lí luận KTCT MLN đã nhận được sự quan tâm của


nhiều nhà nghiên cứu. Bởi vậy, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này ở các góc độ như:
Các bài báo đề cập về NL nói chung đó là các tác giả Phạm Thị Bình [2]; Nguyễn Văn Cường [3];
Bùi Minh Hải, Vũ Thị Hà [6]; nâng cao NL tư duy cho SV trong dạy học Những nguyên lí cơ bản
của CNMLN của Phạm Thị Quỳnh Hoa [5]. Các nghiên cứu về yêu cầu nâng cao tính thực tiễn
trong giảng dạy Lí luận KTCT MLN của Trần Thị Mai Phương với bài: Nâng cao tính thực tiễn
trong dạy học các Học thuyết kinh tế của CNMLN ở các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) [11];
Một số yêu cầu nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy học thuyết giá trị của C.Mác ở trường
ĐH, CĐ hiện nay của Tưởng Thị Thắm, Lê Thị Hồng Khuyên [13]. Ở một góc nhìn khác, đề xuất
các PPDH nâng cao tính thực tiễn trong dạy học Lí luận KTCT MLN có nghiên cứu về phương
pháp thuyết trình trong dạy học mơn Những nguyên lí cơ bản của CNMLN ở các trường đại học
của Trương Thị Anh Đào [4], Nguyễn Thị Lan, Lê Thị Hồng Khuyên [9]; Phương pháp dự án
-biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả dạy học Lí luận KTCT MLN ở trường ĐH, CĐ [7] và Sử


Ngày nhận bài: 17/7/2016. Ngày nhận đăng: 11/9/2016.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

dụng bài tập góp phần nâng cao tính thực tiễn trong dạy học Lí luận KTCT MLN ở trường ĐH,
CĐ [8] của Lê Thị Hồng Khuyên; Học tập trải nghiệm - biện pháp nâng cao tính thực tiễn trong
giảng dạy Lí luận KTCT của CNMLN ở trường ĐH, CĐ của Lê Thị Hồng Khuyên, Trần Thị Mai
Phương [5], Nguyễn Hồng Quý với Công tác nghiên cứu và hoạt động giảng dạy, học tập Lí luận
chính trị ở các trường ĐH, CĐ [12].v.v. . .


Trong các nghiên cứu nêu trên được đề cập đa dạng, phong phú tuy nhiên chưa mang tính
tiêu biểu, điển hình nên vẫn cịn “khoảng trống” như: (1) chưa chỉ ra được cụ thể NL thực tiễn
trong học tập qua sử dụng PPDH; (2) chưa chú trọng thiết kế nội dung/chủ đề/bài tập gắn với thực
tiễn để rèn kĩ năng, phát triển NL cho SV; (3) GV chậm đổi mới PPDH theo định hướng NL;
(4) SV chưa có nhiều cơ hội phát triển NL trong môi trường học tập “mở” để vận dụng lí luận
KTCT MLN đã học vào thực tiễn đời sống. . . Hiện nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về phát
triển NL học tập theo hướng đề cao tính thực tiễn trong dạy học lí luận KTCT MLN. Đây là vấn
đề cần được tập trung nghiên cứu vì ở các trường ĐH, CĐ có mục tiêu quan trọng là hình thành,
phát triển các NL cơ bản cho SV trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực tiễn cho thấy,


một bộ phận GV đào tạo về chuyên ngành triết học và chủ nghĩa xã hội khoa học phải đảm nhiệm
dạy học nội dung KTCT MLN đã gặp những khó khăn dẫn đến hạn chế chưa lơi cuốn người học,
tính thực tiễn trong bài giảng cịn “thiếu vắng”, SV chưa có nhiều cơ hội thể hiện NL học tập.


Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lí luận KTCT MLN theo hướng phát triển NL gắn
với thực tiễn, bài viết trình bày một số vấn đề: (1) Phát triển NL học tập đề cao tính thực tiễn;
(2) tính thực tiễn trong nội dung dạy học lí luận KTCT MLN; (3) thực hiện dạy học như thế nào
để phát triển NL học tập đề cao tính thực tiễn của lí luận KTCT MLN.


<b>2. Nội dung nghiên cứu</b>



<b>2.1. Phát triển năng lực học tập theo hướng đề cao tính thực tiễn</b>



Khái niệm NL có nguồn gốc từ tiếng La tinh “competentia” có nghĩa là gặp gỡ. Theo tiếng
anh “competency” có nghĩa là NL hay khả năng hoặc cịn có nghĩa là thẩm quyền.


Hiện nay, có nhiều diễn đạt khác nhau về bản chất của khái niệm NL, vì vậy khái niệm NL
cũng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau (do chủ thể, do mục đích, góc độ tiếp cận nghiên cứu
khác nhau). Cùng với sự phát triển của khoa học, cơng nghệ người có NL cần có khả năng giải
quyết các vấn đề trong những tình huống ln thay đổi và do đó cũng cần có sự sáng tạo. Theo
nghĩa thơng dụng: NL được hiểu như sự thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối với một
công việc [2; tr 47]. Khái niệm NL cũng có thể hiểu: NL là khả năng thực hiện thành công các
hoạt động, giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề trong các tình huống xác định cũng như các tình
huống thay đổi, trên cơ sở vận dụng kiến thức, kĩ năng, động cơ, ý chí, suy nghĩ thấu đáo và ứng
xử có trách nhiệm của cá nhân [3; tr.4].


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>2.2. Tính thực tiễn trong nội dung dạy học lí luận KTCT Mác - Lênin</b>



Lí luận KTCT MLN của bao gồm học thuyết giá trị, học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác
và học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước của V.I.Lênin.


Nội dung các học thuyết này bao quát những nguyên lí cơ bản nhất của CNMLN về phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa và cũng có thể coi đây là những ngun lí cơ bản nhất về sự hình thành,
phát triển nền kinh tế thị trường, cụ thể [11]; [13]:


- Học thuyết giá trị cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản chung nhất về nền sản
xuất hàng hố. Vì vậy, những ai đang sống trong nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường đều cần
phải được trang bị và vận dụng chúng vào hoạt động kinh tế của bản thân, gia đình, doanh nghiệp.
- Học thuyết giá trị thặng dư cho người học thấy được những quan hệ kinh tế mới, những
q trình kinh tế mang tính quy luật trong nền sản xuất hàng hoá đã phát triển ở một trình độ cao
- sản xuất hàng hố tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh đó, học thuyết này cịn có ý nghĩa thực tiễn về mặt
kinh tế, cung cấp cho những ai muốn khởi nghiệp những kiến thức cơ bản về hoạt động kinh doanh
như: Làm thế nào để trở thành một nhà kinh doanh? Làm thế nào để tiền có thể trở thành tư bản?
Làm thế nào để có thể thu được nhiều lợi nhuận?


- Học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước nghiên
cứu những nấc thang trong quá trình phát triển và điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản cả về lực lượng
sản xuất lẫn quan hệ sản xuất để thích ứng với những biến động mới về kinh tế - chính trị thế giới
từ đầu thế kỉ XX đến nay.


Tựu chung lại, những kiến thức lí luận KTCT MLN cung cấp cho người học có ý nghĩa giá
trị thực tiễn sâu sắc. Song để SV có niềm tin vào kiến thức lí luận KTCT MLN mỗi GV chú trọng
đổi mới PPDH, tổ chức dạy học theo hướng mở, đa dạng gắn lí luận với thực tiễn, tạo cơ hội phát
triển NL học tập cho SV trở thành nhu cầu, động lực tích cực q trình học tập.


<b>2.3. Phát triển NL học tập theo hướng đề cao tính thực tiễn trong dạy học lí</b>


<b>luận KTCT MLN</b>



a) Lựa chọn chủ đề/nội dung kiến thức bài học gắn với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội,
thiết thực đối với người học



Muốn phát triển NL học tập theo hướng đề cao tính thực tiễn cho SV, GV bộ mơn cần chủ
động thiết kế nội dung dạy học, lựa chọn các chủ đề học tập thiết thực, sống động, gắn các vấn đề
lí luận KTCT MLN trong bài giảng với thực tiễn cuộc sống để SV thấy được giá trị và ý nghĩa của
việc học tập mơn học, có hứng thú với nội dung bài học từ đó nảy sinh nhu cầu, động lực tích cực
tham gia hoạt động học tập.


Để thiết kế các chủ đề dạy học mang tính thực tiễn cao, GV cần bám sát vào nội dung lí
luận KTCT MLN, khái quát được những giá trị thực tiễn của chúng sau đó xác định, lựa chọn chủ
đề. Mặt khác, GV cần cân nhắc với chủ đề đó có thể thiết kế được những hoạt động gì của SV để
các em tham gia được nhiều nhất và có hiệu quả vào quá trình dạy học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i><b>Bảng 1: Một số chủ đề phục vụ cho thiết kế hoạt động học tập gắn với thực tiễn</b></i>
Chương Gợi ý các chủ đề dạy học


Học thuyết giá trị


- Ưu điểm và mặt trái của kinh tế hàng hóa trong nền
kinh tế nước ta hiện nay


- Hàng hóa là một phạm trù mang tính xã hội
- Sự vận động tiền tệ trong nền kinh tế thị trường
Học thuyết giá trị thặng




- Làm thế nào để tiền biến thành tư bản
- Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt
- Phương thức để có được nhiều giá trị thặng dư
- Xây dựng một dự án khởi nghiệp với 5 triệu VNĐ
- Những hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư


trong thực tế


CNTB độc quyền và
CNTB độc quyền Nhà
nước


- Bản chất, vai trị và mặt trái của đầu tư nước ngồi
đối với kinh tế nước ta hiện nay


- Tìm hiểu bản chất, vai trò và phương thức hoạt
động của TNCs ở nước ta hiện nay


Các chủ đề được thiết kế theo hướng giảm nội dung mang tính “hàn lâm”, “lí luận sng”
tăng tính thực tiễn, mang “hơi thở” của thời đại, gắn với sự vận động và phát triển của nền kinh tế
- xã hội ở nước ta, đặc biệt là gắn với môi trường, địa bàn học tập thực chất là giúp SV phát triển
các NL học tập lí luận KTCT MLN trong điều kiện hiện nay.


b) Tăng cường sử dụng PPDH, kĩ thuật dạy học tích cực, tạo mơi trường mở, đa dạng
Một trong những định hướng căn bản trong đổi mới giáo dục đào tạo nước ta hiện nay là
dạy học theo định hướng phát triển NL cho người học. NL của người học thể hiện trong việc thực
hiện mục tiêu, nhiệm vụ học tập đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra và được hiện thực hóa qua NL
hành động.


Việc sử dụng PPDH tích cực, tạo mơi trường học tập an toàn, thoải mái, giúp SV tự tin chủ
động, tự do đề xuất ý tưởng, bày tỏ quan điểm, được lập kế hoạch học tập để thực hiện nhiệm vụ
học tập và đơi khi vượt ra ngồi khn khổ nội dung tri thức trong giáo trình để tiếp nhận tri thức
mới - thông tin, tư liệu trong thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội. Một số PPDH cần được các GV
bộ môn chú ý sử dụng trong q trình dạy học lí luận KTCT MLN:


<i><b>Bảng 2: Các NL được phát triển qua sử dụng một số PPDH</b></i>


PPDH Một số NL được phát triển


Phương pháp dự án


- NL hợp tác và tham gia các hoạt động xã hội
- NL tìm kiếm và xử lí thơng tin


- NL phát hiện và giải quyết vấn đề
- NL sử dụng thiết bị công nghệ


- NL khai thác, sử dụng giáo trình, tài liệu
Đổi mới phương pháp


thuyết trình


- NL giải quyết vấn đề
- NL sử dụng ngôn ngữ


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Phương pháp tình huống
thơng qua bài tập KTCT


- NL tính toán


- NL giải quyết vấn đề
- NL tự học


Tổ chức hoạt động trải
nghiệm


- NL sử dụng công nghệ thông tin



- NL hợp tác và tham gia các hoạt động xã hội
- NL tự nghiên cứu, tự chịu trách nhiệm
- NL giải quyết vấn đề


Phương pháp KT, ĐG - NL nhận thức, hợp tác<sub>- NL tư duy, sáng tạo</sub>


Việc sử dụng PPDH theo hướng gợi mở nêu trên có thể phát triển tốt NL cần thiết cho SV
thông qua bài giảng, SV có cơ hội học tập đa dạng, tìm hiểu lí luận mơn học được hiện thực hóa
trong thực tiễn nền kinh tế - xã hội ở nước ta và mỗi SV được học tập lí luận KTCT MLN cũng là
các chủ thể khi tham gia vào nền kinh tế thị trường phải có nhận thức đúng, hành động thiết thực
mang lại hiệu quả và lợi ích cho bản thân.


c) Tăng cường thiết kế bài tập/tình huống mở, đa dạng mang tính thực tiễn tạo điều kiện cho
SV thực hiện nhiệm vụ học tập


Trong dạy học lí luận KTCT MLN, bài tập/tình huống mở được sử dụng với mục đích khác
nhau nhưng thường được sử dụng để phát triển NL tư duy lí luận kinh tế làm nổi bật đặc trưng của
môn học mang giá trị thực tiễn cao.


- GV phải thiết kế các dạng bài tập và có yêu cầu nhiệm vụ cụ thể. Nhiệm vụ bắt buộc là
yêu cầu SV phải đạt chuẩn kiến thức và KN của bài học giúp SV vận dụng, mở rộng tri thức thực
tiễn và rèn luyện NL tư duy sáng tạo để giải quyết vấn đề.


Cụ thể, trong mỗi chương nội dung gồm 2 phần chính là kiến thức cần nhớ và phần bài tập.
Để xây dựng các nhiệm vụ học tập hiệu quả, có thể lựa chọn câu hỏi/tình huống/bài tập ngay trong
bài học đảm bảo chuẩn kiến thức trong giáo trình, có tính chất thực tiễn để áp dụng các kiến thức,
kĩ năng theo cách khác nhau.


- Nội dung thực hiện nhiệm vụ trong bài tập gồm [8]:



+ Bài tập trắc nghiệm khách quan có nhiều phương án lựa chọn. Bài tập này, GV bắt buộc
SV phải thực hiện trong quá trình học tập và sau khi kết thúc mỗi chương để khắc sâu kiến thức.


+ Bài tập tình huống/tự luận mở gắn với thực tiễn có nhiều cách giải quyết khác nhau, để
đạt mục đích chung mang lại hiệu quả thiết thực và lợi ích cho mỗi người. Nhiệm vụ làm bài tập
rèn luyện kĩ năng và nâng cao NL học tập thể hiện mức độ hiểu biết lí luận KTCT MLN vào xử lí
tình huống thực tế trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.


Tình huống thực tiễn: GV sử dụng trong dạy học nội dung “Xuất khẩu tư bản”


Đầu tháng 4/2016, công ti Formosa tại Hà Tĩnh sả thải các độc tố phenol Xyanua vào biển
dẫn đến hậu quả trên 100 tấn hải sản tự nhiên bị chết trơi dạt vào bờ. Thiệt hại ước tính khoảng
1.600 tấn/tháng, diện tích ni tơm bị chết hồn tồn là 5,7 ha. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, cơ
quan chức năng vào cuộc công ti Formosa tại Hà Tĩnh thừa nhận hậu quả gây ra và phải bồi thường
số tiền 500 triệu USD cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung. Trước vấn đề trên, theo anh/chị hậu quả để
lại về kinh tế, xã hội, sức khỏe cho con người thế nào? Cơ quan chức năng cần có giải pháp gì để
ngăn chặn, khắc phục sự cố về mơi trường? Đề xuất chính sách, biện pháp để giúp đỡ ngư dân trở
lại hoạt động sản xuất?


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

trị hàng hóa, tiền tệ, tư bản, giá trị thặng dư (m) gồm tỉ suất giá trị thặng dư (m’), khối lượng giá
trị thặng dư (M); chi phí sản xuất, lợi nhuận (P), thu nhập (tiền lương, lợi tức. . . ), tổng sản phẩm
xã hội, tăng trưởng kinh tế, địa tô. SV muốn giải quyết bài tập phải hiểu kiến thức lí luận, ghi nhớ
cơng thức tính, vận dụng kinh nghiệm vào thực hiện nhiệm vụ học tập [1], [8].


Nhiệm vụ SV tham gia giải các bài tập/tình huống/câu hỏi mở gắn với thực tiễn sẽ phát
triển các NL trong học tập lí luận KTCT MLN và được thực hiện có hiệu quả khi GV sử dụng các
PPDH để tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học.


d) Tạo điều kiện khuyến khích SV sáng tạo ra sản phẩm đa dạng qua hoạt động học tập


SV là những người trẻ dám làm, sáng tạo nếu được tạo môi trường học tốt và có sự hướng
dẫn, định hướng phù hợp. GV có thể giao cho SV những nhiệm vụ học tập mang tính “mở” khơng
giới hạn về phạm vi và mục tiêu môn học cần đạt được.


Cụ thể, khi dạy bài “Sản xuất hàng hóa” GV yêu cầu mỗi nhóm SV lập sơ đồ tư duy về nội
dung kiến thức được giao tạo nên sự phong phú, đa dạng về nội dung, hình thức, màu sắc. Khi dạy
học theo dự án với chủ đề: “Tìm hiểu mặt trái của sản xuất hàng hóa”, GV cần khuyến khích các
nhóm lập kế hoạch, thu thập thông tin theo nhiều cách khác nhau, dự kiến sản phẩm đa dạng ở các
góc độ khác nhau. Về nội dung, có nhóm đưa ra sản phẩm là hàng giả, hàng nhái; có nhóm trình
bày về ơ nhiễm mơi trường ở địa bàn cụ thể và các nhóm sử dụng thiết bị cơng nghệ thu thập bằng
hình ảnh, video, phỏng vấn...Báo cáo sản phẩm dự án học tập được SV thiết kế và trình bày bằng
powerpoint [6].


Thơng qua sản phẩm hoạt động học tập SV rèn luyện KN, phát triển các NL làm việc cá
nhân, làm việc nhóm, NL hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL sử dụng thiết bị công nghệ. . . nhằm
chiếm lĩnh tri thức bài học chủ động, hiệu quả nhất và hiểu rõ hơn ý nghĩa lí luận và thực tiễn của
việc học tập KTCT MLN ở trường ĐH, CĐ hiện nay. Từ đó, củng cố niềm tin của SV vào tri thức
lí luận KTCT MLN, đấu tranh với hành vi tiêu cực, ln tin tưởng vào đường lối, chính sách kinh
tế của Đảng, Nhà nước trong quá trình đổi mới và hội nhập của đất nước.


<b>3. Kết luận</b>



Phát triển NL học tập cho SV theo hướng đề cao tính thực tiễn là vấn đề quan trọng, cấp
thiết đã nhận được sự quan tâm của GV trong dạy học lí luận KTCT MLN. Thành công đạt được
phần lớn bắt nguồn từ việc GV tăng cường đổi mới PPDH, tổ chức dạy học theo định hướng NL,
tăng cường cập nhật thông tin thực tiễn mới trong bài giảng, làm cho tri thức lí luận KTCT MLN
trở nên gần gũi, dễ hiểu, “thu hẹp” khoảng cách giữa lí luận mơn học với thực tiễn đời sống kinh
tế - xã hội. Hi vọng những đề xuất trên có tác dụng thiết thực nâng cao hiệu quả dạy học lí luận
KTCT MLN, góp phần tích cực vào việc rèn luyện kĩ năng, phát triển NL thực tiễn cho người học.



<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013.<i>Giáo trình Những ngun lí cơ bản của CNMLN</i>. Nxb Chính
trị Quốc gia, tr.185 - 312.


[2] Phạm Thị Bình, 2016.<i>Đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng phát triển NL</i>
<i>và phẩm chất cho người học ở khoa Giáo dục chính trị các trường đại học hiện nay</i>. Tạp chí
Giáo dục, số đặc biệt, tháng 5/2016, tr.47- 49.


[3] Nguyễn Văn Cường, 2016.<i>Phát triển chương trình dạy học theo định hướng năng lực</i>. Tạp
chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 61(3), tr.3- 9.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Số đặc biệt tháng 5/2016, tr.242 - 244.


[5] Phạm Thị Quỳnh Hoa, 2016.<i>Nâng cao NL tư duy biện chứng cho SV các trường đại học khối</i>
<i>ngành kĩ thuật thơng qua dạy học mơn Những ngun lí cơ bản của CNMLN</i>. Tạp chí Giáo
chức (2016), Số 111 (7/2016), tr 4 - 6.


[6] Bùi Minh Hải, Vũ Thị Hà, 2014.<i>Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV theo NL</i>
<i>thực tiễn</i>. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 100 (tháng 1/2014).


[7] Lê Thị Hồng Khuyên, 2016.<i>Phương pháp dự án - biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả</i>
<i>dạy học Lí luận KTCT MLN ở trường ĐH, CĐ</i>. Tạp chí Thiết bị Giáo dục, Số 129 (5/2016),
tr.63 - 65.


[8] Lê Thị Hồng Khuyên, 2016.<i>Sử dụng bài tập góp phần nâng cao tính thực tiễn trong dạy học</i>
<i>Lí luận KTCT MLN ở trường ĐH, CĐ</i>. Tạp chí Dạy và Học ngày nay, Số tháng 6/2016, tr.132
- 133.


[9] Nguyễn Thị Lan, Lê Thị Hồng Khuyên, 2011. <i>Vận dụng phương pháp thuyết trình trong</i>


<i>giảng dạy mơn NNLCB của CNMLN</i>. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 08 (12/2011),
tr.67 - 71.


[10] Trần Thị Tuyết Oanh (Chủ biên), 2013.<i>Giáo dục học tập 1</i>. Nxb Đại học Sư phạm.


[11] Trần Thị Mai Phương, 2012.<i>Nâng cao tính thực tiễn trong dạy học các Học thuyết kinh tế</i>
<i>của CNMLN ở các trường ĐH, CĐ</i>. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số
58(4), tr.159 - 163.


[12] Nguyễn Hồng Quý, 2016. <i>Công tác nghiên cứu và hoạt động giảng dạy, học tập Lí luận</i>
<i>chính trị ở các trường ĐH, CĐ</i>. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số
61(3), tr.105 - 113.


[13] Tưởng Thị Thắm, Lê Thị Hồng Khuyên, 2016.<i>Một số yêu cầu nâng cao tính thực tiễn trong</i>
<i>giảng dạy học thuyết giá trị của C.Mác ở trường ĐH, CĐ hiện nay</i>. Tạp chí Giáo dục và Xã
hội, Số 124 (6/2016), tr.25 - 28.


<b>ABSTRACT</b>


<b>Teaching political Marxist-Leninist economy theory of Marxist – Leninist</b>
<b>to enhance practical learning</b>


Le Thi Hong Khuyen, Tran Thi Mai Phuong
<i>Faculty of Politic Theory - Civic Education, Hanoi National University of Education</i>
Based on the concepts presented come from capacity and teaching practical economic and
political theory of Marxist - Leninist; posts proposed capacity development towards enhanced
learning practical, from every faculty to use Augmented strengthen teaching methods, active
teaching techniques, choosing the content/theme of teaching, the format mounted as practical
exercises, ensuring the update, create learning environments "open" to train students in the skills,
develop positive learning ability, initiative, creativity - one of the issues the urgency of the


economic teaching political theory Marxist - Leninist


</div>

<!--links-->

×