Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.9 KB, 8 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM BÀI THI TN THPT MÔN TOÁN TỪ PHÂN TÍCH ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT 2010 Nguyễn Thanh Tuấn Trường THPT Thông Nông I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực tế trong nhiều năm qua kết quả thi tốt nghiệp THPT môn Toán cũng còn thấp so với yêu cầu ngày càng cao của xã hội, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do những điều kiện khách quan và chủ quan, chất lượng bộ môn Toán còn có những biểu hiện giảm sút, thể hiện ở những điểm dưới đây: - Học sinh không nhớ công thức, hoặc không biết cách trình bày bài làm của mình. - Học sinh đạt điểm 0 cũng khá nhiều dù học suốt một năm nếu để ý đến tập xác định của hàm số thì đã có 0,25 điểm. - Kỹ năng tính toán của học sinh còn quá yếu; biết công thức nhưng tính toán sai. - Tỉ lệ điểm thi trên trung bình của bộ môn Toán còn có khoảng cách khá lớn giữa các trường THPT với nhau. - Bài làm của học sinh thường bộc lộ nhiều yếu kém và đa dạng,…. Qua kỳ chấm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2009 - 2010 của tỉnh Cao Bằng đồng thời thông qua trao đổi với các đồng nghiệp của các trường trong tỉnh,… khi chấm thi tự luận môn Toán tôi xin trình bày một số lỗi của học sinh thường gặp để rút kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân, nhằm rèn luyện uốn nắn cho học sinh của mình cách trình bày bài thi môn Toán truớc khi kỳ thi TN THPT năm học 2010 2011; đồng thời chia sẽ với các đồng nghiệp mới dạy lớp 12 lần đầu tiên để không mắc phải các lỗi không đáng có của học sinh mình nhằm nâng cao điểm thi TN THPT môn toán của trường trong kì thi sắp đến. II. NỘI DUNG A. Phân tích đề thi TN THPT 2010 và một số lỗi thường gặp. 1. Phân tích câu 1. Đáp án và một số vấn đề của câu 1:. Lop12.net.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Tính đạo hàm sai dẫn tới sai toàn bộ phần khảo sát hàm số. ® Hướng dẫn học sinh tính đạo hàm của các hàm số bậc 3, bậc 4, bậc nhất trên bậc nhất một cách thành thạo. - Sử dụng kí hiệu sai (-¥; 0) È (4; +¥) - Tính giới hạn sai. - Bảng biến thiên đầy đủ giống như đáp án nếu thiếu hay sai đều không có điểm ở bảng biến thiên.(0,25) học sinh hay bị lỗi không ghi hay ghi sai các nhánh vô tận trong bảng biến thiên.. - Trong phần vẽ đồ thị học sinh thường mắc phải các lỗi sau: + Vẽ 3 đường thẳng, hệ trục tọa độ không ghi rõ trục nào trục hoành trục tung hay dấu góc vuông’ + Các số trên trục thể hiện đơn vị đo. Phần các nhánh ra vô cực đều phải vượt qua các điểm cực trị. + Đồ thị không được vẽ bằng bút chì + Giao của đồ thị với các trục tọa độ chưa hợp lý.. Lop12.net.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Học sinh thiếu phần lập luận: để (*) có 3 nghiệm phân biệt… 2. Phân tích câu 2. Đáp án và một số vấn đề của câu 2.. Lop12.net.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Giải phương trình logarit học sinh thường thiếu điều kiện. - Thiếu dấu () trong phần tính tích phân - Sử dụng dấu « trong tính tính phân 1. 1 1 1 - Sai kí hiệu: ( x 5 - x 4 + x 3 )ò 5 2 3 0. - Học sinh tính sai đạo hàm vì không nhớ đạo hàm của ( u )' = - Thiếu điều kiện x ³ 0 trong giải phương trình dạng. Lop12.net. u'. 2 u. f (x ) < g(x ).
<span class='text_page_counter'>(5)</span> 3. Phân tích Câu 3.. Đáp án và phân tích:. - Học sinh không vẽ hình đúng hoặc vẽ hình không tốt. - Học sinh xác định nhầm góc giữa (SBD ) và (ABCD ) - Thiếu lập luận để tìm ra góc giữa hai mặt phẳng. 4. Phân tích câu 4a. Đáp án và phân tích:. - Phần này thường học sinh làm tốt nhưng phải lưu ý lập luận BC là vec tơ pháp tuyến.. Lop12.net.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> 5. Phân tích Câu 5. Đáp án và phân tích:. - Học sinh ghi dấu « - Xác định phần ảo sai 8i Trên đây là những vấn đề rút ra từ lần chấm thi TN THPT năm học 2009 - 2010 ta có thể nhìn nhận do một số nguyên nhân sau: - Học sinh tiếp thu kiến thức trên lớp không chắc chắn. - Học sinh ít có tinh thần tự học, mọi việc đều trông chờ vào người thầy.. Lop12.net.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> B. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM BÀI THI TN THPT NĂM 2011 1. Bám sát cấu trúc đề thi, kết hợp với thông nhất của tổ bộ môn để thực hiện ôn tập theo trọng tâm của từng chương với những kiến thức cơ bản nhất. 2. Để giảng dạy các tiết ôn tập thi tốt nghiệp, giáo viên cần bám sát chuẩn kiến thức, tóm tắt gọn nhẹ, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ các kiến thức cơ bản, trọng tâm của từng bài, từng chương một cách có hệ thống. 3. Giáo viên cần tập trung rèn luyện cho học sinh những kiến thức hầu như chắc chắn thi hàng năm, chẳng hạn bài khảo sát hàm số, góp phần giúp học sinh đạt được yêu cầu tối thiểu là đạt điểm trung bình trở lên. 4. Để việc ôn thi tốt nghiệp đạt hiệu quả cao, nhất thiết giáo viên phải nắm thật sát năng lực học tập của từng đối tượng học sinh lớp mình phụ trác, từ đó có phương pháp giảng dạy phù hợp, bồi dưỡng thêm cho các đối tượng học sinh yếu kém khi cần thiết. 5. Để tiết ôn tập thi tốt nghiệp đạt hiệu quả cao, giáo viên cần chuẩn bị thất tốt nọi dung bài giảng: các kiến thức trọng tâm, hệ thống bài tập, các bài toán tương tự, đề thi thử, kết hợp linh hoạt các phương pháp học tập bộ môn, kết hợp với kiểm tra học sinh và giúp học sinh tự kiểm tra trong quá trình ôn tập, cuối cùng là hệ thống bài tập để học sinh tự rèn luyện. 6. Tổ bộ môn nên có kế hoạch và tài liệu ôn tập thi TN THPT chung cho toàn trường để giáo viên và học sinh có tài liệu nghiêm cứu tốt hơn. 7. Trong giờ bồi dưỡng học sinh yếu, hoặc ôn luyện: Giáo viên cho ví dụ tương tự học sinh bước đầu làm theo hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên ® Giáo viên ra một bài tập khác, học sinh tự làm theo mẫu mà giáo viên đã đưa ra ® Giáo viên ra cho học sinh: - Hoặc là một bài tập tương tự khác để học sinh làm ngay tại lớp. - Hoặc là bài tập ra về nhà tương tự với bài được học, nhằm rèn luyện kĩ năng. - Hoặc là bài kiểm tra thử. - Hoặc là đề thi của năm học trước, nhằm kích thích học tập bộ môn. 8. Hạn chế đến mức thấp nhất việc bị mất điểm do học sinh trình bày thiếu ý. 9. Học tập cách trình bày lời giải trong đáp án của BGD. 10. Thực hiện đúng quy định về cách trình bày ở một số dạng toán. Thậm chí cả tổ phải thống nhất một số cụm từ diễn đạt cho một dạng toán.. Lop12.net.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> C. KẾT LUẬN Qua quá trình ôn thi TN năm 2009-2010 và chấm thi tôi nhận thấy rằng. Để làm bài thi TN được tốt ta cần giúp học sinh ôn tập trọng tâm các dạng bài thường thi. Hướng dẫn học sinh cách trình bày và lưu ý cho học sinh các lỗi thường mắc phải. Trên đây là những lưu ý về đề thi theo ý kiến chủ quan của tôi. Kính mong các đồng chí cùng thảo luận và rút kinh nghiệm để chuyên đề được hoàn thiện hơn.. Lop12.net.
<span class='text_page_counter'>(9)</span>