Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bài giảng Bài 6: Thực hiện pháp luật và ý thức pháp luật - Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.7 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

0


<b>Nội dung </b>


 Khái niệm, hình thức thực hiện
pháp luật.


 Áp dụng pháp luật.


 Khái niệm, đặc điểm của ý thức
pháp luật.


 Yếu tố cấu thành ý thức pháp luật.


 Các mối quan hệ của ý thức pháp luật.


 Vấn đề nâng cao ý thức pháp luật.


<b>Mục tiêu </b> <b>Hướng dẫn học </b>


Sau khi học bài này, các bạn cần:


 Trình bày được các hình thức thực hiện
pháp luật, trong đó có hình thức áp dụng
pháp luật.


 Trình bày được khái niệm pháp chế và
những yêu cầu cơ bản của pháp chế.


 Trinh bày được các đặc điểm, cấu thành
của ý thức pháp luật và đề ra được giải


pháp nâng cao ý thức pháp luật.


 Phân tích được mối liên hệ giữa thực
hiện pháp luật và ý thức pháp luật.
<b>Thời lượng học</b>


9 tiết


 Nghe giảng và đọc tài liệu để nắm bắt
các nội dung chính.


 Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm
theo yêu cầu của từng bài.


 Liên hệ và lấy các ví dụ trong thực tế
để minh họa cho nội dung bài học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Pháp luật chỉ có thể đi vào cuộc sống khi được thực hiện bởi các chủ thể pháp luật. Pháp luật
phải được thực hiện nghiêm chỉnh và chính xác. Chỉ khi đó, pháp luật mới thực hiện được các
chức năng của mình. Tuy nhiên, việc thực hiện pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào ý thức pháp
luật của các chủ thể. Trong phần đầu của bài, chúng ta sẽ nghiên cứu về vấn đề thực hiện pháp
luật (mục 1.1), trước khi đi vào tìm hiểu về ý thức pháp luật (mục 2.1)


<b>6.1.</b> <b>Thực hiện pháp luật </b>


<b>6.1.1.</b> <b>Khái niệm thực hiện pháp luật </b>


 Là hoạt động nhằm hiện thức hóa các quy định của pháp luật, biến pháp luật trở


thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.



o Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của chủ thể pháp luật.


 Pháp luật chỉ điều chỉnh hành vi hay xử sự của con người mà không thểđiều
chỉnh suy nghĩ hay tư tưởng của họ. Do pháp luật mang tính bắt buộc chung
nên thực hiện pháp luật vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của tất cả các tổ chức và
cá nhân. Hành vi của chủ thể có thể là hành động, thơng qua lời nói, cử chỉ, ...
hoặc khơng hành động.


 Chủ thể thực hiện pháp luật bao gồm các cá nhân, tổ chức và các cơ quan nhà
nước. Đối với nhà nước, thực hiện pháp luật là một trong những hình thức
nhằm thực thi các chức năng, nhiệm vụ của mình. Đối với cá nhân, tổ chức,
thực hiện pháp luật là hoạt động sử dụng các quyền và tự do pháp lý và thi
hành các nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật quy định. Vì đối tượng hướng tới của
các quy phạm pháp luật là các chủ thể cụ thể trong xã hội, do vậy, thực hiện
pháp luật là việc các chủ thể thực hiện theo khuôn mẫu hành vi, xử sự mà
pháp luật quy định cho các chủ thể trong các tình huống và điều kiện đã được
dự liệu trước.


 Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể vì thực hiện pháp
luật là hành vi biến các quy định của pháp luật từ trong văn bản thành cách xử


sự thực tế của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.


<b>Chú ý hoặc nhận xét </b>


Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống.
Thực hiện pháp luật chịu ảnh hưởng của ý thức pháp luật. Ý thức pháp luật tốt
giúp chủ thể thực hiện đúng và nghiêm pháp luật. Các chủ thể thực hiện đúng,
nghiêm pháp luật sẽ giúp tạo nên ý thức pháp luật tốt cho các chủ thể khác.



o Thực hiện pháp luật là cơ chế nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật,


làm cho pháp luật đi vào cuộc sống.


 Mục tiêu của pháp luật là tạo ra các khuôn mẫu về xử sựđể các chủ thể thực


hiện theo. Nếu hệ thống các quy phạm pháp luật là trạng thái tĩnh của pháp
luật thì thực hiện pháp luật thể hiện trạng thái động.


 Việc thực hiện pháp luật của các chủ thể làm cho các quy định của pháp luật


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

 Thực hiện pháp luật tạo ra trật tự cần thiết để các quan hệ xã hội tồn tại và


phát triển theo những định hướng mong muốn của nhà nước.Việc thực hiện
pháp luật có khả năng chỉ ra những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật
thực định nói chung và của các quy phạm pháp luật nói riêng


o Thực hiện pháp luật là phương thức để pháp luật thực hiện các chức năng của


mình. Pháp luật chỉ có thể thực hiện được chức năng của mình khi được tơn trọng
và thực hiện.


 Pháp luật thực hiện chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội phục vụ lợi ích


và mục đích của nhà nước và xã hội khi các quy định của pháp luật được các
tổ chức, cá nhân trong xã hội thực hiện một cách chính xác, đầy đủ. Pháp luật
chỉ thực hiện được chức năng giáo dục, bảo vệ của mình khi các chủ thể hành


động theo các khuôn mẫu xử sự mà pháp luật quy định.



 Việc thực hiện pháp luật nghiêm minh cũng phản ánh được hiệu quả của pháp


luật và hiệu quả quản lý của nhà nước.


o Thực hiện pháp luật được tiến hành thông qua nhiều hình thức và với những cơ


chế khác nhau.


 Do pháp luật bao gồm nhiều loại quy phạm
pháp luật khác nhau nhằm thực hiện các
chức năng khác nhau nên có nhiều hình
thức để thực hiện pháp luật.


 Việc thực hiện pháp luật có thể chỉ phụ


thuộc vào ý chí của mỗi chủ thể, cũng có
thể chỉ phụ thuộc vào ý chí của nhà nước.


 Thực hiện pháp luật được tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc
vào quy định của mỗi quy phạm pháp luật, cũng như phụ thuộc vào các chủ


thể thực hiện.


<b>6.1.2.</b> <b>Hình thức thực hiện pháp luật </b>


 <b>Tuân thủ pháp luật </b>


o Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mà các chủ thể pháp luật



kiềm chế, không tiến hành những hành vi, những hoạt động mà pháp luật cấm.


 Đây là hình thức thực hiện của các quy phạm pháp luật ngăn cấm. Chủ thể


thực hiện bao gồm các cá nhân, tổ chức trong đó có cả các cơ quan nhà nước.
Hành vi thực hiện thường là sự không hành động. Các chủ thể kiềm chế,
không tiến hành những hành vi mà pháp luật ngăn cấm.


 Ví dụ: Quy phạm pháp luật: "Cấm doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện
các hành vi sau đây: 1. Các hành vi quy định tại Điều 13 của Luật này; 2. Áp


đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng; 3. Lợi dụng vị trí độc quyền đểđơn
phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà khơng có lý do chính


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

 Ví dụ: Pháp luật bảo vệ môi trường nghiêm cấm cơ quan, tổ chức thải chất


thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và chất nguy hại khác vào đất,
nguồn nước... Hành vi nhà máy không xả chất thải chưa được xử lý ra mơi
trường tương ứng với hình thứctuân thủ pháp luật.


 <b>Thi hành (chấp hành) pháp luật </b>


Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật
thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.


o Đây là hình thức thực hiện của các quy phạm pháp luật bắt buộc. Chủ thể thực


hiện bao gồm các cá nhân, tổ chức trong đó có cả các cơ quan nhà nước. Hành vi
thực hiện là hành động tích cực của các chủ thể. Đối với hình thức này, pháp luật
yêu cầu chủ thể pháp luật không những tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình mà


cịn thực hiện nghĩa vụđó một cách đầy đủ, nghiêm chỉnh.


o Ví dụ: Quy phạm pháp luật quy định: "Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp


môi giới bảo hiểm phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn điều lệ và bảo


đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hàng năm theo tỷ lệ 5%
lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này do Chính phủ quy định." (Điều 97
Luật Kinh doanh bảo hiểm). Khi các doanh nghiệp trên thiết lập quy dự trữ bắt
buộc theo quy định nêu trên là đã thi hành pháp luật.


 <b>Sử dụng pháp luật </b>


Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật
thực hiện quyền pháp lý mà pháp luật quy định cho mình.


o Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật trao quyền. Chủ thể thực hiện


bao gồm các cá nhân, tổ chức trong đó có cả các cơ quan nhà nước. Hành vi thực
hiện là hành vi chủ động của các chủ thể. Theo đó, chủ thể pháp luật được chủ
động thực hiện hoặc không thực hiện các quyền của mình, theo ý chí của mình.
Tuy nhiên, các chủ thể chỉ được thực hiện quyền trong phạm vi pháp luật quy


định, không được lợi dụng quyền để xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác.


o Ví dụ: Quy phạm pháp luật "Cá nhân có quyền lao động. Mọi người đều có quyền


làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về dân
tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo." (Điều 49 BLDS). Khi mọi


người lao động, làm việc, lựa chọn việc làm, lựa chọn nghề nghiệp là hình thức
sử dụng pháp luật.


o Ví dụ, hành vi học sinh đến trường ng để học tập là biểu hiện của việc công dân


thực hiện quyền học tập đã được Hiến pháp và các văn bản pháp luật ghi nhận
như: Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Như vậy hành vi
này tương ứng với hình thức sử dụng pháp luật<i>.</i>


 <b>Áp dụng pháp luật </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

o Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật cần có sự tham gia của nhà


nước, của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chủ thể thực hiện hình thức này
là cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền. Đây là


điểm khác biệt so với các hình thức thực hiện pháp luật trên. Áp dụng pháp luật
vừa là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, vừa là hình thức
mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thể pháp
luật khác thực hiện các quy định của pháp luật.


o Ví dụ: Hành vi Thanh tra xây dựng xử phạt đối với hành vi xây dựng trái phép.


Thanh tra xây dựng – trong phạm vi thẩm quyền của mình được pháp luật quy


định đã căn cứ vào các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực xây dựng để ra Quyết định xử phạt đối với người có hành vi xây dựng
trái phép.


<b>6.1.3.</b> <b>Áp dụng pháp luật </b>



 <b>Các trường hợp áp dụng pháp luật </b>


o Khi cần áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhà nước. Các biện pháp cưỡng chế


này có thểđược thực hiện đối với chủ thể vi phạm pháp luật hoặc ngay cả khi các
chủ thể khơng vi phạm pháp luật, nhưng vì lợi ích chung của xã hội. Việc áp
dụng một biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể với một chủ thể cụ thể là bắt họ


phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi hay những sự thiệt hại nhất định về


tài sản, về nhân thân, về tự do… Do vậy, đểđảm bảo cơng bằng xã hội, chỉ có các
chủ thể có thẩm quyền mới có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế này. Hoạt


động áp dụng những biện pháp cưỡng chế phải được tiến hành theo những điều
kiện, trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định.


Ví dụ khi có vi phạm pháp luật xảy ra, cơ quan nhà nước áp dụng pháp luật để


xác định trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm như trách nhiệm hình sự, trách
nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự . Cụ thể, khi cần phải áp dụng các biện
pháp cưỡng chế của nhà nước như bắt buộc phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu,
buộc phải trả tiền phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại, .... Ví dụ trường hợp
khơng có vi phạm pháp luật nh quyết định thu hồi đất nhằm xây dựng các cơng
trình công cộng.


o Khi nhà nước thực hiện các biện pháp khen thưởng, khuyến khích, hỗ trợ, giúp
đỡ về vật chất, tinh thần và các lợi ích khác đối với những tổ chức, cá nhân cụ thể


theo quy định của pháp luật. Pháp luật không chỉ quy định các biện pháp trừng


phạt đối với các chủ thể vi phạm pháp luật mà cịn quy định nhiều hình thức khen
thưởng đối với các chủ thể có thành tích trong những hoạt động nhất định hoặc
trong việc thực hiện pháp luật nhằm động viên, lơi cuốn, khuyến khích cá nhân,
tập thể góp sức xây dựng xã hội, đất nước, hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao và
khuyến khích các chủ thể thực hiện tốt pháp luật, làm cho pháp luật được thực
hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

o Khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể không thể phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước. Mặc dù trong nhiều quy
phạm pháp luật có quy định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể, song
các chủ thể khơng thể tự mình thực hiện được các quyền và nghĩa vụđó mà cần
phải có sự can thiệp của nhà nước thông qua hoạt động của các cơ quan, tổ chức
hoặc cá nhân có thẩm quyền.


Ví dụ quyền khiếu nại, tố cáo của cơng dân chỉ có thểđược thực hiện thơng qua
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc nếu khơng có quyết định cho nghỉ hưu
của cơ quan thì quan hệ pháp luật lao động giữa một người nào đó với cơ quan
vẫn chưa chấm dứt, hoặc quyền và nghĩa vụ pháp lý của một công chức với cơ quan
sẽ vẫn khơng thay đổi nếu khơng có quyết định bổ nhiệm ở chức vụ cao hơn,...


o Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan


hệ pháp luật mà các bên không tự giải quyết được và nhà nước phải can thiệp.
Nhà nước có thể thơng qua các cơ quan nhà nước: tòa án giải quyết tranh chấp về


quan hệ lao động giữa các bên chủ thể. Nhà nước có thểủy quyền cho các tổ chức
xã hội: trọng tài giải quyết tranh chấp về quan hệ hợp đồng giữa các bên chủ thể.


o Đối với một số quan hệ pháp luật mà nhà nước cần tham gia để kiểm tra, giám sát



hoạt động của các chủ thể pháp luật hoặc xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại
của một số sự kiện thực tế.


 Trong một số quan hệ pháp luật, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý


của các chủ thể tham gia lại liên quan đến lợi ích của các chủ thể khác, lợi ích
chung của xã hội, của cộng đồng. Vì vậy, cần phải kiểm tra, giám sát việc
thực hiện quyền và nghĩa vụđó để đảm bảo tính đúng đắn, chính xác của nó.
Hoạt động kiểm tra, giám sát đó chỉ do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành
theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Ví dụ: hoạt động giám
sát của Quốc hội đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…là nhằm áp dụng
Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, ....


 Trong thực tế có những thứ giấy tờ, bằng cấp, chứng chỉ có giá trị pháp lý cần


phải được sao chụp để chứng minh cho sự hiện diện và tồn tại của nó tại. Do
vậy các hoạt động chứng thực của uỷ ban nhân dân, của cơ quan công chứng
là sự áp dụng các quy định của pháp luật công chứng.


 <b>Đặc điểm của áp dụng pháp luật </b>


o Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức quyền lực nhà nước.


 Đây là hoạt động thực hiện pháp luật thể hiện ý chí đơn phương của nhà nước
buộc các cá nhân, tổ chức có liên quan phải thực hiện theo ý chí của nhà
nước. Chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể nhân danh quyền lực nhà nước,
sử dụng quyền lực nhà nước để ban hành ra những mệnh lệnh, quyết định có
giá trị bắt buộc đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan. Các chủ thể này
phải tơn trọng hoặc thực hiện chúng.Tuy nhiên các mệnh lệnh, quyết định này
khơng thể là ý chí cá nhân, tuỳ tiện của người áp dụng mà phải là ý chí được


xây dựng trên cơ sở pháp luật, căn cứ vào pháp luật và phù hợp với pháp luật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

các quy phạm pháp luật điều chỉnh và hệ thống các cơ quan nhà nước, các tổ


chức xã hội được ủy quyền tiến hành thực hiện trên cơ sở các quy phạm pháp
luật đó.


 Đây là hình thức áp dụng pháp luật được thực hiện bởi các chủ thể được nhà


nước trao quyền trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của họ. Mỗi chủ thể
được quy định nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể. Các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền bao gồm tất cả các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các cơ quan này đều có thẩm quyền áp
dụng pháp luật bằng việc ban hành các văn bản áp dụng pháp luật. Ngoài các
cơ quan nhà nước, cịn có các chủ thể khác được nhà nước trao quyền hoặc
cho phép thực hiện. Dựa trên các quy phạm pháp luật, chủ thể tiến hành
những hoạt động áp dụng pháp luật nhất định. Ví dụ: tồ án có quyền xét xử
để giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, để định tội và


định hình phạt cho người phạm tội, cơ quan đăng ký kinh doanh được quyền
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp, hợp tác xã,
trường đại học có quyền tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng cho người học,... Các
chủ thể chỉ có thể áp dụng pháp luật trên cơ sở pháp luật, theo nguyên tắc: chỉ
được làm những gì mà pháp luật quy định và cho phép.


 Đây là hoạt động có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể có thẩm quyền
nhằm tự mình thực hiện các quy phạm pháp luật và tổ chức cho các chủ thể


khác thực hiện quy phạm pháp luật. Ví dụ nhằm thực hiện quyền kinh doanh
của công dân, nhà nước phải tổ chức hệ thống các cơ quan đăng ký kinh


doanh và các cơ quan trong các ngành, lĩnh vực khác nhau để tạo điều kiện
cho các chủ thể thực hiện quyền của mình, phù hợp với mục tiêu quản lý của
nhà nước trong các ngành, lĩnh vực tương ứng.Ngoài ra, hoạt động này phải


được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật
quy định. Trình tự, thủ tục này thường khác nhau trong các trường hợp áp
dụng pháp luật khác nhau tuỳ theo quy định cụ thể của pháp luật. Chẳng hạn,
trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khác với trình tự,
thủ tục cơng chứng, chứng thực, ...


o Áp dụng pháp luật là hoạt động phải tuân theo những hình thức và thủ tục chặt


chẽ do pháp luật quy định:


 Đây cũng là điểm phân biệt áp dụng pháp luật với các hoạt động thực hiện


pháp luật khác. Đối với trường hợp tuân thủ, thi hành hoặc sử dụng pháp luật,
chủ thể có thể khơng bị bắt buộc phải theo những trình tự, thủ tục nhất định.


 Vì trong hoạt động áp dụng pháp luật, các chủ thể là đối tượng hướng tới của


hoạt động này có thể được hưởng lợi hoặc chịu những hậu quả bất lợi. Do
vậy, nội dung văn bản áp dụng pháp luật quy định rõ quyền và nghĩa vụ của
các chủ thể, hoặc xác định các biện pháp cưỡng chế đối với các hành vi vi
phạm pháp luật như bị phạt cảnh cáo, phạt tiền (trong xử phạt hành chính), bị


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

 Pháp luật quy định rõ cơ sở, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của


các chủ thể trong quá trình áp dụng pháp luật để các chủ thể tiến hành theo



đúng ý chí của nhà nước. Có những quy phạm pháp luật được áp dụng với
quy trình đơn giản nhưng cũng có những quy phạm pháp luật mà việc áp dụng
chúng là cả một quá trình phức tạp với sự tham gia, phối hợp của nhiều tổ


chức, cá nhân.


 Áp dụng pháp luật khơng chỉ có tính chất bắt buộc đối với đối tượng bị áp
dụng mà còn đối với các chủ thể có thẩm quyền áp dụng và các chủ thể khác
có liên quan. Các chủ thể này phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có tính
thủ tục của pháp luật, tránh sự tùy tiện dẫn đến việc áp dụng pháp luật không


đúng, khơng chính xác. Ví dụ, tịa án hình sự phải xét xử vụ án hình sự theo
những quy định của pháp luật tố tụng hình sự, đối với vụ án dân sự, thì tịa án
phải tn thủ nghiêm các quy định của pháp luật tố tụng dân sự,... Các mệnh
lệnh, quyết định áp dụng pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng
các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước. Thơng thường, sau khi ban hành
ra các mệnh lệnh, quyết định áp dụng pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền sẽ


cơng bố công khai cho đối tượng áp dụng để họ biết mà thực hiện.


o Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính chất cá biệt:


 Áp dụng pháp luật là hoạt động cụ thể hóa, cá biệt hóa các quy phạm pháp
luật trong những điều kiện cụ thể. Các quy phạm pháp luật là những quy tắc
xử sự chung nên không chỉ rõ chủ thể cụ thể và trường hợp cụ thể cần áp
dụng. Thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, quy tắc xử sự chung trong
pháp luật, sẽđược chuyển hóa thành các quy tắc xử sự cụ thể áp dụng trong
một trường hợp cụ thể và đối với những chủ thể xác định. Nói một cách khác,
quy phạm đó đã được cá biệt hố vào trường hợp của chủ thểđó.Ví dụ, quyết



định tuyển dụng một người nào đó làm cơng chức trong một Bộ là sự cá biệt
hoá quy phạm pháp luật về tuyển cơng chức.


 Kết quả của q trình áp dụng pháp luật là các văn bản áp dụng pháp luật.


Nếu như văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự chung áp
dụng cho mọi chủ thể thì văn bản áp dụng pháp luật chứa đựng các quy tắc xử


sự cụ thể nhằm điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể, áp dụng cho một vụ


việc cụ thể, đối với những chủ thể xác định. Nếu văn bản quy phạm pháp luật
áp dụng nhiều lần trong cuộc sống thì văn bản áp dụng pháp luật chỉ áp dụng
một lần và được ban hành trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật.


 Yêu cầu đặt ra đối với áp dụng pháp luật là quy tắc xử sự cụ thể được nêu
trong văn bản áp dụng pháp luật không được trái với các quy tắc xử sự chung
của pháp luật.


o Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo:


 Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật phụ thuộc nhiều vào nhận


thức chủ quan của chủ thể có thẩm quyền, vì các vụ việc xảy ra trong thực tế


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

 Sự sáng tạo trong quá trình áp dụng pháp luật không phải là sự tuỳ tiện của


chủ thể áp dụng mà hoàn toàn dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật và
nằm trong khuôn khổ của các quy định ấy.


 Đời sống xã hội luôn biến động và phát triển, các quan hệ xã hội phát sinh


ngày càng đa dạng và phức tạp địi hỏi các chủ thể có thẩm quyền áp dụng
pháp luật phải ứng phó nhanh, kịp thời và vận dụng sáng tạo pháp luật để giải
quyết hiệu quả các quan hệ xã hội cụ thể. Bởi trong khơng ít trường hợp, pháp
luật chưa quy định hoặc chưa quy định rõ quy tắc xử sự, do vậy, chủ thể có
thẩm quyền phải vận dụng một cách sáng tạo pháp luật bằng cách áp dụng
pháp luật tương tự. Những trường hợp áp dụng pháp luật khi thực hiện các
quy phạm có tính tùy nghi rất dễ dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật khơng
thống nhất, thậm chí dẫn đến tình trạng tùy tiện, lạm quyền.


 Áp dụng pháp luật đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền phải có ý thức pháp luật
cao, có kinh nghiệm phong phú, có đạo đức trong sáng và trình độ chun
mơn cao. Khi ban hành văn bản áp dụng pháp luật, chủ thể có thẩm quyền
phải nghiên cứu kỹ lưỡng vụ việc, xác định rõ các cấu thành pháp lý của vụ


việc để dựa vào đó lựa chọn quy phạm giải quyết.
 <b>Các nguyên tắc cơ bản của áp dụng pháp luật </b>


o Phải có căn cứ, lý do xác đáng khi áp dụng pháp luật.


 Chỉ áp dụng pháp luật đối với những tình huống, điều kiện, hoàn cảnh mà quy
phạm pháp luật đã dự liệu trước để áp dụng cho trường hợp đó. Khơng được
tạo ra các tình huống giả để hợp thức hóa việc áp dụng quy phạm pháp luật.
Việc áp dụng pháp luật phải căn cứ vào những sự kiện, nhu cầu, địi hỏi của
thực tế. Nếu khơng sẽ dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật nhầm, hoặc sai
hoặc khơng có tính thuyết phục.


 Đối với những trường hợp chưa được quy phạm pháp luật dự liệu thì cũng
phải áp dụng pháp luật trên cơ sở thực tế một cách đầy đủ, chính xác, có thật.
Ngoài ra, cần phải lựa chọn quy phạm pháp luật đúng để áp dụng.



o Phải bảo đảm sựđúng đắn, chính xác và cơng bằng trong áp dụng pháp luật.
 Việc lựa chọn, vận dụng quy tắc xử sự chung để giải quyết các quan hệ xã hội


cụ thể phải đảm bảo sựđúng đắn, chính xác.


 Việc lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng phải phù hợp với thực tế của vụ


việc và là duy nhất để áp dụng vào vụ việc.


 Áp dụng pháp luật trong vụ việc cụ thể cần đảm bảo sự công bằng khi đưa ra


những quyết định áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khó nhất là
khi có những trường hợp quyết định lại phụ thuộc nhiều vào nhận thức của
chủ thể có thẩm quyền.


o Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong áp dụng pháp luật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

khổ tình huống đã được pháp luật dự liệu, tồn tại trong một giới hạn không
gian, thời gian nhất định. Hoặc có những trường hợp pháp luật cho phép chủ


thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật một cách chủ động hơn trong những
hoàn cảnh, điều kiện đặc biệt xảy ra hoặc được lựa chọn cách xử sự mà không
bị giới hạn bởi bất kỳ một rào cản nào. Đối với những trường hợp được lựa
chọn cách xử sự thì cũng cần phải có quy phạm pháp luật cho phép áp dụng
pháp luật.


 Yêu cầu đặt ra là hạn chế các quy phạm mang tính tùy nghi cho phép các chủ


thể được phép áp dụng pháp luật không bị giới hạn. Cần giới hạn lại những
trường hợp mà chủ thểđược lựa chọn cách xử sự trong một khoản thời gian,


không gian và với những điều kiện nhất định.


o Việc áp dụng pháp luật phải phù hợp với mục tiêu mà quy phạm pháp luật đề ra
 Đây là một trong những nguyên tắc giúp định hướng cho việc áp dụng pháp


luật được đúng đắn, chính xác và công bằng. Đối với những trường hợp mà
pháp luật để cho chủ thể có quyền lựa chọn cách xử sự thì việc áp dụng pháp
luật cần phải được tiến hành nhằm đạt được mục tiêu chung của quy phạm
pháp luật đó. Mục tiêu của quy phạm pháp luật nói riêng, của tổng thể các quy
phạm pháp luật nói chung về việc giải quyết một vấn đề cụ thể chính là kim
chỉ nam cho việc áp dụng pháp luật được đúng đắn, chính xác và cơng bằng.


o Phải bảo đảm tính hiệu quả trong áp dụng pháp luật.


 Nhằm thực hiện các mục tiêu đặt ra của các quy phạm pháp luật đối với việc


giải quyết trường hợp cụ thể, việc áp dụng pháp luật cần phải được tiến hành
một cách nhanh chóng với những chi phí thấp nhất cho nhà nước và xã hội.


Đây chính là yêu cầu cũng như mục tiêu đặt ra cho việc áp dụng pháp luật
trong các lĩnh vực quản lý của nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực hành chính.
 <b>Các giai đoạn của q trình áp dụng pháp luật </b>


o Xác định tính pháp lý của vụ việc và chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
 Phân tích, đánh giá các tình tiết hoàn cảnh, điều kiện của sự việc thực tế để


xác định tính pháp lý, bản chất pháp lý của sự việc. Nếu sự việc có tính pháp
lý thì mới giải quyết bằng pháp luật, những sự việc khơng có tính pháp lý thì
sẽ khơng giải quyết bằng pháp luật. Nếu xác định bản chất pháp lý khơng
chính xác thì tồn bộ q trình áp dụng pháp luật sẽ sai và gây ra hậu quả



pháp lý và xã hội. Trong một số trường hợp phức tạp, cần phải sử dụng các
biện pháp chuyên môn đặc biệt như giám định, làm thực nghiệm,... để xác


định đúng tính chất của vụ việc.


 Sau khi xác định được tính chất pháp lý của sự việc thì cần phải xác định


được chủ thể có thẩm quyền tiếp tục giải quyết vụ việc.


o Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để giải quyết vụ việc.


 Xem xét vụ việc thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật nào để lựa chọn


</div>

<!--links-->

×