Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tiết 85,86 : Luyện tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.64 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>VĂN 7 </b>


<b>Tiết 85-86: </b>


<b> LUYỆN TẬP </b>


<i><b>Đề 1: Viết bài văn nghị luận với chủ đề “ Hãy biết quý thời </b></i>
<i><b>gian”. </b></i>


<b>Dàn bài gợi ý </b>
<b>I. Mở bài : </b>


-Lời dẫn.
- Nêu vấn đề.


(Thời gian luôn đi cùng sự sống trên trái đất. Con người
xem thời gian quý hơn vàng. Mỗi người phải biết quý trọng
thời gian, trong đó có học sinh…)


<i><b>II. Thân bài: </b></i>


<i>Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ hơn nhận thức của em </i>
<i>về ý nghĩa của thời gian và việc sử dụng hiệu quả thời gian </i>
<i>đối với việc trưởng thành của con người. </i>


<i>Em có thể triển khai bài viết theo các ý chính sau: </i>


<b>-Luận điểm 1: Giải thích khái niệm thời gian (Thời gian là </b>
khái niệm trừu tượng, ta chỉ cảm thấy thời gian qua sự vận
động tự nhiên của trái đất sinh ra ngày đêm, mùa thời tiết
của thế giới động vật , thực vật sinh ra, lớn lên , mất đi; của
con người trong công việc hằng ngày, hằng năm, tuổi tác,…


qua đó mà thời gian hiện hữu. Vạn vật trên trái đất sống
trong thời gian. Trong vũ trụ, thời gian tính bằng triệu triệu
năm, nhưng với mỗi người, thời gian chỉ tính bằng năm,
nhiều nhất là trên trăm năm, nên thời gian của người là hữu
hạn).


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>+ Luận cứ 1: Thời gian đáng quý đối với người biết tận </i>
dụng thời gian để học tập, lao động , sáng tạo. Với họ
<i>thời gian mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội (dẫn </i>
<i>chứng) </i>


<i>+ Luận cứ 2: Thời gian vô nghĩa đối với người lười </i>
biếng. Lãng phí thời gian vào việc chơi bời sẽ thiệt thòi
cho bản thân và xã hội( dẫn chứng về hiện tượng ham
chơi hơn ham học khiến thời gian bị lãng phí)


<b>- Luận điểm 3: Cần sử dụng thời gian như thế nào để khỏi </b>
lãng phí?


<i>+ Luận cứ 1: Cần biết sử dụng thời gian từ khi còn trẻ để </i>
học tập vá chuẩn bị thực hiện những việc có ích cho bản
thân, gia đình, xã hội sau này.


<i>+ Luận cứ 2: Năng động, nhanh nhẹn trong mọi công </i>
việc; không đủng đỉnh, rong chơi chuyện trò phù phiếm.
<i>+ Luận cứ 3: Dành thời gian cho học tập và vui chơi lành </i>
<i>mạnh (dẫn chứng) </i>


III. <b>Kết bài: </b>



- Khẳng định lại vấn đề.
- Liên hệ thực tế.


<b>Đề 2: Người xưa có câu: “ Thất bại là mẹ thành công”. Em </b>
<b>hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình. </b>


<b>Dàn bài gợi ý: </b>
<b>I. Mở bài : </b>


 Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

mối quan hệ giữa thất bại và thành công cha ông ta đã khuyên
<i>dạy : " Thất bại là mẹ thành công " </i>


<b>II. Thân bài : </b>


<b>a. Giải thích nghĩa câu tục ngữ : </b>


 "Thất bại " là khi chúng ta không đạt kết quả như mong
muốn.


 "Thành công " là khái niệm trái với thất bại, ở đây được
hiểu là khi đạt được những giá trị, kết quả mình mong
muốn hoặc những giá trị mà xã hội công nhận và đánh
giá cao.


 Câu tục ngữ khẳng định : thất bại là yếu tố quan trọng tạo
nên thành công


<b>b. Khẳng định : </b>



 Câu tục ngữ hoàn toàn có cơ sở vì trong thực tế khơng
mấy ai đạt được thành công mà không từng trải qua thất
bại.


 Thất bại không phải là kẻ thù mà nó chính là cơ hội để ta
rèn luyện, rút kinh nghiệm, bài học sau mỗi lần vấp ngã,
có như vậy thì tỉ lệ thành cơng càng cao. Quan trọng là
thái độ của bạn với những khó khăn. Thành công sẽ đến
khi bạn biết trân trọng những thất bại, cố gắng bước tiếp .


<b>c. Chứng minh : </b>


 Trong thực tế có rất nhiều nhà khoa học trước khi có
được những phát minh cho nhân loại họ đều phải trải
nghiệm qua một thời gian dài. Chính những sự sai lệch,
thất bại đó tạo điều kiện thuận lợi cho họ dẫn đến thành
cơng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

ngày ơng lội bì bõm dưới bùn từ sáng đến tối mịt. Không
biết đã bao nhiêu cuộc thử nghiệm thất bại được thực
hiện mà cuối cùng mới có thể lai tạo thành cơng loại


giống lúa mới cho nhân dân. Như vậy thất bại khơng phải
là điều đáng tự hào nhưng nó cũng khơng phải vơ giá trị
mà nó đã để lại những bài học để tiến tới thành công.
 Edison- nhà vật lý nổi tiếng thế giới đã thất bại 1000 lần


trong thí nghiệm mới tìm ra chất dùng làm dây tóc bóng
đèn. Thử hỏi nếu khơng có 1000 lần thất bại cùng với ý


chí nghị lực thì khơng biết bao giờ con người mới có ánh
sáng nhân tạo để phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.


<b>d. Mở rộng và bài học : </b>


 Thất bại càng lớn thì thành công sẽ là một trái ngọt càng
quý giá với những ai biết đứng dậy sau khi ngã, biết rút
kinh nghiệm để không mắc sai lầm.


 Như vậy chúng ta đã hiểu thế nào là " Thất bại là mẹ
thành công " song chúng ta cũng cần phải làm như thế
nào để biến thất bại thành thành công mới là điều quan
trọng.Trước hết khi gặp thất bại bạn phải bình tĩnh khơng
được nản chí. Trái lại bạn cần phải càng quyết tâm hơn,
cần tìm ra ngun nhân thất bại để khơng mắc sai lầm,
vạch ra chiến lược và mục tiêu rõ ràng để thực hiện ước
mơ của mình. Khơng phải thất bại nào cũng dẫn đến


thành công, nếu thiếu tư duy, nhẫn nại thì cũng khó thành
cơng. Nhưng dù có ý chí mà nơn nóng, liều lĩnh thì cũng
khó có trái ngọt. Niềm tin vào thành cơng cũng cần có sự
thực tế, nếu cứ mù quáng theo đuổi ước mơ viển vơng thì
bạn sẽ liên tiếp gặp thất bại, những thất bại sẽ làm lãng
phí thời gian, tiền bạc của con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

 Trong dân gian cũng có rất nhiều câu tục ngữ khuyên dạy
chúng ta biết đứng dậy sau khi ngã :


 " Mỗi lần ngã là một lần bớt dại "



<b>III. Kết bài : </b>


 Khẳng định lại vấn đề nghị luận


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Tiết 87: </b>


<b>SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT </b>


<b>Đặng Thai Mai </b>
<b>I. Đọc - tìm hiểu chú thích </b>


<b>1. Tác giả : </b>


- Đặng Thai Mai (1902-1984) , quê ở Nghệ An.


- Ông là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt
động xã hội có uy tín.


- Ơng từng giữ nhiều trọng trách trong bộ máy chính quyền và
các cơ quan văn nghệ, có nhiều cơng trình nghiên cứu văn học
có giá trị lớn.


- Năm 1996, ơng được Nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ
Chí Minh về Văn hóa - Nghệ thuật.


<b>2. Tác phẩm </b>


<i>- Là đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu Tiếng Việt, một </i>
<i>biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, in lần đầu vào năm </i>
1967, được bổ sung và đưa vào Tuyển tập Đặng Thai Mai ,tập
II.



<b>II. Đọc - tìm hiểu văn bản </b>


<b>1. Nhận định về Tiếng Việt </b>


- Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ
tiếng hay .


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Thỏa mãn yêu cầu đời sống văn hóa.
<i>=> Giải thích đi từ khái qt đến cụ thể. </i>


2. Những biểu hiện của Tiếng Việt.


a. Tiếng Việt rất đẹp, rất giàu


- Có hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú
- Giàu nhạc điệu


- Giàu hình tượng ngữ âm.


- Nhiều người ngoại quốc nhận xét:Tiếng Việt…chất nhạc.
- Một giáo sĩ nước ngoài …thứ tiếng đẹp.


=> Dẫn chứng theo lối tăng tiến.


b. Tiếng Việt rất hay


- Là phương tiện trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với
người.



- Từ vựng Tiếng Việt tăng mỗi ngày một nhiều.
- Ngữ pháp ngày càng uyển chuyển, chính xác
- Khơng ngừng đặt ra những cách nói mới.


- Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh
em.


=> Dẫn chứng cụ thể , chi tiết


=> Tiếng Việt với khả năng thích ứng với hồn cảnh lịch sử là
một chứng cứ khá rõ về sức sống của nó.


III. Ghi nhớ : SGK/37


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>1. Sưu tầm và ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp , phong </b>
phú của Tiếng Việt .


<b>2. Tìm một vài dẫn chứng thể hiện sự của giàu đẹp Tiếng Việt </b>
trong các bài văn, thơ đã học.


<b>GỢI Ý BÀI TẬP </b>


<b>Tiết 87 </b>


1. Sưu tầm và ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp , phong
phú của Tiếng Việt .


- “ Tiếng Việt giàu và đẹp ”


(Phạm Văn Đồng)



- “ Tiếng nói là thứ của cải vơ cùng lâu đời và vơ cùng q báu
của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, q trọng nó, làm cho
nó phổ biến ngày càng rộng khắp” .


( Hồ Chí Minh.)


2. Tìm một vài dẫn chứng thể hiện sự của giàu đẹp Tiếng
Việt trong các bài văn, thơ đã học.


- “ Hỡi cô múc nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”


( Ca dao)


- “ Chiều nắng tàn , mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh chai.
Núi xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ , liếm lên bãi
cát , bọt sóng màu bưởi đào”


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Tiết 88: </b>


<b>LUYỆN TẬP</b>



1. Xác định câu đặc biệt và câu rút gọn trong đoạn văn sau.
<i>a. Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây </i>
<i>hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa </i>
<i>móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ơng </i>
<i>Tun. Ong vàng, ong vị vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút </i>
<i>mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao </i>
<i>xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi. </i>



<i>Sớm. Chúng tơi tụ hội ở góc sân. Tồn chuyện trẻ em. </i>
<i>Râm ran. </i>


(Lao xao - Duy Khán)


<i>b. Tôi yêu Sài Gịn da diết... Tơi u trong nắng sớm, một </i>
<i>thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới </i>
<i>những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng </i>
<i>với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy </i>
<i>tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố </i>
<i>phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu </i>
<i>cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn khơng khí </i>
<i>mát dịu, thanh sạch trên một số con đường còn nhiều cây </i>
<i>xanh che chở... </i>


( Sài Gịn tơi u - NXB TP HCM, 1994)


2. Nêu tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt và câu rút gọn
tìm được ở bài tập 1.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>GỢI Ý BÀI TẬP </b>


<b>Tiết 88 </b>


<b>BÀI TẬP 3.Tả cảnh quê hương </b>


<b>* Nội dung: ( hs có thể chọn 1 cảnh đẹp của quê hương để tả </b>
,hoặc tả chung nhiều cảnh đẹp). Một vài gợi ý:


- Tả cảnh đẹp của q em:



+ Dịng sơng q em quanh co , uốn lượn mềm mại như một
dải lụa đào…


+Bầu trời cao và xanh ngắt như chiếc gương khổng lồ chiếu
xuống mặt đất…


+Cánh đồng lúa vàng óng trải dài xa tít tắp…


+ Nơi đây lưu giữ những kỉ niệm khó phai cùng bạn bè thả
diều , bắt dế, tắm sơng…


- Tình cảm của em đối với quê : yêu mến, tự hào, cố gắng học
thật giỏi để làm giàu đẹp quê hương …


<b>* Hình thức: </b>


- 1 đoạn văn 8-10 câu.


- Sử dụng ít nhất 1câu rút gọn, 1câu đặc biệt:
Ví dụ :


+ Các bạn ơi! => Câu đặc biệt


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×