Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Công tác phối hợp giữa nhà trường và hội phụ huynh học sinh về giáo dục học sinh trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.39 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> </b>



<b> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>



<b>TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH </b>


---



---



<b>TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA </b>



<b>Lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thơng </b>


<b>TÊN TIỀU LUẬN: </b>



<b>CƠNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ PHỤ </b>


<b>HUYNH HỌC SINH VỀ GIÁO DỤC HỌC SINH Ở </b>


<b>TRƯỜNG TIỂU HỌC CAM PHÚ, THÀNH PHỐ CAM </b>



<b>RANH, TỈNH KHÁNH HÒA.</b>


<b>NĂM HỌC: 2018-2019 </b>



<b>Học viên: TRẦN THỊ KIM TIỀN </b>



<b>Đơn vị công tác:Trường Tiểu học Cam Phú, thành phố </b>


<b>Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI </b>
<b>1.1. Lý do pháp lý </b>


Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác giáo dục và luôn coi<b> “</b>Giáo dục
là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”( Đại hội
Đảng lần thứ VIII), đặc biệt trong công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh
học sinh về giáo dục học sinh được thể hiện qua các văn bản sau:



Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI tiếp tục khẳng định quan điểm: “<i>Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào </i>
<i>tạo là đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản </i>
<i>trị của các cơ sở giáo dục và đào tạo việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và </i>
<i>bản thân người học.” </i>


Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường (ban hành kèm theo
Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000) tại điều 16 – Quan hệ nhà
trường đối với chính quyền địa phương, quy định: “<i>Hiệu trưởng nhà trường có trách </i>
<i>nhiệm đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan chính quyền sở tại để phối hợp, </i>
<i>quyết định những công việc liên quan đến công tác giáo</i> <i>dục trong nhà trường và </i>
<i>chăm lo quyền lợi học tập của người học.” </i>


Ngày 23/12/2008 Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành chỉ thị số 71/2008/CT-
BGDĐT về tăng cường phối hợp nhà trường và gia đình, xã hội trong cơng tác chăm
sóc giáo dục học sinh trong đó nêu rõ: Đối với cơ sở giáo dục phổ thông cần phối hợp
với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ
chức có liên quan trong việc giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường.


Thông tư 55/ 2011/TT-BGDĐT, ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh,
Điều 8, khoản 1, Trách nhiệm của cha mẹ học sinh: “<i>Phối hợp với nhà trường trong </i>
<i>việc quản lý, giáo dục học sinh và thực hiện những nhiệm vụ do Ban đại diện cha mẹ </i>
<i>học sinh đề ra.</i>”


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Đây là những cơ sở pháp lý để nhà trường thực hiện công tác phối hợp giữa nhà
trường và phụ huynh học sinh về giáo dục học sinh trong trường phổ thông.


<b>1.2</b>. <b>Lý do lý luận </b>



Xây dựng và phát triển mối quan hệ có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng, nó ảnh
hưởng khá nhiều và tích cực đến kết quả cuối cùng của mỗi nhà trường. Mối quan hệ
ấy tạo một sức mạnh cộng hưởng như dân gian đã đúc kết “ Một cây làm chẳng nên
non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” Việc giáo dục học sinh không chỉ giới hạn
trong nhà trường “Sản phẩm” của giáo dục tức là nhân cách của học sinh khơng phải
chỉ do q trình rèn giũa, dưỡng dục trong nhà trường, mà nó là kết quả tổng hợp của
một q trình tơi luyện trong các mơi trường gia đình, nhà trường và xã hội.


Mối quan hệ và cách thức hoạt động giữa nhà trường với cha mẹ học sinh để trao
đổi thông tin và thảo luận về các khả năng phối hợp giữa nhà trường và gia đình nhằm
nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện học sinh, giúp các em trở thành những người
công dân tốt trong tương lai.


Vai trò của mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình là mối quan hệ biện chứng
trong sự nghiệp “trồng người” còn nhớ lời Bác Hồ đã căn dặn “Giáo dục nhà trường
chỉ là một phần, cịn cần có sự giáo dục của gia đình và xã hội để giúp cho việc giáo
dục trong nhà trường được tốt hơn” ( Hồ Chí Minh tồn tập Nxb, chính trị quốc gia Hà
Nội, 2008, t8, tr.81).Yếu tố gia đình và yếu tố trường học đều ảnh hưởng rất lớn đến
sự phát triển của học sinh, sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để thực
hiện hoạt động giáo dục là tất yếu.


Nhà trường muốn phát triển và có sự ủng hộ nhiệt tình từ phía phụ huynh, thì nhà
trường cần xây dựng mối quan hệ với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh ở
trường. Đây là nhiệm vụ cần thiết tạo sự liên kết và thống nhất giữa nhà trường và cha
mẹ học sinh cả về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức để thực hiện mục tiêu
giáo dục.


Thông qua việc phối hợp với phụ huynh đây sẽ là điều kiện thuận lợi để nhà
trường thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức giáo dục học sinh cho các
bậc phụ huynh nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, nhận


thức, tình cảm xã hội, thẩm mỹ, ứng xử trong giao tiếp góp phần vào mục tiêu phục
vụ giảng dạy và học tập mà nhiệm vụ năm học đề ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

hợp với cha mẹ học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh như thế nào? Trách nhiệm
của hai bên ra sao và phải làm gì để đạt được mục tiêu đề ra. Từ đó, có mối liên hệ
chặt chẽ, cùng hỗ trợ tạo nên một môi trường giáo dục gia đình, nhà trường hài hịa,
phát triển.


<b>1.3.Lý do thực tiễn </b>


Trong nhiều năm qua, công tác phối hợp giữa trường tiểu học Cam Phú và cha
mẹ học sinh vẫn được thực hiện và duy trì đạt được những kết quả ban đầu như: về
công tác xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực cho giáo dục, phịng chống bạo lực
học đường, an tồn giao thông, giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh, hạn chế học
sinh bỏ học,... Tuy nhiên việc phối hợp ấy vẫn còn hạn chế chưa mang lại kết quả như
mong đợi và chưa đề ra được mục tiêu cụ thể, đôi khi chưa tạo được sự gắn kết giữa
nhà trường và cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh. Có rất nhiều yếu tố
khách quan cũng như chủ quan làm cho công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ
học sinh.


Trước hết phải nói đến yếu tố khách quan, trường thuộc vùng đơ thị nhưng địa
bàn khó khăn, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nuôi trồng thủy sản, văn hóa đơ thị chưa
cao, nhiều học sinh có hồn cảnh khó khăn, ý thức học tập chưa tự giác. Phong trào
học tập ở các khu dân cư chưa mạnh, chưa đều, thiếu sự phối hợp với nhà trường
trong việc giáo dục học sinh, vì vậy cũng ảnh hưởng nhiều đến việc phối hợp giữa nhà
trường với cha mẹ học sinh.


Một số phụ huynh không quan tâm đến chủ trương của Nhà trường, của lớp.
Thậm chí ngay cả họp phụ huynh cũng khơng tham gia để nắm bắt tình hình các hoạt
động giáo dục.



Bên cạnh đó, thì cơng tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và Ban
đại diện cha mẹ học sinh đôi lúc vẫn chưa được hiệu trưởng cũng như tập thể sư phạm
nhà trường quan tâm, chú ý đến. Nhà trường xây dựng và tổ chức công tác phối hợp
chưa thật sâu sát, chưa phát huy được vai trò của họ, nội dung và hình thức hoạt động
tuyên truyền đến phụ huynh chưa phong phú.


Qua học tập nhiên cứu của lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông tại
thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hịa tơi nhận thấy, công tác quản lý nhà trường rất
quan trọng, trong đó cơng tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh về giáo
dục học sinh là rất cần thiết, bên cạnh đó với điều kiện thực tiễn của trường nên tôi
mạnh dạn chọn đề tài “ <b>Công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh </b>
<b>về giáo dục học sinh ở trường tiểu học Cam Phú, thành phố Cam Ranh, tỉnh </b>
<b>Khánh Hòa, năm học 2018-2019.”</b>Với mong muốn góp phần tạo lòng tin cho phụ


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ “ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA </b>
<b>NHÀ TRƯỜNG VÀ PHỤ HUYNH HỌC SINH VỀ GIÁO DỤC HỌC SINH Ở </b>


<b>TRƯỜNG TIỂU HỌC CAM PHÚ”</b>.


<b>2.1. Giới thiệukhái quát về trường tiểu học Cam Phú.</b>
<b>2.1.1 Đặc điểm tình hình địa phương nơi trường đóng</b>.


Phường Cam Phú là một trong mười lăm đơn vị hành chính của thành phố Cam
Ranh, là phường trung tâm của thành phố Cam Ranh. Phía Tây giáp phường Cam Lộc,
phía Đơng giáp Vịnh Cam Ranh, phía Bắc giáp phường Cam Phúc Nam và phường
Cam Phúc Bắc, phía Nam giáp phường Cam Thuận. Phường được thành lập vào ngày
07 tháng 7 năm 2000, gồm có 7 tổ dân phố.


Cơ cấu kinh tế của phường gồm nông nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, đánh bắt


và nuôi trồng thủy hải sản, cuộc sống của người dân phụ thuộc nhiều vào điều kiện
thời tiết.


<b>2.1.2 Đặc điểm tình hình nhà trường</b> .


Trường tiểu học Cam Phú tọa lạc tại 1878 Đại lộ Hùng Vương, phường Cam
Phú, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Trường tiểu học Cam Phú nguyên là
trường tiểu học cộng đồng Linh Phong được thành lập năm 1970. Sau năm 1975 đổi
thành trường phổ thông cơ sở Cam Thuận. Năm 1990 cấp 2 tách ra giao toàn bộ cơ sở
cho cấp 1 quản lý, sử dụng lấy tên trường là trường phổ thông cấp 1 Cam Thuận theo
quyết định số 578 ngày 20 tháng 8 năm 1990 của Chủ tịch UBND huyện Cam
Ranh.Từ tháng 10/1991-8/2001 đổi tên là trường tiểu học Ba Ngòi 2. Đến tháng
9/2001 lại đổi tên là trường tiểu học Cam Phú. Qua nhiều năm xây dựng phấn đấu, đến
nay trường đã được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, đạt trường học
thân thiện học sinh tích cực cấp tỉnh. Với sự đoàn kết và quyết tâm cao của Chi bộ,
Ban giám hiệu, tập thể hội đồng sư phạm nhà trường, các khó khăn đã dần được khắc
phục. Các hoạt động của nhà trường đã từng bước đi vào ổn định, chất lượng dạy học
và giáo dục ngày càng được nâng cao.


- <i><b> Về đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên nhà trườngnăm học 2017-2018 .</b></i>


Nhà trường đã có chi bộ Đảng gồm 22 đảng viên ( 21 chính thức ; 01 dự bị ), sinh
hoạt trực thuộc Đảng bộ phường Cam Phú, có Cơng đồn cơ sở gồm 55 cơng đồn
viên, Liên đội, Chi đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có 11 đồn viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

nhằm hạn chế học sinh bỏ học và vi phạm tệ nạn xã hội. Xem xét xây thêm 6 phòng
học để thanh lý 6 phòng học đã xuống cấp.


- Đối với chính quyền địa phương: kết hợp với ngành Văn hóa kiểm tra thường
xuyên giờ giấc các dịch vụ Internet trên địa bàn, kiểm tra chặt chẽ các trị chơi dịch vụ


trá hình thu hút học sinh nghiện ngập, sa ngã.


- Đối với Hội khuyến học: cần phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh của
trường có kế hoạch hỗ trợ cho học sinh nghèo ngay từ đầu mỗi năm học./.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>.


1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 04/2000/QĐ- BGD&ĐT ngày
01tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành “Quy chế thực hiện
dân chủ trong hoạt động của nhà trường.”


2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ Ban đại diện CMHS, ban hành theo Thông
tư số 55/2011/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011.


3. Điều lệ Trường tiểu học, ban hành kèm theo Thông tư số
41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


4. Thạc sĩ. GVC. Đỗ Thiết Thạch, Thạc sĩ Trần Thị Hảo: Chuyên đề 13: Xây
dựng và phát triển các mối quan hệ của các trường phổ thông.


5. Trường cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh ( 2013), Tài liệu bồi
dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông.


</div>

<!--links-->

×