Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phương pháp dự án và triết lý giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.08 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN <b>Số 2 (27) - Tháng 3/2015</b>

<b>PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN VÀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC </b>



<b>BÙI THỦY NGÂN (*) </b>


TÓM TẮT


<i>Bài viết đề cập đến phương pháp Dự án (PPDA), một trong những phương pháp dạy </i>
<i>học hiện đại đáp ứng được nhiều yêu cầu của đổi mới giáo dục. PPDA ra đời dựa trên nền </i>
<i>tảng của tư tưởng triết học hiện đại, theo đó, giáo dục không đơn giản là chuẩn bị cho trẻ </i>
<i>bước vào đời mà phải thực sự giúp trẻ trải nghiệm trong chính đời sống thực tiễn; PPDA </i>
<i>hướng tới phát triển năng lực người học, lấy học sinh làm trung tâm; học kết hợp với </i>
<i>hành; tạo cơ hội cho học sinh có những trải nghiệm cuộc sống; khơi gợi hứng thú học tập; </i>
<i>rèn luyện những kỹ năng sống thơng qua q trình làm việc nhóm, tham gia giải quyết </i>
<i>những vấn đề, những mục tiêu của dự án do chính học sinh đề xuất. </i>


<i><b>Từ khoá: phương pháp dự án, đổi mới giáo dục, lấy học sinh làm trung tâm, giải </b></i>
<i>quyết vấn đề </i>


ABSTRACT


<i>This article mentions about the project method, one of the modern teaching methods </i>
<i>meeting multiple demands of pedagogy innovation. Based on modern philosophies the </i>
<i>project method is invented, which asserts the importance of education beyond preparation </i>
<i>for life. It helps a child to experience life itself. This method aims to develop the real </i>
<i>capacity of a student by putting students at the center, letting them learn through practice, </i>
<i>open opportunities for life experience, trigger their enthusiasm in studying, apply </i>
<i>interpersonal skills in group work, involve in their own initiative projects. </i>


<i><b>Keywords: project method, pedagogy innovation, student at center, problem solving </b></i>



1. TỔNG QUAN*


“Đổi mới phương pháp dạy học”
(PPDH) là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho
các thầy cô giáo cũng như các cấp quản lý
giáo dục từ mầm non đến đại học từ rất
nhiều năm gần đây ở Việt Nam. Hội nghị
lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII đã đặt
ra yêu cầu <i>đổi mới căn bản và tồn diện </i>
<i>nền giáo dục trong đó nêu rõ là đẩy mạnh </i>
hơn nữa đổi mới PPDH. Nghị quyết cũng
khẳng định: <i>“Phải đổi mới phương pháp </i>
<i>giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ </i>
<i>một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng </i>




(*) <sub>ThS, Trường Trung học Thực hành Sài Gòn</sub>


<i>tạo của người học. Từng bước áp dụng các </i>
<i>phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện </i>
<i>đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều </i>
<i>kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho </i>
<i>học sinh”. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

mới sẽ thực hiện theo hướng: “Tích hợp
<i>cao ở lớp và cấp học dưới; Tự chọn và </i>
<i>phân hóa cao ở lớp và cấp học trên. Cách </i>
<i>thiết kế này cho phép lựa chọn có chủ đích </i>


<i>trong khối kiến thức rất lớn, rất phong phú </i>
<i>của các lĩnh vực khoa học những nội dung </i>
<i>phù hợp với lứa tuổi (tâm lý, kỹ năng, nhận </i>
<i>thức…) của học sinh phổ thông, gần với </i>
<i>cuộc sống, thiết thực tham gia vào quá </i>
<i>trình hình thành phẩm chất và năng lực </i>
<i>của người lao động mới”. (trích phát biểu </i>
của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tại Hội nghị
quán triệt nghị quyết T 8 và tổng kết năm
học 2012-2013).


Phương pháp dự án là một trong những
PPDH hiện đại có khả năng đáp ứng được
nhiều yêu cầu của chương trình giáo dục
mới: lấy học sinh làm trung tâm; học kết
hợp với hành; tạo cơ hội cho học sinh có
những trải nghiệm trong chính thực tiễn
đời sống; khơi gợi hứng thú học tập, xác
lập động cơ học tập đúng đắn; tích cực rèn
luyện những kỹ năng sống thông qua quá
trình làm việc nhóm, tham gia giải quyết
những vấn đề, những mục tiêu của dự án
do chính học sinh đề xuất. Tất nhiên,
không thể khẳng định rằng phương pháp
Dự án (PPDA) là chiếc đũa thần có khả
năng giải quyết được mọi vấn đề của giáo
dục. Nhưng sự thực, PPDA là trường hợp
của một quan điểm sư phạm đã vượt khỏi
biên giới của một quốc gia và đã mang tầm
vóc quốc tế khi đã được nghiên cứu, ứng


dụng ở hàng loạt nước phát triển cũng như
đang phát triển.


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHƯƠNG
PHÁP DỰ ÁN (PPDA)


Vào năm 1922, nhà sư phạm người Mỹ,
alter Barnes đã đưa ra câu hỏi: “Cái gì là
<i>bản chất của nền giáo dục mới?” và để trả </i>
lời câu hỏi này, ông đưa ra 7 yếu tố cơ bản
góp phần định hình nền giáo dục mới so với
giáo dục truyền thống, đó là: (1) Nền giáo
dục mới dựa vào quan niệm của tâm lý học


hiện đại cho rằng: <i>“mỗi đứa trẻ là trung </i>
<i>tâm trong thế giới riêng của chính nó” - </i>
<i>“each child is the center of his universe” </i>
(Nguồn alter Barnes (1922); (2) tinh thần
khoa học trong giáo dục; (3) một triết lý
mới của giáo dục, theo đó, giáo dục khơng
đơn giản là chuẩn bị cho trẻ bước vào đời
mà phải thực sự giúp trẻ trải nghiệm trong
chính đời sống thực tiễn; (4) một quan niệm
xã hội học mới, theo đó, phương cách duy
nhất có thể giúp xây dựng một xã hội dân
chủ thực sự là giáo dục phổ quát; (5) hệ
thống giáo dục cần thay đổi; (6) đổi mới
chương trình đào tạo, bao gồm đổi mới nội
dung và hoạt động nhằm tạo sự hứng thú và
giúp trẻ hình thành những giá trị cho bản


thân; và (7) đổi mới phương pháp dạy học.
Mọi phương pháp dạy học mới phải đáp
ứng được yêu cầu tạo ra động lực học tập,
tăng cường khả năng hoà nhập vào xã hội,
và phương pháp dự án (The Project
Method) được xem là phương pháp đáp
ứng được cả hai yêu cầu nêu trên thông qua
việc thực hiện “một nhiệm vụ hay một chuỗi
<i>nhiệm vụ quan trọng để tạo ra một kết quả </i>
<i>đáng kể từ hoạt động của một nhóm hay </i>
<i>của cá nhân ”. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

hiểu như một tổ chức xã hội và thơng qua
đó, cải cách xã hội có thể sẽ được diễn ra.
Nhà trường không đơn giản là nơi chuẩn bị
cho trẻ bước vào đời mà phải là nơi giúp
trẻ trải nghiệm chính cuộc sống thực tiễn.
Nhà trường chính là nơi giúp trẻ phát hiện
và hiện thực hoá năng lực, khả năng hay kỹ
năng sống của chính mình.


Mặc dù chưa chứng minh được ai là
cha đẻ của PPDA, song có thể nói
Kilpatrick là người đầu tiên đã đưa ra định
nghĩa rất nổi tiếng về PPDA là <i>“Một hoạt </i>
<i>động có mục đích và được thực hiện trong </i>
<i>một môi trường xã hội với tất cả nhiệt </i>
<i>huyết” (nguồn .H. Kilpatrick, 1918). </i>
Kilpatrick tự nhận rằng ông không phải là
tác giả của PPDA nhưng ông là người đã


dùng nó một cách có ý thức để chứng minh
rằng nó là một phương pháp tiêu biểu cho
tư tưởng giáo dục mới, hiện đại.


Vào thập niên đầu của thế kỉ 20, từ “Dự
án” đã trở nên phổ biến đối với các giáo
viên trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủ
công, nghệ thuật và khoa học ứng dụng.
Năm 1911, Stimson và nhóm của ông là
những người đầu tiên đã dùng khái niệm
PPDA vào trong giảng dạy tại khoa nông
nghiệp của trường đại học Massachusetts,
việc này đánh dấu một sự khởi đầu của
cuộc tranh đua ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
PPDA nhanh chóng được tiếp nhận và được
các giáo viên ứng dụng trong dạy học, ví dụ
để dạy cho trẻ em biết xà bông được tạo ra
như thế nào, họ đã cho trẻ em làm xà bơng,
hay để dạy về qui trình làm giấy thì họ đã
cho học sinh tự làm giấy, .v.v…


Ngày nay Dạy học theo dự án là một
trong những PPDH được thực hiện rộng
rãi, chủ yếu trong các trường THPT và đại
học ở các nước có nền GD tiên tiến trên thế
giới như Mỹ, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Canada.
Ở Châu Á, các nước như Thái Lan,
Singapore, Hong Kong, .v.v… các dự án
học tập được học sinh xây dựng và thực



hiện ở nhiều lĩnh vực, dạy học theo dự án
cũng được áp dụng khá phổ biến ở các
trường phổ thông. Ở Việt Nam, từ năm
2003, phương pháp dạy học theo dự án
được Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp với
công ty Intel Việt Nam triển khai thí điểm
tại 20 trường học thuộc 9 tỉnh thành trên cả
nước trong chương trình Dạy học cho
tương lai của Intel (Intel Teach to the
Future), có nhiều tác giả đã nghiên cứu về
phương pháp dạy học theo dự án. Dưới đây
là tên một số cơng trình, bài nghiên cứu:


Tác giả Phan Đồng Châu Thủy với bài
viết “Nhiệm vụ, thách thức của giáo viên,
học sinh Việt Nam trong dạy học dự án”
đăng trong Tạp chí Khoa học Đại học sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh(Số 31, 2011)
đã trình bày những nhiệm vụ và thách thức
mà giáo viên và học sinh phải đối mặt khi sử
dụng phương pháp dạy học theo dự án
(DHDA) và đề ra một số giải pháp giúp
người dạy và người học vượt qua các thách
thức đó.


Các tác giả Trịnh Văn Biều, Phan
Đồng Châu Thủy, Trịnh Lê Hồng Phương
với bài viết “Dạy học dự án – từ lí luận đến
thực tiễn” đăng trên tạp chí Khoa học Đại
học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (số


28, 2011) đã trình bày một số khái niệm,
phân loại, cấu trúc, đặc điểm, tác dụng, ưu,
nhược điểm, cách tiến hành, đánh giá và
những bài học kinh nghiệm để thành công
trong việc dạy theo dự án.


Những năm gần đây, với những ưu
điểm vượt trội, Dạy học theo dự án tiếp tục
thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu
và <i>Dạy học theo dự án được đề cập nhiều </i>
hơn trong các tài liệu Tiếng Việt với những
tên gọi khác nhau như: đề án, dạy học theo
dự án, phương pháp dự án.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Based Learning) là một hình thức của hoạt </i>
<i>động học tập trong đó nhóm người học xác </i>
<i>định một chủ đề làm việc, thống nhất một </i>
<i>nội dung làm việc, tự lập kế hoạch và tiến </i>
<i>hành công việc để dẫn đến một sự kết thúc </i>
<i>có ý nghĩa, thường xuất hiện một sản phẩm </i>
<i>có thể trình ra được. Với một số nhà </i>
nghiên cứu về dạy học theo dự án của Hoa
Kỳ như Thomas, Mergendoller hay
Michaelson thì: Dạy học theo dự án là một
<i>mơ hình tổ chức học tập xung quanh dự án. </i>
<i>Các dự án có nhiệm vụ phức tạp, dựa trên </i>
<i>các câu hỏi hay vấn đề đầy thử thách, đòi </i>
<i>hỏi học sinh phải thiết kế, giải quyết vấn đề </i>
<i>hoặc tiến hành các hoạt động điều tra. </i>



PPDA nhấn mạnh vai trò của người học,
theo định nghĩa của Bộ Giáo dục
Singapore: Học theo dự án là hoạt động học
<i>tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp </i>
<i>kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng </i>
<i>một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống. </i>


Từ những quan điểm cơ bản về dạy
học theo dự án nêu trên, có thể khái


quát PPDA là một phương pháp dạy học
<i>hiện đại, thơng q q trình học theo dự </i>
<i>án, học sinh phát huy được năng lực tiềm </i>
<i>tàng cũng như định hình được những giá </i>
<i>trị của bản thân, giúp cho các em có khả </i>
<i>năng hoà nhập và thích ứng cùng nhịp </i>
<i>phát triển của xã hội. Trong PPDA, học </i>
sinh tích cực tham gia vào quá trình học
tập chứ không phải là người tiếp nhận
thông tin một cách thụ động. Trong các
hoạt động theo PPDA, giáo viên đóng vai
trị của một nhà tư vấn, giúp học sinh tiếp
thu kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng và
phát huy năng lực của học sinh nhưng
không hề làm thay những công việc của
học sinh.


Theo tổng hợp ý kiến của những nhà
sư phạm như Hus (2009), Bulajeca (2011),
Jung (2011), Boondee (2011), Vicheanpant


và Ruenglertpanyakul (2012) sự khác biệt
chính giữa cách dạy học truyền thống và
dạy học dựa trên PPDA được tóm tắt qua
bảng so sánh sau đây:


<b>Bảng 1: </b>So sánh dạy học truyền thống và dạy học theo phương pháp Dự án


<i>(Hus, 2009; Jung et al., 2011; Boondee et al., 2011; Vicheanpant &Ruenglertpanyakul, 2012) </i>


<b>Dạy học truyền thống </b> <b>Dạy học theo dự án </b>


Dạy học theo từng bước.


Tập trung vào những kỹ năng cơ bản.


Học sinh được mong đợi hiểu một ý tưởng
theo những cách tương tự như cách hiểu của
thầy giáo.


Công cụ học tập phổ biến là sách giáo khoa.


Học sinh là đối tượng tiếp nhận thông tin thụ
động.


Dạy học nhấn mạnh vào những khái niệm và
ý tưởng. Nó được bắt đầu từ một nhiệm vụ
tổng quát và được phân chia thành những
phần nhỏ hơn.


Học theo PPDA ủng hộ những sở thích,


những ý tưởng nảy sinh từ chính học sinh.
Học sinh được khuyến khích sử dụng nhiều
nguồn thông tin, tài liệu khác nhau, bao gồm
cả sách giáo khoa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Kiến thức của học sinh được xem như khơ
cứng


Thầy giáo đóng vai trị của người truyền thụ
trực tiếp.


Học sinh làm việc cá nhân, riêng rẻ.


Việc nhận xét đánh giá kiến thức học sinh
căn bản dựa trên kết quả các bài kiểm tra,
các kỳ thi


Kiến thức của học sinh được thâu thái một
cách năng động và luôn được cập nhật dựa
vào kinh nghiệm.


Thầy giáo được hiểu ngầm như một cố vấn.
Học sinh làm việc nhóm.


Việc nhận xét đánh giá được xem xét trong cả
quá trình thực hiện dự án, những hoạt động,
những sự quan sát và kết quả của dự án.
Tuỳ theo tính chất, mục đích cụ thể,


mỗi dự án có thể có nhiều hình thức và


được phân chia ra nhiều bước thực hiện
khác nhau, nhưng qua thực tiễn ứng dụng ở


nhiều nơi, có thể hình dung các dự án đều
có những phần chính giống như mơ tả
trong bảng 2.


<b>Bảng 2:</b> Mơ hình chung của PPDA


(1) Lập kế hoạch dự án


Xác định mục tiêu và nội dung của dự án


Chọn những đề tài thiết thực và được học sinh quan tâm một cách hứng thú
Phân cơng làm việc nhóm


Nhận diện rõ các vấn đề, các mục tiêu cần đạt được của dự án
Miêu tả các nhiệm vụ cụ thể


(2) Thực thi dự án


Hiện thực hoá các yêu cầu của kế hoạch đã đề ra
Xử lý các tình huống phát sinh để dự án thành cơng
(3) Tổng kết và nhận xét đánh giá


Trình bày các kết quả đã đạt được


Nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện dự án


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

4. VÀI KINH NGHIỆM QUA THỰC


TIỄN NGHIÊN CỨU & ỨNG DỤNG
PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN TẠI TRƯỜNG
TRUNG H C THỰC HÀNH SÀI GÒN.


Trong báo cáo tổng kết đề tài nghiên
cứu khoa học cấp cơ sở: “Nghiên cứu và
ứng dụng phương pháp dự án vào các hoạt
động dạy học và giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh trường Trung học Thực hành
Sài Gòn” (Mã số: CS2012-48), chúng tôi
đã tổng hợp và phân tích khá chi tiết kết
quả khảo sát các đối tượng học sinh, giáo
viên, cũng như đã giới thiệu một số dự án
cụ thể của trường THTH Sài Gịn liên quan
đến một số mơn học, những dự án liên môn
và cả những dự án nằm ngồi các mơn học
nhưng có liên quan đến mục đích giáo dục
đạo đức, lối sống, hình thành và phát triển
các kỹ năng cho học sinh. Ở đây, trong
phạm vi của một bài báo, chúng tôi chỉ xin
nêu vài kinh nghiệm mà trong quá trình
ứng dụng PPDA, nếu không lưu ý đúng
mức, nhiều giáo viên mới bắt đầu làm quen
với PPDA có thể mắc phải.


(1) Khái niệm “Phương pháp Dự án”
trong thực tế đã được một số thầy cô giáo
chuyển hướng thành dạy học theo chủ đề.
Các chủ đề này lại do chính các thầy cô đưa
ra chứ không thật sự nảy sinh từ sáng kiến


của học sinh. Và như thế, từ yêu cầu của
PPDA là phát huy sáng kiến của học sinh,
trở thành phát huy sáng kiến của giáo viên.


(2) Yêu cầu của PPDA là giáo viên chỉ
đóng vai trị của người tư vấn hay cố vấn,
có thể gợi ý đề tài, lĩnh vực để kích thích
học sinh tham gia dự án một cách hứng thú,
tuyệt đối không được làm thay công việc
của học sinh. Nhưng trong thực tế, nhiều
giáo viên đã áp đặt kế hoạch của mình, và
học sinh chỉ còn là những người thực hiện
kế hoạch của giáo viên. Mặc dù dự án được
thực hiện theo cách này vẫn mang lại


những hiệu quả nhất định, nhưng điều đó
chủ yếu chỉ là thành tích của giáo viên, có
thể được xem như một phương pháp dạy
học tích cực nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu
của phương pháp dự án và chưa thể hiện
được tinh thần của triết lý giáo dục mới.


(3) Những vấn đề của dự án phải được
đề xuất từ chính sự hứng thú tìm tịi của
học sinh nhưng trong thực tế, một số vấn
đề này lại do chính giáo viên đề xuất, xây
dựng kế hoạch thực hiện, điều này chẳng
những tước đi niềm vui sáng tạo mà còn
đánh mất cơ hội hình thành động lực học
tập cho học sinh.



(4) Một số giáo viên thường có
khuynh hướng tự giới hạn các dự án trong
khuôn khổ nội dung chương trình giáo dục,
chưa mạnh dạn khuyến khích học sinh đề
xuất những dự án liên quan đến đời sống
thực tiễn. Điều đó cho thấy một số giáo
viên chưa thật sự cảm nhận và thấu hiểu
triết lý giáo dục mới là nhà trường không
đơn giản là nơi truyền thụ những kiến thức
nhất định để chuẩn bị cho học sinh bước
vào đời mà phải là nơi thật sự giúp học
sinh có những trải nghiệm từ chính thực
tiễn đời sống, là nơi hiện thực hoá năng lực
và những kỹ năng sống giúp học sinh làm
quen với việc nhận diện và giải quyết
những vấn đề của chính mình trong đời
sống thực tiễn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

từng cảnh báo:“ Phương pháp dự án đã
<i>từng được sử dụng nhiều hay ít như là một </i>
<i>thủ thuật mang tính thời thượng và khơng </i>
<i>thực hiện đầy đủ đặc tính và thế mạnh của </i>


<i>nó” (The project-based method was viewed </i>
<i>as something fashionable, as a gimmick, </i>
<i>used more or less as a trick and without </i>
<i>full realization of its character and power). </i>


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


<b>Tài liệu tiếng Việt: </b>


1. Trịnh Văn Biều và nhóm tác giả, <i>Dạy học dự án – Từ lí luận đến thực tiễn, Tạp chí </i>
khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, số 28, 2011.


2. Nguyễn Văn Cường/Bernd Meier: Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy
<i>học ở trường trung học PT. (Berlin/ Hà nội, 2010). </i>


3. Nguyễn Ái Học, <i>Triết lý giáo dục của John Dewey với giáo dục và dạy học ở </i>
<i>Việt Nam, Tạp chí khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, tháng 2/2014.</i>


4. Bùi Thủy Ngân, Nguyễn Long Sơn, Trần Thị Ánh, Nguyễn Thanh Loan, Vũ Duy
Đăng, Nghiên cứu phương pháp dự án và ứng dụng trong hoạt động dạy, học và giáo
<i>dục KNS cho học sinh trường TH Thực hành Sài Gòn, 12/2014. </i>


5. Phan Đồng Châu Thủy, Nhiệm vụ, thách thức của giáo viên, học sinh Việt Nam trong
<i>dạy học theo dự án, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, </i>
số 31, 2011.


<b>Tài liệu tiếng nước ngoài: </b>


1. Esther Marques Lepe Maria Luisa Jimenez – <i>Rodrigo, Project – based learning in </i>
<i>virtual environments: a case study of a university teaching experience, RUSC, 2014. </i>
2. Jana Kratochvilova, <i>The teacher’s conception of Project-based teaching, The New </i>


Educational Review.


3. Maria del Mar del Pozo Andres, <i>The transnational and national dimensions of </i>
<i>pedagogical ideas: the case of the project method, 1918-1939, Routledge, October </i>
2009.



4. Michael Knoll, <i>The Project Method: Its Vocational Education Origin and </i>
<i>International Development, Journal of Industial Teacher Education, 1997. </i>


5. Stephanie Bell, Project-Based Learning for the 21<i>st century: Skills for the future, The </i>
Clearing House, 2010.


6. William.H.Kilpatrick, The project Method, Teachers College Record XIX, 1918.


</div>

<!--links-->

×