Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ĐỂ DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.86 KB, 6 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci. 2010, Vol. 55, No. 8, pp. 11 5-120
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ Á N
ĐỂ DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Đào Thị Ngọc Minh
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
1. Mở đầu
Đổi mới phương pháp dạy học được coi là tâm điểm của giáo dục Việt nam
hiện nay. Dạy học theo dự án là một phương pháp tích cực trong dạy học môn Giáo
dục công dân. Phương pháp này không chỉ phát huy tính tích cực học tập mà còn
hình thành cho học sinh kĩ năng sống và giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Vận
dụng phương pháp dạy học này giúp giáo viên dạy môn Giáo dục công dân khẳng
định được vị trí quan trọng của môn học, thay đổi được cách nhìn nhận chưa đúng
của xã hội về môn học này.
Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được
coi là tâm điểm của ngành g iá o dục. Đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện
ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học trong đó có môn Giáo dục công dân -
một môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, từ trước đến nay,
việc giảng dạy môn học này chưa đạt được hiệu quả thực sự bởi nhiều nguyên nhân,
trong đó nguyên nhân cơ bản là sử dụng các phương pháp dạy học chưa phù hợp.
Bởi lẽ, môn học này giáo dục cho người học những phẩm chất và kĩ năng sống, do
đó việc dạy học đòi hỏi phải có tính thực tiễn cao, trong khi đó phương pháp dạy
học được sử dụng lại nặng về truyền thụ lí thuyết, mang nặng t ính hàn lâm kinh
viện mà thiếu thực tiễn. Nhận thức được vấn đề đó, nhiều giáo viên dạy Giáo dục
công dân đã t ích cực đổi mới phương pháp dạy học theo mục tiêu của dạy học hiện
đại là hướng học sinh vào trung tâm. Quá trình đổi mới bước đầu đã mang lại một
số kết quả nhất định nhưng vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra. Phần lớn giáo
viên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng truyền thống, chưa
mạnh dạn đưa các phương pháp mới, hiện đại vào dạy học. Hiện nay, trong khi các
phương pháp dạy học hiện đại đang được các nước phát triển sử dụng phổ biến thì


ở nước ta những phương pháp đó còn hết sức xa lạ và mới mẻ, thậm chí nhiều giáo
viên còn không biết đến khái niệm, bản chất của những phương pháp đó như thế
nào. Trong những phương pháp dạy học hiện đại thì phương pháp dạy học theo dự
115
Đào Thị Ngọc Minh
án là một phương pháp dạy học hiện đại, mang tính tích cực cao và rất phù hợp
với môn Giáo dục công dân. Vì vậy, làm rõ hơn tính tích cực và khả năng vận dụng
phương pháp dạy học t heo dự án trong dạy học môn Giáo dục công dân sẽ giải đáp
được phần nào những trăn trở của giáo viên về phương pháp dạy học này.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm phương pháp dạy học theo dự án
Dạy học theo dự á n là một phương pháp dạy học được các nhà sư phạm Mĩ
sử dụng từ cuối thế kỉ XIX và đến nay nó được ứng dụng rộ ng rãi ở các nước phát
triển như Pháp, Đan Mạch. Ở Việt Nam, phương pháp này cũng bắt đầu được
đưa vào dạy học thực nghiệm ở một số trường học và một số môn học nhưng chưa
phổ biến. Với những cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã đưa ra nhiều cách định
nghĩa về phương pháp dạy học này song nhìn chung có thể hiểu: Dạy học theo dự
án là một phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Phương pháp này giúp
học sinh phát triển kiến thức và các kĩ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ
học tập mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến
thức đã học trong quá trình thực hiện dự án và tạo ra những sản phẩm của chính
mình. Chương trình của dạy học theo dự án được xây dựng dựa trên những câu
hỏi định hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tư duy bậc cao trong
những bố i cảnh thực tế. Bài học thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kĩ thuật dạy
học khác nhau có thể lôi cuốn mọi đối tượng học sinh không phụ thuộc vào cách
học của họ. Các phương tiện kĩ thuật cũng được sử dụng để hỗ trợ việc dạy và học.
Với mô hình này có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp học sinh
tạo ra những sản phẩm chất lượng và được đánh g iá t oàn diện.
2.2. Các đặc điểm của dạy học theo dự án
- Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án gắn với thực tiễn và kết quả của

dự án có ý nghĩa thực tiễn xã hội. Dạy học dự án tạo ra kinh nghiệm học tập cho
học sinh và kinh nghiệm dạy học đối với giáo viên, thu hút học sinh vào những dự
án phức tạp trong thế giới thực, học sinh sẽ dựa vào đó để phát triển và ứng dụng
các kĩ năng, kiến thức của mình vào cuộc sống.
- Định hướng hứng thú: Chủ đề, nội dung của dự án tạo dựng phải phù hợp
và thu hút được hứng thú của học sinh, thúc đẩy mong muốn học tập của học sinh,
tăng cường năng lực hoàn thành những công việc quan trọng và mong muốn được
đánh giá. Khi đó, giá trị của việc học đối với học sinh cũng tăng lên. Trong dạy học
dự án, cơ hội cộng tác làm việc với các bạn cùng lớp cũng làm tăng hứng thú học
tập của học sinh. Với mô hình dạy học theo dự án, giáo viên sử dụng các phương
pháp g iả ng dạy mới và tương tác. Mục đích là nhằm giúp học sinh hỏi “tại sao?”,
116
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy môn Giáo dục công dân
“làm thế nào?” và “điều gì sẽ xảy ra nếu mình làm như thế này?”. Mục đích là giúp
học sinh hứng thú và sau đó suy nghĩ. Quan trọng nhất là “tránh giáo viên nói quá
nhiều”; điều này dẫn đến việc học sinh buồn chán và thụ động.
- Định hướng hành độ ng: Dạy học theo dự án thực hiện nguyên tắc kết hợp
chặt chẽ giữa lí thuyết và thực hành, huy động nhiều giác quan và khả năng của
học sinh. Trong mô hình dạy học theo dự án, học sinh sẽ liên tục khám phá, giải
thích, tổng hợp thông tin một cách sát thực và có ý nghĩa. Các tiết học theo dự án
hấp dẫn sẽ g iúp học sinh hiểu rằng các nhiệm vụ trong lớp là có giá trị. Học sinh sẽ
có động cơ tốt khi tin rằng các nhiệm vụ mà họ thực hiện phù hợp với các nhu cầu,
quyền lợi và mục đích cá nhân của họ. Song cần nhấn mạnh, giáo viên phải đảm
bảo rằng các nhiệm vụ phải phù hợp với khả năng của học sinh. Nếu các nhiệm vụ
quá sức thì học sinh sẽ mất tự tin. Nếu các nhiệm vụ quá dễ thì học sinh nhanh
chán và mất hứng thú làm việc, các hoạt động học sẽ không còn hiệu quả.
- Định hướng sản phẩm: Trong dạy học theo dự án, học sinh luôn phải tạ o ra
các sản phẩm theo kế hoạch dự án đã đề ra. Học sinh được đánh giá thông qua các
sản phẩm này cùng với việc công bố, giới thiệu sản phẩm và quá trình làm việc của
mình. Do vậy, khi g iớ i thiệu dự án luôn có định hướng sản phẩm rõ ràng.

- Tính tự lực cao của học sinh: Trong dạy học theo dự á n, họ c sinh tham gia
tích cực và tự lực vào tất cả các gia i đoạn của quá trình dạy học: đề xuất vấn đề,
lập kế hoạch, g iả i quyết vấn đề, báo cáo kết quả dự án Với cách làm việc như
vậy, học sinh thực sự trở thành trung tâm của quá trình dạy học và chủ động chiếm
lĩnh kiến thức.
- Mang tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh
vực, nội dung hoặc nhiều môn học khác nhau. Dạy học theo dự án yêu cầu học sinh
sử dụng thông tin nhiều môn học khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Do
đó, bên cạnh nội dung các nhiệm vụ của học sinh và công việc của giáo viên cũng
mang tính phức hợp.
- Cộn g tác trong làm việc: Thể hiện sự cộng tác chặt chẽ liên tục trên nhiều
khía cạnh: Giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh. Việc cộng tác
giữa giáo viên với học sinh thể hiện ở sự hướng dẫn, tư vấn và cung cấp thông tin
phản hồi của giáo viên cho học sinh. Học sinh sẽ nhận nhiệm vụ và liên tục thông
qua tiến trình thực hiện dự án với giáo viên. Đồng thời, các dự án học tập thường
được thực hiện theo nhóm, môi trường học tập mang tính cộng đồng xã hội. Bởi
vậy, các nhóm học sinh phải có sự cộng tác trong làm việc mới đảm bảo được thành
công cho dự án. Nhiều khi với dạy học theo dự án, sự cộng tác được mở rộng đến
cộng đồng. Tính cộng tác có tầm quan trọng như là phương tiện làm phong phú
hơn và mở rộng sự hiểu biết của học sinh về những điều họ đang học.
Với 7 đặc điểm trên có thể thấy dạy học theo dự án hoàn toàn phù hợp với
mục tiêu của dạy học hiện đại là hướng người học vào trung tâm, phát huy tính tích
117
Đào Thị Ngọc Minh
cực và khả năng độc lập của người học trong quá trình dạy học.
2.3. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học theo dự án
- Vai trò của giáo viên.
Trong môi trường dạy học theo dự án, giáo viên là người hướng dẫn, hỗ trợ
và tạo động lực thúc đẩy vai trò tự chủ của học sinh, gắn sự chủ động của học sinh
trong việc giải quyết nội dung bài học. Giáo viên chịu trách nhiệm tư vấn và giúp

học sinh giải quyết các vướng mắc chứ không phải giải quyết hộ học sinh. Giáo viên
cần biết và chủ động trong các hỗ trợ cần thiết. Năng lực và vai trò của giáo viên
thể hiện ở các hỗ trợ học sinh (không chỉ bằng các chỉ dẫn mà còn bằng cả các sản
phẩm mẫu, các tài liệu cung cấp tham khảo, các nguồn thông tin, cách chuyển g ia o
công việc và quá trình đánh giá).
Trong lớp học truyền thống, giáo viên nắm giữ tất cả các kiến thức và truyền
tải đến họ c sinh. Với mô hình dạy học theo dự án, giáo viên đóng vai trò là người
tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh là m việc, một hướng dẫn viên, một nhà tư vấ n,
một người cộng tác. Đồng thời giáo viên sử dụng và theo đuổi mô hình dạy học theo
dự án phải tậ p trung hơn và o việc tự tạo cơ hội học tập, tiếp cận thông tin, làm
mẫu hướng dẫn học sinh và không ngừng nâng cao năng lực.
- Vai trò của học sinh.
Với mô hình dạy học này học sinh là người chịu trách nhiệm chính, là trung
tâm của quá trình dạy học. Học sinh tự lập kế hoạch, tự định hướng quá trình học
tập, hợp tác giải quyết vấn đề, tự kiểm tra, đánh giá.
Học sinh đóng vai là những “chuyên gia” thuộc những ngành nghề khác nhau
trong xã hội, hoàn thành vai trò của mình dựa trên những kiến thức, kĩ năng nhất
định. Cũng chính vì vậy, dạy học theo dự án trở nên thực và hữu ích, hấp dẫn với
học sinh.
Học sinh được g ia o những nhiệm vụ phức hợp nhưng cụ thể, bám sát với kiến
thức trong chương trình, có phạm vi liên môn và kiến thức cuộc sống, qua đó rèn
luyện kĩ năng sống cho mình.
Học sinh tự quyết định cách tiếp cận của mình đối với mỗi nhiệm vụ được
giao. Đồng thời có trá ch nhiệm trong việc hoàn thành và báo cáo sản phẩm.
Học sinh phải tham gia tích cực và giữ vai trò chính trong tất cả các khâu của
quá trình học tập. Giai đoạn cuối cùng trình bày sản phẩm là một giai đoạn rất
quan trọng, nó thể hiện kết quả của quá trình làm việc và sự tiến bộ của học sinh,
đồng thời là giai đoạn học sinh thể hiện sự sáng tạo trong suốt quá trình làm việc,
thể hiện khả năng quyết định vấn đề của mình.
118

Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy môn Giáo dục công dân
2.4. Ưu điểm của phương pháp dạy học theo dự án trong dạy
học môn Giáo dục công dân
Dạy học theo dự án là một cách làm hiệu quả để gắn những nội dung kiến
thức với thực tiễn, giữa lí thuyết với thực hành, giữa môi tr ườ ng học tập với môi
trường xã hội. Đối với môn GDCD, phương pháp này sẽ giúp học sinh thấy kiến
thức GDCD là kiến thức “sống” gắn liền với thực tế cuộc sống. Khiến cho kiến thức
GDCD không còn nặng nề lí thuyết hữu ích đối với bản thân học sinh. Trong quá
trình thực hiện dự án học sinh có cơ hội được vận dụng các kiến thức đã học vào
hoạt động thực t iễn, thực hiện “học đi đôi với hành” đối với kiến thức của tất cả
các môn khoa học tự nhiên cũng như xã hội.
Học tập theo dự án giúp học sinh tiếp cận với một lượng kiến thức đa dạng,
phong phú từ nhiều nguồn khác nhau, sử dụng kiến thức của nhiều môn học khác
nhau để giải quyết một nhiệm vụ được giao. Với cách thức dạy học như vậy, học
sinh được nghiên cứu sâu hơn về một chủ đề học tập chứ không đơn thuần là tìm ra
những câu trả lời đúng cho những câu hỏi mà giáo viên đặt ra. Theo cách này học
sinh thực sự chiếm lĩnh kiến thức và trở thành trung tâm của quá trình dạy học.
Thông qua việc thực hiện dự án, học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng: thuyết
trình, làm việc nhóm, khai thác, tìm kiếm và chọn lựa thông tin đặc biệt học sinh
được chú trọng rèn luyện các kĩ năng sống như: kĩ năng giao tiếp, cộng tác nhóm
trong làm việc, kĩ năng trao đổi, chia sẻ thông tin, kĩ năng tự định hướng, tự điều
chỉnh và xử lí tình huống Các kĩ năng này giúp học sinh tự tin, thành công trong
cuộc sống sau này.
Trong quá trình thực hiện dự án, học sinh là người chủ động thực hiện theo
kế hoạch đề ra, đồng thời tự lực tham gia vào các giai đoạn của quá trình dạy học:
đề xuất hoặc đóng góp ý kiến cho sáng kiến dự án; xây dựng kế hoạch; thực hiện dự
án và trình bày kết quả. Do vậy các công việc này thực sự đòi hỏi và khuyến khích
tinh thần trách nhiệm, thái độ tích cực và sự sáng t ạo của người học.
Các tình huống đưa ra trong dự án gắn liền với thực tiễn cuộc sống, học sinh
được đóng các vai trò khác nhau trong cuộc sống để thực hiện nhiệm vụ học tập,

do vậy không chỉ tạo hứng thú cho học sinh mà còn phát triển khả năng thích ứng,
khả năng tự đương đầu, giải quyết các vấn đề thực tế. Tùy từng dự án khác nhau
học sinh có thể đặt mình trong nhiều hoàn cảnh và nhiệm vụ khác nhau.
Với những đặc trưng như trên, có thể thấy dạy học theo dự án là một phương
pháp dạy học tích cực đối với việc dạy học nói chung và môn GDCD nói riêng.
Phương pháp này không chỉ phát huy tính tích cực học tập mà còn hình thành cho
học sinh kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Việc vận dụng
phương pháp dạy học theo dự án giúp giá o viên dạy GDCD khẳng định được vị trí
quan trọng của môn học, thay đổi được cách nhìn nhận chưa đúng của xã hội về
môn học này .
119
Đào Thị Ngọc Minh
3. Kết luận
Như vậy, phương pháp dạy học theo dự án là một trong nhiều phương pháp
dạy học tích cực và có tính khả thi. Tuy nhiên, không phải với nội dung nào, phương
pháp này cũng phát huy tác dụng. Người giáo viên cần vận dụng nó một cách linh
hoạt, cùng với việc kết hợp với các phương pháp dạy học khác để quá trình dạy và
học nói chung và môn GDCD nói riêng đạt được hiệu quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Thị Diệu Thảo, 2004. Dạy học theo dự án -
Một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo. Tạp chí Giáo dục, số 8 0.
[2] Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Thị Diệu Thảo, 2006 . Vận dụng dạy học theo
dự án trong môn phương pháp dạy học Kinh tế gia đình. Tạp chí Giáo dục, số 142,
tr 42.
[3] Nguyễn Văn Cường, 2006. Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp
dạy học ở trường THPT. Dự án phát triển giáo dục THPT 2006.
[4] Phạm Văn Đông, 1994. Phươn g pháp dạy học phát huy tính tích cực - một
phương pháp vô cùng quý báu. Tạp chí NCGD số 271.
[5] Trần Bá Hoành, 2002. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực. Tạp
chí NCGD số 23.

[6] Lê Văn Hồng, 2006. Đặc điểm, cấu trúc của dạy học dự án và kết quả việc
vận dụng vào dạy m ôn kĩ thuật số. Tạp chí Giáo dục, số 133, tr 31-32.
[7] Lê Công Triêm, 2002. Một số v ấn đề hiện nay của phương ph áp dạy học
đại học. Nxb Giáo dục.
ABSTRACT
Application innovative teaching method
in teaching civic education subject in secondary school
Innovative teaching methods are considered the focal point of education in
Vietnam now. Project-based learning is a positive approach in teaching civic edu-
cation subjects. This method not only promotes positive academic formation but
also for the students life skills and problem solving of life. Applying this method of
teaching helps tutors teach Civic Education and affirms the important position of
the subject. Change is not the correct perspective on the subject of this society.
120

×