Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.44 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Hồ Chí Minh - người khai sinh nước Việt nam dân chủ
cộng hoà, trực tiếp đứng đầu Nhà nước đó trong 24 năm, đã
lãnh đạo nhân dân ta nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử: giải
phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và đưa đất nước đi lên
con đường ấm no hạnh phúc, sánh vai với các nước tiên tiến
trên thế giới .
Chúng ta có thể tự hào về dân tộc ta đã sản sinh ra
con người vĩ đại, đã kế thừa và phát huy những tư tưởng của
các bậc tiền bối như “nước lấy dân làm gốc” hay “ người
đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” và “vận
nước thịnh hay suy, mất hay còn là do sức mạnh của dân
quyết định” (Nguyễn Trãi) trong truyền thống dân tộc; đã
xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam; từ sự tiếp thu
tinh hoa văn hoá nhân loại và những thành quả về Nhà nước
những kinh nghiệm và lý luận đó vào việc xây dựng Nhà
nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam.
Có thể nói q trình đi tìm đường cứu nước của
Người cũng là quá trình tìm kiếm một nhà nước mới phù
hợp với đất nước Việt Nam, với dân tộc Việt Nam, bởi lẽ
trong mọi cuộc cách mạng, vấn đề chính quyền nhà nước
luôn luôn là vấn đề cơ bản.
Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh
sống trong cảnh nước mất nhà tan, từng chứng kiến cảnh
nhân dân ta bị áp bức, bóc lột nặng nề dưới chế độ hà khắc,
bất chấp luật pháp của bọn thực dân Pháp và phong kiến
Nam triều. Khi bôn ba nơi hải ngoại, nghiên cứu và học hỏi
kinh nghiệm của các nước phương Tây, ý tưởng về xây
dựng nhà nước pháp quyền đã xuất hiện ở Hồ Chí Minh.
Bởi vậy khi có điều kiện thể hiện ý tưởng ấy của mình,
Người đã chớp thời cơ, đấu tranh để có được trước
Năm 1919, Hội nghị Vécxây họp sau chiến tranh thế
giới lần thứ nhất, Người đã gửiYêu sách của nhân dân An
Nam tới Hội nghị gồm 8 điều, trong đó có 4 điều liên quan
tớivấn đề pháp quyền .
Cụ thể là:
Điều 1: Yêu cầu ân xá đối với tất cả chính trị phạm.
Điều 2: Đòi cải cách nền công lý ở Đông Dương
nhằm đảm bảo cho người bản xứ được hưởng những đảm
bảo về mặt pháp luật như người châu Âu. Người nói: “Cải
cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản
xứ hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người châu
Âu”.
Điều 7: Đòi thay thế chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra
các đạo luật.
Điều 8: Địi có đồn đại biểu thường trực của người
bản xứ cử ra tại Nghị viện Pháp.
Và Người đã chuyển bản yêu sách trên thành
“Việt Nam yêu cầu ca” để phổ biến rộng rãi cho mọi người,
“Bảy xin hiến pháp ban hành
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền ”
Sau khi tìm được con đường cứu nước, Người đã tổ
chức, lãnh đạo nhân dân ta giành lấy tự do độc lập cho Tổ
quốc. Ngay từ trước Cách mạng tháng Tám 1945, sau khi
Nhật đảo chính Pháp, Hồ Chí Minh đã chủ trương “thành
lập chính quyền cách mạng” ở các căn cứ địa, các khu giải
phóng lúc bấy giờ. Đến đầu tháng Tám 1945, mặc dù tình
hình lúc đó hết sức khó khăn, Người đã kiên quyết triệu tập
Đại hội quốc dân ở Tân Trào, cử ra Uỷ ban dân tộc giải
phóng Việt Nam - một tổ chức tiền chính phủ ra đời đảm
bảo tính hợp pháp của chính quyền mới. Tháng 8 năm 1945,
Hà Nội và các địa phương trong toàn quốc khởi nghĩa giành
chính quyền từ tay phát xít Nhật. Trước khi quân Đồng
minh đổ bộ vào Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tun
ngơn độc lập ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình để
tuyên bố với toàn thế giới và quốc dân đồng bào sự “khai
sinh” của nước Việt Nam mới - nước Việt Nam dân chủ
Việt Nam và thế giới.Tuyên ngôn độc lập là văn kiện chính
trị đặc biệt, khẳng định rằng: Dân tộc Việt Nam bằng sức
mạnh kỳ diệu của mình đã giành được độc lập tự do và kiên
quyết bảo vệ quyền tự do và độc lập ấy. Nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà ra đời là hợp hiến, hợp pháp . Chính phủ lâm
thời là hợp pháp, hợp công lý .
Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chí
Minh đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó nhiệm vụ thứ 3
là: “Phải có một hiến pháp dân chủ” và đề nghị sớm tổ chức
tổng tuyển cử với chế độ phổ thơng đầu phiếu. Đó là việc
tiếp tục xây dựng một Nhà nước pháp quyền , một Nhà
nước dân chủ, hợp pháp, một Nhà nước thực sự đại diện cho
nhân dân, do toàn dân bầu cử ra và quản lý xã hội bằng pháp
luật. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước được thực
hiện ngày 6 tháng 1 năm 1946 và đã bầu ra Quốc hội đầu
tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hoà.
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng
Hiến pháp và pháp luật, khẳng định pháp luật của nước ta là
“Gốc có vững thì cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”
Ngày nay, chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền
Việt Nam xã hội chủ nghĩa và lấy tư tưởng về nhà nước pháp
quyền của dân, do dân và vì dân của Hồ Chí Minh làm nền tảng
tư tưởng cho chúng ta trong cơng cuộc xây dựng đó.
Với những kết quả đạt được trong qúa trình đổi mới,
cũng như những khó khăn, tồn tại quả hơn 18 năm đổi mới, hoàn
thiện nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa đã tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến quá trình đổi
mới đất nước nói chung. Thực tế cho thấy, vấn đề đổi mới và
hồn thiện nhà nướ chiện nay là cơng việc cịn khó khăn cả về lý
thuyết và thực tiễn. Điều đó địi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta cần có những bước đi và giải pháp vừa khẩn trương, vừa vững
chắc trong hiện thực, tiếp tục cải cách triệt để hơn nữa tổ chức và
hoạt động của Nhà nước để đáp ứng được tình hình mới của đất