Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài soạn Phan loai do dung san pham theo nghe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.29 KB, 2 trang )

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ hai ngày 01 tháng 01 năm 2011
Hoạt động: PHÂN LOẠI ĐỒ DÙNG SẢN PHẨM THEO NGHỀ
1. Hoạt động đón trẻ/thể dục buổi sáng:
- Cô đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ..
- Cho trẻ xem một số tranh ảnh sản phẩm của các nghề.
- Thể dục sáng tập các động tác sau theo nhạc bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
2. Hoạt động học:
2.1 Mục đích yêu cầu:
- Dạy trẻ phân loại được những đồ dùng sản phẩm theo nghề khác nhau, biết tên,
đặc điểm khác nhau của từng đồ dùng.
- Biết phân loại đồ dùng theo nghề.
- Biết bảo quản và giữ gìn đồ dùng, cất nơi qui định.
2.2 Chuẩn bị: Tranh ảnh đồ dùng của các nghề cô giáo, bác sĩ, công nhân
- Đồ chơi: đồ dùng của các nghề , 3 tranh to có các đồ dùng màu có dán hình :
Bác sĩ, cô giáo, xây dựng.
2.3 Tiến trình hoạt động:
a) Hoạt động mở đầu:
- Cô đố - cô đố Nghề gì ăn nói dịu daøng
Hằng ngày đến lớp cùng đàn em thơ.
- Đúng rối hằng ngày con thấy cô giáo làm gì ?
b) Hoạt động trọng tâm:
HĐ1: Vậy dụng cụ của cô giáo là gì để dạy cho các cháu?
- Đó là những đồ dùng cần thiết khi dạy xong phải bảo quản cẩn thận các con
không được lấy chơi nhé.
* Cô đố - Cô đố: Hòn gì bằng đất nặn ra, xếp vào lò sưởi nung ba, bốn ngày, khi ra
da đỏ hay hay. Người ta dùng nó để xây cửa nhà? Hòn gạch có dạng hình gì nhỉ ?
- Ngoài hòn gạch ra loại đồ dùng gì cần thiết cho nghề xây dựng nöõa?
- Hò hơ nghề gì mặc áo trắng tinh. Cái mũ có gắn chữ thập trên đầu.
- À, y tá, bác sĩ làm nghề chăm sóc bệnh nhân. Vậy dụng cụ của bác sĩ y tá là gì?
- Đây là những dụng cụ cần thiết dùng để phục vụ chöõabệnh cho bệnh nhân nếu


dùng xong để đúng nơi qui định, oÁng chích dùng xong bỏ vào thùng rác các con
không được lấy chơi nhé!
HĐ2: * Phân loại đồ dùng theo nghề
- Trên bàn cô có rất nhiều đồ dùng của các nghề cháu nào hãy lên chọn những đồ
dùng của bác sĩ xếp theo nhóm giúp dùm cô nhé.
- Cô mời lớp đếm xem bạn xếp được bao nhiêu đồ dùng của bác sĩ.
- Tương tự cô mời cá nhân lên chọn những đồ dùng của nghề cô giáo, nghề xây
dựng, nghề của bác nông dân.
HĐ3: +Trò chơi “ Thi đua đội nào trả lời đúng”
+Trò chơi thi đua: “Đội nào nhanh hơn”
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi cho trẻ.
HĐ4: Cô giáo dục trẻ biết bảo quản đồ dùng và cất nơi qui định.
c) Kết thúc hoạt động:
- Trẻ hát bài “Bác đưa thư vui tính”
Hoạt động 2: ÔN LÀM QUEN CHỮ CÁI M N
3/ Mục đích yêu câu:
- Trẻ nhận biết và phát âm chính xác âm m n
- Trẻ phát âm to, rõ ràng, chính xác âm m n
- Trẻ biết thu dọn đồ dùng học tập vào nơi qui định, gọn gàng, ngăn nắp.
3.1/ Chuẩn bị:
- Tranh có chứa âm m n- Đồ dùng phục vụ cho trò chơi luyện tập
3.2/ Tiến trình hoạt động:
a) Hoạt động mở đầu: Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
b) Hoạt động trọng tâm:
HĐ1: Cho trẻ xem tranh và gắn từ rời cho trẻ đọc
HĐ2: Cô hỏi trong câu có bao nhiêu tiếng? bao nhiêu chữ cái? Cho trẻ gắn đồ chơi
tương ứng với số tiếng và số chữ cái
- Cho trẻ tìm chữ cái đã học. Cô cho trẻ phát âm theo cô.(mời nhóm, tổ, cá nhân
phát âm)
- Cô cho trẻ nhắc lại cấu tạo âm m n, các kiểu m n viết thường và in thường

- Cô cho trẻ so sánh âm m n
HĐ3: Trò chơi : +Tìm từ có chứa m n trong chủ đề
+ Đọc vè đối đáp có chứa m n
+ Tìm âm m n trong đoạn thơ
+ Tạo âm m n bằng đất nặn
- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi cho trẻ.
HĐ4: Cô tuyên dương, dặn dò trẻ.
c) Kết thúc hoạt động:
- Cho trẻ hát bài “Vịt con học chữ”
4. Hoạt động chơi các góc:
- Cháu chơi góc âm nhạc hát, múa, đọc thơ những bài trong chủ đề .
- Chơi xây dựng công viên có bồn hoa, cây xanh.
-. Tô màu tranh một số nghề, nặn, vẽ, đồ dùng 1 số nghề
5. Hoạt động chiều:
- Hoàn thành các bài tập trong chương trình.
- Trẻ chơi tự do ở các góc theo ý thích
* Đánh giá cuối ngày:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

×