Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài giảng Phan loai do dung theo cong dung va chat lieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.61 KB, 2 trang )

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ ba ngày 07 tháng 12 năm 2010
Hoạt động1: PHÂN LOẠI ĐỒ DÙNG THEO CÔNG DỤNG
VÀ CHẤT LIỆU
1. Hoạt động đón trẻ/thể dục buổi sáng:
- Cô đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ..
- Cho trẻ xem một số tranh ảnh về một số đồ dùng trong gia đình.
- Thể dục sáng tập các động tác theo nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau”
2. Hoạt động học:
2.1 Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết các loại đồ dùng cần thiết trong gia đình được làm từ các chất liệu khác
nhau, biết công dụng của từng loại.
- Rèn kỹ năng so sánh, phân loại.
- Trẻ biết yêu quý các loại đồ dùng trong gia đình, biết giữ gìn cẩn thận.
2.2 Chuẩn bị:
- Một số đồ dùng trong gia đình bằng sứ, thủy tinh, nhôm, nhựa
- Đồ chơi gia đình bằng nhựa.
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động góc
2.3 Tiến trình hoạt động:
a) Hoạt động mở đầu:
- Cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài “Ba ngọn nến lung linh”
b) Hoạt động trọng tâm:
HĐ1: Cô cho trẻ xem một số tranh vẽ đồ dùng gia đình.
- Cho trẻ kể đồ dùng trong gia đình mình (cô mời 3 – 4 trẻ kể)
HĐ2: Cho trẻ xem một số đồ dùng thật, trẻ xem và nói công dụng chất liệu của các
loại đồ dùng.
- Cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ dùng.
- Cô cho trẻ chọn một số đồ dùng đúng theo công dụng và chất liệu (trẻ chọn và
xếp)
HĐ3: Cho trẻ chơi “Chuyền bóng” bóng chuyền đến tay bạn khi có hiệu lệnh thì
cháu đó sẽ kể về đồ dùng trong gia đình mình.


- Chơi “Chiếc túi kì diệu”
- Chơi “Thi xem ai nhanh”
HĐ4: Cô giáo dục trẻ biết yêu quý và giữ gìn đồ dùng trong gia đình
c) Kết thúc hoạt động: - Trẻ hát bài “Tổ ấm gia đình”
Hoạt động 2: Nghe và đọc thơ “Làm anh”
3/ Mục đích yêu câu:
- Trẻ thuộc thơ và hiểu nội dung bài thơ “Làm anh”
- Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm, rõ lời, trả lời tròn câu, mạch lạc.
- Thông qua nội dung bài thơ, trẻ biết yêu thương nhường nhịn em nhỏ.
3.1/ Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài thơ
- Tranh đọc thơ sáng tạo - Đồ dùng đồ chơi phục vụ ở các góc
3.2/ Tiến trình hoạt động:
a) Hoạt động mở đầu:
- Cho trẻ đọc câu ca dao: Anh em như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
- Các con vừa đọc câu ca dao nói về ai vậy?
b) Hoạt động trọng tâm:
HĐ1: Cô cho trẻ xem tranh về gia đình.
- Các con a! Mối người chúng ta đều có một gia đình sống hòa thuận, yêu
thương nhau. Thế ở nhà, con có em không? Con có yêu em bé không?
- Là một người anh, người chị trong nhà con phải làm gì cho em của mình?
Muốn biết phải làm gì các con nghe cô đọc bài thơ “Làm anh” của tác giả
Phan Thị Thanh Nhàn.
HĐ2: Cô đọc thơ lần 1 thể hiện điệu bộ
- Lần 2 chỉ vào từng câu thơ có tranh minh họa.
* Trích dẫn đàm thoại và làm rõ ý:
- Làm anh phải biết dỗ dành khi em khóc, nâng dậy khi em ngã, chia quà bánh,
nhường đồ chơi cho em.
- Làm anh như vậy rất khó, nhưng nếu yêu em thì sẽ làm được.

Cô giải thích cho trẻ từ “người lớn” trong bài thơ, ý nói đã làm anh, làm chị thì phải
nhớ nhường nhịn em, yêu em, dỗ dành em đó chính là người lớn.
- Cô đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?
- Làm anh phải làm gì? Làm gì khi em khóc, em ngã, khi có quà bánh hay đồ chơi?
- Làm anh có khó không? Con có yêu các em bé không?
Điều đó thể hiện qua những câu thơ nào?...
HĐ3: Luyện đọc thơ:
- Cho trẻ đọc thơ theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
HĐ4: Trò chơi 1 : Chọn tranh đọc thơ sáng tạo
- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi cho trẻ.
Trò chơi 2: +Viết chữ còn thiếu vào đoạn thơ
- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi cho trẻ.
4. Hoạt động chơi các góc:
- Chơi đóng vai cô bán hàng, mua sắm đồ dùng gia đình.
- Góc xây dựng: Xây khu nhà ở của bé .
- Múa hát các bài về gia đình.
5. Hoạt động chiều:
- Trò chơi âm nhạc: Hát các bài hát có từ: ba, mẹ, con, ông, bà.
- Chơi tự do ở các góc
* Đánh giá cuối ngày:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

×