Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Gián án D:phan bội châu tầm vóc và những đóng góp.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.47 KB, 58 trang )


Tiểu Sử Phan Bội Châu
Phan Bội Châu sinh vào tháng Chạp năm Ðinh Mão, tức là năm Tự Ðức thư 20 (1867),
cha mẹ đặt tên là Phan Văn San. Về sau, vì sợ phạm húy với Hoàng tử Vĩnh San, tức vua
Duy Tân, con thứ của vua Thành Thái, nên đổi lại là Phan Bội Châụ Bội-Châu có nghĩa là
đeo ngọc.
Sinh trưởng trong một gia đình lễ giáo, thân phụ ông là Phan Văn Phổ, một nhà nho chân
chính rất trọng chữ thanh cần. Thân mẫu ông là bà Nguyễn Thị Nhàn, một nữ sĩ được tiếng
là người đức hạnh.
Phan Bội Châu quê ở xã Ðông Liệt, tỉnh Nghệ An. Năm lên 3 tuổi, ông phải theo cha mẹ
về ở nơi quê của nội tổ ở làng Ðan Nhiệm, tổng Xuân Liễm, huyện Nam Ðàn, tỉnh Nghệ
An.
Từ thuở bé, Phan Bội Châu đã được hấp thụ một nền giáo dục rất chặt chẽ nhờ vào sự đảm
đang nuôi nấng, dạy dổ của mẫu thân, nhưng phần lớn cũng nhờ vào sự nghiêm khắc của
thân phụ, lúc bấy giờ làm nghề dạy học.
Phan Bội Châu rất mực thông minh. Năm lên 6 tuổi được cho đi học, chỉ trong ba ngày,
ông học he^'t cuốn Tam Tự Kinh. Lên bảy tuổi học đến sách Luận ngữ, ông đã mô phỏng
để làm cuốn Phan tiên sinh luận ngữ, có ý mỉa mai chúng bạn nên bị phụ thân quở phạt.
Năm 1874, ở Nghệ An có phong trào Văn Thân, dù chỉ mới là một đứa bé lên tám, Phan
Bội Châu cũng muốn noi gương của Trần Quốc Toản xưa đã giúp Hưng Ðạo Vương để đại
phá quân Nguyên ở Bến Chương Dương nêu cao lá cờ phá cường tặc báo hoàng ân nên
ông đã tụ tập bọn trẻ con lại để tập trận giả bằng những súng đạn do chính ông
làm ra.
Năm 1885, hưởng ứng phong trào Cần Vương, Phan Bội Châu tổ chức Sĩ-tử Cần Vương
đội. Nhưng nhận thấy rằng công cuộc Cần Vương chỉ có thể đem lại kết quả tốt đẹp khi
nào người lãnh đạo là một nhân vật có chân khoa bảng xuất thân, nhất là phải có danh
vọng, ông phải đành quay về với lối học cử nghiệp.
Dù rất thông minh và hay chữ, Phan Bội châu thi Hương bao nhiêu lần vẫn trượt. Sở dĩ có
chuyện lạ
như thế vì :
* Lối văn khoa cử không thích hợp với người đã có sẵn một tinh thần cách mạng. Do đó,


Phan Bội Châu không chịu ép mình trong khuôn khổ của trường quy.
* Nhà nghèo, ông thường làm bài mướn để lấy tiền tại trường thị Ðã có lần vì phạm húy,
ông bị bôi tên trong danh sách thí sinh trọn đời. Về sau, nhờ sự vận động của quan Tế-Tửu
Trường Quốc Tử Giám là Khiêu Năng Tĩnh, thầy học của ông, ông được đi thi lại. Khóa
thi Hương năm Canh Tý (1900), ông thi đỗ Thủ Khoa tại trường thi Nghệ An lúc bấy giờ
ông đã 33 tuổi.
Năm 1901, ông có thi Hội nhưng không đỗ, ông cũng chẳng màng đến công danh nữa. Con
đường cử nghiệp đối với ông chỉ là phương tiện giúp cho ông mưu đồ việc lớn, chớ chí khí
của nhà cách mạng lão thành Phan Bội Châu đâu đã chịu gởi nơi trường khoa danh.
Tiếng tăm hay chữ và mảnh bằng Giải nguyên đã giúp Phan Bội Châu có uy tín trong việc
lãnh đạo công cuộc khởi nghĩa Cần Vương. Ông bắt đầu hoạt động mạnh trong nước.
Sau khi Phan Ðình Phùng mất, phong trào Cần Vương xuống dần và cơ hồ tan rã, Phan Bội
Châu đã nối chí nhà lãnh đạo tiền bối. Phan Bội Châu đứng ra kêu gọi dân chúng ở miền
Thượng du khởi nghĩa.
Nhận thấy con đường cử nghiệp làm cho dân tộc đi đến chổ yếu hèn, Phan Bội Châu kêu
gọi canh tân. Ðể khích động lòng ái quốc của nhóm sĩ phu và nhân dân trong nước, ông đã
viết ra tập Lưu cầu huyết lệ tâm thư. Ông đã vào Nam ra Bắc để liên lạc với những nhà ái
quốc trong nước để vận động cho cuộc cách mạng có kết quả.
Lúc bấy giờ, những người cùng chí hướng với Phan Bội Châu ở miền Trung như Ðặng
Nguyên Cản, Ðặng Thái Thân, Trần Quý Cáp, Ngô Ðức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Phan
Chu Trinh, Nguyễn Cần, ở miền Bắc có Nguyễn Thượng Hiền, Lê Ðại, Nguyễn Quyên,
Lương Văn Can, ở miền Nam có Nguyễn Thần Hiến, Trần Chánh Chiếu. Phan Bội Châu
cũng đã lên tận Yên Thế xin gặp Hoàng Hoa Thám. Ðể cho công cuộc Cần Vương được
thống nhất, ông bàn với ông Tiểu La Nguyễn Văn Thành đồng tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường
Ðể lên làm Hội Chủ.
Nhận thấy còn phải có sự viện trợ của ngoại bang trong việc cách mạng kháng Pháp, ông
bàn với các bạn cho ông được xuất dương.
Năm 1905, Phan Bội Châu xuống tàu, giả làm thương khách qua Tàu rồi sau đó sang Nhật.
Sau khi xuống tàu sang Hương Cảng rồi đến Nhật, Phan Bội Châu đến gặp Lương Khải
Siêu, người lãnh đạo công cuộc duy tân của Trung Hoa và sau cuộc chính biến phải lưu

vong sang Nhật. Tại đây, Lương Khải Siêu giới thiệu Phan Bội Châu với những vị chính
khách Nhật như Bá tước Ðại Ôi và Khuyển Dương Nghị. Hai vị này khuyên ông nên về
nước mời Kỳ Ngoại Hầu sang Nhật. Sau đó ít lâu, ông lại sang Nhật.
Năm 1906, Kỳ Ngọai Hầu Cường Ðể và nhiều du học sinh sang Nhật. Phan Bội Châu lại
xin cho các du học sinh vào học ở Chấn Võ Học Hiệu và Ðồng Vạn Thư Viện. Cũng trong
năm ấy, ông Phan Chu Trinh sang Hương Cảng và qua Nhật. Hai nhà cách mạng cùng họ
Phan đã gặp nhau và luận bàn quốc sự. Dù Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu có bất đồng
ý kiến, nhưng cả hai đều rất quý mến nhaụ
Cuối năm 1906, Phan Bội Châu lại về nước một lần nữa để dọ đường hầu để chở khí giới
về cho Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế.
Năm 1907, Phan Bội Châu lại trở sang Nhật. Sau khi ký thương ước với Pháp xong (năm
1908) chính phủ Nhật đã ra lệnh trục xuất những nhà cách mạng Việt Nam ra khỏi lãnh
thổ. Phan Bội Châu và các đồng chí phải trở lại Trung Hoa hoạt động.
Năm 1912, do theo lời yêu cầu của các bạn, Phan Bội Châu qua Xiêm (Thái Lan) một thời
gian. Cũng trong năm này, cuộc cách mệnh Tân Hợi của Trung Hoa thành công. Từ Xiêm,
ông trở lại Trung Hoa, lập ra Việt Nam Quang Phục Hội chủ trương theo chính thể dân
chủ.
Năm 1912, Trung Hoa Dân Quốc được thành lập, Phan Bội Châu được đốc quản tại
Thượng Hải là Trần Kỳ Mỹ và đô đốc Auq?ng Tây là Hồ Hán Dân giúp đỡ về tài chánh và
tinh thần. Trong thời gian này, Phan Bội Châu giữ chức quyền Tổng lý Việt-Nam-Quang-
Phục Hội.
Năm 1913, nhân việc ném bom ở Thái Bình HàNoi Hotel, Hội đồng Ðề Hình của thực dân
Pháp xử tất cả 14 án chém, Phan Bội Châu và Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể đứng đầu sổ.
Quân lính ở tỉnh thành Quảng Ðông gây biến, Long Tế Quang đem binh đến dẹp và nhậm
chức đô đốc Quảng Ðông. Vì ăn của lót của thực dân Pháp, Long Tế Quang bắt Phan Bội
Châu giam vào ngục. Chính trong thời gian bi giam giữ, ông đã viết ra tập Ngục Trung
Thư Cuộc thương thuyết của Pháp và Long Tế Quang chưa xong thì chiến cuộc Âu châu
bùng nổ (1914-1918), Long tế Quang bị hạ, đảng cách mạng Trung Hoa cứu Phan Bội
Châu ra khỏi ngục Quảng Châụ
Năm 1914, Phan Bội Châu lập tại Quảng Châu một cơ quan lấy tên là Tâm Tâm Xã dùng

làm nơi liên lạc với những đồng chí và dự định viết sách gởi về nước để giục lòng yêu
nước của đồng bào và tuyên truyền tinh thần dân nước.
Trong tháng ba năm ấy, được biết tin toàn quyền Merlin sang công cán bên Nhựt, Phan Bội
Châu liền triệu tập các đồng chí quyết đón đường hạ sát Merlin. Phạm Hồng Thái được
chọn thì hành việc này. Quả bom ở Sa-Ðiện nổ, tuy không giết được Merlin nhưng đã thức
tỉnh được sự say ngủ của đồng bào trong nước và gây một tiếng vang khắp thế giới đều
biết.
Năm 1925, nghe theo lời Lý Thụy và Lâm Ðức Thụ, Phan Bội Châu gia nhập vào tổ chức
Toàn thế giới bị áp bức nhược tiểu dân tộc nhưng sau đó Lý Thụy và các đồng chí lập mưu
bắt Phan Bội Châu nộp cho thực dân Pháp để :
1. Tổ chức lấy được một số tiền thưởng (vào khoảng 15 vạn bạc) hầu có đủ phương tiện
hoạt động.
2. Gây một ảnh hưởng sâu rộng trong việc tuyên truyền tinh thần ái quốc trong quốc dân.
Thế là Phan Bội Châu bị bắt tại Thượng Hải, bị giải về Hương Cảng rồi về Hải Phòng, sau
cùng bị giam tại nhà giam Hỏa Lò, Hà Nội. Ðể tránh việc làm cho dư luận quá xôn xao về
tin Phan Bội Châu bị bắt, thực dân Pháp gắn cho ông cái tên tù quốc phạm là Trần Văn
Ðức.
Hội Ðồng Ðề Hình nhóm xử ngày 25 tháng 11 năm 1925 dưới sự chủ tọa của viên giám
đốc Brida, Ðốc lý Hàno^.i là Dupuy và đại úy Bollie làm phụ thẩm, Boyer làm bồi thẩm và
Arnoux Patrick làm lục sự. Hội Ðồng Ðề Hình cử luật sư Bona ở Hànoi và luật sư Larre ở
Hải Phòng biện hộ cho Phan Bội Châu.
Trước những lời lẽ buộc tội gắt gao của Hội Ðồng Ðề Hình, Phan Bội Châu ung dung và
chẫm rãi đối đáp một cách rõ ràng khúc chiết. Ðể bênh vực cho hành động hợp lý và quang
minh chính đại của mình.
Sau khi hay tin Phan Bội Châu bi án tử hình, phong trào vận động ân xá cho ông nổi lên
rầm rộ. Hội Thanh Niên Việt Nam in ra bốn ngàn lá đơn gởi đến các cơ quan chính phủ
Pháp, các sứ thần liệt quốc ở Ba Lê, các tổ chức quốc tế yêu cầu can thiệp. Việt kiều ở
Pháp họp đại hội bênh vực Phan Bội Châu, gởi điện tín kháng nghị hoặc yêu cầu tới những
cơ quan có liên hệ đến vụ án Phan Bội Châụ
Trước sự công phẩn của quốc dân, ngày 24/12/1925, Toàn quyền Varenne, sau khi đề nghị

về Pháp, quyết định xin ân xá cho nhà chí sĩ yêu nước. Sau khi được ân xá, Toàn quyền
Varenne đưa Phan Bội Châu về an trí ở miền sông Hương núi Ngự (Huế) gọi là để di
dưởng tuổi già nhưng kỳ thật chúng định giam lỏng ông.
Tuy nhiên, tấm lòng thiết tha yêu nước của ông không vì thế mà chịu lu mờ. Ông đã âm
thầm nhận lãnh chức Cố vấn của Việt-Nam-QuốcDDân Ðảng. Ðã có lần V.N.Q.D.DD định
âm mưu đem ông trốn thoát ra ngoại quốc nhưng không thành vì không sao thoát được sự
dòm ngó của thực dân Pháp.
Năm 1940, khi phái bộ Nhật tiến vào Ðông Dương thì cũng chính là lúc thời cuộc đã
chuyển sang giai đoạn mới cho cuộc Cách mạng dân tộc. Tiếc thay, trong giờ phút nghiêm
trọng của lịch sử này, nhà cách mạng lão thành Phan Bội Châu đã lìa bỏ cõi đời theo tiền
nhân về bên kia thế giới, lưu lại cho hậu thế một tấm gương sáng và nổi niềm thương nhớ
không nguôi.
Trước giờ sắp lâm chung, ông đã cố gắng lấy hết hơi tàn và góp nhặt thần trí, đọc lên một
bài khẩu chiếm có những lời lẽ thống thiết như sau :
Nay đang lúc tử thần chờ trước của
Có vài lời ghi nhớ về sau
Chúc phường hậu tử tiến mau.
Phan Bội Châu mất vào ngày 29/10/1940.
VỀ PHAN BỘI CHÂU TIÊN SINH:
MẤY VẤN ĐỀ XIN ĐƯỢC BÀN LẠI….
Nguyễn Đình Chú
Hẳn là chúng ta đều thấm nhuần quan điểm Mác xít cho rằng: nhận thức
chân lý phải là một quá trình, phải từ chân lý tương đối mà đi gần tới chân lý
tuyệt đối và cũng chẳng có chân lý tuyệt đối. Hay nói theo thuật ngữ của Pháp:
nghiên cứu khoa học là recherche, tức là tìm đi tìm lại, cứ thế mà tìm mãi.
Không ai có thể tự cho đây là tiếng nói cuối cùng.
Với những ý nghĩ như trên, tôi xin được bàn lại một số vấn đề đã và
đang thành vấn đề đối với Phan tiên sinh, con người mà cả dân tộc Việt Nam
ta, không một ai không tôn vinh, riêng Chủ tịch Hồ Chí Minh thì đã suy tôn là
"một bậc anh hùng, một vị thiên sứ, đấng xả thân cứu nước được hai mươi

triệu đồng bào sống trong vòng nô lệ tôn kính"
(1)
.
I. VẤN ĐỀ: BẠO ĐỘNG ĐỂ CỨU NƯỚC
Phân tích phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở đầu thế kỷ XX, các
nhà sử học Mác xít đã chia thành hai khuynh hướng, cũng là hai đường lối: ám
xã và minh xã. Ám xã là vũ trang, bạo động mà Phan Bội Châu là người tiêu
biểu với việc âm mưu đánh chiếm thành Nghệ (1901), với các phong trào Đông
du, Việt Nam Quang phục hội… Ám xã là vận động duy tân, cải cách một cách
công khai trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân, từng được mệnh
danh là cải lương. Từ đó, nổi lên một cách đánh giá gần như là chính thống,
cho rằng bạo động mới là cách mạng, còn cải lương là thoả hiệp. Mặc dù với
cải lương thì được phân thành hai trạng thái: cải lương tích cực mà đại diện là
Phan Châu Trinh, là phong trào Đông Kinh nghĩa thục, phong trào Duy Tân nói
chung. Cải lương phản động, tay sai của thực dân Pháp mà tiêu biểu là Nguyễn
Phan Long, Bùi Quang Chiêu, kể cả Phạm Quỳnh trên phương diện văn hoá
mang tính chất chính trị. Nhưng, ngay với đường lối cải lương tích cực, trong
buổi đầu xuất hiện đường lối cách mạng vô sản ít nhiều có bệnh tả khuynh thì
cũng đã bị phê phán gay gắt. Sự nhận thức và đánh giá các khuynh hướng,
đường lối cứu nước ba mươi năm đầu thế kỷ XX đã chịu sự chi phối trực tiếp
của quan điểm và đường lối cách mạng vô sản vốn đã lấy việc "đấu tranh là
hạnh phúc", mà đấu tranh thì coi vũ trang bạo động là phương thức tối thượng,
tối ưu, thậm chí như là độc đạo. Nhất là trong bối cảnh nhận thức của gần ba
chục năm liên tục có chiến tranh, từ sau ngày cách mạng tháng Tám 1945 thành
công. Đường lối cách mạng lấy vũ trang bạo động làm đầu dĩ nhiên là có từ
truyền thống dân tộc: "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" (tục ngữ), "sống đánh
giặc thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh" (Nguyễn Đình Chiểu).
Điều đáng nói là quan điểm và đường lối thiên về vũ trang bạo động cũng đã
thành hệ quy chiếu trong việc đánh sự nghiệp cách mạng của Phan Bội Châu.
Người ta đề cao Phan Bội Châu trên Phan Châu Trinh, coi Phan Bội Châu là

người tiêu biểu nhất, sáng giá nhất trong phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc đầu thế kỷ XX trước khi có Nguyễn Ái Quốc, có Đảng Cộng sản Đông
dương, với nhiều căn cứ, nhưng trước hết là căn cứ ở đường lối bạo động của
Cụ. Trừ trường hợp chủ tịch Hồ Chí Minh thì đã đặt hai cụ Phan ngang hàng
nhau
(2)
. Rồi người ta cũng lên án ở mức này, mức khác, thậm chí có người cho
là vết đen trong đời cách mạng của Phan Bội Châu vì đã đưa ra chủ trương
Pháp Việt đề huề, tức là từ bỏ con đường cách mạng chỉ vì không bạo động.
Chuyện đã diễn ra trong nửa sau thế kỷ trước là thế. Nhưng gần đây lại
có chiều hướng khác. Khác ở chỗ muốn đề cao đường lối cải lương mà phần
nào hạ thấp đường lối bạo động. Không kể trong dư luận của một số người, chỉ
riêng trên giấy trắng mực đen thì khuynh hướng khác trước này thể hiện là ở
hai bài viết của giáo sư Vĩnh Sính (Việt Kiều) và một bài viết của nhà văn
Nguyên Ngọc
(3)
. Hai ông, đều đề cao Phan Chu Trinh. Riêng Nguyên Ngọc thì
coi Phan Chu Trinh là người có tư tưởng "cập nhật kỳ lạ" của thời đại, mới
đáng gọi là nhà cách mạng của đầu thế kỷ XX. Điều đó đáng để mọi người suy
nghĩ và trao đổi thêm. Nhưng đáng tiếc là hai vị trong khi đề cao cụ Phan xứ
Quảng thì lại đơn giản hóa quá đáng cụ Phan xứ Nghệ. Trong việc đơn giản
hóa này, trực tiếp hoặc gián tiếp chắc là có dựa vào chính lời Phan Châu Trinh
nói về Phan Bội Châu
(4)
. Quả thật, trong bài "Pháp Việt liên hiệp hậu chi tân
Việt Nam" của Phan Châu Trinh viết trong thời gian mới đến nước Pháp (1911)
để gửi cho Mét xi mi và Xarô là "hai tên đầu sỏ thực dân cầm vận mệnh năm
xứ Đông dương" (Chương Thân), từng viết về Phan Bội Châu lược trích như
sau:
"Phan Bội Châu là người rất có chí khí, có nghị lực, nhẫn nhục, dám

làm, có điều tin vào thì không chịu bỏ, dẫu có sấm sét cũng không đổi. Nay sĩ
phu khắp nước chưa ai có thể ví với ông ấy. Tiếc thay học thuật không rành,
thời thế không rõ, thích dùng quyền thuật, tự dối mình dối người, ngoan cố
không đổi. Lớn lời không ai bì, hãm quốc dân vào đất chết, cam chịu tiếng ác
mà không biết… Chủ nghĩa phục thù cực đoan mà Phan Bội Châu chủ trương
thật là hết sức sai lầm, chỉ hãm quốc dân vào chỗ chết, không hợp thời thế,
không sát với lý luận… Bởi vì ông ấy là người đại biểu cho thói quen trên lịch
sử ngàn năm của dân tộc nước Nam. Không biết chân tướng của người nước
Nam, xem ông ấy thì biết được. Dân nước Nam rất giàu tính bài ngoại, thì bài
ngoại của ông ấy đến chỗ cực đoan. Người nước Nam rất thích dựa người
ngoài, ông ấy lại ỷ ngoại đến chỗ cực đoan. Dân Nam rất thiếu tính tự lập, ông
ấy lại càng hơn nữa. Tính chất, trình độ của ông ấy đều cùng hợp với tính chất,
trình độ của quốc dân… Than ôi! không biết cái ngu cái kém mà làm thì cũng
có thể thứ cho. Biết cái ngu, cái kém, cái không địch lại mà cứ muốn lợi dụng
để thực hành chí mình thì ta không biết ông ấy đã cư xử theo cách nào. Than
ôi! Từ nay về sau ta mới biết cái độc ác của bát cổ. Ông ấy chưa hoàn toàn
thoát khỏi mặt mũi của bát cổ, không chỉ đủ làm mất nhà, nước người, mà còn
hiện hình biến tướng đến giết hết cả giống nòi mà chưa thôi…"
(5)
.
Qua những gì từng diễn ra với Phan Bội Châu như trên, thấy rõ chuyện
đời không hề đơn giản. Mỗi lúc một khác, chuyện bạo động của Phan Bội Châu
trước thì được đề cao, nay lại có chiều bị hạ thấp. Cũng như chuyện "cải
lương" của cụ Phan Châu Trinh, trước bị đánh giá thấp, nay lại có chiều đặt lên
cao. Mà như thế thì chuyện đề huề của cụ Phan Bội Châu trước bị phê phán -
thì nay không chừng lại được biện hộ. Kể ra thì chuyện biến động, chuyện phức
tạp như thế trong nhận thức, cũng là bình thường, nhất là một khi quyền tự do
suy nghĩ, quyền dân chủ trong học thuật đang có khả năng trỗi dậy trong thời
đại ngày nay. Nói vậy, không có nghĩa là không còn nghĩ đến yêu cầu tiến lên
trong khoa học để tìm thêm những kết luận hợp lý hơn. Với yêu cầu như thế,

tôi có một số ý kiến như sau:
1. Đã đến lúc phải xoá đi khoảng cách cực đoan giả tạo, phi lịch sử giữa
hai đường lối bạo động và cải lương, để rồi lúc thì đề cao bên này, lúc thì đề
cao bên kia, và ngược lại. Mặc dù, chuyện thích bên này hơn bên kia là chuyện
của cá nhân, chẳng ai có quyền bắt ép ai. Cần nhận rõ, trong thực tế đấu tranh
giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX, quan hệ giữa "ám xã" và "minh xã" là quan
hệ vừa khác biệt, vừa thống nhất. Đọc kỹ lại lịch sử, sẽ thấy rõ điều đó.
2. Cần thấy, ở Phan Bội Châu tuy thiên về bạo động nhưng không hề xa
lạ, ngược lại còn rất gắn bó với phong trào Duy Tân - Cái tên hội Duy Tân mà
Phan Bội Châu cùng Nguyễn Hàm khởi xướng; quan hệ giữa Phan Bội Châu
với Đông Kinh nghĩa tục qua việc dịch thuật tác phẩm của Phan như Hải ngoại
huyết thư, Việt Nam vong quốc sử để làm tài liệu giáo khoa của nhà trường;
quan hệ giữa Phan Bội Châu với nhóm Triêu dương thương quán ở Nghệ An
của Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Lê Văn Huân, Đặng Văn Bá từng được
mệnh danh là "minh xã"… đủ nói lên mối quan hệ không mảy may chút đối lập,
ngược lại là sự "hợp đồng tác chiến", là "hai mũi giáp công" giữa Phan Bội
Châu với các chí sĩ Duy Tân đương thời. Trường hợp quan hệ giữa Phan Bội
Châu và Phan Châu Trinh thì quả là có sự khác biệt rõ rệt, một khi Phân Châu
Trinh là người trước sau chống lại con đường bạo động, chống lại chủ trương
cầu ngoại ("bất bạo động, bạo động tắc tử" - "bất vọng ngoại, vọng ngoại giả
ngu"). Và từ sự bất đồng chính kiến này, thái độ, cách nhìn của Phan Châu
Trinh như thế nào về Phan Bội Châu thì những gì được trích dẫn trên đây hẳn
là chúng ta đã rõ phần nào. Phải chăng ở đây có sự phiến diện, sự quá lời từ
một cá tính sống mãnh liệt, sắc sảo, sòng phòng nhưng ít nhiều thiếu sự điềm
tĩnh trong nhất thời. Rất mong lớp cháu con hậu sinh hôm nay với ý thức tư duy
cá thể theo tinh thần của Descartes "Tôi tư duy ấy là tôi tồn tại" (Je pense donc
je suis) sẽ có thái độ khách quan trước những lời của cụ Phan xứ Quảng nói về
cụ Phan xứ Nghệ. Xin hãy xét đến hoàn cảnh phát ngôn của cụ Phan xứ Quảng
là gì? Phương pháp tư duy của cụ là gì? Rồi hãy đọc lại những gì cụ Phan xứ
Nghệ dành cho cụ Phan xứ Quảng, để thấy cách xử sự của cụ Phan xứ Nghệ

với cụ Phan xứ Quảng là gì và con người cũng như cá tính cụ Phan xứ Nghệ
như thế nào? Ở đây xin lược trích vài đoạn trong bức thư gửi Phan Châu Trinh
(1907):
"…Hai mươi năm nay, tôi đã bị chìm trong lớp sóng nô lệ trên mặt biển
dơ duốc, rồi say sưa với cái thuyết quân thân của bọn hủ nho, nào có biết gì là
Mạnh Đức Tư Cưu, là Lư Thoa
(6)
đâu! Nay nghe huynh ông rán sức đem thuyết
dân chủ để cổ động người nước ta… Lời nói vĩ đại làm sao! Tấm lòng tốt đẹp
làm sao!... Tuy thế, mặc dù quốc dân ta ngày nay còn đang măng sữa, khác
nào còn ở giai đoạn phôi thai. Răng đứa trẻ còn chưa chắc mà đã đút xương
bắt nhai, chân đi chưa vững mà lấy roi vọt khua bắt chạy, làm thế nào mà nó
không hóc, không què thì thiệt là vô lý! Trình độ quốc dân ta còn kém hẳn
người Âu. Mình mẩy đã đui què, tàn tật, lại thêm đói rét lầm than, hằng ngày
lo mặc đã không xuể rồi. Muốn kêu to mà thức họ dậy, thì phải chờ cho tới
ngày họ chán chường hẳn với chính sách ác bạc và luyến tiếc chế độ ngày xưa,
rồi nhân lúc đó cho họ thấy cái hy vọng có thể nhân cơ hội này lập chút công
danh, vùn vụt nổi lên như gió thổi, dồn dập vang dậy như sấm vang, cả nước
đồng lòng thì may ra mới mong được việc. Bây giờ vội vã đề xướng một học
thuyết không đầu, không đuôi, đưa người đến giữa ngã ba, ngã bảy, tiếng đó la
lên, rồi đây sẽ được mấy người tán thành?... Dân không còn nữa mà chủ với
ai? Khi đó thì dầu huynh ông có bầu máu nóng đi nữa, rồi cũng chẳng biết
đem rưới vào đâu nữa đâu! Giờ đây nghe mấy lời tôi nói đó, chắc là huynh ông
sẽ mắng ngay rằng: Đồ hèn nhát! Đồ hèn nhát! Nhưng nào tôi có phải là người
cam lòng làm nô lệ đâu!... lý luận và thực hành bao giờ cũng phải cân nhắc kỹ
lưỡng. Ngày nay là lúc thực hành… Rồi đây, mươi mười năm nữa, huynh ông
sẽ đưa cái thuyết đó ra, thì người đầu tiên đứng cạnh huynh ông để mà vỗ tay
hoan hô sẽ là tôi đây vậy. huynh ông nghĩ xem: mặt tôi đây có thể đi làm tôi
đòi, làm chó săn đâu!".
Nước mất, phải tìm đường cứu nước. Nhưng cứu nước bằng đường lối

nào? Quả thật là chuyện vô cùng khó khăn. Có cái nhất thời cho là đúng, nhưng
với lâu dài là gì? Rõ ràng không đơn giản với những ai có tầm nhìn vĩ mô.
Chuyện giữa hai cụ Phan, ai đúng ai sai? Ai hơn ai kém? đâu phải là dễ có kết
luận cuối cùng. Xin dành để mọi cá nhân tự kết luận. Nhưng điều này thì nói
chắc được, về thái độ, tình cảm cụ Phan xứ Nghệ trước sau vẫn rất quý trọng cụ
Phan xứ Quảng. Chỉ cần đọc lại "Bài văn tế Phan Châu Trinh" (1926) của Phan
Bội Châu với những câu như: "Anh em ta đất rẽ đôi đường/ Tình chung một
khối/ Gánh tồn vong ai cũng nặng nề/ Nghĩa chung thuỷ lòng càng bối rối" thì
thấy rõ cá tính, nhân cách của Cụ. Nhìn nhân Phan Bội Châu mà chỉ thấy trước
sau Cụ chỉ biết có bạo động một cách độc đạo, không thấy Cụ nhất thời thiên
về bạo động nhưng không hề xa lánh ý tưởng cải cách duy tân, không thấy cụ
trong buổi đầu thử thách mình với đường lối bạo động, sau thấy không thành
thì chuyển hướng sang con đường khác, mặc dù bị một loại dư luận, quan điểm
nhất thời lên án nhưng xem ra thời gian lại ủng hộ Cụ.
II. PHAN BỘI CHÂU VÀ CÔNG CUỘC ĐÔNG DU
Nếu tôi không lầm thì ở đây đã có một nghịch lý đáng nói. Bởi với
phong trào Đông du thì cho đến nay, sử sách hầu như chỉ có tán dương, đề cao,
cùng với việc đề cao các phong trào Duy Tân, phong trào Đông Kinh nghĩa
thục, phong trào chống thuế, Việt Nam quang phục hội… nhưng với Phan Bội
Châu, là lãnh tụ của phong trào Đông du thì lại bị chê trách phê phán, vì đã dựa
vào Nhật Bản. Lại không ai khác, chính Phan Châu Trinh là người lên tiếng phê
phán đầu tiên cũng trong tác phẩm "Pháp Việt liên hiệp hậu chi tân Việt Nam"
như sau:
"Ngày nay, có kẻ danh sĩ trong nước, tự phụ yêu nước, chẳng biết đem
hết sức ở trong mà đề xướng quốc dân, không có phương châm gì, chạy bậy ra
nước ngoài, như sư tử ngủ mê không có sức, tô vẽ non sông để theo kẻ quyền
mạnh, nói năng bậy bạ, không để ý tới lợi hại, kịp muốn mời một nước thứ ba
miệng Phật lòng rắn, chẳng có đạo người, đem cả tính mệnh mà giao kết cho
thì sau mới thấy làm thích".
Sau này, cũng tiếp tục sự phê phán đó bằng một luận điểm quen thuộc

là:
"Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất
nguy hiểm, chẳng khác gì đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau". Quả thật,
những lời phê phán này đã ảnh hưởng tới nhiều người, hơn nửa thế kỷ qua khi
đến với Phan Bội Châu. Trong khi chính Phan Bội Châu, lại coi mấy năm Đông
du của mình ở Nhật Bản (1906-1908) là "thời ký đắc ý nhất" trong cuộc đời
cách mạng của mình. Vậy, chúng ta nên hiểu hiện tượng này như thế nào cho
thoả đáng? Trước hết phải thấy việc nhận thức về nước Nhật là không đơn giản.
Bởi có một nước Nhật vốn cũng nghèo nàn, nhưng nhờ biết duy tân mà trở
thành một nước hùng cường. Bởi có một nước Nhật phát xít đã gây tội ác cho
Triều Tiên, Trung Hoâ và Việt Nam và hôm nay lại có một nước Nhật là một
trong mấy đối tác lớn nhất đầu tư vào Việt Nam, giúp đỡ Việt Nam phát triển.
Chuyến thăm Nhật Bản của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vừa qua chẳng
đã đưa lại niềm vui lớn cho người dân Việt Nam ta đó sao. Vậy thì Phan Bội
Châu đến Nhật Bản, dựa vào Nhật Bản là dựa vào điều gì? Hẳn là dựa vào kinh
nghiệm duy tân - chứ dựa vào gì khác. Phan chẳng đã tự nói: "Đến như hội duy
tân thì là một học hội. Tôi có chiêu tập những hàng thanh niên anh tuấn trong
nước ra ngoài cầu học… Một hội như thế, có việc gì là đáng tội đâu!" Dĩ nhiên
đây là lời Phan tự biện hộ trước toà án của kẻ thù nhưng cũng là sự thật. Cứ
nhìn vào những gì mà Phan Bội Châu đã làm, đã tranh thủ sự giúp đỡ trên đất
Nhật thì đó không phải là đem lại cái lợi cho đất nước sao. Một lớp thanh niên
ưu tú của đất nước được Phan đem đi Đông du là gì với phong trào cách mạng
đầu thế kỷ XX, nào đã có ai nợ, ai dám phủ nhận. Sao lại có chuyện đề cao
Đông du mà chê trách người lãnh tụ Đông du. Thấy Nhật Bản về sau trở thành
phát xít đến gây đau khổ cho đất nước ta từ năm 1941 đến 1945 mà cho rằng
dựa vào Nhật Bản thời 1906-1908 là "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau" e là
một sự quá lo xa, mà một trong những lý do là vô tình hay hữu ý bỏ quên mất
hiện tượng năm 1918 trong Pháp Việt đề huề chính kiến thư, Phan Bội Châu đã
lên án Nhật Bản một cách gay gắt với những lời lẽ như sau:
"Nhật Bản kia là một nhà nham hiểm nhất trong thế giới, cũng là một

bác nhanh chân trong trường đi săn. Bắt đầu khi liệt cường đua nhau dúng tay
cầu lợi ở Trung Hoa thì Nhật Bản đã vớ trước ngay được mấy miếng thịt béo là
Đài Loan và Nam mãn, đến bây giờ thì cả vùng Phúc Kiến và Sơn Đông đã
hình như ở trong túi người Nhật. Nhưng cái lòng tham lam hăng hái của người
Nhật, được thế phỏng đã lấy làm no chán chăng!... Nay tôi lại thử đặt mấy vấn
đề này để ngỏ cùng người Nam:
Người Nhật lấy được Việt Nam, người Nam phỏng dám vin cái lẽ là Tổ
quốc mà đòi lại ở trong tay ông khách cường ngạnh kia không? Tôi biết rằng
không khi nào dám. Nay thử xem Cao Ly, Đài Loan, cái hùng hiểm người Nhật
có phần lại gấp trăm nghìn ông bảo hộ hiện tại ngày nay đó. Đó là điều thứ
nhất.
Người Nhật lấy được Việt Nam, người Nam phỏng còn dám mong có
ngày tự chủ độc lập hay không? Tôi biết rằng không khi nào dám. Nước Pháp
xa cách nước Nam, kể có muôn nghìn dặm bể, thế mà năm mươi năm nay,
không hề bao giờ thoát khỏi được vòng ràng buộc, huống chi vào tay người
Nhật ở kề cửa liền nhà kia, chiến hạm, sư đoàn, sớm đi tối đến, thì do đó bọn
người Nam liệu có thể giơ tay cất chân được nữa chăng. Đó là điều thứ hai.
Việt Nam thuộc quyền người Nhật phỏng người Nhật có chịu để chút
cơm thừa canh cạnh nhường cho người Nam lót dạ hay không? Tôi biết rằng
không khi nào có được cái hy vọng ấy. Đất nước Nhật Bản hẹp xấu mà nhân
khẩu nhiều, cố liều chết tìm đất thực dân, túi tham vơ vét vẫn chưa đủ, còn đâu
thừa thãi bố thí cho ai. Đó là điều thứ ba"…
Những lời lẽ trên đây về Nhật Bản dù là có phần viết ra để doạ, để ép
thực dân Pháp phải thực bụng đề huề, đảm bảo quyền lợi cho đất nước Việt
Nam của mình, nhưng không phải là không đúng với sự thật cường bạo của
Nhật Bản đang trên đường phát xít hoá, mưa toan "hùng bá Á Châu". Chuyện
là như thế, thì khó nói là "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau". Một nhà cách
mạng có văn hoá lớn, có trí tuệ lớn như Phan Bội Châu chả lẽ lại không biết
"tương kế tựu kế" sao! Phan Bội Châu chẳng đã tuyên bố: "đối với tôi có một
mục đích duy nhất là giành được độc lập dân tộc, còn chủ nghĩa gì cũng chỉ là

thủ đoạn" (Phan Bội Châu niên biểu). Như thế, lúc cần thì dựa vào Nhật. Lúc
khác lại có thể chống Nhật, chứ sao.
III. VẤN ĐỀ PHAN BỘI CHÂU VỚI CHỦ TRƯƠNG PHÁP VIỆT ĐỀ
HUỀ
Đúng là sau gần hai chục năm tiến hành công cuộc cứu nước theo đường
lối bạo đồng mà không đưa lại kết quả gì, nhất là trong chiến tranh thế giới lần
thứ nhất, lúc đầu cứ tưởng là Pháp sẽ bại trận, nên có ý dựa Đức hất Pháp ở
Đông dương rồi sau sẽ tính, nhưng rút cục thì Pháp lại thắng trận. Trong bối
cảnh đó, Phan Bội Châu, cũng lại tương kế tựu kế, đã chuyển sang chủ trương
đề huề với thực dân Pháp, qua luận văn "Pháp Việt đề huề chính kiến thư"
(1918). Và thực tế, thực dân Pháp đã không thực hiện đề huề với Phan. Cho
nên, Phan lại muốn trở lại con đường bạo động. Có thể nói là sau 1918 cho đến
ngày bị bắt giải về nước (1925) Phan Bội Châu đã rơi vào tình trạng chao đảo
giữa hai con đường bạo động và đề huề cải lương. Còn sau ngày về sống cuộc
đời ông già Bến Ngự thì với Phan đã không thể nào khác, lấy chủ trương đề huề
làm chủ đạo. Sự thật là vậy. Vấn đề là đánh giá sự thật này như thế nào cho
thoả đáng, cho có lý lẽ. Thực tế là trong hơn nửa thế kỷ qua, với các học giả
Mác xít, chẳng đã coi đó là một sai lầm lớn nhất trong cuộc đời cách mạng của
nhà chí sĩ họ Phan quê xứ Nghệ đó sao? Nhưng đây đã là tiếng nói cuối cùng
rồi ư? E chưa. Tôi xin được nói lại theo nhận thức của mình như sau:
1. Chuyện đánh giá chủ trương Pháp Việt đề huề này rõ ràng có sự chi
phối trực tiếp của đường lối cách mạng lấy phương thức bạo động làm độc đạo
vốn có của một thời mà tầm mắt của chúng ta chỉ cho phép như thế. Còn hôm
nay, một khi tầm mắt đã có mở rộng thì cách nhìn, cách nghĩ lạicó thể khác.
Khác bởi thấy để đi đến độc lập, trên trái đất này, có nơi đã không nhất thiết
theo con đường bạo động mà thiên về cải cách ôn hoà. Trong thực tế sinh động
đa dạng đó, chuyện được mất là gì? Hẳn là mỗi một người chúng ta sẽ có lời
kết luận cho riêng mình, một khi tư duy cá thể đang cần được trỗi dậy.
2. Riêng về việc hiểu nội dung chủ trương đề huề của Phan Bội Châu
trong thực tế cũng có vấn đề cần được nói lại. Thực tế là có hiện tượng đơn

giản hoá nội dung, cũng có thể nói là ít nhiều cố tình không hiểu đúng thực chất
của nội dung đề huề đó là gì? cụ thể là:
a. Cho rằng Phan Bội Châu sau 1918 chỉ còn lại là chủ trương đề huề
với thực dân Pháp, có nghĩa là từ bỏ con đường cách mạng. Trong khi, như trên
đã nói ở Phan là có sự chao đảo giữa hai con đường đề huề và bạo động. Về
khuynh hướng bạo động, cứ đọc lại luận văn "Thiên hồ, đế hồ" của Cụ viết năm
1923, đáng được ghép đôi với "Bản án chế độ thực dân Pháp" của Nguyễn Ái
Quốc viết năm 1925, để coi đó là hai bản án buộc tội kẻ thù thực dân Pháp sắc
sảo nhất, tập trung nhất trong văn chương chính luận của văn học chống Pháp
trước 1945; cứ tìm hiểu kỹ vào nội dung văn chương khác của Phan Bội Châu
với nhiều thể loại trong đó có thể loại liệt truyện về các chí sĩ chống Pháp, về
Lê-nin (vị tổ sư của cách mạng vũ trang của thế giới)… thì không thể nói là sau
khi có "Pháp Việt đề huề chính kiến thư", Phan Bội Châu đã đoạn tuyệt hẳn với
tư tưởng bạo động. Với Phan Bội Châu, làm cách mạng, tiến hành công cuộc
cứu nước như đã nói là phải tương kế tựu kế, phải dùng nhiều phép thử - thử cái
này không được, thử sang cái khác, cái khác được không lại thử lại cái này. Tôi
nghĩ đó là điều cần thiết của nhà cách mạng trước sự nghiệp cứu nước vốn là
vô cùng khó khăn. Cái gọi là kiên định lập trường cần có là lòng quyết tâm cứu
nước đến cùng, chứ không phải ở thủ đoạn cách mạng. Phải chăng chân lý là
vậy.
b. Qua các văn bản trực tiếp nêu lên chủ trương đề huề của Phan Bội
Châu, người đọc không bị định kiến phiến diện sẽ thấy rõ: Trong khi chủ
trương đề huề, Phan Bội Châu đã tự coi đó là một bước tiến trên con đường cứu
nước của mình là "bỏ cái chủ nghĩa cũ kỹ, dã man cách mạng mà mưu toan
chủ nghĩa mới mẻ văn minh cách mạng"
(7)
, coi đường lối bạo động trước đó
mình đã đi "chính là bậc thang, chặng đường cho người làm cách mạng tất
phải đi qua vậy"
(8)

Riêng về chủ trương đề huề thì Phan đã nói rất rõ: có đề huề
thật và đề huề giả. Đề huề mà Phan Bội Châu chủ trương phải là đề huề thật để
hai bên cùng có lợi. Thực tế, Phan đã nhận rõ thực dân Pháp không chịu đề huề
thật. Và như thế thì Phan lại tiếp tục chống Pháp, chứ không chịu để đất nước
phải sống trong cảnh đề huề giả. Đọc lại đoạn văn sau đây thì rõ tư tưởng đề
huề của Cụ thực chất là thế nào:
"Cái hoàn cảnh của tôi bây giờ tuy khác trước nhưng tấm lòng ái quốc
của tôi thì trước sau cũng như một. Cái chủ nghĩa Pháp - Việt đề huề là cái
chủ nghĩa tôi đề xướng từ mười năm nay, chứ không phải về đây vì được khỏi
chết mà đề xướng. Tôi định đề huề là đề huề với cái Chính phủ khai hoá cho
dân Việt Nam chứ không đề huề với cái Chính phủ áp bức dân Việt Nam… Tôi
lại xin có một lời kính trình với Chính phủ bảo hộ rằng: Tôi lâu nay đã đành
bỏ cái chủ nghĩa phản kháng mà xướng cái chủ nghĩa đề huề thì tâm sự tôi thế
nào Chính phủ cũng đã biết, nếu Chính phủ định áp chế dân Việt Nam, thì
tưởng nên lấy thế lực của Chính phủ mà thi hành đi, không cần lợi dụng cái
chính sách đề huề của tôi làm gì. Nếu Chính phủ nghĩ rằng Pháp - Việt đề huề
là có lợi cho dân hai nước thì Chính phủ thi hành cái lối đề huề thật cho dân
tộc Việt Nam dễ theo, mà đến khi tôi hành động về chủ nghĩa ấy cho khỏi mang
tiếng người ta trách là tôi bị lừa, và Chính phủ đang lừa dân Việt Nam. Tôi lại
xin Chính phủ nên nhận cho cái chủ nghĩa đề huề là phải thì nên thi hành sự đề
huề thật cho tôi được trông thấy. Ấy là Chính phủ và quốc dân có ơn tác thành
cho tôi còn hơn là cái ơn lấy công lý mà tha tôi khỏi chết và yêu cầu cho tôi
được tha vậy".
("Lời tuyên ngôn thông cáo cả toàn quốc" - Trung Bắc tân văn - Phụ
trương ngày 14/1/1926).
Tiếc là những người từng lên án gay gắt chủ trương Pháp Việt đề huề
của Phan Bội Châu đã không nhìn kỹ vào thực chất chủ trương này của Cụ là
gì, trong khi đã đơn giản hoá nó để phê phán. Cũng tiếc là các vị gần đây đã
dựa vào ý kiến của cụ Phan xứ Quảng về cụ Phan xứ Nghệ nói trong một thời
điểm nhất định, chưa có điều kiện theo dõi hết lộ trình cứu nước của cụ Phan

xứ Nghệ, trong đó có chiều hướng càng ngày càng xích gần với mình, để từ đó
ít nhiều hạ thấp cụ Phan xứ Nghệ mà trên đây đã nói tới. Kể ra ở đời, hiểu nhau
cho thấu đáo cũng là khó, ngay cả với các vĩ nhân.
3. Quả thật chung quanh vấn đề bạo động hay cải lương, đề huề, việc
nhận thức của người đời thời nay là không dễ gì thống nhất trong hoàn cảnh đất
nước đã đổi mới, ý thức dân chủ trong đó có sự phát triển của tư duy cá thể
(hiểu theo nghĩa chân chính). Người nghĩ thế này. Người nghĩ thế khác. Giữa
chính thống và phi chính thống ít nhiều cũng có sự khác nhau. Vấn đề là phải
tìm thêm một cách hiểu sao cho có sức thuyết phục hơn, có lý lẽ hơn. Tôi xin
thử đưa ra một cách hiểu thế này để xin ý kiến của các bậc cao minh cao kiến
xem sao nhé. Theo tôi, cuộc sống của một dân tộc, để tồn tại và phát triển,
không chỉ có một quy luật là độc lập (l'indépen dance) mà còn có một quy luật
nữa là sự phụ thuộc lẫn nhau (l' interdépendance), không kể còn nhiều quy luật
khác. Những gì đang diễn ra trên đất nước ta hôm nay ở mọi lĩnh vực: kinh tế,
chính trị, văn hoá, ngoại giao, quân sự đã thể hiện hai quy luật đó một cách rõ
ràng mà ai cũng đã thấy, mặc dù trong quá khứ, hai quy luật đó ít nhiều cũng đã
diễn ra. Tuy nhiên, trong nhận thức thì có thể nói là trước đây, đặc biệt là trong
thời kỳ chiến tranh hầu như chúng ta chỉ nhận thức về quy luật thứ nhất mà bỏ
qua quy luật thứ hai. Trở lại với lịch sử nước nhà từ ngày bị thực dân Pháp xâm
lược thì thấy rõ rằng: các thế hệ người Việt Nam ưu tú nhất ở nửa sau thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX, từ 1930 đến 1945, chưa kể từ 1945 đến 1975 đã với lòng
yêu nước cao cả, chí căm thù giặc mãnh liệt, anh dũng lãnh đạo nhân dân quyết
chiến với kẻ thù để giành độc lập, mà lịch sử đã, đang và sẽ muôn đời ngợi ca,
dù đã phải trải qua nhiều thất bại mới đi đến thắng lợi. Bên cạnh đó, lại có một
số người Việt Nam, không nhiều, đã đáng coi là ưu tú hay chưa, xin tuỳ, nhưng
thực tế họ đã không đi theo quy luật giành độc lập dân tộc bằng vũ trang chiến
đấu, mà đã đi theo quy luật interdépendant (phụ thuộc lẫn nhau), tạm chấp nhận
sự đô hộ của ngoại bang, nhưng vừa hết lòng vừa bằng tài năng trí tuệ ưu việt
của mình, tìm mọi cách khai thác, tận dụng những điều khả thủ từ chính phía kẻ
thù vốn có nền văn minh hiện đại, cao hơn hẳn trình độ nước nhà, để từ đó tạo

ra những thành quả có lợi lớn cho đất nước trong muôn đời. Tôi cho rằng:
Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh là những người như thế và
muốn nói gì thì nói, thực tế, họ đã là những người tiên phong trong công cuộc
hiện đại hoá văn hoá Việt Nam. Ngày nay và cả mai sau, người Việt Nam vẫn
viết văn xuôi tiếng Việt, vẫn đọc báo chí, vẫn tra từ điển… chả lẽ không biết ai
là người đặt móng xây nền ư! Chỉ thương cho họ là đã trở thành giây co cho
người đời lôi kéo. Người khen cũng lắm, mà người chửi cũng nhiều. Nhưng
theo dõi tình hình thì xem ra thời gian đang ủng hộ họ. Đó là trên phương diện
văn hoá với quy luật phụ thuộc lẫn nhau. Còn trên phương diện chính trị xã hội
thì Phan Châu Trinh, chính là người muốn đi theo quy luật interdépendant này
bằng cách: tạm dựa vào Pháp để cải cách, duy tân, đưa đất nước lên phú cường,
từ đó mà nhe nhắm vấn đề chủ quyền độc lập. Đó là điều mà với các ông
Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiều thì tôi chưa dám nói chắc là gì, nhưng
với Phan Châu Trinh thì đã quá rõ. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng: ý tưởng thì
cao đẹp như thế, nhưng thực tế thì chính cụ Phan xứ Quảng cũng đã tự nhận
trong "Pháp Việt liên hiệp hậu chi tân Việt Nam" là "chủ nghĩa của tôi tương
phản với đặc tính và trình độ của quốc dân, lại nhằm vào chỗ yếu mà cứu và vì
ở trong nước nên bị các thế lực chèn ép và nghi kỵ, tập trung vào các hoạt
động và ngôn luận đều không được tự do nên người theo cũng khó, do đó chủ
nghĩa của tôi tất bại"
(9)
. Mặc dù đã để lại những âm vang tinh thần rất đáng trân
trọng. Câu thơ trong "Bài văn tế Phan Châu Trinh" của Phan Bội Châu đã ghi
nhận điều đó: "Một ngòi lông vừa trống vừa chiêng, của dân chủ, khêu đèn
thêm sáng chói". Đây không chỉ là âm vang một thời mà còn là mãi mãi.
Tất cả những gì được trình bày trên đây, chính là nhằm lý giải hiện
tượng Phan Bội Châu từ bỏ bạo động để chủ trương Pháp Việt đề huề trong
trạng thái vừa chao đảo, vừa dứt khoát như trên đã nói. Và tôi muốn kết luận
rằng: chuyện đề huề của cụ Phan là chuyện nằm trong sự phức tạp của đời sống
chính trị xã hội như thế. Không thể lấy cái đơn giản, phiến diện trong nhận thức

mà lên án cụ một cách nặng nề như từng có. Để rõ thêm vấn đề, tôi xin phép
được nói thêm rằng: ngay ở Hồ Chí Minh, vốn là vị lãnh tụ của phong trào giải
phóng dân tộc bằng đường lối vũ trang bạo động và thắng lợi vẻ vang thì cũng
không hề cứng nhắc, cực đoan, chủ trương bạo động. Không phải không có lúc
Người đã có chủ trương thuộc về quy luật phụ thuộc lẫn nhau để rồi bị kẻ thù
của mình bù lu bù loa, cho là người bán nước, nhưng nhân dân, lịch sử thì lại
biểu dương, ngợi ca là thiên tài chính trị. Đó là việc Người ký Hiệp ước 6/3 và
Hiệp ước Phông-ten-bờ-lô (1946) tạm chấp nhận Việt Nam đứng trong Liên
hiệp Pháp. Vậy sao không lấy chuyện cụ Hồ để nghĩ về cụ Phan.
YêChuyện ít biết về hậu duệ của Phan Bội Châu
GiadinhNet - Nhắc đến Phan Bội Châu, hầu hết các tài liệu lịch sử đều viết về những
đóng góp của cụ với đất nước mà ít đề cập đến khía cạnh gia đình, con cháu trực hệ.
Nhân dịp 70 năm ngày mất của Phan Bội Châu (10/1940 - 10/2010), chúng tôi đã được gặp
gỡ nhiều thành viên của gia đình để hiểu rõ hơn về cuộc đời, con cái, đặc biệt là thông tin
về bà chánh Huyên - người vợ đầu của cụ…

Hai người phụ nữ phía sau con đường cách mạng
Bà Phan Thị Thanh, cháu nội của cụ Phan Bội Châu kể với chúng tôi về những điều bà
được nghe, được chứng kiến về cuộc sống của ông - bà nội mình. Theo bà Thanh, cụ Phan
Bội Châu kết hôn với bà Thái Thị Huyên, quê ở huyện Yên Thành, Nghệ An. Bà Huyên
làm dâu nhà họ Phan nhiều năm nhưng vẫn không có con, nên gia đình họ Phan khá sốt
ruột (5 đời nhà họ Phan đều độc đinh). Sau đó, bà Huyên tình nguyện cưới vợ thứ cho
chồng là bà Nguyễn Thị Em, người ở huyện Nam Đàn (Nghệ An).

Cụ Phan Bội Châu lúc sinh thời
Bà Thái Thị Huyên vốn là người phụ nữ tảo tần, sinh thời làm nghề buôn vải từ Nam Đàn
lên các huyện miền núi. Khi cưới vợ thứ cho chồng, bà và bà Em khá hoà thuận, thương
yêu nhau. Sau khi về làm vợ cụ Phan, bà Đặng Thị Em sinh được một người con trai. Dù
là con trưởng nhưng cụ Phan lại đặt tên là Phan Nghi Đệ. Bà Em sinh thêm một người con
gái nữa tên là Phan Thị Cương. Còn bà Huyên, 3 năm sau ngày cưới vợ lẽ cho chồng, đã

mang bầu và sinh được người con trai, đặt tên là Phan Nghi Huynh để thể hiện rõ ngôi thứ
trong nhà.
Cả hai người phụ nữ ấy chỉ được gần chồng trong một thời gian rất ngắn, phải chịu cảnh
nuôi con một mình. Thời gian cụ Phan hoạt động tại Huế, chỉ có bà Em thi thoảng đi lại
thăm chồng, còn bà Huyên khá bận bịu với việc buôn bán nên ít khi được gặp.
Theo lời kể của bà Thanh, những năm tháng cụ Phan hoạt động trong các phong trào yêu
nước vợ con của cụ chịu nhiều cơ cực, phiền toái, đặc biệt là bà Huyên. Cho đến khi cụ
Phan xuất dương, cụ buộc phải làm giấy ly hôn thì bà Huyên mới tạm thời được nhà cầm
quyền (Pháp) để yên ổn. Chính bởi những hy sinh của bà mà khi nghe tin vợ mất, từ Trung
Quốc xa xôi, cụ Phan đã khóc bà qua câu đối bằng chữ Quốc ngữ: "Tình cờ động khách
năm châu, hơn ba mươi năm chồng có như không, cố đứng vững mới ghê, nuốt đắng ngậm
cay tròn đạo mẹ/ Khen khéo giữ nền bốn đức, gần bảy mươi tuổi sống đau hơn thác, thôi
về mau cho khỏe, đền công trả nợ nặng vai con".
Cả hai người con trai của cụ Phan là ông Phan Nghi Huynh và ông Phan Nghi Đệ đều theo
cha hoạt động trong các phong trào yêu nước, chịu cảnh tù đày. Ông Phan Nghi Đệ, sinh
năm 1901, con trai thứ của cụ Phan bị địch bắt đày đi Lao Bảo (Quảng Trị). Sau khi ra tù,
ông Đệ sống ở quê nhà, về sau vào sống với cha, ngày hai buổi giúp cha cơm nước. Ông
Đệ bị bệnh và mất vào năm 1946. Còn ông Phan Nghi Huynh cũng bị lao động khổ sai tại
Nghệ An, mất khi mới hơn 40 tuổi.
Bà Phan Thị Cương sinh năm 1902, người con gái duy nhất của cụ Phan, cũng tham gia
hoạt động cách mạng. Bà Cương mất năm 1997.

Gặp cháu đích tôn của cụ Phan giữa Hà Nội
Mỗi khi có ai đó nhắc về ông nội và cha mình thì ông Phan Viết Hồ lại không kìm được
cảm xúc. Ông Hồ bị tai biến mạch máu não đã nhiều năm nên hầu như những thông tin
chúng tôi có được về gia đình đều qua lời vợ ông là bà Phạm Thị Hoà Mỹ.

Ông Phan Viết Hồ luôn xúc động khi nhắc đến ông nội mình.
(Ảnh: P.H)
Theo bà Mỹ, hai người con trai của cụ Phan Bội Châu rất khó lấy vợ vì nhiều người sợ bị

liên lụy. Thật may mắn, ông Huynh được ông Đặng Thai Mai giới thiệu lấy một người họ
hàng tên là Đặng Thị Liễu.
Bà Đặng Thị Liễu sinh ra được 2 người con trai và 2 người con gái là bà Phan Thị Huy (đã
mất), bà Phan Thị Thanh, ông Phan Viết Hồ và ông Phan Viết Liễn (đã mất). Ông Huynh
sau này xe duyên thêm với một người phụ nữ khác là bà Hoàng Thị Thiện. Bà Thiện sinh
được 2 người con là bà Phan Thị Liên và bà Phan Thị Lục.
Cũng theo thứ bậc thì ông Hồ chính là cháu đích tôn của cụ Phan Bội Châu, mặc dù ông ít
tuổi hơn so với một số người con của ông Phan Nghi Đệ. Cái tên "Phan Viết Hồ" chính do
cụ Phan Bội Châu đặt trước khi ông được thành hình hài.
Ông Phan Viết Hồ sinh năm 1941, đến năm 1953 ông cùng người em là Phan Viết Liễn
được sang Trung Quốc học tại trường Thiếu sinh quân. Sau này ông Hồ kinh qua các chức
Phó Giám đốc Công ty xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh, Phó Hiệu trưởng trường Công
nhân kỹ thuật Việt Xô... Hiện gia đình ông trú tại đường Tôn Thất Tùng, Hà Nội.

Cụ Phan Bội Châu lúc sinh thời.
Phan Bội Châu sinh ngày 26/12/1867, quê ở làng Đan Nhiễm (nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, Nghệ An). Lúc nhỏ, cụ
nổi tiếng thông minh. Năm 1900, cụ đỗ thủ khoa trường Nghệ và chính thức bước vào cuộc đời hoạt động trong các phong
trào yêu nước.

Đầu năm 1905, cụ sang Nhật Bản rồi quay về dấy lên một phong trào Đông Du vào năm 1905-1908. Khoảng tháng 3/1909, tổ
chức Đông Du bị giải tán và cụ Phan bị Chính phủ Nhật trục xuất. Sau một thời gian hoạt động cụ Phan bị thực dân Pháp nhờ
bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam ngày 24/12/1913.

Ngày 30/6/1925, trên đường từ Hàng Châu về Quảng Châu, Phan Bội Châu vừa đến ga bắc Thượng Hải thì bị thực dân Pháp
bắt cóc đem về nước, bị giam lỏng ở Bến Ngự (TP Huế).

Mặc dù phải sống cuộc đời "cá chậu chim lồng", nhưng cụ vẫn làm thơ văn để nói nỗi khổ nhục của người dân mất nước,
trách nhiệm của người dân đối với nước...
Phiên tòa lịch sử xét xử Phan Bội Châu
Bùi Quang Minh tổng hợp

Chungta.com

09:04' PM - Thứ
sáu, 03/12/2010
Ngày 30/6/1925, trên đường từ Hàng Châu về tới Quảng
Châu sau khi viếng mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái (nhà
hoạt động trong Phong trào Đông Du và là người đặt
bom ám sát toàn quyền Đông Dương Martial Merlin vào
năm 1924 khi tên này trên đường quay về sau công du
Nhật, ghé qua Quảng Châu), cụ Phan Bội Châu bị mật
thám Pháp-Anh tại ga Bắc Trạm, đưa vào tô giới Thượng
Hải, bị giải về Hương Cảng rồi về Hải Phòng, sau cùng
bị giam tại nhà giam Hỏa Lò, Hà Nội. Ðể tránh việc làm
cho dư luận quá xôn xao về tin Phan Bội Châu bị bắt,
thực dân Pháp gắn cho ông tên tù quốc phạm là Trần
Văn Ðức.
Thực dân Pháp âm mưu bí mật thủ tiêu Phan Bội Châu,
nhưng việc bị bại lộ, nên phải đưa ra xử ở Tòa đề hình
Hà Nội.
Trước đó, cụ đã bị kết án tử hình vắng mặt năm 1913
(trong một phiên tòa xử 3 ngày), sau hai vụ thành viên
Việt Nam quang phục hội ném bom ở Thái Bình và Hà nội Hôtel. (13/4/1913 - Phạm Văn Tráng
liệng tạc đạn giết chết tuần phủ tỉnh lỵ Thái Bình; 26/4/2913 - Nguyễn Khắc Cần và Nguyễn
Văn Túy dùng tạc đạn giết chết hai trung tá Pháp và sáu tên khác bị thương tại Hà nội Hôtel)
Hay tin Phan Bội Châu có thể bị án tử hình, phong trào vận động ân xá cho ông nổi lên rầm rộ.
Đơn cử vài hoạt động:
- Hội Thanh Niên Việt Nam in ra bốn ngàn lá đơn gửi đến các cơ quan chính phủ Pháp, các sứ thần liệt quốc ở Ba Lê, các tổ
chức quốc tế yêu cầu can thiệp. Việt kiều ở Pháp họp đại hội bênh vực Phan Bội Châu, gởi điện tín kháng nghị hoặc yêu cầu tới
những cơ quan có liên hệ đến vụ án Phan Bội Châu.
- Để tranh thủ dư luận người Pháp ở Đông Dương cũng như ở chính nước Pháp, Phạm Quỳnh đã cho đăng trên tờ Indochine

Républicaine bài lên tiếng công khai bênh vực Phan Bội Châu, yêu cầu khoan hồng cho nhà chí sĩ chỉ có “một tội” là “tội yêu
nước như bất kỳ người Pháp nào yêu nước Pháp” (Chính Đạo: Hồ Chí Minh con người có huyền thoại, tập 2, 1925-1945, Văn
hóa, Houston, Mỹ, trang 49, chú thích 8).
- Tháng 9/1925, trong dịp Varenne (Va-ren) sang Đông Dương nhận chức Toàn quyền… Nguyễn Ái Quốc đã viết bài “Những
trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” nhằm mục đích cổ động phong trào đòi trả lại tự do cho cụ Phan Bội Châu, vạch trần
chủ trương bịp bợm, xảo trá của chủ nghĩa thực dân Pháp, làm cho người Pháp tiến bộ thấy rõ tinh thần yêu nước của dân Việt
Nam.
- Một phong trào bãi khóa, bãi công, bãi thị rầm rộ khắp cả nước, mức độ chưa từng thấy ở Việt Nam đòi thả Phan Bội Châu.
Thông tin liên quan:
Bảo vệ quyền con người trong
tố tụng hình sự
10/12/2010
Cụ Phan Bội Châu đóng phim
ở Huế năm 1926
03/12/2010
100 năm nhìn lại Duy Tân hội
và phong trào Đông Du của
Phan Bội Châu
25/06/2010
Thử nhìn lại vị trí của Phan
Bội Châu và Phan Châu Trinh
trong hành trình dân tộc vào
thế kỷ XX
07/04/2009
Quan niệm của Phan Bội Châu
về dân quyền (*)
01/12/2008
Quan niệm của Phan Bội Châu
về bản tính của con người
13/06/2007

Chủ nghĩa dân tộc của Phan
Bội Châu dưới nhãn quan triết
học
04/02/2007
Ảnh hưởng của “Tân thư”
trong tư tưởng Phan Bội Châu
và Phan Châu Trinh
17/07/2006
Quan niệm giáo dục “Tự Tân”
của Phan Bội Châu
29/11/2005
Sáu tháng sau ngày bị bắt, 8 giờ 30 phút ngày 23/11/1925, Tòa Ðề hình nhóm xử dưới sự chủ tọa của viên giám đốc Brida, Ðốc
lý Hà Nội là Dupuy và đại úy Bollie làm phụ thẩm, Boyer làm bồi thẩm và Arnoux Patrick làm lục sự. Hội đồng Đề hình cử
luật sư Bona ở Hà Nội và luật sư Larre ở Hải Phòng biện hộ cho Phan Bội Châu. "Tội danh Hội đồng Đề hình Pháp buộc tội
Phan Bội Châu là: trong 8 tội đó có 6 tội đáng phạt đi đầy, 1 tội đáng khổ sai chung thân và một tội đáng tử hình" là các tội
bạo động, phá hoại chính phủ bảo hộ và phá rối trị an (theo Bùi Đình: Vụ án Phan Bội Châu, NXB Tiếng Việt, Hà Nội, 1950).
Từ sáng sớm dân chúng đã lũ lượt kéo đến tòa án để theo dõi vụ xử công khai. Tòa án đầy người từ ngoài sân đến trong phòng
xử.
Sau khi viên biện lý đứng lên buộc tội cụ Phan và yêu cầu kết án tử hình, thì nhà nho Nguyễn Khắc Doanh - một người thân
hình nhỏ bé, mặt gân guốc len ra khỏi đám đông, xông thẳng ra trước vành móng ngựa, ngay trước mặt quan tòa, đòi chịu tù
thay nhà chí sĩ, làm náo động phiên tòa và nói một câu: "Xin được chết thay cho ông".
Trước những lời lẽ buộc tội gắt gao
của Hội Ðồng Ðề Hình, Phan Bội
Châu ung dung và chậm rãi đối đáp
một cách rõ ràng khúc chiết. Ðể bênh
vực cho hành động hợp lý và quang
minh chính đại của mình.
‘Nước Nam cũng là một nước xưa
nay chịu ở dưới quyền chuyên chế,
dân tình khổ cực đã lâu. Vua quan

đối với dân xa cách nhau, ức chế
nhau, lại tệ dân tình không có cách gì
thượng đạt. Nhờ có chính phủ bảo hộ
là một nước văn minh, nói rằng sang
khai hóa cho, tôi đã chắc rằng dân
Giao Chỉ mấy ngàn năm đã đến kỳ
mở mày mở mặt.
Chẳng ngờ, chính phủ sang cai trị 20
năm mà chính sách không có điều gì
thay đổi. Đến năm 1904 mà Trung,
Bắc Kỳ chỉ có hai trường, trường Hà
Nội và trường Huế, mà là trường chỉ
dạy làm thông ngôn. Người du học
không cho, lối thi cũ vẫn để, hình luật không chịu thi hành hình luật Pháp, quan tham, lại nhũng hối lộ công hành. Tôi là người
Nam, tôi muốn đánh thức cho dân tộc Việt Nam. Tôi thấy thế sinh ra cái tư tưởng phản đối chính trị. Nếu mà tôi, trong tay có
mấy trăm vạn hải quân, mấy mươi vạn lục quân, binh tinh, lương túc, súng đủ, đạn nhiều, tàu chiến có, tàu bay có, thì có lẽ tôi
hạ chiến thư, đường đường chính chính đánh lại với chính phủ thực.
Thế nhưng tôi là một kẻ thư sinh, túi không có một đồng tiền, tay không có một tấc sắt, không thể lấy vũ lực mà phản đối được.
Vậy tôi chỉ dụng văn hóa, nghĩa là trước thư lập ngôn để cổ đng nhân dân, yêu cầu chính phủ cải lương chính trị. Chẳng ngờ
chính phủ ngờ vực bắt bớ, tôi phải trốn ra ngoại quốc để hành động cho đoạt cái mục đích của tôi.
Tôi có chiêu tập các bạn đồng chí, gom tiền góp sức để phái người đi du học, và làm sách gửi về cho nhân dân. Việc làm của
tôi chỉ là dụng cái lưỡi và ngòi viết, mục đích của tôi chỉ là cải lương chính trị, cử động của tôi rất là chính đại quang minh.
Nếu tôi là người có tội thì tôi chỉ có 4 tội như sau:
1. Chính phủ sang bảo hộ nước Nam, không có ai phản đối, mà mình tôi phản đối, muốn cho nước Nam độc lập.
2. Nước Nam xưa nay là chính thể chuyên chế mà tôi muốn cho nước Nam thành một dân quốc.
3. Nhà nước cấm không cho người đi du học ngoại quốc mà tôi trốn đi và rủ người đi ngoại quốc.
4. Tôi trước thư lập ngôn để cổ động dân Nam thức dậy, yêu cầu chính phủ cải lương chính trị, làm hết cái thiên chức khai hóa
của mình. (Phan Bội Châu -Thân thế và thơ văn - của Thế Nguyên)
Tới đây tòa lại hỏi:
- Ông phản đối chính trị của chính phủ bảo hộ hay là chính trị của nước Nam?

Cụ Phan đáp:
- Tôi phản đối chính trị của chính phủ bảo hộ, chứ nước Nam có nước đâu và có chính trị đâu mà tôi phản đối. Ấy, tội tôi chỉ
có thế, chính phủ chiếu luật gia hình bắt tội thế nào tôi cũng chịu.
Phan Bội Châu khẳng định ông chỉ đấu tranh bằng vũ khí văn hóa, và văn hóa cũng chỉ đơn thuần là sách, những bài luận và
thơ văn. Mục tiêu đấu tranh cũng chỉ là cải lương về phương diện chính trị thuộc chế độ thống trị của Pháp: “Tôi phản đối là
phản đối chính trị mà thôi, còn về chủng tộc, về tôn giáo, tôi không hề phản đối. Ai ai cũng là con Thượng Đế, người Nam,
người Pháp vẫn là anh em một nhà. Tôi muốn rằng người Pháp, người Nam dìu dắt nhau mà cùng mưu lợi chung, miễn là
chính thể cải lương cho được công bằng, cho có nhân đạo” (Lời cãi trước tòa của Phan Bội Châu)
“Tôi phản đối là phản đối chính thể mà thôi, sao lại gọi là phá hoại chính phủ Bảo hộ được!
Dân Việt Nam mất nước, như đàn con mất mẹ, chính phủ Bảo hộ tự nhận làm người mẹ nuôi ôm lấy mà trông nom dạy bảo
cho. Tôi cũng là người trong nhà, trông thấy anh em mồ côi mồ cút cũng thương, lẽ đâu muốn cho anh em mất người mẹ nuôi
ấy! Tôi cổ động là cổ động cho đồng bào biết hợp quần, biết ái quốc, biết yêu cầu cải lương chính trị, chớ có cổ động cho
nhân dân làm loạn đâu?... Vả, nếu là kẻ có ý muốn làm loạn, thì tôi cứ ở ngay trong nước theo với Đề Thám cũng có thể làm
được, có cần gì phải bỏ vợ, bỏ con, bỏ nhà, bỏ nước mà trốn đi ngoại quốc làm gì? Năm 1913, tôi nghe tin buộc tôi vào tội tử
hình thì tôi vẫn đi lại ở Thượng Hải, có sợ gì đâu, vì tôi tự biết là vô tội” (Lời cãi trước tòa của Phan Bội Châu)
Để phản bác sự buộc tội của Pháp, chúng cho rằng Phan Bội Châu đã “phản đối” chúng vì động cơ chức quyền phú quý: “…
cuốn “Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư” là tôi làm từ trước, có đưa cho ông Phan Chu Trinh và cụ thượng Cao Xuân Dục xem,
như vậy có phải là vì bất đắc chí với khoa cử rồi muốn tiếng ái quốc để cầu lợi lộc gì đâu?”.
“Nước Nam mà không thành được dân quốc, tôi nhận cái danh tổng thống thời quý hóa gì, ví như một nhà, ông Cường Để là
người chủ mà tôi chỉ là người giúp việc; việc chưa nên cơ ngũ gì, tôi viết báo, làm sách lấy tiền nuôi thân và nuôi các đồng
chí; trong các sách đó, cũng có cuốn tôi viết, cũng có cuốn người khác mượn tên tôi mà viết. Trong các sách tự tay tôi viết, có
chỗ ví người Pháp như thần thánh, ví dân Nam như gà như lợn. Tôi khuyên người Nam nên cố học cho bằng người Pháp để
yêu cầu quyền độc lập, chớ tôi có xui ai làm việc bạo động bao giờ! Những kẻ bạo động chắc là không ai đọc sách tôi, không
đọc sách tôi nên mới lấy gà lợn mà chống lại thần thánh. Vả chăng những việc ấy là việc vô nhân đạo, nước Nam mà độc lập,
tôi mà có quyền thế, quyết nhiên cũng không dung túng những kẻ làm việc bạo động như vậy, vì làm thế là làm hại cho người
Nam” (Lời cãi trước tòa của Phan Bội Châu)
Quan tòa thực dân Pháp lại buộc tội và hạ bệ Phan Bội Châu: “Ông Phan Chu Trinh là bạn của ông, cũng là người phản đối
chính trị, song cách của ông Trinh là cách hòa bình, không như cách của ông là cách kịch liệt. Bao nhiêu sách viết ra truyền
bá cái tư tưởng cừu thị người Pháp, bao nhiêu lần chủ trương việc bạo động, đó là cái tang chứng rõ ràng. Vì ông mà bao
nhiêu người sa lạc vào con đường tội lỗi. Khi đem ra các tòa án xét mỗi một việc này, hỏi mỗi người một lúc, thế mà chúng

khẩu đồng từ, đều nói tại ông xúi giục chủ trương. Bao nhiêu công việc họ làm đều là tội ở ông cả. Những người ấy vì ông sai
khiến quyến rũ mà đến nỗi thế. Thế mà hỏi thì ông chối. Nhiều việc khác trong khi dự thẩm, khi thì ông đổ lỗi cho ông Nguyễn
Thượng Hiền, khi thì ông đổ lỗi cho Cường Để. Xem đấy đủ biết cái cách chống chế của ông không khéo, không có can đảm,
không phải là người anh hùng…” (Lời của quan tòa người Pháp)
Quan tòa thực dân Pháp cho rằng Phan Bội Châu không phải là một anh hùng khi ông ngụy biện, chối tội –, Phan Bội Châu đã
thú nhận về “chiêu bài phù Nguyễn”, cụ thể là phù Cường Để của mình:
“Tôi phản đối chính trị cố nhiên là phải cần có người, cần có của, và phải lợi dụng ông Cường Để, cho người trong nước, đã
in sâu cái óc quân chủ, vui lòng giúp rập. Điều đó tôi không chối.
Đến như hội “Duy Tân” thì là một học hội. Tôi có chiêu tập hàng thiếu niên anh tuấn trong nước ra ngoài cầu học. Ông
Cường Để làm hiệu trưởng mà tôi thì làm giám đốc. Một hội như thế, có việc gì đáng tội đâu. Chẳng may chính phủ Nhật Bản
cấm cách, chúng tôi phải trở về Tàu. Cái hội “Việt Nam Quang Phục” là người Tàu thương chúng tôi mà dung cho, trong đó
có cả người Tàu, song nói rằng có ông Nguyễn Thượng Hiền thì thật là oan cho ông ấy quá. Điều đó tôi không chịu. Bấy giờ
ông Nguyễn Thượng Hiền ở Sơn Tây chớ có ở Quảng Đông đâu! Vả chăng mục đích hội cũng chỉ là cầu học. Tôi định cổ
động cho trong nước có nhiều người du học; khi có nhiều tay trí thức, bấy giờ mới yêu cầu chính phủ Bảo hộ trả lại quyền tự
trị, lập thành một nước dân quốc. Trước sau tôi vẫn chủ trương dùng văn hóa mà phản đối chính trị, văn hóa không xong thì
tôi mới dùng đến võ lực. Chính trị còn một ngày bất lương, tôi còn một ngày phản đối. Chính trị mà có một ngày cải lương thì
lập tức tôi đình chỉ sự phản đối ấy ngay” (Lời cãi trước tòa của Phan Bội Châu)
Cường Để (1882-1951) là cháu trực hệ của hoàng tử Cảnh, tức là cháu đích tôn 6 đời của vua Gia Long. Vì dòng dõi hoàng
thân nhà Nguyễn, nên nhiều nhà ái quốc như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu đã có kế hoạch liên lạc với gia đình ông để
lập lại ngôi vua, thay vua Khải Định vì vị vua này hợp tác với thực dân Pháp. Năm 1906 Phan Bội Châu cùng ông trốn sang
Nhật cổ động phong trào Đông Du. Ông có tư tưởng quân chủ lập hiến và nhận làm người lãnh đạo Việt Nam Phục quốc
Đồng minh Hội.
Trong những đoạn tranh luận khá đanh thép với quan tòa thực dân Pháp, Phan Bội Châu vẫn tiếp tục khẳng định “chủ nghĩa
Pháp – Việt đề huề” của mình:
“Cái tên Phạm Văn Tráng về đây tôi mới biết. Trong hội “Việt Nam Quang Phục” không có tên người ấy. Một người không
quen biết bao giờ khi nào lại có thể lấy cái quan tước, cái phú quý mười phần chưa chắc chắn phần nào mà dụ người ta làm
những việc như việc ném bom, là sự mười phần chắc chết cả mười được. Họ đổ cho tôi là chủ sự, chẳng qua là họ nghe tiếng
tôi ra nước ngoài viết báo làm sách, ai ai cũng biết, và nếu những người ấy có quả thật là người trong đảng tôi nữa, thì đầu
đảng tôi là ông Cường Để, chủ sự tất tự ông Cường Để chớ sao lại tự tôi? Còn những việc mà tôi nói tự ông Cường Để, tự
ông Nguyễn Thượng Hiền là sự thật.

Tôi chối làm gì?
Ngay từ lúc tôi làm việc phản đối chính trị, tôi đã cầm chắc hai phần: một là nước Nam được độc lập, hai là tôi phải mất đầu.
Về đây, chắc chết rồi, đổ tội cho ai nữa mà mong cho nhẹ tội? Hội đảng chúng tôi dựng lên là cần có tiền, cần có người, song
nhờ có ông Cường Để có thế lực với dân trong Nam, ông Thuật, ông Nguyễn Thượng Hiền có thế lực với dân ngoài Bắc, có
các ông ấy thì mới có đủ thu được nhân vọng Nam, Bắc; còn tôi, tôi chỉ có thế lực ở tỉnh Nghệ, cùng mấy tỉnh Trung Kỳ mà
thôi. Sự đó là sự thật, không phải tôi chối. Chúng tôi dắt nhau ra ngoài, trước hết là cần phải tìm cách để nuôi được nhau đã,
vì thế nên có nhờ người Tàu giúp tiền của thật […].
Những tội lỗi của những kẻ bạo động kia mà cho là tội lỗi của tôi cả, điều đó chi phải một nửa, nghĩa là chỉ phải về một
phương diện mà thôi. […] chớ về phương diện pháp luật thì khi nào tội người em lại có thể là tội người anh, tội người con có
thể là tội người bố được. […] Tôi phản đối chính trị, nhưng chỉ dùng cách hòa bình, chớ không dùng cách kịch liệt. Thân tôi
thì chẳng qua như con muỗi, mà nhà nước thì binh lực như trời như biển, tôi chống sao cho lại mà tính chuyện bạo động? Đến
nay hơn 20 năm trời, chiếc thân cơ khổ, một việc không nên, như thế tôi sao có thể là kẻ anh hùng cứu quốc được. Nước Nam
mà ra nước Nam, thời có hàng ngàn người hơn tôi đứng ra lo toan việc nước, chớ như tôi, sao có đáng là bậc anh hùng. Tôi
tuy là kẻ không anh hùng, song tôi thật không phải là kẻ tiểu nhân, chỉ tham đồ phú quý…” (Lời cãi trước tòa của Phan Bội
Châu)
“Tôi cũng cảm ơn Hội đồng đã đem tôi ra trước mặt công
chúng xét xử, lại cử hai trạng sư biện hộ. […] nhưng nếu nhà
nước Bảo hộ lấy văn minh sang khai hóa cho các dân tộc
ở Đông Dương, thời thiết tưởng như tôi thật đáng được
tha tội” (lời cãi trước tòa của Phan Bội Châu)
Sau cụ Phan, hai luật sư Larre va Bona, Luật sư do Pháp chỉ định làm nhiệm vụ bênh vực bị cáo, đã thay nhau cãi, chống đỡ
cho cụ Phan.
Sau đây là lời bào chữa của luật sư Bona, người Pháp, về động cơ hoạt động của Phan Bội Châu: "Cụ đem cái ý tưởng ấy bàn
với các đại thần, thì bọn này lại dọa nạt cụ bằng câu xử tử. Cái máu nóng gặp phải những phản đối như vậy lại càng như sôi
như đốt…” (lời bào chữa của trạng sư Bona)
Bona bào chữa tiếp cho bị cáo Phan Bội Châu: “Cụ có dự định dùng võ lực thật, nhưng chỉ dùng trong trường hợp vận dụng
văn hóa không thành công mà thôi. Vả lại võ lực có chính đáng thì cụ mới làm, nghĩa là luyện tập lấy lục quân, hải quân, đại
bác, phi cơ, khi nào đầy đủ mới đường đường chính chính đem quân ra khai chiến.
Nhưng đó là tư tưởng cụ về trước. Còn gần đây thời cụ là người thế nào? Ngay khi vẫn còn tự do, tự chủ, được tha hồ vùng
vẫy nơi hải ngoại, cụ cũng đã soạn ra hai bộ sách mới. Cuốn thứ nhất là “Dư cửu niên lai, sở trì chi chủ nghiã”, trong đó cụ

khuyên đồng bào nên từ bỏ hẳn lối bạo động, lối võ lực, theo gương Arabie và Phi Luật Tân, có tiến lên bằng văn hóa thì
người Pháp phải cho tự trị. Cuốn thứ hai là “Pháp - Việt đề huề luận”, trong đó cụ khuyên người Nam nên đồng lao cộng
tác với người Pháp.
Trong cuốn sách này cụ có đoán rồi sau này thế nào cũng có một cuộc Pháp – Nhật chiến tranh, và khi đó người Việt Nam
phải thế nào? Cụ khuyên đồng bào nên đi đôi với Pháp mà chống lại Nhật, không phải về võ bị Nhật có kém gì người Pháp,
nhưng cụ viện ra bốn lẽ sau đây…”. […]
Bởi vậy cụ Phan khuyên người Việt nam phải đồng tâm với Pháp vì họ đãi mình được công bằng nhân đạo hơn. […]
Như thế chẳng phải là một bằng chứng xác thực là cụ đã biến cải cái ý tưởng trước kia của cụ đấy hay sao? […]
Như vậy thời lúc này chẳng phải là lúc nên đem cái ý kiến Pháp - Việt đề huề của cụ Phan đã khuyên người đồng bang ra mà
thực hành hay sao?"
Bona còn nói thẳng, việc tha bổng cho Phan Bội Châu là một “hành động chính trị khôn khéo”: “Thưa các Ngài, các Ngài nên
dung thứ cho cụ Phan Bội Châu, vì như vậy, chẳng những các Ngài đã làm được một hành động quảng đại đối với lương tâm,
mà các Ngài còn làm được một hành động chính trị khôn khéo nữa, và do đó, người Pháp chúng ta, ai là kẻ thức giả cũng
phải đem lòng mến phục các Ngài” (lời bào chữa của trạng sư Bona)
Luật sư Bona (người Pháp) cũng đã xưng tụng cụ như sau: “Cụ Phan là người quả không hổ là kẻ ái quốc chân chính. Dù tôi là
người Pháp, đối với cụ Phan tôi cũng phải ngưỡng mộ. Tôi ngưỡng mộ là ngưỡng mộ cái thân thế quang minh, cái tinh thần
cao thượng, cái nghị lực bất di, bất khuất đã chứng tỏ ra trong việc làm của cụ”.
Phiên tòa xử đã kéo dài từ 8 giờ 25 sáng đến 8 giờ tối, tòa mới nghe xong lời bị cáo và lời biện hộ của luật sư.
Cuối cùng, sau một ngày xét xử, Hội Đồng Đề Hình vào trong nghị án. Do lo sợ hậu quả của vụ án nếu xét xử tử hình nên Hội
đồng ra tuyên án: Khổ sai chung thân. (Nguyễn Quang Tô: Sào Nam Phan Bội Châu con người và thi văn, tủ sách Văn học, bộ
Văn hóa Giáo dục và Thanh Niên, Sài Gòn 1974).
Trước bản án khổ sai chung thân của cụ Phan, một phong trào đòi ân xá cụ Phan đã bộc phát khắp nơi. Xin ghi tóm tắt một số
cá nhân và đoàn thể:
1. Điện văn của luật sư Bona và Larre cùng ông Clement, chủ nhiệm báo Argus Indochinois gửi toàn quyền Varenne. Phần đầu
điện văn viết: ‘Với tư cách ký giả báo chí, tôi đã theo dõi các diễn tiến phiên tòa đặc biệt xử án nhà ái quốc Phan Bội Châu ...
Rất xúc động trước phán quyết của tòa án. Phần lớn người Pháp và An Nam hiện diện tại phiên tòa cũng xúc động như tôi.
Hầu nâng cao thời đại của ngài và dư luận được trấn tĩnh, dám xin ngài gia ân cho nạn nhân của chế độ thuộc địa này’.
2. Ban Trị Sự hội Trung Kỳ Tương Tế ở Hà Nội gửi điện văn xin ân xá cụ Phan và toàn quyền Varenne đã trả lời, đại ý là sẽ
xét lại hồ sơ vụ án và sẽ thi hành một chế độ khoan hồng.
3. Nữ giáo viên và nữ sinh Đồng Khánh Huế đã gửi điện văn cho toàn quyền Varenne với nội dung: ‘Chúng tôi, tất cả nữ giáo

viên và nữ sinh trường Đồng Khánh, xin ngài vì lòng khoan dung, ân xá cho nhà ái quốc Phan Bội Châu’.
4. Điện văn của sinh viên trường Cao Đẳng Hà Nội: ‘Chúng tôi, sinh viên Trường Cao Đẳng Đông Dương, bị kích thích mạnh
mẽ vì cách buộc tội nhà đại ái quốc và duy tân Phan Bội Châu, dám xin ngài rộng lòng ân xá cho cụ. Thi hành một việc khoan
dung như vậy, ngài sẽ chứng tỏ được lòng trung thành với lý tưởng và thiên chức khai hóa nhân đạo của nước Pháp. Nhân dân
An Nam sẽ không bao giờ quên ơn ngài’.
5. Hội Việt Nam Thanh Niên tại Hà Nội đã gửi truyền đơn tới nhiều cơ quan quốc tế yêu cầu lên tiếng đòi ân xá cụ Phan. Trong
đó có thể kể:
- Hội Vạn Quốc
- Tòa Án Quốc Tế ở La Haye.
- Nghị Viện Pháp.
- Giám Quốc Pháp.
- Bộ trưởng bộ Thuộc địa Pháp.
- Toàn Quyền Đông Pháp.
- Sứ Thần Trung Hoa.
- Sứ Thần các nước tại Paris.

×