Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Ảnh hưởng của các dịch vụ xã hội đối với cuộc sống của trẻ mồ côi ở một số trung tâm tại thành phố hồ chí minh công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học erueka lần thứ 10 năm 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.61 MB, 183 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH



CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – EURE’KA”
LẦN THỨ 10 NĂM 2008

TÊN CƠNG TRÌNH:

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI
ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CỦA TRẺ MỒ CÔI Ở
MỘT SỐ TRUNG TÂM TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: Xã hội Học
THUỘC NHĨM NGÀNH: Xã hội và Nhân văn

Mã số cơng trình:…………


ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH



CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – EURE’KA”
LẦN THỨ 10 NĂM 2008


ẢNH H ƯỞNG CỦA CÁC DỊCH VỤ XÃ
HỘI ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CỦA TRẺ MỒ
CÔI Ở MỘT SỐ TRUNG TÂM TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀY 18 THÁNG 9 NĂM 2008


-1-

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
“ Trẻ em hơm nay- Thế giới ngày mai”.
Không phải ngẫu nhiên mà trong xã hội lại xuất hiện nhận định ấy. Rõ ràng trẻ em
là những tầng lớp lao động kế thừa, là lực lượng sản xuất chính trong tương lai cho
đất nước. Chính vì lẽ đó, mà việc đầu tư cho thế trẻ ln là nhiệm vụ hàng đấu cho
các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam chúng ta.
Trong điều kiện kinh tế xã hội đang ngày một phát triển của nước ta như hiện nay,
mức sống người dân đang dần một cải thiện, ngày càng có nhiều dịch vụ xã hội mới ra
đời để phục vụ ngày càng tốt hơn cuộc sống của người dân, và tất nhiên trong đó cũng
có trẻ em nữa. Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng vọt đáng kể về mức sống cũng như chất
lương sống của con người thì kéo theo đó là những vấn nạn xã hội, mà nạn nhân là
những đứa trẻ, chúng tôi muốn đề cập đến cuộc sống của những trẻ em mồ côi.
Là một trong những tỉnh thành phát triển nhất nước, bên cạnh Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh là một trong những thành phố có tỉ lệ trẻ mồ côi cao nhất nước ta, tuy
không phải là một vấn nạn xã hội quá nóng bỏng nhưng nó cũng là một sức ép không
nhỏ cho sự phát triển bền vững của thành phố trong tương lai. Hiện nay số lương các
trẻ em mồ côi lang thang kiếm sống trên đương phố đã giảm mạnh thay vào đó là số
lương các trung tâm chăm sóc và bảo trợ cho trẻ mồ cơi đang dần tăng lên. Có thể
thấy đây là biện pháp hỗ trợ tích cực và là điều kiện tất yếu để các em có được một
cuộc sống ổn định như bao đứa trẻ bình thường khác.

Song vấn đề khơng đơn giản là kết thúc tốt đẹp ở đấy. Để phát triển một cách toàn
diện, các em cần sự giúp đỡ rất nhiều từ phía cộng đồng thể hiện qua các dịch vụ xã
hội. Các trung tâm nuôi dưỡng các em cũng chính một loại hình dịch vụ xã hội ấy.
Các trung tâm sẽ tiếp nhận những dịch vụ từ phía xã hội rối biến chúng thành những
nhu cầu sinh hoạt hằng ngày để các em dễ dàng tiếp nhận như: ăn, mặc, ở, học tập,
sinh hoạt vui chơi, hướng nghiệp- đào tạo nghề, khám chữa bệnh….
Nói là vậy nhưng khi tiến hành mới thấy còn tồn tại nhiều cái khó, nhiều cái bất cập.
Đó là… Khơng phải trung tâm nào cũng giống nhau, khơng phải nơi nào cũng có thể
cung ứng mốt cách đầy đủ và trọn vẹn những nhu cầu của các em. Mỗi trung tâm có
những khả năng về tài chính và điều kiện để phát triển khơng tương đồng nhau mà đơi
khi cịn trái ngược nhau hoàn toàn. Do vậy, việc tiếp cận với các loại hình dịch vụ xã
hội của các trẻ mồ cơi khơng hề có sự chủ động mà thụ dộng hồn tồn theo cách đáp
ứng của trung tâm. Cung ứng như thế nào thì nhận như thế ấy. Điều này khiến cho
cuộc sống của các trẻ em mồ cơi có hồn cành xuất thân giống nhau dần dần khác
nhau nếu chúng được nuôi dưỡng ở 2 trung tâm khác nhau về cơ sở vật chất, và từ đây
các em sẽ có những cơ hội phát triển trong tương lai cũng khác nhau. Đề tài này được
thực hiện tại 3 trung tâm: Làng trẻ SOS GòVấp, Làng Thiếu niên Thủ Đức và chùa
Kỳ Quang 2 thuộc Gị Vấp. Do hồn cảnh của 3 trung tâm khác nhau, nên mỗi nơi có
những hạn chế riêng khá khác biệt.
Theo kết quả nghiên cứu thì làng trẻ SOS được sự hỗ trợ từ làng trẻ SOS quốc tế
nên cuộc sống của các trẻ ở nay là tương đối nay đủ, còn với làng thiếu niên Thủ đức
là trực thuộc Nhà nước nên phần lớn nhu cầu của các em được thoả mãn. Riêng đối


-2-

vớichùa Kỳ Quang là cơ sở tư nhân nên còn gặp khá nhiều hạn chế, song, xét cho đến
cùng thì nhà chùa cũng đã cố gắng hết sức trong khả năng của mình để các em có
cuộc sống ổn định. Nhìn chung việc tiếp cận với các loại hình dịch vụ xã hội của các
trẻ mồ côi tại 3 trung tâm đều có những khó khăn nhất định, đặc biệt là trong công tác

khám chữa bệnh, học tập và đào tạo nghề. Các cán bộ quản lý tại 3 trung tâm cũng
thừa nhận rằng vai trò của dịch vụ xã hội rong cuộc sống của trẻ mồ côi là rất lớn, tuy
nhiên vẫn còn những thiếu thốn nhất định mà các trung âtm phải chấp nhận vì nằm
ngồi khả năng giải quyết và rất mong nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ các cấp
chính quyền địa phương để có thể chăm sóc các em tốt hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố đầu tàu của cả nước, cho nên việc phát
triển nguồn nhân lực trong tương lai cho thành phố này là rất đáng quan tâm. Muốn
xây dựng đất nước thì ln cần những thế hệ trẻ thơng minh, trí tuệ, bản lĩnh và sáng
tạo, nhưng những cá thể hoàn hảo ấy nhất thiết phải được xây dựng trên những thân
thể cường tráng mới được trọn vẹn. Vậy tại sao ngay bây giờ chúng ta không tạo điều
kiện cho những đứa trẻ bất hạnh kia có cơ hội tìm thấy lối đi hạnh phúc của chính
mình, hãy cung cấp cho các em những điều kiện tốt nhất và những dịch vụ xã hội cần
thiết nhất.
Trong đề tài này, chúng tơi sử dụng phương pháp định tính là chủ đạo kết hơp với
một số bộ công cụ như: thảo luận nhóm, quan sát, phỏng vấn sâu để có thể nói lên
tính chất của vấn đề một cách sâu sát và rõ nét nhất. Đề tài thực hiện theo hướng quy
nạp, nghĩa là chúng tôi sẽ không dựa vào lý thuyết cụ thể như phương pháp diễn dịch
thông thường mà dựa vào những kết quả nghiên cứu được trên thực tế để giải quyết
các vấn đề đặt ra. Từ đó khẳng định lại vấn đề và đưa ra những khuyến nghị phù hợp.
Sử dụng phương pháp quy nạp là một nét mới lạ, độc đáo mà nhóm thực hiện đề tài
muốn gởi gắm đến các bạn, đây là phương pháp đặc trưng cho những đề tài mang chất
định tính cao, và chính việc chọn hướng đi theo phương pháp quy nạp đã làm cho tính
chất vấn đề được rõ nét hơn, sâu sát hơn.
Đề tài này được thục hiện theo kết cấu chương, phần. Có 3 phần: Đặt vấn đề, giải
quyết vấn đề và phần kết. Trong đó, phần giải quyết vấn đề là phần quan trọng nhất,
đặc biệt là chương 2 sẽ trả lời cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài này.
Trong đề tài này,chúng tôi đã chúng minh được rằng vẫn chưa có tiếng nói chung và
sự đồng bộ cần có của các trung tâm trực thuộc các tổ chức khác nhau. Qua đó nói lên
những tâm tư, nguyện vong, nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của các em tại các
trung tâm. Đồng thời đưa ra những khuyến nghị và hướng ứng dụng thực tiễn cụ thễ

của đề tài, chúng tơi tin rằng nó sẽ có tác dụng tốt trong cơng tác chăm sóc trẻ tại
thành phố ta tốt đẹp hơn.


-3-

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................ 5
2. Mục đích, mục tiêu. ......................................................................... 5
2.1 Mục tiêu chung. ........................................................................... 5
2.2 Mục tiêu cụ thể. ........................................................................... 5
2.3 Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................... 6
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. ............................................... 6
3.1. Đối tượng nghiên cứu. ................................................................ 6
3.2. Khách thể nghiên cứu. ................................................................ 6
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 7
4.1. Phương pháp thu thập thông tin dựa trên tài liệu có sẵn. ............. 7
4.2. Phương pháp định tính. .............................................................. 7
4.2.1. Quan sát: .......................................................................... 7
4.2.2. Phỏng vấn sâu.................................................................... 8
4.2.3. Thảo luận nhóm ................................................................. 9
4.3. Q trình thu thập dữ liệu:.......................................................... 10
5. Giới hạn của đề tài........................................................................... 10
6. Hạn chế của đề tài............................................................................ 11
7. Tính mới của đề tài.......................................................................... 11
8. Ý nghĩa. ............................................................................................ 12
8.1. Ý nghĩa lý luận. .......................................................................... 12
8.2. Ý nghĩa thực tiễn. ....................................................................... 13
9. Lý thuyết áp dụng. ........................................................................... 13

10. Kết cấu của đề tài ............................................................................ 14
11. Khung phân tích: ............................................................................ 15
PHẦN NỘI DUNG:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
1.1. Các khái niệm liên quan. ............................................................... 16
1.1.1. Khái niệm trẻ mồ côi................................................................ 16
1.1.2. Khái niệm dịch vụ xã hội. ........................................................ 17
1.2 Bối cảnh chung về trẻ mồ côi. ......................................................... 17
1.2.1. Trên thế giới ............................................................................ 17
1.2.2. Ở Việt Nam. ............................................................................ 29
1.3 Lịch sử nghiên cứu trẻ em mồ côi và một số vấn đề liên quan...... 20
1.3.1. Lịch sử nghiên cứu................................................................... 20
1.3.1. Trẻ mồ côi và HIV/AIDS......................................................... 21
1.3.3. Vấn đề nuôi dưỡng .................................................................. 25
1.3.4. Các dịch vụ xã hội ................................................................... 28
1.4. Giới thiệu khái quát về các trung tâm........................................... 33


-4-

Chương 2: Thực trạng cuộc sống của các trẻ em mồ côi tại 3 trung tâm.33
2.1. Làng trẻ em SOS Gò Vấp. .......................................................... 33
2.2. Chùa Kỳ Quang. ......................................................................... 35
2.3. Làng Thiếu niên Thủ Đức........................................................... 37
Chương 3: Ảnh hưởng của dịch vụ xã hội đối với cuộc sống của trẻ em
mồ côi tại 3 trung tâm. ........................................................... 38
3.1. Nhu cầu về dịch vụ xã hội của trẻ mồ côi. ......................................... 38
3.2. Đáp ứng của trung tâm. ..................................................................... 49
3.3. Vai trò, ảnh hưởng của các dịch vụ xã hội......................................... 54
Chương 4: Dự báo về tương lai của trẻ mồ côi tại 3 trung tâm................ 56

PHẦN KẾT LUẬN.
1. Kết luận. .............................................................................................. 58
2. Một số khuyến nghị............................................................................. 58
3. Hướng ứng dụng. ................................................................................ 60
TỔNG KẾT ............................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ HÌNH ẢNH MINH HỌA.
1. Tài liệu tham khảo........................................................................... 63
1.1. Tài liệu tiếng anh. ............................................................................ 63
1.2 Tài liệu tiếng việt. ............................................................................ 63
1.3 Một số trang web trong và ngồi nước ............................................. 64
2. Một số hình ảnh. .............................................................................. 66
Phụ lục ....................................................................................................... 68

KÍ HIỆU VIẾT TẮT:
TP HCM :
LĐTB & XH :
TNTG :
TNTG VN:
WWO:
THPT:
OSEDC:
ĐH:
BHYT:
USD:
THCN:
BHTN:

Thành phố Hồ Chí Minh.
Lao Động Thương Binh và Xã Hội.
Tầm nhìn thế giới (WORLD VISION INTERNATIONAL),

tổ chức Tầm Nhìn Thế Giới Việt Nam.
Chương Trình Chăm sóc Trẻ Mồ Cơi Mở Rộng (WORLD WIDE
ORPHANS FOUNDATION).
Trung Học Phổ Thông.
Tổ Chức Hỗ Trợ Giáo Dục Trẻ Em Thiệt Thịi.
Đại Học.
Bảo Hiểm Y Tế.
Đơ La Mỹ.
Trung học chun nghiệp.
Bảo hiểm tai nạn.


-5-

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trẻ em là niềm tin yêu, hi vọng của gia đình, là lực lượng sản xuất kế thừa cho
xã hội,do vậy mà việc chăm sóc, ni dưỡng tạo điều kiện cho các em phát triển toàn
diện là nhiệm vụ chung của cộng đồng. Trong cuộc sống ngày càng phát triển như
hiện nay, nhiều dịch vụ xã hôi mới ra đời nhằm cải thiện và phục vụ tốt hơn cuộc
sống của các thành viên trong xã hội. Đương nhiên trẻ em là một trong số những đối
tương cần đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên, không phải bất kì trẻ em nào cũng được tiếp cận với các loại hình
dịch vụ một cách tồn diện, chúng tôi muốn nhắc đến các trẻ em mồ côi. Hiện nay số
lượng trẻ mồ côi tại các trung tâm không phải là nhỏ nhưng các em vẫn chưa được xã
hôi quan tâm đúng mực, và chính vì vậy, cơ hội để các em được sử dụng các loại hình
dịch vụ xã hơi cịn rất hạn chế, chủ yếu là thơng qua sự đáp ứng của các trung tâm.
Trung tâm đáp ứng như thế nào thì các em sẽ được nhận như thế ấy. Song, khơng phải
trung tâm nào cũng có điều kiện để đáp ứng cho các em như nhau. Mỗi trung tâm có
những điều kiện khác nhau trong việc sử dụng các loại hình dịch vụ xã hội, đơi khi

cịn đối lập nhau nữa. Chính sự khác biệt ấy đã có những ảnh hưởng khơng nhỏ đến
đời sống hiện tại và tương lai cho các em. Trẻ mồ côi là nhóm đối tượng chịu nhiều
thiệt thịi trong cuộc sống, cho nên các em cần có sự hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là sự tiếp
nhận các loại dịch vụ xã hội cần thiết. Với mong muốn làm cho cuộc sống các em bớt
thiệt thịi, nhóm chúng tơi quyết định thực hiện đề tài này, để có thể hiểu thêm việc
đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ cho các em tại các trung tâm trong Thành phố Hồ Chí
Minh, góp phần làm cho các trẻ em mồ cơi có cuộc sống tốt đẹp hơn, đầy đủ hơn.
2. Mục tiêu của đề tài.
2.1 Mục tiêu chung.
Tìm hiểu nhu cầu được sử dụng các loại hình dịch vụ xã hội thơng qua việc đáp
ứng của 3 trung tâm. Từ đó thấy được sự khác biệt nhau trong việc cung ứng các dịch
vụ của 3 trung tâm này. Qua việc nghiên cứu đó, khẳng định vai trò của các dịch vụ
xã hội đối với cuộc sống các em mồ côi, đưa ra kiến nghị góp phần làm cho các em có
cuộc sống tốt đẹp hơn, tồn diện hơn.
2.1 Mục tiêu cụ thể.
- Tìm hiểu thực trạng cuộc sống của các trẻ em mồ cơi tại 3 trung tâm:
+ Làng trẻ SOS, Gị Vấp, trực thuộc tổ chức phi chính phủ.
+ Làng Thiếu niên Thủ Đức, trục thuộc quản lí của Nhà nước.
+ Chùa Kỳ Quang, do nhà chùa quản lí (trực thuộc tư nhân).
- Nhu cầu của các em về các dịch vụ xã hội và vấn đề đáp ứng các nhu cầu đó tại
3 trung tâm.
- Vai trị, vị trí của các dịch vị xã hội đối với cuộc sống của các trẻ em mồ côi như:
Cơ sở vật chất, giáo dục, y tế, sinh hoạt giải trí, hướng nghiệp và đào tạo nghề….


-6-

- Ảnh hưởng nhất định của các dịch vụ xã hội trong việc định hướng cho tương lai
của các em tại 3 trung tâm, tìm hiểu ý nghĩa nhất định của các dịch vụ ấy trong xã
hội hiện đại.

- Biết được những tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của các em với trung tâm
mình đang sống và suy nghĩ cho tương lai.
- Tìm hiểu khả năng hịa nhập cộng đồng và sư độc lập của các em khi rời khỏi
trung tâm. Từ đó có thể đưa ra giải pháp phù hợp cho từng trung tâm nói riêng và
cho cuộc sống của các trẻ mồ cơi nói chung.
- Từ kết quả nghiên cứu nhóm sẽ khẳng định lại vai trị và ý nghĩa nhất định của
các dịch vụ xã hội đối với cuộc sống hiện tại và tương lai cho trẻ em mồ côi.
- Đưa ra kiến nghị và dự báo cho tương lai.
2.3 Câu hỏi nghiên cứu.
Để làm sáng tỏ nội dung của đề tài, nhóm đưa ra các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
 Vị trí và vai trò của các dịch vụ xã hội đối với trẻ mồ cơi là gì?
 Nhu cầu của các em hiện nay đối với các dịch vụ xã hội ra sao?
 Các dịch vụ xã hội đã đáp ứng được nhu cầu của trẻ mồ côi như thế nào ?
 Những ảnh hưởng của các dịch vụ xã hội đến định hướng cuộc sống của trẻ mồ
cơi là gì?
Khi trả lời được các câu hỏi trên, vấn đề chính của đề tài sẽ sáng tỏ. Để trả lời cho
các câu hỏi đó cần có q trình điều tra trên thực tiễn dựa vào cơ sở lí luận nhất định.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu được xác định trong đề tài này chính là sự ảnh hưởng của
các dịch vụ xã hội đối với cuộc sống của trẻ mồ côi. Chỉ xét những dịch vụ xã hội
chính có ý nghĩa nhất, mang tính chất ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện tại và
tương lai của các em như: Các dịch vụ hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, hướng nghiệp,
tạo nghề, giáo dục - học tập, y tế - khám chữa bệnh, và một số dịch vụ liên quan đến
hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ.
Trong xã hội đang trên đà phát triển như nước ta hiện nay, nhiều dịch vụ xã hôi
mới ra đời, ngày càng làm phong phú hơn cuộc sống của mọi người trong xã hội,
đương nhiên trẻ em cũng là một trong các đối tượng được xã hội kì vọng nhiều
nhất.Chỉ khác một điểm cơ bản là trẻ em mồ cơi do khơng có tình u thương gia đình
nên việc chăm sóc, ni dưỡng cịn rất nhiều hạn chế.

3.2 Khách thể nghiên cứu.
- Khách thể nghiên cứu được xác định, đó là những đối tượng có liên quan đến
vấn đề. Qua thơng tin mà họ cung cấp thì đề tài sẽ được chứng minh. Ở đề tài này
khách thể nghiên cứu chính là:
+ Các trẻ em mồ côi ở các trung tâm được chọn làm mẫu. Đây là khách thể chính
trong đề tài, là đối tượng chính tiếp cận các dịch vụ xã hội.
+ Quản lí và bảo mẫu mẫu tại các trung tâm được khảo sát. Nhóm đối tượng này có
vai trị nhất định đối với việc trẻ em mồ côi tiếp cận với các dịch vụ xã hội, quyết định
việc được hay không được tiếp cận các loại hình dịch vụ xã hội.


-7-

+ Nhà Nước và các tổ chức phi chính phủ, là nguồn cung cấp dịch vụ phổ biến nhất
4. Phương pháp nghiên cứu (thiết kế nghiên cứu)
4.1 Phương pháp thu thập thơng tin dựa trên các tư liệu sẵn có.
Đây là phương pháp cơ bản và phổ biến nhất trong điều tra xã hơi học
Tư liệu sẵn có giúp ta xem xét, nhìn nhận lại những đề tài đã thực hiện rồi để thu thập
thêm kinh nghiệm.
Dựa vào những luận chứng, luận cứ trong các đề tài trước ta có thể biến đổi nó
một cách linh hoạt để phục vụ cho đề tài của nhóm
Dựa trên cơ sở lí luận của một số đề tài phù hợp, nhóm sẽ có thêm cơ sở để làm
vững chắc hơn vấn đề hoặc bác bỏ vấn đề.
Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm đã sử dụng một số tư liêu trong các tạp chí xã
hội học. Các tư liệu của trung tâm nghiên cứu, tư vấn công tác xã hội và phát triển
cộng đồng TP HCM, Các trang web trong và ngoài nước… và một số tài liệu khác có
liên quan.
4.2 Phương pháp định tính.
Dựa vào những đặc điểm và tính chất của đề tài, sau q trình cân nhắc, nhóm
chúng tơi quyết định sử dụng phương pháp định tính là chủ yếu kết hợp với nột số bộ

công cụ để tiến hành thu thập vả xử lí thơng tin
Nhóm thừa nhận khi chọn phương pháp nghiên cứu định tính sẽ gặp nhiều hạn chế
nhất định về sụ xác thực cua thông tin. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng đó khơng cao, và
thiết nghĩ bất kì đề tài nào cũng khơng thể khơng có rủi ro trong khâu thu thập và xử lí
dữ liệu.
Khách thể chính trong đề tài này chính là trẻ em mồ cơi, và các nhân viên, quản lí
tại các trung tâm. Song, trẻ em mồ côi tại 3 trung tâm mới là khách thể chủ đạo.
Thực tề cho thấy, tuy khơng phải là vấn đề q nóng nhưng khá nhạy cảm, bên
cạnh đó, các khách thể nghiên cứu chính là các trẻ em mồ côi chưa đủ khả năng để có
thể thực hiện bảng hỏi hay nói cách khác, nhóm đối tượng này chưa thể sử dụng chủ
đạo phương pháp định lượng được.
Việc sử dụng phương pháp định tính kết hợp với các bộ công cụ như: phỏng vấn
sâu, thảo luận nhóm.... Sẽ nắm bắt tâm lí, và khai thác tốt hơn những vấn đề liên quan
đến tình cảm của khách thể nghiên cứu.
Đi kèm với phương pháp định tính trong đề tài này, chúng tôi sử dụng một số bộ
cơng cụ đặc trưng riêng của nghiên cứu định tính. Đó là: quan sát, phỏng vấn sâu và
thảo luận nhóm.
4.2.1. Quan sát:
Quan sát là một trong những bộ công cụ thu thập thông tin xã hội, đặc biệt là trong
nghiên cứu xã hội học.
Đây là bộ công cụ thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng
cách tri giác trực tiếp và ghi chép tỉ mỉ mọi nhân tố có liên quan đến đối tựợng nghiên
cứu và có ý nghĩa đối với mục tiêu của cuộc nghiên cứu.
Việc quan sát trong nghiên cứu xã hội có thể dùng trong các mục đích khác nhau.
Nó có thể sử dụng như một nguồn thông tin để xây dựng giả thuyết dùng để kiểm tra


-8-

các tư liệu thu được bằng các phương pháp khác, từ đó có thể bổ sung thêm thơng tin

về đối tượng nghiên cứu hoặc trong các dự án phát triển. Nó cũng đựợc sử dụng như
một cơng cụ đánh giá lại tính tin cậy khi thu thập thơng tin.
Có thể nói cơng cụ quan sát là loại cơng cụ phổ biến và được sử dụng trong hầu
như trong tất cả các đề tài nghiên cứu khoa học, bởi lẽ đây là công cụ tiện sử dụng và
rất dễ dàng thực hiện. Cụ thể trong đề tài này, công cụ quan sát khơng chỉ thực hiện
một cách độc lập mà nó còn được phối hợp một cách triệt để với 2 cơng cụ khác là
thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu.
Tại làng trẻ SOS- Gò Vấp và Làng Thiếu niên Thủ Đức, ngoài việc quan sát về cơ
sở vật chất cũng như hình thức sinh hoat hằng ngày của các em tại trung tâm thì khi
tiến hành thảo luận nhóm ln có một thành viên trong nhóm nghiên cứu đóng vai trị
quan sát viên để ghi lại khơng khí cuộc thảo luận. Và khi phỏng vấn sâu thì người
phỏng vấn viên cũng là một quan sát viên thực thụ. Bằng cách đó chúng tơi có thể
quan sát các em dễ dàng, những em có tính tình cá biệt cũng khơng nhiều, do vậy mà
những gì chúng tơi nhìn thấy được ở 2 trung tâm này là khá rõ nét và khách quan hơn.
Tuy nhiên, khi đền thực hiện đề tài tại cơ sở chùa Kỳ Quang 2, công việc quan sát
găp rất nhiều khó khăn. Đa phần các em từ 8-16 tuổi (nhóm tuổi khảo sát của đề tài)
rất khó để có thể tiếp xúc hay trị chuyện, các em khá tách biệt với mơi trường ngồi
và khơng thích tiếp chuyện với người lạ, tất nhiên chúng tôi cũng nằm trong số đó. Vì
vậy, việc quan sát chỉ có thể dừng lại ở việc xem xét cơ sở vật chất và các buổi sinh
hoat ở trường mà thôi. Ở cơ sở này, chúng tôi buộc phải sử dụng mẫu viên tuyết lăn,
thông qua em này mới biết được em khác nên việc quan sát được chi tiết từng em một
là không nhiều chì dừng lại khoảng 5- 6 em. Đó là một thiếu sót mà nhóm phải chấp
nhận, và để đảm bảo tính khách quan cho chuyến đi thực tế tại đây, nhóm đã phải cố
gắng hết sức và mong rằng những gì mà chúng tơi quan sát được sẽ hỗ trợ và chúng
minh được một phần nào mà chúng tôi muốn gửi gắm trong đề tài này.
4.2.2. Phỏng vấn sâu.
Phỏng vấn là một cách thức thu thập số liệu trong đó người được phỏng vấn sẽ trả
lời một số câu hỏi do người phỏng vấn đặt ra. Phỏng vấn sâu giúp nhà nghiên cứu có
thể khai thác một số khía cạnh về cảm nhận, động cơ, thái độ hoặc lịch sử cuộc đời
của ngươi cung cấp thông tin (người được hỏi). Các phỏng vấn viên biết rõ những gì

mà họ mong đợi người được phỏng vấn trả lời hay đề cập tới, song họ có thể tạo cơ
hội cho người được hỏi có thể thoải mái nói về những điều mà họ cho là quan trọng
trong cuộc phỏng vấn, có thể hình thức hóa cách phỏng vấn theo lối khơng cơ cấu,
bán cơ cấu hoặc cơ cấu hóa chặt chẽ.
Ở đây chúng tôi lựa chọn cách phỏng vấn sâu theo kiểu bán cơ cấu, phỏng vấn
viên có một bản liệt kê các vùng chủ đề hoặc các câu hỏi. Ý đồ của cuộc phỏng vấn
kiểu này vẫn là tạo điều kiện cho ngươi được phỏng vấn có thể nói lên tâm tư, nguyện
vọng và suy nghĩ của chính họ. Do đó mà các câu hỏi khơng q chặt chẽ, nhằm mở
ra nhiều khả năng trả lời khác nhau hơn. Tuy rằng đây là một cách phỏng vấn có chủ
đề tập trung hơn so với phỏng vấn khơng cơ cấu, nó có tính chất tổng qt và rộng mở
hơn.Các câu hỏi không được đặt ra theo một thứ tự định trước nào, mà phải được đưa


-9-

ra một cách linh họat nhằm khơi ngợi, phát triển cuộc trò chuyện thật tự nhiên, miễn
là mọi chủ đề theo dự kiến đều được đề cập đầy đủ .
Mục đích của phỏng vấn sâu là nhằm tạo điều kiện cho chúng tôi thu thập thông
tin chi tiết, về cách mà người được phỏng vấn sâu tạo dựng cách sống và các vấn đề
ưu tiên cho trẻ. Do vậy, các mẫu hình và khuynh hướng sống của tịan bộ trẻ mồ cơi
có thể được suy ra từ các thơng tin này. Nắm được các yếu tố về giới, độ tuổi, tầng
lớp hoặc các biến cố xã hội khác sẽ cho ta một hình ảnh đại diện rõ ràng hơn về trẻ
mổ cơi. Phỏng vấn sâu có một ưu thế nhất định là tạo cho cuộc nói chuyện diễn ra một
cách bình thường và thân mật.
Chúng tơi tiến hành phỏng vấn sâu cho cả 2 nhóm khách thể là trẻ mồ côi tại 3
trung tâm và các cán bộ quản lý cũng như các bảo mẫu trực tiếp chăm sóc các em tại
3 địa điểm này. Hầu hết đều thực hiện được tương đối tốt. Các bảo mẫu và các quản
lý tại 3 trung tâm đều rất cởi mở với chúng tôi. Bằng lối phỏng vấn sâu bán cơ cấu,
chúng tôi đã trị chuyện rất tự nhiên và thân tình. Các vấn đề liên quan đến việc cung
cấp các dịch vụ xã hội cho các em cũng như những tồn tại, hạn chế đều được bộc bạch

hết sức chân thành, bởi lẽ mục tiêu chung là mong muốn các em có cuộc sông tốt đep
nhất. Các bảo mẫu và quản lý của cả 3 trung tâm đều đánh giá rất cao vai trò của dịch
vụ xã hội đối với cuộc sống của trẻ ở trung tâm mình, đặc biệt là việc học tập, đào tạo
nghề và khám chữa bệnh cho các em là mối quan tâm chủ đạo. Mỗi trung tâm có
những khó khăn riêng, khơng nơi nào giống nơi nào, vì lẽ đó mà các em cũng ít nhiều
bị phụ thuộc. Đại diện của mỗi trung tâm cũng nêu ra những cải tiến mới để phục vụ
tốt hơn nhu cầu của các em. Trung tâm cũng có lơi cảm ơn nhóm nghiên cứu đã chọn
trung tâm mình làm địa bàn khảo sát đề mọi người có dịp bày tỏ quan điểm của mình
trong dịp chăm sóc trẻ. Đối với các em, sự khao khát tình cảm ln có, lần đầu được
các anh chị hỏi thăm, an ủi, các em bắt đầu thổ lộ những ước mơ rất giản dị, nhỏ bé
của mình. Nhìn chung, chuyến đi thực tế để điều tra thơng tin cũng tạm ổn, tuy có
nhiều khó khăn và chưa thực hiện được hoàn toàn kế hoạch đề ra nhưng những thành
cơng thu được cũng làm cho nhóm nghiên cứu cũng thấy lạc quan hơn rất
nhiều.Chúng tôi biết rằng trong đề tài này cịn gặp nhiều thiếu sót nhưng tất cả chúng
tơi đã thực hiện nó bằng cả tấm lịng mình dành cho các trẻ em bất hạnh. Hi vọng là
điều đó sẽ được đón nhận.
4.2.3. Thảo luận nhóm .
Là việc tổ chức thành những nhóm nhỏ gồm những người có cùng hồn cảnh, kinh
nghiệm và có những điểm tương đồng nhất định. Thảo luận với nhau về một chủ đề
xác định mà nhà nghiên cứu quan tâm và xác định từ trước. Các thành viên trong
nhóm tham dự được hướng dẫn bởi một ngươi điều khiển chương trình (hoặc nhóm tổ
chức điều hành), người này giới thiệu các chủ đề cho cuộc thảo luận và giúp cho
nhóm trao đổi với nhau một cách sôi nổi và tự nhiên.
Nội dung của nhóm thảo luận phải được soạn thảo một cách chính thức. Nhóm
thảo luận sẽ quyết định trước những người mình muốn nói chuyện về các chủ đề, và
khi nào thực hiện chúng.
Thảo luận nhóm tập trung là phương pháp dùng để khảo sát niềm tin, thái độ và
quan niệm của con người. Những thông tin thu được từ buổi thảo luận nhóm khác hẳn



- 10 -

về bản chất so với thông tin thu được từ cuộc phỏng vấn sâu cá nhân. Vì nó là sản
phẩm của các ý kiến đã được thảo luận trong nhóm, những thơng tin trong cuộc thảo
luận khá phong phú, đa dạng.
Là một công cụ khá linh hoạt của phương pháp thu thập thơng tin định tính, cùng
một lúc chúng ta có thể thu nhận được nhiều ý kiến khác nhau, do vậy tính xác thực
và độ tin cậy của nó là khá cao. Để đảm bảo cho tính chính xác của buổi thảo luận
nhóm, mỗi trung tâm chúng tơi sẽ thực hiện 2 nhóm thảo luận, mối nhóm có từ 8-10
em. Một nhóm từ 8- 12 tuổi, một nhóm khác từ trên 12 tuổi. Kế hoạch ban đầu là như
vậy, nhưng do điều kiện thực tế của mỗi trung tâm nên những bất cập gặp phải là
không thể tránh khỏi.
4.3. Q trình thu thập dữ liệu.
Chúng tơi tiến hành thu thập các thông tin nhằm đáp ứng cho các u cầu trong
q trình nghiên cứu.Việc tìm kiếm thơng tin có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau: tới
một số thư viện của các trường Đại học tìm những tài liệu có liên quan đến đề tài,
trong đó có trường Đại Học Mở TPHCM, Đại Học Bán công Tôn Đức Thắng, Đại
học KHXH&NV, Thư viện tổng hợp TPHCM...Sở LDTB&XH TPHCM, Trung tâm
nghiên cứu, tư vấn và phát triển cộng đồng TPHCM.
Nhóm đã tới 3 trung tâm thực hiện lấy thông tin thông qua các cuộc phỏng vấn sâu,
thảo luận nhóm và các tài liệu liên quan về trung tâm.
- Tại làng Trẻ em SOS Gị Vấp, nhóm chúng tơi đã thực hiện 2 cuộc thảo luận
nhóm đối với 2 độ tuổi khác nhau: độ tuổi từ 8-12 và độ tuổi từ 12 trở lên, nhóm
đầu tiên có 12 em trong làng tham gia và trong đó có 8 em nam và 4 em nữ, nhóm
thứ 2 có 4 nữ và 2 nam tham gia. Nhóm chúng tơi cũng đã tiến hành phỏng vấn
sâu đối với 3 trẻ ngẫu nhiên (1 nữ, 2 nam), 3 bảo mẫu, 1 quản lý phụ trách mảng
giáo dục của Làng
- Làng Thiếu niên Thủ Đức, nhóm cũng tiến hành thảo luận nhóm đối với 2 nhóm,
nhóm thứ nhất có 8 em tham gia với tỷ lệ 4 nam 4 nữ, các em ở độ tuổi 15 trở lên,
nhóm thứ 2 gồm các em dưới 15 tuổi có 10 em tham gia và trong đó tỷ lệ là 4 nữ

và 6 em nam. Nhóm chúng tôi cũng đã tiến hành phỏng vấn sâu đối với 3 em,
trong đó có 2 nữ và 1 em nam. Đối với các bảo mẫu nhóm tiến hành phỏng vấn
sâu với 3 mẹ, 2 quản lý của làng (trong đó có 1 quản lý chung về giáo dục của làng
và một quản lý của lưu xá nam)
- Chùa Kỳ Quang 2, nhóm chúng tơi đã thực hiện phỏng vấn sâu đối với 3 em ở độ
tuổi 12-16, phỏng vấn sâu đối với 2 bảo mẫu, và 2 quản lý (trong đó có 1 phụ trách
bên ni dưỡng các em của chùa và 1 giám đốc của trung tâm)
5. Giới hạn của đề tài.
- Giới hạn về địa điểm: trên địa bàn TPHCM có rất nhiền trung tâm ni dưỡng, bảo
trợ trẻ mồ côi nhưng do một số hạn chế nên chỉ cho phép nhóm chúng tơi có thể
điển cứu tại 3 trung tâm đại diện
- Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Do số lượng các em, bảo mẫu, quản lý tại mỗi
trung tâm khơng cho phép nhóm chúng tơi nghiên cứu tất cả mà chỉ chọn ra một số
đại diện nhất định để làm mẫu


- 11 -

- Giới hạn về thời gian: Chúng tôi thực hiện đề tài từ 11/2007 đến ngày 25/04/2008
6. Hạn chế của đề tài.
+ Trước tiên đó là về phạm vi nghiên cứu của đề tài, do những vấn đề khách quan
và chủ quan như vấn đề kinh phí, số thành viên thực hiện có 5 thành viên và 1
cộng tác viên nên nhóm khơng thể đi nhiều trung tâm của thành phố mà chỉ chọn
thuận tiện 3 trung tâm để nghiên cứu.
+ Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm cũng gặp nhiều khó khăn trong khi thực tế:
- Trong khi thảo luận nhóm nhỏ tại làng SOS Gị Vấp, nhóm rất khó trong việc thu
âm cuộc thảo luận do các em quá đông và rất ồn ào, trong cuộc thảo luận có tới 3
thành viên khơng tham gia, các em rất mất trật tự và thường đi lệch những vấn
đề mà nhóm hỏi. Mặt khác đối với việc thảo luận nhóm lớn, nhóm chúng tơi
khơng thể tập hợp đủ số lượng, vì các em lớn rất ngại tiếp xúc với người lạ.vì thế

chúng tơi chỉ tập hợp dược 6 em so với dự kiến là 8 – 12 em ban đầu là 6 em
tham gia nhưng về sau chỉ cịn lại 4 em. Và một khó khăn nữa mà nhóm gặp phải
là một số em khi tham gia rất thụ động, khơng đưa ra ý kiến thảo.
- Nhóm khơng thể thực hiện thảo luận nhóm đối với trung tâm của chùa Kỳ Quang
2, do các em không thể tập trung được và ban quản lý cũng khó tập trung các em
vì các em ở đây sống khá tự do không theo nội quy như như những trung tâm
khác. Các em khi được phỏng vấn ngẫu nhiên ban đầu đã khơng tỏ ra hợp tác
(Có em cịn trốn chạy khi được yêu cầu phỏng vấn). Trong quá trình phỏng vấn
các em có rất nhiều đồn khách tới thăm các em làm các em mất sự tập trung khi
trả lời.
- Tại Làng Thiếu niên Thủ Đức, trong các cuộc thảo luận nhóm cũng rất khó điều
hành. Tại nhóm lớn, các em nam thường bàn nhiều chuyện ngoài lề những câu
hỏi của nhóm đưa ra, khi đã được ¾ các câu hỏi thì có một số em viện lý do để
ra về. Nhóm nhỏ các em rất lộn xộn và cũng rất khó để điều hành nhóm
- Trong khi phỏng vấn sâu tại Chùa Kỳ Quang khi nhóm hỏi về những khó khăn
của trung tâm và khi các em trả lời thì các bảo mẫu có cái nhìn khơng thiện cảm
làm cho cuộc phỏng vấn bị gián đoạn.
7. Tính mới của đề tài.
Trẻ em là một trong những vấn đề cần sự quan tâm của xã hội. Bởi chính trẻ em là
những mầm non kế thừa, là tương lai của đất nước. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có thực
sự phát triển được mạnh mẽ hay không cũng một phần là nhờ vào sự quan tâm, chăm
sóc, bồi dưỡng của xã hội đối với thế hệ kế thừa..
Tuy nhiên, như đã trình bày từ trước, trong một xã hội khơng phải trẻ nào cũng có
đầy đủ các điều kiện vật chất và tinh thần, để có thể phát triển một cách tịan diện. trẻ
em mồ cơi cũng giống như các trẻ em trong nhóm thiệt thịi ln cần sự trợ giúp từ
phía xã hội.
Vấn đề trẻ em mồ cơi, từ trước cho đến nay đã có rất nhiều những phương tiện
truyền thông đại chúng đề cập đến. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu khoa học thì
chưa nhiều và chỉ tìm hiểu về những yếu tố tác động làm xuất hiện tình trạng trẻ em



- 12 -

mồ côi như những yếu tố kinh tế, xã hội: đói nghèo, chênh lệch về thu nhập, thiên tai,
kết quả của những cuộc tình dại dột hay sự ly tán của gia đình…
Các nghiên cứu cũng đề cập đến vấn đề tâm lý của trẻ em mồ côi: có được bình
thường và tốt như những đứa trẻ cịn cha – mẹ, được nuôi dưỡng một cách đầy đủ hay
khơng.
Những vấn đề mà trẻ mồ cơi có thể gặp khi ra ngồi xã hội như: các em bị lơi cuốn
vào các tệ nạn xã hôi, bị lợi dụng là những việc phạm pháp… nhân cách đạo đức của
các em ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trong bởi lối sống lang thang nơi đơ thị. Đặc
biệt là tình trạng trẻ bị nhiễm HIV/AIDS.
Các cơng trình nghiên cứu q trình hội nhập xã hội của trẻ mồ côi như thế nào?
Và thái độ của xã hôi đối với trẻ em mồ côi ra sao? Sự tác động của vấn đề trẻ em mồ
côi đến nền kinh tế - xã hội ra sao? Qua các chương trình nghiên cứu này đã giúp cho
các nhà họach định chính sách, xây dựng và hịan thiện hơn chính sách đối với trẻ em
mồ cơi. Tạo điều kiện cho trẻ mồ cơi có điều kiện tốt nhất để phát triển, bù đắp lại
những thiệt thòi mà các phải gánh chịu.
Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu này chỉ mới đề cập đến các vấn đề như: tổn
thương về tâm lý, những khó khăn và trở ngại mà trẻ mồ cơi gặp phải ngịai xã hội,
ảnh hưởng của vấn đề này đến sự phát triển kinh tế của đất nước mà chưa đề cập đến
vấn đề: ảnh hưởng của các dịch vụ xã hôi đến sự phát triển của trẻ, những địch vụ xã
hội đó đã đáp ứng được những gì so với nhu cầu của trẻ. Đồng thời tìm hiểu những
nhu cầu mong muốn của trẻ mồ côi đối với các dịch vụ xã hôi. Cuộc sống ngày càng
đổi mới và hiện đại, để phục vụ tốt hơn nhu cầu của con người, trong đó có trẻ em.
Làm thế nào để các em có một cuộc sống tốt hơn trong hiện tại, được quan tâm, chăm
sóc, bảo vệ, được học tập, phát triển một cách tòan diện như những trẻ em bình
thường cịn cha, mẹ. Quan trọng hơn cả là làm thế nào cho các em có thể tiếp cận và
được sử dụng các dịch vụ hỗ trợ để có thể phát triển tốt và tạo cho mình một tương lai
tốt đẹp hơn, một ngành nghề phù hợp hơn.

Trên thực tế, đề tài về trẻ em lang thang, trẻ em đường phố là khá nhiều nhưng
nghiên cứu về trẻ em mồ cơi thì cịn khá hạn hẹp. Hơn thế, các dịch vụ xã hội chỉ phát
triển mạnh trong thời điểm này. Cho nên, có thể nói đây là đề tài gắn liền với xã hội
mới, xã hôi hậu công nghiệp với sự phát triển rầm rộ của các dịch vụ hỗ trợ xã hội.
Trong đề tài của chúng tôi nghiên cứu vấn đề “ảnh hưởng của các dịch vụ xã hội
đối với cuộc sống trẻ mồ côi tại một số trung tâm ở thành phố Hồ Chí Minh”. Đây là
vấn đề rất mới mẻ, cho đến nay chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu, đề cập rõ nét về
vấn đề này.
8. Ý nghĩa.
8.1 . Ý nghĩa lý luận.
- Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã được củng cố thêm về cở sở lý
luận và các giả thuyết nghiên cứu mà các đề tài trước đã thực hiện
- Trên cơ sở đó nhận thấy được vai trị, vị trí của các trẻ em mồ côi trên mặt giả
thuyết và kiểm định thực tế.


- 13 -

- Bên cạnh đó, đề tài này cịn cho thấy những cách vận dụng mới trong việc xây
dựng lý thuyết. Đề tài này chúng tôi thực hiện dựa trên việc xử dụng trương lý
thuyết Grand theory (lý thuyết nền tảng). Tức là dựa vào những cơng trình
nghiên cứu trước đây để phát triển lên một bước mới. Dựa vào kết quả nghiên
cứu ấy, nhóm có thể khẳng định hoặc đóng góp thêm những nét mới về trẻ em
mồ côi về mặt lý luận
8.2. Ý nghĩa thực tiễn.
- Thực hiện đề tài này, giúp cho các cơ quan, tổ chức Nhà nước và các ban
ngành có liên quan thấy được cuộc sống và nhu cầu của các trẻ em mồ cơi tại
một số trung tâm. Từ đó có những chính sách hỗ trợ đúng đắn và kịp thời để có
thề làm giảm đi phần nào sự thiệt thịi mà các em phải gánh chịu trong cuộc
sống

- Qua nghiên cứu, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ cơi có một nhận định đúng
đắn hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội. Tạo điều kiện để các em có
thể tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ xã hội, cung cấp thêm nhiều thông tin về
các dịch vụ phù hợp với độ tuổi và hoàn cảnh của mỗi trung tâm.
- Việc tiếp cận được các dịch vụ xã hội đầy đủ sẽ tạo cho các em có một tâm lý
tương đối vững vàng, có nhiều cơ hội tiếp cận với cuộc sống. Từ đó các em có
đủ khả năng tìm cho mình một cơng việc phù hợp với bản thân mình và với xã
hội. Nếu khơng được hỗ trợ và tiếp vận với các dịch vụ xã hội ngay từ đầu các
em rất dễ bị hụt hẫng khi hòa nhập với cuộc sống hiện đại. Cần nhận thấy trẻ
mồ côi là một trong số các đối tượng dễ bị tổn thương và chịu nhiều thiệt thòi
trong cuộc sống. Nếu như cơ hội tiếp cận cuộc sống của các em không đảm
bảo, sẽ dẫn tới tiêu cực.
- Việc tiếp cận đấy đủ các dịch vụ xã hội, giúp các em trang bị đầy đủ, là hành
trang và tăng lòng tin trong cuộc sống khi hòa nhập cộng đồng, cùng với thế hệ
trẻ đóng góp cho q trình xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước.
- Đề tài nghiên cứu này sẽ giúp các thành viên trong nhóm và mọi người hiểu
thêm về hịan cảnh, tâm tư tình cảm, những ước muốn của các em và cả những
khó khăn, thiếu thốn ở các trung tâm. Qua đó khẳng định được vai trò và ảnh
hưởng nhất định của nó đối với các trẻ em mồ cơi ở mỗi trung tâm. Bên cạnh
đó, xác định những dịch vụ nào khơng phù hợp để có biện pháp ngăn chặn và
xử lí kịp thời.
- Với những ý nghĩa trên chúng tơi hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ góp đuợc
phần nào vào cơng tác chăm sóc và bảo vệ trẻ mồ cơi. Giúp cho các em có
cuộc sống tốt hơn và ngày một phát triển.
9.

Lý thuyết áp dụng.
Trong đề tài này chúng tôi không sử dụng một lý thuyết cụ thể mà sử dụng
trường lý thuyết Grand theory (lý thuyết nền tảng). Theo Quentin Skinner viết
trong tác phẩm “the return of grand theory in the human sciences”

(Cambridge-1985) có cho rằng “Grand theory” là một trường lý thuyết hơn là


- 14 -

một lý thuyết cụ thể, đó là sự tập hợp các lý thuyết để giải thích các mặt của
đời sống xã hội, lịch sử hay các vấn đề mang tính nhân văn.
Cịn theo C. wright Mills trong tác phẩm “Sociological Imaganation” (1959) lai
cho rằng đó là một hệ thống lý thuyết được tổng hợp dùng để giải thích các
hiện tượng về con người và xã hội.
Grand theory là trường lý thuyết được sử dụng chủ yếu trong phương pháp
quy nạp. Trong mơ hình Wallace, phương pháp quy nạp là cách nghiên cứu đi
từ cái quan sát đến cái tổng hợp hóa, từ đó đưa ra kết quả để phản ánh một vấn
đề cụ thể cần phân tích. Khác với diễn dịch, quy nạp không đề ra hệ thống lý
thuyết và giả thuyết nghiên cứu mà dựa vào kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho
những kết luận cụ thể.
Cụ thể hơn trong đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu định tính trẻ
mồ cơi và các quản lý cũng như bảo mẫu tại 3 trung tâm, để tìm hiểu những
nhu cầu và thực trạng cung cấp dịch vụ xã hội tại 3 trung tâm này. Qua đó
khẳng định tầm quan trọng, ảnh hưởng của dịch vụ xã hội đối với cuộc sống
của trẻ em mồ côi trong hiện tại và định hướng cho tương lai.
10. Kết cấu của đề tài.
Ngồi phần mở đầu thì đề tài của nhóm chúng tơi có những nội dung chính gồm 4
chương sau đây:
Chương 1: Tổng quan. Trong chương này có 4 phần chính:
1.1 Các khái niệm liên quan như: trẻ em mồ côi, dịch vụ xã hội.
1.2 Bối cảnh chung về tình trạng trẻ em mồ cơi trên thế giới và ở Việt
Nam.
1.3 Lịch sử nghiên cứu của các đề tài trước đây về vấn đề trẻ em mồ côi.
1.4 Giới thiệu khái quát về 3 trung tâm nghiên cứu.

Chương 2: Thực trạng cuộc sống của các em tại 3 trung tâm.
Chương 3:Ảnh hưởng của dịch vụ xã hội đối với cuộc sống của trẻ em mồ côi tại 3
trung tâm.
3.1. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ xã hội của trẻ em mồ côi.
3.2. Đáp ứng của trung tâm.
3.3. Vai trò, ảnh hưởng của các dịch vụ xã hội đối với trẻ em mồ côi.
Chương 4. Dự báo về tương lai cho trẻ em mồ côi.
 Kết luận vấn đề:
- Khẳng định lại vai trò của các dịch vụ xã hội đối với cuộc sống của trẻ em
mồ côi.
- Đưa ra những giải pháp và khuyến nghị cùng với hướng ứng dụng cụ thể tại
TPHCM.
- Giải quyết những vấn đề đặt ra, góp phần làm cho cuộc sống các em toàn
diện hơn.


- 15 -

11. Khung phân tích.

DỊCH VỤ XÃ HỘI

CƠ SỞ VẬT
CHẤT

GIẢI TRÍ,
HỌC TẬP,
BHYT…

NI

DƯỠNG

ĐÀO TẠO
NGHỀ

TRẺ MỒ CƠI

NHU CẦU

CUỘC SỐNG
HIỆN TẠI

ĐỊNH HƯỚNG
TƯƠNG LAI


- 16 -

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
1.1. Các khái niệm liên quan.
1.1.1. Khái niệm trẻ mồ cơi.
Có khơng ít khái niệm và định nghĩa vể trẻ em mồ côi, tùy theo nội dung tác phẩm
hay đề tài mà nảy sinh những định nghĩa khác nhau nhằm phục vụ cho ý đồ của tác
giả.
Trong tác phẩm viết về trẻ em mồ cơi có tên “Phương pháp cơng tác xã hội” do
Giáo sư Nguyễn Đình Hướng chủ biên có cho rằng:
“Trẻ em mồ cơi là những trẻ khơng cha hoặc khơng mẹ hoặc khơng có cha mẹ.” Ở
đây chúng ta chỉ đề cập đến trẻ mồ côi sống lang thang hoặc sống tại các trung tâm,
cơ sở từ thiện.

Trong tác phẩm này các tác giả đã đề cập đến một số vấn đề về nhân cách của các
trẻ em mồ côi. Do thiếu sự quan tâm chăm sóc của bố, mẹ nên trẻ gặp nhiều khó khăn
trong việc hoàn thiện nhân cách. Cụ thể là:
- Các em có cảm giác thua thiệt, có thái độ ưu tư, tiêu cực, tự ti, mặc cảm, dẫn đến các
động cơ kích thích học tập, rèn luyện, phấn đấu.
- Trẻ mất đi môi trường xã hội cơ bản nhất, đầu tiên nhất của con người đó là gia đình.
- Do những mất mát mà các em phải gánh chịu, nên đời sống tình cảm thường bị xáo
trộn và nếu khơng được giúp đỡ sẽ dẫn đến chỗ nghi hoặc, bất cần. Điều này giải
thích cho hiện tượng phạm pháp thường bắt gặp ở trẻ mồ cơi. Khi có ai đó giúp đỡ,
yêu thương thì các em biết ơn sâu nặng, lấy đó làm niềm tin, nghị lực để sống.
Có thể thấy trong tác phẩm này việc định nghĩa trẻ mồ côi gắn liền với những đặc
điểm tâm lí và tình cảm của các trẻ khá nhiều. Trong bài viết này, các tác giả đưa ra
định nghĩa về trẻ mồ côi tương đối đơn giản nhưng định nghĩa này cũng khá tổng quát
và bao hàm được một vài tính chất cơ bản của trẻ em mồ cơi.
Hiện nay chưa có một định nghĩa nào cụ thể vể trẻ em mồ côi. Một số trang web
cho rằng: “Trẻ mồ côi là các trẻ khơng có cha, mẹ được đưa về các cơ sở từ thiện như:
các trung tâm chăm sóc trẻ mồ cơi hay các mái ấm nhà mở, nhà tình thương”. Như
vậy hạn chế lớn nhất của định nghĩa này là đã giới hạn phạm vi sinh sống của trè mồ
côi, đã bỏ qua những trường hợp các em sinh sống trên các đường phố.
Trong tạp chí của Mỹ có tên “Health and social services to adress the needs of
orphans and other Vulnerable Children in the Context of HIV” có nói: “Trẻ mồ côi là
trẻ dễ bị tổn thương, phải tự kiếm sống và chịu nhiều thiệt thòi khi cha mẹ đẻ ra
chúng chết đi”.
Xét trên nhiều khía cạnh của vấn đề và tính chất của đề tài nhóm chúng tơi đưa ra
khái niệm về trẻ mồ côi cho riêng đề tài này như sau:


- 17 -

Trẻ mồ cơi là những trẻ có cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ chết đi hay không được cha,

mẹ thừa nhận được đưa và các trung tâm ni dưỡng, chăm sóc cho đến khi có khả
năng tự lập
1.1.2. Khái niệm dịch vụ xã hội.
Trong một xã hôi phát triễn thì ngày càng có nhiều dịch vụ ra đời đề cải thiện và
phục vụ tốt hơn những nhu cầu của người dân. Nhiều khái niệm cho rằng: “Dịch vụ xã
hơi là một loại hình kinh tế trong thời đại mới”, và khi nhắc đến dịch vụ, chúng ta
thường hướng nó về các loại hình mang tính giải trí có trình độ cao.
Thật ra trong xã hơi ln tồn tại nhiều loại dịch vụ rất gần gũi và cần thiết cho
cuộc sống của con người và đặc biệt đối với nhóm đối tượng là trẻ mồ cơi trong đề tài
của chúng tơi, thì sự ra đời của các dịch vụ hỗ trợ cuộc sống càng có vị trí nhất định
của nó.
* Dịch vụ xã hơi trong đề tài này đó là các loại hình dịch vụ bao gồm những hoạt
động có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hiện tại và tương lai cho trẻ mồ côi như:
dịch vụ ăn uống, sinh hoạt vui chơi, y tế, giáo dục - học bổng, hướng nghiệp - đào tạo
nghề,… cải thiện cơ sở vật chất và một sồ hỗ trợ về kinh phí do Nhà nước và mơt số
các tổ chức phi chính phủ thực hiện.
Nhóm khẳng định, trên đây là các khái niệm cơ bản dành riêng cho đề tài này để
giúp cho người đọc hiểu hơn về các nôi dung chính mà chúng tơi trình bày, chứ khơng
mang một ý nghĩa tuyệt đối, hay sự áp đặt cho các đề tài nào có liên quan đến nhóm
đối tượng này, tùy theo tính chất và hướng nghiên cứu mà mỗi đề tài sẽ có một định
nghĩa khác nhau. Chúng tơi mong rằng qua định nghĩa này các bạn sẽ dễ dàng hơn
trong việc tiếp cận trẻ mồ côi và các loại hình dịch vụ xã hội cơ bản mà nhóm đề cập.
1.2. Bối cảnh chung về trẻ mồ côi.
1.2.1. Trên thế giới:
Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng trẻ em mồ cơi. Trong số đó nhóm chú
ý đến việc trẻ không nơi nương tựa do mất cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ. Một trong số
nguyên nhân khiến nhiều người mất đi để lại các con của mình đó chính là bệnh tật.
Một trong những căn bệnh gây nhiều mất mát và cướp đi sinh mạng nhiều người nhất
trên phạm vi toàn thế giới là đại dịch HIV/AIDS.
Ngày 5-6-1981, lần đầu tiên dư luận toàn thế giới biết đến sự xuất hiện của một

căn bệnh truyền nhiễm chết người, gọi tắt là đại dịch AIDS, được các bác sĩ phát hiện
trên cơ thể 5 thanh niên sống tại Los Angeles - Mỹ. Bóng đen của đại dịch AIDS
nhanh chóng lan tràn trên tồn thế giới.
Tại Mỹ hiện nay, quốc gia đầu tiên phát hiện ra AIDS đang phải gánh chịu gần
900 ngàn người nhiễm HIV, mỗi năm danh sách này tăng thêm 40 ngàn người. Theo
thống kê của Trung tâm Phịng chống AIDS tại bang Atlanta, tính đến hết năm 2000
có khoảng 450 ngàn người chết vì AIDS.
Khơng chỉ riêng Mỹ, mà nhiều quốc gia ở các khu vực khác cũng không tránh
khỏi đại dịch này. Trong hơn 20 năm qua, đại dịch AIDS đã cướp đí sinh mạng của
hơn 15 triệu người dân châu Phi, chưa kể 25 triệu người nhiễm dương tính HIV, và


- 18 -

hơn 12 triệu trẻ em ở khu vực Sahara phải lâm vào cảnh mồ cơi. Ước tính đến năm
2010 con số này sẽ là 18 triệu em và thiệt hại về kinh tế lên tới 22 ngàn tỷ USD.
Châu Á với trên 60% dân số của thế giới lại đang là khu vực có tốc độ lây nhiễm
HIV hàng đầu thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia Nam và Đơng Nam Á. Theo thống
kê có 6 triệu người châu Á bị nhiễm HIV. Trong năm 2000 số người bị nhiễm mới lên
tới trên 800 ngàn người. Tại các quốc gia đang phát triển có tới 95% bệnh nhân khơng
biết mình bị lây nhiễm HIV. Đó chính là nguyên nhân khiến căn bệnh này càng lây
lan nhanh chóng hơn nữa.
Khơng chỉ cướp đi tính mạng của nhiều người, nó cịn gây nên nỗi đau cho nhiều trẻ
thơ vô tội, khiến chúng phải mất đi người thân của mình một cách đột ngột. Sự mất
mát ấy là vơ cùng to lớn, đẩy vô số em nhỏ vào vực thẳm của sự khủng hoảng.
“ Nỗi thống khổ của trẻ em mồ côi chưa được quan tâm đúng mức “ là chủ đề do
thông tấn xã Reuters đưa tin ở hội nghị AIDS toàn cầu tại Bangkok, ngày 13 tháng 7
năm 2004.
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc thì tính đến năm 2004 đại dịch AIDS đã cướp
đi cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ của 15 triệu trẻ em trên tồn thế giới, và riêng tại lục

địa đen thì con số này là 12 triệu trẻ em. Bà Giám đốc UNICEF Carol Bellamy nói
với hãng tin Reuters rằng: “số trẻ em mồ côi do bệnh AIDS đang gia tăng như một
cơn sóng thần”. Và bà cũng nói rằng: “số trẻ em mồ côi khổng lồ như vậy tiềm tàng
nhiều khả năng khiến xã hội bất ổn”.
Nếu không phải mất đi cha, mẹ hay cả cha lẫn mẹ do AIDS, thì cuộc sống của các em
sẽ ngày càng phát triển hơn nhiều, vì hiện nay các dịch vụ xã hội ngày càng phát triển
và đa dạng có thể chăm sóc tốt hơn cho các em cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Theo Joanne Carter, giám đốc phụ trách về pháp lý của RESULTS, một tổ chức
chống đói nghèo: “trẻ em mồ côi do AIDS là một trong những chủ đề bị lãng quên tại
hội nghị này”. Và bà còn nói thêm: “Rõ ràng trẻ em mồ cơi là một vấn đề chưa được
coi trọng trong đại dịch AIDS. Những trẻ em này là tương lai của xã hội, nhưng lại
hầu như bị cộng đồng thế giới lãng quên”.
AIDS đã cướp đi sinh mạng cha, mẹ của các trẻ em hơn bất cứ nguyên nhân nào
khác. Trẻ mồ côi phải đương đầu với với sự phân biệt đối xử do có cha, mẹ chết vì
AIDS. Trẻ cũng bị bỏ rơi khi thân nhân khơng thể chăm sóc các em, hay chính các em
đang phải chăm sóc anh, em mình. Những trẻ này có thể khơng được giáo dục và
hướng dẫn để sống trong hồn cảnh khơng có cha, mẹ. Các em dễ bị hành hung và
bóc lột hơn những trẻ em có cha mẹ.
Nhận định: “trẻ em mồ cơi do AIDS được giúp đỡ quá ít” cũng được đưa ra tại hội
nghị Bangkok 2004 này.
Quỹ Nhi Đồng Thế Giới kêu gọi qun góp nhiều hơn cho các gia đình và cộng
đồng đối phó với cơn khủng hoảng trẻ em mồ côi, để đảm bảo là các trẻ em này sẽ
được giáo dục, chăm sóc sức khỏe và được pháp luật bảo vệ.
Tổ chức Thầy Thuốc Không Biên Giới, một tổ chức hàng đầu về y tế và nhân đạo
nói rằng: “điều trị cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS là một cuộc chiến khó khăn vì thuốc
men và các xét nghiệm chẩn đoán chưa được điều chỉnh đúng mức phù hợp với các


- 19 -


em…các công ty sản xuất thuốc chữa AIDS sẽ khơng sản xuất thuốc cho trẻ em trừ khi
có tác động từ cộng đồng”.
Ngồi ra cịn rất nhiều ngun nhân dẫn tới việc trẻ em rơi vào tình trạng mồ côi
cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ. Chẳng hạn tai nạn lao động cướp đi sinh mạng của bao
người, thiên tai, chiến tranh, tai nạn giao thông…
Trước hết, tại nước Mỹ, quốc gia được coi là văn minh và phát triển nhất thế giới
nhưng số lượng trẻ mồ côi do các nguyên nhân khác nhau cũng rất nhiều. Cuộc khủng
bố ngày 11/9/2001 có trên 1000 trẻ em trở thành trẻ mồ côi do mất cha hoặc mẹ, trong
cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq tính tới tháng 5/2006 đã có tới 1600 trẻ em mất cha
trong cuộc chiến đó. Cũng tại quốc gia này, tính từ năm 1998 đã có 97.376 trẻ em mất
mẹ vì AIDS, tới năm 2004 có trên 500.000 trẻ mồ cơi nhưng trong đó chỉ có 129.000
trẻ được nhận con nuôi…
Một thực trạng đáng báo động nữa là về tai nạn lao động đã cướp đi sinh mạng
của hàng triệu người trên thế giới. Theo thống kê của tổ chứa Lao động Quốc tế ILO
cho biết mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,2 triệu người chết do tai nạn lao động hay
do mắc các bệnh nghề nghiệp. Nhưng đây chỉ là con số trên báo cáo, các chuyên gia
của ILO cho rằng số liệu này chưa phản ánh hết số người tử vong do lao động hay
mắc các bệnh nghề nghiệp. Số người mắc các bệnh về nghề nghiệp thường ở các quốc
gia phát triển, ngược lại tai nạn lao động trong các ngành xây dựng, khai thác mỏ,
nông nghiệp lại thường diễn ra ở các nước đang phát triển.
Những người chết do nguyên nhân này thuờng là lao động trụ cột trong gia đình,
khi họ mất đi để lại là những đứa con thiếu bàn tay chăm sóc của cha hay mẹ chúng,
nếu khơng được chăm sóc ni dưỡng chu đáo thì tỷ lệ người thất nghiệp, tệ nạn xã
hội, tội phạm…sẽ là vấn đề nan giải đối với mỗi quốc gia
Điều phải kể đến tiếp theo là thiên tai, hàng năm thiên tai đã cướp đi sinh mạng
của hàng chục ngàn người và số tài sản không thể kể hết. Theo Liên Hợp Quốc, thiên
tai xáy ra trong năm 2007 vừa qua làm 16.517 người thiệt mạng, con số này it hơn
năm 2006 ( 21.342 người) nhưng số người chịu ảnh hưởng của nó lại tăng lên rất
nhiều: 200 triệu nạn nhân so với 135 triệu năm 2006. Chỉ cần tính trong 10 liên tiếp
thì đã có trên 200 ngàn người thiệt mạng cùng với những tài sản của họ, và con số

người chịu ảnh hưởng của nó lên tới hàng tỷ người. Và trong số đó thì những em bé
mất cha hay mẹ là những người chịu thiệt thòi nhiều nhất.
Các quốc gia phải hứng chịu thiên tai nhiều nhất là Mỹ, tiếp theo là Trung Quốc,
đứng thứ 3 là Ấn Độ.
Chiến tranh thế giới đã lùi xa nhưng đâu đó trên thế giới vẫn còn những tiếng súng,
tiếng bom, hay những vụ khủng bố làm bao người dân phải chịu cảnh nhà tan, cha mẹ
con cái chia lìa nhau, con số này khơng phải là nhỏ, nó có ảnh hưởng lâu dài đến các
thế hệ.
1.2.2. Tại Việt Nam.
Trong 2 ngày 27 và 28 tháng 12 năm 2007, tại Tp HCM, Thường trực Ủy ban
Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với
Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc đã tổ chức hộ thảo “Về chính sách đối với trẻ em có
hồn cảnh đặc biệt” đã đưa ra thực trạng đáng báo động tại Việt Nam.


- 20 -

Theo giáo sư – tiến sĩ Đào Trọng Thi, chủ nhiệm trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục,
Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: Theo báo cáo của các địa
phương trong cả nước hiện có khoảng 3,2 triệu trẻ em có hồn cảnh khó khăn đặc biệt
và trẻ em nghèo. Trong đó, số trẻ em khuyết tật khoảng 2 triệu em, mồ côi khoảng
147 ngàn em, trẻ em lang thang khoảng 12 ngàn em, trẻ em nhiễm HIV khoảng 12,5
ngàn em, trẻ em lao động sớm khoảng 27 ngàn, nghiện ma túy khoảng 5,7 ngàn có
247 em bị lạm dụng tình dục. Những số liệu này có thể xa rời thực tế nhưng điều đó
cũng cho chúng ta thấy sự báo động của vấn đề trẻ em có hồn cảnh đặc biệt trên cả
nước.
Nghị định 67/2007/NĐ-CP, hầu hết trẻ em có hồn cảnh đăc biệt khó khăn đều
được hưởng trợ cấp xã hội, trợ cấp học nghề… nhưng so với những biến đổi của đời
sống xã hội thì nó vẫn cịn q ít, chưa phù hợp với thực tế.
Trong số trên 140 ngàn trẻ mồ cơi đó thì chỉ có chưa được 10% là các em được

sống trong các trung tâm bảo trợ của nhà nước, tổ chức phi chính phủ, các nhà hảo
tâm. Các trung tâm bảo trợ này chủ yếu nằm tại các thành phố lớn, cịn tại những
vùng thơn q chỉ có một số nhỏ trung tâm bảo trợ của các Sở LĐTB&XH trong khi
đó trẻ mồ cơi lại chủ yếu tập trung tại các vùng quê nghèo.
Trẻ mồ côi tại Việt Nam gồm rất nhiều dạng, bới những hoàn cảnh khác nhau mà
các em trở nên mồ côi. Trước hết là tai nạn giao thông, theo Tổng cục Thống kê cơng
bố thì năm 2007 cả nước có 14.600 vụ tai nạn giao thông làm chết 13.200 người và bị
thương 10.500 người. Và theo số liệu của Uỷ ban An tồn giao thơng Quốc gia thì chỉ
tính trong 15 năm gần đây (1990-2005) cả nước có tổng cộng 276.873 vụ tai nạn giao
thông làm chết 113.754 người chết và làm 296.592 người bị thương tật, đây mới chỉ là
con số thống kê tổng quát. Trong 15 năm này với trên một trăm ngàn người chết do
tai nạn giao thơng thì ai dám khơng đảm bảo rằng trong số đó họ quá nửa là những
người cha, người mẹ trong gia đình? Và khi họ mất đi thì những đứa con của họ sẽ do
ai chăm sóc? Nếu khơng phải nguời thân, xã hội?
Một điều khiến số trẻ em mồ côi tại Việt Nam tăng lên hàng năm là vấn đề thiên
tai, thiên tai không thiệt hại nhiều về mạng người nhiều như tai nạn giao thơng nhưng
nó lại thiệt hại về kinh tế rất nhiều. Từ 1990 tới nay đã có 9.856 người chết do thiên
tai và tổng thiệt hại về kinh tế lên tới 64.000 tỷ VND tương đương 4 tỷ USD, nhưng
theo Ngân hàng châu Á, con số đó phải là 1 tỷ USD/năm. Các gia đình khơng chỉ mất
đi người thân mà cịn mất đi những gì mình làm ra càng làm cho người ta vốn đã
nghèo nay càng nghèo hơn. Cũng chính vì thế những em bé mất cha mất mẹ mới lên
những thành phố kiếm sống, xã hội phải chịu thêm những gánh nặng
Ngồi ra cịn rất nhiều nguyên nhân nữa khiến những đứa trẻ đang sống trong gia
đình phải chịu cảnh mất cha, mất mẹ vì nhiều lý do khơng thể kể ra hết, như bệnh tật,
hay những đứa trẻ từ khi sinh ra đã khơng biết mặt cha mẹ của mình…
1.3. Lịch sử nghiên cứu trẻ em mồ côi và một số vấn đề liên quan.
1.3.1. Lịch sử nghiên cứu.
Trẻ mồ côi lang thang đường phố là vấn đề đã được các phương tiện truyền thông
đại chúng đề cập nhiều. Tuy nhiên, hiện nay trẻ mồ côi lang thang cũng dần được đưa
về các trung tâm, mái ấm, nhà mở để có thể dễ dàng hơn trong việc chăm sóc và quản



- 21 -

lí.Cho nên việc nghiên cứu cuộc sống của trẻ ở các trung tâm cần được được đề cập
đến nhiều.
Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cũng có đề cập đến vấn đề trẻ mồ cơi nhưng nó
chỉ dừng lại ở các nôi dung như: Trẻ mồ côi và các tệ nạn xã hôi, tội phạm ở trẻ mồ
côi hoặc các nguyên nhân khiến các em trở thành mồ cơi. Bên cạnh đó, các đề tài
xoay quanh chủ đế tâm lí trẻ mồ cơi cũng đã được đề cập cập đến qua nhiều tạp chí,
và các đề tài nghiên cứu khác. Tuy nhiên, các đề tài đó chỉ đề cập đến các vấn đề về
trẻ lang thang, trẻ đường phố hoặc trẻ mồ côi nhưng sinh sống trên các phố chợ, chưa
đề cập đến cuộc sống của trẻ mồ cơi ở trung tâm. Có thề kể đến như sau:
+ Tạp chí xã hội học của Vũ Trùng Dương, viết về đề tải trẻ lang thang.
+ Tạp chí xã hơi học của Dương Chí Thiện, viết về trẻ đường phố.
+ Tác phẩm “Phương pháp công tác xã hội chữ thập đỏ Việt Nam”, tài liệu dành
cho hướng dẫn viên do nhà xuất bản Hà Nội phát hành năm 2000, đề cập đến vấn
đề quyền lợi cho các trẻ em thiệt thòi.
+ Nguyễn Thị Oanh viết tác phẩm “Bài đọc về các chính sách luật pháp, biện
pháp liên quan đến bảo vệ cuộc sống trẻ trong tình cảnh khó khăn.
+Nguyễn Thị Nhẫn dịch tác phẩm “Giáo dục hòa nhập” của tổ chức hòa nhập
quốc tế/ “Giáo dục hòa nhập là lẽ thường” / một số bài đọc về an sinh nhi đồng.
+ Tác phẩm “Giáo dục cơ sở linh hoạt ở việt Nam”, viết về việc giáo dục cho trẻ
em việt Nam, trong đó có trẻ em mồ cơi.
+ Đổ Văn Bình, Trần Thị Vân , Nguyễn Thị Nhật, Tống Thanh Vân.viết “ Tình
hình học nghề của trẻ đường phố tại TP HCM”
Việc đề cập đến cuộc sống trẻ em mồ cơi ở trung tâm cịn khá khiêm tốn, nhưng cũng
có thể kể đến:
+ Giáo sư vũ Đình Hường chủ biên tác phẩm “Phương pháp công tác xã hội”,
viết về cuộc sống của các em tại các trung tâm.

+ Nguyễn Thị Bích Hịa với để tài “Tìm hiều vấn đề tái hòa nhập của trẻ đường
phố đã rời các cơ sở chăm sóc tại TP HCM “.
+ “Phân tích tình hình chăm sóc trẻ tại trung tâm và các chương trình chăm
sóc thay thế ờ Việt Nam”, tổng hợp bài viết của nhiều tác giả.
Tuy nhiên, để cuộc sống các em có thể phát triền mơt cách tồn diện, cần có nhiều
yếu tố. Trong đó, vai trị và ảnh hưởng của các loại hình dịch vụ xã hơi đối với cuộc
sống hiện tại và tương lai của các em không phải là ít đặc biệt là trong cuộc sống ngày
nay. Tuy vậy, các đề tài hoặc bài viết liên quan đến vấn đề này chưa nhiều. Bởi vậy,
có thể nói đây là đề tài còn khá mới và hứa hẹn nhiếu nét lạ. Nếu thực hiện thành
công đề tài này, vai trị của các dịch vụ xã hơi ngày càng được phát huy nhiều hơn tại
các trung tâm, điều này sẽ làm cho đời sống vật chất và tinh thấn của các em em ngày
một phát triển toàn diện hơn, phong phú hơn.
1.3.2. Trẻ mồ côi và HIV/AIDS
Trẻ em mồ côi và vấn đề nhiễm HIV/AIDS trong thời gian gần đây đã tạo được
nhiều sự quan tâm cho xã hội và đặc biệt đã tạo được nhiêu sự chú ý của các tổ chức
lớn. Theo ước tính của Bộ Y Tế hiện đang có 2800 trẻ sơ sinh nhiễm HIV, 915 trẻ
trong số đó dưới 13 tuổi. Ngịai ra, Bộ Y Tế cịn khẳng định trẻ mồ cơi đang là thành


- 22 -

phần nhiễm HIV khá nhiều, hiện có 13000 trẻ mồ cơi nhiễm HIV, trong đó có 25% là
mồ côi cha hoặc mẹ. Riêng tại địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có 1750 trẻ sống chung
với AIDS. Cứ theo dự tính sơ bộ thì đến năm 2010 số trẻ mồ cơi tại TP Hồ Chí Minh
sẽ lên đến 2850 em và đạt kỉ lục 7040 em vào năm 2015.
Khơng chỉ riêng gì Việt Nam, đây là tình trạng khẩn cấp chung của toàn thế giới.
Theo Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) công bố nhân ngày Thiếu Nhi thế
giới thì mỗi ngày trên thế giới có gần 2000 em bị nhiễm HIV. Một kết quả khủng
khiếp không thể ngờ. Vậy là cứ mỗi 24h qua đi sẽ có gần 2000 sinh mang em thơ sắp
mất đi. Tính mạng của các em đang rất mong manh mà chính sự kì thị, xa lánh, thờ ơ

của xã hội càng làm cho những sinh mạng nhỏ nhoi ấy bước đến cái chết nhanh hơn.
Sự phân biệt đối xử đã như cái hố lớn ngăn cách nhiều người tiếp cận với các em, các
dịch vụ xã hội do vậy mà cũng không thể đến kịp thời để hỗ trợ và đáp ứng những
nguyện vong sống còn cho những em thơ non nớt ấy. Ông Michial w. Marine – Đại
Sứ Mĩ cho rắng: “số trẻ mồ cơi và trẻ bị tổn thương có thể sẽ tăng lên, chúng ta phải
tiến hành ngay bây giờ để cứu giúp các em ấy”.
Trẻ mồ côi đang dần bị cộng đồng xã hội lãng quên - nó như là 1 loại virus khác
cùng với virus HIV bào mòn sự sống của các mảnh đời bất hạnh mang chúng trong
người. Nếu thiếu thơng tin, ít kiến thức, chủ quan, coi thường bệnh tật được xem là
nguyên nhân gia tăng tình trang HIV thì sự kì thị, xa lánh người nhiễm HIV sẽ làm
cho họ chuyển sang giai đoạn AIDS nhanh hơn và đồng nghĩa cái chết đang ở rất gần
Năm 2005 cứ 60 gia đình Việt Nam là có 1 gia đình “sống chung” với AIDS. Đó
thường là những gia đình nghèo đói tại các miền q, nơi mà “Tình làng, nghĩa xóm
cũng nhiều và sự phân biệt, dè biểu cũng lắm”.
Số trẻ em chịu ảnh hưởng của căn bệnh này phần đơng có hồn cảnh đáng thương,
phần lớn các em sống trong cảnh nghèo hoặc rất nghèo chiếm 75%, 1 phần sống
chung với ông bà già yếu chiếm 27%. Vì nghèo nên 29% số trẻ được hỏi nói lên
nguyện vong của mình là mong muốn được đi làm để giúp đỡ gia đình .
Vấn đề AIDS khơng chỉ là nỗi đau của riêng các em mà còn là của toàn xã hội.
Căn bệnh thế kỷ ấy, nỗi đau ấy đôi khi các em phải mang từ khi mới lọt lịng, cha mẹ các em cũng có thể là nạn nhân của sự khắc nghiệt đó.
Theo thơng báo của Liên Hiệp Quốc thì dịch AIDS đã cướp đi cha, mẹ hoặc cả cha
lẫn mẹ của 15 triệu trẻ em và làm đảo lộn cuộc sống của nhiều gia đình khi bỗng chốc
các em biến thành “mồ cơi”. Do đó tỉ lệ nhiễm HIV gia tăng và có thể kéo dài nên ước
tính đến năm 2010 sẽ có khoảng 18 triệu trẻ sẽ mồ cơi ít nhất là cha hoăc mẹ.
Tại Việt Nam theo cục Phòng chống HIV/AIDS, trong số 10 tỉnh - thành phố, số
người nhiễm tuyệt đối cao nhất là TP Hồ Chí Minh với 16.946người, Hà Nội là 9.738
người, Hải Phòng là 7.347người, Quảng Ninh là 7.193người. Nếu tính theo tỉ lệ
nhiễm HIV/100.000 dân thì cao nhất là Quảng Ninh với tỉ lệ xấp xỉ 674người/100.000
dân, thứ 2 là Hải Phòng và thứ 3 là Vũng Tàu .
Hàng năm cả nước ta có gần 2 triệu phụ nữ mang thai, tỉ lệ thống kê nhiễm HIV

trong thời gian gần đây là 0,39%, như vậy ước tính mỗi năm có hang trăm phụ nữ
mang thai nhiễm HIV kéo theo đó là thai nhi ra đời cũng có nhiều khả năng nhiễm


- 23 -

HIV/AIDS vì tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con là 30-40%. Tính đến tháng 12/2004 tồn
quốc phát hiện 607 trường hợp trẻ dưới 5 tuồi, nhiễm HIV từ mẹ sang.
Bên cạnh đó, cịn nhiều trường hợp khác dẫn đến trường hợp trẻ mồ côi bị nhiễm
HIV. Trong đó cị 2 trường hợ phổ biến nhất:
- Các em bị lây truyền từ mẹ nhiễm HIV, nghĩa là các em bị thụ động trong quá
trình nhiễm bệnh, vừa ra đời đã bị nhiễm HIV. Một số được đưa vào trung tâm
chăm sóc riêng, một số ít lang thang kiếm sống bên ngịai, trong sự kì thị và xa
lánh.
- Các em hồn tịan khơng nhiễm bệnh khi sinh ra. Do khơng có cha - mẹ chăm
sóc, phải tự kiếm sống nên bị lợi dụng, cám dỗ trở thành nạn nhaân của các tệ nạn
xã hội như: mại dâm, ma túy…là một trong những con đường dẫn đến HIV/AIDS
* Trường hợp mẹ truyền sang con :
Đây là một trong những đường lây truyền HIV trong hơn 25 năm qua. Quá trình
nhiễm có thể xảy ra trong thời kì mang thai qua “nhau thai“, trong lúc sinh con qua
đường máu, hay khi cho con bú thông qua tuyến sữa. Phương thức lấy truyền từ mẹ
nhiễm HIV sang con là phương thức lấy truyền dọc. Ước tính cứ 10 người mẹ nhiễm
HIV, thì sẽ có từ 3 đến 4 trẻ bị lây nhiễm. Hiện nay, tịan thế giới có 2,3 triệu trẻ em
dưới 15 tuổi là nạn nhân của căn bệnh này. Trong khi đó, ở nước ta có 0,04 % số phụ
nữ mang thai nhiễm AIDS và khỏang 900 trẻ mang vi rút HIV trong người, và hấu
hết các em điều có độ tuổi dưới 5.
Tất cà những trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm HIV thì dù có lây bệnh hay khơng thì đều
tồn tại kháng thể HIV trong cơ thể từ 12 đến 18 tháng. Do vậy mà sự phát triển và sức
đề kháng cũng khơng bình thường cần phải có sự chăm sóc đặc biệt.
Về mặt lâm sàn, trẻ nhiễm HIV được chia làm hai loại:

- Ở loại thứ nhất, các em có những triệu chứng ngay khi nhiễm bệnh như: đau
họng, viêm phổi, tiêu chảy, lở loét…Làm suy giảm hệ thống miễn dịch của các em
từng ngày, từng giờ. Gây tử vong ở trẻ từ 4 đến 5 tuổi - tuổi chưa định hình rõ
ràng cuộc sống là gì, HIV là gì.
- Ở loại thứ hai, trẻ vấn sống bình thường do vi rút HIV khơng phát triển nhanh
mà tiềm ẩn bên trong cơ thể. Khi được 5 dến 6 tuổi, HIV sẽ chuyển sang giai đoạn
AIDS và bắt đầu có triệu chứng như loại một và có khoảng 70 - 80 trẻ em nhiễm
HIV ở loại này.
Hầu hết, tuổi thơ của các em đều trải qua không suôn sẻ, các em chỉ được đến
trường dành riêng cho các trẻ em nhiễm HIV như các em. Có lẽ cịn q nhỏ nên các
em khơng biết rõ sự xa lánh, kì thị của xã hội là vì sao? Nhưng sau nụ cười của các
em chỉ còn là nụ cười gượng gạo mà thơi. “Tại sao mình lại khơng được đi học ở
trường như bạn mình? Sao các dì cạnh nhà khơng muốn để các bạn chơi chung với
mình? Sao mọi người nhìn mình lạ vậy?”
Những câu hỏi ngây ngơ không lời đáp ấy sẽ luôn hiện hữu đến cuối đời hay khi
các em đủ lớn để nhận ra điều đó, và khơng phải ai trong xã hội cũng có kiến thức,
tấm lịng để đón nhận các em. Tất cả chỉ dấy lên nỗi ám ảnh về căn bệnh thế kỷ gắn
liền với tử thần.
* Trường hợp nhiễm HIV do quan hệ tình dục hoặc tiêm chích ma túy.


×