Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Đặc tính văn hóa phương đông trong hệ thống luận trị đông y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 160 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
D E

NGUYỄN THỊ HỒNG MAI

ĐẶC TÍNH VĂN HĨA PHƯƠNG ĐƠNG
TRONG HỆ THỐNG LUẬN TRỊ ĐƠNG Y
Chun ngành: Văn hóa học
Mã số: 60.31.70

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHAN THU HIỀN

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2008


MỤC LỤC

QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
DẪN NHẬP

----------------------------------------------------- 3

----------------------------------------------------------------- 4

1. Lý do chọn đề tài ---------------------------------------------------------------------4
2. Mục đích nghiên cứu -----------------------------------------------------------------4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu --------------------------------------------------5


4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề-----------------------------------------------------------5
5. Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------------8
6. Nguồn tư liệu --------------------------------------------------------------------------9
7. Những đóng góp của luận văn ------------------------------------------------------9
8. Bố cục luận văn --------------------------------------------------------------------- 10

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Văn hóa chăm sóc sức khỏe. Nghiên cứu văn hóa học y học -------------------- 11
1.1.1. Văn hóa chăm sóc sức khỏe ----------------------------------------------------- 11
1.1.2. Nghiên cứu văn hóa học y học -------------------------------------------------- 12
1.2. Đông y trong so sánh với Tây y từ góc độ loại hình văn hóa--------------------- 15
1.2.1. Phương pháp so sánh loại hình văn hóa --------------------------------------- 15
1.2.2. Đơng y – Tây y qua so sánh loại hình ----------------------------------------- 16
1.3. Đơng y trong lịch sử hình thành và phát triển ------------------------------------- 16
1.4. Một số tư tưởng cột trụ làm nền tảng Đông y -------------------------------------- 23
1.4.1. Thuyết âm dương ----------------------------------------------------------------- 23
1.4.2. Thuyết ngũ hành ------------------------------------------------------------------ 25
1.4.3. Thuyết tạng tượng ---------------------------------------------------------------- 27
1.4.4. Thuyết kinh lạc ------------------------------------------------------------------- 29

Tiểu kết --------------------------------------------------------------------------------------- 32

1


Chương 2
TÍNH TỔNG HỢP TRONG HỆ THỐNG LUẬN TRỊ ĐƠNG Y
2.1. Tính tổng hợp trong lý luận Đơng y ---------------------------------------------- 34
2.2. Tính tổng hợp trong chẩn đốn định bệnh Đơng y ----------------------------- 45

2.3. Tính tổng hợp trong cách thức điều trị Đơng y---------------------------------- 52
2.4. Tính tổng hợp trong dược học Đơng y ------------------------------------------- 58
Tiểu Kết -------------------------------------------------------------------------------------- 62

Chương 3
TÍNH LINH HOẠT TRONG HỆ THỐNG LUẬN TRỊ ĐƠNG Y
3.1. Tính linh hoạt trong lý luận Đơng y ---------------------------------------------- 63
3.2. Tính linh hoạt trong chẩn đốn định bệnh Đơng y------------------------------ 68
3.3. Tính linh hoạt trong cách thức điều trị Đơng y---------------------------------- 72
3.4. Tính linh hoạt trong dược học Đông y ------------------------------------------- 78
Tiểu kết --------------------------------------------------------------------------------------- 89

Chương 4
TÍNH QN BÌNH ÂM DƯƠNG
TRONG HỆ THỐNG LUẬN TRỊ ĐƠNG Y
4.1. Tính qn bình âm dương trong lý luận Đơng y -------------------------------- 90
4.2. Tính qn bình âm dương trong chẩn đốn định bệnh Đơng y --------------- 96
4.3. Tính qn bình âm dương trong cách thức điều trị Đơng y ------------------103
4.4. Tính qn bình âm dương trong dược học Đông y ----------------------------109
Tiểu kết -------------------------------------------------------------------------------------116

KẾT LUẬN -------------------------------------------------------------------------------------- 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO ----------------------------------------------------------------- 123

Phụ lục
1.BẢNG THUẬT NGỮ CHÚ GIẢI VẮN TẮT ---------------------------------------131
2. TIỂU SỬ CÁC DANH Y---------------------------------------------------------------137

2



QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
1. Danh mục tài liệu tham khảo của luận văn được sắp xếp theo thứ tự của họ tên tác
giả.
2. Xuất xứ tài liệu trích dẫn được ghi theo mẫu [W X;Y: Z], trong đó:

- W: tên tác giả. Trong trường hợp tên đơn vị giữ bản quyền dài sẽ được viết
tắt bằng các chữ cái đứng đầu trong tên của đơn vị đó, đồng thời tên của đơn vị
đó được ghi rõ trong thư mục tài liệu tham khảo (Ví dụ: HVTYQC 1991 [Học
viện Trung y Quảng Châu] : Trung y chẩn đoán học giảng nghĩa ).

- X: năm xuất bản.
-Y: tên của quyển sách nhỏ trong một tác phẩm lớn (Ví dụ: Tác phẩm Hải
thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển. Quyển 1: Nội kinh yếu chỉ; quyển
2: Y gia quan niệm v.v… Như vậy sẽ ghi [Lê Hữu Trác 2001; Nội kinh yếu chỉ:
67] ).

- Z: số trang
- Nếu dẫn tham khảo nhiều trang liên tục với nhau thì ghi số trang đầu và số
trang cuối, giữa các số trang cách nhau bằng dấu gạch ngắn (Ví dụ: [Harrison
1999; 11-30])
- Nếu dẫn tài liệu tham khảo nhiều trang không liên tục với nhau thì giữa các số
trang cách nhau bằng dấu phẩy (Ví dụ: [Lê Hữu Trác 2001;Vệ sinh yếu quyết:
439, 450] )
Thơng tin chi tiết về tài liệu trích dẫn được tìm thấy trong danh mục tài liệu tham
khảo ở cuối phần chính của luận văn.
3. Các hình ảnh minh họa được đánh số thứ tự từ nhỏ đến lớn.

3



DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới ngày nay đang nghiên cứu các lãnh vực của y học, các nhà nghiên
cứu khoa học trên thế giới cũng như Việt Nam đang cố gắng ngày càng hoàn thiện
về lãnh vực y học để chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho con người, trong đó Đơng y
đang được quan tâm. Đơng y là một nền y học dân tộc cổ truyền của các nước
phương Đông như Trung Quốc, Việt Nam và một số nước khác. Đông y nhận thức
con người và vũ trụ trên quan điểm tồn diện. Đơng y đã tạo ra sắc thái độc đáo
trong lý luận về cơ năng, sự biến hóa bệnh lý, chẩn đốn bệnh tật, phương pháp
điều trị và dùng thảo dược thiên nhiên. Mặc khác, nghiên cứu y học có ý nghĩa
trong văn hóa. Bởi vì những tri thức trong văn hóa sẽ giúp thực hiện tốt trong y học
như các vấn đề đạo đức, tâm lý trị liệu, những tri thức về con người, xã hội, mơi
trường giúp cho chăm sóc sức khỏe tốt nhất trong đời sống con người. Vì thế chúng
tơi mong muốn làm sáng tỏ đặc tính văn hóa phương Đơng trong hệ thống luận trị
Đơng y.

2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu Đơng y trong văn hóa chăm sóc sức khỏe truyền thống
phương Đông rất cần thiết cho xã hội ngày nay. Trong thế giới ngày nay, Tây y và
Đơng y có khuynh hướng tiếp cận nhau trong các lãnh vực y học, hai nền y học này
đang giao thoa với nhau để hướng đến chăm sóc sức khỏe tồn vẹn cho con người.
Chúng tơi ý thức được điều này nên cố gắng nghiên cứu những giá trị ưu việt của
Đông y trong tổng thể giá trị của văn hóa phương Đơng để tính văn hóa của Đơng y
ngày càng nâng cao, phục vụ thiết thực trong đời sống con người về thể chất lẫn
tinh thần.
Chúng tôi mong nắm vững một cách tổng quát về các nguyên lý cơ bản của
Đông y và các tư tưởng Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo được vận dụng vào phép
dưỡng sinh, luyện đạo trường sinh. Các học thuyết đặc thù của y học cổ truyền như
học thuyết âm dương, học thuyết ngũ hành, học thuyết thiên địa vạn vật đồng nhứt

thể, học thuyết tạng tượng, học thuyết kinh lạc. Các học thuyết này được vận dụng

4


vào biện chứng sinh lý và bệnh lý của con người trong việc bảo vệ sức khỏe. Ngồi
ra, cịn các phương pháp chữa bệnh không dung thuốc như châm cứu, xoa bóp và
các bài thuốc địa phương, những tín ngưỡng dân gian.
Ngày nay, vẫn cịn nhiều điều bí ẩn trong cơ thể con người, vẫn còn
những lý luận y học cần tìm hiểu và giải đáp, cịn nhiều những căn bệnh mới đã,
đang, sẽ tiếp tục phát sinh chưa có phương pháp đối phó. Y học thế giới với nhiệm
vụ cao cả là đưa con người ra khỏi bệnh tật, trong đó nền y học cổ truyền có một
đóng góp rất quan trọng. Vì thế, người nghiên cứu y học với nhiệm vụ nghiên cứu y
học cổ truyền là nhiệm vụ cấp bách của giới y học để phục vụ cho sức khỏe con
người và phát huy văn hóa đạo đức trong nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh
đó, việc nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại để xây dựng một nền y
học Việt Nam và gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là điều cần làm hơn cả.
Với những lý do trên, chúng tơi chọn đề tài : ĐẶC TÍNH VĂN HĨA
PHƯƠNG ĐÔNG TRONG HỆ THỐNG LUẬN TRỊ ĐÔNG Y để làm luận văn
thạc sĩ chuyên ngành văn hóa học.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là một số đặc tính cơ bản của văn hóa phương Đơng:
tính tổng hợp, tính linh hoạt, tính qn bình âm dương thể hiện trong hệ thống luận
trị Đông y.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn nằm trong lãnh vực hệ thống luận trị
Đông y bao gồm lý luận, chẩn đoán, điều trị và dụng dược ( phần dược chỉ nghiên
cứu trong phạm vi liên quan đến điều trị).


4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khi tìm hiểu nền văn minh phương Đông, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan
tâm đến vần đề y học phương Đông. Trên thế giới, bên cạnh nền y học phương Tây
được phổ biến rộng rãi, cịn có các nền y học khác của các nước phương Đông đã

5


đóng góp thành cơng trong việc chăm sóc sức khỏe cho con người. Chính những
cách thức xử lý chăm sóc sức khỏe cho con người khác hẳn với nền y học phương
Tây đã thu hút các nhà nghiên cứu ngày càng tiếp cận với nền y học phương Đơng.
Điều đó cho thấy y học phương Đông đã khẳng định vai trò song hành với y học
phương Tây trong việc bảo vệ sinh mạng của con người.
Hiện nay các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam cũng quan tâm đến mối quan
hệ giữa văn hóa và y học. Đến nay có những cơng trình nghiên cứu đã đề cập một
cách khái qt về y học từ góc nhìn văn hóa. Tuy nhiên, phần lớn các cơng trình chỉ
nêu lên vấn đề một cách khái quát và có phần thiên về lý luận y học hoặc thiên về
giải luận văn hóa học chưa làm sáng tỏ được tính văn hóa của Đơng y.
Nhìn chung, vấn đề quan hệ giữa y học và văn hóa trong thời gian qua đã có
những cơng trình nghiên cứu. Chúng tơi trình bày ý kiến tiêu biểu nhất về mối quan
hệ này trong phạm vi tư liệu đã có trong tác phẩm “Đọc Kim Dung tìm hiểu văn
hóa Trung Quốc”, Nguyễn Duy Chính đã đề cập đến vấn đề Đơng y. Trong đó,
Nguyễn Duy Chính đã xác định vai trị của Đơng y trong văn hóa Trung Quốc. Ơng
đã khái qt tồn bộ hoạt động của Đơng y. Ơng gắn liền Đơng y với đời sống con
người “khi người Âu Tây nghiên cứu về y thuật Trung Hoa họ muốn coi y học như
một ngành riêng mà quên rằng quan niệm chữa bệnh bắt nguồn và tồn tại theo đời
sống con người” [ Nguyễn Duy Chính 2002: 40]. Như vậy, nền văn hóa của một
dân tộc qui định đời sống của dân tộc đó, tạo nên cách sống riêng của từng dân tộc,
cho nên y học gắn liền với đời sống con người. Nguyễn Duy Chính cũng cho rằng “

Tất cả các môn nho–y–lý–số đều cùng một nguồn gốc, từ một quan điểm mà người
ta cho là mọi thứ trong trời đất đều cùng một thể và nếu như nhất pháp thơng, thì
vạn pháp thơng” [Nguyễn Duy Chính 2002: 40]. Đó cũng chính là tư tưởng chính
dẫn đường cho những luận thuyết của Đông y, Nguyễn Duy Chính trong bài viết
của ơng bàn bạc những đặc tính văn hóa trong y học. Tuy nhiên, ơng chưa chỉ rõ
những đặc tính của văn hóa trong y học và chưa thật sự bàn luận đến sự quan hệ
giữa văn hóa và y học. Nguyễn Duy Chính cũng đúc kết “cho đến giờ phút này, con
người ngày càng đi sâu vào những tổng hợp mới, trong đó đời sống được coi là một
mơ hình đa phương dung chứa nhiều quan niệm, nhiều nguồn văn hóa, nhiều xu thế.

6


Những quan điểm cứng nhắc, bất biến không những bị xem là lỗi thời mà cịn khó
có thể được chấp nhận trong một xã hội văn minh” [ Nguyễn Duy Chính 2002: 69].
Trong tác phẩm “Triết lý văn hóa phương Đông”, Nguyễn Hùng Hậu nêu lên
vấn đề triết lý âm dương ngũ hành và sự vận dụng của nó trong y học cổ truyền.
Triết lý âm dương ngũ hành đã chi phối tồn bộ hoạt động của Đơng y. Âm dương
ngũ hành là những sản phẩm triết lý của nền văn hóa phương Đơng mang những
khái niệm trừu tượng, khái quát đầu tiên nhằm giải thích sự sinh trưởng biến hóa
của vũ trụ. Đơng y vận dụng những tư tưởng đó vào thực tiễn chữa bệnh cho con
người và giải thích mọi vấn đề của Đơng y. Nguyễn Hùng Hậu viết nhiều về cơ sở
lý luận của y học trên nền tảng âm dương ngũ hành, Nguyễn Hùng Hậu chưa thật sự
đề cập đến tính văn hóa của y học và mối quan hệ giữa văn hóa và y học.
“Tác phẩm tư tưởng Lão Trang trong y thuật phương Đông”, Trần Văn Tích
đã nêu lên tầm ảnh hưởng tư tưởng của Lão Trang vào lý luận Đơng y. Ơng cho
rằng cái lớn nhất của Đông y không phải chủ yếu dựa vào những dữ kiện dầu sao thì
cũng chỉ là vật chất trong thời gian và không gian, mà Đông y sở dĩ được tồn tại là
do tư tưởng chỉ đạo của nó. Đơng y được tồn tại và phát triển vững mạnh trong lịng
các dân tộc Đơng Á cho mãi đến bây giờ. Có thể nói, ơng trình bày một cách tổng

quát, sâu sắc về Đông y và bàn bạc trong tác phẩm ông cũng đề cập đến những đặc
tính của văn hóa trong y học. Trong đó, Lão Trang để những dấu ấn sâu rộng nhất
trong mọi hoạt động của Đông y. Trong những trang đầu tiên Trần Văn Tích viết :
“sự phát triển của văn hóa, những bước tiến của các nền văn minh ở những thời đại
xưa cũ thường không vượt quá giới hạn của một số quốc gia, một số vùng nhất
định, tạo thành những cái nơi văn hóa, những trung tâm văn minh, vì thế, những
nhân vật ưu tú, những người “khổng lồ” trong văn hóa phần nhiều cũng từ những
nước, những nơi ấy phát sinh và vươn mình. Lão Tử là một người “khổng lồ” của
triết học Đông Á, và tầm ảnh hưởng của tác giả Đạo Đức Kinh còn vươn dài qua
rất nhiều địa hạt, chẳng hạn y học” [Trần Văn Tích 1974:14]. Cuối cùng, ông cũng
kết luận một điều quan trọng là theo ông “căn bản triết học của y học phương
Đơng là một hình cánh quạt mà trung tâm là Lão học” [Trần Văn Tích 1974: 169].
Tuy nhiên, Trần Văn Tích chỉ nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của Lão Trang vào y học
mà chưa chỉ rõ những vấn đề y học và văn hóa.

7


Tác phẩm “ Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” (1996/2004), Trần Ngọc
Thêm là người đầu tiên trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam có những tư tưởng mới
mẻ và khái quát được vấn đề văn hóa và y học.
Trong những nghiên cứu về văn hóa Việt Nam trước đó, có những cơng trình
nghiên cứu thiên về mặt khái qt cơ sở lý luận của Đơng y hoặc có những cơng
trình viết chủ yếu về văn hóa chỉ đề cập phớt qua về Đông y. Những hiện tượng
phản ánh mối liên hệ văn hóa và y học chỉ ở mức gợi ý hoặc bàn luận sơ qua mà
chưa xác định rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa văn hóa và y học, nói cách khác chưa
xác định được y học là bộ phận trong văn hóa, trong hệ thống giá trị văn hóa.
Trần Ngọc Thêm với cách tiếp cận hệ thống loại hình đã tổng kết nền tảng
của Đơng y như một bộ phận trong tổng thể khối giá trị văn hóa phương Đơng nói
chung, văn hóa Đơng Á nói riêng. Đây thật là một đóng góp quan trọng, làm cho

mối quan hệ văn hóa và y học càng được xác định và trở thành một hệ thống vấn đề
quan trọng.
Một vấn đề nữa được Trần Ngọc Thêm nêu lên rõ ràng qua phần văn hóa
nhận thức- nhận thức về con người và vũ trụ. Ông viết “con người tự nhiên như một
mơ hình âm dương ngũ hành” và “bản chất của vũ trụ : triết lý âm dương”. Từ triết
lý âm dương đã hình thành hai loại hình văn hóa là loại hình văn hóa trọng tĩnh
trọng âm và loại hình văn hóa trọng động trọng dương. Qua nhận thức về con người
và vũ trụ, trong đó triết lý đạo học tam giáo và triết lý âm dương, ngũ hành, tam tài
cũng là những triết lý được ứng dụng vào tồn bộ hoạt động của Đơng y. Trần Ngọc
Thêm đã phát họa toàn cảnh mối quan hệ giữa văn hóa và y học và đặc tính văn hóa
của y học. Tuy nhiên, những vấn đề cốt lõi về văn hóa và y học Trần Ngọc Thêm
thật sự chưa bàn luận hết. Trần Ngọc Thêm đã có một cái nhìn tổng hợp giữa mối
quan hệ Nho–y–lý–số. Tuy nhiên, phạm trù văn hóa và y học cịn rất nhiều vấn đề
cần bàn luận tổng quát mà không bỏ qua những cơ sở sâu sắc mấu chốt của vấn đề y
học. Đây là một công việc cần được quan tâm thêm nữa.

5. Phương pháp nghiên cứu
Đông y gắn liền với văn hóa phương Đơng. Sự tiếp cận nghiên cứu y học
trong mối quan hệ văn hóa rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn, vì qua đó độc giả có

8


thể hiểu một cách cơ bản về lý luận Đông y và nhìn thấy được vấn đề chủ yếu trong
văn hóa chăm sóc sức khỏe con người là điều cần thiết. Để thực hiện luận văn này,
chúng tôi đã áp dụng một số phương pháp tiếp cận văn hóa học như :
- Phương pháp nghiên cứu hệ thống liên ngành
Phân tích lý luận, cách chẩn đốn, điều trị, dược học như các yếu tố trong
hệ thống luận trị Đơng y.
Tìm hiểu Đơng y như một phương diện trong văn hóa chăm sóc sức khỏe,

trong văn hóa phương Đơng như một tồn thể.
Luận văn phân tích Đơng y trong quan hệ với: tôn giáo, triết học, y học,
dược học, sinh học, phong tục tập quán, võ thuật, dưỡng sinh, ẩm thực…
- Phương pháp so sánh
So sánh lý luận, cách chẩn đoán, điều trị, dược học của Đông y và Tây y,
qua đó so sánh những đặc tính văn hóa phương Đơng và phương Tây trong văn hóa
chăm sóc sức khỏe của hai khu vực.

6. Nguồn tư liệu
Thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng nguồn tư liệu bao gồm tất cả các
mặt của y học cổ truyền như : tư liệu về lý luận y học, tài liệu nghiên cứu y học cổ
truyền, y học dân gian, và các sách liên quan đến những tài liệu y học cổ truyền
gồm các sách kinh điển và các sách y luận của các y gia. Bên cạnh đó, chúng tơi
tham khảo những tài liệu liên quan đến lịch sử, triết học, tôn giáo, y học dân gian,
những kinh nghiệm dân gian. Luận văn cũng tham khảo những vấn đề liên quan y
học – văn hóa và quan điểm chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về y học.

7. Những đóng góp của luận văn
1. Giới thiệu một cách khái quát về hệ thống luận trị của Đông y thông qua
tác phẩm kinh điển và các sách y luận của Việt Nam và Trung Quốc .
2. Phân tích Đơng y về các mặt lý, pháp, phương, dược một cách chi tiết để
tìm ra những đặc tính của văn hóa truyền thống phương Đơng nói chung, truyền
thống văn hóa dân tộc nói riêng.

9


3. Nêu lên một số đề nghị, giải pháp nhằm phát huy và giữ gìn bản sắc y
học truyền thống Việt Nam, đồng thời khắc phục hạn chế của y học cổ truyền trong
văn hóa chăm sóc sức khỏe con người.


8. Bố cục luận văn
Chương 1 : Những vấn đề chung, trình bày những khái niệm lý luận cơ bản
như Đơng y, văn hóa chăm sóc sức khỏe, phương pháp so sánh loại hình. Chương
này cũng giới thiệu khái quát lịch sử hình thành và phát triển Đơng y, một số tư
tưởng trụ cột làm nền tảng Đông y.
Chương 2 : Tính tổng hợp trong hệ thống luận trị Đơng y, phân tích những
vấn đề như quan niệm tinh – khí – thần; Quan hệ giữa thể xác và tinh thần, giữa
sinh học và tâm lý học; Quan hệ giữa con người và vũ trụ; sự kết hợp Nho – Y - Lý
– Số; Kết hợp giữa châm cứu và dùng thuốc trong trị liệu; Kết hợp giữa tam giáo và
y học…cho thấy đặc tính tổng hợp của Đơng y.
Chương 3 : Tính linh hoạt trong hệ thống luận trị Đơng y, trình bày sự
uyển chuyển, mềm dẻo, gia giảm trong q trình lý, pháp, phương, dược của Đơng
y.
Chương 4 : Tính qn bình âm dương trong hệ thống luận trị Đông y, cân
bằng âm dương giữa con người với môi trường, vũ trụ. Tư tưởng này thể hiện qua
quan niệm phân tích những cách thức của Đơng y để duy trì, tái thiết lập cân bằng
âm dương trong bản thân con người; Qn bình âm dương trong chẩn đốn ngun
nhân và tạng phủ, chẩn đốn lục kinh; Qn bình âm dương, khí huyết, tâm thận;
Qn bình âm dương trong sử dụng và bào chế dược liệu.

10


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Văn hóa chăm sóc sức khỏe. Nghiên cứu văn hóa học y học
1.1.1. Văn hóa chăm sóc sức khỏe
Tổ chức y tế thế giới cho rằng : “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện

về vật chất lẫn tinh thần và xã hội” [vi.wikipedia.org/wiki/y-h%E1%BB%8Dc].
Sức khỏe tinh thần là khái niệm chỉ tình trạng tâm thần và cảm xúc tốt của mỗi cá
nhân. Theo tổ chức y tế thế giới thì khơng có định nghĩa chính thức cho sức khỏe
tinh thần. Các nền văn hóa khác nhau, các đánh giá chủ quan và các giả thuyết khoa
học khác nhau, đều có ảnh hưởng đến những định nghĩa khác nhau về sức khỏe tinh
thần. Tình trạng thoải mái, khơng có rối loạn về tinh thần chưa được coi là sức khỏe
tinh thần. Chính lịng tự tin, ln giữ tốt các mối quan hệ, có một cuộc sống độc lập,
dễ hồi phục mọi căng thẳng và tình huống khó khăn trong cuộc sống, mới được coi
là dấu hiệu của một sức khỏe tinh thần. Bản thân sức khỏe là một giá trị, chăm sóc
sức khỏe để khơng ốm đau, chữa khỏi bệnh nhanh chóng đều là giá trị văn hóa.
Y học là ngành khoa học nghiên cứu và thực hành. Mục đích của y học là
phát triển hiểu biết về cơ thể con người và các bệnh tật để chăm sóc sức khỏe cho
con người. Y học được phát triển từ lâu ở phương Tây (truyền thống Hippocrates) ở
Ấn Độ (y học Ayurvedic) và Trung Quốc (Đông y).
Y học phương Đông và y học phương Tây là hai thuật ngữ chỉ các nền y học
của hai khu vực: phương Đông và phương Tây. Y học phương Tây bao gồm y học
của các nước Âu Mỹ. Y học phương Đông là những nền y học dân tộc bao gồm các
nước của các khu vực phương Đông như Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á ( tiểu lục
địa Ấn Độ) và Tây Á. Y học phương Tây bao gồm cả truyền thống và hiện đại. Y
học phương Đông chỉ có truyền thống. Thuật ngữ Đơng y là cách nói tắt của y học
phương Đơng, cũng là cách nói trong dân gian để chỉ y học Đông Á gồm các nước:
Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Tây Tạng và Việt Nam.
Y học phương Tây được phát triển theo truyền thống Hippoccrates. Y học
phương Tây cho rằng, bệnh là do rối loạn chức năng của một số hệ thống hay một

11


bộ phận nào đó của cơ thể. Muốn xác định nguyên nhân và chữa trị, đòi hỏi chứng
minh dựa trên thực tế của các ngành dịch tể học, giải phẫu học, sinh lý học, vi sinh

học v.v… Tất cả những phương pháp, từ nội khoa cho đến ngoại khoa, muốn được
cộng đồng công nhận phải thông qua nghiên cứu thống kê, thực nghiệm rõ ràng.
Các ngành cơ bản của Tây y đều dựa trên cơ sở thực nghiệm khoa học, trước khi đi
đến mọi kết luận về bệnh tật và sức khỏe của con người như giải phẫu học, sinh hóa
học, thống kê sinh học, tế bào học, phơi học, dịch tể học, di truyền học, mô phôi
học, miễn dịch học, vi sinh học, thần kinh học, dinh dưỡng, sinh lý học, bệnh học,
dược học, độc chất học, triệu chứng học. Chun ngành chẩn đốn có chẩn đốn
hình ảnh, sinh hóa, vi sinh. Chuyên khoa có nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, nhãn
khoa, nhi khoa, phụ khoa, huyết học, chấn thương chỉnh hình, tai mũi họng, răng
hàm mặt, tâm thần học, gây mê hồi sức…
Đông y phát triển dựa trên nền tảng triết học, văn hóa dân tộc, tơn giáo, đời
sống xã hội để lý giải và điều trị bệnh tật cho con người. Đông y cho rằng con
người bệnh là do trạng thái mất cân bằng âm dương, và ngũ hành sinh khắc trong cơ
thể bị phá vỡ. Cơ thể con người không theo kịp sự vận hành biến hóa của tự nhiên.
Hệ thống lý luận của y học dân tộc Trung Quốc và Việt Nam dựa vào các sách kinh
điển có nguồn gốc từ cổ xưa, các tác phẩm kinh điển này chỉ đạo mọi hoạt động của
y học cổ truyền. Ngồi ra, cịn rất nhiều tác phẩm có giá trị về y học, được người
đời sau sáng tác qua các triều đại từ cổ xưa đến ngày nay. Các học thuyết âm
dương, ngũ hành, thuyết vận khí, thuyết thiên địa vạn vật đồng nhất thể, thuyết kinh
lạc, thuyết tạng tượng, là những học thuyết đặc thù của Đơng y. Các học thuyết đó
đã xây dựng mọi nền tảng lý luận của Đông y, đồng thời xây dựng quan điểm con
người là một chỉnh thể toàn diện, thống nhất giữa các bộ phận nội bộ trong cơ thể
con người, giữa nội bộ cơ thể con người với tự nhiên. Cho nên, từ các mối quan hệ
con người và cộng đồng xã hội, tự nhiên đã xây dựng một quan điểm về sức khỏe
của con người một cách tổng hợp tồn diện.
1.1.2. Nghiên cứu văn hóa học y học
Lý luận về quan hệ giữa y học và văn hóa, về chun ngành văn hóa học y
học khơng nhiều. Dưới đây, chúng tôi chủ yếu lược thuật từ mục từ Ethnomedicine
do Michael.H.Logan viết, trong tự điển Bách khoa Nhân học Encyclopedia of


12


Cultural Anthropology của Nhà xuất bản Henry Holt and company, New York
1992.
Bệnh tật là một trạng thái phổ quát trong tồn tại của con người. Tất cả các
dân tộc đều phải ứng phó với thách thức này để sinh tồn. Trong mọi nền văn hóa
đều có một lãnh vực phức tạp những thông tin cho bệnh nhân, thầy thuốc để ứng xử
với những thực tế có tính sinh lý học, xã hội học, tâm lý học của bệnh tật. Những
thông tin này giúp cho những thành viên của một nền văn hóa giải thích, chẩn đốn,
điều trị các loại bệnh tật. Những nền văn hóa đa dạng khác nhau có những lý thuyết
về bệnh tật và điều trị khác nhau.
A.A.Belik cho rằng y học dân gian như một bộ phận hữu cơ của văn hóa cổ
truyền, ơng viết : “Y học dân gian như một mặt thực tiễn của văn hóa trong các xã
hội truyền thống là một hệ thống tồn vẹn đa chức năng. Nó cho phép hiểu được
người ta hành động trong văn hóa truyền thống như thế nào. Lĩnh vực nghiên cứu
nền văn hóa theo gốc nhìn này hiện nay là một môn học đang phát triển mạnh mẽ,
giải quyết nhiều bài toán rất quan trọng đặt ra trước các nước cơng nghiệp như
hành vi ngồi lề, nghiện ma túy, vấn đề ô nhiễm và miễn dịch, văn hóa v..v….
[A.A.Belik 2000: 222]. Như vậy, tiếp cận y học có ý nghĩa trong văn hóa. Bởi vì, y
học là một yếu tố đặc biệt của văn hóa. Y học biểu hiện q trình thực tiễn của văn
hóa trong khi tiếp cận với con người, bệnh tật trong các cộng đồng nào đó. Y học
liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với các ngành như xã hội học, tâm lý học, sinh học,
dân tộc học, chủng học, nhân học.
Khi nghiên cứu văn hóa thì y học là một mặt quan trọng trong tổng thể giá
trị của một nền văn hóa. Bởi vì, mỗi một dân tộc có một nền y học đặc trưng phản
ánh toàn bộ hoạt động thực tiễn và nhận thức về đời sống bệnh tật, về sức khỏe của
con người trong xã hội đó. Như vậy “Dân tộc học y học có thể được định nghĩa như
chuyên ngành khoa học nghiên cứu những thông tin về quan niệm và cách thức mà
những thành viên của một nền văn hóa nhất định phân loại chẩn đốn, lý giải

nguyên nhân và điều trị các loại bệnh tật” [David Levincon – Melvin Ember 1996 :
436].

13


Văn hóa học là ngành khoa học khám phá, nghiên cứu tác động qua lại giữa
môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường sinh học với cách thức con
người tri nhận và ứng phó với bệnh tật trong mỗi nền văn hóa.
Y học là khái niệm bao trùm những vấn đề liên quan đến bệnh tật và chăm
sóc sức khỏe của cư dân trong một nền văn hóa nào đó.
Y học giúp giải thích bệnh tật, những thành viên trong một cộng đồng sử
dụng những lý thuyết bệnh tật để cắt nghĩa một bệnh nào đó. Thí dụ như sự xâm
nhập của một đối tượng lạ vào thân thể người bệnh. Ngun nhân cuối cùng giải
thích vì sao vấn đề đó lại xảy ra, có thể là sự giận dữ của linh hồn hoặc phù thủy do
hành xử của bệnh nhân khơng thích đáng tác động đến Chúa trời, yêu quỷ giáng
họa, trả thù. Có lý thuyết bệnh tật có cách cắt nghĩa bên ngồi, cho rằng một dữ kiện
bên ngoài như Thần, Chúa, số phận quyết định bệnh tật hoặc và cũng quyết định sự
thành bại khi điều trị bệnh tật. Có lý thuyết khác thì mang tính bên trong cho rằng
mọi trách nhiệm đều ở con người quyết định. Sau khi so sánh lý thuyết bệnh tật của
những nền văn hóa khắp thế giới, các nhà nhân học, văn hóa học kết luận rằng trong
sự giải thích bệnh tật thì sự xâm nhập của một đối tượng hoặc sự xâm nhập của một
linh hồn, mất cấu trúc, mất quân bình giữa những phẩm chất đối lập như hàn và
nhiệt chẳng hạn, những thế lực hùng mạnh, lịng tham, hành xử thái q, cư xử
khơng đúng với thần linh, và những vi phạm khác. Có thể nói rằng hệ thống y học
đã đóng góp những chức năng thật sự quan trọng như một hình thức cổ xưa đầy
hiệu quả trong điều khiển xã hội.
Y học cổ truyền các nước có kiến thức rộng lớn về sử dụng những sản phẩm
từ thiên nhiên như thảo mộc, khoáng vật, động vật để trị bệnh. Y học cổ truyền của
các dân tộc đã có những hiệu quả điều trị trong những bệnh thần kinh, tâm lý, giảm

huyết áp, tránh thai, giảm cholesterol, chống bệnh ung thư, virus AIDS, HIV. Y học
phương Tây đã thừa kế, học hỏi những thành tựu của y học dân tộc cổ truyền về sử
dụng các thuốc có nguồn gốc tự nhiên. Tuy nhiên, nếu như nhiều cư dân bản địa
đang có nguy cơ diệt vong, nhiều rừng bị chặt, bị cháy rụi thì những tri thức bản địa
về văn hóa học y học của thế hệ già sẽ không được thế hệ trẻ kế thừa.

14


1.2. Đông y trong so sánh với Tây y từ góc độ loại hình văn hóa
1.2.1. Phương pháp so sánh loại hình
Để làm rõ những đặc tính văn hóa phương Đông trong hệ thống luận trị
Đông y, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh loại hình, khái niệm loại hình văn
hóa của Trần Ngọc Thêm. Sau đây xin giới thuyết phương pháp và khái niệm đó.
Trần Ngọc Thêm đã phân biệt sự khác nhau về các đặc trưng của hai loại
hình văn hóa. Ngun lý để qui định loại hình văn hóa dựa trên ngun tắc phân
biệt cơ bản, đó là sự khác biệt về tự nhiên, lịch sử, địa lý, cách sống, ứng xử với môi
trường tự nhiên, lối tổ chức cộng đồng, ứng xử với môi trường xã hội, tư duy nhận
thức và ứng xử.
Nhìn chung, từ những khác nhau về những đặc trưng cơ bản, Trần Ngọc
Thêm đã phác họa một cách tổng thể hai loại hình văn hóa : loại hình văn hóa gốc
du mục trọng động, trọng dương và loại hình văn hóa gốc nơng nghiệp trọng tĩnh,
trọng âm. Hai loại hình văn hóa này luôn biến đổi đang cài với nhau qua quá trình
giao lưu văn hóa. Từ khái qt của hai loại hình văn hóa đã giúp lý giải những vấn
đề mấu chốt của Đơng y.
Loại hình
Tiêu chí

VĂN HĨA GỐC


VĂN HĨA GỐC

NƠNG NGHIỆP

DU MỤC

Vùng địa lý

Đơng Nam, Nóng

Cách sống

Định cư

Ưng xử với mơi trường tự nhiên

Hịa hợp với thiên nhiên

DƯƠNG

Tây – Bắc, Lạnh

ÂM

Du cư

D

Chế ngự thiên nhiên
Trọng sức mạnh

Lối tổ chức cộng đồng
Ưng xử với môi trường xã hội

Lối nhận thức và ứng xử

Trọng tình cảm, trọng văn,
trọng phụ nữ
Bao dung; mềm dẻo
Tổng hợp và trọng quan

Â
M
DƯƠNG

hệ; linh hoạt

Trọng sức mạnh, trọng võ,
nam giới
Độc tơn, cứng rắn

Ư
Ơ
N
G

Phân tích và trọng yếu tố;

Â

Ngun tắc


M

Tiêu chí
VĂN HĨA TRỌNG TĨNH

VĂN HĨA TRỌNG ĐỘNG

(TRỌNG ÂM)

(TRỌNG DƯƠNG)

Loại hình
Bảng 1: Hai loại hình văn hóa dưới góc độ triết lý âm dương [Dẫn theoTrần Ngọc Thêm 2004: 106]

15


1.2.2. Đông y – Tây y qua so sánh loại hình
Y học như định nghĩa ở trên là hệ thống nhận thức và ứng xử của con người
trước bệnh tật. Cho nên, y học liên quan đến các thành tố văn hóa nhận thức và văn
hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên.
Nhìn từ quan điểm loại hình văn hóa của Trần Ngọc Thêm, Đông y phản ánh
đặc điểm tư duy tổng hợp trọng quan hệ, cách ứng xử hòa hợp với tự nhiên; Tây y
phản ánh đặc điểm tư duy phân tích, cách ứng xử chinh phục tự nhiên. Những đặc
điểm đó thể hiện rõ qua hệ thống luận trị bao gồm lý luận, chẩn đoán, điều trị, dược
học của Đông y và Tây y. Luận văn của chúng tơi sẽ phân tích những đặc tính văn
hóa phương Đơng trong hệ thống luận trị Đơng y bao gồm tính tổng hợp, tính linh
hoạt, tính qn bình âm dương, có liên hệ đối chiếu với Tây y.
1.3. Đông y trong lịch sử hình thành và phát triển

Trung Quốc cổ xưa là nơi đã hình thành và phát triển Đơng y rất sớm. Y học
dân tộc cổ truyền Trung Quốc, trong đó y học thời Tần Hán trở về trước đã xác lập
mọi nền tảng cơ bản, các tác phẩm kinh điển ngày càng hoàn thiện, đồng thời phát
triển vững vàng về kinh nghiệm thực tiễn và nhận thức lý luận. Trong suốt quá trình
lịch sử y học, trải qua các triều đại Trung Quốc đã hình thành nhiều học phái làm
cho y học trở nên phong phú, đa dạng..
Y học cổ truyền Trung Quốc được hình thành và phát triển trong q trình
lịch sử lâu đời, đời sống văn hóa phát triển y học cũng theo con người mà phát triển.
Những thành tựu về trước tác từ trước đến nay có rất nhiều tác phẩm bao gồm
những nội dung cơ bản về các khoa như ngoại khoa, nội khoa, nhi khoa, phụ khoa,
châm cứu, xoa bóp, đạo dẫn và các quyển bản thảo về dược học. Đến ngày nay các
học giả và giới y học vẫn tiếp tục nghiên cứu phát triển không ngừng.
Đi vào nghiên cứu lãnh vực y học dân tộc cổ truyền các nước Đơng Á cịn
gọi là Đơng y. Đây là những nước có nền y học dân tộc cổ truyền mà các quốc gia
phương Tây ngày nay phải để tâm nghiên cứu. Bởi vì Đơng y có các sách kinh điển
chỉ đạo lý luận, chẩn đoán, phương pháp điều trị, dược thảo thiên nhiên. Với đường
lối điều trị của Đông y khác hẳn với phương pháp của Tây y làm cho Đông y trở
thành một nền y học truyền thống nằm ngoài hệ thống Tây y. Điều quan trọng hơn

16


nữa Đơng y lớn về tầm vóc, tuổi tác, và sự cống hiến cho nhân loại trong suốt quá
trình lịch sử y học như lời nhận định của Trần Văn Tích : “Nó lớn về tầm vóc. Vươn
dài từ Mơng Cổ, Tây Tạng, Mãn châu qua Triều tiên, Nhật bản; phủ trùm lên cả lục
địa Trung Hoa; phát một rễ rất vững vàng trên mảnh đất quê hương Việt Nam
chúng ta; đâm những cành bóng rợp mát qua ảnh hưởng sâu đậm vào các nền y học
Ả Rập, Ba Tư, Ấn Độ. Đông y đã lấy đối tượng phục vụ là khối nhân loại khổng lồ
của miền Đông Nam Á, nghĩa là một phần tư nhân lọai. Thứ nữa, nó lớn về tuổi tác.
Năm mươi thế kỷ phồn thực trên lưu vực những con sơng Dương tử, Hồng hà; ba

mươi thế kỷ ngự trị bên triền núi cao Phú sĩ, nơi thung lũng dãy Hy mã lạp sơn;
không dưới hai mươi thế kỷ bầu bạn với tiền nhân chúng ta qua những Tuệ Tĩnh,
Chu văn An, Nguyễn Nho, Lãn Ông … Đông Y đã thực sự vượt ra khỏi thời gian và
không gian, đã trở nên một thành phần mật thiết của bầu khí quyển triết lý văn hóa
mà ơng cha ta không ngừng hô hấp.”
Lịch sử Đông y bắt đầu từ thời thượng cổ cho đến thời kỳ đồ đá. Con người
không ngừng đấu tranh với thiên tai, bệnh tật, thú dữ để sinh tồn. Dần dần những ý
thức về phòng bệnh và chữa bệnh phát triển theo đời sống con người. Trong giai
đoạn này con người đã biết dùng vật nhọn để châm vào mụn nhọt, khởi đầu của
phương pháp châm chích; con người cũng biết dùng lửa để sưởi ấm, xoa bóp giảm
đau, khởi đầu cho phương pháp cứu. Những hiện tượng chống lại với bệnh tật khởi
đầu cho những ý niệm cơ bản về y học, do đó chính đời sống văn hóa xã hội gắn
liền với y học.
Thời kỳ hái lượm con người đã biết phân biệt động thực vật nào ăn được và
làm thuốc trị bịnh. Thời kỳ này y học dần dần đi sâu vào lãnh vực dược học. Theo
truyền thuyết thì vua Thần Nơng đã nếm các lồi cây cỏ để tìm tính dược của các
loại để chữa bệnh.
Thời kỳ bộ tộc, con người sống thành quần thể, nhóm có tổ chức tập thể,
sinh hoạt văn hóa tiến bộ dẫn đến y học dần dần cũng được xác lập. Thời đại nhà
Ân Thương đã chữa được nhiều loại bệnh. Trong thời kỳ này con người chưa phân
biệt y học và tín ngưỡng. Cho nên thường thể hiện bằng lối trị bệnh theo kiểu cúng
kiến để trừ tà. Người trị bệnh là những pháp sư, thầy pháp, đạo sĩ, đồng thời cũng là
thầy thuốc nắm vững y thuật.

17


Đến thời Xuân Thu Chiến Quốc (771 – 221), xã hội Trung Hoa chuyển sang
chế độ phong kiến. Thời kỳ này nền văn hóa Trung Hoa tiến bộ vượt bực dẫn đến y
học cũng phát triển khơng ngừng, có những bước ngoặc quan trọng là y học đã có

nền tảng lý luận và phát triển nhiều ngành chuyên môn khác nhau. Điều quan trọng
nhất là các danh y thời này không chấp nhận phương thức trị bệnh của pháp sư, thầy
pháp, đồng bóng, cho nên y thuật đã tách rời tín ngưỡng huyền thuật. Trong thời
Chiến Quốc các y gia đã tổng kết kinh nghiệm về y học soạn thành quyển Nội Kinh
và mượn danh Hoàng Đế làm tên tác giả. Bộ sách này là tác phẩm được giới y học
dân tộc các nước phương Đông tham khảo. Tác phẩm này ghi chép những vấn đề
khái quát cơ bản về y học. Trong tác phẩm đã đưa ra những quan điểm tiến bộ đến
ngày nay vẫn được xem là chân lý như mối tương quan giữa con người và tự nhiên,
mối quan hệ giữa con người và đời sống xã hội đều ảnh hưởng đến bệnh tật. Trong
suốt giai đoạn Tần Hán trở về trước, có rất nhiều trước tác đều căn cứ từ thuyết âm
dương, ngũ hành, thiên nhơn hợp nhất làm cơ bản để ứng dụng và diễn giải chẳng
những trong y học mà còn áp dụng và suy diễn đến các ngành khác như thiên văn,
phong thủy, tướng số v.v…
Sau Nội kinh các tác phẩm lần lượt ra đời, đó là Thần nơng bản thảo, Thương
hàn luận và Kim quỉ yếu lược là những tác phẩm kinh điển đầu tiên của y học Trung
Hoa. Thần nông bản thảo kinh được hình thành từ cuối đời Đơng Hán. Tác phẩm
tập hợp kinh nghiệm về dược học từ thời Hán trở về trước. Tác phẩm này cũng do
sự thêm thắt của danh y thiên về huyền học làm cho y học có phần huyền bí, xa rời
thực tế. Các nhà huyền thuật sử dụng thuốc với nhiều mục đích khác như thuốc
dùng vào việc ướp xác, khối lạc tình dục và chế tạo thuốc trường sinh bất tử.
Thương hàn tạp bệnh và Kim quỉ yếu lược do Trương Trọng Cảnh (Trương Cơ)
sáng tác vào thời Đông Hán. Hai tác phẩm này tổng kết kinh nghiệm trị bệnh, phòng
bệnh và lý luận thực tiễn lâm sàng, đồng thời thể hiện sự tiến bộ đáng kể về y học
trong tiến trình phát triển của Trung y, tác phẩm đã chuyển từ kinh nghiệm thực tiễn
trị bệnh sang lý luận có phương pháp khoa học. Qua các tác phẩm Nội kinh, Thần
nông bản thảo, Thương hàn luận và Kim quỉ yếu lược cho thấy sự tương quan giữa
văn hóa và y học rất mật thiết, rất nhiều thành tựu của tư tưởng triết học, văn hóa đã

18



được ứng dụng vào y học. Ngoài các tác phẩm trên còn rất nhiều sáng tác rất giá trị
của các danh y thế hệ đời sau.
Từ Ngụy Tấn Nam Bắc Triều (220- 589 sau Công nguyên) đến Tùy Đường
Ngũ Đại (581 – 960 sau Công nguyên) y học Trung Quốc đã có những thành tựu
nổi bật, quan trọng là thời kỳ này y học có khuynh hướng đi sâu vào chun mơn
hóa. Hầu hết các khoa đã được các danh y lý giải, chẩn đoán, điều trị và dùng thuốc
đều được xử lý sâu sắc có hệ thống và khoa học trong trị bệnh.
Từ thời Đường đến thời Minh ( 618 - 1644 ) về phương diện dược học được
các danh y sáng tác và tu bổ không ngừng bao gồm các cơng trình của tập thể và các
sáng tác của cá nhân. Các cơng trình của tập thể, thời Đường có Tân tu bản thảo,
thời Ngũ Đại có Thục bản thảo, thời Tống có Khai bảo tân bình định bản thảo,
Khai bảo trùng định bản thảo, Gia hữu bổ chú bản thảo. Các cơng trình cá nhân,
thời Đường có Bản thảo thập di do Trần Tàng Khí soạn, thời Tống có Nhật hoa tử
chư gia bản thảo do một người không rõ danh tánh soạn, Kinh sử chứng loại bị cấp
bản thảo do Đường Thận Huy soạn, Bản thảo diễn nghĩa do Khấu Tơng Thích soạn.
Dược học từ đó trở đi ngày càng phát triển đa dạng. Đến thời nhà Minh, có cơng
trình to lớn của danh y Lý Thời Trân là nhà dược học vĩ đại của Trung Hoa. Ông đã
tổng kết các kinh sách và thực tiễn kinh nghiệm của ông để biên soạn quyển Bản
thảo cương mục bao gồm 1892 dược vật, đồng thời đưa ra cơ sở để phân loại. Đến
thời nhà Thanh, Triệu Học Mẫn sáng tác Bản thảo cương mục thập di, thêm vào
716 loại thực vật mà Bản thảo cương mục chưa bàn đến.
Về các phương diện phương thang trong dược học, quyển Thương hàn tạp
bệnh luận của Trương Trọng Cảnh đã sáng tác và ghi chép tất cả các phương thuốc
trị bệnh đầu tiên của Trung Quốc được giới y học tơn là “phương thư chi tổ”. Thời
Đường có Thiên Kim yếu phương và Thiên kim dực phương, Ngoại đài bí yếu. Thời
Tống có Thái bình thánh huệ phương và Tễ cục phương, Tễ sinh phương. Thời
Thanh có Xuyên nhã nội ngoại biên của Triệu Học Mẫn sưu tập rất nhiều những
phương thuốc dân gian. Sách vỡ về dược vật và phương thang được các danh y thu
thập từ các nơi thành một kho tàng kinh nghiệm rất có giá trị.


19


Các sách bàn về chẩn đốn, người xưa cũng có nhiều kinh nghiệm chẩn đốn.
Thời Tấn có Vương Thúc Hịa viết mạch kinh. Kế thừa cơ sở Nội kinh, các danh y
đời sau cũng theo đó phát triển sâu sắc về mạch học như Cao Dương Sinh, Thôi Tử
Hư, Lý Thời Trân, Lý Sĩ Tài. Thời Tùy có Sào Nguyên Phương soạn bộ Chư bệnh
nguyên hầu luận, chép hơn 1700 loại bệnh tật, bàn về các triệu chứng của bệnh rất
tinh tế. Thời Tống có Trần Vơ Trạch viết Tam nhân cực nhất bệnh chứng phương
luận, quyển sách bàn luận về nguyên nhân gây bệnh. Bàn về phương pháp chẩn
đoán xem lưỡi bắt đầu từ thời Nguyên. Cho đến thời nhà Thanh, danh y Diệp Thiên
Sĩ viết về Ôn nhiệt luận, trong đó tổng kết các phương pháp chẩn đốn bệnh bằng
cách xem lưỡi.
Châm cứu có sớm nhất, được bàn luận sâu sắc đầu tiên trong Nội kinh, theo
thời gian ngành châm cứu đạt đến chỗ tinh thâm về lý luận và thực tiễn. Các sách
giá trị to lớn về châm cứu sau Nội kinh có bộ Châm cứu giáp ất kinh của Hoàng
Phủ Mật. Đời Tống, Vương Duy Nhất tổng hợp tất cả học thuật của châm cứu để
soạn thành tác phẩm Đồng nhân thủ huyệt châm cứu đồ kinh, tác phẩm này là một
cơng trình giá trị cả lý thuyết lẫn thực hành, Vương Duy Nhất đã đúc tượng hai
người bằng đồng (hình người) có ghi huyệt đạo trên hình nhân rất có hệ thống để
tiện tham khảo. Thời Nguyên, Hoạt Bá Nhân theo kinh nghiệm thực tế đã kết hợp
hai mạch Nhâm và Đốc trong kỳ kinh bát mạch vào hệ thống 12 kinh chính, ơng
viết cuốn Thập tứ kinh phát huy. Thời Minh, Dương Kế Châu tập hợp tất cả các
thành tựu đời trước, thêm vào kinh nghiệm trị liệu riêng của ông để soạn bộ Châm
cứu đại thành, bộ này mang nội dung khái quát toàn diện về châm cứu từ trước đến
nay.
Trong nghiên cứu ngọai khoa, cuối thời Đông Hán danh y Hoa Đà là người
sáng tạo phẫu thuật ngoại khoa sớm nhất nhân loại. Thật đáng tiếc sách của ơng đã
khơng cịn lưu truyền lại đời sau. Về các phương thuốc điều trị ngoại khoa Lưu

Quyên Tử do Cung Khánh Tuyên kết tập được các thuốc điều trị ngoài da, rắn cắn,
cầm máu, mụn nhọt, giải độc, giảm đau v.v… Thời Đường, Lân Đạo Nhân soạn
quyển Lý thương tục đoạn bí phương là sách ghi chép chuyên khoa về pháp gãy
xương của Trung Quốc. Thời Nguyên, Ngụy Diệc Lâm soạn cuốn Thế y diệu đắc
phương, sách tổng kết các kinh nghiệm chữa ngoại phương và chữa bị gãy xương

20


sống. Thời Minh có Trần Thực Cơng viết Ngoại khoa chính tơng. Thời Thanh có
Vương Hồng Tự viết Ngoại khoa tồn sinh tập. bên cạnh đó thì thời nhà Minh, Ngô
Hữu Khả đưa ra thuyết về nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm. Ơng cho rằng có
một loại khí khơng thuộc lục khí, nó có tên là “lệ khí”. Lệ khí là loại khí có tính
chất truyền nhiễm ác liệt do khí hậu hạn lâu, nắng gắt sản sinh ra chất độc hại. Con
người cảm nhiễm phải khí này phát sinh thành bệnh dịch tràn lan, lệ khí này xâm
nhập vào miệng và mũi, khơng đi vào bì phu. Đây là phát hiện mới đóng góp cho y
học. Ngồi ra thời Thanh, Vương Thanh Nhiệm xem trọng khoa giải phẫu, ông viết
bộ Y lâm cải thác đính chính lại những quan niệm sai lầm của sách cũ về mặt mổ
xẻ, đưa ra lý luận các bệnh ung sang, ứ huyết đã đóng góp về mặt thực tiễn cho y
học.
Như vậy, y học Trung Quốc nói riêng, Đơng y nói chung đã tiến bộ về mọi
phương diện trên lãnh vực y khoa.
Nghiên cứu phụ khoa, có tác phẩm Kim quỉ yếu lược đã bàn đến. Thời Đường,
danh y Tôn Tư Mạc với tác phẩm Thiên kim yếu phương. Cao Ân soạn quyển Kinh
hiệu sản bảo. Thời Tống có bộ Phụ nhân đại toàn lương phương của Trần Tự Minh
đã tổng kết đầy đủ tất cả sách vở về phụ khoa từ trước. Thời Thanh lại có Phó Sơn
soạn quyển Phó thanh chủ nữ khoa đã đóng góp kinh nghiệp và kiến thức về lý luận
thai sản rất đầy đủ. Thời Minh có Vương Khải Đường viết Nữ khoa chứng trị chuẩn
thằng, Thông Hành viết Tế âm cương mục, Vạn Mật Trai viết Vạn thị nữ khoa.
Phần nhi khoa, thời Tống có bộ Lơ Tín kinh và Tiểu nhi dược chứng chân

quyết của Tiền Ất, Tiểu nhi đậu chẩn phương luận của Trần Văn Trung. Từ thế kỷ
16 đối với bốn chứng chẩn, đậu, kinh, cam là bốn loại bệnh thông thường gặp của
trẻ con đã được tích lũy kinh nghiệm và phát huy qua các triều đại.
Về các luận thuyết của các y gia Lưu Hoàn Tố, Tự Thủ Chân (giữa khoảng
1115 – 1260) đặc biệt tơn trọng thuyết vận khí. Ơng cho rằng “ngũ vận lục khí biến
hóa có quan hệ mật thiết với bệnh tật con người. Sinh khí trong thân thể tuỳ thuộc
ngũ vận lục khí hưng suy trong bốn mùa, các thứ khí như phong, thấp, táo, hàn
trong bệnh lý có thể hóa theo hỏa sinh ra nhiệt” [Trần Đình Sóc, Nguyễn Danh Lập
1987: 5] . Lưu Hồn Tố cho rằng các bệnh sinh ra trong cơ thể đều thuộc hỏa, đó là

21


cách lý luận “lục khí đơ tịng hóa hỏa” của ông. Đối với bệnh tật của con người, ông
luôn chủ trương lý luận và phép trị là giáng tâm hỏa, ích thận thuỷ và thiên về dùng
thuốc hàn lương. Do đó, Lưu Hỗn Tố trở thành phái chun về lý luận “hàn lương”
hay phái “chủ hỏa”.
Trương Tịng Chính tự Tử Hịa (1155 – 1260) kế thừa các tư tưởng Lưu
Hồn Tố, thuyết của ông cũng chú trọng hỏa và nhiệt. Ơng cho rằng: “Chữa bệnh
khơng nên để cho tà khí tồn tại trong cơ thể con người, nếu không khử trừ tà khí thì
sẽ tổn thương chính khí” [Trần Đình Sóc, Nguyễn Danh Lập 1987: 5]. Từ luận
thuyết đó, ơng lập ra phép hãn, hạ, thổ để cơng hạ. Ơng cho rằng triệt tiêu hết tà khí
thì chính khí sẽ vẹn toàn, cần chi phải dùng thuốc bổ. Trong trị liệu, ông cũng hay
dùng thuốc hàn lương và thiên về phép cơng hạ. Do đó, Trương Tử Hịa trở thành
trường phái chuyên về lý luận “công hạ”.
Lý Cảo, tự Đông Chi, hiệu Đông Viên (1179 – 1251) đưa ra luận thuyết khác
hẳn với hai danh y trên. Lý Đông Viên đề xuất: “Tỳ vị tổn thương sẽ phát sinh trăm
bệnh”. Luận điểm của ơng là: “Bệnh nội thương hình thành do ngun khí trong cơ
thể khơng đầy đủ, ngun khí không đầy đủ do tỳ vị tổn thương. Con người khỏe
mạnh hay khơng do ngun khí quyết định, ngun khí hư hay thực do tỳ vị quyết

định”. [Trần Đình Sóc, Nguyễn Danh Lập 1987: 6]. Như vậy, luận thuyết của Lý
Đơng Viên chú trọng đến ngun khí và tỳ vị. Ông quan niệm rằng tỳ thổ luôn nắm
chủ động về sinh lý, bệnh lý, vì thổ là nguồn gốc sinh ra mn vật. Từ luận điểm đó
ơng sáng lập phép bổ trung ích khí, thăng dương ích vị trong điều trị bệnh tật. Trong
chữa bệnh ông luôn chủ trương bổ thổ. Do đó, Lý Đơng Viên trở thành phái “bổ
thổ”.
Chu Đan Khê, tự Ngạn Tu, hiệu Chánh hanh (1281 – 1358) quan niệm rằng
“tướng hỏa tác động trong cơ thể là căn nguyên của can thận, can thận mất sự điều
hòa cho nên tướng hỏa vọng động sinh bệnh”. [Trần Đình Sóc, Nguyễn Danh Lập
1987: 6]. Từ luận điểm đó, của Chu Đan Khê sáng lập ra thuyết. “Dương thường
hữu dư, âm thường bất túc”, ông chữa bệnh tư âm làm đường lối chính. Do đó, Chu
Đan Khê trở thành trường phái “bổ huyết tư âm”.
Đến đời sau, y học lại chia làm nhiều phái. Nhưng chung qui chỉ còn hai phái
chính là phái thời phương của Tống y và phái kinh phương của Hán y.

22


Tóm lại, y học Trung Hoa đã hình thành một nền y học cổ truyền lâu đời giá trị
đến tầm vóc nhân loại. Các phương diện y học và hệ thống luận trị đều mang tính lý
luận thực tiễn và khoa học. Càng về sau y học Trung Quốc nói riêng, y học các
nước dân tộc phương Đơng nói chung phát triển đã hình thành một nền y học thuộc
phương Đông, đến ngày nay các nhà nghiên cứu y học phương Tây cũng phải ngạc
nhiên và phải quan tâm đến. Càng về sau, các y gia càng có thêm những phát huy
mới thời nào cũng có nhân tài nên nền Đơng y của phương Đơng khơng ngừng phát
triển.
Nhìn chung, người xưa quan niệm y học là phương kỹ (một kỹ thuật hành y)
chia y học ra làm bốn loại bao gồm y kinh loại, kinh phương loại, phòng trung loại
và thần tiên loại. Bốn loại này là bốn phương diện khác nhau trong một vấn đề y
học. Y kinh loại bao gồm các sách y học chính thống để phịng và chữa trị cho con

người. Kinh phương loại bao gồm các sách bàn về các phương thang, dược thảo ứng
dụng trong điều trị bệnh tật. Phòng trung loại là bàn về phương pháp tình dục như
thế nào để bảo tồn nòi giống và khỏe mạnh. Thần tiên loại là bàn về các phương
pháp điều trị bệnh bằng phương pháp ngoại cơng tập luyện để có một sức khỏe
cường tráng và sống trường thọ. Phòng trung loại và thần tiên loại do các nhà danh
y thiên về huyền thuật thêm thắt, bàn luận, phóng đại, cho nên có những vấn đề
chưa được kiểm chứng xác thực. Trong lịch sử y học, chính vì sự tranh luận giữa
các danh y chính thống tuân thủ những nguyên tắc y học và thực tiễn lâm sàng và
các danh y thiên về huyền thuật, họ luôn mâu thuẫn, đối kháng lẫn nhau làm cho y
học thêm phong phú, đa dạng.

1.4. Một số tư tưởng cột trụ làm nền tảng Đông y
1.4.1. Thuyết âm dương
Triết lý âm dương là sản phẩm của các dân tộc phương Đông. Khởi điểm
phát sinh triết lý âm dương là vùng nơng nghiệp lúa nước Đơng Nam Á cổ đại. Hay
nói cách khác là khu vực phương Nam. Phương Nam có nghĩa là bao gồm cả vùng
Hoa Nam và Bắc Việt Nam. Vùng Hoa Nam và Bắc Việt Nam là địa bàn cư trú của
chủng Nam Á. Triết lý âm dương được người Hán tiếp thu và phát triển hoàn thiện.
“Nền văn hóa sơng Hồng Hà đã hấp thu tinh hoa của nền văn hóa nơng nghiệp,
Nam Á (Bách Việt) và với tư duy phân tích, đã nhanh chóng hệ thống hóa, quy

23


phạm hóa để phát triển thành văn hóa Trung Hoa rực rỡ, rồi đến lượt mình, phát
huy ảnh hưởng trở lại phương Nam và các dân tộc xung quanh”[Trần Ngọc Thêm
2004 : 66]
Quá trình hình thành triết lý âm dương được bắt đầu từ trong cuộc sống của
con người nông nghiệp. Người nông dân luôn tiếp xúc với những hiện tượng tự
nhiên trong quá trình lao động như cây cỏ, đất đai, sông nước, trời đất, nắng mưa,

sấm sét, lạnh nóng, đêm ngày, nhật nguyệt, xn hạ, thu đơng, phương Nam,
phương Bắc vô vàn những mặt đối lập trong thiên nhiên. Con người nông nghiệp
nhận thức rằng trong thiên nhiên các sự vật hiện tượng luôn tồn tại hai chiều, hai
mặt, hai phương diện trong một thực thể thống nhất. Từ những ý niệm đó, người
nơng dân dần dần tiến tới xác định bản chất của các mặt đối lập, kết quả tất yếu triết
lý âm dương được hình thành và phát triển. Như vậy, triết lý âm dương là sự tổng
hợp những tri thức của con người, thông qua những hiện tượng trong vũ trụ. Để
khái quát hóa, biểu tượng hóa về âm dương, tổ tiên người Nam Á đã dùng ký hiệu
biểu thị cho âm là vạch ngắn đứt ( - -) và biểu thị cho dương là vạch dài liền (

).

Âm dương vận hành, biến hóa theo hai qui luật tổng quát :
Quy luật về bản chất các thành tố : khơng có gì hồn tồn âm hoặc hồn tồn
dương, trong âm có dương và trong dương có âm. Quy luật trên cho thấy âm dương
cùng nương tựa nhau tồn tại, có khi đan xen với nhau trong sự phát triển. Ví dụ như
thể hiện qua sự phân chia thời gian trong một ngày có 24 giờ : ban ngày thuộc
dương từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa là phần dương của dương. Từ 12g đến 18 giờ là
phần âm của dương; ban đêm thuộc âm, từ 18 giờ đến 24 giờ là phần âm của âm, từ
0 giờ đến 6 giờ là phần dương của âm. Từ quy luật trên cho ra hai hệ quả giúp cho
việc xác định tính chất âm dương của một đối tượng nào đó. Hệ quả một : Muốn
xác định tính chất âm dương của một vật trước hết phải xác định được đối tượng so
sánh. Hệ quả hai : Để xác định tính chất âm dương của một vật, sau khi đã xác định
đối tượng so sánh, còn phải xác định cơ sở so sánh nữa.
. Quy luật về quan hệ giữa các thành tố : âm và dương ln gắn bó mật thiệt
với nhau, vận động và chuyển hóa cho nhau: âm phát triển đến cùng cực thì chuyển
thành dương, dương phát triển đến cùng cực thì chuyển thành âm.
Quy luật trên nói lên sự vận động chuyển hóa khơng ngừng của hai mặt âm
dương. Như khí hậu bốn mùa trong một năm luôn biến đổi từ lạnh sang nóng, từ


24


×