Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Các từ xưng hô thân tộc và một số ứng dụng trong việc dạy tiếng việt như một ngoại ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------

HUỲNH CẨM THÚY

CÁC TỪ XƯNG HÔ THÂN TỘC
VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG TRONG
VIỆC DẠY TIẾNG VIỆT
NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2009



ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------

HUỲNH CẨM THÚY

CÁC TỪ XƯNG HÔ THÂN TỘC
VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG TRONG
VIỆC DẠY TIẾNG VIỆT
NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ
LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN

CHUN NGÀNH: NGƠN NGỮ HỌC SO SÁNH
KHĨA: 2006 -2009



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

TS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRANG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2009



Thư cảm ơn
Trong q trình vừa cơng tác giảng dạy vừa tham gia
khóa cao học ngành ngơn ngữ học 2006-2009, chúng tôi tôi vô
cùng biết ơn tất cả các thầy cơ ở các chun đề đã tận tình
giảng dạy, hướng dẫn, gọi mở để chúng tơi có được kiến thức
nền tảng và chuyên môn về ngôn ngữ học trước khi thực hiện
khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt, xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến TS
Nguyễn Thị Phương Trang đã tận tình hướng dẫn để chúng tơi
hồn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô và các sinh viên ở
trường Tiếng Việt Sài Gòn, giảng viên và sinh viên khoa Việt
Nam học, trường ĐH KHXH&NV TP.HCM đã giúp đỡ bằng
cách chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm cùng chúng tơi hồn thành
q trình khảo sát và phỏng vấn của luận văn.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn bạn bè và những
người thân của tôi đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chúng
tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

Huỳnh Cẩm Thúy




QUY ƯỚC VIẾT TẮT
Trong luận văn, chúng tơi có sử dụng 6 ngữ viết tắt, cụ thể như sau:
DTT

: từ xưng hô thân tộc

PTXH

: phương tiện xưng hô

ĐTNX

: đại từ nhân xưng

HVCH&NCS

: học viên cao học và nghiên cứu sinh

VLS

: trường Tiếng Việt Sài Gòn

ĐHKHXH&NV TP.HCM

: trường Đại học Khoa học XH và nhân

văn thành phố Hồ Chí Minh
XH


: xã hội

NXB

: nhà xuất bản

KHXH

: khoa học XH

ĐH

: đại học

ĐBSCL

: Đồng bằng sơng Cửu Long

SP1

: vai người nói

SP2

: vai người nghe



Mục lục

Dẫn nhập
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ...................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài................................................................................... 1
1.2 Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 2
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................................ 3
2.1 Trực tiếp liên quan đến hệ thống từ xưng hô thân tộc ............................ 3
2.2 Gián tiếp liên quan đến việc tìm hiểu văn hóa qua ngơn ngữ ................. 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 12
3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 12
3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 13
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu nghiên cứu ................................ 14
4.1 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 14
4.2 Nguồn tư liệu nghiên cứu ...................................................................... 16
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 17
5.1 Ý nghĩa lý luận ...................................................................................... 17
5.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 18
6. Bố cục của đề tài ......................................................................................... 19

Nội dung
Chương 1 Một số vấn đề lý thuyết hữu quan................................................ 21
1. Vai giao tiếp ................................................................................................. 21
2. Quan hệ giao tiếp ........................................................................................ 23


2.1 Quan hệ vị thế (còn gọi là quan hệ quyền thế) ....................................... 24
2.2 Quan hệ thân hữu (còn gọi là quan hệ kết liên)...................................... 25
3. Về cách gọi từ xưng hô thân tộc .................................................................. 26
4. Khái quát về những định tố của từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt và
khả năng hoạt động của chúng.......................................................................... 27
4.1 Những định tố của từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt ........................ 27

4.2 Khả năng hoạt động của từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt ............... 29
5. Khái niệm về xưng hô và ứng dụng của vấn đề xưng hô.............................. 32
5.1 Khái niệm xưng hô ................................................................................ 32
5.2 Đặc điểm về cách xưng hô của người Việt ............................................ 35
5.3 Những ứng dụng cụ thể của vấn đề xưng hô .......................................... 42
6. Đặc điểm của các từ xưng hô tiếng Việt trong sự so sánh với tiếng Anh ..... 44
7. Tiểu kết ........................................................................................................ 56
Chương 2: Đặc điểm của các từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt............. 57
1. Đặc điểm của từ xưng hô thân tộc ............................................................... 57
2. Cách sử dụng từ xưng hơ thân tộc trong gia đình và ngồi xã hội................ 64
2.1 Cách sử dụng từ xưng hô thân tộc trong gia đình................................... 64
2.2 Cách sử dụng từ xưng hơ thân tộc ngồi xã hội ..................................... 66
3. Cách xưng hơ giữa các thành viên trong gia đình ở phương ngữ Nam Bộ ... 68
3.1 Đặc điểm trong cách xưng hô giữa các thành viên trong gia đình ở
phương ngữ Nam bộ.................................................................................... 69
3.2 Đặc điểm trong cách xưng hô giữa các thành viên trong gia đình ở
TP.HCM...................................................................................................... 71
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cách xưng hơ trong gia đình người Việt ....... 72


4. Bước đầu tìm hiểu về sự hình thành của các từ xưng hô thân tộc trong
tiếng Việt ......................................................................................................... 75
4.1 Sự khác nhau giữa cách gọi anh hai/ chị hai và anh cả/ chị cả trong
phương ngữ Nam bộ và Bắc bộ xét từ góc độ văn hóa –lịch sử và q trình
tiếp xúc ngơn ngữ........................................................................................ 75
4.2 Nguồn gốc các từ chị, dì, anh hai trong hệ thống từ xưng hô thân tộc
và một số cách gọi tên của các thành viên trong gia đình ............................ 80
5. Mối quan hệ ngơn ngữ- văn hóa trong hệ thống từ xưng hơ thân tộc tiếng
Việt .................................................................................................................. 82
5.1 Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa........................................................ 82

5.2 Biểu hiện của mối quan hệ ngơn ngữ- văn hóa trong việc sử dụng từ
xưng hơ thân tộc tiếng Việt ........................................................................ 83
6. Tiểu kết ....................................................................................................... 97
Chương 3: Ứng dụng của từ xưng hô thân tộc và việc dạy tiếng Việt cho
người nước ngoài ............................................................................................ 99
1. Một số lỗi điển hình của người nước ngồi về cách sử dụng từ xưng hô
thân tộc trong tiếng Việt .................................................................................. 99
1.1 Lỗi dùng tơi thay vì con, cháu khi nói với người lớn tuổi trong gia đình 99
1.2 Lỗi dùng tơi thay vì cơ, chú, bác, anh khi nói với trẻ em ....................... 99
1.3 Lỗi dùng mình thay vì em và chúng mình thay vì chúng ta (quan hệ vợ
- chồng) ....................................................................................................... 99
1.4 Lỗi dùng con ấy, cháu ấy thay vì cháu (giới thiệu con, cháu mình với
người khác trong mối quan hệ với người khác hoặc gọi con, cháu người
khác) ........................................................................................................... 100
1.5 Lỗi dùng chúng ta thay vì chúng tôi ...................................................... 102


2. Sự tiếp nhận của người nước ngoài về văn hóa gia đình Việt Nam qua các
từ xưng hơ thân tộc trong tiếng Việt ................................................................. 104
2.1 Các giai đoạn của sự thẩm nhận văn hóa qua ngơn ngữ: ........................ 104
2.2 Kết quả khảo sát .................................................................................... 108
2.3 Phân tích kết quả thống kê..................................................................... 113
2.4 Phân tích kết quả phỏng vấn sâu 6 giáo viên.......................................... 121
2.5 Phân tích kết quả phỏng vấn sâu 3 sinh viên.......................................... 127
2.6 Nhận xét về giáo trình dạy tiếng Việt hiện nay ...................................... 129
3. Một vài đề xuất trong việc giảng dạy và trong việc biên soạn giáo trình dạy
từ xưng hơ thân tộc cho người nước ngồi : ..................................................... 131
3.1 Beginners (Vỡ lịng): ............................................................................. 131
3.2 Elementary (Sơ cấp) .............................................................................. 131
3.3 Intermediate (Trung cấp) : ..................................................................... 132

3.4 Upper-Inter & Advance (cuối trung cấp và cao cấp) :............................ 133
4. Tiểu kết ...................................................................................................... 135

Kết luận ...................................................................................................... 136
Danh mục tài liệu tham khảo......................................................................... 140
Phụ lục


DẪN NHẬP

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Xuất phát từ hai lý do nhu cầu học tiếng Việt ngày càng tăng và những
khó khăn khi người nước ngồi học tiếng Việt khiến chúng tôi, giáo viên dạy
tiếng Việt cho người nước ngoài, ấp ủ và trăn trở một thời gian dài để bắt tay
vào cơng trình nghiên cứu này.
1.1.1 Nhu cầu học tiếng Việt và tìm hiểu văn hóa Việt của người nước
ngoài
Trước xu thế hội nhập hiện nay, số lượng người nước ngoài đến du
lịch, sinh sống, học tập, làm việc và nghiên cứu lịch sử-văn hóa tại Việt Nam
ngày càng nhiều, nhu cầu học tiếng Việt như một ngoại ngữ của họ cũng ngày
càng tăng. Người nước ngoài đến định cư tại Việt Nam gồm nhiều đối tượng
và với các mục đích khác nhau nhưng có một điểm chung là tất cả đều sinh
sống, làm việc, học tập và nghiên cứu trong mơi trường văn hóa Việt, cùng
với cộng đồng người Việt.
Như chúng ta đã biết, mỗi một dân tộc đều có một nền văn hóa riêng,
mang đậm bản sắc dân tộc đó. Vì vậy, sự khác biệt về văn hóa đã gây khơng ít
khó khăn trong q trình giao lưu, tiếp xúc giữa các dân tộc. Do đó, với
những nét khác biệt so với văn hóa thế giới cùng những bản sắc độc đáo của
văn hoá Việt Nam khiến nhiều người nước ngồi khơng tránh khỏi khó khăn

khi giao tiếp và làm việc trong cộng đồng người Việt. Đó cũng là ngun
nhân khiến việc tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ Việt của họ luôn trở thành
1


nhu cầu bức thiết đối với bất kỳ ai muốn hịa nhập và tìm hiểu về đất nước và
con người nơi đây.
1.1.2 Những khó khăn do đặc thù về văn hóa Việt khi người nước ngồi
học tiếng Việt
Một người nước ngoài khi đặt chân đến một nơi đất khách bao giở cũng
gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu. Ngồi những khó khăn chung về
giao thơng như: tình trạng kẹt xe, luật giao thông; việc trả giá mua hàng khi đi
mua sắm; sự chênh lệch về các dịch vụ giữa người bản xứ và người nước
ngồi; thời tiết… thì những khó khăn do đặc thù về văn hóa khiến họ đặc biệt
quan tâm và nó ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống tinh thần của họ. Đặc thù
văn hóa này được thể hiện qua quan niệm, lối suy nghĩ, cách ứng xử của
người Việt đối với những người trong gia đình, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp
và những người xung quanh. Trong đó, “văn hóa gia đình” là một phần không
thể thiếu trong tất cả những điều người nước ngồi muốn tìm hiểu về văn hóa
Việt Nam; hay nói cách khác, nó đóng một vai trị tích cực và quan trọng
trong xu thế “lấy chồng ngoại” đang ngày càng gia tăng trong XH hiện đại
ngày nay của phụ nữ Việt. Bước đầu tìm hiểu và phân tích các từ xưng hơ
trong gia đình Việt sẽ góp phần khắc phục những khó khăn, rào cản về văn
hóa- ngơn ngữ mà bất kỳ ai đang sinh sống, học tập, làm việc nơi đất khách
đều gặp phải và mong muốn được sống hòa nhập vào cộng đồng ấy trong thời
gian sớm nhất. Nó khơng chỉ giúp họ tự tin hơn khi giao tiếp với cộng đồng
người Việt mà còn hiểu hơn về ngôn từ tiếng Việt vốn phong phú, đa dạng và
giàu sức biểu cảm.
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Từ những lý do đã nêu ở phần 1.1, có thể trình bày một số mục đích của

khóa luận như sau:
1.2.1 Miêu tả một cách toàn diện về hệ thống và đặc điểm của lớp đại từ
nhân xưng tiếng Việt trong gia đình trên bình diện văn hóa- ngơn ngữ học,
2


bằng các thủ pháp của ngữ dụng học.
1.2.2 Với định hướng ứng dụng là dạy tiếng Việt cho người nước ngồi,
thơng qua các biện pháp so sánh, đối chiếu giữa hệ thống đại từ xưng hô trong
tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tơi thử bước đầu tìm hiểu về sự hình thành
một số từ xưng hơ thân tộc (DTT) cũng như giới thiệu thêm về mối quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình Việt, vốn là các yếu tố chi phối trực tiếp
đến một hệ thống đại từ xưng hơ khá lớn trong tiếng Việt. Qua đó, góp phần
giải thích về đặc trưng văn hóa và tâm lý nhận thức của người bản ngữ về gia
đình.
1.2.3 Tạo ra cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc dạy tiếng Việt như một ngoại
ngữ và góp phần tìm hiểu sự tiếp nhận văn hóa gia đình của người nước ngồi
qua hệ thống các các từ xưng hô.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Qua tìm hiểu bước đầu, chúng tơi được biết, từ trước đến nay, có một số
cơng trình nghiên cứu, các ấn phẩm, các bài báo, tạp chí đề cập đến vấn đề
văn hóa gia đình cũng như DTT. Tuy nhiên, các công trinh nghiên cứu trên
chỉ dừng lại ở việc mơ tả và khái qt hóa hệ thống từ chỉ quan hệ thân tộc để
xưng gọi và nghiên cứu chúng dưới góc độ ngơn ngữ học, trong hệ thống từ
loại tiếng Việt, mà chưa tiếp cận dưới góc độ ngơn ngữ - văn hóa một cách có
hệ thống, cũng như chưa đưa ra định hướng ứng dụng trong việc dạy tiếng
Việt như một ngoại ngữ. Hoặc một số bài báo chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu
mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa trong q trình dạy tiếng Việt cho
người nước ngoài một cách khái quát. Có thể chia lịch sử nghiên cứu thành
hai nhóm lớn:


2.1 Trực tiếp liên quan đến hệ thống DTT :
3


2.1.1 A Vietnamese reference grammar, Laurence C. Thompson, MonKhmer studies XIII-XIV”, Seattle (1965): đây là cơng trình đầu tiên đề cập
khá đầy đủ hệ thống DTT của tiếng Việt phân chia theo chia theo giới tính
nam, nữ, theo tơn ty, trật tự về các thế hệ từ thấp lên cao và trình bày được
phần nào đặc điểm của các lớp từ này.
2.1.2 Sự hành chức của đại từ trong tiếng Việt và tiếng Anh, Nguyễn
Thị Kiều Thu (luận án tiến sỹ ngữ văn), (2005): Cơng trình nghiên cứu
chức năng và khả năng kết hợp của các đại từ trong văn bản trên cả 3 bình
diện của ngơn ngữ: ngữ kết, ngữ nghĩa và ngữ dụng, cũng như nêu rõ đặc
trưng của tất cả các tiểu loại đại từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt. Luận
án chia đại từ xưng hơ thành đại từ thực thụ và nhóm đại từ hóa và vì sự
xuất hiện thường xun của nhóm từ này, mà tác giả chọn chúng làm đối
tượng nghiên cứu. Đồng thời, tác giả luận án cũng chỉ ra rằng do các đại từ
thực thụ chiếm số lượng ít và khơng có nét nghĩa lễ độ nên việc được sử
dụng các danh từ thân tộc như đại từ là rất phổ biến. Vì thế, các danh từ
này trở thành một bộ phận không thể tách rời của tiểu loại đại từ xưng hô
tiếng Việt, là điểm đặc sắc của đại từ tiếng Việt.
2.1.3 Ngữ nghĩa và ngữ pháp đại từ tiếng Hán (so sánh với lớp từ
tương đương trong Tiếng Việt), Nguyễn Thị Tuyết Thanh, (luận án tiến
sỹ ngữ văn), (2002): Luận án này tập trung nghiên cứu một cách có hệ
thống, tồn diện lớp đại từ tiếng Hán trên hai bình diện ngữ nghĩa và ngữ
pháp, và tiến hành so sánh với những từ tương đương trong tiếng Việt. Để
từ đó phát hiện ra những tương đồng và khác biệt giữa hai ngơn ngữ cùng
chung một loại hình (loại hình đơn lập). Đồng thời, luận án khảo sát ngữ
nghĩa, ngữ pháp nhóm đại từ nhân xưng tiếng Hán trong đối sánh với lớp
từ xưng hô của tiếng Việt, để làm nổi bật vấn đề xưng hô là một yếu tố văn

hố có nội hàm phong phú mang đậm bản sắc của mỗi dân tộc. Luận án
khẳng định xưng hô tiếng Hán, tiếng Việt có liên quan đến các yếu tố văn

4


hoá, XH, tâm lý...của hai dân tộc Hán, Việt.
2.1.4 Vài khác biệt trong phương ngữ xưng hô Nam – Bắc Việt (trên cơ
sở đối sánh các danh thân tộc), Bùi Minh Yến, Hội nghị ngữ học trẻ, Đà
Nẵng, (2002): Tác giả trình bày những nét khác biệt cơ bản về phương ngữ
xưng hô Nam- Bắc Việt. Ngôn ngữ xưng hô bằng danh thân tộc ttrong
phương ngữ Nam, ở phạm vi gia đình, xét vốn từ sử dụng có phần hẹp hơn
trong phương ngữ Bắc nhưng xét về kiểu loại thì đặc biệt hơn. Cịn xét về
mặt biểu thái xưng hơ bằng danh thân tộc trong phương ngữ Nam biểu thị
loại thái độ thân mật/ suồng sã trong khi phương ngữ Bắc ưa biểu thái thân
mật/ tôn xưng.
2.1.5 Từ xưng hô có nguồn gốc từ danh từ thân tộc trong tiếng Việt,
Trương Thị Diễm (2002): Tác giả đi vào tìm hiểu cơ sở của việc chuyển
hoá từ danh từ thân tộc thành từ xưng hô, khảo sát hoạt động của danh từ
thân tộc trong xưng hô giao tiếp cũng như chức năng của danh từ thân tộc
trong xưng hô giao tiếp. Cuối cùng tác giả kết luận rằng, trong hệ thống
xưng hơ tiếng Việt, lớp từ xưng hơ có nguồn gốc từ danh từ thân tộc tuy có
số lượng ít nhưng giữ một vai trò rất quan trọng, được sử dụng khá linh
hoạt và xuất hiện ở cả ba ngôi xưng, với tần số sử dụng khá cao, bổ sung
cho số lượng các danh từ nhân xưng với số lượng còn hạn chế.
2.1.6 Ngơn từ xưng gọi trong gia đình người Việt ở nông thôn Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), (luận văn thạc sỹ ngữ văn), Qch Văn
Nghiêm (2007): cơng trình này tập trung nghiên cứu các từ ngữ và phương
thức xưng hơ trong gia đình người Việt ở xã Phú Tân, huyện Phú Tân, Cà
Mau. Đồng thời, tác giả cũng nhấn mạnh đến các yếu tố tác động đến cách

xưng hơ. Trong đó, yếu tố tơn ty, thứ bậc, thế hệ và tuổi tác là có tác động
mạnh mẽ nhất. Ngồi ra, các yếu tố như đặc trưng văn hóa, điều kiện môi
trường tự nhiên, lịch sử khai phá vùng đất ĐBSCL cũng có ảnh hưởng ít
nhiều, góp phần tạo nên cách xưng hô đặc trưng riêng của địa phương,
5


vùng miền.
2.1.7 Phương ngữ Nam Bộ-Những khác biệt về từ vựng-ngữ nghĩa so
với phương ngữ Bắc Bộ, Trần Thị Ngọc Lang (1995): tác giả đã dành cả
một chương để nói về cách xưng hô trong phương ngữ Nam Bộ. Ở đó tác
giả đã nêu lên một cách khái quát về cách xưng hô chung của người Việt
trong phạm vi thân tộc và XH. Song tác giả chưa nghiên cứu cụ thể các
cách xưng hô của người Việt mà chủ yếu tập trung vào nghiên cứu sự khác
biệt trong cách xưng hô giữa hai phương ngữ Nam Bộ và Bắc Bộ qua cách
xưng hô của người Việt.
2.1.8 Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt, Nguyễn
Văn Khang (chủ biên), (1996): Có 5 bài viết liên quan đến ngơn ngữ giao
tiếp gia đình, cụ thể là
Nghi thức lời nói trong giao tiếp gia đình người Việt, Nguyễn Văn
Khang, tr 5-93.
Các cung bậc của ngôn ngữ trong giao tiếp vợ chồng người Việt,
Mai Xuân Huy, tr 34-54.
Tên người Việt và cách sử dụng chúng trong giao tiếp gia đình,
Phạm Tất Thắng, tr 70-82.
Xưng hô giữa các thành viên trong gia đình người Việt, Bùi Minh
Yến.
Sự lễ phép trong giao tiếp ngơn ngữ gia đình ở lời cầu khiến,
Nguyễn Thị Thanh Bình, tr 158- 175.
Sự bộc lộ giới tính trong giao tiếp ngơn ngữ gia đình người Việt,

Nguyễn Văn Khang, tr 176-188.
Các cơng trình trên đi vào khảo sát từng vấn đề cụ thể của giao tiếp
ngơn ngữ trong gia đình như xưng hô, nghi thức chào hỏi, giao tiếp vợ
chồng, cách sử dụng tên riêng, giới tính trong giao tiếp, lễ phép trong giao
6


tiếp… Mỗi bài viết là một sự thử nghiệm, tìm tòi dựa trên những cứ liệu
thực tế của giao tiếp ngơn ngữ trong cuộc sống gia đình người Việt mà các
tác giả có điều kiện thu thập, ghi chép được.
2.1.9 Mối quan hệ ngơn ngữ-văn hóa trong các từ xưng gọi tiếng Việt,
Hữu Đạt, trong “Việt ngữ học dưới ánh sáng các lý thuyết hiện đại”, NXB
KHXH, 2005, tr 131-147.
Bài viết này trình bày khái niệm văn hóa, quan hệ giữa ngơn ngữvăn hóa và biểu hiện của mối quan hệ này trong hệ thống từ xưng gọi tiếng
Việt. Đồng thời, tác giả có so sánh trong việc biểu thị mối quan hệ ngôi
thứ nhất và ngôi thứ hai giữa tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Việt. Bài viết
cũng thể hiện quan điểm khẳng định, trong quá trình giao tiếp, các từ xưng
hô chịu sự chi phối của quan hệ thân tộc và một số quan hệ XH khác.
2.1.10 Trên các tạp chí chun ngành
2.1.9.1

Cách xưng hơ của người Nam bộ, Nguyễn Thế Truyền,

Tạp chí Ngơn ngữ và Đời sống, số 10-1999, tr 13-14.
2.1.9.2

Một vài nhận xét về danh từ chỉ quan hệ thân thuộc

trong tiếng Việt hiện đại, Nguyễn Tài Cẩn, Thông báo khoa học, Đại
học Tổng hợp Hà Nội, số 1-1962, tr.144-145

2.1.9.3

Cần tìm hiểu thêm về cách xưng hô trong tiếng Việt;

trong Việt Nam những vấn đề ngôn ngữ văn hóa (Đặc san của tạp chí
Ngơn ngữ và Đời sống), Stankevich, N.V, Hội Ngôn ngữ học Việt
Nam- Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội, Hà Nội, tr.66-69.
2.1.9.4

Đại danh từ nhân xưng tiếng Việt, Nguyễn Phú Phong,

Tạp chí Ngơn ngữ, số 1-1996, tr.8-19: Bài viết trình bày cái nhìn của
tác giả về hai hệ thống đại danh từ nhân xưng trong tiếng Việt rất phân
biệt nhau: một hệ thống đặt trọng tâm vào ngơi (tức là vai trị nói, nghe
trong đối thoại), đó là hệ thống đại danh từ chính hiệu; một hệ thống
7


đặt nặng khái niệm con người trong quan hệ đẳng cấp (danh từ chỉ quan
hệ họ hàng, đẳng cấp trong XH), hệ thống này chứa hầu hết những từ
vay mượn ở từ loại danh từ để sử dụng trong chức năng của một đại
danh từ. Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến số nhiều của đại danh từ
nhân xưng.
2.1.9.5

Cần phân biệt từ xưng hô với đại từ xưng hô, Nguyễn

Thị Trung Thành, Tạp chí Ngơn ngữ & Đời sống, số 3-2007, tr.1-3: Tác
giả trình bày quan điểm cần phân biệt đại từ xưng hô với danh từ dùng
để xưng hơ. Trong đó, bài viết cũng nêu rõ khơng phải chỉ có nhóm

danh từ chỉ quan hệ họ hàng mới được dùng vào mục đích xưng hơ, mà
cả nhóm danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp cũng được dùng để xưng
hô. Và đưa ra kết luận rằng đại từ xưng hô chỉ là một bộ phận nhỏ nằm
trong từ xưng hô. Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở phạm vi bài báo với
những khái niệm và nêu một số cách sử dụng từ xưng hô trong hoạt
động giao tiếp, mà không nêu rõ cách sử dụng DTT trong gia đình và
ngồi XH.
2.1.9.6

Về giới và ngơi ở những từ xưng hơ trong giao tiếp

tiếng Việt, Nguyễn Đức Thắng, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2-2002, tr.59-65:
Bài viết khảo sát hệ thống từ xưng hô tiếng Việt phân biệt trong 2 bộ
phận: bộ phận đóng với số lượng hữu hạn các đại từ nhân xưng gốc (20
từ ngữ) và bộ phân mở với vô số những đại từ nhân xưng lâm thời. Tác
giả cũng cho rằng các từ xưng hô tiếng Việt nói chung đều biểu đạt một
cách khơng tách rời ý nghĩa thân – sơ, khinh trọng, vì thế dã gây rất
nhiều khó khăn đối với những người nước ngồi học tiếng Việt.
2.1.9.7

Về nhóm DTT trong tiếng Việt và tiếng Nhật, Hồng

Anh Thi, Tạp chí Ngơn ngữ, số 9-1999, tr.43-55: Bài viết trình bày về
hai nhóm DTT trong tiếng Việt và tiếng Nhật; đồng thời xem xét sự
khác nhau về khả năng đóng vai từ xưng hơ trong hoạt động giao tiếp ở
8


lớp từ này trong hai ngôn ngữ.
2.1.9.8


“Từ xưng hô” thuộc hệ thống nào?, Nguyễn Thị Ly

Kha, Tạp chí Ngơn ngữ & Đời sống, số 6-2007: Bài viết trình bày chức
năng của ba tiểu loại đại từ xưng hô trong tiếng Việt, trong đó có danh
từ xung hơ thân tộc. Tác giả cho rằng nếu dạy sử dụng phương tiện
xưng hô tiếng Việt mà không dạy trường hợp danh từ thân tộc chuyển
loại thì khó có thể gọi là dạy sử dụng tiếng Việt.
Những cơng trình trên rõ ràng có đề cập ít nhiều đến lớp đại DTT
trong tiếng Việt nhưng chưa đưa ra một định hướng ứng dụng cụ thể mà chỉ
trình bày trong việc so sánh với một ngơn ngữ khác hoặc trình bày khái qt
về nó trong một phạm vi nhất định, trong giới hạn của một bài báo, tạp chí.
2.2 Gián tiếp liên quan đến việc tìm hiểu văn hóa qua ngơn ngữ:
2.2.1 “Giao tiếp và giao tiếp giao văn hoá” Nguyễn Quang (2002):
Trong tác phẩm, tác giả có đề cập đến các quan hệ xưng hơ trong tiếng
Việt. Tuy nhiên, tác giả không liệt kê một cách đầy đủ các cách xưng hô
trong từng đối tượng giao tiếp mà chủ yếu phân tích các cặp xưng hô, đặc
biệt là các cặp danh từ thân tộc theo “quan hệ vịng” mà theo ơng nó thể
hiện rõ bản chất văn hoá con người Việt. Cuối cùng tác giả so sánh cách
xưng hô của người Việt với cách xưng hô của người Anh, Pháp và kết
luận, hệ thống xưng hô trong tiếng Việt phong phú hơn hệ thống xưng hơ
của tiếng Anh, Pháp.
2.2.2 Trên các tạp chí chun ngành:
2.2.2.1

“Văn hố và ngơn ngữ giao tiếp của người Việt”, Hữu

Đạt (2000), đây là một cơng trình nghiên cứu khá cơng phu và tỉ mỉ về
cách xưng hơ trong gia đình của người Việt. Cụ thể, ông đã chia tất cả
các mối quan hệ trong gia đình ra để nghiên cứu, phân tích cách xưng hơ

của họ. Theo đó tác giả cho rằng, các cách xưng hô giữa các thành viên
trong gia đình khơng bất biến mà ln thay đổi theo độ tuổi cũng như
9


cấp bậc, vị thế của các thành viên trong gia đình. Trong bài viết, tác giả
cũng đề cập đến sự bất bình đẳng giới trong cách xưng hơ giữa các thành
viên trong gia đình.
2.2.2.2

“Sốc” văn hóa trong tiến trình thủ đắc ngoại ngữ và

tiếng Việt đối với người nước ngoài, Nguyễn Thiện Nam, Tạp chí
Ngơn ngữ, số 4-1997, tr.49-54: Tác giả trình bày một số nội dung của
“sốc” văn hóa khi người nước ngoài học tiếng Việt và các giai đoạn
của sự thẩm nhận văn hóa qua ngơn ngữ. Bài viết cũng cho rằng lựa
chọn đúng từ xưng hô trong tiếng Việt là một vấn đề khó và tế nhị,
mang đặc trưng văn hóa trong q trình dạy tiếng Việt cho người nước
ngoài.
2.2.2.3

Cách chào hỏi của người Việt và người Mỹ: những nét

tương đồng và khác biệt, Vũ Minh Huyền – Hà Cẩm Tâm, Tạp chí
ngơn ngữ và đời sống, số 3-2008, tr.24-33: bài viết trình bày khá cụ thể
kết quả kháo sát về cách chào hỏi của người Việt và thực hiện sự so
sánh với cách chào hỏi của người Mỹ, dựa trên những đặc trưng văn
hóa của mỗi dân tộc. Tác giả cũng đề cập đến các vai giao tiếp trong
các tình huống sử dụng nghiên cứu.
2.2.2.4


Dạy thành tố văn hóa trong dạy - học ngoại ngữ, Phạm

Thị Hoa, Tạp chí Ngơn ngữ và Đời sống, số 3-2008: Bài viết phân tích
mối quan hệ giữa ngơn ngữ, tư duy và văn hóa, qua đó, khẳng định q
trình dạy và học ngoại ngữ phải gắn liền với việc tìm hiểu về văn hóa
của dân tộc nói thứ tiếng đó; đồng thời xác định vai trò của người
người giáo viên trong việc nhận thức mối quan hệ giữa ngôn ngữ và
văn hóa trong q trình giảng dạy.
2.2.2.5

Tìm hiểu văn hóa qua ngơn ngữ, Đỗ Hữu Châu, Tạp chí

Ngơn ngữ, số 10-2000, tr.1-18: Bài viết đề xuất phương thức tiếp cận
bản sắc văn hóa của một XH qua ngơn ngữ của XH đó. Tác giả lấy
10


cách hiểu về ngôn ngữ (ngôn ngữ là công cụ của văn hóa bởi vì khơng
có ngơn ngữ, khơng một hoạt động văn hóa nào có thể diễn ra được) và
cách hiểu về văn hóa ( bao gồm những hiểu biết trả lời câu hỏi “là gì?”
và “như thế nào?”) làm điểm xuất phát về lý luận hướng đến việc
nghiên cứu ngơn ngữ- văn hóa dân tộc.
2.2.3

Bên cạnh đó, cịn có một số bài viết khác như:
2.2.3.1

Cách xưng hơ của người Nam bộ, Nguyễn Thế Truyền,


Tạp chí Ngơn ngữ và đời sống, số 10-1999, tr.13-14.
2.2.3.2

Một vài nhận xét về danh từ chỉ quan hệ thân thuộc

trong tiếng Việt hiện đại, Nguyễn Tài Cẩn, Thông báo khoa học, Đại
học tổng hợp Hà Nội, số 1-1962, tr.144-145
2.2.3.3

Cần tìm hiểu thêm về cách xưng hô trong tiếng Việt;

trong Việt Nam những vấn đề ngơn ngữ văn hóa (Đặc san của tạp chí
Ngơn ngữ và đời sống), Stankevich, N.V, Hội Ngôn ngữ học Việt
Nam- Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Hà Nội, tr.66-69.
2.2.3.4

Tìm hiểu sự sai lệch ngữ nghĩa của người thụ ngôn

trong ngơn giao xun văn hóa, Tơn Diễn Phong, Tạp chí Ngơn ngữ,
số 7-1999, tr.26-29.
Ngồi ra, cịn có các cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ thơng qua việc
tìm hiểu về văn hóa bằng tiếng nước ngồi, chúng tơi chỉ mới bước đầu
khảo sát thông tin liên quan trực tiếp đến cơng trình, trên Wikipedia:
Bài viết trình bày hệ thống đại từ xưng hơ trong quan hệ gia đình và
XH. Riêng DTT, bài viết nhấn mạnh quan hệ cấp bậc, tôn ty, vai về giữa các
thành viên trong gia đình, bằng một thành ngữ khá thú vị: Bé bằng củ khoai,
cứ vai mà gọi (Small as a potato, but call by rank). Ngồi ra, bài viết cịn
hướng dẫn cách dùng DTT, tác giả cho rằng lớp từ này thừa hưởng từ các thế
hệ trước (ông bà, cha mẹ) truyền lại cho thế hệ sau. Cách xưng hô trong gia
11



đình được sử dụng dựa trên quan hệ huyết thống và hơn nhân nhưng nó lại
được ứng dụng một cách linh hoạt ngồi XH, chẳng hạn: hai người u nhau
có thể gọi anh, em như giữa anh em trong gia đình.
Như vậy, có thể thấy trong thời gian qua đã có khá nhiều cơng trình
nghiên cứu về ngơn từ xưng hơ của người Việt nói chung và danh từ thân tộc
nói riêng. Kết quả đạt được của các cơng trình nghiên cứu này là khác nhau cả
về nội dung lẫn cách tiếp cận vấn đề. Song dù kết quả của các cơng trình
nghiên cứu này đạt được ở mức độ nào, cũng đã ít nhiều mang lại cho chúng
tơi những gợi mở hết sức bổ ích và đặc biệt hơn, đó chính là cơ sở nền tảng
giúp chúng tơi đi vào nghiên cứu, hoàn thiện đề tài luận văn của mình.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
3.1. Đối tượng nghiên cứu :
Lớp DTT trong tiếng Việt, được dùng như là đại từ trong hệ thống từ loại
tiếng Việt.
Trong ấn phẩm “A Vietnamese reference grammar, Laurence C.
Thompson, Mon-Khmer studies XIII-XIV”, Seattle [136, tr.295-296],
Thompson đã giới thiệu sơ nét về đặc điểm của DTT và đưa ra hệ thống DTT
chia theo giới tính (nam, nữ), gồm có 22 từ (khơng kể các cách gọi khác nhau
tùy theo từng vùng, miền, địa phương)
Sơ đồ của Thompson đi từ thế hệ thấp lên thế hệ cao hơn:

Anh chị em:

Nam

Nữ

anh


chị

Em (trai) (em dâu)
Cha mẹ:

cha, thầy, bố, ba

Em (trai) (em rể)
mẹ, me, má

Họ hàng:
Bên nội

bác (bác gái)
12

cô (dượng)


Chú (thím)

cơ (dượng)

cậu (mợ)

dì (dượng)

Bên nội


ơng (nội)

bà (nội)

Bên ngoại

ơng (ngoại)

bà (ngoại)

Cụ/cố

cụ (ông), cố

cụ (bà)

Con

con (trai) (dâu)

con gái (rể)

Cháu

cháu (trai) (dâu)

cháu gái (rể)

Bên ngoại
Ông/bà


Tuy nhiên, xét về mặt sơ đồ về cách xưng hơ giữa các thành viên trong
gia đình, chúng tôi cũng khảo sát thêm sơ đồ Hệ thống DTT của tác giả
Hoàng Anh Thi [21, tr.29] cho biết gồm 18 từ, theo 4 mối quan hệ.
Ơng

Bác

1. Chắt

Cụ 2.Cháu

Chú

Anh

Bố

Cơ 3.Em


Chị 4.Con

Mẹ

Cậu
Mợ
Thím

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi các từ xưng hô ở TPHCM, về quan hệ
gia đình và nghiên cứu trên bình diện ngơn ngữ học XH, theo phương pháp so
13


×