.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN MINH TRANG
ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG (QOLIE-31)
PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH NGƯỜI LỚN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN MINH TRANG
ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG (QOLIE-31)
PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH NGƯỜI LỚN
Ngành: Nội khoa (Thần kinh)
Mã số: 87 20 107
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. CAO PHI PHONG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu nêu
trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình
nghiên cứu nào khác.
TP Hồ Chí Minh, ngày
tháng
năm 2020
Người cam đoan
Nguyễn Minh Trang
.
.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... i
DANH MỤC TỪ ANH VIỆT .................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................3
1.1. Đại cương về động kinh .......................................................................................3
1.1.1. Định nghĩa động kinh ...................................................................................3
1.1.2. Phân loại động kinh......................................................................................4
1.1.3. Điều trị bệnh động kinh ................................................................................9
1.1.4. Động kinh kháng trị ....................................................................................10
1.2. Chất lượng sống ở bệnh nhân động kinh ...........................................................11
1.2.1. Chất lượng sống .........................................................................................11
1.2.2. Chất lượng sống ở bệnh nhân động kinh....................................................14
1.3. Thang điểm QOLIE-31 ......................................................................................17
1.3.1. Thang điểm đánh giá chất lượng sống ở bệnh nhân động kinh .................17
1.3.2. Thang điểm QOLIE-31 ...............................................................................18
1.3.3. Đặc tính tâm trắc của thang điểm QOLIE-31 ............................................20
1.4. Các nghiên cứu liên quan ...................................................................................27
1.4.1. Nghiên cứu của các nước trên thế giới ......................................................27
1.4.2. Nghiên cứu trong nước ...............................................................................31
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................32
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................32
2.1.1. Dân số mục tiêu ..........................................................................................32
2.1.2. Dân số chọn mẫu ........................................................................................32
.
.
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn vào ...................................................................................32
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ .....................................................................................32
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................32
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................32
2.2.2. Cỡ mẫu .......................................................................................................32
2.2.3. Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................................33
2.2.4. Qui trình thực hiện nghiên cứu...................................................................33
2.2.5. Quy trình dịch và chuẩn hóa thang điểm QOLIE-31 .................................34
2.2.6. Quy trình thu thập và lấy số liệu ................................................................34
2.2.7. Biến số nghiên cứu .....................................................................................36
2.3. Thống kê và xử lí số liệu....................................................................................39
2.3.1. Mơ tả dữ liệu ..............................................................................................40
2.3.2. Phân tích đặc điểm tâm trắc của thang điểm QOLIE-31 ...........................40
2.3.3. Phân tích sự liên quan giữa các biến số dịch tễ và lâm sàng, điều trị với chất
lượng cuộc sống....................................................................................................40
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu..................................................................................41
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................42
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ................................................................42
3.1.1. Đặc điểm về dịch tễ học..............................................................................42
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng và điều trị ....................................................................47
3.2. Việt hoá thang điểm QOLIE-31.........................................................................50
3.2.1. Thang điểm QOLIE-31 tiếng Việt...............................................................50
3.2.2. Đặc điểm thống kê của thang điểm QOLIE-31 phiên bản tiếng Việt .........50
3.2.3. Độ tin cậy thang QOLIE-31 phiên bản tiếng Việt ......................................54
3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố dịch tễ và lâm sàng, điều trị với CLS bệnh nhân
động kinh người lớn ..................................................................................................57
3.3.1. Liên quan giữa yếu tố dịch tễ và CLS.........................................................57
3.3.2. Liên quan giữa yếu tố lâm sàng, điều trị và CLS .......................................65
BÀN LUẬN ......................................................................................72
4.1. Đặc điểm về dịch tễ và đặc điểm lâm sàng, điều trị của mẫu nghiên cứu .........72
4.1.1. Đặc điểm về dịch tễ ....................................................................................72
4.1.2. Đặc điểm về lâm sàng và điều trị ...............................................................77
.
.
4.2. Việt hoá thang điểm QOLIE-31.........................................................................80
4.2.1. Thang điểm QOLIE-31 phiên bản tiếng Việt ..............................................80
4.2.2. Đặc điểm của thang điểm QOLIE-31 phiên bản tiếng Việt........................81
4.2.3. Độ tin cậy của thang điểm QOLIE-31 phiên bản tiếng Việt ......................86
4.3. Mối liên quan giữa các yếu tố dịch tễ và lâm sàng, điều trị động kinh với CLS
..................................................................................................................................89
4.3.1. Các đặc điểm dịch tễ và CLS ......................................................................89
4.3.2. Các đặc điểm lâm sàng, điều trị và CLS ....................................................93
4.4. Nâng cao CLS ở BN động kinh .........................................................................96
4.5. Hạn chế của nghiên cứu .....................................................................................97
KẾT LUẬN ..............................................................................................................98
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
.
.
i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BN
Bệnh nhân
CLS
Chất lượng sống
CLSLQSK
Chất lượng sống liên quan sức khoẻ
CS
Cộng sự
HC
Hội chứng
.
.
ii
DANH MỤC TỪ ANH VIỆT
CHEQOL-25
Health-Related Quality of Life Measure For Children With
Epilepsy
Thang điểm chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe bệnh
nhân động kinh nhi
DRE
Drug-Resistant Epilepsy
Động kinh kháng trị
EQ-5D
EuroQoL five-dimensional question
Bộ câu hỏi năm lĩnh vực về chất lượng cuộc sống Châu Âu
ESI-55
Epilepsy Surgery Inventory-55 items
Khảo sát về phẫu thuật động kinh- 55 câu hỏi
FS
Febrile Seizure
Sốt co giật
GEFS
Generalized Epilepsy with Febrile Seizure
Động kinh toàn thể với sốt co giật
HIS
Health Status Index
Chỉ số tình trạng sức khoẻ
HRQOL
Health-Related Quality Of Life
Chất lượng sống liên quan đến sức khoẻ
ICC
Intraclass Correlation Coefficient
Hệ số tương quan nội lớp
.
.
iii
ILAE
International League Against Epilepsy
Liên đoàn chống động kinh thế giới
ISPOR
International Society for Pharmacoeconomics and Outcomes
Research
Hội đồng Quốc tế về Kinh tế dược và nghiên cứu kết cục
MEI
Myoclonic Epilepsy in Infancy
Động kinh giật cơ ở trẻ nhũ nhi
MoCA
Montreal Cognitive Assessment
Thang đánh giá nhận thức Montreal
NHP
Nottingham health profile
Chỉ số sức khoẻ Nottingham
POMS
Profile of Mood State
Chỉ số về trạng thái cảm xúc
QOL
Quality Of Life
Chất lượng sống
QOLIE-10
Quality Of Life in Epilepsy Invertory-10 items
Bảng khảo sát chất lượng sống ở bệnh nhân động kinh-10 câu
hỏi
QOLIE-31
Quality Of Life in Epilepsy Invertory-31 items
Bảng khảo sát chất lượng sống ở bệnh nhân động kinh-31 câu
hỏi
QOLIE-89
Quality Of Life in Epilepsy Invertory-89 items
.
.
iv
Bảng khảo sát chất lượng sống ở bệnh nhân động kinh-89
câu hỏi
QOLIE-AD-48
Quality Of Life In Epilepsy Inventory For Adolescents-48
Bảng khảo sát chất lượng cuộc sống thiếu niên động kinh 48 câu hỏi
RAND
Research and Development
Trung tâm nghiên cứu và phát triển
SAC
Scientific Advisory Committee
Hội đồng khuyến cáo khoa học
SF-36
36-Item Short Form Survey
Bảng khảo sát rút gọn 36 câu hỏi
SF-6D
Short Form-Six Dimension
Bảng rút gọn sáu lĩnh vực
UNFPA
United Nations Population Fund
Quỹ dân số Liên hợp quốc
.
.
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các lĩnh vực cần quan tâm ở bệnh nhân động kinh .................................16
Bảng 2.1: Biến số chung ...........................................................................................36
Bảng 2.2: Biến số lâm sàng và điều trị .....................................................................36
Bảng 2.3: Cách tính điểm QOLIE-31 .......................................................................38
Bảng 3.1: Đặc điểm phân phối thang QOLIE-31 phiên bản tiếng Việt ....................50
Bảng 3.2: Bảng phân phối câu trả lời và hiệu ứng trần, nền .....................................51
Bảng 3.3: Tương quan giữa các tiểu thang và toàn bộ câu hỏi .................................53
Bảng 3.4: Hệ số Cronbach’s alpha của thang điểm QOLIE-31 phiên bản tiếng Việt
..................................................................................................................................54
Bảng 3.5: Hệ số tương quan nội lớp của thang điểm QOLIE-31 phiên bản tiếng Việt
..................................................................................................................................56
Bảng 3.6: Ảnh hưởng giới tính đến CLS BN động kinh người lớn ..........................57
Bảng 3.7: Tương quan giữa tuổi và CLS BN động kinh ..........................................58
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của địa chỉ cư trú đến CLS BN động kinh ............................58
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến CLS BN động kinh .......................59
Bảng 3.10: Post hoc test ở những tiểu thang có khác biệt về trình độ học vấn ........60
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của nghề nghiệp đến CLS BN động kinh ............................61
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của tình trạng hơn nhân đến CLS BN động kinh ................62
Bảng 3.13: Post hoc test ở những tiểu thang có khác biệt về tình trạng hôn nhân ...63
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của thu nhập bình quân lên CLS BN động kinh..................63
Bảng 3.15: Post hoc test ở những tiểu thang có khác biệt về thu nhập bình quân ....64
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của thời gian bệnh đến CLS BN động kinh ........................65
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của thời gian bệnh đến CLS BN động kinh ........................65
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của loại cơn động kinh đến CLS BN động kinh .................66
Bảng 3.19: Post hoc test ở tiểu thang có khác biệt về loại cơn động kinh................67
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của tần suất cơn động kinh đến CLS BN động kinh ...........67
Bảng 3.21: Post hoc test ở những tiểu thang có khác biệt về tần suất cơn giật. .......68
Bảng 3.22: Ảnh hưởng của số loại thuốc chống động kinh đang sử dụng đến CLS
bệnh nhân động kinh .................................................................................................69
Bảng 3.23: Ảnh hưởng của đáp ứng điều trị đến CLS bệnh nhân động kinh. ..........70
.
.
vi
Bảng 3.24: Post hoc test ở tiểu thang có khác biệt về đáp ứng điều trị ....................71
Bảng 4.1: Hệ số Cronbach’ alpha ở một số nghiên cứu ...........................................87
Bảng 4.2: Hệ số ICC qua một vài nghiên cứu ..........................................................88
.
.
vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ giới tính của bệnh nhân trong nghiên cứu ...................................42
Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ phân bố tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu .............................43
Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ nơi cư trú của bệnh nhân trong nghiên cứu .................................43
Biểu đồ 3.4: Trình độ học vấn của bệnh nhân trong nghiên cứu ..............................44
Biểu đồ 3.5: Nghề nghiệp của bệnh nhân trong nghiên cứu .....................................45
Biểu đồ 3.6: Tình trạng hơn nhân của bệnh nhân trong nghiên cứu .........................45
Biểu đồ 3.7: Thu nhập bình quân một tháng của bệnh nhân trong nghiên cứu ........46
Biểu đồ 3.8: Thời gian mắc bệnh trung bình (năm) của bệnh nhân trong nghiên cứu
..................................................................................................................................47
Biểu đồ 3.9: Tuổi khởi phát trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu ................47
Biểu đồ 3.10: Loại cơn động kinh của bệnh nhân trong nghiên cứu ........................48
Biểu đồ 3.11: Tần suất cơn động kinh của bệnh nhân trong nghiên cứu ..................48
Biểu đồ 3.12: Số thuốc động kinh đang điều trị của bệnh nhân trong nghiên cứu ...49
Biểu đồ 3.13: Tình trạng đáp ứng với điều trị của bệnh nhân trong nghiên cứu ......49
Biểu đồ 3.14: Tương quan giữa tổng điểm QOLIE-31 và tần suất cơn động kinh ...69
Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ giới tính của bệnh nhân động kinh qua một số nghiên cứu .........72
Biểu đồ 4.2: Tổng điểm trung bình của thang QOLIE-31 qua các nghiên cứu ........84
.
.
viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiên cứu .....................................................................................33
.
.
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Phân loại cơn động kinh theo ILAE 1981 ..................................................5
Hình 1.2: Phân loại cơn động kinh theo ILAE 2017 ..................................................6
Hình 1.3: Phân loại bệnh động kinh ...........................................................................8
.
.
1
MỞ ĐẦU
Động kinh là một bệnh mạn tính, khơng lây nhiễm của hệ thần kinh trung
ương, khá phổ biến trên toàn thế giới, đặc trưng bởi sự lặp lại của các cơn co giật, do
sự phóng điện khơng kiểm sốt và có chu kỳ của các neuron bệnh lí nằm trong chất
xám của não bộ [6]. Theo ước tính của Liên hội Quốc tế chống Động kinh (ILAE)
năm 1996, có khoảng 50 triệu người trên thế giới mắc căn bệnh này và chủ yếu tập
trung ở các nước đang phát triển, mỗi năm có khoảng 61,4/100.000 trường hợp phát
hiện động kinh mới [44]. Ở Châu Á, tỷ lệ động kinh hiện mắc dao động từ 4 đến
10/1.000 người [69]. Tại Việt Nam, theo số liệu của các trung tâm, động kinh ảnh
hưởng 0,6 - 1% dân số [5], tỷ lệ hiện mắc là 4,9- 7,5/1.000 người tùy từng vùng [94].
Trong nhiều năm qua, việc điều trị, quản lý và chăm sóc bệnh nhân động kinh
ở nước ta chỉ dừng lại ở việc điều trị cắt cơn động kinh, uống thuốc điều trị ngoại trú
để kiểm soát cơn mà chưa chú ý nhiều đến chất lượng sống (CLS), cũng như các yếu
tố ảnh hưởng xấu đến CLS của bệnh nhân động kinh. Tuy nhiên, trong điều trị động
kinh, việc cắt cơn là chưa đủ, vấn đề quan trọng không kém là đánh giá CLS và phát
hiện các yếu tố ảnh hưởng xấu đến CLS để can thiệp nhằm nâng cao CLS cho bệnh
nhân.
Một vài nước trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về CLS của bệnh nhân
động kinh cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến CLS bệnh nhân động kinh, như nghiên
cứu sử dụng thang điểm đánh giá chất lượng sống trên bệnh nhân động kinh QOLIE31 ở Pháp của tác giả Picot [79], ở Iran của tác giả Navid [73]. Dựa trên những kết
quả thu được, các nước này đã đề xuất các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ, nhằm nâng
cao CLS cho bệnh nhân động kinh.
Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về vấn đề CLS của bệnh nhân động
kinh, như nghiên cứu của tác giả Đồn Hữu Trí, áp dụng thang điểm CHEQOL-25
trên bệnh nhân động kinh nhi tại bệnh viện Nhi đồng 2 [8], đã chứng minh được một
vài yếu tố ảnh hưởng đến CLS bệnh nhân động kinh nhi như tần suất cơn động kinh,
.
.
2
loại cơn động kinh, số thuốc đang sử dụng, tác dụng phụ của thuốc,…Hay nghiên cứu
của tác giả Trần Nguyên Ngọc, sử dụng thang điểm QOLIE-31, thang điểm Beck về
trầm cảm và lo âu để đánh giá CLS của bệnh nhân động kinh người lớn tại Đà Nẵng
[4], tuy nghiên cứu này sử dụng thang QOLIE-31 nhưng khơng có quy trình Việt hố
đầy đủ nên khơng đánh giá được độ tin cậy của thang điểm và không nêu rõ mối quan
hệ giữa thang điểm này với đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của bệnh nhân động kinh.
Thang điểm QOLIE-31 hiện nay được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới để
đánh giá CLS trên bệnh nhân động kinh, bao gồm các lĩnh vực khác nhau nhưng có
tương quan mạnh đến CLS ở nhóm bệnh nhân này, được rút ra từ các thang điểm
khác nhau. Từ phiên bản gốc, qua sự dịch thuật và thích ứng văn hố, tạo ra nhiều
phiên bản với ngôn ngữ khác nhau, và các phiên bản này thể hiện được độ tin cậy và
tính giá trị so với phiên bản gốc. Ở Việt Nam hiện tại, chưa có thang điểm đánh giá
CLS trên bệnh nhân động kinh người lớn nào được dịch thuật và chuẩn hoá một cách
tin cậy. Xuất phát từ thực tế này, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Độ tin cậy của
thang điểm QOLIE-31 phiên bản tiếng Việt trên bệnh nhân động kinh người lớn” với
các mục tiêu cụ thể sau đây:
1. Mô tả đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm lâm sàng, điều trị của các bệnh
nhân trong nghiên cứu.
2. Đánh giá độ tin cậy của thang điểm QOLIE-31 phiên bản tiếng Việt trên
bệnh nhân động kinh người lớn.
3. Sự liên quan của đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm lâm sàng, điều trị
với thang điểm QOLIE-31 phiên bản tiếng Việt.
.
.
3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về động kinh
1.1.1. Định nghĩa động kinh
Năm 2005, tổ chức ILAE đưa ra định nghĩa động kinh là “bệnh lí của não bộ
đặc trưng bởi khuynh hướng lâu dài xuất hiện các cơn co giật kiểu động kinh và bởi
hậu quả về sinh học thần kinh, nhận thức, tâm thần và xã hội” [47]. Định nghĩa động
kinh này u cầu có ít nhất một cơn co giật kiểu động kinh, được mô tả là “triệu chứng
cơ năng, thực thể xuất hiện thoáng qua do hoạt động bất thường quá mức hay đồng
bộ của neuron trong não bộ” [47].
Theo tiêu chuẩn năm 2005, động kinh được chẩn đốn khi có ít nhất hai cơn
động kinh khơng có yếu tố khởi phát cách nhau ít nhất 24 giờ. Tuy nhiên, thực hành
lâm sàng đề ra rằng động kinh có thể được chẩn đốn khi chỉ có một cơn động kinh
khơng có yếu tố khởi phát nhưng khả năng tái phát cơn động kinh tiếp theo bằng khả
năng tái phát cơn động kinh thứ ba ở bệnh nhân có hai cơn động kinh khơng có yếu
tố khởi phát trước đó, và khả năng này ít nhất là 60%. Khả năng tái phát cao này xảy
ra ở những bệnh nhân có những tổn thương cấu trúc gần đây như đột quỵ, nhiễm trùng
thần kinh trung ương, chấn thương đầu, chẩn đốn hội chứng động kinh, hay có các
yếu tố nguy cơ khác. Với những bệnh nhân có cơn động kinh phản xạ, ví dụ như cơn
động kinh do nhạy cảm ánh sáng, cũng được xét là động kinh [45].
Vì vậy, đến năm 2014, ILAE một lần nữa đưa ra định nghĩa động kinh với
khả năng chẩn đoán mở rộng hơn:
§ Ít nhất hai cơn động kinh khơng có yếu tố kích thích (hoặc phản xạ)
xảy ra trong > 24 giờ.
§ Một cơn động kinh khơng có yếu tố kích thích (hoặc phản xạ) và nguy
cơ tái phát cơn động kinh tương đương với sau khi xảy ra hai cơn động
kinh khơng có yếu tố kích thích (ít nhất 60%), xảy ra trong vòng 10
năm.
.
.
4
§ Đã được chẩn đốn hội chứng động kinh [45].
Động kinh được định nghĩa là “lui bệnh” khi bệnh nhân đã từng mắc phải hội
chứng động kinh phụ thuộc tuổi nhưng nay đã qua độ tuổi phù hợp với hội chứng,
hoặc bệnh nhân đã khơng cịn cơn trong 10 năm và đã ngưng thuốc chống động kinh
trong 5 năm [45].
1.1.2. Phân loại động kinh
Động kinh được phân loại dựa theo cơn và theo hội chứng động kinh:
- Phân loại theo cơn: dựa đặc tính cơn, điện não, cách này sử dụng tương đối
dễ và thông dụng, nhưng không đánh giá được chính xác dự hậu.
- Phân loại theo hội chứng động kinh: dựa lâm sàng, điện não, hình ảnh học,
xét nghiệm di truyền, cách này phức tạp hơn nhưng cho đánh giá tương đối về dự hậu
[6].
1.1.2.1. Phân loại cơn động kinh
Tổ chức ILAE bắt đầu nỗ lực xây dựng bảng phân loại cơn động kinh từ năm
1909, và đến những năm 1960 nhờ Henri Gastaut đã đạt được những thành tựu nhất
định [14], [49]. Sau đó đến năm 1981, sau những cuộc tranh luận mạnh mẽ để đưa
đến thống nhất, ILAE đã cho ra bảng phân loại cơn động kinh [61] và đến năm 1985
là bảng phân loại hội chứng động kinh [60], được sửa đổi và chuẩn hoá vào năm 1989
[59]. Từ đó, bảng phân loại năm 1981 đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới và được
sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng đến nay (Hình 1.1). Tuy nhiên, sau khi trơi
qua gần hai thập kỉ, với những tiến bộ và phát hiện mới về động kinh, bảng phân loại
năm 1981 có thể sẽ khơng cịn phù hợp nữa. Vì vậy, đến năm 2017, ILAE đã cho ra
bảng phân loại mới nhất về cơn động kinh với nền tảng cơ bản vẫn dựa theo bảng cũ
và cập nhật thêm một vài chỗ [46] (Hình 1.2).
Một số thay đổi của bảng phân loại cơn động kinh năm 2017 so với bảng
phân loại năm 1981 của ILAE:
§ Thay đổi từ “một phần” (partial) thành “cục bộ” (focal).
.
.
5
§ Một số loại cơn có thể khởi phát cục bộ, tồn thể hoặc khơng rõ khởi
phát.
§ Cơn động kinh khơng rõ khởi phát có thể tiếp tục được phân loại dựa
trên một số yếu tố khác.
§ Ý thức được dùng để phân loại cơn động kinh khởi phát cục bộ.
§ Các từ như rối loạn nhận thức, một phần đơn giản, một phần phức tạp,
tâm thần và toàn thể hóa thứ phát sử dụng trong bảng cũ nay được loại
bỏ.
§ Các loại cơn động kinh cục bộ mới bao gồm: cơn tự động, cơn thần
kinh thực vật, cơn ngưng hành vi, nhận thức, cảm xúc, tăng động, cảm
giác và cơn co cứng-co giật cục bộ lan sang hai bên. Các loại cơn mất
trương lực, co giật, co thắt, giật cơ, và cơn co cứng có thể cục bộ hoặc
tồn thể.
§ Các loại cơn động kinh tồn thể mới bao gồm: cơn vắng ý thức với
giật cơ mí mắt, cơn vắng ý thức giật cơ, cơn giật cơ-co cứng-co giật,
cơn giật cơ-mất trương lực và cơn co thắt.
Cơn co giật kiểu động
kinh
Cơn co giật một phần
Cơn co giật toàn thể
Một phần đơn
giản
Cơn vắng ý thức
Cơn giật cơ
Một phần phức
tạp
Cơn co cứng
Cơn co giật
Cơn co cứng co
giật
Cơn mất trương
lực
Tồn thể hố thứ
phát
Cơn co giật khơng phân
loại
Hình 1.1: Phân loại cơn động kinh theo ILAE 1981
.
.
6
Hình 1.2: Phân loại cơn động kinh theo ILAE 2017
1.1.2.2. Phân loại hội chứng động kinh
Bảng phân loại hội chứng (HC) động kinh năm 1989 chia thành bốn nhóm
[59]:
§ Động kinh cục bộ: vơ căn hay triệu chứng
§ Động kinh tồn thể: vơ căn hay triệu chứng
§ Động kinh khơng xác định tồn thể hay cục bộ
§ Một số động kinh trong hồn cảnh đặc biệt
Năm 2006, nhóm các chun gia đã đề xuất ra bản phân loại HC động kinh
theo độ tuổi vì theo như bảng phân loại cũ khơng thể hiện rõ được đặc tính của HC
động kinh, mà chỉ xếp theo cục bộ/toàn thể/kết hợp và nhiều trường hợp HC động
kinh không thể phân định rõ ràng và cũng khơng có ý nghĩa nhiều nếu làm vậy [42]:
.
.
7
§ Trẻ sơ sinh:
– Cơn động kinh sơ sinh lành tính
– Động kinh sơ sinh có tính gia đình lành tính
– Bệnh não giật cơ sớm
– HC Ohtahara
§ Tuổi nhũ nhi:
– Động kinh nhũ nhi lành tính
– Động kinh nhũ nhi có tính gia đình lành tính
– HC West
– HC Dravet
– Cơn động kinh do sốt
– Cơn động kinh do sốt plus (FS+)
– Động kinh giật cơ ở trẻ nhũ nhi (MEI)
– Bệnh não giật cơ ở các rối loạn khơng tiến triển
§ Trẻ nhỏ:
– Cơn động kinh do sốt
– Cơn động kinh do sốt plus (FS+)
– Động kinh thùy chẩm trẻ nhỏ khởi phát sớm (HC Panayiotopoulos)
– Động kinh thùy chẩm trẻ nhỏ khởi phát trễ (HC Gastaut)
– HC Landau-Kleffner
– HC Lennox-Gastaut
– Động kinh vắng ý thức ở trẻ nhỏ
– Bệnh não động kinh với gai và sóng liên tục trong lúc ngủ
– Động kinh lành tính với gai trung tâm thái dương
– Động kinh với cơn giật cơ-mất trương lực
– Động kinh thùy trán ban đêm di truyền trội
– Động kinh với cơn vắng ý thức-giật cơ
§ Trẻ vị thành niên - người lớn:
– Động kinh vắng ý thức thiếu niên
.
.
8
– Động kinh giật cơ thiếu niên
– Động kinh với cơn co cứng-co giật toàn thể đơn thuần
– Động kinh di truyền trội với đặc trưng thính giác
– Động kinh thùy thái dương có tính gia đình khác
§ Khởi phát ở mọi lứa tuổi:
– Động kinh cục bộ có tính gia đình với nhiều đặc điểm
– Động kinh tồn thể với sốt co giật plus (GEFS (+))
1.1.2.3. Phân loại bệnh động kinh
Bảng phân loại mới theo ILAE 2017 là bảng phân loại nhiều cấp độ, bắt đầu
với phân loại cơn động kinh như trình bày ở trên, gồm cơn động kinh khởi phát cục
bộ, cơn động kinh tồn thể, khơng rõ khởi phát và không phân loại. Bước thứ hai là
phân loại bệnh động kinh, gồm động kinh cục bộ, động kinh toàn thể, cả cục bộ và
toàn thể và cuối cùng là không rõ. Bước thứ ba là phân loại hội chứng động kinh.
Trong cả ba bước, đều chú ý tìm nguyên nhân ở từng bước, với nguyên nhân được
phân thành sáu nhóm: cấu trúc, gien, nhiễm trùng, chuyển hố, tự miễn và khơng rõ
[85] (Hình 1.3).
Loại cơn co giật
Cục bộ
Tồn thể
Khơng rõ
Ngun nhân
Bệnh đồng mắc
Cấu trúc
Gene
Loại động kinh
Cục bộ
Tồn thể
Cả cục bộ và
tồn thể
Nhiễm trùng
Khơng rõ
Chuyển hóa
Tự miễn
Khơng rõ
Hội chứng động kinh
Hình 1.3: Phân loại bệnh động kinh
.
.
9
1.1.3. Điều trị bệnh động kinh
Điều trị bệnh động kinh gồm ba mục đích chính: kiểm sốt cơn động kinh,
tránh các tác dụng phụ và duy trì hay phục hồi CLS. Điều trị tối ưu cần trước hết đánh
giá chính xác loại cơn động kinh, độ nặng, tần suất cơn, chú ý các tác dụng phụ của
thuốc, đánh giá vấn đề tâm thần kinh liên quan đến bệnh.
Bắt đầu thuốc chống động kinh khi đã được chẩn đốn chính xác là động
kinh, tức là có nguy cơ tái phát cơn động kinh tiếp theo ít nhất trên 60%. Lựa chọn
thuốc cần cá nhân hoá, tuỳ thuộc vào: hiệu quả của thuốc trên loại cơn động kinh, tác
dụng phụ, tương tác thuốc, bệnh kèm mắc (chức năng gan, thận,…), tuổi, giới tính,
giá tiền, lối sống, sự ưa thích,… Sử dụng thuốc thích hợp nhất cho mỗi bệnh nhân và
bắt đầu với đơn trị liệu, tăng liều từ từ đến khi không cịn cơn hay có tác dụng phụ
khơng chấp nhận được xảy ra [5]. Hơn một nửa bệnh nhân mới chẩn đoán động kinh
hết cơn động kinh chỉ với một loại thuốc [66]. Khi một loại là không đủ để kiểm soát
cơn, cần kết hợp thuốc, và chú ý tránh kết hợp các thuốc cùng một cơ chế tác dụng
hay có sự tương tác với nhau.
Hiện nay có hơn 20 loại thuốc được chấp thuận cho điều trị động kinh ở người
lớn và trẻ em. Thuốc chống động kinh được chia làm hai loại là phổ rộng hoặc phổ
hẹp [22]. Thuốc phổ hẹp hiệu quả với động kinh cục bộ, trừ ethosuximide mặc dù là
thuốc phổ hẹp nhưng dùng để điều trị động kinh cơn vắng ý thức và không hiệu quả
với các cơn động kinh cục bộ. Một vài loại thuốc phổ hẹp khác như: carbamazepine,
oxcarbazepine, gabapentin, pregabalin, phenytoin, phenobarbital, vigabatrin,…
Thuốc phổ rộng hiệu quả với cả hai loại cục bộ và toàn thể, như: lamotrigine,
levetiracetam, topiramate, valproate.
Tác dụng phụ của thuốc là yếu tố góp phần ảnh hưởng đến sự lựa chọn điều
trị và CLS của bệnh nhân động kinh. Tác dụng phụ về thể chất như phản ứng quá
mẫn (phát ban, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử độc thượng bì,…), tăng/sụt cân,
tác dụng trên đường tiêu hố (buồn nơn, nơn, tiêu chảy, táo bón,…), hạ natri máu, tác
dụng hệ thần kinh (chống váng, thất điều, đau đầu, nhìn đơi, ngủ gà, run tay), rụng
.
.
10
tóc, phì đại nứu,… Tác dụng phụ về tâm thần, hành vi như trầm cảm, loạn thần, lo
lắng, ý nghĩ tự sát, kích động, hung hăng, dễ nổi giận.
1.1.4. Động kinh kháng trị
Khái niêm động kinh kháng trị (DRE - drug resistant epilepsy) được định
nghĩa theo ILAE 2010 là sự thất bại của hai thử nghiệm thuốc phù hợp mà hai loại
thuốc này có sự dung nạp tốt, được chọn lựa thích hợp và sử dụng đúng liệu trình (có
thể là dùng riêng lẽ hay phối hợp) để đạt được tình trạng khơng cịn cơn động kinh
[65]. Thuốc phải phù hợp với bệnh động kinh của BN và loại động kinh và đã được
chứng minh qua các thử nghiệm lâm sàng. Phù hợp tức là đạt liều chuẩn trong khoảng
thời gian thích hợp. Sử dụng đúng liệu trình và BN phải tuân thủ điều trị tốt. Dung
nạp tốt tức không có tác dụng phụ đáng kể để phải ngưng thuốc vì tác dụng phụ. Để
đánh giá về tình trạng động kinh kháng trị, tác giả chia ra ba nhóm bệnh nhân:
• Khơng cịn cơn động kinh (seizure freedom): khơng cịn cơn trong
khoảng thời gian tối thiểu là gấp ba lần khoảng thời gian dài nhất giữa
hai lần động kinh của bệnh nhân (quyết định từ những cơn giật xảy ra
trong vòng 12 tháng trở lại) hay là 12 tháng (nếu khoảng thời gian
giữa các lần động kinh dài hơn).
• Thất bại với điều trị (treatment failure): vẫn còn cơn dù đã điều trị
thích hợp.
• Khơng xác định (undetermined): nếu BN khơng cịn động kinh trong
gấp ba lần thời gian giữa hai cơn động kinh nhưng thời gian này < 12
tháng.
Yếu tố dự đoán của động kinh kháng trị là sự thiếu hiệu quả của loại thuốc
chống động kinh đầu tiên, số lượng cơn động kinh trước điều trị cao hay động kinh
triệu chứng/căn ngun ẩn thì có nguy cơ động kinh kháng trị nhiều hơn động kinh
vô căn.
Những bệnh nhân động kinh kháng trị tăng nguy cơ tử vong vì các nguyên
nhân nền của bệnh động kinh như bệnh lí thoái hoá thần kinh, u nguyên phát hệ thần
.