Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các thang điểm đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân tim mạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.88 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Tổng Quan

CÁC THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
BỆNH NHÂN TIM MẠCH
Trần Kim Trang*
Tổ chức y tế thế giới định nghĩa Chất Lượng
Cuộc Sống (CLCS) là những cảm nhận của các cá
nhân về cuộc sống của họ trong bối cảnh văn
hóa và các hệ thống giá trị mà họ đang sống,
liên quan đến các mục đích, nguyện vọng, tiêu
chuẩn và các mối quan tâm của họ. Vì thế có thể
hiểu tại sao các thang đo CLCS sức khoẻ là
những bảng câu hỏi về cảm nhận của từng người
chứ không dựa vào đánh giá chuyên môn của
thày thuốc hoặc kết quả xét nghiệm.Trong vòng

20 năm qua đã có hàng trăm thang đo CLCS sức
khoẻ được xây dựng và có thể chia thành 2
nhóm chính: tổng quát hoặc chuyên biệt theo
bệnh lý. Khuôn khổ của bài báo này chỉ điểm
qua một số thang đo thường được sử dụng
trong các nghiên cứu trên thế giới nhằm đánh
giá CLCS của bệnh nhân tim mạch, hầu như đều
tập trung khảo sát 3 khía cạnh thể chất, tinh thần
và xã hội.

CÁC THANG ĐÁNH GIÁ CLCS CHUYÊN BIỆT BỆNH LÝ TIM MẠCH(12,15)
Bệnh
CHUNG


CHO BỆNH
TIM MẠCH

Viết tắt

Tên nguyên bản

Tác giả

CDS

Cardiac Depression Scale

Hare David L

CHP

Cardiac Health Profile

Währborg Peter

Duke Activity Status Index

Boineau R E
Higgenbotham
Michael B
Hlatky Mark A

DASI


Số
Lĩnh vực
Khung thời
mục
gian
26 Xác định mức độ, phân loại
Hiện tại
trầm cảm
19
Mức đau ngực theo CCS,
Không
chất lượng sống, tâm lý xã
hội
12
Không cụ thể
Chọn lọc bệnh nhân mạch
vành làm nghiệp pháp gắng
sức
35

MILQ

Multidimensional Index of
Life Quality

8-item Implantable
Cardioverter Defibrillatorspecific Quality of Life
Questionnaire
Perception of Anticoagulant
RUNG NHĨ PACT-Q

Treatment Questionnaire

*

RỐI LOẠN 8-item
NHỊP TIM ICD-QOL

APQLQ

Angina Pectoris Quality of
Life Questionnaire

Avis Nancy E

Sức khoẻ tâm thần – thể
chất, chức năng thể chấtnhận thức – xã hội, tài
chánh, sự thân tình, nghề
nghiệp, năng suất

8

Từ khi cấy
máy

Vlay Stephen C

Sanofi Aventis

27
22


Wiklund Ingela

BỆNH
MacNew Heart Disease
MẠCH
Lim Lynette
MacNew Health-related Quality of Life
VÀNH, CƠN
Oldridge Neil B
Questionnaire
ĐAU THẮT
NGỰC
SAQ Seattle Angina Questionnaire Spertus John A,

27

19

Hiện tại

Mong đợi, tiện lợi, gánh nặng
bệnh tật –điều trị và hài lòng
Hoạt động thể chất, triệu
chứng tâm thể, rối loạn cảm
xúc, hài lòng cuộc sống
Giới hạn thể chất, chức năng
cảm xúc, chức năng xã hội
Ổn định đau ngực, tần suất
đau ngực, giới hạn thể chất,

hài lòng điều trị, cảm nhận
bệnh tật

Hiện tại
Tuần
qua
2 tuần qua

4 tuần qua

* Bộ môn nội Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: TS BS Trần Kim Trang

Chuyên Đề Nội Khoa I

ĐT: 0989694263 Email:

9


Tổng Quan
Bệnh

Viết tắt

BỆNH
KCCQ
MẠCH
VÀNH, CƠN
ĐAU THẮT

NGỰC
MLHF
CHAL

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Tên nguyên bản

Minnesota Living with Heart
Failure © Questionnaire
Quality of Life Questionnaire
for Arterial hypertension

16

7 ngày qua

Artemis

Assessment of Quality of Life
in lower limb arteriopathy

Lecasble Marc

4 tuần qua

CLAU-S

Claudication Scale

Boccalon H

Comte Sylvie
Lehert Philippe

64
12
47

ECQ

Edinburgh Claudication
Questionnaire

Leng Gillian C

6

PAQ

Peripheral Artery
Questionnaire

Spertus John A,

Chẩn đoán đau cách hồi
Không
trong nghiên cứu dịch tể
Giới hạn thể chất, triệu
Hơn 4 tuần
chứng, chức năng xã hội, hài
qua

lòng điều trị, chất lượng sống
4 tuần qua
Giảm khả năng đi bộ, cải
thiện sau can thiệp

QL-SP

WIQ
CNS
mRS-SI

Hiatt WR,
Regensteiner Judith
G
Canadian Neurological Scale
Cote Robert
Structured Interview for the
Modified Rankin Scale

Hareendran A
Wilson Lindsay
Buck Deborah
Ford Gary A
Jacoby Ann
NINDS
Investigators

National Institutes of Health
Stroke Scale
Stroke and Aphasia Quality

SAQOLof Life Scale - 39 item
Hilari Katerina
39
version
Stroke Impact Scale & Stroke
SIS
Duncan Pamela W
Toolbox
NIHSS

SS-QOL
AVVQ
VEINES-

Stroke-Specific Quality Of
Life measure
Aberdeen Varicose Veins
Questionnaire
VEnous INsufficiency

35

25

26

20

Walking Impairment
Questionnaire


NEWSQO Newcastle Stroke-specific
L
Quality of Life measure

10

55

Short form of Quality of Life
Questionnaire for Arterial
hypertension
Myocardial Infarction
Dimensional Assessment Thompson David R
Scale
Ebbesen Lori S
Quality of Life Questionnaire
McCartney N
for Cardiac Spouses
Oldridge Neil B
Quality of Life after
Oldridge, N
Myocardial Infarction

QLMI

SUY TĨNH
MẠCH

21


Trong tháng
qua

MIDAS

ĐỘT QUỴ

Cohn JN
Rector TS
Badia Xavier
Dalfó Antoni
Roca-Cusachs
Arpinelli Fabio
Bamfi F
De Carli G
Abellán José
Badia Xavier
Dalfó Antoni

Khung thời
gian
Triệu chứng, ổn định triệu
Hơn 2 tuần
chứng, giới hạn thể chất, giới
qua
hạn xã hội và chất lượng
sống.
Triệu chứng suy tim, giới hạn 1 tháng qua
chức năng, rối loạn tâm lý

15 ngày qua
Lĩnh vực

35

MINICHAL

TẮC ĐỘNG
MẠCH
NGOẠI
BIÊN, ĐAU
CÁCH HỒI

Số
mục
23

Kansas City Cardiomyopathy
Spertus John A,
Questionnaire

TĂNG
Hypertension Health Status
HYPER 31
HUYẾT ÁP
Inventory

NHỒI MÁU
CƠ TIM


Tác giả

Williams Linda S
Garratt Andrew M
Lamping Donna L

21

Hoạt động thể chất, tự tin,
xúc cảm, lệ thuộc, ăn uống,
thuốc - tác dụng phụ
Cảm xúc, thể chất-xã hội của
vợ/chồng bệnh nhân

15

Trong 2 tuần
qua

Tự trọng, hạn chế, mệt mõi,
cảm xúc,tự tin

Tuần qua

11
27

56

Tuần qua


Tác động điều trị, cải thiện
giao tiếp
Kết cục và mức hồi phục

39

Không
Bây giờ và
trước khi đột
quỵ
Không

Không
Hơn tuần qua

Đột quỵ, mất vận ngôn
3

Phát hiện hậu quả của đột
quỵ lên CLCS

Tuần qua

49

Tuần qua

13


2 tuần qua

26

4 tuần qua

Chuyên Đề Nội Khoa I


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Bệnh

THUYÊN
TẮC TĨNH
MẠCH

Viết tắt

Tên nguyên bản

QOL/Sym

Epidemiological and
Economic Study (VEINES) Quality of Life / Symptoms

PACT-Q

Perception of Anticoagulant
Treatment Questionnaire


Tác giả

Số
mục

Tổng Quan
Lĩnh vực

27
Sanofi Aventis

Khung thời
gian

Hiện tại
Hài lòng

CHP đã được dịch từ tiếng Thụy Điển sang
14 ngôn ngữ khác, thuộc loại tự điền, cho đối
tượng > 40 tuổi.

tử suất muộn. Đặc biệt với phục hồi chức năng
tim, sự cải thiện CLCS theo MacNew nhanh hơn
là khả năng dung nạp với gắng sức. Thang này
còn giúp xác định CLCS vợ hoặc chồng của
bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim. Hiện đã được
dịch sang 24 ngôn ngữ nhưng rất tiếc chưa có
tiếng Việt, thời gian hoàn thành bảng câu hỏi 10
phút.


MILQ có thể tự điền, phỏng vấn trực diện
hay qua điện thoại, hoàn thành chưa đầy 10
phút. Mỗi mục có 7 điểm ứng với mức độ hài
lòng từ 1-7 (không –> rất hài lòng). Còn thích
hợp cho những bệnh mạn tính khác như
COPD(1).

SAQ Tính đến tháng 3/2011, đã có 600 công
bố, thử nghiệm lâm sàng trên 113.000 bệnh nhân
với thang này; loại tự điền, nhạy với những biến
đổi lâm sàng dù lớn (như sau can thiệp mạch
vành thành công) hoặc nhỏ (bệnh nhân ngoại
trú mới mắc bệnh mạch vành ổn định).

8-item ICD-QOL dành cho bệnh nhân nhịp
nhanh thất ác tính, thuộc loại tự điền.

CHQ thuộc loại phỏng vấn, người phỏng
vấn phải được tập huấn kỹ, có 20 mục thông tin
về khó thở, mệt mõi và cảm xúc trong 2 tuần
qua. Nhạy với các mức độ suy tim khác nhau,
nhất là với khó thở và chức năng thể chất, mệt
mõi. Được dùng trong thử nghiệm ngẫu nhiên
đối chứng về digoxin trong suy tim, đánh giá
những biến đổi của từng bệnh nhân dài theo
thời gian. Đã có nghiên cứu so sánh các thang
đo CLCS của bệnh nhân suy tim: MLHF, CHFQ,
Quality of Life Questionnaire for Severe Heart
Failure (QLQ-SHF), KCCQ và Left Ventricular
Dysfunction (LVD-36) questionnaire. Đặc tính

đo lường (Metric properties- thể hiện qua giá trị
hiệu lực, độ tin cậy, trả lời) được đối chiếu với
phân độ NYHA, nghiệm pháp đi bộ 6 phút và
thang SF-36. Kết quả ủng hộ sử dụng MLHF, và
sau đó là KCCQ, CHFQ(6). Cũng có nhận định
khác: KCCQ có độ nhạy cao đáng kể so với
MLHF và SF 36(7).

CDS đã được xác định có độ nhạy, độ
chuyên, diện tích dưới đường cong thể hiện giá
trị chẩn đoán trầm cảm ở bệnh nhân tim tốt hơn
BDI vốn quen thuộc với các thày thuốc trong
phát hiện trầm cảm(2,5,16).

Cần phân biệt với thang 10 mục của
Chevalier Philippe khảo sát trên nhóm bệnh nội
tiết, cơ xương khớp, thần kinh. Tản mạn còn
một số thang khác nhưng chưa được nhiều
chứng cứ xác nhận giá trị đo lường tâm thể, do
đó sẽ thấy khá nhiều nghiên cứu sử dụng SF 36
cho đối tượng bệnh lý này.
PACT-Q công bố năm 2007, cho bệnh nhân
huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, rung
nhĩ đang điều trị chống đông. Thang ngắn, dễ
dùng(13).
APQLQ thuộc loại tự điền, đã có thâm niên
sử dụng từ thập niên 90.
MacNew là phiên bản sửa đổi của QLMI với
nguyên thủy nhằm đánh giá những bệnh nhân
trầm cảm và lo âu sau nhồi máu cơ tim cấp.

Thuộc loại tự điền, khảo sát tác động của điều
trị, kể cả phục hồi chức năng tim và đã được sử
dụng trong các nghiên cứu về bệnh nhân hội
chứng vành cấp, suy tim, đặt máy tạo nhịp tim.
MacNew có giá trị tiên báo độc lập bệnh suất và

Chuyên Đề Nội Khoa I

KCCQ Thiết kế cho bệnh nhân suy tim mạn
tự điền, có giá trị tiên báo bệnh suất và tử suất,
phân tầng nguy cơ của bệnh nhân suy tim ngoại
trú(8).Tính đến tháng 3/2011, đã có 1400 nghiên

11


Tổng Quan

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

cứu trên 120.000 bệnh nhân với thang này, điều
đó cho thấy không cần bàn cải hay nghi ngờ về
giá trị của thang này.
MLHF đã được dịch ra gần 30 ngôn ngữ,
thiết kế chuyên biệt cho các thử nghiệm lâm
sàng đánh giá hiệu quả của thuốc hay thiết bị
nên nhạy với hiệu quả của thuốc; ngắn, dễ hiểu,
có 21 mục trả lời từ không, rất ít tới rất nhiều tạo
nên thang từ 0 (không bất lực) – 105 điểm (bất
lực hết mức), liên hệ với các triệu chứng điển

hình của suy tim (khó thở, khó ngủ, mệt mõi,
phù chân), hoạt động thể chất, tương tác xã hội,
hoạt động tình dục, công việc và cảm xúc (lo âu,
trầm cảm) trong vòng 1 tháng qua. Do việc điều
trị có tác động đến triệu chứng và sự giới hạn
chức năng của suy tim, nên có thêm những câu
hỏi về tác dụng phụ của thuốc, thời gian nằm
viện, chi phí điều trị hầu đo lường tác động toàn
cục của điều trị lên CLCS. MLHF có độ hằng
định và tin cậy cao, tương quan cao với những
thang khác chuyên biệt cho suy tim (MacNew,
CHQ), nhạy với phân độ NYHA nhưng cũng có
tác giả nêu ý kiến ngược lại là không phân biệt
tốt giữa các mức độ suy tim. Lưu ý khả năng
của bệnh nhân khi tách những triệu chứng của
suy tim với bệnh lý đi kèm có thể ảnh hưởng
đến kết quả đánh giá của thang này. Ngoài ra,
một số mục khó trả lời như: khó khăn trong giải
trí, thể thao, sở thích…đặc biệt 2 mục bị bỏ qua
nhiều nhất là khó khăn trong hoạt động tình
dục (22%) và khó làm việc để kiếm sống (27%)
(Bennett et al., 2002) cho thấy cần có phiên bản
chỉnh sửa, dù hiện tại đây vẫn là thang được sử
dụng phổ biến nhất trên đối tượng suy tim.
QLMI Oldridge thiết kế năm 1991, 26 mục
với thời gian trả lời khoảng 10 phút cho đối
tượng là bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Thường
dùng để đánh giá hiệu quả của chương trình
phục hồi chức năng tim trong khung thời gian 2
tuần. Gần đây có phiên bản cải tiến với 27 mục

được gọi là QLMI-2. Điểm cho từ 1 (kém) tới 7
(cao), gồm 7 câu hỏi triệu chứng (2 về đau ngực,
1 cho mỗi triệu chứng sau: khó thở, mệt mõi,
chóng mặt, đau chân, bồn chồn)(9).

12

QLMI – Cardiac Version III gồm 36 mục đo
mức độ hài lòng, 36 mục đo mức quan trọng
thuộc 4 lĩnh vực: sức khoẻ và chức năng, kinh tế
xã hội, tâm lý – tinh thần, gia đình
Tăng huyết áp: Các nghiên cứu về CLCS
trên bệnh nhân tăng huyết áp chủ yếu xác định
những yếu tố có ảnh hưởng tới CLCS (điều trị,
mức tăng huyết áp, sự cần thiết lưu tâm
CLCS…) hơn là khảo sát giá trị các thang điểm.

CÁC THANG ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƯỢNG CUỘC SỐNG (CLCS) TỔNG
QUÁT THƯỜNG DÙNG VỚI BỆNH TIM
MẠCH
SF-36 (short-form health survey -36
questions). Là thang đo tổng quát được sử dụng
nhiều nhất, có từ năm 1988 và dùng rộng rãi
hơn 60 quốc gia, gồm 36 câu thuộc 8 lĩnh vực
sức khoẻ (thể chất, giới hạn hoạt động, cảm
nhận đau đớn, sức khoẻ tổng quát, sinh lực, xã
hội, xúc cảm, tinh thần) chia 2 nhóm thể chất và
tinh thần. Bệnh nhân tự điền câu trả lời hoặc do
người phỏng vấn trực diện hay qua điện thoại.

Đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trên
quần thể tổng quát hay bệnh lý chuyên biệt với
nhận định cho kết quả tốt nhất vì hệ quả trần
hay sàn ít hơn, nhạy với những biến đổi nhỏ trừ
khi có bệnh phối hợp, hằng định và có độ tin
cậy cao. Tuy nhiên do thang này dài nên về mặt
thực hành ít được dùng trong theo dõi quần thể.
Đặc biệt là SF 36 được vô số nghiên cứu khảo sát
song hành như là thang đối chứng với 1 thang
chuyên biệt khác khi đánh giá CLCS cho một
quần thể bệnh lý(11). Thích hợp cho các nghiên
cứu về suy tim, dù có tác giả cho là kém nhạy
với những biến đổi lâm sàng quan trọng ở bệnh
nhân suy tim so với thang đo chuyên biệt như
MLHF (Green 2000). Ngoài ra, ta biết xuất độ
suy tim cao ở người già, và ở đối tượng này, sự
hữu ích của SF -36 bị nghi ngờ, do người cao
tuổi thường không trả lời những câu về công
việc và các hoạt động mạnh. Thang này còn thất
bại khi nhận xét một số chức năng, ví dụ giấc
ngủ. Cần 15 phút để hoàn thành, do đó đã ra
đời dạng ngắn hơn là SF -12 và SF-8 cũng được

Chuyên Đề Nội Khoa I


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
sử dụng rộng rãi vì ít thời gian hơn để hoàn tất,
dễ chấp nhận với bệnh nhân mạch vành, sau cấy
máy phá rung(14). Tuy nhiên, một số nghiên cứu

cho là trong nhồi máu cơ tim cấp, SF -12 làm mờ
nhạt những khác biệt quan trọng giữa các lĩnh
vực khảo sát. Một số nghiên cứu khác nhận định
SF-36 là công cụ nhạy để phát hiện cải thiện
CLCS sau can thiệp mạch vành. Dù vậy, với
bệnh nhân cơn đau thắt ngực, SAQ nhạy hơn và
dễ dùng hơn SF-36. Những vấn đề tim mạch
khác cũng áp dụng thang SF 36 như sau cấy
máy phá rung(10,4).

Tổng Quan

trong 3 ngày trước đó ở 3 lĩnh vực riêng biệt
(vận động, hoạt động thể chất, hoạt động xã
hội).

SF-36v2 là phiên bản mới, ra đời năm 1996
với cấu trúc đơn giản hơn, dạng tự điền, có 5
chọn lựa trả lời thuộc 2 lĩnh vực chức năng thể
chất và tinh thần.

SIP (Sickness Impact Profile) Do Bergner đề
xuất năm 1976, phát triển ở Mỹ, gồm 136 mục
trả lời có/không, về thể chất (đi đứng, chuyển
động, chăm sóc cơ thể và cử động), tâm lý xã
hội (ngủ nghỉ, xúc cảm, việc nhà, tương tác xã
hội, hoạt bát, giao tiếp, việc làm, giải trí, ăn
uống). Sử dụng cho các bệnh lý cấp hay mạn.
Không phân biệt được các mức độ suy tim và
kém nhạy ở các bệnh nhân suy tim. Dù có

những đề nghị dùng cho bệnh nhân mạch vành
nhưng bất tiện vì dài và nhiều mục lặp lại(15).
Cũng có ghi nhận điểm nếu do phỏng vấn
thường cao hơn điểm do tự điền.

EQ-5D (EuroQol-5D questionnaire) Do
nhóm cộng tác viên Tây Âu (Anh, Phần Lan, Hà
Lan, Na Uy, Thụy Điển và sau này thêm Đức,
Mỹ, Nhật, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Canada) biên
soạn, sử dụng phổ biến nhất ở Âu châu cho
những nghiên cứu quan trọng trong cộng đồng
lẫn lâm sàng, khảo sát tự điền 14 tình trạng sức
khoẻ chia thành 5 lĩnh vực (chuyển động, tự
chăm sóc, hoạt động thông thường, đau đớn/
khó chịu, lo âu/ trầm cảm). Đã từng được dùng
trong các khảo sát sau nhồi máu cơ tim, suy tim,
cơn đau thắt ngực(3).

NHP (Nottingham Health Profile) Loại
thang tự điền, được xây dựng bởi Hunt năm
1981, phát triển ở Anh, khởi thủy là cho các
nghiên cứu cộng đồng để tìm những yếu tố tiên
báo sự cần thiết chăm sóc sức khoẻ, đo những
cảm nhận liên quan bệnh lý nặng. Thang ngắn,
đơn giản, chính vì vậy mà không đánh giá toàn
diện. NHP không nhạy khi phát hiện những
tăng hoặc giảm ít theo thời gian, những triệu
chứng của bệnh nhân suy tim, hạn chế khi đánh
giá chức năng. Nhiều người điểm o không cải
thiện theo thời gian.


QWB- (The Quality of Well-Being Scale) do
Bush và Kaplan công bố năm 1973, dùng trong
nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng đánh
giá điều trị nội ngoại khoa như đái tháo đường,
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, HIV, rung nhĩ,
ghép phổi, viêm khớp, bệnh thận giai đoạn cuối,
ung thư, trầm cảm…qua 4 lĩnh vực: triệu chứng,
chuyển động, hoạt động thể chất, hoạt động xã
hội.

Nghiên cứu CLCS ở bệnh nhân tim mạch có
thể dùng thang đo tổng quát hay thang đo
chuyên biệt cho bệnh tim mạch.Sự chọn lựa
thang đo nên dựa vào đặc tính đo lường tinh
thần (giá trị hiệu lực-validity và độ tin cậyreliability), độ nhạy, sự thích hợp và tiện lợi,
dùng dễ và nhanh. Lưu ý nhiều thang được
thiết kế cho nghiên cứu lâm sàng nên không
thích hợp cho thực hành lâm sàng.

QWB-SA (The self-administered form of the
QWB) xuất hiện sau, có tương quan cao hơn
giữa người phỏng vấn – trả lời và vẫn giữ đặc
tính đo lường tâm thần. Thang đánh giá triệu
chứng dựa vào những câu hỏi về có/ không các
triệu chứng khác nhau, đánh giá chức năng dựa
vào loạt câu hỏi về những giới hạn chức năng

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Chuyên Đề Nội Khoa I

1.

2.

Avis NE (1996). Development of the Multidimensional Index of
Life Quality: A Quality of Life Measure for Cardiovascular
Disease. Medical Care: Volume 34 - Issue 11 - pp 1102-1120.
Di Benedetto M, Lindner H,, Hare DL, Kent S (2006).
Depression following acute coronary syndromes: A comparison
between the Cardiac Depression Scale and the Beck Depression
Inventory II. Journal of Psychosomatic Research,Volume 60,
Issue 1: 13-20.

13


Tổng Quan
3.

4.

5.

6.

7.

8.


9.

14

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Dyer MTD, Goldsmith KA, Sharples LS, Buxton MJ (2010). A
review of health utilities using the EQ-5D in studies of
cardiovascular disease Health and Quality of Life Outcomes, 8:13
Francis J, Johnson B, Niehaus M (2006). Quality of Life in
Patients with Implantable Cardioverter Defibrillators. Indian
Pacing Electrophysiol J. 6 (3): 173–181.
Galileo A (2011). A new scale for measuring depression in
cardiac patients. Journal of Psychotherapy and Psychosomatics.
/>Garin O, Ferrer M, Pont A (2009). Disease-specific health-related
quality of life questionnaires for heart failure: a systematic review
with meta-analyses. Quality of Life Research. Volume 18,
Number 1, 71-85
Green CP, Porter CB, Bresnahan DR, Spertus JA.
(2000).Development and Evaluation of the Kansas City
Cardiomyopathy Questionnaire: A New Health Status Measure
for Heart Failure. J Am Coll Cardiol 35 (5): 1245-55
Heidenreich PA et al. for the Cardiovascular Outcomes Research
Consortium. (2006). Health status identifies heart failure
outpatients at risk for hospitalization or death. J Am Coll Cardiol
21; 47:752-6
Höfer S, Benzer W, Alber H (2005). Determinants of HealthRelated Quality of Life in Coronary Artery Disease Patients: A
Prospective Study Generating a Structural Equation Model.
Psychosomatics 46:212-223


10.

11.

12.

13.

14.

15.

16.

Johansen JB, Pedersen SS (2008). Symptomatic heart failure is the
most important clinical correlate of impaired quality of life,
anxiety, and depression in implantable cardioverter-defibrillator
patients. Europace 10, 545–551.
Magnus J, Lars-Ake L, Swahn E (2004) Invasive treatment in
unstable coronary artery disease promotes health-related quality
of life: Results from the FRISC II trial. American Heart Journal.
148 (1):114-121
Mapi Research Institute. (2011). Access to the disease-specific
instruments
by
pathology/disease.
/>?pty=1912
Prins MH, Guillemin I, Gilet H. (2009). Scoring and
psychometric validation of the Perception of Anticoagulant

Treatment Questionnaire (PACT-Q). Health Qual Life
Outcomes. 7;7:30.
Sek YC, Chui KL, Kai CC (2011). Quality of Life Outcomes in
Chinese Patients with Implantable Cardioverter Defibrillators.
Pacing and Clinical Electrophysiology. Volume 34, Issue 7, pages
858–867
Thompson DR, Yu CM. (2003). Quality of life in patients with
coronary heart disease-I: Assessment tools. Health Qual Life
Outcomes; 1: 42.
Wise FM, Harris DW, Carter LM. (2006). Validation of the
Cardiac Depression Scale in a cardiac rehabilitation population. J
Psychosom Res.;60 (2):177-83.

Chuyên Đề Nội Khoa I



×