Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm mũi xoang mạn tính trên bệnh nhân đái tháo đường từ năm 2019 đến năm 2020 tại bệnh viện chợ rẫy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.21 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÙI ĐỨC LÂN

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
CỦA VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
TỪ NĂM 2019 ĐẾN NĂM 2020
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Chuyên ngành: Tai Mũi Họng
Mã số: 60 72 01 55
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.BS. NGÔ VĂN CÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020

.


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào khác.



Người thực hiện đề tài

Bùi Đức Lân

.


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ......................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. ix
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4
1.1 Giải phẫu mũi xoang ............................................................................... 4
1.2 Sơ lược sinh lý mũi xoang .................................................................... 10
1.3 Viêm mũi xoang .................................................................................... 11
1.4 Biến chứng của viêm mũi xoang........................................................... 14
1.5 Đái tháo đường ...................................................................................... 19
1.6 Mối liên quan viêm mũi xoang mạn tính và đái tháo đường ................ 21
1.7 Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới ................................ 22
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 26
2.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 26
2.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 27

2.3 Y đức trong nghiên cứu......................................................................... 37
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 39
3.1 Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu................................................ 39
3.2 Đặc điểm lâm sàng ................................................................................ 45
3.3 Đặc điểm cận lâm sàng ......................................................................... 48

.


iii

3.4 Khảo sát một số đặc điểm liên quan giữa viêm mũi xoang mạn tính và
đái tháo đường ............................................................................................. 56
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 65
4.1 Đặc điểm chung..................................................................................... 65
4.2 Đặc điểm lâm sàng ................................................................................ 68
4.3 Đặc điểm cận lâm sàng ......................................................................... 74
4.4 Một số case lâm sàng: ........................................................................... 83
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI ................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


iv

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Viết đầy đủ

Chữ viết
tắt
Tiếng Việt
BN

Bệnh nhân

BV

Bệnh viện

CR

Chợ Rẫy

ĐTĐ

Đái tháo đường

KS

Kháng sinh

MSNV

Mã số nhập viện

PHLN


Phức hợp lỗ ngách

SL

Số lượng

TB

Tế bào

TMH

Tai mũi họng

TW

Trung ương

VK

Vi khuẩn
Viêm mũi xoang mạn tính

VMXMT

.


v


Tiếng Anh
AAO –
HNS

Đầy đủ
American Academy of
Otolaryngology – Head and
Neck Surgery

Tiếng việt
Hiệp hội tai mũi họng và phẫu
thuật đầu mặt cổ Hoa Kỳ
Hiệp hội đái tháo đường Hoa

ADA

American Diabetes Association

CT – Scan

Computed Tomography Scan

Chụp cắt lớp vi tính

ERS

European Rhinologic Society

Hiệp hội mũi xoang Châu Âu


GERD

Gastro Esophageal Reflux
Disease

Kỳ

Trào ngược dạ dày thực quản

OMC

Ostiomeatal Complex

Phức hợp lỗ ngách

WBC

White Blood Cell

Bạch cầu

WHO

World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới

.



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Yếu tố gây bệnh viêm mũi xoang .................................................. 12
Bảng 1.2: Phân loại, triệu chứng và điều trị viêm xoang biến chứng mắt theo
Chandler ......................................................................................... 15
Bảng 1.3: Phân loại, triệu chứng biến chứng nội sọ do viêm xoang ............ 18
Bảng 2.1. Đánh giá tình trạng bệnh nhân theo thang điểm SNOT 22 ............ 30
Bảng 2.2: Bảng đánh giá nội soi mũi xoang ................................................... 33
Bảng 2.3: Đánh giá theo thang điểm Lund - Kennedy qua nội soi ................. 34
Bảng 2.4: Đánh giá tổn thương trên CT theo thang điểm Lund – Mackay .... 35
Bảng 2.5: Các chỉ số khác ............................................................................... 36
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi ........................................................... 39
Bảng 3.2: Thời gian mắc bệnh ........................................................................ 41
Bảng 3.3: Tiền sử bệnh của đối tượng nghiên cứu ......................................... 43
Bảng 3.4: Phân loại đái tháo đường ................................................................ 44
Bảng 3.5: Thời gian mắc bệnh đái tháo đường ............................................... 44
Bảng 3.6: Các triệu chứng chính thu thập được.............................................. 45
Bảng 3.7: Đặc điểm triệu chứng lâm sàng qua bảng điểm SNOT 22 ............. 46
Bảng 3.8: Thang điểm Lund - Kennedy qua nội soi ....................................... 48
Bảng 3.9: Đặc điểm tổn thương của các xoang trên CT ................................. 49
Bảng 3.10: Đặc điểm tổn thương trên CT ....................................................... 50
Bảng 3.11: Đặc điểm tổn thương các xoang trên phim CT theo thang điểm
Lund - Mackay ................................................................................ 51
Bảng 3.12: Các chỉ số xét nghiệm máu ........................................................... 53
Bảng 3.13: Tỷ lệ ni cấy vi khuẩn dương tính của đối tượng nghiên cứu.... 53
Bảng 3.14: Tỷ lệ vi khuẩn Gram dương và Gram âm trong các mẫu dương
tính .................................................................................................. 54


.


vii

Bảng 3.15: Tỷ lệ các loại vi khuẩn phân lập được trong nhóm nghiên cứu ... 54
Bảng 3.16: Kết quả giải phẫu bệnh ................................................................. 55
Bảng 3.17: Liên quan giữa biến chứng và Điều trị ĐTĐ trước đó ................. 56
Bảng 3.18: Liên quan giữa mức độ đường huyết và điều trị trước đó ........... 57
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa biến chứng và tuổi, nghề nghiệp, giới tính ... 58
Bảng 3.20: Liên quan giữa biến chứng và thang điểm SNOT 22 ................... 59
Bảng 3.21: Liên quan giữa biến chứng và thang điểm Lund-Mackay qua nội
soi .................................................................................................... 60
Bảng 3.22: Liên quan giữa biến chứng và thang điểm Lund-Mackay qua CT
......................................................................................................... 60
Bảng 3.23: Liên quan giữa biến chứng với nồng độ đường huyết ................. 61
Bảng 3.24: Tương quán giữa nhóm đường huyết cao và bình thường với thang
điểm SNOT 22, Lund – Kennedy và Lund – Mackay. ................... 64
Bảng 4.1. So sánh tuổi trung bình của bệnh nhân VMX mạn tính có ĐTĐ với
nhóm tác giả khác ........................................................................... 65
Bảng 4.2: So sánh với các nghiên cứu của tác giả khác ................................. 69
Bảng 4.3: So sánh thang điểm SNOT 22 với các tác giả khác ....................... 71
Bảng 4.4. So sánh các đặc điểm của bệnh ĐTĐ trong nghiên cứu và các
nghiên cứu khác trong và ngoài nước ............................................. 75
Bảng 4.5. So sánh tỷ lệ tổn thương với các tác giả khác ................................ 77
Bảng 4.6 So sánh đặc điểm biến chứng với nghiên cứu khác ........................ 78
Bảng 4.7 So sánh điểm trung bình nội soi theo Lund – Kennedy và CT theo
Lund - Mackay với các nghiên cứu khác trong và ngoài nước: ..... 79
Bảng 4.8. So sánh tỷ lệ nuôi cấy vi khuẩn dương tính của các tác giả khác .. 80
Bảng 4.9. Tỷ lệ vi khuẩn Gram dương và Gram âm trong các mẫu dương tính

......................................................................................................... 81

.


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới ...................................................... 40
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh theo nghề nghiệp.................................................. 40
Biểu đồ 3.3: Nơi cư trú của các đối tượng tham gia nghiên cứu. ................... 41
Biểu đồ 3.4: Lý do vào viện của đối tượng nghiên cứu .................................. 42
Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa nồng độ đường huyết nhập viện và tổng điểm
Lund – Kennedy qua nội soi ........................................................... 62
Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa nồng độ đường huyết lúc nhập viện và điểm
CT qua Lund – Mackay. ................................................................. 63

.


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ giải phẫu thành ngồi hốc mũi ................................................ 5
Hình 1.2. Phức hợp lỗ ngách ............................................................................. 6
Hình 1.3. Thiết đồ cắt đứng dọc qua xoang hàm .............................................. 7
Hình 1.4. Các xoang cạnh mũi .......................................................................... 7
Hình 1.5. Cấu trúc vi thể niêm mạc mũi xoang .............................................. 10
Hình 1.6: Các biến chứng ổ mắt do viêm xoang theo Chandler. .................... 15

Hình 1.7: Biến chứng nội sọ do viêm xoang .................................................. 17
Hình 1.8: Khối U phồng Pott vịng trịn màu đỏ ........................................... 19
Hình 1.9. Hình ảnh nghi viêm xoang do nấm trên CT và bệnh phẩm lấy được
trong lịng xoang là nấm Aspergillus .............................................. 24
Hình 2.1. Dụng cụ nội soi tai mũi họng .......................................................... 28
Hình 2.2. Dụng cụ phẫu thuật nội soi mũi xoang ........................................... 28
Hình 2.3: Mủ chảy từ khe mũi giữa ................................................................ 34
Hình 2.4: Hình ảnh tổn thương đỉnh hốc mắt – xoang hang trong bệnh lý viêm
xoang biến chứng mắt não. BN MSNV 2190115129. .................... 36
Hình 3.1: Hình ảnh tổn thương do viêm xoang biến chứng mắt kèm viêm não
– màng não thái dương trái. BN nữ MSNV 2200049656............... 50
Hình 3.2: Hình ảnh tổn thương áp xe não do viêm xoang biến chứng. BN nữ
MSNV 2190125264. ....................................................................... 51
Hình 4.1: Bệnh nhân nữ hơn mê khi nhập viện MSNV 2200041056 ............. 70

.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh phổ biến có tính chất xã hội, là một trong
ba bệnh khơng lây truyền có tốc độ phát triển nhanh nhất: ung thư, tim mạch, đái
tháo đường [1][14]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): năm
1985 có 30 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, năm 1997 có 124 triệu người, năm 2000
là 200 triệu người, năm 2010 có 246 triệu người. Theo dự đoán con số này sẽ
tăng lên 380 triệu người vào năm 2025. Bệnh ĐTĐ gây ra nhiều biến chứng
nguy hiểm: bao gồm các biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính. Biến
chứng mạn tính thường gặp là các bệnh về tim mạch, bệnh về mắt, bệnh thận

và các bệnh về thần kinh…[5]. Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường thường
dễ bị nhiễm trùng [31]. Đã có những bằng chứng lâm sàng về mối liên quan
giữa bệnh đái tháo đường và nhiễm trùng đường hô hấp Fleming DM và cộng
sự [24] đã chứng minh rằng nhiễm trùng đường hơ hấp ở bệnh nhân có đái
tháo đường cao hơn so với những người không mắc bệnh.
Trong khi đó viêm mũi xoang cũng là một bệnh lý nhiễm trùng đường
hô hấp trên. Theo thống kê tại Mỹ cứ mỗi 8 người lớn sẽ có 1 người mắc
bệnh lý viêm mũi xoang, và tỷ lệ viêm mũi xoang ở nước này lên tới 13-16%
trong dân số, với hơn 30 triệu ca mới được chẩn đoán hàng năm và là một
trong 10 chẩn đốn hàng đầu tại các phịng khám [8][18]. Viêm mũi xoang
mạn tính nhiễm khuẩn có thể gây ra các biến chứng như viêm tắc xoang tĩnh
mạch bên, các biến chứng về mắt như viêm mi mắt, túi lệ, kết mạc, viêm tấy
ổ mắt, abscess ổ mắt, viêm thần kinh hậu nhãn cầu, các biến chứng nặng nề
như viêm màng não, viêm não và áp xe não [5].
Tình hình của VMXMT và ĐTĐ ở Việt Nam ngày càng gia tăng, và
ngoài các triệu chứng kinh điển của một bệnh lý viêm mũi xoang thì ở bệnh
nhân bị ĐTĐ các triệu chứng có phần đa dạng và nặng nề hơn. Cho đến hiện

.


2

nay, rất ít thống kê về những đặc điểm này và để giúp cho các bác sĩ lâm sàng
có cái nhìn đúng, chẩn đốn sớm cũng như điều trị tốt cho bệnh nhân nên
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm mũi xoang
mạn tính trên bệnh nhân đái tháo đường từ năm 2019 đến năm 2020 tại Bệnh
viện Chợ Rẫy”


.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng của viêm mũi xoang mạn tính trên bệnh nhân
đái tháo đường.
2. Khảo sát đặc điểm cận lâm sàng (CT, nội soi, đường huyết, HbA1C, vi
khuẩn và giải phẫu bệnh) của viêm mũi xoang mạn tính trên bệnh nhân đái
tháo đường.

.


4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 GIẢI PHẪU MŨI XOANG
1.1.1 Mũi
Mũi là phần đầu của bộ máy hơ hấp có nhiệm vụ dẫn khí, sưởi ấm,
làm ẩm và lọc sạch luồng khơng khí trước khi vào phổi. Mũi cịn là cơ quan
ngoại biên để ngửi [10].
Hốc mũi là một khoang rỗng của khối xương mặt bao gồm bốn thành:
thành ngoài, thành trên, thành dưới và thành trong. Trong đó thành ngồi
quan trọng và cấu trúc phức tạp nhất, có ba cuốn mũi trên giữa và dưới kích
thước khơng đều nhau, tương ứng với mỗi cuốn mũi là ngách mũi [10].
Thành ngồi: là vách mũi xoang, có khối bên xương sàng gồm nhiều
nhóm xoang sàng. Mặt ngồi khối sàng là một phần của thành ngoài hốc mắt,

đây là vùng rất nhạy cảm trong phẫu thuật nội soi vì rất dễ bị tổn thương.
Thơng thường có 3 cuốn mũi đi từ dưới lên trên gồm: cuốn dưới, cuốn giữa,
cuốn trên. Cấu tạo của cuốn gồm có xương ở giữa và bên ngồi được bao phủ
bởi niêm mạc đường hô hấp. Về mặt cấu tạo chỉ có xương cuốn mũi dưới thực
sự là xương riêng biệt. Ngách mũi là thành phần nằm bên dưới cuốn mũi, ở
thành ngồi có ba ngách mũi là ngách mũi trên, giữa và dưới. Có các cấu trúc
giải phẫu rất quan trọng nằm trong ngách mũi giữa đó là mỏm móc, bóng
sàng, khe bán nguyệt và phức hợp lỗ ngách [11].
Các ngách mũi: Ngách mũi trên có lỗ thơng của các xoang sàng sau.
Ngách mũi giữa có vùng giải phẫu rất quan trọng là phức hợp lỗ ngách bao
gồm lỗ thông xoang hàm, phễu sàng, khe bán nguyệt và ngách trán. Nó là con
đường chung cuối cùng cho sự dẫn lưu các dịch tiết từ các xoang trước vào

.


5

ngách mũi giữa, sự tắc nghẽn của phức hợp này đóng vai trị chủ chốt trong sự
phát triển và tồn tại dai dẳng của bệnh lý viêm xoang [6] [10] [11].

Hình 1.1. Sơ đồ giải phẫu thành ngồi hốc mũi
(Nguồn: Frank H. Netter, 1997[25])
Phức hợp lỗ ngách là phần trước của ngách mũi giữa, giới hạn bởi các
xoang sàng trước, cuốn giữa và mỏm móc, gồm chủ yếu là ngách trán-sàng và
khe bán nguyệt, có lỗ thơng của các xoang hàm, xoang trán và xoang sàng
trước.

.



6

Hình 1.2. Phức hợp lỗ ngách
(Nguồn: Nguyễn Hữu Khơi, 2005 [10])
1.1.2 Các xoang cạnh mũi
Là các hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ mặt bao quanh hố
mũi. Các xoang được chia thành hai nhóm: nhóm xoang trước và nhóm xoang
sau. Nhóm xoang trước bao gồm xoang trán, xoang hàm, xoang sàng trước.
Nhóm xoang sau bao gồm xoang sàng sau, xoang bướm.
1.1.2.1 Xoang hàm
Xoang hàm là hốc rỗng nằm trong xương hàm trên có hình tháp đồng
dạng với xương hàm trên gồm đáy, đỉnh và ba mặt [10]. Mặt trên xoang hàm
liên quan với sàn ổ mắt rất mỏng và dễ vỡ. Có ống xương cho thần kinh và
mạch máu chạy qua, có khoảng 14% ống này khơng kín để lộ thần kinh dưới
ổ mắt ngay dưới lớp niêm mạc xoang, khi viêm xoang rất dễ bị tổn thương
gây nhức ở mặt trước xoang hàm [7][28]. Mặt sau xoang hàm dày, ngăn cách
xoang với hố chân bướm hàm, thần kinh răng sau đi trong mặt này. Mặt trước
là mặt má, có lỗ dưới ổ mắt, hố nanh (Fossa canila) là nơi mở vào xoang hàm
trong phẫu thuật xoang kinh điển hoặc nội soi xoang hàm [10].

.


7

Hình 1.3. Thiết đồ cắt đứng dọc qua xoang hàm
(Nguồn: Frank H. Netter, 1997[25])
Đỉnh xoang hàm giáp ranh với hố mũi tạo nên thành bên hố mũi 3/4
trước trên liên quan đến ngách mũi dưới là vùng mổ thông xoang hàm sang

mũi trong các phẫu thuật kinh điển (Caldwel-Luc), 1/4 sau liên quan đến
ngách mũi giữa và ở đây có lỗ thông tự nhiên của xoang hàm vào hố mũi giữa
qua ngách mũi giữa [10].
1.1.2.2 Xoang sàng

Hình 1.4. Các xoang cạnh mũi
(Nguồn: Frank H. Netter, 1997[25])

.


8

Xoang sàng có cấu tạo khá phức tạp nên cịn được gọi là mê đạo sàng.
Nó là một phức hợp có từ 5 - 15 hốc xương nhỏ, gọi là các tế bào sàng, nằm
trong mỗi khối bên xương sàng. Khối bên có hình hộp chữ nhật, gắn vào
mảnh ngang xương sàng ở phía trên. Mỗi tế bào sàng có lỗ dẫn lưu riêng
đường kính khoảng 1-2mm [7][28]. Các tế bào sàng nằm trong khối bên
xương sàng nhưng đôi khi nằm cả các xương lân cận như tế bào sàng trán,
sàng hàm, sàng bướm... Cấu trúc của các xoang sàng và khối bên xương sàng
rất phức tạp, nên còn gọi là mê đạo sàng [10].
1.1.2.3 Xoang trán
Là hốc rỗng nằm trong xương trán ngay trên hố mũi, có vách xương
ngăn đôi thành hai xoang trán: xoang trán phải và trái kích thước khơng đều
nhau. Chiều cao trung bình của xoang trán là 2cm. Ở người có bốn hình thái
xoang trán khác nhau: khơng có xoang trán, xoang trán nhỏ, xoang trán vừa
và xoang trán lớn (rất phát triển có thể chiếm toàn bộ xương trán) [10].
1.1.2.4 Xoang bƣớm
Xoang bướm là hốc xương nằm trong xương bướm, có một vách
xương mỏng ngăn chia thành hai xoang bướm không đều nhau: xoang bướm

phải và xoang bướm trái. Lỗ thơng xoang bướm hình bầu dục, nằm ở phía
trong thành trước và đổ vào hốc mũi ở ngách bướm sàng [10].
1.1.3 Hệ mạch máu và thần kinh
1.1.3.1 Động mạch
Hệ thống mạch máu ở mũi rất phong phú. Mũi được cấp máu bởi các
nhánh của cả hệ động mạch cảnh ngoài (động mạch hàm trong) và động
mạch cảnh trong (động mạch mắt). [7] [10] [28]

.


9

Động mạch sàng trước: Là nhánh của động mạch mắt. Đi trong một
ống xương sát nền sọ, nằm giữa các tế bào sàng trước và bóng sàng. Động
mạch sàng trước dễ bị tổn thương trong phẫu thuật vào các xoang sàng. Vì
vậy đây được xem như gới hạn phẫu thuật xoang sàng trước.
Động mạch sàng sau: là nhánh của động mạch mắt, nằm sâu trong
xương nên ít bị tổn thương.
Động mạch bướm khẩu cái: tận cùng của động mạch hàm trong chui
vào hốc mũi ở lỗ châm bướm khẩu cái rồi chia thành hai ngành: ngành
trong cho vách ngăn, ngành ngoài cho vách mũi xoang. Các động mạch này
giao lưu với nhau tại một điểm gọi là điểm mạch Kiesselbach ở phần trước
và dưới của vách ngăn.
Động mạch khẩu cái trên: là nhánh nông của động mạch hàm trong
đi xuống dưới vào ống khẩu cái sau ở ngang mức xương cuốn dưới thì tách
ra một hoặc hai nhánh đi qua mảnh đứng xương khẩu cái để phân nhánh
vào khe dưới và xương cuốn dưới.
Động mạch chân bướm khẩu cái: Là nhánh của động mạch hàm trong
đi qua ống chân bướm khẩu cái và phân nhánh cho niêm mạc trần hố mũi

và niêm mạc vòm mũi họng.
Động mạch cánh mũi và các động mạch chân vách ngăn: là nhánh
của động mạch mặt tưới máu cho đầu mũi và cánh mũi.
1.1.3.2 Tĩnh mạch
Tĩnh mạch sàng gồm:
Xoang hang (thuộc tĩnh mạch mắt)
Tĩnh mạch mắt
Đám rối bướm hàm

.


10

Tĩnh mạch xoang hàm: từ niêm mạc xoang tập trung vào tĩnh mạch
mắt, mặt trong hay đám rối bướm hàm [26]
1.1.3.3 Thần kinh
Sự phân bố thần kinh ở mũi xoang rất phong phú. Ở mũi có hai loại
thần kinh: Thần kinh cảm giác và thần kinh khứu giác
Thần kinh cảm giác: Là nhánh của dây thần kinh mắt và hạch bướm
khẩu cái.
Dây thần kinh khứu giác: Dây thần kinh khứu giác bắt nguồn từ các tế
bào khứu giác ở vệt vàng của khe khứu giác. Các dây này chui qua mảnh sàng
vào não và tập trung ở hành khứu giác của vỏ não.
1.2 SƠ LƢỢC SINH LÝ MŨI XOANG
Sinh lý mũi xoang có 2 vai trị chính là lưu thơng khí và dẫn lưu dịch
[19]. Tồn bộ hốc mũi - xoang được bao phủ bởi niêm mạc đường hô hấp,
mặt trên có một lớp tế bào trụ có lơng chuyển, tiếp đó là tế bào nhu mơ, tế bào
tuyến tiết nhầy và tế bào đáy [26]


Hình 1.5. Cấu trúc vi thể niêm mạc mũi xoang
1-Lớp thảm nhầy.2-Lông chuyển.3-Dịch gian lông chuyển.
4-TB lông chuyển.5-TB tuyến. 6- Màng đáy
(Nguồn: Bologer W.E, 1991[18])

.


11

Sự thơng khí của xoang liên quan đến hai yếu tố: kích thước của lỗ
thơng mũi xoang và đường dẫn lưu từ lỗ thông mũi xoang vào hốc mũi.
Sự dẫn lưu của xoang chủ yếu là dẫn lưu theo hệ thống lông nhầy, nhờ
hai chức năng tiết dịch và vận chuyển của tế bào lơng. Sự dẫn lưu bình
thường của niêm dịch xoang lại phụ thuộc vào số lượng và thành phần của
dịch tiết, hoạt động của lông chuyển, độ quánh của dịch tiết và tình trạng lỗ
ostium, đặc biệt là vùng phức hợp lỗ ngách, bất kỳ một sự cản trở nào của
vùng này đều có thể gây tắc nghẽn sự dẫn lưu của xoang dẫn đến viêm xoang
[8].
1.3 VIÊM MŨI XOANG:
1.3.1 Đại cƣơng:
Viêm xoang là viêm các xoang cạnh mũi, viêm mũi là viêm bên trong
hốc mũi. Năm 1996, Hội Tai Mũi Họng Hoa Kỳ thay từ viêm xoang thành
viêm mũi xoang, dựa trên bằng chứng viêm mũi thường đi trước viêm xoang,
viêm xoang không viêm mũi cực kỳ hiếm [8].
Nhiều yếu tố tham gia phát triển viêm mũi xoang, bao gồm cả ký chủ
lẫn yếu tố môi trường. [8].

.



12

Bảng 1.1. Yếu tố gây bệnh viêm mũi xoang [8] [13]
Yếu tố ký chủ
- Bệnh xơ nang

Bẩm sinh

- Rối loạn hoạt động lông chuyển

Dị ứng hoặc suy giảm

- Dị ứng mơi trường

miễn dịch

- HIV
- Chất ức chế miễn dịch (hóa trị)
- Cấy ghép tủy xương

Bất thƣờng giải phẫu mũi

- Bóng khí cuốn giữa

xoang

- Tắc nghẽn do tế bào ngách trán
- Vẹo vách ngăn nặng


Bệnh lý viêm hệ thống

- Wegener granulomatosis
- Sarcoidosis

U tân sinh
Yếu tố môi trường
- Siêu vi

Nhiễm trùng

- Vi trùng
- Nấm
Chấn thƣơng

- Phù nề - viêm niêm mạc
- Chấn thương xương

Tiếp xúc hóa chất độc

- Thuốc
- Phẫu thuật

.


13

Viêm mũi xoang với yếu tố kí chủ và yếu tố mơi trường có thể xảy ra
cùng lúc, vì vậy việc xác định viêm mũi xoang theo nguyên nhân rất phức tạp

1.3.2 Viêm mũi xoang mạn tính:
1.3.2.1 Chẩn đốn:
Theo hướng dẫn thực hành lâm sàng của AAO – HNS 2015 [40], viêm
mũi xoang mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi
với biểu hiện triệu chứng kéo dài ≥ 12 tuần với ít nhất 2 trong 4 triệu chứng
sau đây:
Chảy mũi (trước sau hoặc cả hai).
Nghẹt mũi.
Đau nhức nặng mặt.
Giảm ngửi hoặc mất ngửi.
Cùng với ít nhất một trong các dấu hiệu của hiện tượng viêm gồm:
Dịch mủ hoặc phù nề ở vùng khe giữa hoặc vùng sàng trước.
Polyp hốc mũi hoặc khe giữa.
Hình ảnh cho thấy hiện tượng viêm các xoang cạnh mũi.
1.3.2.2 Điều trị:
Bệnh lý VMXMT là bệnh của tình trạng viêm, vì vậy mục tiêu quan
trọng là tìm ra yếu tố gây viêm và điều trị chúng. Chính vì vậy, sau khi chẩn
đốn, cần tìm các bệnh lý nền đi kèm có thể gây VMXMT như hen suyễn, xơ
hóa nang, suy giảm miễn dịch, rối loạn hoạt động lông chuyển, cũng như thực
hiện các xét nghiệm dị ứng và chức năng miễn dịch [40].
Các biện pháp điều trị tại chỗ là lựa chọn hàng đầu trong điều trị
VMXMT, giúp giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân VMXMT. Các biện pháp này bao gồm rửa mũi với nước muối, xịt mũi
bằng corticosteroid, hoặc cả hai. Rửa mũi với nước muối giúp tăng khả năng

.


14


quét của lông chuyển, cái thiện chức năng lông chuyển, làm tống xuất các
kháng nguyên, biofilm và các chất trung gian gây viêm, đã được chứng minh
hiệu quả và ít tác dụng phụ. Corticosteroid có tác dụng kháng viêm tốt, giúp
ức chế các yếu tố hóa hướng động và làm giảm các chất trung gian gây viêm.
Vai trò của vi trùng trong viêm mũi xoang mạn tính chủ yếu thơng qua các
siêu kháng nguyên và biofilm hơn là vi trùng tự do, tuy vậy, kháng sinh vẫn
được sử dụng khá phổ biến ở bệnh nhân VMXMT. Ngày nay với sự gia tăng
xuất hiện của các chủng Staphyloccocus, trực khuẩn Gram âm, vi trùng kỵ khí
thì khuyến cáo thực hành u cầu phải sử dụng kháng sinh phổ rộng như lựa
chọn đầu tay, sau đó ln cần làm kháng sinh đồ trên bệnh nhân VMXMT để
hướng dẫn lựa chọn tiếp kháng sinh phù hợp.
Điều trị nội khoa là chủ yếu trong VMXMT, phẫu thuật chỉ được chỉ
định khi điều trị nội khoa thất bại hoặc trong các trường hợp như: viêm xoang
có biến chứng, viêm xoang có dị vật trong mũi xoang, viêm xoang do bất
thường cấu trúc cản trở dẫn lưu xoang, khối u mũi xoang, dò dịch não tủy
[40].
1.4 BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM MŨI XOANG
Biến chứng của viêm mũi xoang được chia làm 3 nhóm: Biến chứng
mắt, biến chứng não, biến chứng tại chỗ.
1.4.1 Biến chứng mắt
Biến chứng ổ mắt do viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng ổ mắt cấp
tính do nguyên nhân viêm nhiễm tại xoang.
Chandler và cộng sự [21] đã phân loại biến chứng của viêm xoang
thành 5 nhóm:
- Viêm mơ tế bào trước vách.
- Viêm mô tế bào ổ mắt.
- Áp xe dưới cốt mạc (áp xe dưới bao).

.



15

- Áp xe ổ mắt.
- Huyết khối tĩnh mạch xoang hang.

Hình 1.6: Các biến chứng ổ mắt do viêm xoang theo Chandler.
A. Viêm mô tế bào trƣớc vách B. Viêm mô tế bào ổ mắt C. Áp xe dƣới
cốt mạc D. Áp xe ổ mắt e. Huyết khối tĩnh mạch xoang hang.
(Nguồn Chandler JR (1970) [21])
Những biến chứng này không loại trừ lẫn nhau, nhiều biến chứng có
thể xảy ra cùng lúc trên một bệnh nhân. Có nhiều hệ thống phân loại khác đã
được đề xuất nhưng hệ thống phân loại theo Chandler vẫn được sử dụng rộng
rãi nhất trong thực hành lâm sàng hiện nay.
Bảng 1.2: Phân loại, triệu chứng và điều trị viêm xoang biến chứng mắt
theo Chandler [13]
Phân loại
Triệu chứng
Chandler
A: Viêm mô tế - Phù nề, sung huyết mi mắt.
bào trƣớc vách - Thị lực bình thường.
- Khơng giới hạn vận động nhãn cầu.
- Cơ ngồi nhãn cầu nguyên vẹn.
- Có thể có áp xe nhỏ ở mi mắt.
- Phù nề ổ mắt lan tỏa, tổn thương cơ
ngồi nhãn cầu.
- Thị lực bình thường.

B: Viêm mơ tế
bào ổ mắt


.

Điều trị
- Nội khoa

- Nội khoa
- Dẫn lưu
xoang


×