Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

mối liên quan giữa ô nhiễm không khí với hen và viêm mũi ở học sinh trung học cơ sở tại thành phố hồ chí minh năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 97 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN TRƯỜNG VIÊN

MỐI LIÊN QUAN GIỮA
Ơ NHIỄM KHƠNG KHÍ
VỚI HEN VÀ VIÊM MŨI
Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CƠNG CỘNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HỒ CHÍ MINH




NGUYỄN TRƯỜNG VIÊN

MỐI LIÊN QUAN GIỮA
Ơ NHIỄM KHƠNG KHÍ
VỚI HEN VÀ VIÊM MŨI
Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2019
Ngành:

Y TẾ CƠNG CỘNG

Mã số:

8720701

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN NGỌC ĐĂNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020

.


.

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan số liệu trong đề tài nghiên cứu này được thu thập, nhập liệu
và phân tích một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu của đề tài này chưa từng được
công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Những tài liệu được tham khảo trong đề
tài được cơng bố và trích dẫn đúng quy định.
Đề tài đã được thông qua hội đồng Y đức của Đại học Y Dược thành phố Hồ
Chí Minh (mã số 2079 – ĐHYD ngày 09 tháng 03 năm 2020).

Tác giả

NGUYỄN TRƯỜNG VIÊN

.


.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................5
1.1. Tổng quan về các tình trạng hen, viêm mũi dị ứng ..........................................5
1.2. ISAAC - Nghiên cứu quốc tế về bệnh hen suyễn và dị ứng ở trẻ em ..............7
1.3. Ô nhiễm khơng khí .........................................................................................10
1.4. Phơi nhiễm ơ nhiễm khơng khí và mối liên quan với sức khỏe .....................25
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ..................................................28
2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................28
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................28
2.3. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................28
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................30
2.5. Y đức...............................................................................................................40
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ...........................................................................................41

3.1. Đặc tính của đối tượng nghiên cứu .................................................................41
3.2. Tình trạng hen, viêm mũi dị ứng ....................................................................42
3.3. Đặc điểm phơi nhiễm với ơ nhiễm khơng khí và thực hành phịng ngừa.......46
3.4. Liên quan giữa phơi nhiễm ơ nhiễm khơng khí với hen .................................50
3.5. Liên quan giữa phơi nhiễm ơ nhiễm khơng khí với viêm mũi dị ứng ............55
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................60
4.1. Đặc tính mẫu nghiên cứu ................................................................................60
4.2. Tình trạng hen, viêm mũi dị ứng ....................................................................61
4.3. Mối liên quan giữa phơi nhiễm ơ nhiễm khơng khí với hen, viêm mũi dị ứng
...............................................................................................................................68
4.4. Điểm mạnh và hạn chế ...................................................................................73
4.5. Tính mới, tính ứng dụng .................................................................................74
KẾT LUẬN ...............................................................................................................76
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................77

.


.

i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch
The International Study of Asthma and Allergies in Childhood

ISAAC


Nghiên cứu quốc tế về bệnh hen suyễn và dị ứng ở trẻ em

ONKK

Ơ nhiễm khơng khí

PM10

Bụi mịn kích thước <10µm

PM2.5

Bụi mịn kích thước <2.5µm

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh
Traffic-Related Air Pollution

TRAP

Ơ nhiễm khơng khí liên quan đến giao thơng
Tổ chức Y tế thế giới

TCYTTG

.


.


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Ước tính 1 số nguồn phát thải tại Hà Nội .................................................18
Bảng 1.2. Phát thải từ hoạt động giao thông đường bộ cho từng loại xe ..................18
Bảng 1.3. Giới hạn về ONKK theo tiêu chuẩn của TCYTTG ..................................22
Bảng 1.4. Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong khơng khí xung quanh theo quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05: 2013/BTNMT [4] ............................................22
Bảng 2.1. Các cấu phần đánh giá trong nghiên cứu ..................................................30
Bảng 3.1. Phân bố khu vực và giới tính của đối tượng nghiên cứu ..........................42
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tình trạng hen ở học sinh ..............................................42
Bảng 3.3. Liên quan giữa tình trạng hen với tuổi và giới tính ..................................43
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá tình trạng viêm mũi dị ứng ở học sinh .........................44
Bảng 3.5. Liên quan giữa tình trạng viêm mũi dị ứng với tuổi và giới tính .............46
Bảng 3.8. Thời gian phơi nhiễm với ơ nhiễm khơng khí ngồi trời .........................46
Bảng 3.9. Phương tiện di chuyển chính ....................................................................47
Bảng 3.10. Đặc điểm phơi nhiễm với ơ nhiễm khơng khí trong nhà ........................48
Bảng 3.11. Thực hành phịng ngừa ơ nhiễm khơng khí ngồi trời ...........................49
Bảng 3.12. Liên quan giữa phơi nhiễm ô nhiễm khơng khí ngồi trời với hen ........50
Bảng 3.13. Liên quan giữa phơi nhiễm thuốc lá với hen ..........................................51
Bảng 3.14. Liên quan giữa nuôi thú cưng và nhiên liệu với hen ..............................52
Bảng 3.15. Liên quan giữa thực hành phòng ngừa với hen ......................................53
Bảng 3.16. Hồi quy đa biến các yếu tố liên quan đến tình trạng hen .......................54
Bảng 3.17. Liên quan giữa phơi nhiễm ơ nhiễm khơng khó ngồi trời với viêm mũi
dị ứng.........................................................................................................................55
Bảng 3.18. Liên quan giữa phơi nhiễm thuốc lá với viêm mũi dị ứng .....................56
Bảng 3.19. Liên quan giữa nuôi thú cưng và nhiên liệu với viêm mũi dị ứng .........57
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thực hành phòng ngừa với viêm mũi dị ứng ...........58
Bảng 3.21. Hồi quy đa biến các yếu tố liên quan đến viêm mũi dị ứng ...................59


.


.

iii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố các tình trạng hen ở học sinh ..................................................43
Biểu đồ 3.2. Phân bố các tình trạng viêm mũi dị ứng ở học sinh .............................45
Biểu đồ 3.3. Sự xuất hiện viêm mũi dị ứng theo tháng trong năm ...........................45
Hình 1.1. Phân bố nồng độ ơ nhiễm PM2.5 trên thế giới .........................................17
Hình 1.2. Bản đồ phân bố hiện trạng phát thải CO cho hoạt động giao thơng tại
Tp.HCM ....................................................................................................................20
Hình 1.3. Bản đồ phân bố hiện trạng phát thải NOx cho hoạt động giao thông tại
Tp.HCM ....................................................................................................................21
Sơ đồ 3.1. Lưu đồ thu thập mẫu nghiên cứu .............................................................41

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, ô nhiễm môi trường là nguyên nhân lớn nhất gây bệnh và tử vong
sớm trên toàn thế giới. Theo ước tính năm 2015, ơ nhiễm mơi trường chịu trách nhiệm
cho 16% tử vong do mọi nguyên nhân trên toàn thế giới; con số này cao hơn gấp 3

lần tổng số tử vong do AIDS, lao và sốt rét, cao hơn 15 lần so với số tử vong do chiến
tranh và bạo lực. Dù có những tác động đáng kể lên sức khỏe, kinh tế và môi trường,
hiện tại ô nhiễm vẫn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là các quốc gia có thu
nhập trung bình và thu nhập thấp. Tác động sức khỏe của ô nhiễm thường bị đánh giá
thấp trong báo cáo gánh nặng bệnh tật tồn cầu [79].
Ơ nhiễm khơng khí (ONKK) góp phần quan trọng trong gánh nặng bệnh tật
tồn cầu. Mức độ ONKK tại nhiều nơi trên thế giới vẫn ở mức cao. Dữ liệu của Tổ
chức Y tế thế giới (TCYTTG) cho thấy cứ 10 người thì có 9 người hít thở khơng khí
ơ nhiễm. Việc tiếp xúc với các hạt mịn trong khơng khí ơ nhiễm đã chịu trách nhiệm
cho 7 triệu người chết mỗi năm; trong đó, ONKK trong nhà đóng góp 3,8 triệu ca và
ONKK ngồi trời đóng góp 4,2 triệu ca. Đáng chú ý hơn, 90% các ca tử vong liên
quan đến ONKK xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt ở khu vực
châu Á và châu Phi [75].
Trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương với ONKK. Nhiều
nghiên cứu đã củng cố mối liên quan giữa ONKK với sự gia tăng của các tình trạng
hen, dị ứng ở trẻ [81], [62], [55], [68]. Các nghiên cứu sinh thái cho thấy sự xuất hiện
phổ biến hơn của tình trạng hen và dị ứng thơng qua theo dõi sự thay đổi nồng độ ô
nhiễm và sự xuất hiện các tình trạng hen, dị ứng [81], [62]. Các nghiên cứu ở cấp độ
cá nhân đã chỉ ra mối liên quan giữa khoảng cách từ nhà đến đường lớn, mật độ giao
thông, thời gian phơi nhiễm cá nhân đến sự xuất hiện các tình trạng hen và dị ứng
[55], [68]. Các nghiên cứu trước đây gặp các hạn chế khi không đo lường trực tiếp
phơi nhiễm, thời gian phơi nhiễm với ONKK ngoài trời chưa được quan tâm. Mối
liên quan giữa ONKK với các tình trạng hen và dị ứng chưa được xác nhận ở cấp độ
dữ liệu cá nhân.

.


.


2

Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là thành phố với tốc độ phát triển kinh tế
nhanh và có dân số cao nhất cả nước. Dữ liệu từ TCYTTG đã cho thấy TpHCM có
mức độ ơ nhiễm hạt mịn cao hàng đầu chỉ sau Hà Nội. Nồng độ hạt mịn PM10 và
PM2.5 đo được tại TPHCM năm 2016 lần lượt là 90 g/m3 và 42 g/m3 [74], cao hơn
nhiều lần so với tiêu chuẩn của TCYTTG với giới hạn lần lượt là 20 g/m3 và 10
g/m3 [60]. Mặc dù đã có nhiều bằng chứng về tác động có hại của ONKK đối với
sức khỏe trẻ em, hiện có rất ít dữ liệu về tình trạng hen và dị ứng cũng như ảnh hưởng
của ONKK đến hen và dị ứng tại TPHCM. Nghiên cứu gần nhất cung cấp dữ liệu về
tình trạng hen và dị ứng ở trẻ 13-14 tuổi tại TPHCM được thực hiện vào năm 1999
nằm trong Nghiên cứu quốc tế về Hen và dị ứng ở trẻ em (ISAAC) giai đoạn 3 [87].
Đến nay, chưa có nghiên cứu cập nhật nào được thực hiện với cỡ mẫu đủ lớn, và chưa
cung cấp đủ dữ liệu cho các khu vực sinh thái trung tâm, vùng ven và ngoại thành.
Đeo khẩu trang, tránh đường đơng xe, tránh ra ngồi vào giờ cao điểm, giảm hoạt
động ngồi trời, sử dụng ơ tơ, xe buýt có thể được áp dụng như biện pháp phịng ngừa
tác hại của ONKK, tuy nhiên vẫn chưa có dữ liệu về mức độ phổ biến cũng như mối
liên quan với các tình trạng hen và dị ứng. Do đó, chúng tơi thực hiện nghiên cứu
“Mối liên quan giữa ô nhiễm không khí với hen và viêm mũi ở học sinh trung học
cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2019”.
Kết quả nghiên cứu sẽ phản ánh các tình trạng hen và dị ứng ở học sinh 13-14
tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp các dữ liệu phơi nhiễm ONKK đồng thời
củng cố giả thuyết mối liên quan giữa ONKK với các tình trạng hen và dị ứng ở cấp
độ cá nhân. Ngoài ra, nghiên cứu còn xác định tỉ lệ các biện pháp phòng ngừa cá nhân
được học sinh sử dụng nhằm phòng ngừa tác hại của ONKK. Kết quả cũng giúp đưa
ra giả thuyết về mối liên quan giữa các biện pháp phòng ngừa các nhân với các tình
trạng hen và dị ứng. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các nhà chính sách có thêm dữ liệu
khách quan để đánh giá tác động của ONKK đến sức khỏe từ đó thúc đẩy các chương
trình can thiệp giảm thiểu ONKK, nâng cao sức khỏe cộng đồng. Dữ liệu từ nghiên
cứu cũng có thể được kết hợp với các dữ liệu về ONKK và các phơi nhiễm khác nhằm

tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố liên quan đến tình trạng hen và dị ứng.

.


.

3

Câu hỏi nghiên cứu
Có hay khơng mối liên quan giữa ơ nhiễm khơng khí với các tình trạng hen,
viêm mũi dị ứng ở học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2019?
Mục tiêu tổng quát
Xác định mối liên quan giữa ơ nhiễm khơng khí với hen, viêm mũi dị ứng ở
học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2019.
Mục tiêu cụ thể
Xác định tỉ lệ hen, viêm mũi dị ứng ở học sinh trung học cơ sở tại thành phố
Hồ Chí Minh năm 2019.
Xác định mối liên quan giữa ơ nhiễm khơng khí với hen, viêm mũi dị ứng ở
học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2019.

.


.

4

Sơ đồ nghiên cứu


Biến kết cuộc

Biến đo lường phơi nhiễm
Biến gây nhiễu, kiểm sốt
Biến khơng quan sát (tiềm ẩn)

.


.

5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về các tình trạng hen, viêm mũi dị ứng
Hen, viêm mũi dị ứng là các tình trạng dị ứng phổ biến nhất. Các tài liệu
thường đề cập đồng thời đến 2 tình trạng trên như nhóm tình trạng dị ứng liên quan
đến di truyền và phơi nhiễm môi trường [72], [57], [49], [59].
1.1.1. Hen
Hen là bệnh hơ hấp mãn tính, thường được đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn
tính đường dẫn khí. Hen được xác định thông qua lịch sử các triệu chứng hơ hấp như
thở khị khè, khó thở, tức ngực và ho thay đổi theo thời gian và cường độ, cùng với
giới hạn luồng khí thở thay đổi. Có 2 đặc tính then chốt của bệnh hen gồm: bệnh sử
các triệu chứng hơ hấp (ho, khị khè, khó thở, nặng ngực) dẫn đến những cơn rít, thở
nhanh, ngực bị co ép và ho xuất hiện thành từng đợt, tái phát nhiều lần đặc biệt xảy
ra vào ban đêm hay sáng sớm. Những triệu chứng này biến đổi theo thời gian và độ
nặng, và sự giới hạn dịng khí thở ra có thể thay đổi. Giữa các cơn thì người bệnh cảm
thấy bình thường [29]. Trong đợt tấn cơng của hen, niêm mạc phế quản sưng lên
khiến cho đường thở bị thu hẹp dẫn đến giảm luồn khơng khí ra vào phổi. Các triệu
chứng hen suyễn tái phát thường xuyên gây mất ngủ, mệt mỏi, giảm khả năng hoạt

động, và nghỉ học, nghỉ làm.
Cho đến nay, nguyên nhân gây ra bệnh hen vẫn chưa được xác định, nhưng
bệnh hen có thể là kết quả của sự phối hợp nhiều yếu tố nguy cơ, gồm yếu tố bản thân
và yếu tố môi trường [80]. Hen thường được kích hoạt bởi các yếu tố gồm tập luyện,
tiếp xúc với chất gây dị ứng, chất kích thích, sự thay đổi thời tiết hoặc nhiễm trùng
hơ hấp do virus. Ơ nhiễm mơi trường và sự xuất hiện của những dị ngun mới đóng
vai trị tác nhân quan trọng [11], [72], [80].
Hen ảnh hưởng từ 1 đến 18% dân số ở các quốc gia khác nhau. Tử vong do
hen cũng tăng rõ rệt ở nhiều nước. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 250.000 trường
hợp tử vong do hen, điều quan trọng hơn là 85% những trường hợp tử vong do hen
có thể tránh được nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời [5]. Thập kỷ gần

.


.

6

đây, những nghiên cứu trong cộng đồng ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy sự gia tăng
nhanh chóng của hen phế quản nói riêng và bệnh dị ứng hơ hấp nói chung. Theo báo
cáo của Tổ chức tồn cầu về hen (GINA) năm 2014: Tỷ lệ người mắc hen phế quản
đang tăng lên tại nhiều quốc gia. Dù một số quốc gia đã giảm được số nhập viện và
tử vong, hen phế quản vẫn tạo một gánh nặng khó chấp nhận được lên hệ thống chăm
sóc sức khỏe và lên xã hội qua việc mất năng suất nơi làm việc và sự xáo trộn của gia
đình [56].
Tại Việt Nam, tỉ lệ hen ghi nhận trong các nghiên cứu tại cộng đồng thay đổi
từ 2,4% đến 5,6%. Nghiên cứu năm 2007 của tác giả Dương Quý Sỹ tại Đà Lạt ghi
nhận tỉ lệ mắc hen/ triệu chứng hen tại cộng đồng là 2,4% [23]. Nghiên cứu năm 2011
của tác giả Trần Thúy Hạnh cho thấy tỉ lệ lưu hành hen phế quản tại Việt Nam là

3,9% và tỉ lệ lưu hành ở trẻ em là 3,2% [7]. Nghiên cứu khác năm 2011 của tác giả
Hoàng Thị Lâm cho thấy tỉ lệ mắc hen ở Hà Nội và Ba Vì lần lượt là 5,6% và 3,9%
[39].
Nghiên cứu tại trường học đã ghi nhận một tỉ lệ mắc hen cao hơn so với tại
cộng đồng. Năm 2013, tỉ lệ mắc hen ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở xác định
thơng qua sàng lọc tại Hải Phịng là 10,6% [1].
1.1.2. Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi, tiếng thông dụng là sổ mũi là kích thích và viêm màng nhầy bên
trong mũi. Các triệu chứng thông thường là nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi và có
đờm trong họng. Tình trạng viêm có ngun nhân do vi rút, vi khuẩn, chất kích thích
hoặc chất gây dị ứng. Loại viêm mũi phổ biến là viêm mũi dị ứng, mà thường gây ra
bởi các chất gây dị ứng trong khơng khí như phấn hoa và lơng gia súc. Viêm mũi dị
ứng có thể gây ra các triệu chứng khác, như hắt hơi và ngứa mũi, ho, nhức đầu, mệt
mỏi, khó chịu. Các chất gây dị ứng cũng có thể ảnh hưởng đến mắt, gây ra chảy nước
mắt, đỏ hoặc ngứa mắt và sưng xung quanh mắt [66]. Viêm tạo ra một lượng lớn chất
nhầy, thường gây ra sổ mũi, cũng như nghẹt mũi và chảy nước mũi.

.


.

7

Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh rất phổ biến ở khắp nơi trên thế
giới, và ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. Ngày càng nhiều trẻ em bị viêm mũi dị
ứng. Tỷ lệ bệnh viêm mũi ứng đang có xu hướng gia tăng bởi ơ nhiễm mơi trường,
chuyển mùa, kèm theo sự xuất hiện của những kháng nguyên lạ. Ngoài ra, những con
số chưa đủ mạnh nhưng cũng cho chúng ta thấy được, tỷ lệ bệnh tăng cao ở những
nước đang phát triển và cơng nghiệp hóa [46].

Một số nghiên cứu dịch tễ học gần đây cho thấy 20% dân số thế giới và 40%
trẻ em bị viêm mũi dị ứng, khoảng 40 triệu người Mỹ bị viêm mũi dị ứng (16% dân
số); ở Anh là 26% dân số. Trẻ ở độ tuổi 6 – 7 có tỷ lệ mắc khoảng 14,9% và 13 – 14
tuổi chiềm 39,7% [25].
Ở Việt Nam, viêm mũi dị ứng tại Hà Nội là 5%, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi từ
13- 14 tại Cần Thơ là 5.7%. Bệnh gặp ở cả người lớn và trẻ em, trẻ em tỷ lệ thậm chí
cịn cao hơn [3], [8]. Theo một nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Chức và cộng sự, trong
lứa tuổi học sinh trung học phổ thơng tại Thái Bình, tỷ lệ viêm mũi dị ứng là 19,3%
[4].
1.2. ISAAC - Nghiên cứu quốc tế về bệnh hen suyễn và dị ứng ở trẻ em
1.2.1. ISAAC - quá trình hình thành
Lo ngại rằng hen suyễn, viêm mũi dị ứng và bệnh eczema đang gia tăng cần
một chương trình nghiên cứu dịch tễ học độc đáo trên toàn thế giới - Nghiên cứu quốc
tế về bệnh hen suyễn và dị ứng ở trẻ em (ISAAC) ra đời. ISAAC được thành lập vào
năm 1991 và được điều phối từ New Zealand và Đức, ISAAC đã tiến hành nghiên
cứu trong khoảng thời gian 20 năm. Đối với nhiều quốc gia có liên quan, nghiên cứu
của ISAAC là đánh giá dân số đầu tiên của họ về mức độ phổ biến và mức độ nghiêm
trọng của bệnh hen suyễn ở trẻ em. Dữ liệu ISAAC cung cấp thơng tin cập nhật và
tồn diện nhất hiện có. ISAAC đã lập kỷ lục Guinness thế giới năm 2004 khi được
công nhận là nghiên cứu dịch tễ học lớn nhất ở trẻ em từng được tiến hành. Kể từ đó,
nó đã phát triển hơn nữa: l.96 triệu trẻ em, 306 trung tâm nghiên cứu, 105 quốc gia,
53 ngôn ngữ hơn 500 ấn phẩm và hơn 20 năm nghiên cứu [40].

.


.

8


ISAAC được thiết kế với 3 giai đoạn với mục đích cụ thể:
-

Giai đoạn 1: Mơ tả mức độ phổ biến và nghiêm trọng của bệnh hen suyễn,
viêm mũi dị ứng và bệnh eczema ở trẻ em sống ở các trung tâm khác nhau từ
đó rút ra sự so sánh trong và giữa các quốc gia.

-

Giai đoạn 2: Đưa ra được các biện pháp cơ bản để đánh giá các xu hướng trong
tương lai và các yếu tố được đề xuất trong giai đoạn 1.

-

Giai đoạn 3: Xem xét các giả thuyết được đưa ra bởi các kết luận từ giai đoạn
1 nhằm cung cấp một khuôn khổ cho các nghiên cứu về bệnh học về các yếu
tố chăm sóc, di truyền, lối sống, môi trường và y tế ảnh hưởng đến các bệnh
này [18].

1.2.2. ISAAC core questionaire – bộ câu hỏi đánh giá hen dị ứng cộng đồng
Bộ câu hỏi ISAAC core questionaire được thiết kế nhằm đánh giá các triệu
chứng hen, dị ứng tại cộng đồng. ISAAC tối đa hóa giá trị của nghiên cứu dịch tễ học
liên quan đến nghiên cứu chuyển đổi bằng cách cung cấp một hướng dẫn chuẩn về
cách chuyển ngữ bộ câu hỏi cho phép so sánh với các quần thể khác.
Nghiên cứu tập trung ở 2 nhóm tuổi đối tượng là 6- 7 tuổi và 13-14 tuổi. Bộ
câu hỏi ISAAC gồm 3 phần: Nhóm câu hỏi về khị khè, nhóm câu hỏi về viêm mũi
dị ứng và eczema. Bộ câu hỏi trước khi áp dụng rộng rãi đã được thống nhất tại
Nghiên cứu quốc tế về bệnh hen suyễn và dị ứng ở trẻ em tại một hội thảo ở Bochum,
Đức, 810 tháng 12 năm 1991. Mục đích trung tâm của việc soạn thảo một câu hỏi là
nhằm đảm bảo thông tin có thể so sánh về dịch tễ học cơ bản của bệnh thở khị khè

và chẩn đốn của nó được lấy từ càng nhiều khảo sát càng tốt. Các từ ngữ chính xác
với bộ câu hỏi gốc càng nhiều càng tốt. Mười bảy câu hỏi đã được sử dụng trong bảng
câu hỏi được cơng bố và đã tìm thấy sự khác biệt giữa các quần thể. ISAAC khuyến
cáo rằng, các nghiên cứu có thể bổ sung những câu hỏi của riêng họ nhưng nên giữ
lại các phần chung của bộ câu hỏi xuyên suốt từ bắt đầu đến kết thúc. Mặc khác cần
xem xét tính hiệu quả khi sử dụng bộ câu hỏi trên đối tượng nghiên cứu.

.


.

9

Các nghiên cứu tại nhiều quốc gia đã chuyển ngữ bộ câu hỏi này để tiến hành
nghiên cứu. Các nghiên cứu được cơng bố đã cho thấy sự hữu ích của công cụ này
trong đánh giá bệnh hen, dị ứng ở trẻ em.
Tại Hàn Quốc năm 1998, nghiên cứu được thực hiện trên 111 học sinh nữ và
110 học sinh nam tại trường cấp 2. Nghiên cứu đã cho thấy giá trị Kappa và hệ số
hiệu lực cao. Từ đó đề xuất sử dụng bộ câu hỏi trong các nghiên cứu tiếp theo mà
không cần điều chỉnh thêm [20].
Nghiên cứu năm 2005 tại Tây Ban Nha ở 366 trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 17 cho
thấy sự phù hợp cao của bộ câu hỏi. Độ nhạy và độ đặc hiệu trong việc xác định một
đối tượng “từng bị khò khè” cao lần lượt đạt 93% và 90%. Tỷ lệ phù hợp cao với các
câu hỏi “đã từng bị hen suyễn” (98%), “khò khè sau khi tập thể dục” (75%) và “ho
ho vào ban đêm” (80%) [24].
Nghiên cứu tại Brazil năm 2012 đã phỏng vấn qua điện thoại 75 trẻ em từ 6
đến 7 tuổi (trong đó có 39 trẻ bị hen). Nghiên cứu đã cho thấy độ nhạy, độ đặc hiệu
của “khò khè trong vòng 12 tháng qua” lần lượt là 64,1% và 88,9%. Đối với chỉ số
"đã từng bị hen suyễn” có độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 87,2% (KTC 95%, 77,695,7) và 100% (KTC 95%, 90,3-1). Độ đặc hiệu của bảng câu hỏi cao đối với tất cả

các chỉ số nghiêm trọng về hen [47].
Các nghiên cứu đã cho thấy tính hợp lệ khi được chuyển ngữ theo các hướng
dẫn của ISAAC. Bộ câu hỏi có tính đồng nhất, hiệu lực, đạt độ nhạy và đặc hiệu trong
xác định hen và dị ứng tại cộng đồng.
Hiện tại, bộ câu hỏi tiếng Việt đã được dịch dựa trên các hướng dẫn chuyển
ngữ từ ISAAC.
1.2.3. Bộ câu hỏi môi trường ISAAC
Bộ câu hỏi môi trường ISAAC được thiết lập để thực hiện các nghiên cứu pha
3 của ISAAC. Việc bổ sung bộ câu hỏi môi trường sẽ giúp kiểm tra các giả thuyết
tương quan giữa môi trường và các vấn đề hen, dị ứng. Mối liên hệ này đã được phát
hiện trong các nghiên cứu sinh thái trước đây, tuy nhiên, dữ liệu ở cấp độ cá nhân là

.


.

10

cần thiết để xác nhận giả thuyết tương quan và củng cố các giả thuyết nhân quả
(ISAAC Phase 3 manual) [18].
Bộ câu hỏi môi trường ISAAC được thiết kế phù hợp cho 2 nhóm đối tượng
6-7 tuổi và 13-14 tuổi. Với đối tượng 13 -14 tuổi, bộ câu hỏi gồm 19 nội dung thành
phần với các câu hỏi liên quan đến cân nặng, chiều cao, số anh em, nơi sống, thời
gian sống tại địa phương, trình độ học vấn cha/mẹ, sử dụng thực phẩm, vận động thể
lực, tĩnh tại, sử dụng nhiên liệu tại nhà, sử dụng thuốc, mức độ lưu thông xe tải lớn
gần nhà, vật nuôi trong nhà, và phơi nhiễm với khói thuốc.
1.3. Ơ nhiễm khơng khí
1.3.1. Định nghĩa ơ nhiễm khơng khí
Theo trung tâm Enviromental Pollution Center, ONKK là sự thay đổi trong

thành phần khơng khí, làm giảm chất lượng khơng khí và có khả năng gây nguy hại
cho sức khỏe cả động vật và thực vật, đặc biệt là đối với sức khỏe của con người. Ơ
nhiễm khơng khí bao gồm ONKK trong nhà và ngồi trời. Ơ nhiễm khơng khí ngồi
trời là q trình xảy ra do việc đốt các nhiên liệu hóa thạch và từ các phương tiện đi
lại giải phóng ra các chất gây ơ nhiễm. Ơ nhiễm khơng khí do giao thơng (TRAP) là
một phần của ONKK ngồi trời. Ơ nhiễm khơng khí trong nhà là tình trạng bụi bẩn,
các khí ô nhiễm (carbon monoxide, nitơ oxit, sulfur dioxide) xuất hiện trong khơng
khí bên trong các kiến trúc như nhà ở, nơi làm việc gây hại đến sức khoẻ con người
khi hít phải [70].
1.3.2. Các dạng ơ nhiễm khơng khí
a. Các chất ô nhiễm dạng bụi
Bụi là một hệ phân tán trong đó mơi trường phân tán là khí và pha phân tán là
các hạt rắn hoặc lỏng hoặc nửa rắn nửa lỏng có kích thước nằm trong khoảng từ kích
thước đơn phân tử đến 500 μm.
-

Bụi lắng: Hạt bụi có đường kính khí động học lớn hơn 100 μm

-

Bụi lơ lửng (PM): hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn 100 μm. Là

các hạt tồn tại trong môi trường xung quanh, do hoạt động đốt nhiên liệu tạo ra. Theo

.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

11


Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA), chất dạng hạt có 2 loại chính là PM10 và
PM2.5 [76].


Bụi PM10: hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn 10 μm. Các hạt này

có thể được hít sâu vào phổi, một số hạt lớn có thể được giữ lại trong mũi, miệng, cổ
họng. Nguồn phát thải phổ biến gồm muối biển, phấn hoa, hoạt động đốt cháy nhiên
liệu và các cơng trình cơng nghiệp. PM10 với nồng độ cao trong khơng khí có thể
gây kích ứng đối với mắt và cổ họng. Đối với những người mắc bệnh tim hoặc phổi
có thể làm gia tăng các triệu chứng bao gồm khó thở, khị khè, tức ngực [63].


Bụi PM2.5: hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn 2,5 μm và đủ nhỏ để

đi sâu vào phổi. PM2.5 là xảy ra do đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch, chất hữu cơ.
Chúng có trong khí thải của các loại xe cơ giới, nhà máy điện, khói từ các vụ cháy
rừng. Trẻ em, người trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh phổi
hoặc tim mạch là những đối tượng nhạy cảm với tác động của các hạt bụi mịn này.
Triệu chứng bao gồm khó thở, khị khè, tức ngực [63].
b. Các chất ơ nhiễm dạng khí
- SO2
SO2 là chất khí khơng màu, được hình thành chủ yếu do quá trình cháy các
nhiên liệu có chứa lưu huỳnh như than đá, một số loại dầu, hoặc các loại khí thải cơng
nghiệp có chứa lưu huỳnh. Sau khi được phát thải vào khí quyển, SO2 tham gia các
phản ứng quang hóa tạo ra axit sunfuric và các hợp chất sunfat vô cơ và hữu cơ trong
bụi.
- CO
CO là chất ONKK được hình thành do quá trình cháy khơng hồn tồn của

nhiên liệu và các hợp chất hữu cơ.
- NOx
NOx bao gồm NO và NO2. Hai khí này có thể được phát thải từ q trình cháy
tất cả các loại nhiên liệu có nguồn O2 từ khơng khí. Ngồi ra hai khí này cũng được

.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

12

phát thải từ quá trình sản xuất axit nitric và các q trình cơng nghiệp có phát sinh
hoặc sử dụng axit nitric.
NO là chất khí khơng màu và khơng hịa tan trong nước. NO2 có thể hịa tan
một phần trong nước và có màu nâu hơi đỏ. Màu nâu đỏ của NO2 là nguyên nhân
khiến cho khói mù quang hóa ở các đơ thị có màu nâu nhạt. Có 3 cơ chế hình thành
NO (NO và một phần nhỏ NO2) trong quá trình cháy là NO nhiệt, NO tức thì và NO
nhiên liệu. Trong đó NO nhiệt sẽ tăng cao và tương quan đồng biến với nhiệt độ cháy
khi nhiệt độ cháy cao hơn 1200 oC.
- Ozon (O3)
O3 trong tầng bình lưu có vai trị quan trọng trong việc ngăn ngừa các tia cực
tím có hại cho sự sống của trái đất. Tuy nhiên O3 trong tầng đối lưu lại là khí ơ nhiễm.
O3 là chất oxy hóa được hình thành trong tầng đối lưu do phản ứng quang hóa của
các hợp chất NOx, VOCs….
- VOCs và các hợp chất hữu cơ khác
VOCs là hợp chất hữu cơ bay hơi. Theo định nghĩa của Ủy ban Châu Âu:
VOCs là bất cứ chất hữu cơ nào có nhiệt độ sôi nhỏ hơn hoặc bằng 250 oC ở điều
kiện áp suất tiêu chuẩn. Hoa Kỳ kiểm soát VOCs trong khơng khí xung quanh chủ
yếu nhằm kiểm sốt việc hình thành O3 từ các phản ứng quang hóa. Nguồn phát thải

VOCs chính tại các nước đã phát triển là quá trình bay hơi của các dung mơi trong
cơng nghiệp, bao gồm: quá trình xử lý bề mặt, sơn, quá trình phân phối xăng và quá
trình sản xuất tổng hợp các hợp chất hữu cơ. Một số nghiên cứu tại Việt Nam đã chỉ
ra là hàm lượng benzen, toluen, etylbenzen, xylen (BTEX), các hợp chất hữu cơ đa
vòng giáp cạnh PAHs trong khơng khí xung quanh tại các đơ thị tương đối cao. Nguồn
chính của BTEX là từ hoạt động giao thơng, phân phối, lưu trữ xăng. Nguồn chính
của PAHs là từ các q trình cháy khơng hồn tồn các hợp chất hữu cơ [31].
1.3.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe
Ơ nhiễm khơng khí là một yếu tố nguy cơ đối với các bệnh không lây với ước
tính 7 triệu người chết mỗi năm. Một phần ba trường hợp tử vong do đột quỵ, ung

.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

13

thư phổi và bệnh tim có liên quan đến ONKK. Ơ nhiễm khơng khí ước tính gây ra
3,7 triệu ca tử vong sớm trên thế giới mỗi năm vào năm 2012. Tỷ lệ tử vong này là
do phơi nhiễm bụi PM10, gây bệnh tim mạch, hô hấp và ung thư. Tính trong năm
2016, ONKK ngồi trời là nguyên nhân gây ra 4,2 triệu ca tử vong. Trong số đó, tử
vong do ung thư phổi là 16%, do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là 25%, khoảng 17%
là tử vong do thiếu máu cục bộ và đột quỵ và khoảng 26% là tử vong do nhiễm trùng
đường hô hấp. Hơn 90% các ca tử vong liên quan đến ONKK xảy ra ở các nước thu
nhập thấp và trung bình, chủ yếu ở Châu Á và Châu Phi, tiếp theo là khu vực Đông
Địa Trung Hải, Châu Âu và Châu Mỹ. Khơng khí bên ngồi thường khơng bao gồm
một chất ô nhiễm duy nhất mà bao gồm nhiều chất ô nhiễm [6], [61], [73].
Bụi
Đã có nhiều bằng chứng cho thấy sự phơi nhiễm bụi có ảnh hưởng rõ rệt đến

sức khỏe của con người. Những tác động của bụi lên sức khỏe chủ yếu tập trung ở hệ
hô hấp và tim mạch. Tác hại của bụi phụ thuộc vào bản chất (thành phần) của bụi,
nồng độ bụi, kích thước hạt bụi, thời gian tiếp xúc và đáp ứng cá nhân. Bụi có đường
kính tương đương nhỏ hơn 10 μm (PM10) có khả năng xâm nhập vào hệ hơ hấp của
con người và bắt đầu gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bụi có đường kính nhỏ hơn 2,5
μm (PM2,5) có có khả năng di chuyển vào phổi và ảnh lớn đến sức khỏe. Ngày nay
người ta cũng quan tâm nhiều hơn đến bụi nano là những hạt bụi có đường kính tương
đương nhỏ hơn 100 nm do những bụi này có khả năng xuyên qua lớp vỏ tế bào và
gây ra những tác động lớn lên sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy tác động lên sức
khỏe do sự phơi nhiễm bụi gia tăng khi nồng độ bụi tăng [12], [6].
Sulfur Điơxít (SO2)và Nitrogen Điơxít (NO2)
Sulfur Điơxít (SO2).
SO2 là tác nhân gây ra hơn 4000 cái chết trong thảm họa ONKK “sương mù
gây chết người” ở Luân Đôn, 1952. SO2 có thể ảnh hưởng đến hệ hơ hấp và các chức
năng của phổi, gây kích ứng mắt. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhập viện do bệnh
tim và tỷ lệ tử vong do bệnh tim gia tăng vào những ngày có nồng độ SO2 cao. Các
nghiên cứu gần đây cho thấy khơng khí có nồng độ SO2 rất thấp (trung bình là 5

.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

14

µg/m3 và cực đại <10 µg/m3) cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe. Nồng độ SO2 lớn có
thể gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hơ hấp trên và ở các nhánh khí phế quản.
SO2 ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây
bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen,… SO2 nhiễm độc qua
da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm ra nước

bọt. Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển hóa protein và đường,
thiếu vitamin B và C, ức chế enzim oxydaza.
Nitrogen Điơxít (NO2):
NO2 là khí được quan tâm quản lý do khí NO trong khí quyển sẽ nhanh chóng
chuyển hóa thành NO2. Các nghiên cứu về phơi nhiễm ngắn hạn cho thấy nồng độ
NO2 > 200 µg/m3 sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu lên hệ hô hấp. Một số nghiên cứu
cho sự phơi nhiễm trong vòng 1 h với nồng độ NO2 >500 µg/m3 gây ảnh hưởng cấp
tính đến sức khỏe. Mặc dù ngưỡng phơi nhiễm NO2 thấp nhất có tác động trực tiếp
lên chức năng của phổi của những người bị hen là 560 µg/m3, phơi nhiễm NO2 với
nồng độ >200 µg/m3 đã cho thấy những phản ứng của phổi trong nhóm những người
bị hen. NO2 là chất khí có biến thiên nồng độ cao cả về khơng gian và thời gian [12],
[6].
Cacbon mơnơxít (CO)
+ Cacbon mơnơxít (CO) kết hợp với hemoglobin (Hb) trong máu thành hợp chất bền
vững là cacboxy hemoglobin (HbCO) làm cho máu giảm khả năng vận chuyển
ôxy dẫn đến thiếu ôxy trong máu…. [12]
Amoniac (NH3 )
+ NH3 là khí gây độc có khả năng kích thích mạnh lên mũi, miệng và hệ hơ hấp.
+ Tiếp xúc với NH3 với nồng độ 100mg/m3 trong khoảng thời gian ngắn sẽ không để
lại hậu quả lâu dài, nhưng nếu tiếp xúc với NH3 ở nồng độ 1500-2000 mg/m3 trong
thời gian 30 phút sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng [12].
Hydro sunfua (H2S)
+ H2S xâm nhập vào cơ thể qua pphooir sẽ bị oxy hóa thành sunfat. Các hợp chất có
độc tính thấp sẽ khơng tích lũy trong cơ thể. Khoảng 6% lượng khí hấp thụ sẽ được

.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.


15

thải ra ngồi qua khí thở ra,phần cịn lại sau khi chuyển hóa được bài tiết qua nước
tiểu.
+ Ở nồng độ thấp, v kích thích lên mắt và đường hơ hấp.
+ Hít thở lượng lớn hỗn hợp H2S sẽ gây thiếu oxy đột ngột,có thể dẫn đến tử vong do
ngạt thở.
+ Dấu hiệu nhiễm độc cấp tính: buồn nơn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mũi họng khơ
và có mùi hơi, mắt có biểu hiện phù mi, viêm kết mạc nhãn cầu, tiết dịch mủ và
giảm thị lực.
+ Thường xuyên tiếp xúc với H2S ở nồng độ dưới mức gây độc cấp tính có thể gây
nhiễm độc mãn tính. Các triệu chứng có thể là: suy nhược, rối loạn hệ thần kinh, hệ
tiêu hóa,mất ngủ, viêm phế quản mãn tính,… [12]
Các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs)
VOCs có thể gây nhiễm độc cấp tính nếu tiếp xúc ở liều cao, gây viêm đường
hô hấp cấp, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh, rối loạn huyết học, gây tổn thương
gan – thận, gây kích da,…và là tác nhân gây suy tủy, ung thư máu [12].
Chì (Pb):
Chì (Pb): khói xả từ động cơ của các phương tiện tham gia giao thơng có chứa
một hàm lượng chì nhất định. Ngồi ra, chì có thể sinh ra từ các mỏ quặng, từ nhà
máy sản xuất pin, chất dẻo tổng hợp, sơn, hóa chất,.. Chì xâm nhập vào cơ thể qua
đường hô hấp, thức ăn, nước uống, qua da, qua sữa mẹ,.. Chì sẽ tích đọng trong xương
và hồng cầu gây rối loặn tủy xương, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não,
gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, phá vỡ hồng cầu gây thiếu
máu, làm rối loạn chức năng thận. Phụ nữ có thai và trẻ em rất dễ bị tác động của chì
(gây sẩy thai hoặc tử vong,làm giảm trí thơng minh,...) [12].
Khí Radon
Khí Radon sinh ra do phân rã hạt nhân Urani trong tự nhiên, là loại khí nặng
nên thường tồn tại trong lớp khơng khí sát mặt đất. Trong tự nhiên, radon có trong
đất đá, xỉ than, bãi thải vật liệu xây dựng, trong bùn. Radon có thể bám qua các hạt


.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

16

bụi nhỏ, xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp hoặc thấm qua da,qua các vết
thương hở gây nên bệnh ung thư phổi ,ung thư máu,…. [12]
O3
Nồng độ O3 tại khơng khí bên ngồi > 240 µg/m3, những tác động lớn đến
sức khỏe có thể xảy ra. Nồng độ này có thể khiến cho cả người lớn khỏe mạnh và
người bị hen có thể bị suy giảm chức năng của phổi và viêm đường hô hấp trên.
Nghiên cứu thực tế đã chứng minh khi nồng độ O3 cao sẽ dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ
tử vong của trẻ em. Các chứng cứ của số liệu chuỗi thời gian cho thấy tỷ lệ tử vong
ngày sẽ tăng từ 0,3%-0,5% cho mỗi lần tăng 10 µg/m3 của nồng độ O3 trong khơng
khí bên ngồi từ ngưỡng nồng độ nền là 70 µg/m3 (đây là nồng độ nền của O3 mà
TCYTTG coi là nồng độ nền tại bán cầu bắc [6].
1.3.4. Tình hình ơ nhiễm khơng khí
1.3.4.1. Trên thế giới
Theo nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu năm 2013: hít thở khơng khí
ơ nhiễm làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy nhược và gây chết người như bệnh tim, đột
quỵ, ung thư phổi và viêm phế quản mãn tính. Ơ nhiễm khơng khí là nguy cơ sức
khỏe gây tử vong hàng thứ tư trên thế giới, gây ra một phần mười số tử vong vào năm
2013. Đồng thời, ONKK từ các ngành công nghiệp, công trường xây dựng, nông
nghiệp, các phương tiện xe cộ và việc đốt các nguồn năng lượng có xu hướng ngày
càng gia tăng [17].
Năm 2015, PM2.5 xếp thứ 5 trong bảng xếp hạng toàn cầu về các yếu tố
ONKK gây hại cho sức khỏe ở mọi lứa tuổi và giới tính, là nguyên nhân gây ra gánh

nặng bệnh tật toàn cầu, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình [67].
Nồng độ PM2.5 đang khơng ngừng gia tăng, nồng độ toàn cầu tăng 37,5% trong giai
đoạn 1960-2009 mà chủ yếu do Trung Quốc và Ấn Độ [71].

.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

17

Nồng độ PM2.5 (g/m3)

km

Hình 1.1. Phân bố nồng độ ô nhiễm PM2.5 trên thế giới
Dựa trên thông kê của Trung tâm sáng tạo xanh (GreenID) vào tháng 3/2019
và tiêu chuẩn quy định về ONKK của TCYTTG, có 64% trong số hơn 3000 thành
phố được thống kê có mức phơi nhiễm PM2.5 trung bình hàng năm vượt ngưỡng
khuyến khích của TCYTTG. Trong đó, 99% các thành phố ở Nam Á, 95% thuộc
Đông Nam Á và 89% khu vực Đông Á đều vượt quá ngưỡng cho phép về PM2.5
[14].
1.3.4.2. Tại Việt Nam
Theo các nghiên cứu của Hopke và Cohen và cộng sự năm 2008, Hà Nội có
tình trạng ONKK tồi tệ nhất ở khu vực Châu Á [32]. Một nghiên cứu thử nghiệm về
phơi nhiễm với ONKK do giao thông ở Hà Nội đã chỉ ra rằng nồng độ bình qn bụi
khí PM10 lên tới 455 µg/m3 [26]. Nồng độ PM10 trung bình theo năm đo ở các vùng
đơ thị là 112 µg/m3 năm 2003, vượt xa so với mức 20 µg/m3 mức giới hạn nhằm bảo
vệ sức khỏe con người do TCYTTG qui định [27]. Hopke và Cohen và cộng sự năm
2008 cho rằng khí thải giao thơng là nguyên nhân chủ yếu gây ra ONKK tại Hà Nội

và nồng độ các bon đen - một dạng bồ hóng tạo ra từ khí thải giao thơng - là rất cao.
Ngồi ra, khí thải cơng nghiệp và khí thải từ nhà bếp của các hộ gia đình cũng là
những nguồn gây ONKK [32].

.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

18

Một nghiên cứu thử nghiệm đưa đã đưa ra những ước lượng ban đầu về phơi
nhiễm của cá nhân với PM10 và CO khi tham gia giao thông tại Hà Nội, nồng độ
PM10 đạt 455ug/m3 với nồng độ đạt 580ug/m3 khi đi xe máy, 495ug/m3 khi đi bộ,
408ug/m3 khi di chuyển bằng ô tô và 262ug/m3 di chuyển bằng xe buýt [38].
Bảng 1.1. Ước tính 1 số nguồn phát thải tại Hà Nội
Nguồn

PM10
SO2
NOx
Hộ gia đình
1099
358
307
Các cửa hàng
1261
263
220
Cơng nghiệp

6665
1407
1919
Lị đốt cơng nghiệp
338
Hoạt động của các phương tiện giao thông 4322
1869
24537
Bụi cuốn từ đường không lát
3120
Bụi cuốn từ đường đã lát
3036
Sản xuất gạch
1817
466
390
Đốt rác
1800
Lò đốt rác y tế
37
Tổng cộng
23496
4363
27373
Ghi chú: - không xác định
Theo Sarath Guttikunda 2008 [30]
“Nghiên cứu phân bố bụi PM10 và mối liên quan với sức khỏe cộng đồng từ
đó đề xuất giải pháp phịng tránh bệnh tật” thực hiện đánh giá sự phân bố và ảnh
hưởng của bụi PM10 lên sức khỏe cộng đồng tại TP. HCM. Trong đề tài này, nhóm
nghiên cứu đã sử dụng mơ hình FVM – TAPOM để mơ phỏng khí tượng và mô phỏng

lan truyền bụi PM10 cho TP.HCM cho thấy lượng phát thải của các phương tiện giao
thông (bảng 1.2) [10].
Bảng 1.2. Phát thải từ hoạt động giao thông đường bộ cho từng loại xe
Phương tiện

Xe
buýt/xe Nóng
khách
Lạnh

Xe máy

Chất gây ô nhiễm (Đơn vị: tấn/năm)

Phát
thải

CH4

CO

VOC

NOx

SO2

PM

12


3082

28630

5423

64

15

2

29

0

60

11

0

Bay hơi 0

0

11

0


0

0

Tổng

14

3110

28642

5484

75

15

Nóng

81219

3112522

329660

7322

4258


601

.


×