Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện ninh giang, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 120 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN TÚ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI
HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG

Ngành:

Mã số:

Người hướng dẫn khoa học:

Kinh tế nông nghiệp

8620115

TS. Phạm Thị Minh Nguyệt

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Tú

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hồn thành khóa luận, ngồi sự cố gắng
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ
giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Trước hết tơi bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Thị Minh
Nguyệt, người đã chỉ bảo, hướng dẫn tơi tận tình, hỗ trợ tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc Học viện, Ban Quản lý
đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phịng Nơng
nghiệp huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới tồn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên, khuyến khích và giúp đỡ tơi về mọi mặt trong suốt
quá trình học tập vừa qua./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tú

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục biểu đồ, hình ................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 3

1.5.

Kết cấu nội dung của luận văn............................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại ............................ 5
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại ..................................................... 5

2.1.1.

Các khái niêm liên quan ..................................................................................... 5

2.1.2.

Vai trò của phát triển kinh tế trang trại ............................................................. 12

2.1.4.


Nội dung phát triển kinh tế trang trại ............................................................... 15

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại..................................... 17

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 20

2.2.1.

Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số địa phương của một số
nước trên thế giới .............................................................................................. 20

2.2.2.

Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số địa phương của Việt Nam...... 27

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế trang trại cho huyện Ninh
Giang ................................................................................................................ 34

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................ 36

iii


3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 36

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên của huyện Ninh Giang ....................................................... 36

3.1.2.

Tình hình phát triển kinh tế- xã hội huyện Ninh Giang.................................... 38

3.1.3.

Những thuận lợi, khó khăn của huyện trong phát triển kinh tế ........................ 43

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 44

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 44

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 46

3.2.3.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 47


3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 48

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 50
4.1.

Thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải
Dương ............................................................................................................... 50

4.1.1.

Khái quát chung về kinh tế trang trại tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải
Dương ............................................................................................................... 50

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế trang trại các hộ điều tra tại huyện Ninh
Giang, tỉnh Hải Dương ..................................................................................... 53

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng phát triển kinh tế trang trại huyện Ninh Giang, tỉnh
Hải Dương ........................................................................................................ 75

4.2.1.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm ............................................................................ 75


4.2.2.

Các rủi ro trong sản xuất kinh doanh ................................................................ 76

4.2.3.

Chính sách Nhà nước ........................................................................................ 77

4.2.4.

Cơ sở hạ tầng .................................................................................................... 81

4.2.5.

Các yếu tố về thời tiết, khí hậu, dịch bệnh ....................................................... 83

4.2.6.

Điều kiện sản xuất của trang trại ...................................................................... 84

4.3.

Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ninh
Giang, Hải Dương............................................................................................. 86

4.3.1.

Định hướng ....................................................................................................... 86

4.3.2.


Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ninh Giang ............ 87

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 98
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 98

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 99

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 100
Phụ lục ........................................................................................................................ 102

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa


CC

Cơ cấu

ĐVT

Đơn vị tính

GO

Giá trị sản xuất

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTTT

Kinh tế trang trại

KT-XH

Kinh tế xã hội

KL

Khối lượng




Lao động

MI

Thu nhập hỗn hợp của trang trại

NN

Nông nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TT

Trang trại

TTCN

Trang trại chăn nuôi gia súc

TTKDTH

Trang trại kinh doanh tổng hợp


TTNTTS

Trang trại nuôi trồng thủy sản

UBND

Uỷ ban nhân dân

VA

Giá trị tăng thêm của trang trại

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình trang trại phân theo loại hình và vùng trong cả nước năm
2016.............................................................................................................. 31
Bảng 3.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện Ninh Giang qua các
năm 2015-2017 ............................................................................................ 39
Bảng 3.2. Tình hình biến động dân số và lao động của huyện Ninh Giang qua
các năm 2015-2017 ...................................................................................... 41
Bảng 3.3. Chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế huyện Ninh Giang những
năm qua ........................................................................................................ 42
Bảng 3.4. Thơng tin sẵn có liên quan đến đề tài nghiên cứu ........................................ 45

Bảng 3.5. Số mẫu điều tra ............................................................................................ 46
Bảng 4.1. Loại hình các trang trại của huyện Ninh Giang giai đoạn 2015 – 2017 ..... 50
Bảng 4.2. Cơ cấu trang trại theo theo quy mơ vốn và diện tích của huyện Ninh
Giang giai đoạn 2015 – 2017 ....................................................................... 51
Bảng 4.3. Sự thay đổi nguồn lực sản xuất của các trang trại của huyện Ninh
Giang giai đoạn 2015 – 2017 ....................................................................... 52
Bảng 4.4. Thông tin chung về các trang trại điều tra ................................................... 54
Bảng 4.5. Tình hình đất đai của các trang trại được điều tra........................................ 57
Bảng 4.6. Nguồn vốn vay làm kinh tế trang trại năm 2017 ......................................... 59
Bảng 4.7. Tình hình vốn vay bình quân một trang trại năm 2017................................ 59
Bảng 4.8. Nguồn thông tin tiếp cận khoa học kĩ thuật của các trang trại ..................... 61
Bảng 4.9. Nguồn mua cây giống và con giống của các trang trại ................................ 62
Bảng 4.10. Nguồn mua thức ăn chăn nuôi của các trang trại ......................................... 62
Bảng 4.11. Khó khăn trong áp dụng khoa học kĩ thuật của trang trại ............................ 64
Bảng 4.12. Cơ sở vật chất của các trang trại được điều tra năm 2017 ........................... 65
Bảng 4.13. Số trang trại của huyện Ninh Giang được cấp giấy chứng nhận trang
trại trong giai đoạn 2015 – 2017 .................................................................. 67
Bảng 4.14. Số trang trại được điều tra theo ý kiến đánh giá về tình hình triển khai
chính sách chứng nhận trang trại ................................................................. 68
Bảng 4.15. Tình hình tiêu thụ sản phẩm ra thị trường ................................................... 70
Bảng 4.16. Chi phí sản xuất kinh doanh của các trang trại năm 2017 ........................... 71

vi


Bảng 4.17. Giá trị sản xuất kinh doanh của các trang trại năm 2017 ............................. 73
Bảng 4.18. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại năm 2017......................... 74
Bảng 4.19. Các rủi ro mà trang trại gặp phải ................................................................. 77
Bảng 4.20. Khó khăn trong tiếp cận chính sách đất đai của chủ trang trại .................... 78
Bảng 4.21. Khó khăn khi vay vốn ngân hàng của trang trại .......................................... 80

Bảng 4.22. Đánh giá của chủ trang trại về mức độ hưởng lợi từ các chính sách .......... 81
Bảng 4.23. Đánh giá của chủ trang trại về cơ sở hạ tầng ............................................... 82

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 4.1. Cơng tác thú y của các trang trại trên địa bàn huyện Ninh Giang ........... 63
Biểu đồ 4.2. Nguồn thu mua thuốc bảo vệ thực vật và phân bón cho cây trồng của
trang trại ............................................................................................. 64
Hộp 4.2.

Ý kiến chuyên gia về phát triển loại hình trang trại................................ 72

Hình 4.1.

Mơ hình trang trại tổng hợp ở huyện Ninh Giang ..................................... 85

Hình 4.2.

Tổ chức mối quan hệ giữa các tổ chức dịch vụ và trang trại ..................... 91

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Tú
Tên luận văn: “Giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện Ninh Giang, tỉnh
Hải Dương”
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp


Mã số: 8620115

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế, việc phát triển KTTT đã đẩy nhanh quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động ở nông thôn. Phát triển
KTTT tạo điều kiện ổn định công ăn việc làm cho lao động ở các địa phương. Kinh tế
xã hội của của các địa phương nói chung và đời sống vật chất, tinh thần của từng hộ gia
đình làm trang trại nói riêng đã có những chuyển biến về chất. Các trang trại đã và đang
góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng về đất đai, lao động, vốn và
sản xuất kinh doanh. Cùng với khai thác tiềm năng về đất đai, lao động, KTTT đang tạo
ra nhiều sản phẩm hàng hóa. Việc khai thác các tiềm năng về đất đai lao động, nguồn
vốn của trang trại đã tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, đóng góp đáng kể vào cơng
cuộc xóa đói, giảm nghèo của các địa phương.
Mục tiêu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng về Phát triển kinh tế trang
trại tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm
Phát triển kinh tế trang trại tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp
để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn khác
nhau như: Các sách, tạp chí, báo, báo cáo của các ngành, các cấp, trang web… có liên
quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các công cụ
phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc các đối tượng điều tra. Để đảm bảo tính
đại diện của mẫu, chúng tôi tiến hành chọn mẫu điều tra là 40 mẫu điều tra bao gồm 15
trang trại chăn nuôi, 25 trang trại tổng hợp.
Qua đánh giá thực phát triển kinh tế trang trại tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải
Dương cho thấy: diện tích đất bình qn 1 trang trại năm 2015 là 1,89 ha/trang trại và tăng
lên 2,15 ha/trang trại năm 2017. Qua 3 năm, quy mô đất đai của trang trại tăng lên trung
bình khoảng 6,66%/năm. Năm 2015 bình quân 1 trang trại có số vốn là 381,06 triệu
đồng/trang trại và tăng lên 452,73 triệu đồng/trang trại năm 2017. Qua 3 năm, quy mơ vốn
bình qn của trang trại tăng lên trung bình khoảng 9%/năm. Đối với nguồn mua giống, của

các trang trại có 3 nguồn mua giống chính là trung tâm giống, tư nhân và tự lai giống. có
17,5% số trang trại được điều tra mua giống từ trung tâm giống, có 75% số trang trại mua
giống từ nơi sản xuất tư nhân và có 7,5% số trang trại tự lại giống ví dụ như giống gà, lợn,

ix


bị…. Chi phí cho sản xuất của các trang trại là 1.010,01 triệu đồng, trong đó chi phí vật
chất 861,86 triệu đồng, thuê lao động 99,28 triệu đồng, chi phí khác là 173,41 triệu đồng.
Giá trị sản xuất của các trang trại chăn nuôi thấp hơn trang trại VAC (giá trị sản xuất của
các trang trại chăn nuôi là 1.326,12 triệu đồng còn giá trị sản xuất của các trang trại VAC là
1.645,34 triệu đồng). Giá trị gia tăng của 2 loại hình trang trại ở Ninh Giang nhìn chung
cũng có sự khác biệt nhau. Nếu tính trung bình giá trị gia tăng của các trang trại chăn nuôi
là 329,79 triệu đồng); còn đối với các trang trại VAC là 427,85 triệu đồng. Hiệu quả sử
dụng đất của các trang trại VAC cao hơn các trang trại chăn nuôi, cụ thể: đối với trang trại
chăn nuôi, giá trị GO/ha là 794,08 triệu đồng, giá trị MI/ha là 77,72 triệu đồng, đối với trang
trại VAC giá trị GO/ha là 703,14 triệu đồng, giá trị MI/ha là 66,52 triệu đồng. Qua nghiên
cứu các trang trại trên địa bàn huyện đã bước đầu phát triển, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề
cần giải quyết để kinh tế trang trại phát triển hơn nữa như về thị trường tiêu thụ sản phẩm,
chất lượng sản phẩm nơng sản hàng hóa, quy hoạch phát triển trang trại…
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại tại huyện Ninh Giang, tỉnh
Hải Dương bao gồm: (1) Thị trường tiêu thụ sản phẩm; (2) Các rủi ro trong sản xuất kinh
doanh; (3) Chính sách Nhà nước; (4) Cơ sở hạ tầng; (5) Các yếu tố về thời tiết, khí hậu, dịch
bệnh; (6) Điều kiện sản xuất của trang trại. 100% các chủ trang trại đều đánh giá rằng thị
trường nông sản hiện nay biến động rất mạnh, giá cả lên xuống thất thường làm cho các
trang trại gặp khơng ít khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ. Bên cạnh đó, đa số các trang trại
đều chịu rủi ro từ các yếu tố thị trường như giá cả đầu vào quá cao, giá cả đầu ra thấp và
dịch bệnh. Về chính sách của nhà nước, đặc biệt là chính sách đất đai hay chính sách vốn,
đa số các trang trại chăn ni cho rằng diện tích đất hiện có của trang trại là q nhỏ, khơng
đủ để tiến hành sản xuất kinh doanh với quy mô lớn, 33/40 trang trại trên địa bàn huyện cho

rằng với số vốn hiện tại và vốn vay từ các tổ chức tín dụng khơng đủ để phục vụ nhu cầu
sản xuất của trang trại. Về các yếu tố còn lại như cơ sở hạ tầng, dịch bệnh hay điều kiện sản
xuất thì đa số các trang trại đều đánh giá hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất của
trang trại đều ở mức bình thường và yếu, dịch bệnh là rủi ro lớn nhất đối với các chủ trang
trại chăn ni. Ngồi ra, các chủ trang trại ở huyện Ninh Giang mới chủ yếu học hết phổ
thông và tỷ lệ các chủ trang trại có trình độ chun mơn thấp. Chình vì vậy, đã ảnh hưởng
rất lớn đến việc áp dụng các quy trình sản xuất.
Thơng qua nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và
thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương trong thời
gian tới như sau: (1) Quy hoạch lại sử dụng đất đai; (2) Huy động vốn tín dụng; (3) Liên
kết kinh tế; (4) Nâng cao trình độ cho chủ trang trại và người lao động; (5) Áp dụng tiến
bộ kỹ thuật mới; (6) Ổn định thị trường; (7) Tăng cường cơ sở hạ tầng; (8) Giải pháp cụ
thể cho từng loại hình trang trại.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Tu
Thesis title: Development solutions for farm economy in Ninh Giang District, Hai
Duong province.
Major: Agricultural Economics

Code: 8620115

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
The renovation of the economy and the process of economic restructuring has
accelerated the development of farm economyassociated with the labor division and job
creationfor locals in rural areas. Therefore, the socioeconomic of Ninh Giang district
developed and the livelihood of many farm households improved. The effectiveness of

using land, labor, capital and production was improved by farms, sothey created various
kind of productswhich contributed considerably to increase income and reduce poverty in
the district.
The research evaluated the status the development of farm economy in Ninh
Giang district, Hai Duong province and proposed solutions to develop farm economy in
Ninh Giang district, Hai Duong province in the following years. The research objectives
included: (1) Contributing to systematized theoretical and practical of farm economy (2)
Evaluating the status of farm economy and factors affecting to the development of the
farm economy in Ninh Giang district, Hai Duong province (3) Proposing solutions to
develop farm economy stably in Ninh Giang district, Hai Duong province.
In this research, primary and secondary data were used flexibly to analyze and
evaluate. On the one hand, the secondary data was collected from various sources such
as books, newspapers and websites which related to the research content. On the other
hand, the primary data was collected from in-depth interviews, structures interviews and
semi-structured interviews. We conducted a survey of 40 samples which were 15
livestock farms and 25 mixed farms.
The research result showed that the average size was 1,89 ha per farm and increased
to 2,15 ha per farm in 2017. Over the past 3 years, the scale of farm increased averagely
6,66% per year. In 2015, the average capital was 381,06 million VND and increased to
452,73 million VND per farm in 2017. The average capital increased averagely 9% per year
during the period between 2015 and 2017. There were 3 main sources of breeding supply
which were breeding center, private and cross-breeding. Particularly, 17,5%; 75% and 7,5%
of total farms bought breeds of livestockfrom breeding center, private and cross-breeding
respectively. The production cost of farm was 1010,01 million VND, of which the

xi


infrastructure cost was 861,86 million VND, the labor cost 99,28 million VND and the
other cost was 173,41 million VND. The production value of livestock farms was lower

than integrating farms. While the production value of livestock farm was 1326,12 million
VND, the production value of integrating farm was1645,34 million VND. The value-added
value of 2 main farms in Ninh Giang district was different. The average value-added value
of livestock farm was 329,79 million VND, while the average value-added value of
integrating farm was 427,85 million VND. The effectiveness of using land of integrating
farm was better than the livestock farm. The average value of gross output and mixed
income of the livestock farm was 749,08 and 77,72 million VND per farm, whereas the
average value of gross output and mixed income of integrating farm was 703,14 and 66,52
million VND. Although the farms in Ninh Giang district initially developed, there were
many issues in developing farms such as the market, the quality of agricultural products,
and the farm development plan.
The research showed that the factors influencing the development of farm
economy in Ninh Giang district, Hai Duong Province included: (1) The consumption
market; (2) The risks in production and business; (3) The policies of government; (4) The
infrastructure of farms; (5) Weather, climate and diseases; (6) The production conditions of
farms. In the consumption market, 100% farm evaluated that the agricultural market
fluctuated considerably, and it affected negatively to farms in production and consumption.
In addition, almost all of farms was influenced by high input cost, low output cost and
disease outbreaks. Regarding to government policies, especially in land and capital policies,
the high proportion of live stock farms evaluated that the land size was not large enough.
Similarly, 33 out of 40 farms evaluated that their own capital and their loans were not
adequate enough to meet farms’ demand. When it comes to other factors such as the
infrastructure, diseases, the production conditions of farms, most of farms assessed that the
infrastructure used for production was at average level and diseases was the riskiest for the
livestock farms. Moreover, the educational background of farm owners and their
qualification which were still low affect negatively to apply production process.
The research proposed solutions to promote the farm economy in Ninh Giang district,
Hai Duong province which included: (1) Planning of using land, (2) Improving to mobilize
capital , (3) Linking between input and output factors, (4) Raising the capacity of farmer
and employee, (5) Applying new technical advances, (6) Stabilizing the market, (7)

Improving the infrastructure, (8) Applying solutions for different types of farms.

xii


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Kinh tế trang trại (KTTT) ở nước ta đã hình thành từ lâu, nhưng phải tới
mấy năm gần đây mới phát triển mạnh mẽ. Thực tế cho thấy mơ hình KTTT đem lại
lợi ích to lớn cả về kinh tế và xã hội cho nông dân và nông thôn do sử dụng có hiệu
quả nguồn lợi đất đai, tạo nhiều việc làm cho người lao động, hình thành các mơ
hình sản xuất mới. Ở nước ta, trang trại đã hình thành và phát triển từ rất sớm nhưng
có những giai đoạn việc phát triển loại hình kinh tế này đã khơng được coi trọng.
Tuy nhiên từ khi có chủ trương đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp theo nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách
khuyến khích phát triển nên số lượng trang trại tăng lên nhanh chóng, hình thức tổ
chức sản xuất và cơ cấu thành phần chủ trang trại cũng ngày càng đa dạng.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2016), bình quân một TT ở nước ta
có diện tích 6,6 ha. Đến nay cả nước có khoảng 155.000 trang trại, bình qn mỗi
năm số trang trại tăng gần 6%, diện tích đất sử dụng trên 900.000 ha, đa số trang
trại là quy mô nhỏ. Các trang trại chuyên trồng cây nông nghiệp chiếm 55,3%,
chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm 10,3 %, lâm nghiệp chiếm 2,2%, nuôi trồng
thuỷ sản chiếm 27,3% và sản xuất kinh doanh tổng hợp chiếm 4,9%. Hàng năm,
các trang trại tạo khoảng 30,000 việc làm thường xuyên và 6 triệu ngày cơng lao
động thời vụ, đóng góp cho nền kinh tế trên 12.000 tỷ đồng giá trị sản lượng.
Việc phát triển nhanh cả số lượng lẫn chất lượng trang trại đã góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nơng thôn.
Tận dụng tiềm năng về đất đai, lao động và các nguồn vốn trong nhân dân,
nhiều năm nay, huyện Ninh Giang đã và đang có nhiều chính sách khuyến khích
phát triển kinh tế trang trại (KTTT). Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế, việc

phát triển KTTT ở Ninh Giang đã đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế gắn với phân công lao động ở nông thôn. Phát triển KTTT tạo điều kiện ổn
định công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trong huyện. Kinh tế xã hội của
huyện nói chung và đời sống vật chất, tinh thần của từng hộ gia đình làm trang
trại nói riêng đã có những chuyển biến về chất. Nhờ phát triển kinh tế trang trại,
nhiều hộ gia đình đã có thu nhập cao, đời sống được cải thiện, nhiều hộ từ nghèo
vươn lên giàu có, mua sắm được các phương tiện phục vụ sản xuất và đời sống.

1


Kinh tế trang trại ngày càng phát triển thì những diện tích đất trống đồi núi trọc,
đất khoang hóa ngày càng được thu hẹp và được đưa vào sản xuất nơng - lâm
nghiệp. Các trang trại đã và đang góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả các
tiềm năng về đất đai, lao động, vốn và sản xuất kinh doanh. Cùng với khai thác
tiềm năng về đất đai, lao động, KTTT đang tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa. Việc
khai thác các tiềm năng về đất đai lao động, nguồn vốn của trang trại đã tạo
nhiều việc làm, tăng thu nhập, đóng góp đáng kể vào cơng cuộc xóa đói, giảm
nghèo của huyện.
Bên cạnh kết quả đạt được, phát triển trang trại ở huyện Ninh Giang cịn
có những tồn tại về rất nhiều mặt. Về quy mô chưa đủ tiêu chí, đang manh mún
và nhỏ lẻ, phân tán, chưa đẩy mạnh hợp tác, thiếu sự liên doanh, liên kết hỗ trợ,
giúp đỡ nhau và thiếu tính tổ chức, nhiều trang trại tùy tiện bố trí sản xuất khơng
tập trung, gây ảnh hưởng mơi trương rất nhiều. Nhìn chung hầu hết các trang trại
chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chưa đủ sức đầu tư cho chiều sâu. Nguồn lực
về lao động, khoa học công nghệ đầu tư cho trang trại càng ít, các chủ trang trại
cịn hạn chế cả về trình độ quản lý, hoạch tốn kinh tế, kỹ thuật và kiến thức kinh
doanh thị trường. Sản phẩm KTTT bán ra chủ yếu là sản phẩm thô chưa qua chế
biến do đó hiệu quả đạt thấp.
Về vốn đầu tư và kết quả SXKD: Vốn đầu tư của trang trại cịn thấp, bình

qn mới đạt 102 triệu đồng/trang trại (Ngân hàng cho trang trại vay chủ yếu
là vay ngắn hạn; vay trung hạn, dài hạn còn rất hạn chế; lãi suất, thời gian cho
vay chưa phù hợp với chu kì sản xuất. Giá trị sản phẩm hàng hóa bán ra của
trang trại chưa nhiều, chất lượng, hiệu quả kinh tế của trang trại nhìn chung
cịn thấp, cầm chừng và chưa đồng đều. Bên cạnh đó, đất đai là một yếu tố gây
khó khăn đến sự phát triển kinh tế trang trại rất nhiều. Dù phát triển trang trại
còn gặp nhiều khó khăn nhưng đây là hướng đi đúng cần khuyến khích phát
triển trong thời gian tới.
Để góp phần làm rõ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: "Giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện Ninh Giang, tỉnh
Hải Dương".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại của huyện Ninh

2


giang; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại
huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1)

Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế trang

trại và phát triển kinh tế trang trại;
(2) Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển
kinh tế trang trại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương những năm qua;
(3) Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ổn định kinh tế trang trại
tại huyện Ninh giang, tỉnh Hải Dương những năm tới.

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các điều kiện phát triển kinh tế trang trại Trồng trọt, Chăn
nuôi, Tổng hợp trên địa bàn huyện Ninh Giang.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu đánh giá tình hình phát triển kinh tế trang trại tại huyện
Ninh Giang về quy mô, kết quả, hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng phát
triển kinh tế trang trại.
Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bản huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
Phạm vi về thời gian
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại huyện Ninh Giang,
tỉnh Hải Dương được sử dụng số liệu từ năm 2015 đến 2017.
- Các giải pháp, đề xuất nhằm phát triển kinh tế trang trại tại huyện Ninh
Giang, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu trong
khoảng thời gian từ tháng 5/2017 đến tháng 5/2018.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đề tài giải pháp phát triển kinh tế trang trại không phải là đề tài mới, cho
đến nay chưa có đề tài nào thực hiện về giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại
huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Phát triển kinh tế trang trại tại huyện Ninh

3


Giang, tỉnh Hải Dương không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của hộ nơng
dân mà cịn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ninh
Giang, tỉnh Hải Dương. Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về
về phát triển kinh tế trang trại. Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến

phát triển kinh tế trang trại tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Từ đó đề xuất
giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải
Dương trong thời gian tiếp theo. Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra một số kiến
nghị có ý nghĩa hết sức tích cực, phù hợp với sự thay đổi của đất nước trong giai
đoạn hiện nay.
1.5. KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Kết cấu nội dung của Luận văn bao gồm 5 phần sau:
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
Phần 4. Kết quả nghiên cứu
Phần 5. Kết luận và kiến nghị

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
2.1.1. Các khái niêm liên quan
2.1.1.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế
* Tăng trưởng

Tăng trưởng là một vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay của các
quốc gia trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng.
Tăng trưởng được hiểu là sự gia tăng về mặt số lượng của một sự vật nhất
định. Trong nền kinh tế, tăng trưởng được thể hiện sự gia tăng hơn trước về sản
phẩm hay số lượng đầu ra của một quá trình sản xuất hay hoạt động.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (Gross
Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng

tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi
một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính) hoặc
tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền
của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước
trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân
bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng hoặc thu nhập bình quân
đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi
về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh
tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều
người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ (Phạm Ngọc Linh, 2011).
Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là mức tăng lượng của cải (tài
sản) trong một thời kỳ nhất định. Khái niệm này có thể được áp dụng cho
nhiều cấp độ, cho toàn nền kinh tế, cho từng ngành, cho các doanh nghiệp,
cho cấp độ gia đình và cấp độ cá nhân. Để phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế
của một thời kỳ, người ta thường dùng giá trị tuyệt đối của các đại lượng để so
sánh chúng với nhau. Chênh lệch giữa các thời điểm chính là mức tăng trưởng
kinh tế của một thời kỳ cụ thể. Ngồi ra, tăng trưởng kinh tế cịn được phản
ánh bằng tốc độ gia tăng của các đại lượng trong các giai đoạn với nhau và

5


được đo bằng phần trăm thay đổi, giá trị phần trăm cao hay thấp thể hiện tốc
độ tăng trưởng nhanh hay chậm (Đào Thế Tuấn, 2012).
Tăng trưởng được hiểu là sự gia tăng về mặt số lượng của một sự vật nhất
định. Trong kinh tế, tăng trưởng thể hiện sự gia tăng hơn trước về sản phẩm hay
lượng đầu ra của một quá trình sản xuất hay hoạt động. Tăng trưởng kinh tế là
phạm trù cơ bản nhất của lý luận kinh tế, là tiền đề vật chất và cơ sở kinh tế của
sự tồn tại và phát triển của mọi hình thái xã (Phạm Ngọc Linh, 2011).
* Phát triển kinh tế

Tăng trưởng là tăng về số lượng, còn phát triển khơng những tăng về số
lượng mà cịn phong phú hơn về chủng loại, chất lượng và phù hợp hơn về cơ
cấu, phân bố của cải.
Phát triển được định nghĩa là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất
và tinh thần của con người bằng mở rộng sản xuất. Phát triển kinh tế mang nội
hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với
những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và
những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ
trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một q trình hồn
thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế
trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với
mức độ hạnh phúc hơn (Phạm Ngọc Linh, 2011).
Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh
tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mơ sản
lượng sản phẩm, sự hồn thiện về cơ cấu nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng
mọi mặt của cuộc sống (Phạm Ngọc Linh, 2011).
Như vậy, có thể hiểu phát triển kinh tế trước hết là sự gia tăng nhiều hơn
về số lượng và chất lượng sản phẩm, sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của nền
kinh tế. Đồng thời, phát triển còn là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trên tất
cả các khía cạnh của nền kinh tế, xã hội. Đó là sự thay đổi về cơ cấu kinh tế theo
hướng tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng các ngành công
nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng (Đào Thế Tuấn, 2012).
Khái quát lại thì phát triển kinh tế là sự tăng lên mọi mặt của một nền kinh
tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó, bao gồm cả sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế

6


xã hội, tức là cả về mặt lượng và chất của một nền kinh tế. Ngày nay, con người
cần nhận rõ rằng một nền kinh tế được coi là phát triển thì phải đảm bảo hài hịa

và tồn diện các mục tiêu về hiệu quả kinh tế, hiệu quả về xã hội và môi trường
(Đào Thế Tuấn, 2012).
2.1.1.2. Khái niệm trang trại
Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về trang trại và đưa ra nhiều quan
điểm khác nhau về trang trại và kinh tế trang trại. Tùy vào mục tiêu nghiên cứu
khác nhau mà các học giả đưa ra các quan điểm khác nhau.
Khi chúng ta nói về “trang trại” tức là nói đến những cơ sở SXKD nơng
nghiệp của một loại hình tổ chức sản xuất nhất định theo nghĩa rộng bao gồm cả
hoạt động xã hội kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản (NTTS). Bản thân cụm từ “trang trại” là đề cập đến tổng thể
những mối quan hệ KT- XH, mơi trường nảy sinh trong q trình hoạt động
SXKD của các trang trại, quan hệ giữa các trang trại với nhau, giữa các trang trại
với các tổ chức kinh tế khác, với Nhà nước, với thị trường, với môi trường sinh
thái tự nhiên (Nguyễn Đình Hương, 2010).
Có quan điểm cho rằng: Trang trại là đơn vị sản xuất cơ sở trong nông
nghiệp, được phát triển trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nơng dân, với mục đích
chính là sản xuất hàng hóa (Bùi Bằng Đồn, 2009).
Trang trại là đơn vị kinh tế sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả nông - lâm
- thủy sản) của một người chủ trang trại. Họ vừa làm chủ về ruộng đất, làm
chủ về tư liệu sản xuất, vừa là người tổ chức sản xuất kinh doanh, tự chủ và tự
chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình, với mục đích chính
là sản xuất hàng hóa và một phần sản phẩm được sử dụng tiêu thụ gia đình (Bùi
Bằng Đồn, 2009).
“Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm hàng hóa, tư liệu
sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản
xuất được tiến hành trên quy mô diện tích ruộng đất và các yếu tố sản xuất được
tập trung đủ lớn, với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao,
hoạt đơng tự chủ và ln gắn với thị trường” (Nguyễn Đình Hương, 2010).
Khi nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế trong nông nghiệp, các nhà kinh
tế thấy rằng, khi công nghiệp phát triển thì nhu cầu về sản phẩm nơng nghiệp

phục vụ cho tiêu dùng, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và hàng xuất

7


khẩu tăng lên rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm nơng
nghiệp thì khơng thể dựa vào hình thức sản xuất nơng hộ với quy mô nhỏ lẻ,
manh mún với phương thức canh tác lạc hậu, sản xuất tự cung, tự cấp. Như vậy,
để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì địi hỏi các hộ nơng dân
phải sản xuất theo hướng hàng hóa, tập trung với quy mơ lớn và hình thành nên
các nơng trại hay trang trại như ngày nay.
Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại ở nước ta có xu hướng phát
triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng trên nhiều địa phương. Chính vì
vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu các khái niệm và nội dung của trang trại, kinh tế
trang trại là cần thiết để có được những nhận thức đúng đắn trong cơng việc đánh
giá đúng thực trạng phát triển của nó (Nguyễn Đình Điền, 2014).
Trong từ điển Việt, trang trại được hiểu một cách khái quát là: “ Trại lớn
sản xuất nông nghiệp”. Trên thế giới đều dùng phổ biến từ farm (tiếng Anh) và
feme

(tiếng Pháp) mà các từ điển Anh – Việt của ta đều dịch là trang trại và các

văn kiện của Đảng đều dùng thuật ngữ “ trang trại”. Trong các tài liệu nghiên cứu
về kinh tế trang trại thường gắn với ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp gọi là
“ nông trại”, “ lâm trại”, “ngư nghiêp” để phân biệt chuyên ngành sản xuất.
Hiện nay, trong các tài liệu nghiên cứu khoa học kinh tế, trang trại và kinh
tế trang trại được nhìn nhận dưới nhiều quan điểm khác nhau, thể hiện rõ qua các
khái niệm.
Trang trại là một đơn vị kinh tế hộ gia đình có tư cách pháp nhân, được
Nhà nước giao quyền sử dụng một số diện tích đất đai, rừng, biển hợp lý: để tổ

chức lại q trình sản xuất nơng, lâm nghiệp theo hướng cơng nghiệp hố, hiện
đại hố; tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và cộng nghệ mới nhằm cung ứng
ngày càng nhiều sản phẩm hàng hố có chất lượng cao hơn cho nhu cầu trong
nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của từng đơn vị diện tích,
góp phần xố đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của
mọi người tham gia (Nguyễn Thế Nhã, 2012).
Trang trại gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hoá với quy mô
lớn, sử dụng lao động tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh có
hiệu quả (Nguyễn Thế Nhã, 2012).
Trang trại gia đình là loại hình cơ sở sản xuất nơng nghiệp trong điều kiện

8


của nền kinh tế thị trường từ khi phương thức sản xuất tư bản thay thế phương
thức sản xuất phong kiến, khi bắt đầu cuộc cách mạng cơng nghiệp hố lần thứ
nhất ở một số nước Châu Âu
Trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất cơ sở trong nơng lâm, thuỷ
sản, có mục đích sản xuất hàng hố, có tư liệu sản xuất thuộc sở hữu hoặc quyền
sử dụng của một chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và
các yếu tố sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn
với thị trường (Nguyễn Thế Nhã, 2012).
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở lao
động và đất đai của hộ gia đình là chủ yếu, có tư cách pháp nhân, tự chủ sản xuất
kinh doanh bình đẳng với các thành phần khác, có chức năng chủ yếu là sản xuất
nơng sản hàng hố, tạo ra nguồn thu nhập chính và đáp ứng nhu cầu cho xã hội
(Nguyễn Thế Nhã, 2012).
Từ các quan niệm nêu trên có thể khái quát: Trang trại là một hình thức tổ
chức sản xuất hàng hóa nơng nghiệp, chủ yếu dựa vào nguồn lực gia đình, nhằm
mở rộng quy mơ và nâng cao hiệu quả sản xuất trong ngành trồng trọt, chăn nuôi,

nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm của các
ngành đó.
2.1.1.3. Kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại là khái niệm rộng hơn, là tổng thể các yếu tố bao gồm cả
kinh tế, xã hội và mơi trường. Như vậy, trang trại là nói đến chủ thể các yếu tố
đó. Cịn nói đến kinh tế trang trại chủ yếu đề cập đến yếu tố kinh tế trang trại và
cũng là vấn đề mấu chốt các đơn vị kinh tế.
Khái niệm kinh tế trang trại lần đầu tiên trong văn bản pháp lý của Nhà
nước ta, Nghị quyết số 03/2000/NQ_ CP ngày 02/02/2000 đã nêu rõ: "Kinh tế
trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nơng nghiệp, nơng thơn,
chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mơ và nâng cao hiệu quả sản
xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,trồng rừng gắn với
sản xuất chế biến tiêu thụ nông lâm, thủy sản.
Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở nơng nghiệp với
mục đích là sản xuất hàng hóa trên cơ sở tự chủ về ruộng đất, tư liệu sản xuất của
hộ gia đình, tự hoạch tốn và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.
(Bùi Bằng Đoàn, 2009).

9


Trong nghiên cứu kinh tế, chính sách và thị trường mới đây đã đưa ra khái
niệm kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nơng
nghiệp, được hình thành và phát triển cơ sở kinh tế hộ gia đình nơng dân có mức
độ tích tụ và tập trung cao hơn về đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật nhằm tạo ra
khối lượng hàng hóa nông sản lớn hơn, với lợi nhuận cao hơn theo yêu cầu của
kinh tế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ
nghĩa” (Nguyễn Thế Nhã, 2012).
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ, hiệu quả, phù hợp
với đặc điểm và tổ hình thức tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp, nơng thơn, do

đó đây sẽ là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phổ biến trong nông nghiệp
và không chỉ được phát triển các nước công nghiệp, mà sẽ được phát triển mạnh
tất cả các nước trên thế giới. (Bùi Bằng Đoàn, 2009)
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ, hiệu quả và phù
hợp với đặc điểm và hình thức tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp, do đó đây là
hình thức tổ chức phổ biến trong nông nghiệp và không chỉ được phát triển ở các
nước cơng nghiệp mà cịn được phát triển ở tất cả các nước trên thế giới (Nguyễn
Đình Điền, 2014).
Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế - hình thức tổ chức sản
xuất kinh doanh trong nông nghiệp (hiểu nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm
nơng, lâm, ngư nghiệp) phổ biến được hình thành và phát triển trên nền tảng kinh tế
nông hộ. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại có gắn với sự tích tụ
tập trung các yếu tố sản xuất kinh doanh đất đại, lao động, tư liệu sản xuất - vốn,
khoa học công nghệ, để nâng cao năng lực sản xuất và sản xuất ra nhiều sản phẩm
hàng hoá với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao (Nguyễn Đình Điền, 2014).
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hố lớn trong nông, lâm,
ngư nghiệp của các thành phần kinh tế khác nhau ở nơng thơn, có sức đầu tư lớn, có
năng lực quản lý trực tiếp quá trình sản xuất kinh doanh, có phương pháp tạo ra sức
sinh lời cao hơn bình thường trên đồng vốn bỏ ra; có trình độ đưa những thành tựu
khoa học công nghệ mới kết tinh trong hàng hoá tạo ra sức cạnh tranh cao hơn trên
thị trường xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao (Hồng Văn Việt, 2015).
Hiện nay, có nhiều cách phân loại khác nhau đối với trang trại, mỗi tác giả dựa
vào những tiêu chí khác nhau để phân loại, tùy vào đặc điểm, điều kiện cụ thể của
từng địa phương mà trang trại được chia thành các loại khác nhau. Nhưng theo Thông

10


tư Số: 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nơng thơn, quy định về tiêu chí cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại thì trang trại

được phân loại như sau:
(1) Các trang trại được xác định theo lĩnh vực sản xuất:
Trang trại trồng trọt
Trang trại chăn nuôi
Trang trại lâm nghiệp
Trang trại nuôi trồng thủy sản
Trang trại tổng hợp.
(2) Trang trại chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ni trồng
thủy sản) là trang trại có tỷ trọng giá trị sản lượng nơng sản hàng hóa của ngành chiếm
trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong năm. Trường hợp
khơng có ngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được gọi là
trang trại tổng hợp (Hồng Văn Việt, 2015).
2.1.1.4. Phát triển kinh tế trang trại
Phát triển kinh tế trang trại là quá trình nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của các trang trại như lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, mức tích lũy hàng năm
của trang trại, mức sống và thu nhập của các thành viên trang trại, tạo ra càng
nhiều việc làm cho xã hôi. Giải qut hài hịa các lợi ích, thực hiện nghĩa vụ thuế
đối với Nhà nước, bảo đảm lợi ích của chủ trang trại, của người lao động, của
cộng đồng, chú trọng đến bảo vệ môi sinh trường, phong phú tập quán truyền
thống tăng việc làm và các vấn đề kinh tế xã hội khác trong nông thôn. Phát triển
kinh tế trang trại khơng chỉ tăng về số lượng mà cịn tăng về cả chất lượng của
trang trại, bảo đảm sự phát triển kinh tế theo hương chun mơn hóa, ở đó diễn
ra sự phân cơng lao động mạnh mẽ, mang tính hiệu quả kinh tế cao, cũng như
bảo đảm việc khai thác và sử dụng nguồn lực tài nguyên một cách hợp lý và có
hiệu quả. Phát triển kinh tế trang trại là phát triển hợp lý, tiên tiến và hiện đại.
Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất
đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nơng nghiệp bền
vững; tạo việc làm tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đơi với xóa đói
giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nơng thơn mới (Hồng
Văn Việt, 2015).


11


2.1.2. Vai trò của phát triển kinh tế trang trại
Trải qua hàng mấy thập kỷ đến nay trang trại gia đình tiếp tục phát triển ở
những nước tư bản cơng nghiệp lâu đời cũng như các nước đang phát triển, các
nước công nghiệp mới và đi vào các nước xã hội chủ nghĩa với cơ cấu và quy mô
sản xuất khác nhau.
Việc phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất
đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nơng nghiệp bền
vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đơi với xố đói giảm
nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới. Thông qua phát
triển kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng trong q trình chuyển dịch, tích
tụ ruộng đất gắn liền với q trình phân cơng lại lao động ở nông thôn, từng bước
chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nơng nghiệp, thúc đẩy
tiến trình cơng nghiệp hố trong nơng nghiệp và nơng thơn
Ở Việt Nam, những năm gần đây trang trại không ngừng được phát triển
về số lượng mà còn phát triển mạnh về quy mơ và chất lượng các trang trại, trang
trại đã có đóng góp to lớn cho nền sản xuất nơng nghiệp nói riêng và nền sản
xuất xã hội nói chung, đóng góp này có ý nghĩa tích cực cả ở ba mặt: Kinh tế - xã
hội – môi trường, cụ thể ở từng mặt như sau:
Về mặt kinh tế
Các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các loại cơ cấu cây
trồng, có giá trị hàng hóa cao, khắc phục dần tình trạng phân tán, tạo nên những
vùng chuyên mơn hóa cao. Mặt khác, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang
trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến
và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Thực tế cho thấy việc phát triển KTTT ở những
nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy
đủ và hiệu quả các loại nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn. Thực tế cho thấy

việc phát triển trang trại ở những nơi có điều kiện thuận lợi bao giờ cũng đi liền
với việc khai thác, sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực trong
nơng nghiệp, nơng thơn. Vì vậy, phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực
thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nơng thơn
(Hồng Văn Việt, 2015).
Về mặt xã hội
KTTT góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn. Khi

12


×