Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại cục thuế tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (973.3 KB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HÙNG THAO

QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI CỤC THUẾ TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Mã số:

Quản lý kinh tế

8340410

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quốc Oánh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học, độc lập
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luân văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng. Các kết quả phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn
của tỉnh Phú Thọ./.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Hùng Thao


i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô; các anh, chị, em và các bạn. Với lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý đào tạo, các
Thầy, Cô giảng dạy tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp đỡ, truyền thụ những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và
hồn thành Luận văn.
Tiến sỹ Nguyễn Quốc Oánh đã dành nhiều thời gian nhiệt tình hướng dẫn
nghiên cứu và giúp đỡ để tơi hồn thành Luận văn này.
Ban lãnh đạo và anh em đồng nghiệp trong Cục Thuế tỉnh Phú Thọ đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong làm việc, trong thời gian học tập, thu thập số liệu để tơi có
thể hồn thành Luận văn tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Hùng Thao

ii


MỤC LỤC
Lơi cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii

Danh mục sơ đồ, biểu đồ ............................................................................................... viii
Danh mục hộp ................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3

1.2.1.

Mục tiêu chung ....................................................................................................3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................3

1.3.

Các câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................3

1.4.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .....................................................3

1.4.1.


Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................4

1.5.

Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn ................................................4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế gtgt đối với doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi...................................................................5
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý thuế gtgt đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngồi .............................................................................................5

2.1.1.

Lý luận về thuế giá trị gia tăng ............................................................................5

2.1.2.

Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................................9

2.1.3.

Lý luận về quản lý thuế giá trị gia tăng .............................................................11


2.1.4.

Lý luận về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài .......................................................................................19

2.1.5.

Nội dung quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi ..............................................................................................21

iii

Commented [N1]: Chỉnh sửa và chạy lại nhé.


2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .......................................................................28

2.2.

Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................31

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài một số địa phương của Việt Nam ..........................31

2.2.2.


Bài học kinh nghiệm rút ra cho Cục thuế tỉnh Phú Thọ trong quản lý thuế
nói chung và thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi ..................................................................................................37

Phần 3. Phương pháp nghiên cúu.................................................................................39
3.1.

Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ......................................................................39

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................40

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin .........................................................................40

3.2.2.

Phương pháp tổng hợp số liệu ...........................................................................42

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................................42

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................42


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ....................................................................45
4.1.

Khát quát về các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ ..........................................................................................45

4.1.1.

Quy mơ về hoạt động thu hút vốn FDI tại tỉnh Phú Thọ ...................................45

4.1.2.

Cơ cấu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ ......................49

4.2.

Thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại cục thuế tỉnh Phú Thọ ..................................................52

4.2.1.

Kết quả thu ngân sách Nhà nước .......................................................................52

4.2.2.

Kết quả thu thuế giá trị gia tăng từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi...................................................................................................................53

4.2.3.


Quản lý cấp và đóng mã số thuế ........................................................................54

4.2.4.

Quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi .........................................................................................................62

4.2.5.

Quản lý nợ thuế các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ...........................65

4.2.6.

Kết quả kiểm tra, thanh tra thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài .......................................................................................69

iv


4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại cục thuế tỉnh Phú Thọ ...............74

4.3.1.

Các yếu tố ảnh hưởng mang tính chủ quan của cơ quan Thuế ..........................74

4.3.2.


Các yếu tố ảnh hưởng thuộc về người nộp thuế và chính sách thuế ..................79

4.4.

Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý thuế gtgt đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại cục thuế tỉnh Phú Thọ .............................81

4.4.1.

Quan điểm, phương hướng và mục tiêu về công tác quản lý thuế GTGT
tại Cục thuế tỉnh Phú Thọ ..................................................................................81

4.4.2.

Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi ..............................................84

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .......................................................................................98
5.1.

Kết luận ..............................................................................................................98

5.2.

Kiến nghị............................................................................................................99

5.2.1.

Kiến nghị về cơng tác xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật về thuế.......99


5.2.2.

Kiến nghị Nhà nước xem xét nâng cao thu nhập và đảm bảo điều kiện vật
chất cho cán bộ ngành thuế, tạo điều kiện thực hiện công tác quản lý thuế
được tốt hơn .....................................................................................................101

Tài liệu tham khảo .........................................................................................................103
Phụ lục .........................................................................................................................105

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BS

Bổ sung

CQT

Cơ quan thuế

DN

Doanh nghiệp

ĐTNN


Đầu tư nước ngoài

ĐTNT

Đối tượng nộp thuế

FDI

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi

GTGT

Giá trị gia tăng



Hóa đơn

HSKT

Hồ sơ khai thuế

KCN

Khu cơng nghiệp

KK-KTT

Kê khai và kế toán thuế


MST

Mã số thuế

NNT

Người nộp thuế

NSNN

Ngân sách nhà nước

QLAC

Quản lý ấn chỉ

QLHS

Quản lý hồ sơ

QLN

Quản lý nợ thuế

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TB


Thông báo

TTĐB

Thuế tiêu thụ đặc biệt

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.
Bảng 4.1.

Phân bổ phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng .............................................42
Quy mơ và tốc độ gia tăng dự án FDI tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2015 - 2017 ..................................................................................................45

Bảng 4.2.
Bảng 4.3.

Cơ cấu FDI tỉnh Phú Thọ theo hình thức đầu tư giai đoạn 2015 - 2017 ..............49
Cơ cấu FDI tỉnh Phú Thọ theo ngành nghề, lĩnh vực giai đoạn
2015 – 2017 .................................................................................................50
Số thu NSNN giai đoạn 2015 - 2017 ...........................................................52
Số thu thuế GTGT của các DN có vốn FDI giai đoạn 2015 - 2017.............54

Cấp MST và đóng MST doanh nghiệp vốn ĐTTT nước ngoài giai

Bảng 4.4.
Bảng 4.5.
Bảng 4.6.

đoạn 2015 – 2017.........................................................................................55
Bảng 4.7. Kết quả nộp tờ khai thuế GTGT của các DN có vốn FDI từ năm
2015 -2017 ...................................................................................................57
Bảng 4.8. Tình hình kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT của các DN có vốn FDI
từ năm 2015 - 2017 ......................................................................................59
Bảng 4.9. Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT của các DN có vốn FDI từ
năm 2015 - 2017 ..........................................................................................59
Bảng 4.10. Mức độ hài lòng của NNT đối với công tác Kê khai thuế và kế tốn
thuế của các DN có vốn FDI tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ ............................60
Bảng 4.11. Kết quả tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hồn thuế GTGT của các DN có
vốn FDI từ năm 2015 – 2017 .......................................................................63
Bảng 4.12. Tình hình quản lý nợ thuế của DN có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại cục thuế Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 ........................................66
Bảng 4.13. Mức độ hài lòng của NNT đối với cơng tác Quản lý nợ thuế của các
DN có vốn FDI tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Phú Thọ ..............................69
Bảng 4.14. Kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra thuế GTGT của các DN có vốn
FDI từ năm 2015 – 2017 ..............................................................................70
Bảng 4.15. Mức độ hài lòng của NNT đối với công tác thanh tra,kiểm tra thuế
GTGT tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trục tiếp nước ngồi .................72
Bảng 4.16. Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT tại cục thuế tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2015 - 2017 .........................................................................................75
Bảng 4.17. Mức độ hài lịng của NNT đối với cơng tác tuyên truyền, hỗ trợ DN
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Văn phịng Cục Thuế tỉnh
Phú Thọ ........................................................................................................76


vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Các bước công việc về cấp và quản lý MST ..................................................21
Sơ đồ 2.2. Quản lý đóng MST .........................................................................................22
Sơ đồ 2.3. Quản lý đối với DN ngừng kinh doanh ..........................................................23
Sơ đồ 2.4. Quản lý kê khai và hóa đơn thuế ....................................................................24
Sơ đồ 2.5. Quy trình quản lý hồn thuế ...........................................................................26
Sơ đồ 2.6. Hệ thống cưỡng chế nợ thuế ...........................................................................27
Sơ đồ 2.7. Sơ đồ tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Phú Thọ hiện nay ................................39
Sơ đồ 4.1. Quy trình hồn thuế GTGT áp dụng tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ ...................62
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu trình độ của CBCC cục thuế tỉnh Phú Thọ năm 2017.....................78

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Phát sinh vướng mắc về đối tượng không chịu thuế GTGT ............................ 80
Hộp 4.2. Doanh nghiệp cố tình vi phạm và trốn thuế GTGT ......................................... 80

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Hùng Thao
Tên luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi tại Cục thuế tỉnh Phú Thọ.
Mã số: 8340410

Ngành: Quản lý kinh tế


Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường
quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại cục
thuế tỉnh Phú Thọ thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập thông tin đã
công bố (Thông tin thứ cấp) để thu thập thông tin về thực trạng quản lý thuế GTGT đối
với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Kết hợp
phương pháp thu thập thông tin, số liệu mới (thông tin sơ cấp) thông qua điều tra các
đối tượng liên quan như các giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp, kế tốn doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cán bộ quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Phú
Thọ. Ngồi ra, nghiên cứu cịn tham khảo ý kiến riêng của các chuyên gia trong lĩnh vực
quản lý thuế nói chung và hoạt động kiểm tra thuế nói nhằm thu thập các thông tin phục
vụ cho nghiên cứu; Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích: Thống kê mơ tả,
phương pháp so sánh, phương pháp phân tích ma trận SWOT nhằm làm rõ nội dung
nghiên cứu.
Kết quả chính và kết luận
Cơng tác cấp và đóng mã số thuế: Duy trì thực hiện tốt cơng tác cấp mã số thuế
theo đúng quy định; Tăng cường kiểm soát thời gian, bảo đảm 100% trường hợp được
cấp mã số thuế đúng chế độ và thời gian quy định; Phối hợp với sở Kế hoạch và Đầu tư
triển khai tốt việc đăng ký cấp mã số doanh nghiệp thành lập mới và phân công cơ quan
thuế quản lý doanh nghiệp. Năm 2017 đã triển khai cấp mã số cho 790 doanh nghiệp
mới thành lập trong đó cấp cho doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi là 46
đơn vị. Rà sốt người nộp thuế khơng cịn tồn tại, nghỉ bỏ kinh doanh, bỏ trốn mất tích,
xử lý đóng mã số thuế theo quy định và đề nghị sở kế hoạch đầu tư thu hồi giấy phép.
Trong năm đã xử lý đóng mã số thuế đối với 201 doanh nghiệp, trong đó đóng MST đối
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 35 doanh nghiệp.

ix



Công tác kê khai thuế: Công tác kê khai và kế tốn thuế đã có những bước tiến
quan trọng, triển khai đầy đủ các ứng dụng tin học của ngành, cung cấp các phần mềm
hỗ trợ về kê khai thuế, hỗ trợ quyết tốn thuế đã góp phần giảm thiểu thời gian, chi phí
cho NNT và cơ quan thuế, hạn chế sai sót, lỗi số học trong q trình kê khai, giúp NNT
nộp tờ khai đúng thời hạn.
Cơng tác hồn thuế: Hàng năm Cục thuế tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận hàng trăm hồ
sơ đề nghị hoàn thuế GTGT của các DN có vốn FDI, với tổng số thuế xin hoàn mỗi năm
là rất lớn. Từ năm 2015 đến năm 2017 số hồ sơ đề nghị hoàn thuế 699 hồ sơ, số thuế đề
nghị hồn 1.803.390 triệu đồng.
Cơng tác quản lý nợ thuế: Cục Thuế tỉnh Phú Thọ đã tăng cường công tác quản
lý nợ thuế, áp dụng đồng bộ, quyết liệt các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ
thuế đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN theo quy định của pháp luật. Thực hiện tốt
cơ chế phối hợp với các ngành liên quan trong quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Tăng
cường xử phạt chậm nộp và thực hiện có hiệu quả các biện pháp cưỡng chế nợ thuế...
Nhờ vậy công tác quản lý nợ đạt được kết quả rõ rệt.
Trên cơ sở đánh giá nguyên nhân và thực trạng của công tác quản lý thuế GTGT
đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại cục thuế tỉnh Phú Thọ, luận
văn đề xuất các giải pháp chính: Tăng cường quản lý đối tượng nộp thuế (Quản lý việc
cấp và đóng MST); Tăng cường cơng tác quản lý căn cứ tính thuế và kê khai thuế; Tăng
cường công tác quản lý hồn thuế GTGT đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại cục thuế Phú Thọ; Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ
thuế; Tăng cường công tác tuyên truyền , hỗ trợ NNT; Tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra và xủ lý nghiêm các trường hợp vi phạm; Nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ và thái độ phục vụ của cán bộ quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài.

x



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Hung Thao
Thesis title: The management on value added tax for enterprises with foreign direct
investment capital in Tax Department of Phu Tho province
Major: Managerial

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Base on analyzing the situation of management of value added tax for
enterprises with foreign direct investment capital in Phu Tho province to propose some
solutions to strengthen management of value added tax for enterprises with foreign
direct investment capital in Tax Department of Phu Tho province next time.
Materials and Methods:
The research uses data collection method to collect secondary data about
situation of management of value added tax for enterprises with foreign direct
investment capital in Phu Tho province. Besides, the primary data were collected by
questionnaire related subjects such as directors and vice president of enterprises,
accountant of enterprises with foreign direct investment capital, tax manager of Tax
Department of Phu Tho province. In addition, the research also refers to personal
opinions of experts in the field of tax management and implement test activities to
collect research information. Besides, the research uses the data analysis method as
follows: Descriptive statistics method, comparative method, SWOT matrix analysis
method to illustrate the content of research clearly.
Main findings and conclusions
The implementation of providing tax code and paying tax code: Serious
maintenance the issuance of tax code as prescribed; Intensification of time controlling,
full assurance of the cases is provided tax code according to regulation. Besides, there

are good coordination with Department of Planning and Investment to implement good
registration of tax code for new enterprises and assignment of tax agency that they
manage enterprises. In 2017, Tax Department of Phu Tho province implemented the
issuance of tax code for 790 new enterprises; especially, there are 46 enterprises with
foreign direct investment capital, who are provided tax code. The problems related to
finding taxpayer, abandonment of business missing, the handling of paying tax cases in
accordance with regulations and request for revocation of business license, which used

xi


to exist. There were 201 enterprises who are dealt including 35 enterprises with foreign
direct investment capital.
Tax declaration activities: Tax declaration activities and accounting activities
have implemented significantly changes about IT application of the field, providing of
applications about tax support declaration software and tax support settlement software.
As a result, the changes have reduced times, expenditures for tax organizations.
Moreover, the changes not only reduce flaws about numerals in declaration process but
also support for taxpayer significantly who could pay tax on time.
Tax reimbursement activities: Tax Department of Phu Tho province have
accepted hundreds of applications who request value added tax reimbursement of
enterprise with foreign direct investment capital and total tax refund is very large. From
2015 to 2017, the number of applications, who request tax reimbursement are 669
applications and amount of tax money are 1.803.390 million VND.
Tax debt management activities: Tax Department of Phu Tho province not only
strengthens tax debt management activities but also applies uniform and drastic
measures to control debt collection and enforcement of enterprises with foreign direct
investment according to law of government. Moreover, Tax Department also
implements the coordination mechanism with sectors that they relate to the fields of tax
debt management and fields of tax debt enforcement. Besides, Tax Department of Phu

Tho has intensified penalties for late tax payments and implemented compulsory tax
debt enforcement measures very well… As a result, tax debt management activities
have achieved certainly effectiveness.
Base on analyzing the cause and situation of value-added tax debts activities for
enterprises with foreign direct investment in Tax Department of Phu Tho province to
propose some main solution as follows: Strengthening management on tax debt
(management of providing tax code and paying tax code); Strengthening the
management on tax bases and declaration; Strengthening the management on valueadded tax refund for enterprises with foreign direct investment capital in Tax
Department of Phu Tho province; Strengthening tax debt management and debt
enforcement; Strengthening the propaganda activities and supporting taxpayers;
Strengthening inspection activities and serious handling of violations; Strengthening
qualification, service skills and service attitude of tax managers for enterprises with
foreign direct investment.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đối với bất kỳ một quốc gia nào thì thuế cũng đóng một vai trị hết sức
quan trọng và chiếm một phần lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước. Việc thực
thi một số chính sách thuế có hiệu quả sẽ đảm bảo ổn định cho nguồn thu này và
trong cấu trúc các khoản thu về thuế thì thuế GTGT đóng một vai trò quan trọng.
Ở Việt Nam theo thống kê của Tổng cục thuế thì 92% ngân sách Nhà nước là thu
từ thuế nên cần phải có phương pháp tính hợp lý nhằm đảm bảo sự công bằng
cho các đối tượng nộp thuế kết hợp với việc hạch toán thuế tại các doanh nghiệp
phải theo đúng chế độ kế toán, tài chính và quy định của pháp luật.
Sau hơn 5 năm thực hiện, Luật thuế GTGT đã đi vào cuộc sống, phát huy
tác dụng tích cực trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, như: khuyến khích
sản xuất kinh doanh; khuyến khích xuất khẩu và đầu tư; thúc đẩy hạch toán kinh

doanh của các doanh nghiệp; tạo nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách nhà
nước (NSNN); tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế; góp phần
tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và quản
lý thuế nói riêng. Theo Ph.Ăng ghen: Để duy trì quyền lực cơng cộng cần phải có
sự đóng góp của những người cơng dân cho Nhà nước đó là thuế má.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác quản lý thu thuế còn tồn
tại nhiều vấn đề bất cập như: các vụ gian lận thuế GTGT ngày càng nhiều, các
hình thức ngày càng tinh vi hơn cho thấy vấn đề gian lận thuế GTGT đã trở
nên vô cùng nguy hiểm và đáng báo động bởi nó tạo ra sự bất cơng bằng cho
các đối tượng nộp thuế,... Chỉ riêng trong hoàn thuế thì năm 1999 phát hiện 3
vụ gian lận thuế GTGT, năm 2000 phát hiện 17 vụ, năm 2002 phát hiện 64 vụ
và năm 2005 phát hiện 263 vụ, năm 2007 phát hiện 367 vụ nâng tổng số tiền
hoàn thuế GTGT bị chiếm đoạt lên hàng ngàn tỷ đồng từ năm 1999 các vụ về
mua bán hoá đơn hay làm sai lệch giá trên hố đơn khơng hề có xu hướng
giảm sút (Tổng cục Thuế, 2000-2010). Tình trạng này làm đau đầu các nhà
quản lý nói riêng và xã hội nói chung, có những kẻ đã lợi dụng những kẽ hở
trong luật và trong quản lý của nhà nước ta để bòn rút tiền từ ngân sách nhà
nước và đút túi cá nhân mình.
Trước sự địi hỏi khách quan đó, Luật thuế GTGT được chính phủ và Bộ

1


Tài Chính nghiên cứu ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/1999 khơng những
là địn bẩy chiến lược hạn chế nhược điểm của luật thuế doanh thu và hệ thống
thuế cũ mà cịn vì những mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, thích ứng
với sự địi hỏi của nền kinh tế, của quá trình hội nhập trong khu vực và quốc tế
trong thời kỳ mới.
Những năm gần đây, số doanh nghiệp, dự án và số vốn đầu tư vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Phú Thọ liên tục tăng. Nếu như năm 2012 trên địa bàn

tỉnh mới có 85 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, vốn đăng ký 491,83 triệu
USD, trong đó chỉ có 68 dự án hoạt động, vốn đầu tư 393,2 triệu USD, bình quân
5,78 triệu USD/dự án; thì đến năm 2015, số doanh nghiệp, dự án nước ngoài
đang hoạt động đầu tư đã tăng lên con số hơn 160 doanh nghiệp với số vốn đầu
tư 687,4 triệu USD,… Năm 2017 số doanh nghiệp, dự án nước ngoài là 176 đơn
vị, chỉ tính riêng các doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt
động tại các khu và cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, giá trị sản xuất cơng
nghiệp đạt 7,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 68% giá trị sản xuất tồn khu; doanh thu đạt
8,5 nghìn tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt trên 495 triệu USD (Sở Kế hoạch và Đầu
tư, 2017). Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu tập trung
vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thu hút rất nhiều lao động, tạo ra
nhiều công ăn việc làm đồng thời đóng góp một phần quan trọng trong tổng thu
ngân sách Nhà nước của tỉnh Phú Thọ trong những năm qua.
Trong những năm qua Cục thuế tỉnh Phú Thọ ln hồn thành tốt nhiệm
vụ của mình, kết quả thu ngân sách đạt khá, số thu năm sau luôn cao hơn năm
trước. Tuy nhiên, kết quả đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng; cơng tác quản
lý thuế vẫn cịn lúng túng, chưa phát huy được hết khả năng, hiệu quả của mình,
đặc biệt là các khoản thu về thuế GTGT từ khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngồi. Để góp phần đảm bảo cơng bằng giữa các chủ thể có
nghĩa vụ nộp thuế thì việc nghiên cứu cơ chế thi hành Quản lý thuế GTGT có ý
nghĩa quan trọng trong đánh giá thực trạng và những giải pháp để hồn thiện
cơng tác quản lý thuế GTGT từ khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Phú Thọ.
Để giải quyết vấn đề trên, tôi tiến hành chọn đề tài: “Quản lý thuế giá trị
gia tăng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi tại cục thuế
tỉnh Phú Thọ” làm luận văn tốt nghiệp.

2



1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất giải
pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi tại cục thuế tỉnh Phú Thọ thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thuế
GTGT đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi.
- Đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Cục thuế tỉnh Phú Thọ.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế GTGT đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Cục thuế tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý thuế GTGT đối
với doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Phú Thọ
trong thời gian tới.
1.3. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu đề tài nhằm trả lời các câu hỏi sau:
1. Thực trạng quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi tại Cục thuế tỉnh Phú Thọ những năm qua như thế nào?
2. Yếu tố nào ảnh hưởng tới quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Phú Thọ?
3. Những giải pháp nào cần triển khai để tăng cường quản lý thuế GTGT
đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Phú Thọ?
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thuế
GTGT đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Đối tượng khảo sát gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài; cán bộ quản lý thuế thuộc Cục thuế tỉnh Phú Thọ.


3


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong
lĩnh vực quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2015 - 2017.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi thời gian:
• Thời gian thu thập số liệu: số liệu thứ cấp được dùng cho nghiên cứu
được lấy từ năm 2015 đến năm 2017. Số liệu sơ cấp được thu thập năm 2017.
• Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 6/2017 đến tháng 5/2018.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Về lý thuyết: Luận văn góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn liên
quan đến việc quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Về thực tiễn: Phân tích rõ thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng tới công tác
quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Cục Thuế
tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2017 từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá về kết
quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân hạn chế trong quản lý
thuế GTGT đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Cục thuế tỉnh Phú
Thọ. Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm
tăng cường quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ hiện nay và trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu là
nguồn thông tin quan trọng giúp các cơ quan quản lý thuế ở Cục thuế tỉnh Phú
Thọ và các nhà hoạch định chính sách quản lý tốt thuế GTGT đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và làm tăng nguồn thu ngân sách.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
2.1.1. Lý luận về thuế giá trị gia tăng
2.1.1.1. Khái niệm và bản chất của thuế GTGT
Thuế GTGT là thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ
phát sinh trong q trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân
sách theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ (Quốc hội, 2008 và 2013). Thuế
GTGT do nhà sản xuất kinh doanh nộp thay cho người tiêu dùng bằng cách tính
gộp thuế vào giá bán hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả cho người
bán. Thực chất thuế GTGT đánh vào người tiêu dùng sản phẩm mục đích cũng là
động viên một phần thu nhập của người dân vào NSNN.
Bản chất của thuế GTGT:
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm
của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ khâu sản xuất, lưu thơng đến
tiêu dùng (Tổng cục thuế, 2017).
Thuế GTGT tính trên giá bán chưa có thuế GTGT. Người sản xuất, cung
ứng hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm thu và nộp hộ người tiêu dùng. Người tiêu
dùng mua sản phẩm với giá đã có thuế GTGT, vì vậy người tiêu dùng chính là
người chịu khoản thuế này.
2.1.1.2. Đặc điểm thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu, được nghiên cứu từ sau đại
chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918) nhằm động viên sự đóng góp rộng rãi của
quảng đại quần chúng nhân dân cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, để nhanh
chóng hàn gắn vết thương chiến tranh. Lần đầu tiên được áp dụng tại Pháp năm
1954, đến năm 2013 thuế GTGT đã được 150 nước trên thế giới sử dụng thay
cho thuế doanh thu (Quốc hội, 2008 và 2013), trong đó có Việt Nam kể từ năm

1999. Thuế GTGT tính từ trên khoản GTGT thêm của hàng hóa, dịch vụ phát

5


sinh ở từng khâu trong quá trình sản xuất, lưu thơng, tiêu dùng. Thuế được hồn
với hàng xuất khẩu sẽ phát huy hết tác dụng khi xuất khẩu, tạo điều kiện cho xuất
khẩu có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Nếu có hành vi mua hàng thì ta phải nộp thuế GTGT nên tất cả mọi người
dù giàu hay nghèo, tổ chức hay cá nhân đều phải đóng thuế. Cho nên Nhà nước
khi xây dựng luật thuế cần phải xác định đối tượng chịu thuế và thuế suất như thế
nào cho thật cơng bằng nhằm khuyến khích và phát triển được sản xuất, tiêu
dùng, trong cộng đồng xã hội.
Tình trạng trốn thuế, tránh thuế cũng giảm bớt bởi vì thuế GTGT do người
tiêu dùng nộp trên khoản cộng thêm vào khi mua dịch vụ hàng hóa. Thuế GTGT
mang lại số thu thường xuyên và ổn định cho NSNN làm cho nhà nước có tính
chủ động trong việc chi tiêu cho bộ máy của mình cũng như điều tiết vĩ mơ có
hiệu quả trong nền kinh tế.
Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn. Thuế GTGT đánh vào
tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần
giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Tổng số thuế thu được của tất cả các giai
đoạn đúng bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Giá trị gia tăng là phần giá trị mới tạo ra trong quá trình sản xuất kinh
doanh. Đại lượng này có thể được xác định bằng phương pháp cộng hoặc phương
pháp trừ. Theo phương pháp cộng, GTGT là trị giá các yếu tố cấu thành giá trị
tăng thêm bao gồm tiền công và lợi nhuận. Theo phương pháp trừ, GTGT chính
là khoản chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu thụ trừ đi tổng giá trị hàng
hóa, dịch vụ mua vào tương ứng. Tổng giá trị gia tăng ở tất cả các giai đoạn luân
chuyển đúng bằng giá bán sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Do vậy, tổng số thuế
thu được của tất cả các giai đoạn đúng bằng số thuế tính trên giá bán cho người

tiêu thụ cuối cùng.
Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao. Thuế GTGT khơng phải là yếu
tố chi phí mà đơn thuần là yếu tố cộng thêm ngoài giá bán của người cung cấp
hàng hóa, dịch vụ. Thuế GTGT khơng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh
doanh của người nộp thuế, bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu trình kinh
tế; sản phẩm được luân chuyển qua nhiều hay ít giai đoạn thì tổng số thuế GTGT
phải nộp của tất cả các giai đoạn không thay đổi. Mục tiêu của thuế GTGT không
phải để trực tiếp điều chỉnh sự chênh lệch về thu nhập hay tài sản, vì vậy thuế

6


GTGT thường có ít mức thuế suất, ít khi đặt ra vấn đề miễn giảm thuế, đảm bảo
đơn giản, ít gây sự méo mó.
Thuế GTGT là một sắc thuế thuộc loại thuế gián thu. Đối tượng nộp thuế
GTGT là người cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người chịu thuế là người tiêu dùng
cuối cùng. Với tư cách là người bán hàng, các nhà sản xuất, kinh doanh sẽ cộng
số thuế GTGT vào giá bán hàng hóa, dịch vụ mà người mua phải trả khi mua
hàng hóa, dịch vụ. Tiền thuế GTGT ẩn trong giá thanh tốn của hàng hóa, dịch
vụ được các cơ sở sản xuất kinh doanh nộp vào Ngân sách Nhà nước thay cho
người tiêu dùng.
Thuế GTGT có tính lũy thối so với thu nhập. Thuế GTGT đánh vào
hàng hóa, dịch vụ là người phải trả khoản thuế đó, khơng phân biệt thu nhập
cao hay thấp đều phải trả số thuế như nhau. Như vậy, nếu so sánh giữa số thuế
phải trả so với thu nhập thì người nào có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ này thấp
hơn và ngược lại.
2.1.1.3. Vai trò của thuế giá trị gia tăng
Qua những năm triển khai và thực hiện, thuế GTGT đã đem lại một số
thành tựu đáng kể. Cụ thể là đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng
lưu thơng hàng hố và đẩy mạnh xuất khẩu. Thuế GTGT cịn góp phần khuyến

khích xuất khẩu và bảo hộ sản xuất trong nước, sắp xếp lại cơ cấu kinh tế. Theo
qui định của Luật thuế GTGT hàng hoá xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% tức
là được hoàn toàn bộ số thuế GTGT đã nộp ở đầu vào, việc hoàn thuế GTGT đầu
vào thực chất là nhà nước trợ giá cho hàng xuất khẩu nên đã giúp doanh nghiệp
tập trung được nguồn hàng để xuất khẩu và có điều kiện cạnh tranh với hàng hố
trên thị trường quốc tế. Thuế GTGT khuyến khích việc sản xuất hàng hố xuất
khẩu và xuất khẩu thay vì thuế cũ khuyến khích sản xuất hàng thay thế hàng nhập
khẩu, đặc biệt thuế GTGT đã khuyến khích sản xuất, kinh doanh những mặt hàng
mà Việt Nam có thế mạnh: nơng sản, lâm sản, hải sản, thủ công mỹ nghệ (Tổng
cục Thuế, 2009a và 2009b).
Đặc biệt thuế GTGT góp phần đến cơng tác quản lý của doanh nghiệp tạo
điều kiện cho cơ quan Nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp, tăng cường cơng tác hạch tốn, kế toán và thúc đẩy việc mua bán
hoá đơn GTGT ở các doanh nghiệp. Do yêu cầu của việc kê khai thuế GTGT,
khấu trừ thuế GTGT đầu vào, tính đúng thu nhập của doanh nghiệp nên những

7


người làm công tác quản lý kinh doanh đã bắt đầu trú trọng đến cơng tác mở sổ
kế tốn, ghi chép, quản lý và sử dụng hoá đơn chứng từ. Thơng qua việc chấp
hành cơng tác kế tốn, hố đơn chứng từ của các doanh nghiệp, qua việc kê khai
thuế, hồn thuế, quyết tốn thuế đã giúp cơ quan chức năng và cơ quan thuế từng
bước nắm được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.
Thuế GTGT góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưu thơng
hàng hố và đẩy mạnh xuất khẩu. Việc thực hiện thuế GTGT tạo điều kiện cho
giá thành các cơng trình đầu tư xây dựng cơ bản giảm khoảng 10% vì tồn bộ
thuế GTGT của các cơng trình đầu tư xây dựng cơ bản được hạch tốn riêng
khơng tính vào giá thành cơng trình. Khơng phải khấu hao tài sản sau này mà
được khấu trừ hoặc hoàn thuế. Mặt khác khi nhập khẩu thiết bị máy móc, phương

tiện vận tải chuyên dụng, loại trong nước chưa sản xuất được để đầu tư TSCĐ
theo dự án thì khơng thuộc diện chịu thuế GTGT. Đặc biệt khi giảm 50% thuế
suất đối với các sản phẩm xây dựng cơ bản thì mức thuế cịn phải nộp sau khi
khấu trừ đầu vào bình qn chỉ cịn khoảng 1% so với 4% so với thuế doanh thu
thể hiện khuyến khích đầu tư mạnh (Tổng cục Thuế, 2009a và 2009b).
Mặt khác, thuế GTGT đã góp phần khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản
xuất trong nước, sắp xếp cơ cấu lại nền kinh tế. Theo quy định của thuế GTGT,
hàng hoá xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% tức là toàn bộ thuế GTGT đã nộp ở
đầu vào được hoàn lại, việc hồn thuế đối với hàng hố xuất khẩu thực chất là
nhà nước trợ giá cho hàng hoá xuất khẩu nên đã giúp cho doanh nghiệp xuất
khẩu tập trung được nguồn hàng trong nước để xuất khẩu nên đã giúp doanh
nghiệp xuất khẩu tập trung được nguồn hàng trong nước để xuất khẩu và có điều
cạnh tranh được với hàng hoá trên thị trường quốc tế. Trong năm 1999 số tiền
hoàn vốn tăng cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Khoảng 2.700 tỷ đồng, năm 2000
là 5.000 tỷ đồng. Vì vậy, trong điều kiện xuất khẩu bị hạn chế, giá xuất khẩu
giảm nhưng tổng giá trị xuất khẩu của nước ta vẫn tăng so với năm 1998 là
23,18%, năm 2000 tăng 21,3% (Bộ Tài chính, 2013). Trong đó có những mặt
hàng được hoàn thuế đầu vào nhiều, xuất khẩu tăng so với năm 1998 như: cao su
37,2%, cà phê 27,6%, gạo 21,4%, thuỷ sản 14,1%, giày dép 36,3%, dệt may
15,1%, thủ công mỹ nghệ 52%, điện tử 54% (Tổng cục Thuế, 2009a và 2009b).
Thuế GTGT khuyến khích việc sản xuất hàng xuất khẩu thay thế nhập
khẩu, đặc biệt thuế GTGT đã khuyến khích việc sản xuất kinh doanh những hàng
mà Việt Nam có thế mạnh như nơng sản, lâm sản, hải sản, thủ công mỹ nghệ.

8


2.1.2. Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài
a. Khái niệm và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
Theo Luật Đầu tư (2014):

Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn
bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư.
Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định trong Luật này là:
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài: là tổ
chức kinh tế thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài do nhà ĐTNN thành lập tại
Việt Nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
- Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà
đầu tư nước ngoài: là tổ chức kinh tế được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp
đồng hợp tác kinh doanh được ký giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành hoạt
động kinh doanh tại Việt Nam.
- Đầu tư theo hợp đồng BCC, BOT, BTO, BT.
- Đầu tư phát triển kinh doanh.
- Góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Đầu tư thực hiện sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
- Các hình thức đầu tư trực tiếp khác như đầu tư vào khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu cơng nghệ cao…
b. Đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Luật đầu tư (2014):
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi là doanh nghiệp được thành lập
tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam cấp giấy phép thành
lập hoặc hoạt động kinh doanh theo các hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thường là thành viên của các
cơng ty đa quốc gia (công ty mẹ đặt tại một quốc gia và các công ty con được
thành lập ở nhiều nơi trên thế giới). Đặc điểm này khiến cho mối liên kết giữa
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và các bộ phận khác của công ty đa
quốc gia tương đối chặt chẽ và phức tạp. Vì vậy, khiến cho các cơ quan chức
năng của ta khó tập trung quản lý, việc can thiệp và kiểm soát các giao dịch

9



tương đối khó khăn.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức quản lý chịu sự
chi phối gián tiếp của luật pháp nước cư trú của công ty mẹ nhưng cũng phải chịu
sự quản lý của nước sở tại (nước nhận đầu tư) nên việc kiểm soát và theo dõi sẽ
gặp nhiều khó khăn. Các cơng ty này đã có kinh nghiệm lâu năm kinh doanh trên
thị trường quốc tế nên có rất nhiều những biện pháp tinh vi đối phó với cơ quan
chức năng.
- Các doanh nghiệp nước ngồi trong q trình đầu tư, tiến hành sản xuất
kinh doanh vào nước khác thường sử dụng nguồn ngun liệu, dây truyền cơng
nghệ từ chính quốc nên rất phức tạp trong việc xác định được giá trị thị trường
trong q trình góp vốn liên doanh ảnh hưởng đến việc xác định chi phí.
- Sản phẩm được sản xuất ra thường chịu sự chi phối, bao tiêu của công ty
mẹ nên gây cản trở cho các cơ quan chức năng trong việc xác định doanh thu
Chính từ thực tế đặc thù của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, để
có thể chủ động trong việc quản lý, kiểm sốt một cách chặt chẽ và có hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp thì các cơ quan chức năng
cần có những biện pháp cụ thể, có sự tính tốn chặt chẽ và lâu dài.
c. Vai trị của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có vị trí đặc biệt quan trọng trong
nền kinh tế, là một bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Trong những năm gần đây hoạt động của DN đã có những bước phát triển đột
biến do số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tăng cao đã góp phần
huy động và phát huy nội lực để phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định
cho sự tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và
tham gia giải quyết các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo. Số
liệu thống kê ở Việt Nam từ năm 2005 đến 2008 cho thấy số lượng doanh nghiệp
tăng nhanh từ khoảng 11 vạn lên hơn 20 vạn, trong đó tỷ trọng doanh nghiệp tư
nhân giảm dần từ khoảng hơn 30% xuống hơn 20%, trong khi tỷ trọng doanh
nghiệp trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tăng từ hơn 57% lên 67%. Tỷ

trọng doanh nghiệp hợp danh là không đáng kể, có thể nói vai trị của DNNQD
khơng chỉ quyết định sự phát triển bền vững về mặt kinh tế mà còn quyết định
đến sự ổn định và lành mạnh hóa các vấn đề xã hội. Thực tế đó được phản ánh

10


qua kết quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và đóng góp
của nó cho xã hội trong thời gian qua (Tổng cục Thuế, 2010).
2.1.3. Lý luận về quản lý thuế giá trị gia tăng
2.1.3.1. Khái niệm quản lý thuế giá trị gia tăng
Theo Luật Quản lý thuế:
Quản lý thuế GTGT là hoạt động, tổ chức, điều hành và giám sát của cơ
quan thuế nhằm đảm bảo người nộp thuế GTGT chấp hành nghĩa vụ nộp thuế
GTGT vào NSNN theo quy định của Pháp luật.
Thuế GTGT là một trong nhiều sắc thuế hiện hành ở nước ta.
- Quản lý thuế GTGT là một loại quản lý trong khuôn khổ chức trách
nhiệm vụ nhà nước giao cho ngành thuế, một cơ quan trong hệ thống các cơ quan
hành chính nhà nước.
- Quản lý thuế GTGT là hệ thống các biện pháp nghiệp vụ, biện pháp
công tác của cơ quan thuế và toàn xã hội nhằm vào việc thực hiện tốt nhất
Luật thuế GTGT, đảm bảo nguồn thu ổn định vào NSNN với hiệu quả cao và
thuận lợi cho NNT.
- Vai trò chủ thể của quản lý thuế GTGT là hệ thống thuế các cấp: Tổng
cục thuế, Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Chi cục thuế ở
cấp quận, huyện, các tổ thuế ở các xã, phường, ấp.
- Quản lý thuế GTGT động chạm đến nghĩa vụ, quyền lợi của NNT đồng
thời dễ va đạp, xung đột, mâu thuẫn, khiếu kiện.
- Quản lý thuế GTGT gắn liền với “Tuyên ngôn ngành thuế” và gắn liền
với việc thực hiện hiệu lực của pháp luật, chính sách động viên tài chính của nhà

nước với cách thực hiện minh bạch, công khai, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời thuế
GTGT vào ngân sách.
Nội dung về Quản lý thuế GTGT nêu trên bao gồm tất cả các đối tượng
nộp thuế GTGT như: Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh
doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước và Luật hợp tác xã;
Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và
các tổ chức khác; Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và bên nước ngoài

11

Commented [N2]: Bổ sung khái niệm này cho hoàn thiện nhé.


có tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các tổ
chức, cá nhân nước ngồi hoạt động kinh doanh ở Việt Nam khơng thuộc các
hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam; Cá nhân, hộ gia đình,
nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh doanh khác có hoạt động
sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
2.1.3.2. Phạm vi áp dụng
a. Đối tượng chịu thuế GTGT
Theo quy định tại điều 3 luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 và điều 2
Thơng tư 219/2013 của Bộ Tài chính thì “Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng
hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm
cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân nước ngồi) trừ các đối tượng
khơng thuộc diện chịu thuế đã quy định trong luật”.
b. Đối tượng không chịu thuế GTGT
Theo quy định tại điều 5 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH13 và điều 3,
Nghị Định số 209/2013/NĐ/CP của Chính phủ và điều 3, Nghị định số 100/2016
của Chính Phủ được sửa đổi bổ sung năm 2016 Quy định các hàng hóa, dịch vụ

khơng thuộc diện chịu thuế GTGT.
c. Đối tượng nộp thuế GTGT:
Theo quy định tại điều 4 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH13 và điều 2
Nghị Định số 209/2013/NĐ/CP của Chính phủ quy định “các tổ chức, cá nhân có
hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam,
không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở
kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ
nước ngồi chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng
nộp thuế GTGT”.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật
Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước và Luật hợp tác xã;
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự
nghiệp và các tổ chức khác;
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và bên nước ngồi có tham

12


×