HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRẦN TRUNG HIẾU
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỊA BÌNH, TỈNH HỊA BÌNH
Ngành:
Quản lý Kinh tế
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS Nguyễn Tuấn Sơn
Mã ngành:
8340410
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là cơng trình nghiên cứu của bản thân mình
được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết kết hợp với thực tiễn thơng qua q trình nghiên
cứu khảo sát dưới sự dẫn dắt khoa học của PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn.
Các số liệu và kết quả sử dụng trong luận văn này là trung thực được trích dẫn
nguồn gốc rõ ràng, các giải pháp đưa ra xuất phát từ thực tế và kinh nghiệm công tác
của bản thân. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được tác giả cơng bố
dưới bất kỳ hình thức nào.
Hịa Bình, ngày ..... tháng .... năm 2018
Tác giả luận văn
Trần Trung Hiếu
i
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn đến các quý Thầy, Cô Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giảng dạy, truyền thụ và hướng dẫn cho tác giả nhiều kiến
thức quý báu trong suốt thời gian theo học tại Học viện.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS
Nguyễn Tuấn Sơn người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả vượt qua những khó
khăn trong q trình nghiên cứu để hồn thành cuốn luận văn này.
Xin được chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND thành phố Hịa Bình cùng
Trưởng các phịng ban UBND thành phố Hịa Bình - Tỉnh Hịa Bình đã nhiệt tình động
viên, hỗ trợ cho tác giả nhiều thông tin và ý kiến q báu trong q trình tác giả thu
thập thơng tin để hồn thành luận văn này.
Với tất cả tình cảm yêu thương xin chân thành cảm ơn mọi thành viên trong gia
đình, bạn bè ln bên cạnh chăm sóc, động viên kích lệ và giúp đỡ để tơi hồn thành
luận văn này.
Hịa Bình, ngày ..... tháng .... năm 2018
Tác giả luận văn
Trần Trung Hiếu
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 3
1.2.1.
Mục tiêu chung ................................................................................................... 3
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.4.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4
1.4.1.
Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 4
1.4.2.
Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4
1.5.
Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 5
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................ 6
2.1.
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ ................................... 6
2.1.1.
Khái niệm về chợ, hệ thống chợ ......................................................................... 6
2.1.2.
Khái niệm quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ .......................................... 11
2.1.3.
Vai trò của quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ ......................................... 12
2.1.4.
Nội dung quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ............................................ 13
2.1.5.
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về hệ thống chợ........... 20
2.2.
Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 25
2.2.1.
Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ của một số Quốc
gia và địa phương trong nước ........................................................................... 25
2.2.2.
Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình .............. 35
2.2.3.
Các cơng trình nghiên cứu có liên quan ........................................................... 35
iii
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 39
3.1.
Đặc điểm địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình .................................... 39
3.1.1.
Đặc điểm tự nhiên của Thành phố Hịa Bình ................................................... 39
3.1.2.
Đặc điểm hệ thống chợ ..................................................................................... 40
3.1.3.
Tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Hịa Bình ........................................ 42
3.2.
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 43
3.2.1.
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 43
3.2.2.
Phương pháp thu thập số liệu và thông tin ....................................................... 45
3.2.3.
Phương pháp xử lý số liệu và cho điểm............................................................ 46
3.2.4.
Phương pháp phân tích số liệu.......................................................................... 46
3.2.5.
Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 46
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 48
4.1.
Thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố
Hịa Bình ........................................................................................................... 48
4.1.1.
Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển
chợ trên địa bàn thành phố Hòa Bình ............................................................... 48
4.1.2.
Thực trạng các chính sách được ban hành về đầu tư, xây dựng và ưu đãi,
khuyến khích thu hút đầu tư xây dựng, phát triển chợ ..................................... 53
4.1.3.
Thực trạng việc quản lý chợ theo quy định về phân cấp quản lý trên địa
bàn Thành phố Hịa Bình .................................................................................. 57
4.1.4.
Thực trạng công tác chỉ đạo, hướng dẫn Ban quản lý chợ về chính sách,
nghiệp vụ quản lý chợ....................................................................................... 61
4.1.5.
Tổ chức công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách và luật pháp của Nhà nước cho các hộ kinh doanh trong các chợ ............ 66
4.1.6.
Công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lí các vi phạm về
hoạt động chợ ................................................................................................... 68
4.1.7.
Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ trên
địa bàn thành phố Hịa Bình ............................................................................. 81
4.2.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hệ thống
chợ trên địa bàn thành phố Hịa Bình ............................................................... 86
4.2.1.
Các yếu tố thuộc về chính sách Quản lý của Nhà nước ................................... 86
4.2.2.
Các yếu tố thuộc về Ban quản lý chợ ............................................................... 87
iv
4.2.3.
Các yếu tố thuộc về các hộ kinh doanh, người mua hàng hóa trong các chợ .......... 89
4.2.4.
Các yếu tố thuộc về phân công, phân cấp bộ máy quản lý nhà nước và
phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ ................. 90
4.3.
Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn
thành phố Hịa Bình tỉnh Hịa Bình .................................................................. 91
4.3.1.
Quan điểm, định hướng phát triển, tăng cường công tác Quản lý Nhà
nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa
Bình .................................................................................................................. 91
4.3.2.
Giải pháp tăng cường Quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa
bàn Thành phố Hịa Bình .................................................................................. 94
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 109
5.1.
Kết luận........................................................................................................... 109
5.2.
Kiến nghị ........................................................................................................ 110
5.2.1.
Kiến nghị ........................................................................................................ 110
5.2.2.
Đối với tỉnh ..................................................................................................... 111
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 112
Phụ lục ........................................................................................................................ 114
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
ATTP
An toàn thực phẩm
BQL
Ban quản lý
CĐC
Chuyển đổi chợ
CSVCKT
Cơ sở vật chất kỹ thuật
DNTN
Doanh nghiệp tư nhân
GDP
Tổng sản phẩm trong nước
HKD
Hộ kinh doanh
HTX
Hợp tác xã.
NSNN
Ngân sách nhà nước
PCCC
Phòng cháy chữa cháy
QLKDKTC
Quản lý kinh doanh khai thác chợ
QLNN
Quản lý nhà nước
TM
Thương mại
TTTM
Trung tâm thương mại
TW
Trung ương
UBND
Ủy Ban Nhân Dân
VSATTP
Vệ sinh an toàn thực phẩm
VSMT
Vệ sinh môi trường
World trade organization - Tổ chức thương
WTO
mại thế giới
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Quy mô các chợ trên địa bàn Thành phố Hịa Bình (tính đến 12/2017) ...... 40
Bảng 4.1. Số lượng và phân bổ mạng lưới chợ trên địa bàn Thành phố Hịa Bình
(tính đến hết tháng 12/2016) ........................................................................ 50
Bảng 4.2. Danh mục các chợ thực hiện chuyển đổi mơ hình trên địa bàn Thành
phố Hịa Bình giai đoạn 2014 – 2017 .......................................................... 52
Bảng 4.3. Tổng số tiền huy động từ nguồn vốn đầu tư Xã hội hoá xây dựng cơ
sở vật chất tại các chợ tại thành phố Hịa Bình giai đoạn 2013- 2017 ......... 55
Bảng 4.4. Đánh giá chính sách thu hút đầu tư, xây dựng chợ hiện nay trên địa
bàn thành phố Hịa Bình .............................................................................. 56
Bảng 4.4. Thống kê số lượng mơ hình tổ chức, quản lý chợ........................................ 57
Bảng 4.6. Thống kê mơ hình quản lý các chợ hiện nay trên địa bàn Thành phố
Hòa Bình ...................................................................................................... 60
Bảng 4.6.
Kết quả điều tra các hộ kinh doanh tại chợ về công tác tuyên truyền,
giáo dục và quản lý chợ ............................................................................... 68
Bảng 4.7. Sự đầy đủ về công tác đảm bảo hoạt động của chợ trên địa bàn Thành
phố Hịa Bình ............................................................................................... 78
Bảng 4.8. Số vụ vi phạm tại các chợ trên địa bàn Thành phố Hòa Bình giai đoạn
2014-2017 .................................................................................................... 80
Bảng 4.9. Đánh giá của ban quản lý chợ về ý thức chấp hành nội qui chợ của các
hộ kinh doanh ............................................................................................... 89
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1.
Sơ đồ ban quản lý chợ trên địa bàn TP Hịa Bình ..................................... 58
Biểu đồ 4.1. Đánh giá mơ hình phân cấp quản lý chợ của cán bộ và người dân
trên địa bàn Thành phố Hịa Bình .............................................................. 61
Biểu đồ 4.2. Đánh giá của ban quản lý chợ, hộ kinh doanh, người dân về vệ sinh
an toàn thực phẩm ở các chợ ..................................................................... 88
Biểu đồ 4.3. Đánh giá của ban quản lý chợ, hộ kinh doanh, người dân về cơng tác
phịng chống cháy nổ ở các chợ................................................................. 89
vii
i
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Trung Hiếu
Tên Luận văn: “Tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành
phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình”
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã ngành: 8340410
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này tơi tập trung phân tích đánh giá thực trạng công tác quản
lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Hịa Bình, từ đó đề xuất giải
pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn trong thời
gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài, tôi sử dụng số liệu thứ cấp như tình hình chung của Thành phố Hịa
Bình và cơng tác xây dựng, quản lý chợ trên địa bàn Thành phố Hịa Bình; các số liệu
sơ cấp thu thập được trên cơ sở khảo sát trên địa bàn Thành phố Hịa Bình: 10 cán bộ
cơng chức Sở Cơng Thương; 5 cán bộ, lãnh đạo Phịng Kinh tế Thành phố Hịa Bình; 15
đối tượng phỏng vấn là cán bộ ở xã, phường-Thành phố Hịa Bình; 20 đối tượng là hộ
kinh doanh tại các chợ điển hình của Thành phố Hịa Bình.
Kết quả nghiên cứu
Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng cho thấy công tác quản lý chợ bị ảnh hưởng
bởi các yếu tố: Điều kiện kinh tế - xã hội, các chính sách về quản lý chợ, cơ sở hạ tầng,
trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý chợ, nguồn tài chính - kinh phí, ý thức của
người kinh doanh trong chợ và người mua hàng, chế tài xử phạt, sự phối hợp giữa các
bên liên quan.
Trong thời gian tới, các nhóm giải pháp để hồn thiện cơng tác quản lý hệ thống
chợ trên địa bàn Thành phố Hịa Bình đó là: (1) Giải pháp về tăng cường công tác quy
hoạch phát triển chợ, (2) Giải pháp về tăng cường thu hút đầu tư, phát triển chợ, (3) Giải
pháp về đổi mới mơ hình tổ chức, quản lý chợ, (4) Giải pháp về tăng cường, đổi mới
công tác thanh tra, kiểm tra đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Hịa Bình, (5)
Giải pháp về tăng cường cơng tác tun truyền các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách và luật pháp của Nhà nước cho các hộ kinh doanh trong chợ, (6) Giải pháp
xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ.
ix
THESIS ABSTRACT
Author: Tran Trung Hieu
Thesis title: Strengthening state management of the market system in Hoa Binh city,
Hoa Binh province.
Major: Economic Management;
Code: 8340410
Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objective
This study aims to assess the situation of state management of the market system
in Hoa Binh city, and to propose solutions for strengthening state management of the
market system in Hoa Binh city in future.
Research Methods
The study used both secondary and primary data to clarify the research problem.
Secondary data such as the general situation of Hoa Binh City, and information about
the construction and management of markets in Hoa Binh City. Primary data collected
on the basis of surveys in Hoa Binh city with 10 officials of Department of Industry and
Trade; 5 officials and leaders of Economic Department of Hoa Binh City; 15 officers
from communes and wards of Hoa Binh city; 20 households in typical markets of Hoa
Binh city. The study used the descriptive statistical method and comparative method to
assess state management of the market system in Hoa Binh city.
Main findings and Conclusions
The study has systematized the theoretical foundations of state management of
market systems which include related concepts, research contents of state management
of market systems, and theoritical factors influencing the state management of market
system. Studies have reviewed state management practices for market systems in some
localities and draw some lessons learned for Hoa Binh city in order to better manage
market systems.
The analysis shows that the current market management model has not
mobilized many economic sectors to invest in and build markets. One hundred percent
of capital investment for the construction of new markets in Hoa Binh City was from
state budget. Annually, the city still has to pay a large amount of budget to build,
renovate and upgrade the markets. The city leaders had a good understanding in the
state management of the market system. Organizational model, market management
has achieved many successes. At present, policy propaganda has been improved. The
x
assignment, decentralization in the state management of markets in Hoa Binh city has
been implemented in accordance with the State regulations, and it is quite clear and
specific. However, there is no mechanism for close coordination in the management of
the markets. The inspection and examination of trading activities in markets, fake
goods, inferior quality goods, food hygiene and safety, fire and explosion prevention
are ineffective.
The analysis shows that factors affecting the state management of market system
in Hoa Binh city include: Socio-economic conditions; Market management policies; the
infrastructure; qualification and capacity of market management staff/officials; financial
resources; awareness of market dealers and buyers; coordination among stakeholders.
Some solutions proposed to improve state management of market systems in
Hoa Binh City such as: (1) Strengthening the market development planning; (2)
Strengthening the attractiveness of investment for developing markets; (3) Solutions on
renovation of market organization and management models; (4) Strengthening and
renovating the inspection and examination of the market system in Hoa Binh city; (5)
Strengthening the dissemination of guidelines, policies and laws of government to
business households in markets, (6) Socialization of investment in market construction.
xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, chợ là một bộ phận cấu thành
không thể thiếu được trong đời sống kinh tế văn hóa xã hội. Trong nền văn minh lúa
nước và đặc biệt đối với nền kinh tế có tới gần 80% dân số sống ở nơng thôn như
Việt Nam, chợ không chỉ là một kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà còn là một dạng
sinh hoạt văn hóa chứa đựng đậm đà và sâu sắc các giá trị truyền thống dân tộc.
Thông qua chợ, nhiều nhu cầu của đời sống con người được thỏa mãn, kể cả nhu
cầu tiêu dùng, sản xuất và tinh thần. Bên cạnh đó cũng có thể đánh giá được trình độ
phát triển thị trường cũng như mức độ phát triển của đời sống kinh tế văn hóa của
người dân thơng qua kết cấu hạ tầng và mơ hình kinh doanh chợ trên địa bàn sở tại.
Chợ truyền thống, chợ dân sinh vốn được coi là một nguồn cung cấp
thực phẩm tươi sống thuận tiện với giá cả phải chăng cho người dân. Tuy
nhiên trong những năm gần đây, ở nước ta chợ đang bị thay thế nhanh chóng
bởi các siêu thị lớn nhỏ, khu trung tâm thương mại kết hợp văn phòng cho
thuê. Mỗi chợ dân sinh như vậy đều đang phát huy hiệu quả phục vụ nhu cầu
hàng ngày của người dân. Mặt khác, trong quá trình phát triển đô thị, các
siêu thị, trung tâm thương mại xuất hiện ngày càng nhiều, từng bước chiếm
lĩnh những vị trí quan trọng trong đơ thị, nên đã làm cho khơng ít các chuyên
gia cũng như người dân trăn trở, băn khoăn, lo ngại.
Theo Nghị Định 11/VBHN-BCT ngày 23 tháng 1 năm 2014, của Bộ Công
thương về Hợp nhất Nghị định phát triển và quản lý chợ cũng đã nhấn mạnh,
chợ là một bộ phận quan trọng trong tổng thể hạ tầng kinh tế- xã hội. Trong quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển thương mại của từng địa
phương phải bao gồm quy hoạch phát triển chợ.
Chính vì thế, cần phải có sự quản lý Nhà nước (QLNN) đối với chợ
nhằm bảo đảm hệ thống chợ phát triển theo đúng quy hoạch đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế- xã hội của đất nước cũng như từng địa phương, đồng thời giữ
gìn bản sắc văn hóa của loại hình thương mại truyền thống trong quá trình phát
triển và hội nhập ngày càng sâu và rộng như hiện nay.
Thành phố Hịa Bình nằm ở toạ độ địa lý 20o30’- 20o 50’ vĩ Bắc và
105o15’- 105o25’ kinh đông, cách Hà Nội khoảng 76 km về phía Tây. Ranh giới
1
thành phố Hịa Bình, phía Bắc giáp huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ), phía Đơng
giáp các huyện Kỳ Sơn và Kim Bơi, phía Nam giáp huyện Cao Phong, phía Tây
giáp huyện Đà Bắc. Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 14.784 ha (chiếm
2,9% diện tích tồn tỉnh), dân số trung bình là trên 94.000 người (chiếm 10,2%
dân số toàn tỉnh), mật độ dân số là 608 người/km2 (lớn gấp 3,9 lần so với mật độ
dân số toàn tỉnh). Thành phố Hồ Bình có địa hình núi chiếm ưu thế (chiếm 75%
diện tích tự nhiên), phân bố bao quanh và ôm trọn khu vực trung tâm. Phần
chuyển tiếp là kiểu địa hình đồi, có độ cao trung bình 100 - 150 m. Tiếp đến là
phần trung tâm thành phố, có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc
xây dựng và phát triển đô thị (Cổng thông tin điện tử Thành phố Hịa Bình).
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của tăng dân số cơ học, Hịa
Bình có mật độ dân cư tăng lên, dân số của Hịa Bình hiện nay là trên 96.000
nhân khẩu. Mạng lưới chợ của Hịa Bình được phân bố tương đối đồng đều
(Hiện nay đang có 9 chợ) theo khu vực dân cư để phục vụ nhu cầu mua bán
của người tiêu dùng (Niên giám thống kê tỉnh Hịa Bình).
Hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Hịa Bình đang ngày càng phát triển
về chất lượng cơ sở hạ tầng cũng như lĩnh vực lưu thơng hàng hóa. Tuy nhiên,
quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ vẫn còn nhiều hạn chế:
Thứ nhất, quy hoạch chợ còn chưa tốt. Thành phố có 15 đơn vị hành
chính gồm 8 phường (Phương Lâm, Đồng Tiến, Thái Bình, Chăm Mát, Tân
Thịnh, Thịnh Lang, Hữu Nghị, Tân Hịa) và 7 xã (Hịa Bình, Thái Thịnh, Dân
Chủ, Sủ Ngịi, Trung Minh, n Mơng, Thống Nhất) nhưng chỉ có 9 chợ nằm
trong quy hoạch, chợ cóc, chợ tạm ngồi quy hoạch chưa được kiểm sốt gây
mất trật tự an tồn xã hội, gây ơ nhiễm mơi trường.
Thứ hai, cơ sở vật chất hệ thống chợ nhìn chung còn nghèo nàn, lạc hậu,
việc đầu tư xây dựng chợ mới chủ yếu chỉ do Nhà nước làm, chưa thực hiện tốt
xã hội hóa trong cơng tác đầu tư xây dựng chợ theo chủ trương của Nhà nước,
nhiều chợ chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm, văn minh
thương mại, phịng chống cháy nổ.
Thứ ba, mơ hình tổ chức quản lý chợ khơng thống nhất, chưa đáp ứng
được yêu cầu và xu thế phát triển kinh tế xã hội.
Thứ tư, các chính sách để khuyến khích thương nhân thuộc các thành phần
kinh tế tham gia đầu tư vào xây dựng phát triển hệ thống chợ còn hạn chế, chưa
đủ sức hấp dẫn các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia đầu tư vào xây
dựng hệ thống chợ.
2
Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh trong chợ,
hàng giả, hàng kém chất lượng, vệ sinh an tồn thực phẩm, phịng chống cháy nổ
hoạt động chưa hiệu quả, cịn mang tính hình thức.
Thứ sáu, cơng tác tổ chức tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách và luật pháp của Nhà nước cho mọi người trong phạm vi chợ còn
chưa được quan tâm đúng mức.
Từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tăng cường
quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Hịa Bình,
tỉnh Hịa Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ
trên địa bàn Thành phố Hịa Bình, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý
Nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình
trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước
đối với hệ thống chợ;
- Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn
Thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2015 - 2017;
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với hệ thống
chợ trên địa bàn Thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình;
- Đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ
thống chợ trên địa bàn Thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau đây có liên quan đến quản lý Nhà
nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình:
1/ Thực trạng cơng tác quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn
Thành phố Hịa Bình thời gian qua như thế nào?
2/ Những thuận lợi, khó khăn đối với việc quản lý Nhà nước hệ thống chợ
trên địa bàn Thành phố Hòa Bình?
3/ Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cơng tác quản lý Nhà nước đối với hệ
thống chợ trên địa bàn Thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình?
3
4/ Cần đề xuất những giải pháp gì nhằm tăng cường quản lý Nhà nước hệ
thống chợ trên địa bàn Thành phố Hịa Bình hiện nay và cho thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà
nước đối với hệ thống chợ.
- Đối tượng khảo sát: Các cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước đối với hệ
thống chợ, Ban quản lý các chợ, các tiểu thương buôn bán và người dân có tham
gia trao đổi hàng hóa tại các chợ trên địa bàn Thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Tập trung vào các công tác quản lý chợ như: Ban hành các
văn bản, chính sách, quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng, quản lý hoạt
động kinh doanh chợ, công tác kiểm tra, giám sát. Tập trung làm rõ đối tượng chịu
sự quản lý của Nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Hịa Bình, các
nhóm chợ hạng 2 và hạng 3 mà khơng khảo sát các siêu thị, trung tâm thương mại.
Luận văn tập trung nghiên cứu 6 nội dung của quản lý Nhà nước về chợ bao gồm:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, phương hướng phát triển chợ từng thời
kỳ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội ở
từng địa phương, khu vực, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, lưu thơng hàng hóa và
tiêu dùng của nhân dân.
- Ban hành các chính sách về đầu tư, xây dựng, khai thác và quản lý hoạt
động chợ.
- Quản lý các chợ do Nhà nước đầu tư xây dựng theo quy định về phân
cấp quản lý.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các Ban Quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai
thác và quản lý chợ về chính sách, nghiệp vụ quản lý chợ.
- Tổ chức công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách và luật pháp của Nhà nước cho mọi người trong phạm vi chợ.
- Tổ chức kiểm tra, khen thưởng và xử lý các vi phạm về hoạt động chợ.
+ Về không gian: Hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Hòa Bình, tỉnh
Hịa Bình bao gồm:
- Chợ nội, ngoại thành (điều tra một số chợ điển hình: 01 Chợ hạng 1 là:
Chợ Phương Lâm; 02 Chợ hạng 2 là: Chợ Thái Bình; Chợ Nghĩa Phương; 6 chợ
4
hng 3 l: Chợ Đồng Tiến; Chợ Tân Thịnh; Chợ Hữu Nghị; Chợ
Tân Thành; Chợ Tân Bình; Chợ Yên Mông).
- Các cơ quan quản lý của thành phố và các xã, phường.
- Quan hệ với cơ quan quản lý Nhà nước khác: Sở Công Thương và các Sở
ngành khác của Thành phố Hịa Bình.
+ Về thời gian: Số liệu thu thập để nghiên cứu trong 2 năm từ 2015 2017. Số liệu đã công bố: số liệu, báo cáo của Phịng Kinh tế -Thành phố Hịa
Bình, Phịng Tài chính-Kế hoạch Thành phố Hịa Bình,... từ 2015-2017;
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018.
1.5. ĐÓNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Đề tài góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chợ
qua việc phân tích các khái niệm cơ bản, vai trị của chợ cũng như cơng tác quản lý
chợ, các loại hình chợ, các nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
chợ. Trên cơ sở phân tích các kinh nghiệm quản lý chợ của một số tỉnh thành như ở
Quận Bình Thạnh - TP Hồ Chí Minh; một số Thành phố, Quận, huyện khu vực
Đồng bằng Sông Cửu Long; tỉnh Đắk Lắk và một số nước như: Trung Quốc, Thái
Lan để thấy được mơ hình quản lý chợ phù hợp với xu thế phát triển và tối ưu nhất.
- Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng cho thấy công tác quản lý chợ bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố: Điều kiện kinh tế - xã hội, các chính sách về quản lý chợ, cơ
sở hạ tầng, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý chợ, nguồn tài chính - kinh
phí, ý thức của người kinh doanh trong chợ và người mua hàng, chế tài xử phạt, sự
phối hợp giữa các bên liên quan.
- Trong thời gian tới, các nhóm giải pháp để hồn thiện cơng tác quản lý
hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Hịa Bình đó là: (1) Giải pháp về tăng
cường công tác quy hoạch phát triển chợ, (2) Giải pháp về tăng cường thu hút
đầu tư, phát triển chợ, (3) Giải pháp về đổi mới mơ hình tổ chức, quản lý chợ, (4)
Giải pháp về tăng cường, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra đối với hệ thống
chợ trên địa bàn Thành phố Hịa Bình, (5) Giải pháp về tăng cường cơng tác
tun truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của
Nhà nước cho các hộ kinh doanh trong chợ, (6) Giải pháp xã hội hóa đầu tư xây
dựng chợ.
5
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ
THỐNG CHỢ
2.1.1. Khái niệm về chợ, hệ thống chợ
2.1.1.1. Khái niệm chợ
Trong các từ điển tiếng Việt đang được lưu hành: "Chợ là nơi công cộng
để đông người đến mua bán vào những ngày hoặc những buổi nhất định". Theo
Đại Từ điển tiếng Việt (2003); Theo Đại Từ điển tiếng Việt (2004): "Chợ là nơi
tụ họp giữa người mua và người bán để trao đổi hàng hóa, thực phẩm hàng ngày
theo từng buổi hoặc từng phiên nhất định (chợ phiên)”...
Theo Nghị Định 11/VBHN-BCT ngày 23/01/2014 của Bộ Công thương,
Hợp nhất Nghị định về phát triển và quản lí chợ (gọi tắt là Nghị định 11) thì
khái niệm về chợ được điều chỉnh trong Nghị định này là “Loại chợ mang tính
truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng các nhu
cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư”.
Chợ điều chỉnh trong Nghị định này phải là chợ nằm trong quy hoạch, theo
quyết định của UBND tỉnh, thành phố hoặc quận, huyện, thành phố; mục tiêu
của chợ là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư.
Từ những điểm hội tụ chung của nhiều định nghĩa, ta có thể rút ra kết
luận: Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển
mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm công cộng, tập trung đông
người mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nhau, được hình thành do yêu cầu
của sản xuất, lưu thông và đời sống tiêu dùng xã hội và hoạt động theo các chu
kỳ thời gian nhất định.
Khái niệm về chợ cũng bao gồm các nội dung chủ yếu là: Không gian
họp chợ, thời gian họp chợ, chủ thể tham gia trao đổi mua bán trong chợ,
đối tượng hàng hóa trao đổi mua bán, các hoạt động trao đổi mua bán, các
điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tại chợ và chịu sự quản lý theo quy định
của Nhà nước.
2.1.1.2. Khái niệm hệ thống chợ
Hệ thống chợ được hiểu là: Một tập hợp các chợ trong một mạng lưới có
quan hệ hữu cơ với nhau, được hình thành và phát triển theo quy hoạch.
6
Hệ thống chợ bao gồm một mạng lưới các chợ có quan hệ chặt chẽ, cùng
gắn kết với nhau, chúng phụ thuộc vào nhau, chi phối lẫn nhau và cùng có quan
hệ liên kết về kinh tế, sản xuất trong không gian lãnh thổ. Các chợ trong hệ thống
chợ không chỉ có mối quan hệ với nhau mà cịn có mối quan hệ với các loại hình
thương mại khác như siêu thị, trung tâm thương mại; với lĩnh vực sản xuất, với
lĩnh vực tiêu dùng; với các hạ tầng, hoạt động kinh tế xã hội khác. Sự phát triển
hay đi xuống của bất kỳ chợ nào trong hệ thống đều ảnh hưởng đến các chợ cịn
lại cũng như tồn hệ thống chợ.
2.1.1.3. Phân loại chợ
Theo Điều 2 Nghị Định 11/VBHN-BCT ngày 23/01/2014 của Bộ Công
thương quy định:
Phạm vi chợ: Là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ, bao
gồm diện tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (như: Bãi để xe, kho
hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đường bao quanh chợ.
Chợ đầu mối: Là chợ có vai trị chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hóa
lớn các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để
tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác.
Chợ kiên cố: Là chợ được xây dựng hoàn chỉnh với đủ các yếu tố của một
cơng trình kiến trúc, có độ bền sử dụng cao thời gian sử dụng trên 10 năm.
- Chợ bán kiên cố: Là chợ chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Bên cạnh
những hạng mục xây dựng kiên cố (tầng lầu, cửa hàng, sạp hàng) cịn có những
hạng mục xây dựng tạm như lán, mái che, quầy bán hàng…, độ bền sử dụng
không cao (dưới 10 năm).
- Điểm kinh doanh tại chợ: Bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng
được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có diện tích
quy chuẩn tối thiểu là 3m2/điểm.
- Chợ chuyên doanh: Là chợ kinh doanh chuyên biệt một ngành hàng hoặc
một số ngành hàng đặc thù và tính chất riêng.
- Chợ tổng hợp: Là chợ kinh doanh nhiều ngành hàng.
- Chợ dân sinh: Là chợ hạng 3 (do xã, phường quản lý) kinh doanh những
mặt hàng thông dụng và thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân.
- Chợ tạm: Là chợ nằm trong quy hoạch nhưng chưa được xây dựng kiên
cố hoặc bán kiên cố.
7
- Chợ nông thôn: Là chợ xã của các huyện và ở khu vực ngoại thành,
ngoại thị.
- Chợ biên giới: Là chợ nằm trong khu vực biên giới trong đất liền (gồm xã,
phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính phù hợp với biên giới quốc gia trên
đất liền) hoặc khu vực biên giới trên biển (tính từ biên giới quốc gia trên biển vào
hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo).
- Chợ miền núi: Là chợ xã thuộc các huyện miền núi.
- Chợ cửa khẩu: Là chợ được lập ra trong khu vực biên giới trên đất liền
hoặc trên biển gắn với các cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nhưng khơng
thuộc khu kinh tế cửa khẩu.
- Chợ trong khu kinh tế cửa khẩu: Là chợ được lập ra trong khu kinh tế
cửa khẩu theo các điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số
29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công
nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
- Doanh nghiệp kinh doanh, quản lý chợ: Là doanh nghiệp được thành
lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của pháp luật được cơ quan
có thẩm quyền giao hoặc trúng thầu về kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.
- Hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ: Là hợp tác xã được thành lập, đăng
ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của pháp luật được cơ quan có thẩm
quyền giao hoặc trúng thầu về kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.
Theo Điều 3 Nghị Định 11/VBHN-BCT ngày 23/01/2014 của Bộ Công
thương chợ được phân làm 3 hạng:
a. Chợ hạng 1
- Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện
đại theo quy hoạch;
- Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh,
thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ
chức họp thường xuyên;
- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ
chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: Trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản
hàng hóa, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an
toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.
b. Chợ hạng 2
- Là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được đầu
tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch;
8
- Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp
thường xuyên hay khơng thường xun;
- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức
các dịch vụ tối thiểu tại chợ: Trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng
hóa, dịch vụ đo lường, vệ sinh công cộng.
c) Chợ hạng 3
- Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư
xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.
- Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã,
phường và địa bàn phụ cận.
2.1.1.4. Vai trò của hệ thống chợ đối với sự phát triển kinh tế- xã hội
Thời gian qua, mạng lưới chợ ở nước ta đóng vai trị rất quan trọng trong
sự phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là từ thập niên 80 và những năm đầu của
thập niên 90. Đây là giai đoạn mà mạng lưới siêu thị và trung tâm thương mại
chưa hình thành và phát triển, chợ vẫn là nơi tiêu thụ hàng hóa chủ yếu của các
doanh nghiệp sản xuất cũng như là nơi mua sắm chủ yếu của người dân (Khuyết
danh, 2017).
Tuy nhiên, hiện nay chợ vẫn giữ một vai trò rất quan trọng thể hiện trên
các mặt sau:
Về mặt kinh tế: Chợ là một bộ phận quan trọng trong cấu thành mạng lưới
thương mại xã hội:
• Đối với vùng nơng thơn: Chợ vừa là nơi tiêu thụ nơng sản hàng hóa,
tập trung thu gom các sản phẩm, hàng hóa phân tán, nhỏ lẻ để cung ứng cho
các thị trường tiêu thụ lớn trong và ngồi nước, vừa là nơi cung ứng hàng
cơng nghiệp tiêu dùng cho nông dân và một số loại vật tư cho sản xuất nơng
nghiệp ở nơng thơn.
• Ở khu vực thành thị: Chợ cũng là nơi cung cấp hàng hóa tiêu dùng, lương
thực thực phẩm chủ yếu cho các khu vực dân cư. Tuy nhiên hiện nay đã xuất
hiện khá nhiều hình thức thương mại cạnh tranh trực tiếp với chợ, vì thế bên cạnh
việc mở rộng hay tăng thêm số lượng chợ chúng ta sẽ đầu tư nâng cấp chất lượng
hoạt động của chợ và đầu tư nâng cấp chất lượng dịch vụ của chợ. Hoạt động của
các chợ làm tăng ý thức về kinh tế hàng hóa của người dân, rõ nét nhất là ở miền
núi, vùng cao từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần tích cực vào cơng cuộc
xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, miền núi.
9
Trong các phiên chợ, các buổi chợ là cơ hội của người dân giao lưu trao
đổi, mua bán, lưu thông hàng hóa của mình, cập nhật thơng tin, ý thức xã hội, nó
làm tăng khả năng phản ứng của người dân với thị trường, với thời thế và tự
mình có thể ý thức được công việc làm ăn buôn bán của mình trong cơng cuộc
đổi mới. Chợ là một nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước. Mặc dù Nhà
nước chưa có thể nâng cấp đủ hệ thống chợ ở nước ta, chưa đặc biệt quan tâm
đầu tư phát triển, nhưng các chợ trong cả nước đã đem lại cho Ngân sách Nhà
nước nguồn thu đáng kể mỗi năm (chưa kể các nguồn thu từ thuế trực tiếp).
Sự hình thành chợ kéo theo sự hình thành và phát triển các ngành nghề sản
xuất. Đây chính là tiền đề hội tụ các dòng người từ mọi miền đất nước tập trung
để làm ăn, bn bán. Chính q trình này làm xuất hiện các trung tâm thương
mại và khơng ít số đó trở thành những đơ thị sầm uất.
Về mặt giải quyết việc làm: Chợ ở nước ta đã giải quyết được một số
lượng lớn việc làm cho người lao động. Hiện nay trên tồn quốc có hơn 2,3 triệu
người lao động buôn bán trong các chợ và số người tăng thêm có thể tới
10%/năm. Nếu mỗi người trực tiếp bn bán có thêm 1 đến 2 người giúp việc
(phụ việc bán hàng, tổ chức nguồn hàng để đưa về chợ, đưa hàng tới các mối tiêu
thụ theo yêu cầu của khách…) thì số người lao động có việc tại chợ sẽ gấp đôi,
gấp ba lần số lượng người chỉ buôn bán ở chợ, và như thế chợ giải quyết được
một số lượng lớn công việc cho người lao động khi hoạt động.
Về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: Có thể nói, chợ là một bộ mặt
kinh tế - xã hội của một địa phương và là nơi phản ánh trình độ phát triển kinh tế
- xã hội, phong tục tập quán của một vùng dân cư. Tính văn hóa ở chợ được thể
hiện rõ nhất là ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
• Đối với người dân: Đồng bào đến chợ ngoài mục tiêu mua bán còn lấy
chợ làm nơi giao tiếp, gặp gỡ, thăm hỏi người thân, trao đổi công việc, kể cả việc
dựng vợ gả chồng cho con cái. Chợ còn là nơi hị hẹn của lứa đơi, vì vậy người
dân miền núi thường gọi là đi "chơi chợ" thay cho từ đi chợ mua sắm như là
người dưới xuôi thường gọi. Các phiên chợ này thường tồn tại từ rất lâu đời, và
nó là những bản sắc văn hóa vơ cùng đặc trưng của các dân tộc ở nước ta.
• Đối với chính quyền: Ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa chợ là địa
điểm duy nhất hội tụ đông người. Tại chợ có đại diện của các lứa tuổi, tất cả các
thơn bản và các dân tộc. Vì thế, đã từ lâu, chính quyền địa phương đã biết lấy
chợ là nơi phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước, là nơi tuyên truyền cảnh giác và đấu tranh với những phần tử xuyên
10
tạc đường lối của Đảng. Từ phong trào kế hoạch hóa gia đình đến kỹ thuật chăm
sóc cây trồng vật ni, vệ sinh phịng dịch… đều có thể được phổ biến một cách
hiệu quả ở đây. Chính vì lý do đó, chợ miền núi hay miền xi đều được bố trí ở
trung tâm cụm, xã (nhất là miền núi). Trong mỗi chợ đều giành vị trí trung tâm
làm cơng tác tuyên truyền. Trên thực tế, một số chợ truyền thống có từ rất lâu đời
đang trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch (như chợ Tình Sa Pa, chợ Cầu
Mây ở Nam Định…). Nếu được đầu tư thỏa đáng cả về cở sở vật chất cũng như
sự quan tâm quản lý của Nhà nước, đây sẽ là các địa danh hấp dẫn đối với khách
du lịch trong và ngồi nước, và nó sẽ là tiềm năng về kinh tế du lịch quốc gia.
Hiện nay, khi mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ
đã hình thành và phát triển mạnh, mặc dù vẫn có tầm quan trọng trong sinh hoạt
của người dân, nhưng khơng vì thế mà chợ mất đi vai trị của mình mà có thể nói
chợ đã hồn thành vai trị lịch sử của mình và sự phát triển mạng lưới chợ chính
là sự hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển của các loại hình kinh doanh mới, đó
là siêu thị và trung tâm thương mại.
2.1.2. Khái niệm quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ
Quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ có thể được hiểu là sự tác động có
chủ định, có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước đến hệ thống chợ thông
qua việc sử dụng các cơng cụ và chính sách quản lý nhằm đạt được các mục tiêu
đã đặt ra.
- Các cơ quan quản lý nhà nước về hệ thống chợ: Cơ quan quản lý ngành
thương mại và các cơ quan quản lý các ngành có liên quan khác như tài chính, đầu tư,
y tế, môi trường, xây dựng, công an…
+ Cấp Trung ương: Cơ quan quản lý trực tiếp là Bộ Công Thương và các
Bộ ngành khác: Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Công an…
+ Cấp địa phương:
UBND cấp tỉnh, thành phố: Sở Công Thương là cơ quan trực tiếp quản lý
chợ và các Sở ban ngành khác: Sở Kế hoạch- đầu tư, Sở Y tế, Sở Xây dựng…
UBND cấp quận, huyện, thành phố: Cơ quan quản lý trực tiếp chợ là
Phòng kinh tế thuộc UBND quận, huyện, thành phố và các phòng ban ngành
khác: Phịng kế hoạch, đầu tư; phịng y tế, cơng an...
- Cơng cụ, chính sách quản lý hoạt động của hệ thống chợ gồm: Công cụ
luật pháp, công cụ kinh tế; các nguyên tắc hoạt động đầu tư, kinh doanh chợ; quy
định về dự án đầu tư xây dựng chợ và bố trí các cơng trình trong phạm vi chợ; các
11
quy định, nguyên tắc về quy hoạch xây dựng chợ; các quy định trong hoạt động kinh
doanh chợ…
- Đối tượng quản lý nhà nước của hệ thống chợ: Bao gồm thương nhân,
những người bn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại chợ; hàng hóa lưu
thơng trong chợ.
- Mục tiêu quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ:
+ Đảm bảo hệ thống chợ hình thành và phát triển theo quy hoạch nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội.
+ Giữ gìn bản sắc văn hóa của loại hình thương mại truyền thống trong
quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.
+ Tổng hòa giao kết với các loại hình thương mại khác và phát triển bền vững.
2.1.3. Vai trò của quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ
Quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ có vai trị:
- Tạo khn khổ pháp lý cho sự hình thành và phát triển chợ. Nhà nước
ban hành hệ thống luật pháp, các nghị định, các thông tư, hướng dẫn, quyết
định… nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ, tạo điều kiện cho sự
hình thành và phát triển chợ. Các cơ quan quản lý căn cứ vào các văn bản quản lý
Nhà nước về chợ để quản lý hệ thống chợ, đảm bảo hệ thống chợ hình thành và
phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng
như của địa phương.
- Vai trò định hướng hệ thống chợ hình thành và phát triển theo quy hoạch,
kế hoạch và chính sách phát triển chợ của Nhà nước, chính quyền địa phương.
Nhà nước định hướng cho sự hình thành và phát triển hệ thống chợ thông
qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch chợ. Ngoài ra, sự định
hướng, dẫn dắt hệ thống chợ hoạt động cịn được thực hiện bằng các chính sách,
sự tác động của hệ thống tổ chức quản lý chợ từ trung ương đến địa phương.
Để giúp hệ thống chợ có định hướng đầu tư và hoạt động hiệu quả, các
văn bản kế hoạch hóa và chính sách cũng như pháp luật của Nhà nước cần phải
minh bạch, rõ ràng, thống nhất và đồng bộ. Cần có sự hướng dẫn cụ thể của các
cơ quan quản lý nhà nước để hệ thống chợ được hình thành và phát triển đúng
theo quy hoạch, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân.
- Vai trò tạo lập mơi trường hoạt động, khuyến khích chủ thể đầu tư, kinh
doanh, khai thác chợ. Thông qua việc tổ chức thực thi các văn bản quy phạm
pháp luật, các chính sách, chương trình, kế hoạch có liên quan đến chợ, Nhà
12
nước sẽ quản lý các hoạt động đầu tư, kinh doanh khai thác chợ. Thơng qua các
văn bản, chính sách Nhà nước cũng quy định rõ các nhiệm vụ quản lý của từng
Bộ, ngành và các cấp để thay mặt Nhà nước quản lý chặt chẽ các hoạt động tại
chợ. Đồng thời có các chính sách ưu đãi nhằm thu hút cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp tham gia đầu tư, kinh doanh khai thác chợ.
- Vai trò điều chỉnh các hành vi kinh doanh của các chủ thể trao đổi hàng
hóa, cung ứng dịch vụ trong chợ. Nhà nước thơng qua việc hoạch định, ban hành,
thực thi các chính sách, văn bản pháp luật có liên quan đến QLNN đối với hệ
thống chợ để hướng dẫn các chủ thể kinh doanh, tiêu dùng thực hiện các hoạt
động tại chợ đúng pháp luật.
- Vai trị kiểm sốt, giám sát hoạt động hệ thống chợ đảm bảo trật tự, kỷ
cương và sự phát triển đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống xã hội. Thông qua
việc sử dụng công cụ pháp luật cũng như đội ngũ cán bộ, thanh tra, UBND các
cấp để quản lý chợ. Các bộ phận này có trách nhiệm riêng biệt để thanh tra, kiểm
tra lập lại trật tự sản xuất kinh doanh theo đúng quy định tại các chợ.
2.1.4. Nội dung quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ
2.1.4.1. Xây dựng và quản lý các quy hoạch, kế hoạch, phương hướng phát triển
chợ từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, phương hướng phát triển
kinh tế - xã hội ở từng địa phương, khu vực, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, lưu
thông hàng hóa và tiêu dùng của nhân dân
Chợ là một bộ phận quan trọng trong tổng thể hạ tầng kinh tế - xã hội.
Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển thương mại
của từng địa phương phải bao gồm quy hoạch phát triển chợ. Quy hoạch phát triển
chợ phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch thương mại,
quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan.
Quy hoạch đặt ra phải dựa vào những căn cứ xác thực, thuyết phục, có tính
thời sự cao và phải thường xuyên cập nhật, tránh nguy cơ lạc hậu để có thể tạo định
hướng ổn định đáng tin cậy cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Trong q trình
xây dựng quy hoạch, kế hoạch, khơng chỉ dựa trên hướng phát triển mà còn phải
xuất phát và phân tích sâu từ phía thị trường như dự báo nhu cầu về nhu cầu tiêu
dùng của dân cư và sự biến động của chúng do tác động của các nhân tố khác nhau.
- Các nguyên tắc lập quy hoạch phát triển chợ bao gồm những nội dung sau:
+ Phải hình thành hệ thống mạng lưới chợ với quy mơ khác nhau phù hợp
với dung lượng hàng hóa lưu thơng trên địa bàn, góp phần phát triển sản xuất và
13