Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

TUẦN 22  BUỔI SÁNG LỚP 3A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.14 KB, 25 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TUẦN 22</b>



<i>Thứ 2 ngày 22 tháng 2 năm 2021</i>
<b>Hoạt động tập thể</b>


<b>SINH HOẠT DƯỚI CỜ</b>


<b>CHỦ ĐỀ: LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA HÀ TĨNH</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


1.Năng lực chung:


- HS tham gia chào cờ toàn trường


<i> - HS biết được một số lễ hội trên quê hương Hà Tĩnh</i>
2. Năng lực đặc thù:


- Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và
hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mĩ.


3. Phẩm chất: Giáo dục HS lòng tự hào với các truyền thống của tỉnh nhà.
Có ý thức giữ gìn và phát triển truyền thống của dân tộc


<b>II. ĐỒ DÙNG</b>


- Hình ảnh 1 số lễ hội


<b>III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH</b>
<b>1. Chào cờ</b>


A.Tập trung toàn trường chào cờ, nghe sơ kết tuần, phổ biến kế hoạch tuần


sau


B.Tìm hiểulễ hội truyền thống của dân tộc
<b>1. Khởi động</b>


GV cho cả lớp cùng hát bài: Quê hương em biết bao tươi đẹp
<b>2. Khám phá</b>


Bước 1: GV cung cấp 1 số thông tin về các lễ hội


Mùa xuân - mùa khởi đầu một năm mới, mùa của đoàn tụ và cũng là mùa
của lễ hội. Lễ hội được coi là nét văn hóa độc đáo lâu đời khơng thể thiếu của
người dân Việt Nam nói chung và người người Hà Tĩnh nói riêng mỗi dịp Tết đến
Xuân về. GV giới thiệu về 3 lễ hội chính của tỉnh Hà Tĩnh


- Lễ hội Chùa Hương Tích


<i><b>- </b></i>Lễ Hội Hải Thượng Lãn Ông - Lễ hội cầu sức khỏe
- Lễ hội chùa Chân Tiên


Bước 2: Tìm hiểu 1 số lễ hội của tỉnh Hà Tĩnh
<b>Hội đền Chiêu Trưng</b>


Thời gian: 3/5 âm lịch.


Địa điểm: Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Hội Mỹ Dương</b>


Thời gian: 17/12 âm lịch.



Địa điểm: Xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xn, tỉnh Hà Tĩnh.
Đối tượng suy tơn: Thành hồng bản thổ và Sơn Thần.


Đặc điểm: Lễ cúng thần săn bằng thú rừng (phường săn chia làm 2 tốp: tốp
thứ nhất rước bằng thuyền vào núi Mồng Gà tế Sơn thần, tốp hai rước
quanh làng). Gia đình mới đẻ con trai cúng lợn luộc nguyên con bọc giấy
hồng.


<b>Hội Nhượng bạn</b>


Thời gian: 30/6 âm lịch.


Địa điểm: Xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.


Đối tượng suy tơn: Bà Hồng Càn (cung phi Trần Duệ Tơng thế kỷ 14), ông
Đông Đạo (sáng tạo ra bánh lái thuyền).


Đặc điểm: Dựng đàn lễ ở bên sông, dâng hương, cầu khấn.
<b>Hội Phan Xá</b>


Thời gian: 7 - 15/1 âm lịch.


Địa điểm: Huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Đặc điểm: Lễ khai canh.


<b>Lễ hội chùa Hương Tích</b>
Thời gian: 18/2 âm lịch.


Địa điểm: Chùa Hương, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc.


Đối tượng suy tôn: Đức phật.


Đặc điểm: hành hương lễ Phật, tham quan di tích danh thắng.
<b>Lễ Tống Trùng</b>


Thời gian: Tháng 2 âm lịch


Địa điểm: Xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Đối tượng suy tơn: Thành hồng làng.


Đặc điểm: Cúng ở đình thờ Thành hồng, cúng trời đất, cầu n mùa màng.
<b> Lễ Xuân Điển</b>


Thời gian: 4 - 8/1 âm lịch.


Địa điểm: Làng Phan Xá, xã ích Hậu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Đối tượng suy tôn: Thần Tam Lang.


Đặc điểm: Hát ả đào, thi nấu cơm. Ba năm lễ hội tổ chức bơi thuyền rồng,
rước thần trên kênh trước đền


<b>Tục thờ thần và lễ cầu ngư làng Hội Thống</b>
Thời gian: 3/2 âm lịch.


Địa điểm: Làng Hội Thống, xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Đối tượng suy tôn: Thờ thần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Bước 3</b>: HS quan sát 1 số hình ảnh của lễ hội


_________________________________________



<b>Toán </b>


<b>THÁNG - NĂM (Tiết 2)</b>
<b>I. MỤC TIÊU </b>


<b>1.Năng lực chung:</b>


- Biết tên gọi các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng.
- Biết xem lịch(tờ lịch tháng,năm..)


<b>2. Năng lực đặc thù</b>: Góp phần hình thành năng lực tự chủ và tự học
( B1,2,3), giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo . tư duy lập luận


<b>3. Phẩm chất</b>: GD HS tính cẩn thận, chính xác khoa học và u thích mơn
tốn


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC </b>


- Tờ lịch tháng 1, 2, 3 (năm 2021).
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>
<b> 1. Khởi động</b>


- Một năm có mấy tháng? Nêu tên những tháng đó.
- Hãy nêu số ngày trong từng tháng?


- 2HS trả lời miệng.


- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
<b>- </b>GV giới thiệu bài:



<b>3. Thực hành- Luyện tập</b>


Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.


- Cho HS xem lịch tháng 1, 2, 3 năm 2021.
- Hướng dẫn cho HS làm mẫu 1 câu.


- Xem lịch và tự làm bài.


- 2 HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở.


- Gọi HS nêu miệng kết quả.
+ Ngày 3 tháng 2 là thứ mấy?
+Tháng 2 có bao nhiêu ngày?


+ Có bao nhiêu ngày chủ nhật trong tháng 2?
+ Thứ hai đầu tiên của tháng 1 là ngày mấy?
+ Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày mấy?
- Giáo viên nhận xét đánh giá.


Bài 2: GV tổ chức cho HS xem lịch theo nhóm
HS đố nhau tìm các ngày, các thứ trong tháng
- Gọi HS nêu miệng kết quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Ngày quốc khánh 2 tháng 9 là ngày thứ mấy?
+ Ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 là thứ mấy
+ Ngày cuối cùng của năm 2005 là thứ mấy?



- Giáo viên nhận xét đánh giá.
+ Trong một năm :


1. Những tháng có 30 ngày là: tháng tư, tháng sáu, tháng chín và tháng
mười một.


2. Những tháng có 31 ngày: tháng một, tháng ba, tháng năm, tháng bảy,
tháng tám, tháng mười và tháng mười hai.


<b>3. Vận dung</b>


- Một năm gồm có mấy tháng? Những tháng nào có 30 ngày, những tháng
nào có 31 ngày?.


- GV nhận xét tiết học


_________________________________________
<i>Thứ 3 ngày 23 tháng 2 năm 2021</i>


<b>Thể dục </b>


<b>NHẢY DÂY. TRÒ CHƠI: LÒ CÒ TIẾP SỨC </b>
<b>I. MỤC TIÊU </b>


<b>1. Năng lực đặc thù:</b>


- Biết cách nhảy dây kiêủ chụm hai chân và thực hiện đúng cách so
dây,chao dây,quay dây.


- Biết cách chơi và tham gia chơi được



<b>2. Năng lực chung: </b>Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL
vận động cơ bản và phát triển các tố chất thể lực, NL hoạt động thể dục, thể thao,
NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL quan sát – Thực hành,...


<b>3. Phẩm chất:</b> Có ý thức chấp hành, tuân thủ kỷ luật, tuân thủ luật chơi.
Yêu thích vận động, thích tập luyên thể dục thể thao


<b>II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN </b>
- Sân thể dục, Dây nhảy


<b>III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP </b>
Phầ


n


Nội dung dạy học Định


lượng


Phương Pháp lên lớp


Mở
đầu


- GV nhận lớp, phổ biến yêu
cầu giờ học


- Tập bài thể dục phát triển


chung : 1 lần


- Trò chơi: chim bay, cò bay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>


bản


chân :


+ Các tổ tập theo khu vực đã
qui định. GV đi đến từng tổ
nhắc nhở, sửa sai.


+ Lưu ý: Sai: so dây dài quá
hoặc ngắn quá hoặc quay dây
không đều, không phối hợp.
+ Cách sửa: Khi tập nhảy
dây, cho HS tập nhảy khơng
có dây một số lần để làm quen,
sau đó cho quay dây chậm để
nhảy, động tác bật nhảy nên
nhẹ nhàng.


* Thi xem ai nhảy được
nhiều lần nhất.


- Chơi trò chơi: Lò cò tiếp
sức


Chia số HS trong lớp thành 4


đội, từng cặp 2 em thi đấu 1
lần. Sau đó lấy 2 đội nhất thi
chung kết để chọn vô địch


10 phút


- HS tập các động tác .
- GV chia tổ HS ôn luyện
theo khu vực phân công .
- HS ôn luyện


HS theo dõi cách chơi
- GV tổ chức cho HS
chơi .


Kết
thúc


- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
- GV hệ thống nội dung bài và
nhận xét tiết học.


5 phút - Đội hình 3 hàng dọc.


<b>__________________________________</b>
<b>Tốn </b>


<b>HÌNH TRỊN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH.</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>



<b>1. Năng lực đặc thù:</b>


- Có biểu tượng về hình trịn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình
trịn.


- Bước đầu biết dùng com pa để vẽ hình trịn có tâm và bán kính cho trước.
<b>2. Năng lực đặc thù</b>: Góp phần hình thành năng lực tự chủ tự học, giao tiếp
và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo . tư duy lập luận


<b>3. Phẩm chất:</b> GD HS tính cẩn thận, chính xác khoa học và u thích mơn
tốn


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>
<b>1. Khởi động</b>


<b> </b> <b> - </b>GV cho HS xem lịchvà kiểm tra<b>.</b>
<b>2. Khám phá- rút ra kiến thức</b>
<b>Hoạt động 1. Giới thiệu hình trịn.</b>


- Đưa ra một số vật có dạng hình trịn và giới thiệu: Chiếc đĩa có dạng hình
trịn, mặt đồng hồ có dạng hình trịn.


- Cả lớp quan sát các vật có dạng hình trịn.


- Tìm thêm các vật khác có dạng hình trịn như: mặt trăng rằm, miệng li …
- GV giới thiệu 1 hình trịn vẽ sẵn trên bảng, giới thiệu tâm 0, bán kính OM,
đường kính AB.



- GV nêu nhận xét: SGK


- Cho HS quan sát hình trịn đã vẽ sẵn trên bảng và giới thiệu tâm O, bán
kính OM, và đường kính AB.


- Lớp tiếp tục quan sát lên bảng và chú ý nghe GV giới thiệu và nắm được:
Tâm hình trịn là điểm nằm giữa hình trịn, bán kính là đoạn thẳng nối tâm với 1
điểm trên hình trịn, đường kính là đoạn thẳng đi qua tâm nối hai điểm trên hình
trịn.


A O B



- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:


+ Hãy so sánh độ dài đoạn thẳng OA và độï dài đoạn thẳng OB.
+ Độ dài 2 đoạn thẳng OA và OB bằng nhau.


+ Ta gọi O là gì của đoạn thẳng AB?
+ O là trung điểm của đoạn thẳng AB.


+ Độ dài đường kính AB gấp mấy lần độ dài của bán kính OA hoặc OB ?
( Gấp 2 lần độ dài bán kính.)


* GV kết luận: Tâm O là trung điểm của đoạn thẳng AB. Độ dài đường kính
AB gấp 2 lần độ dài bán kính.


- Gọi HS nhắc lại kết luận trên.


<b>- </b>Giới thiệu com pa và cách vẽ hình trịn.


- Cho học sinh quan sát com pa.


+ Compa được dùng để làm gì? (Com pa dùng để vẽ hình trịn).
- Giới thiệu cách vẽ hình trịn tâm O, bán kính 2cm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>3. Thực hành- Luyện tập</b>


Bài 1: Củng cố cho HS cách xác định đường kính, bán kính.
- HS đọc yêu cầu .


- GV yêu cầu HS quan sát hình và nêu đúng tên bán kính, đường kính của
hình trịn .


- Gọi HS nêu kết quả.


+ Đường kính MN, PQ còn các đoạn OM, ON, OP, OQ là bán kính.


+ Đường kính: AB, cịn CD khơng phải là đường kính vì khơng đi qua tâm
O.


- Giáo viên nhận xét.


Bài 2: Củng cố cách vẽ hình trịn.
- HS đọc yêu cầu.


- GV hướng dẫn HS cách cầm com pa.làm quen cách vẽ hình trịn.
- HS vẽ hình trịn tâm O bán kính 2 cm; hình trịn tâm I bán kính 3 cm .
- Theo dõi uốn nắn cho các em.


Bài 3: Củng cố cách vẽ đường kính.


- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS vẽ vào vở.


- Cả lớp tự vẽ bán kính OM, đường kính CD vào hình tròn tâm O cho trước,
rồi trả lời BTb.


+ Hai câu đầu sai; + Câu cuối đúng.
- Nhận xét bài làm HS.


<b>4. Vận dung</b>


- GV hệ thống nội dung bài và nhận xét giờ học.


<b>______________________________________</b>
<b>Chính tả (nghe viết)</b>


<b>Ê- ĐI- XƠN</b>
<b>I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU </b>


<b>1. Năng lực đặc thù:</b>


- Nghe và viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xi.
- Làm đúng BT 2 a/b.


<b>2. Năng lực chung</b>


- Hình thành kĩ năng tự chủ, tự học sáng tạo, giải quyết vấn đề ( hoạt động 2)
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp


<b>3. Phẩm chất</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC </b>
- Bảng phụ.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>
<b>1. Khởi động</b>


- Mời 2HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp 4 tiếng có dấu hỏi và 4 tiếng
có dấu ngã.- Gv nhận xét.


<b>- </b>GVgiới thiệu bài:


<b>2 Thực hành- Luyện tập</b>


<b>Hoạt động 1. Hướng dẫn HS nghe viết </b>
* Hướng dẫn chuẩn bị:


- Giáo viên đọc đoạn văn.


- Yêu cầu hai em đọc lại, cả lớp đọc thầm.
+ Những chữ nào trong bài được viết hoa?


+ Viết hoa những chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng Ê - đi - xơn.
+ Tên riêng Ê - đi - xơn được viết như thế nào?


+ Viết hoa chữ cái đầu tiên, có gạch ngang giữa các tiếng.


Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và lấy giấy nháp viết các tiếng khó: Ê
-đi - xơn, sáng kiến...



- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- GV đọc cho HS viết vào vở.
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở.


- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì. GV chấm, chữa bài.
<b>Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập</b>:


Bài 2b : Gọi HS nêu y/c của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT.


- GV mở bảng phụ. 2 HS lên bảng thi làm bài và đọc câu đố.
- Cả lớp nhận xét bổ sung: Chẳng, đổi, dẻo, đĩa - là cánh đồng.
- Cùng với cả lớp nhận xét, chốt lại câu đúng.


- Gọi 1 số HS đọc lại các câu đố đã điền dấu hoàn chỉnh.
<b>3. Vận dung</b>


- GV yêu cầu HS học thuộc câu đố trong bài chính tả.
- GV nhận xét giờ học.


___________________________________


.<b> Tự nhiên xã hội</b>


<b>RỄ CÂY</b>
<b>I. MỤC TIÊU </b>


<b>1.Năng lực chung</b>:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>2. Năng lực đặc thù:</b> Góp phần hình thành năng lực tự chủ tự học, giao tiếp


và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. tư duy lập luận


<b>3. Phẩm chất:</b> GD HS khám phá thế giới xung quanh và u thích mơn Tự
nhiên và xã hội


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


- Tranh, ảnh, mẫu vật thật một số loại rễ cây. Kính lúp.
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>


<b>1. Khởi động</b>


- Nêu chức năng của thân cây đối với đời sống của thực vật?- Cả lớp theo
dõi đánh giá .


<b>- </b>GV giới thiệu bài


<b>2. Khám phá- rút ra kiến thức</b>
<b>Hoạt động 1: Tìm hiểu về rễ cây</b>
<b>Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát.</b>


Gv nêu tình huống:


- Các em thấy rễ cây thường có cấu tạo như thế nào? Có những loại rễ cây
nào?


- Cách mọc của rễ cây ra sao? Mỗi loại rễ cây có tác dụng gì đối với cây?...
Bằng sự hiểu biết của mìnhcác em hãy nêu dự đốn của mình về các ý nêu trên.


<b>Bước 2. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh:</b>



- GV yêu cầu học sinh mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của ḿnh vào
vở TNXH:


- Sau đó tổ chức thảo luận (nhóm 4) để đưa ra dự đốn.(HS nêu miệng
hoặc viết vào băng nhóm, )


*Cho các nhóm đưa ra dự đốn trước lớp


<b>Bước 3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tịi:</b>


- Từ các dự kiến cuả HS, GV tập thành các nhóm biểu tượng ban đầu để
hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các dự kiến


+ HS nêu thắc mắc, đề xuất.
- Có rễ cây to khơng?


- Có rễ cây nhỏ không?


GV: Từ những thắc mắc, đề xuất của các em, cô tổng hợp thành câu hỏi
sau:(GV ghi bảng) Rễ cây có cấu tạo như thế nào và cách mọc của các loại rễ
cây?


- Vậy theo các em, làm cách nào để giải đáp thắc mắc của các bạn?
HS : - Quan sát, đọc thông tin ở sách giáo khoa.


- Hỏi người lớn.
- Xem mạng internet.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Các em đã đưa ra nhiều phương án để giải đáp các thắc mắc trên, nhưng


phương án chúng ta dễ thực hiện ngay tại lớp đó là quan sát tranh vẽ và quan sát
vật thật


<b>Bước 4.Thực hiện phương án tìm tịi</b>


GV cho HS viết dự đốn vào vở trước khi tiến hành với các mục:
- Câu hỏi - Dự đoán


Cách tiến hành Kết luận rút ra.


- Lần lượt tổ chức cho học sinh cho HS tiến hành quan sát
* Tổ chức hướng dẫn


Làm việc theo nhóm: Quan sát rễ cây hoặc sgk tr. 78, 79.
+ HS điền vào phiếu BT.


+ GV đi đến các nhóm hướng dẫn thêm.
- Mơ tả đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm.
- Mô tả đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ củ.


- Mô tả đặc điểm của cọc, rễ chùm, rễ phụ và rễ củ.
* Làm việc cả lớp: HS trình bày kết quả thảo luận.


- HS lần lượt nêu đặc điểm của cọc, rễ chùm, rễ phụ và rễ củ.
- Mỗi học sinh chỉ nói đặc điểm của rễ cây của 1 cây.


- Học sinh nêu tác dụng của rễ cây đối với cây


+ GV hỏi: Theo em, khi đứng trước gió cây có rễ cọc hay rễ chùm sẽ đứng
vững hơn? Vì sao?



+ Vậy cây trồng để chắn bão là cây gì? Cây đó là cây rễ cọc hay cây rễ
chùm.?


- Một số nhóm lên phân loại cây theo nhóm rễ.
<b>Bước 5 Kết luận kiến thức:</b>


- Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu
- HS nêu kết luận


* GV kết luận: Đa số cây có rễ to và dài, xung qung rễ đó đâm ra nhiều rễ
con, loại rễ như vậy được gọi là rễ cọc. một số cây khác có nhiều rễ mọc đều nhau
thành chùm, loại rễ như vậy được gọi là rễ chùm. Một số cây ngồi rễ chính cịn
có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành. Một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ
như vậy gọi là rễ củ.


Cây có hai loại rễ chính, đó là rễ cọc và rễ chùm. Cây có rễ chùm thường
khơng bám được sâu vào lòng đất nên rất dễ bị nghiêng, đổ. Cây có rễ cọc bám
sâu vào lịng đất nên đứng vững hơn.


<b>3. Vận dung</b>


- GV cho HS nhắc lại nội dung bài .
- GV nhận xét tiết học .


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i>Thứ 4 ngày 24 tháng 2 năm 2021</i>
<b>Luyện từ và câu</b>


<b>TỪ NGỮ VỀ SÁNG TẠO. DẤU PHẨY, DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI.</b>
<b>I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU</b>



<b>1. Năng lực đặc thù: </b>


- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm sáng tạo trong các bài tập đọc, chính
tả đã học.( BT1)


- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu(BT2)
- Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi.(BT3)


<b>2. Năng lực chung:</b> Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự
học ( BT2) ; Năng lực hợp tác giao tiếp( BT1)


<b>3. Phẩm chất:</b> Giáo dục HS lòng tự hào về vẻ đẹp trong sáng của Tiếng
Việt


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC </b>
- 1 tờ phiếu khổ to, 2 băng giấy.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>
<b>1. Khởi động</b>


- Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi ở đâu?


+ Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. (ở huyện Thường
Tín, tỉnh Hà Tây)


+ Ơng học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ?(ở Trung
Quốc).


- Nhận xét HS.


- GV giới thiệu bài:


<b>2. Thực hành- Luyện tập</b>


<b>Hoạt động 1: Tìm hiểu về những từ chỉ trí thức</b>
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài


- GV nhắc HS: dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã học và sẽ học ở
tuần 21, 22 để tìm những từ chỉ trí thức và hoạt động của trí thức.


- GV phát giấy cho các nhóm HS làm bài.


- Đại diện mỗi nhóm dán bài lên bảng và đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.


<b>Chỉ trí thức</b> <b>Chỉ hoạt động của trí thức</b>


nhà bác học, nhà thông thái, nhà
nghiên cứu, tiến sĩ


nghiên cứu khoa học


nhà phát minh, kĩ sư nghiên cứu khoa học, phát minh, chế
tạo máy móc, thiết kế nhà cửa


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

thầy giáo, cô giáo dạy học
nhà văn, nhà thơ sáng tác


<b>Hoạt động 2: Ôn về dấu phẩy</b>
Bài tập 2:



- Một HS đọc yêu cầu 4 câu văn còn thiếu dấu phẩy.
- HS làm bài cá nhân.


- GV dán bảng 2 băng giấy đã điền 4 câu văn, mời 2 HS lên bảng làm bài.
Sau đó cho HS đọc lại 4 câu văn, ngắt nghỉ hơi đúng.


a.Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim .


b.Trong lớp, Liên luôn chăm chú nghe giảng .
c.Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt .
d.Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít .
Bài tập 3<b>:</b> HS đọc yêu cầu bài và truyện vui: Điện


- GV giải nghĩa thêm từ: Phát minh.


- Cả lớp đọc thầm lại truyện vui, làm bài cá nhân.


- GV mời 2 HS lên bảng thi sửa nhanh bài viết của bạn Hoa, sau đó đọc kết
quả.


- Truyện này gây cười ở điểm nào? (tính hài hước của truyện là ở câu trả lời
của người anh. Loài người làm ra điện trước, sau đó mới phát minh ra vơ tuyến...
nhưng anh lại nói nhầm: Khơng có điện thì anh em mình phải “ Thắp đèn dầu để
xem vô tuyến”).


<b>4. Vận dung</b>


- GV hệ thống nội dung bài và nhận xét giờ học.
_______________________________



<b>Toán</b>
<b>LUYỆN TẬP</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b> 1. Năng lực đặc thù:</b>


- Củng cố về tâm, bán kính, đường kính của hình trịn.


- Biết dùng com pa để vẽ hình trịn có tâm và bán kính cho trước.
<b>2. Năng lực chung:</b>


- Góp phần hình thành năng lực tự chủ tự học(BT2), giao tiếp và hợp
tác(BT1), giải quyết vấn đề và sáng tạo. tư duy lập luận


3. Phẩm chất: GD HS tính cẩn thận, chính xác khoa học và u thích mơn
tốn


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>
<b>1. Khởi động</b>


- Gọi 1- 2 HS lên vẽ hình trịn có bán kính cho trước.
- Gv nhận xét


- GV giới thiệu bài:


<b>2. Thực hành- Luyện tập</b>


Bài 1:GV vẽ 1 số hình trịn có bán kính và đường kính. Yêu cầu HS nêu tên
các bán kính, đường kính có trong mỗi hình trịn.



- HS thảo luận theo cặp .
- HS trình bày trước lớp


- GV ghi bảng, lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Hình a. Bán kính:OA; OC; OB


Đường kính: AB


Hình b. Bán kính: OM;ON;OP;OQ
Đường kính: MN;PQ


Bài 2<b>: </b>Em hãy vẽ hình trịn có:
a. Tâm O, bán kính 2cm


b. Tâm Q, đường kính 3m


- HS đọc đề rồi thực hành vẽ trên giấy nháp
- GV hướng dẫn hs vẽ


GV hướng dẫn để HS tự vẽ được hình trịn tâm O, bán kính bằng 2 cm và
hình trịn tâm Q, bán kính bằng 3 cm bằng cách đo chiều rộng của com-pa có độ
dài 2 cm và 3 cm rồi vẽ vào vở


- Gọi một em lên bảng lớp vẽ
- Cả lớp chữa bài nhận xét.
<b>4. Vận dung</b>


- Khuyến khích HS về nhà tự vẽ lấy các hình trịn mà các em u thích.
- Nhận xét giờ học.



________________________________
<i>Thứ 5 ngày 25 tháng 2 năm 2021</i>


<b>Thể dục </b>


<b>NHẢY DÂY. TRÒ CHƠI: LÒ CÒ TIẾP SỨC.</b>
<b>I. MỤC TIÊU </b>


<b> 1. Năng lực đặc thù: </b>


- Biết cách nhảy dây kiêủ chụm hai chân và thực hiện đúng cách so
dây,chao dây,quay dây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>2. Năng lực chung: </b>Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL
vận động cơ bản và phát triển các tố chất thể lực, NL hoạt động thể dục, thể thao,
NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL quan sát – Thực hành,...


<b>3. Phẩm chất:</b> Có ý thức chấp hành, tuân thủ kỷ luật, tuân thủ luật chơi. Yêu
thích vận động, thích tập luyên thể dục thể thao.


<b>II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN </b>
- Dây nhảy


<b>III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP </b>
Phần Nội dung dạy học Định


lượng


Phương Pháp lên lớp


Mở


đầu


- GV nhận lớp, phổ biến yêu
cầu giờ học


- Tập bài thể dục phát triển
chung : 1 lần


-Trò chơi: chim bay,cò bay.


5 phút - Đội hình 3 hàng ngang
- Đội hình hàng dọc
- Đội hình hàng dọc



bản


Ôn nhảy dây cá nhân chụm
2 chân :


+ Các tổ tập theo khu vực
đã qui định. GV đi đến từng
tổ nhắc nhở, sửa sai.


+ Lưu ý: Sai: so dây dài
quá hoặc ngắn quá hoặc
quay dây không đều, không
phối hợp.



+ Cách sửa: Khi tập nhảy
dây, cho HS tập nhảy khơng
có dây một số lần để làm
quen, sau đó cho quay dây
chậm để nhảy, động tác bật
nhảy nên nhẹ nhàng.


* Thi xem ai nhảy được
nhiều lần nhất.


- Chơi trò chơi: Lò cò tiếp
sức


Chia số HS trong lớp thành
4 đội, từng cặp 2 em thi đấu
1 lần. Sau đó lấy 2 đội nhất


20 phút


10phút


- Đội hình 3 hàng ngang
- HS tập các động tác .
- GV chia tổ HS ôn luyện
theo khu vực phân công .
- HS ôn luyện


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

thi chung kết để chọn vô
địch



Kết
thúc


- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
- GV hệ thống nội dung bài
và nhận xét tiết học.


5 phút - Đội hình 3 hàng dọc.


_____________________________
<b>Tốn </b>


<b>NHÂN SỐ CĨ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ.</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b> 1. Năng lực đặc thù:</b>


- Biết nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ một lần)
- Giải được bài toán gắn với phép nhân.


<b>2. Năng lực chung</b><sub> Góp phần hình thành năng lực tự chủ tự học (BT1), giao</sub>
tiếp và hợp tác( BT2), giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy lập luận (BT3)


<b>3. Phẩm chất:</b> GD HS tính cẩn thận, chính xác khoa học và u thích mơn
tốn


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC </b>
- Bảng phụ



<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>
<b>1. Khởi động</b>


- Đặt tính rồi tính: 313 x 3; 428 x 2
- Hai học sinh lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
<b>2. Khám phá- rút ra kiến thức</b>


<b>Hoạt động 1. Hướng dẫn trường hợp nhân không nhớ. </b>
- Giáo viên ghi lên bảng phép nhân: 1034 x 2 = ?


- Yêu cầu HS tự thực hiện nháp. Học sinh đặt tính và tính.
1034


x 2
2068


- Gọi HS nêu miệng cách thực hiện phép nhân, GV ghi bảng như SGK.
- Gọi 1 số HS nhắc lại cách thực hiện phép nhân, ghi nhớ


<b>Hoạt động 2. Hướng dẫn trường hợp nhân có nhớ 1 lần. </b>
- Giáo viên ghi bảng : 2125 x 3 = ?


- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào nháp.


- Một em lên bảng thực hiện, lớp nhận xét bổ sung.
2125


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

6375



- Gọi HS nêu cách thực hiện, GV ghi bảng.
- GV lưu ý HS:


+ Lượt nhân nào có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì”phần nhớ” được cộng
sang kết quả phép nhân hàng tiếp theo.


+ Nhân rồi mới cộng phần nhớ ở hàng liền trước.
<b>3. Thực hành- Luyện tập</b>


Bài 1: HS đọc yêu cầu.


- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở.


- Hai HS lên bảng thực hiện, cả lớp nhận xét bổ sung.
2116 1072 1234


x 3 x 4 x 2
6348 4288 2468
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài
- Giáo viên nhận xét HS.


Bài 2: HS đọc yêu cầu .


- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Mời hai học sinh lên bảng giải bài.


- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
1023 1810 1212


x 3 x 5 x 4


3069 9050 4848
- Giáo viên nhận xét HS..


Bài 3: Củng cố giải toán (có phép nhân số có 4 chữ số).
- HS đọc u cầu .


- Bài tốn cho biết gì và u cầu tìm gì?


- HS làm bài vào vở .1 HS làm vào bảng phụ .
- Cả lớp theo dõi chữa bài, chốt lại lời giải đúng .


Bài giải.


Số viên gạch xây 4 bức tường là:
1015 x 4 = 4060 (viên)
Đáp số: 4060 viên
Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu bài và mẫu.


- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.


- Hai HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung:


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- Giáo viên nhận xét HS.
<b>4. Vận dung</b>


- Nhắc lại cách thực hiện phép nhân.
- GV nhận xét tiết học .


_______________________________
<b>Tập viết </b>



<b>ƠN TẬP CHỮ HOA P </b>
<b>I. MỤC ĐÍCH U CẦU</b>


<b>1.Năng lực chung: </b>


- Củng cố cách viết chữ hoa P. Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa P(1
dòng), Ph, B(1 dòng) viết đúng tên riêng Phan Bội Châu(1 dòng) và câu ứng
dụng :Phá Tam Giang…vào Nam(1 lần ) bằng cỡ chữ nhỏ.


- GDMT: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước qua câu ca dao :
Phá Tam Giang nối đường ra Bắc


Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam .


<b>2. Năng lực đặc thù</b>: Góp phần hình thành năng lực tự chủ tự học, giao tiếp
và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo


<b>3. Phẩm chất:</b> Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, gọn gàng
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC </b>


- Chữ mẫu, chữ tên riêng.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>
<b>1. Khởi động</b>


- 2 HS lên bảng viết: Lãn Ông
- Gv nhận xét.


- GV giới thiệu bài:



<b>2. Thực hành- Luyện tập</b>


<b>Hoạt động 1. Luyện viết chữ hoa</b>:


- Yêu cầu HS tìm các chữ hoa có trong bài.


- Các chữ hoa có trong bài: P (Ph) B, C, T, G (Gi), Đ, H, V, N
- Viết mẫu chữ Ph và kết hợp nhắc lại cách viết.


- Yêu cầu HS tập viết vào giấy nháp chữ Ph và các chữ T, V.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

- HS đọc từ ứng dụng: GV giới thiệu về Phan Bội Châu: là một nhà cách
mạng vĩ đại đầu thế kỉ XX của Việt Nam. Ngồi hoạt động cách mạng, ơng cịn
viết nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước .


- GV cho HS xem chữ mẫu đồng thời viết mẫu lên bảng.
- HS viết bảng con.


<b>Hoạt động 3. Luyện viết câu ứng dụng:</b>
- Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng.


Phá Tam Giang nối đường ra Bắc
Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam.
- Gv giải thích 1 số địa danh: Tam Giang, Hải Vân


- Giúp HS hiểu nội dung câu ca dao: Phá Tam Giang ở tỉnh Thừa Thiên
Huế, dài khoảng 60 km, rộng từ 1 – 6 km. Đèo Hải Vân ở gần bờ biển, giữa tỉnh
Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, cao 1444m, dài 20km cách Huế 71,6km.



- Yêu cầu HS luyện viết trên giấy nháp những chữ hoa có trong câu ứng
dụng: Phá Tam Giang, Bắc, Đèo, Hải Vân, Nam.


<b>Hoạt động 4. Hướng dẫn viết vào vở tập viết:</b>
- GV nêu yêu cầu:


+ Các chữ P: 1 dòng; Chữ Ph, B: 1 dòng
+ Viết tên riêng : Phan Bội Châu: 2 dòng
+ Víêt câu ứng dụng : 2 lần


- HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
<b> Hoạt động 5. Chấm, chữa bài.</b>


<b> 4. Vận dung</b>


- Nhận xét bài viết của HS.
- GV nhận xét tiết học .


<b>___________________________________________</b>
<i>Thứ 6 ngày 26 thỏng 2 nm 2021</i>


<b>Tập làm văn</b>


<b>NểI, VIT V NGI LAO ĐỘNG TRÍ ĨC</b>
<b>I. MỤC ĐÍCH U CẦU </b>


<b>1. Năng lực đặc thù</b>


- Kể được một vài điều về một người lao động trí óc mà em biết theo gợi ý
trongSGK(BT1)



- Viết lại những điều em vừa kể thành 1 đoạn văn (khoảng 7 câu).(BT2)
<b>2. Năng lực chung</b>: Góp phần hình thành năng lực tự chủ tự học (BT1),
giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo (BT2)


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC </b>
- Tranh minh hoạ.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>
<b>1. Khởi động</b>


+ Hãy kể tên một số nghề lao động trí óc?
- HS kể: bác sĩ, giáo viên, kĩ sư, bác học, …
.- Cả lớp theo dõi nhận xét .


<b>- </b>GV giới thiệu bài:


<b>2. Thực hành- Luyện tập</b>


<b>Hoạt động 1: Nói về một người lao động trí óc</b>
Bài tập 1: Một HS đọc yêu cầu bài và câu hỏi gợi ý.


- Yêu cầu 1 HS nói về một người lao động trí óc mà em chọn để kể theo gợi
ý.


- Người đó tên gì ? Làm nghề gì? Ở đâu? Cơng việc hàng ngày của người
ấy là gì? Em có thích làm công việc như người ấy không?


- Để HS dễ dàng khi chọn kể về một người lao động trí óc, GV lưu ý HS có
thể kể về một người thân trong gia đình (ơng, bà, cha, mẹ, chú, bác, anh, chị,


em,...), một người hàng xóm; cũng có thể là người em biết qua đọc truyện, sách
báo, xem phim...


- Một HS nói về người lao động trí óc mà em chọn kể theo gợi ý trong SGK
- Yêu cầu học sinh tập kể theo cặp.


- Mời 4 - 5 học sinh thi kể trước lớp.


+ Ví dụ : Người lao động trí óc mà em biết đó là bố em. Bố em là giáo viên
của trường Tiểu học. Công việc hằng ngày của bố là giảng bài cho các học sinh
thân yêu.Tối nào em cũng thấy bố miệt mài đọc sách, hoặc làm việc trên máy vi
tính. Bố em rất say mê cơng việc của mình.


- GV cùng cả lớp nhận xét.


<b>Hoạt động 2: Viết về một người lao động trí óc</b>
Bài 2:Gọi 1 HS đọc u cầu của bài.


- Hướng dẫn HS dựa vào những điều vừa nói ở bài tập 1 để viết thành một
đoạn văn có chủ đề nói về một người lao động trí óc từ 7 – 10 câu.


- Yêu cầu HS viết bài vào VBT.
- Theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- Mời 5 - 7 học sinh đọc bài trước lớp.


- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn nói hay nhất.
- Nhận xét một số bài.


- Thu bài học sinh về nhà chấm, nhận xét. <b> </b>
<b>4. Vận dung</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<i>_____________________________________</i>


<b>Toán</b>
<b>LUYỆN TẬP</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b>1.Năng lực đặc thù:</b>


- Biết nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số(có nhớ một lần)


<b>2. Năng lực chung:</b> Góp phần hình thành năng lực tự chủ tự học( BT1,2,3),
giao tiếp và hợp tác (BT2), giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy lập luận


3. Phẩm chất: GD HS tính cẩn thận, chính xác khoa học và u thích mơn
tốn


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>
- Bảng phụ


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>
<b>1. Khởi động</b>


- Đặt tính rồi tính: 1810 x 5 1121 x 4 1023 x 3 2005 x 4
- 4HS lên bảng làm bài.


- Cả lớp theo dõi, nhận xét bài bạn.
- Nhận xét HS.


- GV giới thiệu bài:



<b>2. Thực hành- Luyện tập</b>
Bài 1.HS đọc yêu cầu.


- Yêu cầu HS tự làm vào vở.
- Mời 3HS lên bảng chữa bài.
a. 4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258


b.1052 + 1052 + 1052 = 1052 x 3 = 3156
c. 2007 + 2007 + 2007 + 2007


= 2007 x 4 = 8028


- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở KT.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.


Bài 2: HS nêu yêu cầu của BT.


- Yêu cầu cả lớp làm vào vở. Mời một HS lên bảng giải bài.
- Một HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung:


SBC 423 <b>423</b> <b>9604</b> <b>5355</b>


SC 3 3 4 5


Thươn


g <b>141</b> 141 2401 1071


- Yêu cầu lớp theo dõi và chữa bài.


- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3:Mời một HS đọc bài toán.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

- Mời một HS lên giải bài trên bảng.
Bài giải


Số lít dầu cả hai thùng là :
1025 x 2 = 2050 (l)
Số lít dầu cịn lại là :
2050 – 1350 = 700 (l)


Đáp số: 700 l dầu
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài.


Bài 4<b>: </b>Gọi HS đọc y/c bài.


- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở.
- Mời 3HS lên bảng chữa bài.


Số đã cho 1015 1107 1009


Thêm 6 đơn vị <b>1021</b> <b>1113</b> <b>1015</b>


Gấp 6 lần <b>6090</b> <b>6642</b> <b>6054</b>


- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
<b>4. Vận dung</b>


- GV cùng HS hệ thống nội dung bài và nhận xét tiết học .

_____________________________




<b>Hoạt động tập thể</b>
<b>SINH HOẠT LỚP </b>


<b>GIỚI THIỆU MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ Ở HÀ TĨNH</b>
<b>1. MỤC TIÊU </b>


<b>1. Năng lực đặc thù:</b>


- HS thấy được những ưu điểm, tồn tại trong tuần 22 .Từ đó có hướng khắc
phục ở tuần 23


- Vạch ra kế hoạch tuần 23.


- HS biết 1 số di tích lịch sử trên quê hưng Hà Tĩnh
<b>2. Năng lực chung:</b>


GDHS kĩ năng mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin
<b>3. Phẩm chất:</b>


- GDHS lòng tự hào và tình yêu quê hương đất nước
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


1 số câu hỏi


<b>II CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>


<b>Hoạt động 1. Đánh giá các hoạt động trong tuần 22. Lập kế hoạch tuần</b>
<b>23</b>



<b>1. Đánh giá các hoạt động trong tuần 22</b>
1 Tổ trưởng các tổ đánh giá


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

2. Lớp trưởng nhận xét
3. GV nhận xét


<b>1. Nề nếp:</b>


- Nề nếp sinh hoạt, ra vào lớp tốt.
- Duy trì sĩ số lớp tốt. Đi học đúng giờ.


- Nề nếp và tinh thần học tập của học sinh có nhiều tiến bộ.
<b>2.Học tập</b> :


- Nhiều học sinh có ý thức trong học tập: Anh Thư, Gia Linh, Phúc Lâm,
Gia Linh


- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc.
- Vệ sinh trực nhật sạch sẽ.


<b>3. Tồn tại</b>:


- Nhiều em còn viết chữ chưa đẹp, chưa cẩn thận, chưa đúng độ cao con
chữ, đặt dấu câu chưa đúng vị trí, cần cố gắng khắc phục: H Huyền, Bảo, Đức,
Hùng..


<b>2.Bình bầu cá nhân, tổ xuất sắc trong tuần.</b>
- Cả lớp bình bầu. Gv bổ sung.


- Tuyên dương:



+ Cá nhân: Ánh, Thương, Gia Phụng, Phúc Lâm, Gia Linh, T Hưng, Bảo
Long, Châu


+ Tập thể: tổ 2.


<b>3. Lập kế hoạch tuần 23</b>


- Tiếp tục duy trì sĩ số, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Tích cực xây dựng bài trong từng tiết học.


- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập của lớp.


- Thực hiện vệ sinh trong và ngồi lớp, ln giữ cho lớp học đẹp, thân thiện,
biết chăm sóc cây và hoa trong lớp, trường.


- Nhắc nhở HS tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.


- Mặc đồng phục đúng quy định; thực hiện tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
- Phân công giúp đỡ bạn yếu: Anh Thư – H Huyền, Gia Linh- Bảo,
Hậu-Khôi.


- Tăng cường luyện chữ viết, rèn đọc cho HS.


- Đẩy mạnh các hoạt động của Đội, lớp, trường đề ra.


- Thực hiện nghiêm túc nội quy bán trú cũng như đọc sách ở thư viện
- Động viên HS giải bài gửi các báo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Đình làng Tứ Mỹ thuộc thôn Tứ Mỹ, tổng Đậu Xá, nay là xã Sơn Châu,


huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, cách thành phố Vinh khoảng 50km về phía Nam. Từ
Vinh, theo đường quốc lộ 1A đến thị xã Hồng Lĩnh rẽ đường quốc lộ 8 đến cột
mốc 38 đi vào 100m là đến di tích. Đình làng Tứ Mỹ là nơi đã chứng kiến cuộc
đấu tranh quyết liệt của nhân dân toàn tổng chống lại việc xây đồn Rú Đá của kẻ
thù vào giữa mùa thu năm 1930.


Đình làng Tứ Mỹ được xây dựng năm 1912. Đình có 5 gian, với kiến trúc
đơn giản. Nguyên vật liệu xây đình là gạch, ngó, gỗ mít. Trong đình có 6 dãy cột,
mỗi dãy 4 cột. Đường kính mỗi cột từ 200-220cm. Ở gian cuối cùng có mái hồi kê
những bộ phản để đặt mâm cúng tế. Còn tất cả các gian khác đều dùng để ngồi
trong các cuộc họp làng, ma chay, đình đám. Đối diện với phía bệ thờ là cửa chính
lên xuống (có 5 bậc). Phía trước mặt đình là một sân rộng, bằng phẳng.


Như vậy, đình làng Tứ Mỹ là nơi đã chứng kiến và diễn ra 3 cuộc biểu tình,
đấu tranh của nhân dân Hương Sơn trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Trước
cách mạng tháng Tám, các đồng chí cán bộ đảng cũng đã mở lớp truyền bá quốc
ngữ, đọc sách báo cách mạng cho quần chúng nhân dân. Trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, đình Tứ Mỹ là nơi tập trung con em Đậu Xá lên
đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc. Với giá trị lịch sử đó, năm 1990, đình làng Tứ
Mỹ đã được Bộ Văn Hóa cơng nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia.


<b>*Khu di tích lịch sử cách mạng Roộc Cồn</b>


Khu di tích lịch sử cách mạng Roộc Cồn thuộc xóm Bính (hay cịn gọi là
khe Tù Và) nay thuộc xã Phú Phong, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Khu di tích
gồm có: địa điểm Rọơc Cồn và đền Cây Chay.


Du khách đi đến di tích bằng phương tiện ô tô, xe máy rất thuận lợi. Từ
trung tâm thành phố Hà Tĩnh theo hướng Tây (đường đi Khe Giao) khoảng 40km
đến huyện lỵ Hương Khê, rẽ phải đi vào 2km là đến di tích.



<b>*Xóm Chùa</b>


Xóm Chùa cịn có tên gọi khác là xóm Rú Đất hay xóm Chiến Thắng thuộc
xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Tên gọi di tích mang ý nghĩa địa
danh.


Trước năm 1945, di tích thuộc xã Bát Trạc, tổng Nga Khê. Năm 1949, Bát
Trạc nhập với xã Đông Lâm thành xã Hồng Phong. Năm 1953, xã Hồng Phong
tách thành các xã: Yên lộc, Nhân Lộc, Khánh Lộc và Vĩnh Lộc; di tích Xóm Chùa
thuộc xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc. Hiện nay di tích thuộc xóm Chiến Thắng, xã
Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.


Từ trung tâm thành phố Hà Tĩnh, du khách có thể đi bằng ơ tơ, xe máy, xe
đạp theo Quốc lộ 1A về phía Bắc đến thị trấn Nghèn (Can Lộc) rẽ trái theo đường
tỉnh lộ 12 đi Ngã Ba Đồng Lộc, đến ngã ba Chợ Đình rẽ phải về Chợ Nhe, đi tiếp
2km theo đường liên hương Vịnh - Thượng là đến di tích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Nhà lao Hà Tĩnh (còn gọi nhà giam hoặc đề lao), được ra đời và tồn tại cùng
với việc lập thành Hà Tĩnh năm 1831.


Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà Nguyễn bỏ trấn lập tỉnh Hà Tĩnh, Tỉnh
thành ở xã Trung Tiết (nay là thành phố Hà Tĩnh). Công cuộc xây đắp lũy thành
kéo dài trong 3 năm (1831-1833). Nhà lao cùng các tổ chức bộ máy cai trị chuyển
về đây và được xây bằng gỗ, lá.


Bước 2 : GV cho HS xem 1 số hình ảnh các di tích
Bước 3 : GV tổng kết nhận xét.


</div>


<!--links-->

×