Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tài liệu D:BẢN TỔNG KẾT CỦA kissinger.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.03 KB, 20 trang )

viết tay đề tặng: „Tặng Henry, với lòng biết ơn về những lời khuyên đáng tin cậy, Gorge
W. Bush“. Chúng tôi phải hình dung những lời khuyên của ông như thế nào? Ông có gặp
tổng thống thường xuyên không?
Henry Kissinger: Cứ khoảng bốn đến sáu tuần là chúng tôi nói chuyện với nhau. Những
cuộc gặp gỡ này không thường xuyên. Chúng tôi nói chuyện mặt đối mặt thôi, không có
văn bản kèm theo. Và trước hết chúng tôi ít khi nói chuyện về thời sự chính trị.
Hỏi: Vậy thì các ông nói về những chủ đề gì?
Henry Kissinger: Chúng tôi nói chuyện về những chiến lược tương lai, về những sự phát
triển trong lãnh vực ngoại giao, về mối quan hệ với các nước khác, thí dụ như với Trung
Hoa, Hàn Quốc, Nga và Iran. Hầu như chúng tôi không hề nói chuyện về các đề tài tuần tới
chúng ta phải làm gì ở Irak. Tôi hy vọng là ông hiểu rằng tôi không có một chức vụ chính
thức nào. Theo kinh nghiệm của tôi mỗi vị tổng thống sớm hay muộn gì cũng tìm ra người
giúp ông ta để triển khai một viễn cảnh mang tính triết lý và ý niệm.
Hỏi: Ông làm việc này cho Georg W. Bush?
Henry Kissinger: Còn nhiều người khác nữa. Tổng thống có đủ người chung quanh ông ta
để lo những công việc hàng ngày. Ông cần đến một vài người không thuộc bộ tham mưu
để có thể thảo luận về đường lối chung.
Hỏi: Ông nhận xét thế nào về Tổng thống?
Henry Kissinger: Người châu Âu và New York nhìn ông như một nhân vật biếm họa.
Nhưng cần phải nói rõ hơn: Năm 2000 tôi đã ủng hộ John McCain, không ủng hộ Georg
W. Bush. Dạo đó tôi không hề quen cá nhân ông Bush. Hiện nay tôi có thể nói là: Đối với
người châu Âu Bush là người khó hiểu, bởi vì ông ta xuất thân từ một tiểu bang có ít các
mối quan hệ quốc tế. Ông ta là một người yêu nước nồng nàn và có ý thức trách nhiệm
cao. Ông ta thông minh, cho dù khi nhiều người phê bình ông khẳng định điều ngược lại.
Ông ta là một ngưòi biết đặt những câu hỏi hay. Ông ta hiểu rõ rằng cái gọi là thách thức
cuả bọn khủng bố là một hiện tượng toàn cầu. Ông ta nhận trách nhiệm về những quyết
định của mình. Ông hiểu rõ vấn đề. Ông có nhiều khó khăn tìm những cộng sự viên để
theo đuổi mục tiêu của ông về phương cách thuyết phục, đặc biệt những người nghĩ ra
những chiến thuật thích nghi với văn hoá của những xã hội khác.
Hỏi: Một mặt, hiện nay nước Mỹ
là siêu cường duy nhất với sự chế


ngự về chính trị, kinh tế và quân
sự không thể nào so sánh được.
Nhưng mặt khác, hình ảnh của
nước Mỹ lại xấu hơn so với trước
đây. Ông giải thích thế nào về sự
tương phản này?
Henry Kissinger: Chúng ta đang sống trong một thời đại phức tạp. Đúng, nước Mỹ là siêu
cường duy nhất. Nhưng mà nhiều vấn đề của thế giới hiện đại không thể giải quyết bằng
giải pháp quân sự. Chính vì thế mà một nước như Mỹ có thể có quyền lực mà đồng thời
cũng không gây những ảnh hưởng tương xứng. Phong trào chống Mỹ như ông mô tả chỉ có
phát triển mạnh ở Âu Châu và Trung Đông. Phong trào này không đủ mạnh ở Trung Hoa,
Nhật Bản và Nam Dương.
Hỏi: Ở Âu Châu phong trào này chưa bao giờ mạnh hơn so với bây giờ.
Henry Kissinger: Nước Mỹ vẫn còn coi mình như là một quốc gia vào thế kỷ 19, một đất
nước bảo vệ quyền lợi của riêng mình. Ở Âu châu tuy vẫn còn nhiều quốc gia, nhưng quốc
gia không còn là điểm đặc trưng nhận dạng quan trọng nhất cho con người sống ở đó nữa.
Hỏi: Ông nghĩ gì khi nhận xét như vậy? Người Pháp, người Ý, người Đức, nhiều người sẽ
phản bác ý kiến cuả ông.
Henry Kissinger: Nhưng mà có lẽ họ sẽ không phản bác, một khi vấn đề được đặt ra là
liệu một chính quyền có thể đòi hỏi dân chúng hy sinh cho chính sách của mình hay không
– kể cả ở chính sách đối nội lẫn đối ngoại. Ở Âu châu hoà bình là mục tiêu quan trọng nhất
trong chính sách đối ngoại, trong khi đó ở Mỹ nó chỉ là một mục tiêu quan trọng trong
nhiều mục tiêu khác. Nhưng dĩ nhiên phương sách của chính quyền Bush trong nhiệm kỳ
đầu tiên đã tạo ra quá nhiều vấn đề làm cho phong trào chống Mỹ gia tăng trên toàn cầu.
Hỏi: Lý do quan trọng nhất trong đó là chiến tranh tại Irak.
Henry Kissinger: Tôi cho rằng chiến tranh Irak là biểu tượng cho sự phát triển này. Cho
dầu cuộc chiến này là lý do chủ yếu cho thái độ chống Mỹ, chúng ta không thể giải quyết
vấn đề bằng cách đơn giản là rút quân ra khỏi Irak. Ngay cả khi quân đội Mỹ rút toàn bộ ra
khỏi nước này, cuộc chiến vẫn tiếp tục. Và những xung đột tại Trung Đông cũng không
giải quyết. Điều tiên quyết là phải có một giải pháp chính trị. Dẫu có những bất đồng quan

điểm trước đây, Mỹ và Âu châu có một quan tâm chung là tìm ra một kết quả về chính trị.
Hỏi: Ngay từ đầu chính ông đã ủng hộ chiến tranh Irak.
Henry Kissinger: Tôi ủng hộ quyết định tấn công Irak, đúng. Nhưng mà tôi cũng công
khai phê bình các quyết định khác. Tôi đồng ý tấn công để lật đổ Saddam, và sau đó thì
toàn bộ việc điều hành phải để cho quốc tế làm như trước đây đối với Balkan.
Tổng thống G.W.Bush và ông Kissinger
Hỏi:N gay trước khi khởi đầu cuộc chiến thì đã rõ là việc này không thực hiện được, Mỹ
và Anh đã đứng ở một vị thế khá đơn độc.
Henry Kissinger: Tôi không đồng ý điểm này. Vào tháng 6 năm 2003, nhiều quốc gia
trong đó có Pháp và có lẽ cả Ấn Độ đều sẵn sàng tham dự với điều kiện là một can thiệp
quốc tế phải được thành hình. Tình hình phát triển khác đi. Tôi cho là không thể nào đạt
được việc mà chúng ta có thể dân chủ hoá Irak trong ngắn hạn, điều mà có thể tìm sự ủng
hộ cúa công luận tại Mỹ. Tôi không bao giờ tin là một chính quyền quân sự có thể thiết lập
tại Irak mà không dẫn tới những phong trào kháng chiến.
Nếu hiện nay chúng ta lập một bản tổng kết, chúng ta phải nói là tổn thất lên quá cao. Và
bây giờ thì sao? Nếu Mỹ ở lại Irak thì những thành công quân sự cũng không được nhiều
người đánh giá cao. Nhưng nếu Mỹ rút ra, điều này sẽ gây bất ổn tại Libanon, Jordanie va
Saudi-Arabien. Bọn khủng bố sẽ di chuyển căn cứ tới Irak, đây là khả năng có thể xảy ra.
Và các quốc gia lân cận như Thổ Nhĩ Kỳ và Iran sẽ là mối quan tâm của họ tại Irak, khi
cần thiết họ sẽ theo đuổi một giải pháp quân sự.
Hỏi: Theo ông thì sẽ không có giải pháp?
Henry Kissinger: Giải pháp không phải chỉ bằng cách quân sự mà còn là chính trị. Quá
nhiều người chỉ xoáy quanh mối quan hệ giữa Iran và Mỹ. Nhưng cuộc thảo luận về đề tài
này tiếc là chỉ theo đuổi một phương châm: Chúng ta không thắng được bằng chiến tranh,
chúng ta phải đàm phán. Nhưng mà ông có thể tin chắc là các nhà thuơng thuyết ngồi vào
bàn dễ dàng và thuyết phục được nhau với những lập luận hợp lý về sự ổn định tại Trung
Đông cần đến?
Để đạt tiến bộ, người ta cần phải đạt được ba mục tiêu: thứ nhất, cả hai phiá phải tin rằng
không ai có thể thành công bằng giải pháp quân sự, thứ hai, cần phải tạo ra một môi trường
cần thiết để có thể đạt được một sư quân bình cán cân quyền lực. Thứ ba, cần phải có một

chính sách ngoại giao cương quyết, có xác định mục tiêu và phối hợp. Tôi tin rằng cả hai
phiá đang tìm đúng hướng.
Hỏi: Ông có lần nói kết cục của cuộc chiến tranh ở Irak quan trọng hơn nhiều so với kết
cục của chiến tranh ở Việt Nam.
Henry Kissinger: Vâng, tôi vẫn giữ quan điểm ấy.
Hỏi: Cho mãi đến nay thì chiến tranh Việt Nam đã làm tổn thương tinh thần người Mỹ khá
sâu đậm.
Henry Kissinger: Sự tổn thương do cuộc chiến tranh Irak gây nên sẽ còn sâu đậm hơn.
Sau khi chiến cuộc Việt Nam kết thúc, thì tình hình tại Đông Nam Á ổn định. Nhưng mà
ổn định tình hình Trung Đông sẽ khó khăn hơn nhiều. Tôi hy vọng một ngày nào đó sẽ có
người phân tích chiến tranh Việt Nam khách quan hơn. Cho đến nay không ai thành công
trong việc này, dù với tất cả mọi cố gắng.
Hỏi: Ông muốn gì đến tính khách quan? Mỹ muốn dùng phương tiện quân sự để chiến
thắng Cộng sản tại Việt Nam. Cuộc chiến phải trả bằng hàng triệu sinh mạng của người
Việt từ hai phiá. Cuối cùng Mỹ phải rút khỏi Việt Nam. Việt Nam được coi như là một
nguyên nhân tạo một phong trào chống Mỹ khắp thế giới.
Henry Kissinger: Câu hỏi của ông đơn giản vấn đề quá mức. Mỹ đã can thiệp sau khi Hà
Nội đã đột nhập vào Nam Việt nam với những sư đoàn chính quy. Mỹ đã làm điều ấy, các
chính quyền Kennedy và Johnson thử áp dụng nguyên tắc chính sách ngăn chặn, một chính
sách đã áp dụng thành công tại châu Âu. Tại Việt Nam, phương cách này đã thất bại;
nhưng thật ra không công bình khi tố cáo kẻ đã chống lại cuộc xâm lăng, thay vì tố cáo
những kẻ đã xâm nhập miền Nam.
Mục tiêu quan trọng nhất của Mỹ là giúp cho dân chúng miền Nam Việt Nam có một cơ
hội để tự quyết định vận mệnh của mình. Mục tiêu này đã đạt được trong hoà ước 1973.
Trước đó chính quyền Nixon đã rút 510 000 người lính, dù là đơn phương. Năm 1971 Mỹ
đã chấm dứt mọi cuộc chiến trên đất liền, tổn thất đã giảm đến 90 phần trăm. Đó là một
loại chiến thắng.
Hỏi: Một cuộc chiến thắng của Mỹ ở Việt Nam?
Henry Kissinger: Trong ý nghiã là chúng tôi đã được mục tiêu những gì mà chúng tôi đã
muốn đạt được trong bản chất của vấn đề. Một điều kiện duy nhất cuả Bắc Việt mà chúng

tôi luôn luôn chống đối là Hà Nội đòi hỏi diễn tiến hoà bình chỉ có thể khởi đầu khi chính
quyền miền Nam sụp đổ. Theo quan điểm của Hà Nội thì tất cả mọi vấn đề khác chỉ có thể
thảo luận khi sau sự sụp đổ này, nói một cách khác, trong sự hỗn loạn về chính trị. Chúng
tôi cho rằng đây là một điều kiện không danh dự- nhất là đối với giới lãnh đạo của một liên
minh dân chủ trong thời kỳ cao điểm của chiến tranh lạnh. Sau khi Hà Nội đồng ý rằng
chính quyền Sài gòn có thể còn tại chức, chúng tôi đã có thể giải quyết các vấn đề khác nội
trong một vài tuần lễ.
Hỏi: Ông thực sự nghĩ rằng Mỹ đã chiến thắng vào năm 1972?
Henry Kissinger: Tôi hiểu sự chế diễu của ông. Ông hãy để cho tôi nhắc lại những điểm
chính trong thoả thuận của năm 1972: ngưng bắn vô điều kiện. Chính quyền Sài gòn phải
còn nắm quyền. Viện trợ quân sự và kinh tế của Mỹ phải được tiếp tục – đặc biệt là viện
trợ quân sự không chỉ giới hạn trong việc cung ứng những phụ tùng thay thế. Bộ đội Bắc
Việt phải rút khỏi Lào và Kampuchia. Không một đơn vị nào của Bắc Việt được phép xâm
nhập miền Nam. 30.000 lính Mỹ còn lại sẽ phải rút khỏi Việt Nam. Tất cả sẽ được giám sát
bởi bốn quốc gia trung lập. Không có một nội dung nào trong những thoả thuận này có thể
đạt được trước năm 1972 như các huyền thoại hiện nay có thể lên tiếng. Chúng tôi không
biết rằng nếu những cam kết này có được đảm bảo hay không, nếu như Mỹ vẫn tiếp tục
viện trợ quân sự và kinh tế.
Watergate đã làm điều này không thực hiện được, vì uy tín của Nixon tiêu tan và quốc hội
thù nghịch nắm quyền. Quốc hội đã cấm các phản công quân sự chống lại các vi phạm
trầm trọng việc ngưng bắn, làm giảm thiểu các viện trợ quân sự và kinh tế cuả Mỹ cho Việt
Nam đến một phần ba và cắt toàn bộ viện trợ cho Kampuchia. Vào thời điểm này không
còn lực lượng Mỹ ở Việt Nam và cũng không còn tổn thất nào về phía Mỹ. Chúng tôi đã
ngưng viện trợ cho một nước đồng minh, một phần chính vì những tranh chấp về chính trị
nội bộ của chúng tôi.
Hỏi: Khi nghe ông nói người ta có thể cảm nhận rằng những năm thời chiến vẫn còn sống
động đối với ông.
Henry Kissinger: Dĩ nhiên, vào lúc đó tôi đứng vào trọng tâm của mọi diễn biến. Đó là
một bi kịch não lòng.
Hỏi: Và ông nghĩ lại những biến cố này qua cuộc chiến Irak?

Henry Kissinger: Đây là một cuộc chiến tranh khác biệt. Việt Nam là một phần của chiến
tranh lạnh và cuộc chiến này đã qua đi quá lâu. Không, Irak không phải là Việt Nam.
Nhưng một vấn đề ngày xưa vẫn làm tôi suy nghĩ: Những cuộc thảo luận về chính trị quốc
nội đã rơi vào điểm nào để lọt ra ngoài vòng kiểm soát đến độ nó tạo ra những huyền thoại.
Từ đâu mà có sự cưỡng chế phải chấm dứt chiến tranh Việt Nam khi mà chúng ta không
còn lính Mỹ đóng ở đó nửa. Đáng lý ra chúng ta phải tiếp tục viện trợ cho Việt Nam,
nhưng mà thế hệ chống đối cần sự thoả mãn.
Hỏi: Sự chống đối chiến tranh Việt Nam khởi đầu từ trước năm 1972…
Henry Kissinger: Vâng, từ năm 1968. Sự chống đối thay đổi qua thời gian. Trưóc tiên sự
chống đối có nghiã là cuộc chiến không mang đến thắng lợi với các phương thức sẵn có.
Tôi đồng ý điểm này. Điều này có nghiã là do phong trào phản chiến chúng ta phải thương
thuyết. Tôi cũng lại đồng ý điểm này. Và cũng xin ghi nhận thêm: 1967 Mỹ đã có những
tiếp xúc bán chính thức với Hà Nội. Sau đó lại có quan điểm cho rằng chiến tranh là một
thí dụ tiêu biểu tinh thần phi đạo đức của Mỹ, một căn bịnh mà xã hội Mỹ gặp phải.
Là một ngưòi ty nạn được thụ hưởng nền dân chủ của Mỹ, tôi không đồng ý với tiền đề
cho rằng Mỹ là không có đạo đức. Và tôi cũng đã không đồng ý cho một giải pháp rút quân
không điều kiện. Chúng tôi đã đặt ra đòi hỏi là dân chúng Nam Việt Nam phải quyết định
lấy vận mệnh của mình.
Hỏi: Điều này làm ông nhớ lại tình hình hiện nay tại Irak?
Henry Kissinger: Quá nhiều người hiện nay chỉ giam hãm minh trong một ý tưởng duy
nhất: Các anh phải chấm dứt chiến tranh. Những người này muốn nói tới loại chiến tranh
nào? Khi xưa tại Việt Nam, cộng sản miền Bắc xâm nhập miền Nam, vì chúng ta không
giúp miền Nam nữa. Hiện nay giải pháp cũng phải là chính trị, giải pháp này không chỉ đạt
được qua việc rút quân.
Hỏi: Qua những cuộc thương thuyết với Bắc Việt Nam ông đã được trao giải thưởng
Nobel về hoà bình năm 1973. Một trong những cộng sự viên của ông sau này kể lại là ông
phản ứng một cách rất ngạc nhiên: “Ai đoạt giải? Sao lại là tôi?”
Henry Kissinger: Tôi không biết rằng tôi vào vòng chung kết của giải này, chính vì thế mà
tôi không tin như vậy. Tôi không hề gây áp lực để đoạt giải. Sự ngạc nhiên của tôi không
phải ở chỗ là tôi không hề nghĩ mình xứng đáng đoạt giải. Tôi đã hãnh diện về những gì

mà chúng tôi đã đạt được ở Việt Nam.
Hỏi:N hìn lại những năm làm việc với chức vụ cố vấn an ninh và ngoại trưởng, ông có
điều gì hối hận không, ông có phạm phải những sai lầm nào không? Thí dụ như việc ném
bom Kampuchia, phải chăng đó là một sai lầm nghiêm trọng?
Henry Kissinger: Tôi muốn giới hạn câu trả lời cuả tôi vào việc ném bom những căn cứ
Bắc Việt dọc theo biên giới Kampuchia. Không, tôi không tin đó là một sai lầm. Anh sẽ
làm gì khi anh ở vào tình trạng của chúng tôi khi đó? Bên kia biên giới Kampuchia có bốn
sư đoàn và họ giết hằng ngày hằng trăm lính Mỹ. Tại sao nguyên tắc trung lập phải bảo vệ
họ?
Hoàng thân Sihanouk, Quốc Trưởng Kampuchia, dường như cũng nhận ra như thế. Hai
tháng sau khi đợt không tập đầu tiên trên vùng trú quân Bắc việt, Sihanouk đã trả lời về
cuộc ném bom B 52 trong một cuộc họp báo ngày 13/5/1969 là: ”Tôi không chống đối việc
oanh tạc các căn cứ Việt Cộng, bởi vì tôi không hề nghe đến việc ném bom bao giờ. Tôi
không biết về vấn đề này, bời vì có những khu vực không hề có nguời Kampuchia ở.
Không ai bị trúng đạn, không ai, không một ngưòi Kampuchia nào.”
Hỏi: Sự can dự của Mỹ đưa đất nưóc này vào tình trạng hỗn loạn. Cuối cùng Pol Pot nắm
quyền và xây dựng một chế độ khủng bố.
Henry Kissinger: Thú thật với ông khi nhận trả lời cho cuộc phỏng vấn này của một tờ
báo mà tôi luôn tôn trọng, và các vị chủ biên trước đây và hiện nay của nó là những người
mà tôi luôn kính quý, tôi không hề nghĩ rằng tôi phải trả lời như trong một phiên toà xử tội
về những biến cố của bốn thập niên trước bằng giọng điệu này. Tại sao ông nói sự tự vệ
cuả người Mỹ mà không nói là sự tấn công của Hà Nội gây nên sự hỗn loạn? Ông tin là Pol
Pot đã nhân đạo hơn khi ông ta có thể nắm quyền bốn năm sớm hơn hay sao? Ông ngụ ý
rằng một phản ứng duy nhất hợp pháp trước sự tấn công của nhóm người sát nhân diệt
chủng là chủ trương hiếu hoà và thụ động sao? Vấn đề đặt ra là do đâu mà có sự hỗn loạn.
Lại cũng là một vấn đề thuộc về tranh luận nội tình của nuớc Mỹ. Chúng tôi không được
phép viện trợ thêm 300 triệu cho Nam Việt Nam, chúng tôi không được phép gởi quân vào
các quốc gia lân cận để giúp đỡ.
Hỏi: Ông được coi như là ngưòi đại diện tiêu biểu cho cái gọi là học thuyết chính sách
thực tiễn.

Henry Kissinger Ông đánh đồng chính sách thực tiễn với chính sách về quyền lực. Tôi thì
không như vậy. Ngay cả Bismarck, một ngưòi cổ vũ cho chính sách thực tiễn, đã từng nói
điều tốt đẹp nhất mà một chính khách có thể làm được là lắng nghe những bước đi của
Chúa, nắm lấy gấu áo của Ngài, và cùng đi với Ngài đi trên một chặng đường ngắn. Là một
chính khách theo đường lối thực tiễn, người ta cần đến những giá trị và trên căn bản những
giá trị đó mà ngưòi ta hành động. Tôi không chấp nhận sự phân biệt giữa chính sách thực
tiễn và những giá trị! Tôi phân biệt giữa một chính sách thực tiễn và một chính sách ngoại
giao lý tưởng. Những ngưòi có lý tưởng tin rằng mỗi một quan niệm có thể thực hiện được
trong một thời gian nhất định, tốt nhất phải làm ngay. Những nhà chính sách thực tiễn tin
vào những giá trị, tuy nhiên ông ta cũng biết cái gì có thể làm được. Là một nhà chính
khách thực tiễn tôi xin nói với ông là: Quá nhiều ngưòi chết vì các cuộc thánh chiến hơn là
chết vì các chính khách.
Hỏi: Điều đáng ngạc nhiên hơn là làm sao mà ông lại có thể có quan hệ tốt với nhóm
người theo thánh chiến, những người theo trường phái tân bảo thủ của chính quyền Bush
như vậy.
Henry Kissinger: Lại một giọng điệu mai mỉa không cần thiết. Giới này đã công kích tôi
từ hơn một thập kỷ truớc khi thuật ngữ tân bảo thủ này được phổ cập ở châu Âu. Tôi
thường đồng ý với cách phân tích của học phái này nhưng ít khi đồng ý với các giải pháp
của họ. Họ không phải là những nhà phân tích chiến lược. Họ là những người Trotzkit lộn
ngược khi họ tin rằng chính sách ngoại giao chỉ là một khiá cạnh cuả chính sách đối nội.
Học phái này tìm một sự hoà hợp trên toàn thế giới, một loại hạnh phúc phổ quát bằng
cách thay đổi chế độ.
Hỏi: Họ muốn xuất khẩu nền dân chủ khắp mọi nơi.
Henry Kissinger: Họ thích nhất là các chính quyền Trung Hoa, Nga, Iran và cả Bắc Hàn
sụp đổ. Họ coi đó là một chiến lược trường kỳ. Trái với điều này, tôi tin là người Mỹ vừa
không có hiểu biết vừa không có tài năng và sự bền bỉ để làm người cha đỡ đầu cho toàn
thế giới.
Hỏi: Vấn đề của chính sách thực tiễn là theo quan điểm này nhân quyền chỉ nằm ở vị trí
thứ yếu.
Henry Kissinger: Không, cái đó tùy thuộc vào cách nhấn mạnh. Khi ông không xuất hiện

như một chiến sĩ cho thánh chiến thì ông có thể nói chuyện vấn đề vi phâm nhân quyền với
người Trung Hoa được. Tôi đang làm điều ấy.
Hỏi: Đúng như vậy không?
Henry Kissinger: Vâng, một cách thường xuyên và nhẹ giọng
Hỏi: Nhưng có đủ mạnh để người ta nghe thấy không?
Henry Kissinger: Những người nào phải nghe điều đó, họ sẽ nghe. Bằng cách này con số
ngưòi di dân của Liên Xô từ năm 1969 đến 1972 tăng lên từ 900 đến 39.000 hàng năm. Sau
khi vấn đề này trở thành một đề tài tranh luận công khai thì con số người di dân không hề
xuống dưới 15.000. Ông biết không, những quyết định liên quan đến chính sách đối ngoại
khó khăn là những quyết đinh thuộc tỷ lệ 51 trên 49 phần trăm. Ông chỉ có những quyết
định thích ứng khi nào ông có xác định những giá trị cuả riêng mình. Nhưng mà người ta
cũng phải chấp nhận lịch sử và văn hoá người khác, dĩ nhiên chỉ trong chừng mực không
diễn ra nạn diệt chủng như tại Ruanda hay Darfur.
Hỏi: Ông là một nhà chính trị quan trọng đứng hàng thứ nhì tại Hoa kỳ trong nhiều năm.
Đối với ông thì quyền lực có ý nghĩa gì?
Henry Kissinger: Tôi vừa tròn 84 tuổỉ. Quyền lực của tôi qua thời gian có thể nhận ra
được. Đối với tôi, quyền lực luôn luôn có nghiã là có khả năng đạt được mục tiêu để lại thế
giới những gì tốt đẹp hơn trước khi tôi nhận chức vụ. Ngoại trưởng Mỹ là người ngồi vào
bàn làm việc, chìm đắm trong tư tuởng của mình và có thể bấm nút ra lệnh, điều này chỉ
các vị nhà báo có thể tưởng tượng ra được. Nhưng khi ông nhận ra những vấn đề quan
trọng trong thời kỳ tôi làm việc cho chính quyền thì ông sẽ xác định được thật là cực kỳ
khó khăn cho tôi để hoàn thành nhiệm vụ. Đó là những năm tháng đầy ngờ vực, sợ hãi và
với ý chí để vượt qua.
Hỏi: Trước khi tới Washington, ông là giáo sư đại học Harvard. Dưới thời Nixon và Ford
ông không những phân tích chính trị mà còn làm chính trị.
Henry Kissinger: Vâng, đúng như vậy. Mọi chuyện đã xảy ra khác hơn tôi hy vọng. Hợp
lý nhất cho tôi là tôi đã trở thành cố vấn an ninh cho tổng thống Rockfeller. Với Nixon, vấn
đề phức tạp hơn khi tôi làm cố vấn an ninh cho ông ta vì trước đó tôi chưa làm việc chung
với ông ta bao giờ. Ông ta là một tổng thống khác thường và phức tạp. Có lẽ chính vì thế
mà tôi không nhớ vào thời kỳ đó đã từng có ý nghĩ gì: Ta sẽ nhập cuộc và đạt được một số

quyền lực. Tôi biết có nhiều nhân chứng đã mô tả như thế trong nhiều cuốn sách. Tôi thì
nhớ khác đi.
Hỏi: Ông nhớ như thế nào?
Henry Kissinger: Chúng tôi ở trong chiến cuộc. Có 400 người chết một tuần trong sáu
tuần đầu tiên. Chúng tôi mất quá nhiều binh sĩ trong sáu tuần này khi so với nước Mỹ mất
trong năm năm vừa qua cộng lại. Đó là những bất ổn đầu tiên. Chúng tôi phải chuẩn bị các
đàm phán về giải giới. Và chúng tôi không có tiếp xúc vớí Trung Hoa. Tình hình Trung
Đông sôi động. Liên Xô lại vừa chiếm đóng Tiệp Khắc. Chúng tôi phải giải quyết vấn đề
năng lượng. Điều quan trọng hơn tất cả là: chúng ta phải tạo một trật tự hoà bình.
Hỏi: Cách đây 30 năm, tháng 01/1977 ông đã rời khỏi chính quyền. Ông có luyến tiếc
quyền lực không?
Henry Kissinger: Vâng, chỉ có trong vài năm đầu, về sau thì không.
Hỏi: Khi xưa ông có nói: Quyền lực là một phương tiện kích thích tình dục mạnh nhất, câu
này còn đúng không?
Henry Kissinger: Xin ông cho tôi trả lời như thế này: sinh hoạt xã hội ở Washington rất
náo nhiệt. Điều này chắc chắn là không khác so với Berlin hiện nay.

×