Tải bản đầy đủ (.doc) (179 trang)

Gián án Toán 4 cả năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.66 KB, 179 trang )


Toán: Tiết 1. ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
A. MỤC TIÊU:
- Cách đọc, viết được các số đến 100 000.
- Biết phân tích cấu tạo số.
- Hoàn thành bài tập 1, 2, 3
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát chuyển tiết.
II. Kiếm tra: Kiểm tra sách vở
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. Ôn cách đọc, viết các số và các hàng:
- GV ghi: 83 251; 83 001; 80 201; 80 001.
- HS đọc và nêu: Chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, …hàng chục nghìn
- Nêu quan hệ giữa 2 hàng liền kề: 1 chục = 10 đơn vị; 1 trăm = 10 chục; …
- Nêu các số tròn chục, tròn trăm, …
3. Thực hành:
Bài 1 (3): Hướng dẫn HS tìm quy luật viết các số trong dãy số
(Ví dụ: số tiếp theo 10 000 là 20 000 – HS làm tiếp).
* Các số trên tia số được gọi là những số gì? (Tròn chục nghìn).
* Hai số đứng liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
b. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
36 000; 37 000; 38 000; 39 000; 40 000; 41 000; 42 000.
Bài 2 (3): HS làm vào vở.
Bài 3 (3): Hướng dẫn làm mẫu ý 1 – HS làm vào vở- Chữa bài
a. 9 171 = 9 000 + 100 + 70 + 1 3 082 = 3 000 + 80 + 2
b. 7 000 + 300 + 50 +1 = 7 351 6 000 + 200 +3 = 6 203
6 000 + 200 + 30 = 6 230 5 000 + 2 = 5 002
Bài 4 (4): HS làm vào vở - .( Nếu còn thời gian)
* Muốn tính chu vi của một hình ta làm như thế nào?
Bài giải.


Chu vi hình tứ giác ABCD là:
6 + 4 + 3 + 4 = 17 (cm)
Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:
(8 + 4) x 2 = 24 (cm)
Chu vi hình vuông GHIK là:
5 x 4 = 20 (cm)
Đáp số: 17cm; 24cm ; 25cm
IV. Củng cố:
- Củng cố cách đọc, phân tích cấu tạo số các số đến 100 000.
V. Dặn dò: - Chuẩn bị: Ôn tập các số đến 100 000.

Thứ ba ngày 8 tháng 09 năm 2009
Toán: Tiết 2. ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp)
A. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được phép cộng , phép trừ các số có đến 5 chữ số, nhân (chia) số có 5 chữ
số với (cho) số có 1 chữ số.
- So sánh, xếp thứ tự các số đến 100 000.
- Hoàn thành bài1 (cột 1), bài 2 ý a, bài 3 và bài 4.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát - Kiểm tra sĩ số. Vắng: ….
II. Kiếm tra:
2 HS lên bảng viết mỗi số sau thành tổng: 6 108; 7 808; 6 002; 4 070
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. Luyện tính nhẩm: Trò chơi tính nhẩm truyền:
- GV đọc phép tính, chỉ HS đọc kết quả rồi lại đọc tiếp phép tính đó để HS bên cạnh trả lời …
Ví dụ: 8 000 – 2 000 = 6 000 (x 2) …
3. Thực hành:
Bài 1 (4): HS tính nhẩm:
- HS nối tiếp nhau thực hiện tính nhẩm trước lớp, mỗi HS nhẩm một phép tính.

- GV nhận xét sau đó yêu cầu HS làm vào SGK
Bài 2 (4): Đặt tính rồi tính - Chữa bài trên bảng
a,
b,
Bài 3 (4): HS làm vào vở.
- HS nêu cách so sánh 2 số 5870 và 5890
- Sau đó làm các bài còn lại.
4 327 > 3 742 28 676 = 28 676
5 870 < 5 890 97 321 < 97 400
65 300 > 9 530 100 000 > 99 999
Bài 4(4).HS làm vào vở.
a. Viết theo thứ tự từ bé đến lớn: 56 731; 65 731; 67 351; 75 631.
b. Viết theo thứ tự từ lón đến bé: 92 678; 82 697; 79 861; 62 978.
- HS chữa bài.
* Vì sao em sắp xếp được như vậy?
IV. Củng cố:- GV nhận xét tiết học.
V. Dặn dò:
- VN làm thêm bài 5(4). Chuẩn bị: Ôn tập các số đến 100 000 (tiếp).
4637
8245
12882
+
7035
2316
4719
-
325
3
975
x

5916
2356
8274
+
25968
19
16
18
0
3
8656
6471
518
5953
-
4162
4
16648
x
18418
24
01
18
2
4
4604

Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2009
Toán: Tiết 3. ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp)
A. MỤC TIÊU: Giúp HS ôn tập về:

- Tính nhẩm. Cộng, trừ các số có đến 5 chữ số, nhân (chia) số có 5 chữ số với (cho) số
có 1 chữ số.
- Tính giá trị của biểu thức.
- Hoàn thành bài 1, 2 , 3
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát - Kiểm tra sĩ số. Vắng:
II. Kiếm tra: HS chữa bài tập 5 (5). Bài giải.
Số tiền mua bát là:
2 500 x 5 = 12 500 (đồng)
Số tiền mua đường là:
6 400 x 2 = 12 800 (đồng)
Số tiền mua thịt là:
35 000 x 2 - 70 000 (đồng)
Số tiền bác Lan còn lại là:
100 000 - (12 500 + 12 800 + 70 000) = 4 700 (đồng)
Đáp số: 4 700 đồng.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. Thực hành:
Bài 1 (5): HS tính nhẩm. HS nêu kết quả và thống nhất cả lớp
Bài 2 (5): HS làm vào vở và chữa bài
Kết quả: a, 8 461 b, 59 200
5 404 21 692
12 850 52 260
5 725 13 008
Bài 3 (5): Tính giá trị biểu thức:
3 257 + 4 659 – 1 300 = 7 916 – 1 300 6 000 – 1 300 x 2 = 6 000 – 2 600
= 6 616 = 3 400
(70 850 – 50 230) x 3 = 20 620 x 3 9 000 + 1 000 : 2 = 9 000 + 500
= 61 860 = 9 500

- Lưu ý thứ tự thực hiện các phép tính.
IV. Củng cố: GV nhận xét tiết học.
- Củng cố cách tính giá trị biểu thức, tìm thành phần chưa biết.
V. Dặn dò:
- BTVN: 4, 5 (5). Chuẩn bị tiết 4.

Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2009
Toán: Tiết 4. BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ
A. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Bước đầu nhận biết biểu thức có chứa một chữ.
- Biết tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể.
- Hoàn thành bài 1, 2 , 3
B. ĐỒ DÙNG:
Bảng phụ: Ví dụ (SGK)
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát - Kiểm tra sĩ số. Vắng:
II. Kiếm tra: HS chữa bài tập 5 (5). Kết quả: 1 190 tivi.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ:
a, Biểu thức có chứa một chữ: GV nêu ví dụ SGK
- HS tự cho các số khác ở cột “thêm” rồi ghi biểu thức tính ở cột “Có tất cả”.
- GV: Nếu thêm a quyển vở, Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở? (3 + a quyển vở).
- GV: 3 + a là biểu thức có chứa một chữ. Chữ ở đây là a.
b, Giá trị biểu thức có chứa một chữ: HS tính
- Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4; 4 là giá trị của biểu thức 3 + a (HS nhắc lại).
- Tính tiếp: a = 2; a = 3.
* Khi biết một giá trị cụ thể của a, muốn tính giá trị của biểu thức 3 + a ta làm thế nào?( Thay
giá trị của a vào biểu thức rồi tính).
* Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì?

* Nhận xét:
Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức 3 + a.
HS đọc nối tiếp (5em)
3. Thực hành:
Bài 1 (6): Tính giá trị biểu thức:
- Làm chung ý a: Nếu b = 4 thì 6 – b = 6 – 4 = 2; HS làm tiếp ý b, c vào vở.
Bài 2 (6): GV hướng dẫn mẫu – HS làm vào SGK.
x 8 30 100
125 + x 125 + 8 = 133 125 + 30 = 155 125 + 100 = 225
y 200 960 1 350
y - 20 200 – 20 = 180 960 – 20 = 940 1 350 – 20 = 1 330
- Đọc kết quả theo bảng: Giá trị biểu thức 125 + x với x = 8 là 125 + 8 = 133
Bài 3 (6): Tính giá trị biểu thức:
a, 250 + m: Nếu m = 10 thì 250 + m = 250 + 10 = 260; ….
b, HS tự làm, thống nhất kết quả. GV chấm bài.
IV. Củng cố:
- Nêu cách tính giá trị biểu thức có chứa một chữ.
- GV nhận xét tiết học.
V. Dặn dò:
- Chuẩn bị: Luyện tập.

Thứ sáu ngày 11 tháng 09 năm 2009
Toán: Tiết 5. LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Luyện tính giá trị biểu thức có chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
- Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a.
- Hoàn thành bài 1, 2(a), 4
B. ĐỒ DÙNG:
- Đề toán 1a, 1b chép sẵn trên bảng phụ.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I. Tổ chức lớp: HS hát - Kiểm tra sĩ số. Vắng:
II. Kiếm tra:
2 HS lên bảng tính giá trị biểu thức 205 + x với x = 30; x = 65
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. Luyện tập:
Bài 1 (7):
- Hướng dẫn HS làm phần a,b
* Đề bài yêu cầu tính giá trị biểu thức nào?
* Làm thế nào để tính được giá trị của biểu thức 6 x a với a = 5?.
- HS làm bài, nêu kết quả.
- HS tự làm các phần còn lại, nêu kết quả.
Bài 2 (7): HS tự làm. Thống nhất kết quả.
- Nếu n = 7 thì 35 + 3 x n = 35 + 3 x 7 = 56; 56 là giá trị số của biểu thức 35 + 3 x n
- Nếu m = 9 thì 168 – m x 5 = 168 – 9 x 5 = 123…
- Nếu x = 34 thì 237 – (66 + x) = 237 – (66 + 34) = 127…
- Nêu y = 9 thì 37 x (18 : y) = 37 x (18 : 9) = 74…
Bài 4 (7):
- GV vẽ hình vuông cạnh a.
- HS nêu cách tính chu vi P của hình vuông:
Chu vi hình vuông bằng độ dài cạnh nhân 4
- Khi độ dài cạnh là a, chu vi hình vuông là: P = a x 4 (là biểu thức có chứa một chữ)
- Hướng dẫn HS tính chu vi hình vuông cạnh là 3 cm.
a = 3 cm ⇒ P = a x 4 = 3 x 4 = 12 (cm)
- HS làm phần còn lại.- chữa và chấm bài
a = 5 dm ⇒ P = a x 4 = 5 x 4 = 20 (dm)
a = 8 m ⇒ P = a x 4 = 8 x 4 = 24 (m)
IV. Củng cố: - Nêu cách tính chu vi hình vuông cạnh là a.- GV nhận xét tiết học.
V. Dặn dò : - Chuẩn bị tiết 6: Các số có sáu chữ số.
Toán: Tiết 6. CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ

a

A. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- Biết viết và đọc các số có tới sáu chữ số.
- Hoàn thành bài 1, 2, 3, 4 (a,b)
B. ĐỒ DÙNG:
- Bảng các hàng của số có 6 chữ số ( trang 8 – SGK phóng to).
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát chuyển tiết
II. Kiếm tra: HS nêu công thức tính chu vi hình vuông.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. Số có sáu chữ số:
a, Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn
HS nêu: 10 đơn vị = 1 chục 10 trăm = 1 nghìn
10 chục = 1 trăm 10 nghìn = 1 chục nghìn
b, Giới thiệu số có 6 chữ số: GV treo bảng các hàng của số có 6 chữ số.
- GV: 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn
- Viết: 1 trăm nghìn: 100 000.
c, Viết và đọc các số có sáu chữ số.
- GV giới thiệu số 432 516
- Hướng dẫn như bảng trang 8 (SGK) cho HS lên thực hiện viết số và đọc số.
* Khi viết số này, chúng ta bắt đầu viết từ đâu? Đọc từ đâu?
-GV lập 1, 2 số có sáu chữ số cho HS viết và đọc số.
3. Thực hành:
Bài 1 (9):
a, GV cho HS phân tích mẫu.
b, GV đưa hình vẽ như SGK – HS nêu kết quả cần viết vào ô trống 523 453. Cả lớp đọc số
523 453.

Bài 2 (9): HS tự làm - Chữa bài.
* Củng cố về cấu tạo thập phân của các số trong bài. Ví dụ: Số nào gồm 8 trăm nghìn, 3
chục nghìn, 2 nghìn, 7 trăm, 5 chục, 3 đơn vị? - HS nêu số và viết bảng.
Bài 3 (10): Cho HS đọc số.
Bài 4 (10): HS viết số vào vở - Chữa bài.
63 115 943 103
723 936 863 372
- HS đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
IV. Củng cố: -Nêu cách đọc, viết các số có sáu chữ số.- GV nhận xét tiết học.
V. Dặn dò: - Chuẩn bị: Luyện tập.

Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2009
Toán: Tiết 7. LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
- HS luyện viết và đọc các số có tới 6 chữ số (cả trường hợp có các chữ số 0).
- Nắm được thứ tự số của các số có 6 chữ số.
- Hoàn thành bài 1, 2, 3(a,b,c), 4 (a,b)
B. ĐỒ DÙNG:
- Bảng phụ : Bài 1- trang 10 – SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát - Kiểm tra sĩ số. Vắng:
II. Kiếm tra:
- 2 HS lên bảng viết số:
+ Sáu trăm bảy mươi nghìn năm trăm linh bốn.
+ Năm mươi hai nghìn một trăm ba mươi tư.
- HS đọc số: 728 005; 96 726; 1 862.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. Ôn lại hàng:
- HS ôn các hàng đã học, quan hệ giữa đơn vị 2 hàng kề nhau.

- Xác định các hàng và chữ số thuộc hàng đó.
Ví dụ: 127 693. Chữ số 3 thuộc hàng đơn vị.
- Cho HS đọc số (GV ghi bảng).
3. Thực hành:
Bài 1 (10): HS làm bài trên bảng phụ - GV cho 4 HS làm, cả lớp theo dõi, nhận xét.
Bài 2 (10):
a, Làm miệng: HS đọc số.
b, Xác định hàng ứng với chữ số 5 của từng số đã cho
- 4 HS lần lượt trả lời: Chữ số 5
số 2 453 Chữ số 5thuộc hàng chục. số 762 543 Chữ số 5thuộc hàng trăm
số 65 243 Chữ số 5thuộc hàng nghìn. số 53 620 Chữ số 5thuộc hàng chục nghìn.
Bài 3 (10): HS tự làm. HS lên bảng chữa bài. Nhận xét.
Viết các số: a, 4 300 180 715
b, 24 316 307 421
c, 24 301 999 999
Bài 4 (10): GV cho HS nhận xét quy luật viết tiếp các số trong từng dãy số.
- HS tự viết các dãy số và đọc từng dãy số.
a. 300 000; 400 000; 500 000; 600 000; 700 000; 800 000.
b. 350 000; 360 000; 370 000; 380 000; 390 000; 400 000…
- HS nhận xét về các đặc điểm của các dãy số trong bài:
a. Dãy các số tròn trăm nghìn.
b.Dãy các số tròn chục nghìn.
IV. Củng cố: GV nhận xét tiết học.
V. Dặn dò
- Về nhà xem lại bài tập đã làm. Làm các bài tập trong vở bài tập.
- Chuẩn bị tiết 8.

Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2009
Toán: Tiết 8. HÀNG VÀ LỚP
A. MỤC TIÊU: Giúp HS nhận biết được:

- Lớp đơn vị gồm 3 hàng: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
Lớp nghìn gồm 3 hàng: hàng nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.
- Biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số trong mỗi số đó.
- Biết viết số thành tổng theo hàng.
- Hoàn thành bài 1, 2, 3
B. ĐỒ DÙNG:
- Bảng phụ kẻ sẵn như SGK (11).
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát - Kiểm tra sĩ số. Vắng:
II. Kiếm tra: Đọc các số: 27 842; 137 982.
Cho biết chữ số 7 ở mỗi số trên thuộc hàng nào?
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn:
- HS nêu tên các hàng đã học, sắp xếp từ nhỏ đến lớn.
- GV: Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị.
Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn → lớp nghìn.
- Treo bảng: Lớp đơn vị gồm những hàng nào? Lớp nghìn gồm những hàng nào?
- GV ghi số 321: HS viết từng chữ số vào các cột. Ghi hàng (từ nhỏ → lớn).
Tương tự: 654 000; 654 321, …
- HS đọc thứ tự các hàng (từ đơn vị → trăm nghìn).
3. Thực hành:
Bài 1 (11): HS quan sát và phân tích mẫu. HS nêu kết quả phần còn lại.
Bài 2 (11):
a, GV viết số: - Cho HS nêu tên hàng tương ứng.
- Chữ số 3 thuộc hàng nào, lớp nào? - HS làm bài.
b, Cho HS làm tiếp vào SGK
Bài 3 (12): Hướng dẫn HS làm theo mẫu.- 1 HS viết bảng, cả lớp làm vào vở.
503 060 = 500 000 + 3 000 + 60 83 760 = 80 000 + 3 000 + 700 + 60
176 091 = 100 000 + 70 000 + 6 000 + 90 + 1

IV. Củng cố:
* Lớp đơn vị gồm những hàng nào?
* Lớp nghìn gồm những hàng nào?
- GV nhận xét tiết học.
V Dặn dò: - Về nhà làm tiếp bài 4, 5 (12). Chuẩn bị bài tiết 9.

Thứ năm ngày 17 tháng 09 năm 2009
Toán: Tiết 9. SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ
A. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số có nhiều chữ số.
- Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá 6 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Hoàn thành bài 1, 2, 3
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát - Kiểm tra sĩ số. Vắng:
II. Kiếm tra: 2 HS chữa bài tập 4, 5 (12).
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. So sánh các số có nhiều chữ số:
a, So sánh các số có số chữ số khác nhau:
- GV ghi bảng: 99 578 và 100 000 yêu cầu HS so sánh.
Số 99 578 có ít chữ số hơn 100 000 nên 99 578 < 100 000.
- Kết luận:99 578 < 100 000.hay 100 000 > 99 578
b, So sánh các số có số chữ số bằng nhau:
- GV ghi bảng: 693 251 và 693 500.
- HS điền dấu, giải thích: 693 251 < 693 500 hay 693 500 > 693 251.
- Hai số này có số chữ số bằng nhau ta so sánh giá trị từ hàng lớn nhất.
3. Thực hành:
Bài 1 (13): HS làm bài - Chữa bài.
9 999 < 10 000 653 211 = 653 211
99 999 < 100 000 43 256 < 432 510

726 585 > 557 652 845 713 < 854 713
- Khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách làm.
Bài 2 (13): * Muốn tìm được số lớn nhất trong các số đã cho ta làm như thế nào?
- Số lớn nhất trong dãy số là: 902 011.
Bài 3 (13): * Để sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì?
- Kết quả: 2 467; 28 092; 932 018; 943 567.
IV. Củng cố - GV nhận xét tiết học.
V Dặn dò: - Về nhà xem lại bài tập đã chữa.
- Chuẩn bị bài: Triệu và lớp triệu.

Thứ sáu ngày 18 tháng 09 năm 2009
Toán: Tiết 10. TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
A. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nhận biết hàng triệu, chục triệu, trăm triệu và lớp triệu.
- Nhận biết được thứ tự và viết các số có nhiều chữ số đến lớp triệu.
- Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.
- Hoàn thành bài 1, 2, 3
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát - Kiểm tra sĩ số. Vắng:
II. Kiếm tra: -1 HS chữa bài 3 (13).
- Kết quả: 2 467; 28 092; 932 018; 943 567.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Củng cố: GV ghi: 672 863 nêu rõ từng chữ số thuộc hàng nào, lớp nào?
- Lớp đơn vị gồm những hàng nào?
- Lớp nghìn gồm những hàng nào?
2. Giới thiệu lớp triệu:
* Hãy kể tên các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
*Kể tên các lớp đã học.
- 1 HS viết: 1 000; 10 000; 100 000 (viết tiếp mười trăm nghìn); 1 000 000
*1 triệu bằng mấy trăm nghìn?

* Một triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ?
- GV: Mười trăm nghìn gọi là 1 triệu.
Mười triệu gọi là 1 chục triệu – HS viết 10 000 000.
Mười chục triệu gọi là 1 trăm triệu – 100 000 000.
- GV: Hàng trăm triệu, chục triệu, triệu hợp thành lớp triệu.
* Lớp triệu gồm những hàng nào?
- HS nêu (hàng triệu, chục triệu, trăm triệu).
3. Thực hành:
Bài 1 (13): HS đếm: 1 000 000; 2 000 000; 3 000 000; …; 9 000 000; 10 000 000.
Bài 2 (13): HS làm bài theo mẫu vào SGK – GV hướng dẫn thêm cách làm.
Bài 3 (13): HS lên bảng làm mẫu 1 ý. HS làm vở , chấm chữa bài
- Mười lăm nghìn: 15 000 (Có 5 chữ số, có 3 chữ số 0).
- Ba trăm năm mươi: 350 (Có 3 chữ số, có 1 chữ số 0)…..
IV. Củng cố:
* Lớp triệu gồm những hàng nào? - GV nhận xét tiết học.
V Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài tập đã làm. Chuẩn bị tiết 11.
Toán: Tiết 11. TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tiếp theo)

A. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
- Củng cố thêm về hàng và lớp.
- Hoàn thành bài 1, 2, 3
B. ĐỒ DÙNG:
Bảng phụ kẻ sẵn như SGK – 46.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát - Kiểm tra sĩ số. Vắng: 0
II. Kiếm tra: Phân tích theo hàng, lớp - Đọc số.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học

2. Hướng dẫn HS đọc và viết số:
- Treo bảng phụ - 46.
- HS viết lại số: 342 157 413.
- HS đọc số (GV: Tách theo lớp, đọc từ bài sang phải – Thêm tên lớp).
3. Thực hành:
Bài 1 (15): HS viết các số tương ứng vào vở.
32 000 000 834 291 712
32 516 000 308 250 703
32 516 497 500 209 037
Bài 2: 5 HS đứng tại chỗ đọc.(nối tiếp)
Bài 3: HS làm vào vở: viết số - chữa bài và chấm điểm
10 250 240 400 036 105
253 564 888 700 000 231
IV. Củng cố,
- GV nhận xét tiết học.
V, Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài tập đã chữa. Chuẩn bị: Luyện tập.

Thứ ba ngày 22 tháng 09 năm 2009
Toán: Tiết 12. LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố cách đọc số, viết các số đến lớp triệu.
- Nhận biết được giá trị của từng chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
- Hoàn thành bài 1, 2, 3(a,b,c), 4 (a,b)
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát - Kiểm tra sĩ số. Vắng: 0
II. Kiếm tra: Chũa bài tập 2,3 (14)
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. Luyện tập:

- Nêu các hàng, lớp đã học? (đến lớp triệu).
- Các số đến lớp triệu có thể có đến mấy chữ số? (9 chữ số)
- Nêu ví dụ: 1 000 000; 12 562 365; 856 125 745
Bài 1:
- HS quan sát mẫu và viết vào ô trống. Chữa bài.
(Chỉ nêu giá trị chữ số 3 trong mỗi số)
Bài 2 (18): - GV viết số lên bảng. HS đọc từng số.
+ Ba mươi hai triệu sáu trăm bốn mươi nghìn năm trăm linh bảy.
+ Tám mươi lăm triệu không nghìn một trăm hai mươi.
+ Tám triệu năm trăm nghìn sáu trăm năm mươi tám.
+ Một trăm bảy mươi tám triệu ba trăm hai mươi nghìn không trăm linh năm.
+ Tám trăm ba mươi triệu bốn trăm linh hai nghìn chín trăm sáu mươi.
+ Một triệu không trăm linh một.
Bài 3 (18): - Viết số: HS làm vào vở
- Thống nhất kết quả: a, 613 000 000 b, 121 405 000c, 512 326 103
Bài 4:
Số 715 638 571 638 836 571
Giá trị của chữ số 5 5 000 500 000 500
IV. Củng cố, : - GV nhận xét tiết học.
V,Dặn dò - Về nhà làm thêm bài tập trong vở bài tập.

Thứ tư ngày 23 tháng 09 năm 2009
Toán: Tiết 13. LUYỆN TẬP (tiếp)
A. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố cách đọc số, viết thành thạo số đến lớp triệu.
- Nhận biết giá trị của mỗi của từng chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
- Hoàn thành bài 1, 2, 3, 4
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát - Kiểm tra sĩ số. Vắng: 0
II. Kiếm tra: HS nêu giá trị chữ số 2 trong mỗi số sau:

4 312 346 145 253 416
93 127 346 842 667 653
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. Luyện tập:
Bài 1: HS làm bài - Chữa một phần.
35 627 449: Ba mươi lăm triệu sáu trăm hai mươi bảy nghìn bốn trăm bốn mươi chín
- Giá trị chữ số 3: 30 000 000.
- Giá trị chữ số 5: 5 000 000.
Bài 2: Viết số (HS từ phân tích, viết số, kiểm tra chéo nhau)
5 760 342 50 076 342
5 706 342 57 634 002
Bài 3: HS đọc số liệu - Trả lời câu hỏi SGK.
- Nước có số dân nhiều nhất là Ấn Độ. Nước có số dân ít nhất là Lào.
- Viết tên các nước có số dân theo thứ tự từ ít → nhiều: Lào, Cam-pu-chia; Việt Nam; Liên
bang Nga; Hoa Kỳ; Ấn Độ.
Bài 4:
- HS đếm: 100 triệu, 200 triệu, …, 800 triệu, 900 triệu.
- Nếu đếm như trên thì số tiếp theo là số nào? (1 000 triệu) → GV: còn gọi là 1 tỷ.
- 1 tỷ viết: 1 000 000 000 (viết chữ số 1 sau đó viết 9 chữ số 0 tiếp theo).
- Nếu nói 1 tỷ đồng là bao nhiêu triệu đống (1 000 triệu đồng) - HS làm bài 4.
IV. Củng cố, 1 tỷ là bao nhiêu triệu? (ngược lại) - GV nhận xét tiết học.
V, Dặn dò: Chuẩn bị: Dãy số tự nhiên.

Thứ năm ngày 24 tháng 09 năm 2009
Toán: Tiết 14. DÃY SỐ TỰ NHIÊN
A. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- HS nhận biết số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
- Tự nêu được 1 số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
- Hoàn thành bài 1, 2, 3, 4 (a)

B. ĐỒ DÙNG:
Bảng phụ: Vẽ sẵn tia số
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát - Kiểm tra sĩ số. Vắng:
II. Kiếm tra: Chữa bài 5 (18).
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên:
- HS nêu 1 vài số đã học – GV ghi bảng.
+ Ví dụ: 20; 316; 1 260; 0 … là các số tự nhiên (HS nhắc lại).
- Hướng dẫn HS viết các số tự nhiên từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0.
+ Ví dụ: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, …, 98, 99, 100, …
⇒ HS nêu đặc điểm của dãy số (các số tự nhiên viết theo thứ tự từ bé đến lớn bắt đầu từ số
0).
- GV: Tất cả các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn tạo thành dãy số tự nhiên
(HS nhắc). GV nêu để HS nhận xét các dãy số.
* Dãy số trên là dãy các số gì? được xếp theo thứ tự nào?
+ 0, 1, 2 , 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 … là dãy số tự nhiên, 3 dấu chấm chỉ các số tự nhiên lớn hơn
10.
+ 1, 2 , 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 … không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu số 0. Đây là 1 bộ phận
của dãy số tự nhiên.
+ 0, 1, 2 , 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu dấu 3 chấm biểu thị các
số tự nhiên lớn hơn 10. Đây là 1 bộ phận của dãy số tự nhiên.
- Biểu diễn dãy số tự nhiên trên tia số: Bảng phụ.
3. Giới thiệu 1 số đặc điểm của dãy số tự nhiên: SGK.
4. Luyện tập:
Bài 1, 2 (19): HS tự làm bài - Chữa bài. GV hướng dẫn mẫu:
- Liền sau số 6 là số mấy? Thêm 1 đơn vị vào 6 được số mấy?
- Số 7 là số liền sau số mấy? Bớt 1 đơn vị ở 7 được mấy?
Bài 3 (19): Viết các số thích hợp vào chỗ chấm để có ba số tự nhiên liên tiếp.

- HS tự làm - Chữa bài.
- Kết quả: a. 4; 5; 6 b. 86; 87; 88. c. 896; 897; 898.
d. 9; 10; 11 e. 99; 100; 101 g. 9998; 9999; 10 000
Bài 4 (19): Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 909; 910; 911; 912; 913; 914; 915; 916.
b. 0; 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14; 16; 18; 20.
c. 1; 3; 5; 7; 9; 11; 13; 15; 17; 19; 21.
IV. Củng cố, *Thế nào là dãy số tự nhiên?- GV nhận xét tiết học.
V. Dặn dò: - Về nhà xem lại bài tập đã làm.

Thứ sáu ngày 25 tháng 09 năm 2009
Toán: Tiết 15. VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
A. MỤC TIÊU: Giúp HS hệ thống hoá 1 số hiểu biết về:
- Đặc điểm của hệ thập phân.
- Sử dụng 10 ký hiệu (chữ số) để viết số trong hệ thập phân.
- Nhận biết giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
- Hoàn thành bài 1, 2, 3
B. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ ghi bài tập 1 (20).
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát - Kiểm tra sĩ số. Vắng:
II. Kiếm tra: Thế nào là dãy số tự nhiên? Cho ví dụ.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. Đặc điểm của hệ thập phân:
- Trong cách viết số tự nhiên:
* Mỗi hàng có thể viết được mấy chữ số? (1)
* 10 đơn vị hàng này tạo thành bao nhiêu đơn vị hàng trên tiếp liền nó?.
Trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị ở một hàng tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp
nó. Vì thế ta gọi đây là "Hệ thập phân".
3. Cách viết các số trong hệ thập phân:

* Hệ thập phân có bao nhiêu chữ số, đó là những chữ số nào?
*Với 10 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể viết được bao nhiêu số tự nhiên? (mọi số
tự nhiên).
- HS viết: Ví dụ: Số “bảy trăm tám mươi chín” viết là: 789
Số “một trăm linh bốn triệu một trăm linh hai” viết là: 104 000 102
- Nhận xét: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
- Kết luận: Viết số tự nhiên với các đặc điểm trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập
phân.
3. Luyện tập:
Bài 1: GV đọc số - HS viết số - Nêu số đó gồm …
Bài 2: HS làm theo mẫu - Chữa bài.
387 = 300 + 80 + 7 4 738 = 4 000 + 700 + 30 + 8
873 = 800 + 70 + 3 10 837 = 10 000 + 800 + 30 + 7
Bài 3: HS làm bài - Chữa bài.
* Giá trị của mỗi chữ số trong số phụ thuộc vào gì?
- GV ghi số 45 và hỏi:
* Nêu giá trị của chữ số 5 trong số 45, vì sao chữ số 5 lại có giá trị như vậy? (5 đơn vị- vì
chữ số 5 thuộc hàng đơn vị, lớp đơn vị).
Số 45 57 561 5 824 5 842 769
Giá trị của chữ số 5 5 50 500 5 000 5 000 000
IV. Củng cố,
- Đặc điểm của hệ thập phân. Giá trị của chữ số phụ thuộc vào đâu?
- GV nhận xét tiết học.
V ,Dặn dò:
- Chuẩn bị bài: So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
Toán: Tiết 16. SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN

A. MỤC TIÊU: Giúp HS hệ thống hoá 1 số hiểu biết về:
- Cách so sánh 2 số tự nhiên.
- Xếp thứ tự của các số tự nhiên.

- Hoàn thành bài 1(cột1), 2(a, c), 3 (a)
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát
II. Kiếm tra: * Nêu đặc điểm của hệ thập phân?
* Giá trị của mỗi chữ số trong một số phụ thuộc vào đâu? Cho ví dụ.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. So sánh các số tự nhiên:
a. Trong hai số tự nhiên:
- Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn. Ví dụ: 69 < 120.
- Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. Ví dụ: 1 394 < 2678; 23 497 > 21 987.
- Nếu 2 số có chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng 1 hàng kể từ trái sang
phải.
- Nếu 2 số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì 2 số đó bằng nhau
Ví dụ: 2 798 = 2 798.
+ Kết kuận: Bao giờ cũng so sánh được 2 số tự nhiên tức là xác định được số này >, <, = số
kia.
b. Nhận xét: SGK- 21.
3. Xếp thứ tự các số tự nhiên:
- GV nêu ví dụ - HS sắp xếp nhóm các số tự nhiên theo thứ tự từ bé → lớn (hoặc từ lớn →
bé).
+ Kết luận: Bao giờ cũng sắp xếp được thứ tự các số tự nhiên.
4. Luyện tập:
Bài 1 (22): HS làm bài - Chữa bài.
Bài 2 (22): HS tự làm vào vở rồi chữa.
* Muốn xếp được các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì?
- Kết quả:
a, 8 136; 8 316; 8 361
c, 63 841; 64 813; 64 831
Bài 3 (22): HS tự làm vào vở rồi chữa.

* Muốn xếp được các số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé ta phải làm gì?
-Kết quả: a, 1 984 ; 1 978; 1 952; 1 942
IV. Củng cố, - GV nhận xét tiết học.
V.Dặn dò: -Về nhà làm bài tập trong vở bài tập. Xem lại cách so sánh, sắp xếp số tự
nhiên. -Chuẩn bị bài tiết 17: Luyện tập.
Thứ ba ngày 29 tháng 09 năm 2009
Toán: Tiết 17. LUYỆN TẬP

A. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen với dạng bài tập x < 5; 68 < x < 92 (x là số tự nhiên).
- Hoàn thành bài 1, 3, 4
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát - Kiểm tra sĩ số. Vắng:
II. Kiếm tra: 2 HS chữa bài tập 3 ýc (22).
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. Luyện tập: GV cho HS làm bài - Chữa bài.
Bài 1(22):
a, Số bé nhất có: có một chữ số (0); hai chữ số (10); ba chữ số (100)
b, Số lớn nhất có: có một chữ số (9); hai chữ số (99); ba chữ số (999)
Bài 3: Viết chữ số thích hợpvào ô trống(HS làm cá nhân và báo cáo)
a, 859 067 < 859 167 b, 492 037 > 482 037
c, 609 608 < 609 609 d, 264 309 = 264 309
Bài 4: HS phân tích M – làm CN, đổi vở kiểm tra
a, Các số tự nhiên bé hơn 5 là: 0; 1; 2; 3; 4. Vậy x là: 0; 1; 2; 3; 4.
b, Số tự nhiên lớn hơn 2 và bé hơn 5 là số 3 và số 4. Vậy x là: 3; 4.
Còn thời gian HS làm tiếp:
Bài 2 (22):
Kết quả:

a, Có 10 số có 1 chữ số là: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9.
b, Có 90 số có 2 chữ số là: 10; 11; 12; …; 99.
Bài 5: Tìm số tròn chục x biết 68 < x < 92:
* Số x cần thoả mãn yêu cầu gì?
- Số tròn chục lớn hơn 68 và bé hơn 92 là: 70 và 80.
Vậy x là: 70; 80; 90.
IV. Củng cố, : - GV nhận xét giờ học.
V. Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Yến, tạ, tấn

Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2009
Toán: Tiết 18. YẾN, TẠ, TẤN
A. MỤC TIÊU:
- Giúp HS bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn.
- Mối quan hệ giữa các đơn vị đó và mối quan hệ các đơn vị đó với kg
- Biết chuyển đổi và thực hiện phép tính với đơn vị đo khối lượng đã học.
- Hoàn thành bài 1, 2, 3
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát - Kiểm tra sĩ số. Vắng:
II. Kiếm tra: HS chữa bài tập 5 (22).
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. Giới thiệu đơn vị khối lượng: Yến, tạ, tấn
- Nêu các đơn vị đo khối lượng đã học, kg, g.
a, Giới thiệu yến: HS đọc
1 yến = 10 kg 10 kg = 1 yến
* Một người mua 10 kg gạo tức mua mấy yến gạo?
* Bác Lan mua 20 kg rau, tức là bác mua mấy yến rau?
b, Giới thiệu tạ, tấn
1 tạ = 10 yến 1 tấn = 10 tạ
1 tạ = 100 kg 1 tấn = 1 000 kg.

* Mọt con bê nặng 1 tạ nghĩa là con bê nặng bao nhiêu yến? bao nhiêu kg?
* Một con trâu nặng 200 kg, tức con trâu nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu yến?
c, Ví dụ:
Con voi nặng 2 tấn
Con trâu nặng 3 tạ
Con lợn nặng 6 yến
3. Luyện tập:
Bài 1 (23): HS tự làm - Chữa bài.
Con bò cân nặng 2 tạ. Con gà cân nặng 2 kg. Con voi cân nặng 2 tấn.
Bài 2(23): Hướng dẫn ý 1 sau đó HS làm bàivào vở, 3 em làm bảng lớp
Kết quả: 1 yến = 10 kg 5 yến = 50 kg 1 yến 7 kg = 17 kg
10 kg = 1 yến 8 yến = 8 kg 3 yến 5 kg = 53 kg
Bài 3: HS làm vào vở , GV chấm.
18yến + 26 yến = 44 yến 135 tạ x 4 = 540 tạ
648 tạ - 75 tạ = 573 tạ 512 tấn : 8 = 64 tấn
IV. Củng cố, :
* Bao nhiêu kg thì bằng 1 yến, bằng 1 tạ, bằng 1 tấn?
* 1 tạ bằng bao nhiêu yến?
* 1 tấn bằng bao nhiêu tạ?
* 2 đơn vị đo kế tiếp nhau hơn (kém) nhau bao nhiêu lần?
* Mỗi đơn vị ứng với mấy chữ số?
V. Dặn dò: - GV nhận xét tiết học.
Về nhà xem lại các bài tập đã làm.

Thứ năm ngày 01 tháng 10 năm 2009
Toán: Tiết 19. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
A. MỤC TIÊU:
- Giúp HS nhận biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của dag, hg. Quan hệ của đại lượng dag, hg
và g với nhau.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn, kg và thực hiện phép tính với đơn vị đo khối

lượng.
- Hoàn thành bài 1, 2
B. ĐỒ DÙNG: - Kẻ sẵn bảng như SGK- 22.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát - Kiểm tra sĩ số. Vắng:
II. Kiếm tra: HS chữa bài tập 4 (23). Kết quả: 63 tạ muối.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. Giới thiệu đề-ca -gam, héc-tô-gam
a, Giới thiệu đề-ca-gam:
- HS nêu các đơn vị đo khối lượng đã học.
- GV: Để đo các vật nặng hàng chục gam người ta dùng đơn vị dag.; hg
- HS nêu: 1 kg = 1000 g
- Đề-ca-gam viết tắt: dag. đọc là Đề-ca-gam HS đọc và viết nháp, 2 em viết bảng
1 dag = 10g
- 10 gam bằng bao nhiêu dag? (ở chợ khi mua bán dag còn gọi là hoa)
b, Giới thiệu hec-tô-gam: (Tương tự như trên)
(ở chợ khi mua bán hg còn gọi là lạng)
VD: 4 lạng thịt là …hg thịt? Nửa kg muối là …hg muối?
3. Bảng đơn vị đo khối lượng:
- Hệ thống hoá các đơn vị đo khối lượng thành bảng đơn vị đo khối lượng (ghi vào bảng kẻ
sẵn).
- Nhận xét: Các đơn vị bé hơn kg là hg, dag, g (ở bên phải kg).
Các đơn vị > kg là yến, tạ, tấn (ở bên trái kg).
- Mối quan hệ giữa 2 đơn vị dđ kế tiếp nhau? (SGK-24)
- HS trả lời: 1 tấn = 1000 kg 1 kg = 1000g
1 tạ = 100 kg 1 yến = 10 kg
- HS đọc bảng đơn vị đo khối lượng.
- Mỗi đơn vị đo liền kề hơn kém nhau bao nhiêu lần?(10 lần đơn vị)
- Bảng đơn vị đo khối lượng được viết trong hệ số gì?( hệ thập phân)

4. Thực hành:
Bài 1: Làm nháp.chữa M
2kg = 2000g 2kg30g = 2000g + 30 g = 2030g
Bài 2: HS làm vào vở.- chấm chữa bài
380g + 195g = 575g 928dag – 247dag = 654dag
425hg x 3 = 1356hg 768 hg : 6 = 128 hg
IV. Củng cố, : - GV nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài tập SGK, làm thêm bài tập trong vở bài tập.
- Chuẩn bị tiết 20.

Thứ sáu ngày 02 tháng 10 năm 2009
Toán: Tiết 20. GIÂY, THẾ KỶ
A. MỤC TIÊU: - Giúp HS làm quen với các đơn vị đo thời gian.
- Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỷ và năm.
- Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.- Hoàn thành bài 1, 2
B. ĐỒ DÙNG: Đồng hồ thật có 3 kim chỉ giờ, phút, giây.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát - Kiểm tra sĩ số. Vắng:
II. Kiếm tra: HS chữa bài tập 1 (24).
4dag = 40 g 3kg = 3hg 2kg 300g = 2 300g
8hg = 80 dag 7kg = 7000g 2kg 30g = 2 030g
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. Giới thiệu về giây:
- Dùng đồng hồ ôn tập về giờ, phút, giới thiệu về giây (HS quan sát sự chuyển động của từng
kim đồng hồ).
* Kim giờ đi từ 1 số nào đó đến số tiếp theo hết mấy giờ? (1 giờ)
* Kim phút đi từ 1 vạch đến vạch tiếp theo hết bao lâu? (1 phút) ⇒ cho HS quan sát kim
giây.

- Khoảng thời gian kim giây đi từ 1 vạch tới vạch liền tiếp là 1 giây.
- Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng là 1 phút tức 60 giây.
1 giờ = 60 phút 1 phút = 60 giây
* 60 phút bằng mấy giờ? 60 giây bằng mấy phút?
* Cho HS ước lượng thời gian, đứng lên, ngồi xuống ...
3. Thế kỷ: 1 thế kỷ = 100 năm
* 1 trăm năm bằng mấy thế kỷ? (GV giới thiệu tiếp: SGK - 25).
* Năm 1975 thuộc thế kỷ nào? Năm 2005 thuộc thế kỷ nào?
* Chúng ta đang sống ở thế kỉ thứ bao nhiêu? Thế kỉ này tính từ năm nào đến năm nào?
- GV giới thiệu: Người ta hay dùng chữ số La Mã để ghi thế kỷ.
+ Ví dụ: Thế kỷ 20 (XX); Thế kỷ 19 (XIX).
- Yêu cầu HS ghi thế kỉ 19,20,21 bằng chữ số La Mã.
4. Luyện tập:
Bài 1 (25): Hướng dẫn HS cách nhẩm, ghi kết quả.
7phút = 60 giây x 7 = 420 giây 5 thế kỷ = 100 năm x 5 = 500 năm
Bài 2: HS làm bài - Chữa bài.
a, Bác Hồ sinh năm 1890. Bác sinh vào thế kỷ XIX.
Bác ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Năm đó thuộc thế kỷ XX.
b, CM T8 thành công năm 1945. Năm đó thuộc thế kỷ XX.
c, Bà Triệu……………….. Năm đó thuộc thế kỷ thứ III
Bài 3: a, Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010 thuộc thế kỷ XI.
Tính từ năm 1010 đến nay (2008) đã được: 2006 – 1010 = 998 (năm)
b, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 thuộc thế kỷ X,
được 1070 năm
IV. Củng cố, Nhận xét giờ học
V .Dặn dò: Chuẩn bị tiết 21: Luyện tập.
Toán: Tiết 21. LUYỆN TẬP

A. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng trong năm.(năm nhuận và năm không

nhuận) - Mối quan hệ trong các đơn vị đo thời gian, cách tính mốc thế kỷ.
- Hoàn thành bài 1, 2, 3
B. ĐỒ DÙNG: SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát
II. Kiếm tra: HS trả lời bài tập 1, 2 (25).
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. Thực hành:
Bài 1 (26): HS làm bài N2, báo cáo, nhận xét
a, Hướng dẫn HS nhớ số ngày trong mỗi tháng.
b, Năm nhuận có 366 ngày, năm thường có 365 ngày (HS nêu cách tính).
Bài 2(26): HS làm vào vở, chữa bài 3 em(nêu cách tính)
3 ngày = 72 giờ 3 giờ 10 phút = 190 phút
1
3
ngày = 8 giờ
4 giờ = 240 phút 2 phút 5 giây = 125 giây
1
4
phút = 15 giây
8 phút = 480 giây 4 phút 20 giây = 260 giây
1
2
phút = 30 giây
Bài 3: HS làm bài N2, báo cáo, nhận xét
a, Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789 thuộc thế kỷ XVIII.
b, Kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi tổ chức vào 1980 như vậy Nguyễn Trãi sinh năm
1380, thuộc thế kỷ XIV.
Bài 4:

1
4
phút = 15 giây ;
1
5
phút = 12 giây. Trên cùng một quãng đường nếu ai chạy nhiều
thời gian hơn thì người đó chậm hơn Ta có 12 giây < 15 giây. Vậy Bình chạy nhanh hơn Nam
. Bình chạy nhanh hơn Nam là: 15 – 12 = 3 (giây)
Đáp số: 3 giây
Bài 5: Củng cố xem đồng hồ, đổi số đo khối lượng. Kết quả: a, ý B; b, ý C
IV. Củng cố: Nêu những tháng có 30 ngày và tháng có 31 ngày.
V. Dặn dò: Chuẩn bị tiết 22.

Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2009
Toán: Tiết 22. TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
A. MỤC TIÊU:
- HS hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số.
- Biết cách tìm số trung bình cộng nhiều số (2,3,4 số). Hoàn thành bài 1, 2
B. ĐỒ DÙNG: SGK.- bảng nhóm
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát - Kiểm tra sĩ số. Vắng:
II. Kiếm tra: HS làm M
1 thế kỉ=….năm năm nhuận =…ngày năm không nhuận=…ngày.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. Giới thiệu về số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng:
Bài toán 1: SGK.
- Nhận xét: Can 1: 6 lít; can 2: 4 lít.
* Tất cả có bao nhiêu lít dầu? (4 +6 = 10).
* Muốn tìm số dầu rót đều vào 2 can ta làm như thế nào?

(6 + 4) : 2 = 5 (l)
- Ta gọi số 5 là số trung bình cộng của 2 số 6 và 4.
Ví dụ: Tính trung bình cộng của 6 và 4.
* Muốn tìm trung bình cộng của 2 số ta làm như thế nào?
- HS phát biểu quy tắc.
Bài toán 2: SGK – GV hướng dẫn.
* Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào?
* Ghi nhớ: SGK – 27- HS đọc nối tiếp
3. Luyện tập:
Bài 1 (27): HS làm bài - Chữa bài. Kết quả:
(42 +52) : 2 = 47 (34 + 43 + 52 + 39) : 4 = 42
(36 + 42 +57) :3 = 45 (20 + 35 + 37 + 65 + 73 ) : 5 = 46
Bài 2: HS làm bài - Chữa bài. Trung bình mỗi em cân nặng là:
(36 + 38 + 40 + 34 ) : 4 = 37 (kg)
Đáp số: 37 kg
Bài 3: HS làm bài - Chữa bài. Kết quả:
* Hãy nêu các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9.
Trung bình cộng của các số tự nhiên liên tiếp đó là:
(1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 +7 +8 + 9) : 9 = 5
IV. Củng cố: * Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào?
V. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập.

Thứ tư ngày 6 tháng 10 năm 2009
Toán: Tiết 23. LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Tính được số trung bình cộng của nhiều số.
- Củng cố và rèn kỹ năng giải toán về tìm số trung bình cộng.
- Hoàn thành bài 1, 2, 3
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát - Kiểm tra sĩ số. Vắng:

II. Kiếm tra: * Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào?
Tìm số TBC của 51, 52, 53
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. Luyện tập: Hướng dẫn HS làm bài - Chữa bài.
Bài 1 (28): HS làm CN - nối tiếp chữa M
(96 + 121 + 143) : 3 = 120 (35 + 12 + 24 + 21 + 43) : 5 = 27
Bài 2 (28): HS làm CN – 1HS chữa Bài giải
Trung bình mỗi năm số dân của xã đó tăng thêm:
(95 + 82 + 71) : 3 = 83 (người)
Đáp số: 83 người
Bài 3 (28): HS làm CN – 1HS chữa Bài giải
Trung bình số đo chiều cao của mỗi em là:
(138 + 132 + 130 + 136 + 134) : 5 = 134 (cm)
Đáp số: 134 cm
Bài 4 (28): HS khá Bài giải
5 ô tô chuyển được số thực phẩm là:
36 x 5 = 180 (tạ)
4 ô tô chuyển được số thực phẩm là:
45 x 4 = 180 (tạ)
Trung bình mỗi ô tô chuyển được số thực phẩm là:
(180 + 180) : 9 = 40 (tạ) = 4 (tấn)
Đáp số: 4 tấn
IV. Củng cố, : - Nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
V. Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Về nhà làm thêm bài tập 5 (28).

Thứ năm ngày 7 tháng 10 năm 2009
Toán: Tiết 24. BIỂU ĐỒ (1)
A. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Bước đầu nhận biết về biểu đồ tranh.

- Biết đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ tranh.
- Bước đầu xử lý số liệu trên biểu đồ tranh.
B. ĐỒ DÙNG: Biểu đồ tranh SGK – 28, 29.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát - Kiểm tra sĩ số. Vắng:
II. Kiếm tra: 2 HS chữa bài tập 5 (28).
Kết quả: a, 6; b, 26.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
Nêu khái niệm về biểu đồ: Là sự biểu thị mối quan hệ giữa hai đại lượng.
2. Làm quen với biểu đồ tranh: HS quan sát biểu đồ SGK – 28.
* Biểu đồ trên có mấy cột? (2) Nêu nội dung ghi trong các cột.
* Biểu đồ có mấy hàng? (5) * Nhìn vào bảng thứ nhất ta biết gia đình cô Mai có mấy con.?
* Đại lượng thứ nhất cho biết gì ? *Đại lượng thứ hai cho biết gì ?
- GV: Đây gọi chung là biểu đồ.
3. Thực hành:
Bài 1 (29): HS tự trả lời câu hỏi SGK – 29.
Hỏi thêm:
* Lớp 4A tham gia nhiều hơn lớp 4C mấy môn?
* Lớp 4A và 4B cùng tham gia môn thể thao nào?
Bài 2 (29): Bài giải
a, Số thóc gia đình bác Hà thu hoạch năm 2002 là:
10 x 5 = 50 (tạ); 50 tạ = 5 tấn
b, Năm 2000 gia đình bác Hà thu hoạch được là:
10 x 4 = 40 (tạ); 40 tạ = 4 tấn
Năm 2002 gia đình bác Hà thu hoạch nhiều hơn năm 2000 là:
50 – 40 = 10 (tạ)
c, Năm 2001 gia đình bác Hà thu hoạch được là:
10 x 3 = 30 (tạ); 30 tạ = 3 tấn
Cả ba năm gia đình bác Hà thu hoạch được là:

4 + 5 +3 = 12 (tấn)
Năm 2002 thu hoạch được nhiều thóc nhất.
Năm 2001 thu hoạch được ít thóc nhất.
Đáp số: a, 5 tấn thóc
b, 10 tạ thóc
c, 12 tấn thóc
IV. Củng cố,
-Nêu lại khái niệm về biểu đồ
GV nhận xét tiết học.
V.Dặn dò: Chuẩn bị bài tiết 25.

Thứ năm ngày 7 tháng 10 năm 2009
Toán: Tiết 24. BIỂU ĐỒ (2)
A. MỤC TIÊU: Giúp HS:- Bước đầu nhận biết về biểu đồ cột.- Biết cách đọc và phân tích số
liệu trên biểu đồ cột.- Bước đầu xử lý trên biểu đồ cột và hoàn thiện biểu đồ đơn giản.- Hoàn
thành bài 1, 2(a)
B. ĐỒ DÙNG: Hình vẽ SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát - Kiểm tra sĩ số. Vắng:
II. Kiếm tra: HS chữa bài 2 (29-SGK).
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. Giới thiệu biểu đồ cột:
- HS quan sát biểu đồ số chuột bốn thôn đã diệt được trong SGK – 30 và phát hiện:
* Biểu đồ có mấy cột? Dưới chân của các cột ghi gì?
*Trục bên trái của biểu đồ ghi gì?
* Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì?
* Biểu đồ biểu diễn số chuột đã diệt được của các thôn nào?
- HS chỉ trên biểu đồ:+ Tên bốn thôn được nêu trong biểu đồ. + Số chuột đã diệt được của
từng thôn + Nêu cách đọc số liệu trên mỗi cột.

* Như vậy cột cao hơn sẽ biểu diễn số chuột nhiều hay ít?
* Thôn nào diệt được nhiều chuột nhất? Thôn nào diệt được ít chuột nhất?
* Cả bốn thôn diệt được bao nhiêu con chuột?
3. Thực hành:
Bài 1 (31): HS đọc yêu cầu bài, quan sát hình SGK và trả lời.
* Biểu đồ này là biểu đồ hình gì? biểu đò biểu diễn về cái gì?
* Có những lớp nào tham gia trồng cây? Hãy nêu số cây trồng được của từng lớp.
a, Những lớp tham gia trồng cây là: 4A, 4B, 5A, 5B, 5C.
b,+ Lớp 4A trồng được: 35 cây. + Lớp 5B trồng được: 40 cây.
+ Lớp 5C trồng được: 23 cây.
c, Khối lớp 5 có 3 lớp tham gia trồng cây đó là: 5A, 5B, 5C.
d, Có 3 lớp trồng được trên 30 cây là: 4A, 5A, 5B.
e, Lớp 5A trồng được nhiều cây nhất, lớp 5C trồng được ít cây nhất.
Bài 2 (32):
a, Viết tiếp vào chỗ trống trong biểu đồ: HS dùng bút chì viết vào SGK.
b, Dựa vào biểu đồ trên trả lời câu hỏi: (HS khá)
- Số lớp 1 của năm học 2003-2004 nhiều hơn của năm học 2002-2003 là: 3 lớp.
- Năm học 2002-2003 trường TH Hoà Bình có: 105 HS lớp 1.
- Số HS lớp 1 năm học 2002-2003 ít hơn năm học 2004-2005 là: 23 HS.
Bài giải
Số lớp 1 của năm học 2003 - 2004 nhiều hơn năm học 2002 -2003là:6 - 3 =3 (lớp)
Số HS lớp 1 của trường Hoà Bình năm học 2002 -2003 là:35 x 3 = 105 (học sinh)
Số HS lớp 1 của trường Hoà Bình năm học 2004 -2005 là:32 x 4 = 128 (học sinh)
Số HS lớp 1 của trường Hoà Bình năm học 2002 -2003 ít hơn năm học 2004 -2005:
128 - 105 = 23 (học sinh) Đáp số: 3 lớp; 105 học sinh; 23 học sinh
IV. Củng cố, - GV nhận xét tiết học.
V. Dặn dò: - Chuẩn bị bài tiết 26.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×