Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Giáo án: Tuần 20 - Buổi chiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.88 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TUẦN 20</b>


Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2021
<b>Khoa học</b>


<b>KHƠNG KHÍ BỊ Ơ NHIỄM</b>
<b>I. MUC TIÊU: Sau bài này, HS biết:</b>


- Phân biệt khơng khí sạch (trong lành) và khơng khí bẩn (khơng khí bị ô
nhiễm).


- Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm bầu không khí: khói, khí độc, các loại bụi,
vi khuẩn,...


- HSHN: Viết tên bài vào vở.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>
- Hình trang 78, 79 SGK.


- Sưu tầm hình vẽ, tranh về bầu khơng khí trong sạch, bầu khơng khí bị ơ
nhiễm.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>
<b>A. Khởi động</b>


? Nêu một số cách phòng chống bão?


- HS trả lời, cả lớp và GV và cả lớp nhận xét.
<b>B. Hình thành kiến thức mới</b>


a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:



<b>HĐ1: Tìm hiểu về khơng khí ơ nhiễm và khơng khí sạch</b>


<i>Mục tiêu: Phân biệt khơng khí sạch (trong lành) và khơng khí bẩn (khơng</i>
khí bị ơ nhiễm).


<i>Cách tiến hành: </i>


Bước 1: Làm việc theo cặp.


- GV yêu cầu HS lần lượt quan sát các hình trang 78, 79 SGK và chỉ ra hình
nào thể hiện bầu khơng khí trong sạch? Hình nào thể hiện bầu khơng khí bị ơ
nhiễm? (bài tập 1).


Bước 2: Làm việc cả lớp.


- Quan sát các hình trong SGK và thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của
GV.


- Một số HS trình bày kết quả nêu nội dung từng hình.


- HS nhắc lại 1 số tính chất của khơng khí, sau đó rút ra nhận xét, phân biệt
khơng khí sạch và khơng khí bẩn.


- GV kết luận về khí sạch và khí bẩn hay ơ nhiễm:


+ Khơng khí sạch là khơng khí trong suốt, khơng màu, khơng mùi, khơng vị,
chỉ chứa khói, bụi, vi khuẩn, khí độc với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức
khỏe của con người.



+ Khơng khí bẩn hay ơ nhiễm là khơng khí có chứa các loại khói, khí độc,
các loại bụi, vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép, có hại cho sức khỏe con người và các sinh
vật khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Cách tiến hành: </i>


- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế và phát biểu: HS sưu tầm tranh.


? Nêu ngun nhân làm khơng khí bị ơ nhiễm nói chung và ngun nhân
làm khơng khí ở địa phương bị ơ nhiễm nói riêng? (Do khí thải của các nhà máy;
<i>khói, khí độc, bụi do các phương tiện ô tô xe máy thải ra; khí độc, vi khuẩn .... do</i>
<i>các rác thải sinh ra...).</i>


- GV kết luận: Nguyên nhân làm khơng khí bị ơ nhiễm:


+ Do bụi: Bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, bụi do các hoạt động của con
ng-ười (bụi nhà máy, xe cộ, bụi phóng xạ, bụi xi măng, bụi than, ...)


+ Do khí độc: Sự lên men thối của các xác sinh vật, rác thải, sự cháy của
than đá, dầu mỏ, khói tàu, xe, nhà máy, khói thuốc lá, chất độc hố học,....


- HSHN: GV cho HS viết vào vở.
<b>C. Củng cố </b>


- HS đọc lại mục Bạn cần biết trong SGK.
- GV tổng kết giờ học.


<b>D. Hoạt động ứng dụng</b>


- Hoàn thành hết các bài tập VBT.



________________________________
<b>Lịch sử</b>


<b>THẮNG CHI LĂNG</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


1. Kiến thức:


- Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn (tập trung vào trận Chi
Lăng):


+ Lê Lợi xây dựng lực lượng khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh.
+ Diễn biến trận Chi Lăng.


- Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân
Minh phải xin hàng và rút về nước.


- Nắm được việc nhà Hậu Lê được thành lập (năm 1428).


+ Thua trận ở Chi lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng, rút về
nước. Lê Lợi lên ngơi Hồng đế năm 1428 mở đầu thơi Hậu Lê.


2. Kĩ năng: Biết quan sát tranh, ảnh, lược đồ; chỉ được vị trí ải Chi Lăng trên
bản đồ, lược đồ. Kể được diễn biến của trận Chi Lăng.


3. Thái độ: Biết được tinh thần chiễn đấu dũng cảm của nghĩa quân Lam
Sơn, tài thao lược của Lê Lợi.


* Định hướng thái độ:



- Cảm phục sự thông minh, sáng tạo trong cách đánh giặc của ông cha ta qua
trận Chi Lăng. Tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc; biết bảo vệ các di
tích lịch sử.


* Định hướng năng lực:
- Năng lực nhận thức:


+ Nêu được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của chiến thắng Chi Lăng.
+ Trình bày được ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- NL tìm tịi, khám phá LS - tìm hiểu LS: Đọc thơng tin SGK, quan sát lược
đồ tìm hiểu trận Chi Lăng.


- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Sưu tầm tranh, ảnh về trận
Chiến Thắng Chi Lăng.


- HSHN: Viết tên bài vào vở.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


GV: Hình ảnh, bản đồ, lược đồ về chiến thắng Chi Lăng.


HS: Sưu tầm tranh, ảnh, câu chuyện về chiến thắng Chi Lăng, về Lê Lợi.
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>


<b>A. Khởi động</b>


? Nhà Hồ đã có những chính sách tiến bộ nào để đổi mới đất nước?
? Theo em, vì sao nhà Hồ không chống lại nổi quân xâm lược Minh?
- GV nhận xét



- Cho HS quan sát tranh minh hoạ SGK, hỏi:


? Ảnh chụp đền thờ ai? Người đó có cơng lao gì đối với dân tộc ta?


- Giới thiệu bài: Đây là ảnh chụp đền thờ vua Lí Thái Tổ, người có cơng lớn
lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành thắng lợi trong kháng chiến chống quân xâm
lược nhà Minh và lập ra triều Hậu Lê. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về
trận Chi Lăng, trận đánh có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống quân Minh.


- GV cho HS chỉ vị trí của ải Chi Lăng trên bản đồ.
(Giúp học sinh hứng thú, hình thành động cơ học tập)
<b>B. Khám phá</b>


<b>HĐ1. Tìm hiểu ải Chi Lăng và bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng</b>
* Hoạt động cả lớp: GV yêu cầu HS đọc SGK, trả lời các câu hỏi:
+ Trình bày bối cảnh nước ta cuối năm 1407.


+ Trước tình hình đó, nhân dân ta đã làm gì?
+ Tướng giặc đã làm gì khi bị bao vây?


- GV kết luận và treo lược đồ trận Chi Lăng lên bảng.


- Cuối năm 1406, qn Minh xâm lược nước ta. Nhà Hồ khơng đồn kết
đ-ược toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại (1407).


- Dưới ách đô hộ của nhà Minh, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã
nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng.



- Năm 1418, từ vùng núi Lam Sơn (Thanh Hóa), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
ngày càng lan rộng ra cả nước. Năm 1426, quân Minh bị quân khởi nghĩa bao vây
ở Đông Quan (Thăng Long). Vương Thông, tướng chỉ huy quân Minh hoảng sợ,
một mặt xin hàng, mặt khác bí mật sai người về nước xin quân cứu viện. Liễu
Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn.


(Sử dụng phương pháp thảo luận và PP nêu, giải quyết vấn đề)
* Hoạt động nhóm 2


- HS quan sát lược đồ, thảo luận nhóm 2 và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Thung lũng Chi Lăng có địa thế thế nào?


+ Hai bên thung lũng là gì?


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Theo em, với địa thế như trên, Chi Lăng có lợi gì cho qn ta và có hại gì
cho quân địch?


- HS thảo luận, chia sẻ trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.


- GV nhận xét, bổ sung, tổng kết ý về địa thế ải Chi Lăng:


Thung lũng Chi Lăng hẹp và có hình bầu dục. Phía tây thung lũng là dãy núi
đá hiểm trở, phía đơng thung lũng là dãy núi đất trùng trùng điệp điệp. Lịng thung
lũng có sơng lại có 5 ngọn núi nhỏ. Địa thế Chi Lăng tiện cho quân ta mai phục
đánh giặc, còn giặc đã lọt vào Chi Lăng khó mà có đường ra.


<b>HĐ2. Tìm hiểu trận Chi Lăng</b>


(Sử dụng phương pháp thảo luận và PP nêu, giải quyết vấn đề)


* Hoạt động nhóm 4


- HS quan sát lược đồ, đọc thơng tin trong SGK, thảo luận nhóm theo các
yêu cầu:


+ Lê Lợi bố trí quân ta ở ải Chi lăng như thế nào?


+ Khi quân Minh đến cửa ải Chi Lăng, kị binh của ta đã làm gì?


+ Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta?
? Kị binh của giặc thua như thế nào?


? Bộ binh của giặc đã bị thua trận như thế nào?
- Thảo luận, chia sẻ trong nhóm.


- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả (dựa trên lược đồ)
- GV chiếu lược đồ và bổ sung đầy đủ về trận đánh.
- Gọi 1-2 HS thuật lại diễn biến của trận Chi Lăng?


<b>HĐ3. Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Chi</b>
<b>Lăng</b>


(Sử dụng PP hỏi - đáp)
* Hoạt động cả lớp


+ Nêu kết quả trận Chi Lăng.


+ Theo em, vì sao quân ta giành được thắng lợi ở ải Chi Lăng? (Quân ta rất
anh dũng, mưu trí trong đánh giặc; địa thế Chi Lăng có lợi cho ta).



+ Trong trận Chi Lăng, nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như
nào?


- HSHN: GV cho HS nhìn SGK viết.
<b>HĐ4. Tìm tòi, mở rộng.</b>


- Giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm hiểu một số nội dung sau (GV sẽ tổ chức
cho HS chia sẻ vào đầu tiết sau):


- Sưu tầm tranh, ảnh về trận Chiến Thắng Chi Lăng.
_________________________________


<b>Đạo đức</b>


<b>KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (Tiết 2)</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.
* GDKNS: Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động.


- Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.
- HSHN: HS viết tên bài vào vở.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


SGK Đạo đức 4 và VBT Đạo đức 4.
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC</b>
<b>A. Khởi động</b>



? Vì sao chúng ta phải kính trọng và biết ơn người lao động?
<b>B. Hình thành kiến thức mới</b>


a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:


<b>HĐ1: Đóng vai (bài tập 4, trang 30 - SGK).</b>


- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai một tình
huống.


- GV phát phiếu học tập ghi nội dung tình huống cho từng nhóm. Đại diện
các nhóm đọc tình huống của nhóm mình cho cả lớp nghe.


+ Nhóm 1: Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà Tư. Tư sẽ ...
+ Nhóm 2: Hân nghe mấy bạn cùng lớp nhại tiếng một người bán hàng rong.


<i>Hân sẽ ...</i>


+ Nhóm 3: Các bạn của Lan đến chơi, nơ đùa khi bố đang làm việc ở góc phịng.
<i>Lan sẽ ...</i>


- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai.


- Các nhóm lên đóng vai. (các thành viên tự giới thiệu mình đóng vai nhân
vật nào).


- GV phỏng vấn các HS đóng vai.
- Thảo luận cả lớp:



? Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp
chư-a? Vì sao?


? Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?


- GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. Chẳng hạn:
TH1: Tư sẽ cảm ơn bác đưa thư, mời bác vào uống nước (hoặc rót nước mời


bác uống...)


TH2: Hân sẽ khuyên các bạn không nên làm như thế, làm thế là thiếu sự tôn trọng đối


với họ...


TH3: Lan sẽ tế nhị dẫn các bạn đến phòng khác chơi (hoặc nói nhỏ nhẹ với


các bạn rằng: chúng mình hãy giảm “âm” một tí để bố tớ làm việc ...).
<b>HĐ2: Trình bày sản phẩm (bài 5, 6; SGK Tr.30)</b>


- HS trình bày theo nhóm (hoặc cá nhân). Cả lớp nhận xét.


- GV nhận xét chung, tuyên dương một số nhóm (cá nhân) có những sản
phẩm sưu tầm có ý nghĩa và đẹp.


<b>HĐ3: Liên hệ thực tế</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Kết luận chung: 1 - 2 HS đọc to phần ghi nhớ trong SGK (Tr.28)
- HSHN: GV cho HS nhìn SGK viết.



<b>C. Củng cố </b>


- Yêu cầu HS thực hiện kính trọng, biết ơn những người lao động.
- GV nhận xét tiết học.


<b>D. Hoạt động ứng dụng</b>


- Nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.
_________________________________


Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2021
<b>Tiếng Anh</b>


Cô Thắm dạy


________________________________
<b>Tiếng Anh</b>


Cô Thắm dạy


________________________________
<b>Thể dục</b>


Cô Ngọc Anh dạy


________________________________
Thứ năm ngày 28 tháng 1 năm 2021


<b>Luyện từ và câu</b>



<b>MỞ RỘNG VỐN TỪ: SỨC KHỎE</b>
<b>I. MỤC TIÊU </b>


- Biết thêm một số từ ngữ nói về sức khỏe của con người và tên một số môn
thể thao cho học sinh (BT1, BT2).


- Cung cấp cho HS một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khỏe (BT3,
BT4).


- HSHN: HS viết tên bài vào vở.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


Bảng phụ viết nội dung BT1; 2 và 3.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC</b>
<b>HĐ1. Khởi động</b>


- HS đọc đoạn văn kể về công việc làm trực nhật lớp, chỉ rõ các câu <i><b>Ai làm</b></i>
<i><b>gì? trong đoạn viết (BT3, tiết LTVC trước).</b></i>


- GV và cả lớp nhận xét.


<b>- Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học.</b>
<b>HĐ2. Hình thành kiến thức mới</b>


- GV hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1: HS đọc nội dung BT.


- HS đọc thầm lại yêu cầu của bài, trao đổi theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.



- GV và cả lớp nhận xét, kết luận nhóm thắng (nhóm tìm được đúng và
nhiều từ). VD:


<i> a. Từ ngữ chỉ những hoạt</i>
<i>động có lợi cho sức khỏe</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i> b. Từ ngữ chỉ những đặc</i>
<i>điểm của một cơ thể khỏe mạnh</i>


<i>nghỉ mát, , ...</i>


<i>vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, rắn</i>
<i>chắc, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẻo</i>
<i>dai, nhanh nhẹn,...</i>


Bài tập 2:


- GV yêu cầu bài tập; HS trao đổi tìm từ ngữ chỉ tên các môn thể thao.
- Học sinh làm vào vở bài tập: ít nhất 15 từ ngữ chỉ tên các mơn thể thao.
Ví dụ: Bóng đá, bóng chuyền, bóng chày, bóng bầu dục, cầu lơng, quần vợt,
khúc côn cầu, chạy, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ, bắn súng, bơi, đấu vật, đấu kiếm…


Bài tập 3: GV nêu yêu cầu của bài tập.


- Học sinh trao đổi theo nhóm, làm vào vở bài tập.


a. Khỏe như - Voi b. Nhanh như - Cắt (chim Cắt)
- Trâu - Gió


- Hùm - Chớp


- Điện
- Sóc
Bài tập 4: Một HS đọc yêu cầu của bài; GV gợi ý:


+ Người “không ăn không ngủ” được là người như thế nào?
+ “Không ăn không ngủ” được khổ như thế nào?


+ Người “ăn được ngủ được” là người như thế nào?
+ “Ăn được ngủ được là tiên” nghĩa là gì?


- Học sinh phát biểu ý kiến. GV chốt lại.


+ Tiên: Những nhân vật trong truyện cổ tích, sống nhàn nhã, thư thái trên
đời, tượng trưng cho sự sung sướng (sướng như tiên).


+ Ăn được ngủ được nghĩa là có sức khỏe tốt.
+ Có sức khỏe tốt sung sướng chẳng kém gì tiên.
- HSHN: GV chỉ trong SGK cho HS viết.


<b>HĐ3. Củng cố </b>


<b>- HS nhắc lại nội dung tiết học.</b>
- GV nhận xét tiết học.


<b>HĐ4. Hoạt động ứng dụng</b>
- Kể thêm một số môn thể thao.


<b>Tin học</b>
Cô Hiệp dạy



_______________________________
<b>Khoa học</b>


<b>BẢO VỆ BẦU KHƠNG KHÍ TRONG SẠCH</b>
<b>I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:</b>


- Nêu được một số biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch: thu gom, xử
lí phân, rác hợp lí; giảm khí thải, bảo vệ rừng và trồng cây,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ mơi trường khơng
khí.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC </b>
<b>A. Khởi động</b>


? Những nguyên nhân nào gây ơ nhiễm khơng khí?
- HS trả lời, cả lớp và GV và cả lớp nhận xét.
<b>B. Hình thành kiến thức mới</b>


a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:


<b>HĐ1: Tìm hiểu những biện pháp để bảo vệ bầu khơng khí trong sạch.</b>
<i>Mục tiêu: Nêu những việc nên, khơng nên làm để bảo vệ bầu khơng khí</i>
trong sạch.


<i>Cách tiến hành:</i>


Bước 1: Làm việc theo cặp.



- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 80, 81 SGK.


? Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu khơng khí trong
sạch?


Bước 2: Làm việc cả lớp.


- HS trình bày. Mỗi em chỉ trình bày một hình minh họa:
a. Việc nên làm: Hình 1, 2, 3, 5, 6, 7


b. Việc khơng nên làm: hình 4.


Kết luận: Các biện pháp phịng ngừa ơ nhiễm khơng khí: (SGK)


- HS đưa các hình vẽ, tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ mơi trường khơng
khí mà các em sưu tầm.


<b>HĐ2. Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu khơng khí trong sạch.</b>


<i>Mục tiêu: Bản thân HS cam kết tham gia bảo vệ bầu khơng khí trong lành và</i>
tun truyền, cổ động người khác cùng bảo vệ bầu khơng khí trong sạch.


<i>Cách tiến hành:</i>


Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.


- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:


- Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu khơng khí trong sạch.



- Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người
cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch.


- Phân cơng từng thành viên trong nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức
tranh.


Bước 2: Thực hành.


- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo hướng dẫn của GV.
- GV đi hướng dẫn, giúp đỡ từng nhóm.


Bước 3: Trình bày và đánh giá.


- Cho HS trưng bày sản phẩm. Cử đại diện phát biểu bản cam kết của nhóm
mình.


- GV đánh giá nhận xét, tun dương các sáng kiến hay của HS (không xét
về mức độ đẹp, xấu của các tranh vẽ).


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>C. Củng cố </b>


- HS nêu lại những điều bạn cần biết.


? Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bầu khơng khí trong sạch?
<b>D. Hoạt động ứng dụng</b>


- Tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ bầu khơng khí trong sạch.
_______________________________


Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2021


<b>Giáo dục tập thể</b>


<b>SINH HOẠT LỚP</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


- Đánh giá các hoạt động tuần 20. Nêu kế hoạch tuần 21.


- Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi khó khăn.
- Hiểu được việc tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn là rất
cần thiết trong cuộc sống hằng ngày.


- HS biết xác định được đâu là những địa chỉ tin cậy có thể nhờ giúp đỡ
khi cần thiết.


- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng ra
quyết định giải quyết vấn đề.


- Cho HS viết tên chủ điểm vào vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC


Tranh minh hoạ.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC</b>
A. Sinh hoạt lớp.


<b>1. Đánh giá nhận xét chung các hoạt động trong tuần.</b>


<b>1. Lớp trưởng điều hành các tổ trưởng lên nhận xét hoạt động của tổ</b>
<b>trong tuần</b>



- Nề nếp học tập.
- Trực nhật vệ sinh.


- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ.


- Xếp hàng ra vào lớp, đội mũ bảm hiểm, mặc đồng phục, quàng khăn đỏ ...
- Các tổ đọc bảng xếp loại của tổ mình.


- Ý kiến các bạn nếu có thắc mắc. Thống nhất.


<b>2. Giáo viên đánh giá hoạt động của lớp trong tuần</b>
- Ưu điểm


+ Hầu hết chấp hành nghiêm túc kế hoạch của trường, của lớp.
+ Nhiều em tích cực tự giác trong cơng việc của lớp.


+ Ý thức học bài và làm bài của 1 số em rất tốt: Khang, Phương.
+ Cán bộ lớp điều hành các bạn sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc.
+ Trực nhật vệ sinh sạch sẽ, kịp thời.


Tồn tại:


+ Nhắc nhở 1 số em chưa chăm học, ngồi trong lớp cịn nói chuyện: Minh
Hiếu, Vũ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>3. Kế hoạch tuần 21</b>


- Chấp hành nghiêm túc mọi nề nếp.
- Ổn định nề nếp học tập.



- Chăm sóc bồn hoa, vệ sinh lớp, phía sau sân bóng cần sớm và sạch sẽ.
- Học bài và làm bài đầy đủ.


- Tiếp tục giải các bài trên báo, giải Trạng nguyên tiếng việt, Toàn tài.
- Tập trung phụ đạo HS chưa nắm được kiến thức: Nam, Mão. Rèn chữ
viết: Dũng, Thiên.


- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ cần nghiêm túc.Lớp trưởng cần quản lí các bạn
chặt chẽ hơn. Khăn quàng đỏ quàng từ nhà đến trường.


<b>B. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi khó khăn.</b>
<b>HĐ1: Khởi động: Giới thiệu nội dung bài học. </b>
<b>HĐ2: Bài tập thực hành: Xử lí tình huống </b>


- Yêu cầu HS lần lượt đọc các tình huống ở bài tập 2 trang 29.
- Hướng dẫn HS lần lượt xử lí tình huống 1, 2, 3.


- GV chia ba nhóm, mỗi nhóm đóng vai một tình huống.
- Các nhóm thảo luận, phân vai, xử lí tình huống.


- Gọi đại diện các nhóm đóng vai trước lớp và đưa ra cách xử lí phù
hợp trong mỗi tình huống.


- GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung.


+ Tình huống 1: Nam cần tìm đến những người thân: bố mẹ, thầy cô giáo,
… để nhận sự hỗ trợ giúp đỡ.


+ Tình huống 2: Na cần tìm đến thầy cơ giáo, bạn bè,.. để nhận sự hỗ trợ
giúp đỡ.



+ Tình huống 3: Thơng cần tìm đến và chia sẻ với những người thân: bố
mẹ, thầy cô giáo,… để giúp không tránh được sự nguy hiểm.


- GV rút ra kết luận: Việc tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn
là rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Các em cần biết tìm những địa chỉ tin
cậy có thể chia sẻ và nhận sự giúp đỡ khi cần thiết.


- HSHN: GV viết mẫu vào vở cho HS.
<b> HĐ3: Củng cố </b>


- Biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn mang lại cho em lợi ích gì?
D. Hoạt động ứng dụng


- Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
________________________________


<b>Giáo duc ngoài giờ lên lớp</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11></div>

<!--links-->

×