Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.49 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ</b>
<b>PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BÀI CÂU KỂ TRONG PHÂN MÔN LUYỆN</b>
<b>TỪ VÀ CÂU LỚP 4</b>
<b>A. ĐẶT VẤN ĐỀ </b>
Mục tiêu môn Tiếng Việt trong chương trình bậc tiểu học nhằm hình thành
và phát triển ở HS các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói,đọc, viết), để học
tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ
sở để tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Trong bộ mơn Tiếng Việt thì phân mơn
Luyện từ và câu đặc biệt quan trọng .Phân mơn này có nhiệm vụ cung cấp nhiều
kiến thức sơ giản về Viết Tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu (nói
-viết) kỹ năng đọc cho học sinh. Cụ thể là:
1-Mở rộng hệ thống hoá vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản
về từ và câu.
2- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu.
3-Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý
thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giáo tiếp.
Như vậy nội dung phân môn Luyện từ và câu 4 khá phong phú. Trong đó, việc
dạy cho HS câu chia theo mục đích nói là rất quan trọng đặc biệt là câu kể. Trong
chương trình, các bài học về câu kể có tới 12 tiết. Việc này giúp học sinh nhận
thức đầy đủ và sâu sắc hơn về câu kể.Khi học câu kể, không phải học sinh nào
cũng dễ dàng xác định hay nhận dạng, phân biệt ngay được các kiểu câu kể. Qua
thực tế giảng dạy và trực tiếp kiểm tra kết quả học tập của học sinh hàng ngày, tơi
nhận thấy nhiều học sinh cịn nhầm lẫn khi xác định kiểu câu kể . Vậy làm thế nào
để giúp học sinh tránh nhầm lẫn? Tôi xin mạnh dạn đề xuất: Phương pháp dạy bài
Câu kể lớp 4.
<b>B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ</b>
I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT 4:
* Tiếng Việt 4 gồm 32 tiết ở học kỳ I và 32 tiết ở học kỳ II:
- Học kỳ I: 5 chủ điểm
Chủ điểm 1: Thường người như thể thương thân thì "Nhân hậu - Đoàn kết''
Chủ điểm 2: Trung thực - Tự trọng
Chủ điêm 3: Trên đôi cánh ước mơ thực hiện ước mơ.
Chủ điểm 4: Có chí thì nên - nghị lực - ý chí
Chủ điểm 1: Người ta là hoa là đất - tài năng - sức khoẻ
Chủ điểm 2: Vẻ điệp muôn màu - Cái đẹp
Chủ điểm 3: Những người quả cảm - Dũng cảm
Chủ điểm 4: Khám phá thế giới - Du lịch - Thám hiểm
Chủ điểm 5: Tình yêu cuộc sống - Lạc quan yêu đời.
*Phân mơn luyện từ và câu của lớp 4 nhìn chung ngắn gọn, cụ thể đã được điều
chỉnh nhiều so với chương trình Từ ngữ - ngữ pháp của lớp 4 cũ. Phân môn chỉ rõ
2 dạng bài: Bài lý thuyết và bài tập thực hành với định hướng rõ ràng. Riêng Câu
kể trong phân môn Luyện từ và câu được học ở cuối học kì I (3 tiết) ở tuần 16 và
tuần 17. Đến đầu kì Câu kề được học tiếp 9 tiết ở các tuần 19,20,21,22,24,25,26.
Tuần 16: 1 tiết: Câu kể
Tuần 17: 2 tiết: Câu kể ai làm gì? Vị ngữ trong câu kể ai làm gì?
Tuần 20: 1 tiết: Luyện tập về câu kể ai làm gì?
Tuần 21: 2 tiết: Câu kể ai thế nào? Vị ngữ trong câu kể ai thế nào?
Tuần 22: 1 tiết: Chủ ngữ trong câu kể ai thế nào?
Tuần 24: 2 tiết: Câu kể ai là gì? Vị ngữ trong câu kể ai là gì?
Tuần 25: 1 tiết: Chủ ngữ trong câu kể ai là gì?
Tuần 26: 1 tiết: Luyện tập về câu kể ai là gì?
Những tiết luyện tập gồm tập hợp 3-4 bài tập. Còn lại các bài cung cấp kiến thức
mới đều có cấu trúc giống nhau, gồm 3 phần: nhận xét, ghi nhớ, luyện tập.
<b>III. Mục tiêu dạy bài Câu kể:</b>
- HS hiểu thế nào là câu kể.
- HS biết tìm câu kể trong đoạn văn.
- HS biết đặt một vài câu kể để tả, trình bày ý kiến, nói lên tâm tư, tình cảm.
<b> IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BÀI CÂU KỂ:</b>
1. Phương pháp vấn đáp.
2. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
3. Phương pháp trực quan.
4. Phương pháp rèn luyện theo mẫu.
5. Phương pháp phân tích.
<b>IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN DẠY BÀI CÂU KỂ:</b>
1. Nắm vững và phát huy những kiến thức và kĩ năng học sinh đã đạt được ở các
lớp 1,2,3.
2. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong cùng một tiết dạy
3. Phát huy tính tích cực của học sinh
4. Phối hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tích luỹ vốn hiểu biết, vốn từ ngữ
cho học sinh.
<b> Cụ thể:</b>
-GV giúp HS nắm chắc khái niệm câu kể, cách dùng câu kể: Ngay từ bài học đầu
tiên về câu kể, giáo viên phải tổ chức cho học sinh phân tích tốt ngữ liệu. Đoạn văn
ngữ liệu (Bài tập 1- trang 161) có 3 câu kể và 1 câu hỏi. Từ sự phân tích đoạn ngữ
liệu này và đoạn ngữ liệu ở bài tập 3, giáo viên cho học sinh phát hiện và so sánh
đặc điểm của câu hỏi với các câu còn lại, gợi mở để học sinh phát hiện đặc điểm
của kiều câu mới. Từ đó rút ra kết luận về câu kể và chốt lại nội dung so sánh giữa
câu hỏi và câu kể bằng bảng so sánh sau:
<b>Câu hỏi</b> <b>Câu kể</b>
Dùng để hỏi những điều chưa biết.Phần
lớn câu hỏi để hỏi người khác, nhưng
cũng có những câu để tự hỏi mình.
Câu hỏi thường có các từ nghi vấn.
Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
Dùng để kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật,
nói lên ý kiến, tâm tư tình cảm của mỗi
người.
Câu kể khơng có từ nghi vấn.
Cuối câu kể có dấu chấm
Khi đọc giọng bình thường
Từ sự so sánh đó, giáo viên khắc sâu ghi nhớ về khái niệm câu kể cho học sinh
cả về nội dung và dấu hiệu hình thức.
Nắm được khái niệm câu kể, giáo viên giúp học sinh hiểu câu kể thường dùng để
kể, tả, giới thiệu hoặc nói lên ý kiến, tâm tư tình cảm của mỗi người. Để phân biệt
được các kiểu câu kể, trước hết các em cần nắm được khái niệm câu kể, xác định
đúng câu kể. Vì vậy giáo viên cũng có thể dựa vào nội dung đã học về câu hỏi để
giúp học sinh nắm được nội dung câu kể như trình bày trên đây.
Có những bài tập cho ngữ liệu là một đoạn văn và u cầu học sinh tìm các câu
kể có trong đoạn văn đó. Để thực hiện yêu cầu của bài, học sinh phải nắm vững
ngữ liệu. Vì vậy, giáo viên cho các em vừa đọc đoạn văn, vừa đánh số thứ tự trước
mỗi câu bằng bút chì. Sau đó xét lần lượt từng câu, xem câu đó thuộc kiểu câu
nào?
-Giúp HS nắm vững nghi nhớ về các kiểu câu kể: Để xác định đúng câu kể, trước
tiên học sinh phải thuộc ghi nhớ, nhớ được những điều kiện cần thiết làm cơ sở
cho việc xác định đó là kiểu câu gì? Vì vậy, mỗi tiết luyện từ và câu, sau khi tổ
chức cho học sinh khai thác ngữ liệu, khái quát các vấn đề, giáo viên cho học sinh
tự rút ra ghi nhớ theo cách hiểu của các em. Sau đó đối chiếu ghi nhớ trong sách
- Luyện viết đoạn văn có câu kể: Đây là cơng đoạn quan trọng giúp học sinh có kỹ
năng thành thạo khi biết vận dụng những hiểu biết để viết thành văn bản. Để giúp
học sinh viết đúng đoạn văn có kiểu câu kể theo yêu cẩu đề bài, giáo viên thường
giúp học sinh nắm chắc yêu cầu đề bài, hình dung ra nội dung đoạn văn sẽ viết, sau
đó lựa chọn viết câu mở đoạn, chọn cách kết đoạn để thể hiện được suy nghĩ, cảm
xúc của mình. Các câu cịn lại vừa phải đảm bảo yêu cầu đề bài, vừa mang tính
logic.
<b>C. PHẦN KẾT LUẬN</b>
I. KẾT QUẢ
Qua quá trình vừa nghiên cứu chuyên đề vừa áp dụng vào thực tế giảng dạy,
chúng tôi nhận thấy rằng những phương pháp dạy học mà tổ nhóm chúng tơi áp
dụng đã có những kết quả đáng mừng. HS hiểu được thế nào là câu kể, phân biệt
được các kiểu câu kể, biết tìm câu kể trong đoạn văn, biết sử dụng câu kể để đặt
câu, để viết đoạn văn.
<b>II.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:</b>
<b> Để dạy tốt nội dung câu kể ở lớp 4, giáo viên cần:</b>
2. Chuẩn bị kĩ lưỡng bài dạy trước khi lên lớp.
3. Phối hợp nhịp nhàng các phương pháp và hình thức dạy học.
4. Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn giảng dạy.
5. Không ngừng học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp và tự tích lũy kinh nghiệm
cho bản thân.
Trên đây là báo cáo chuyên đề “Phương pháp dạy học bài câu kể trong phân
<i>môn luyện từ và câu lớp 4” . Kính mong được sự góp ý, bổ sung của các đồng chí</i>
trong cụm để báo cáo chuyên đề được hoàn thiện hơn.
<b> Xin trân trọng cảm ơn!</b>
<b>DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU</b>
<i>Đã duyệt và thơng qua HĐSP trường.</i>
<b>TM. BGH</b>
<b>PHĨ HIỆU TRƯỞNG</b>
<b>Nguyễn Trung Kiên</b>
<i>Bình Định, ngày 13 tháng 12 năm 2017</i>
<b>NGƯỜI VIẾT CHUYÊN ĐỀ</b>
<i><b>Bài soạn minh họa</b></i>
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
<b>CÂU KỂ</b>
<b>I. Mục tiêu:</b>
- HS biết thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể. Biết tìm câu kể trong đoạn
văn. Biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến.
<b>II. Đồ dùng dạy học:</b>
Bút dạ, giấy khổ to…
<b>III. Các hoạt động dạy – học:</b>
<b>A. Kiểm tra bài cũ:</b>
1 HS lên bảng đặt câu hỏi.
Lớp: Câu hỏi được dùng làm gì?
Nhận xét, tuyên dương
<b>B. Dạy bài mới:</b>
<i>1. Giới thiệu:</i>
<b>2. Phần nhận xét:</b>
<b>+ Bài 1: (cá nhân) GV cho HS đọc nội </b>
dung bài, xác định yêu cầu.
HS: Đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm, suy
nghĩ và phát biểu.
Câu in đậm: Những kho báu ấy ở đâu?
Câu in đậm là kiểu câu gì?
Em dựa vào đâu để xác định đó là câu
hỏi.
Đoạn văn có mấy câu?
Dựa vào đâu em xác định được đoạn
văn có 4 câu.
Câu hỏi
Câu dùng để hỏi về điều chưa biết, cuối
câu có dấu chấm hỏi.
Đoạn văn có 4 câu.
Dựa vào dấu câu.
<b>+ Bài 2: (Nhóm đơi) HS đọc nội dung, </b>
xác định u cầu bài.
- Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ phát
biểu ý kiến.
- HS thảo luận nhóm đơi.
- GV phát giấy cho 1 số HS làm bài trên
phiếu.
- Một số HS làm vào phiếu lên trình bày.
+ Câu 1: Giới thiệu
+ Câu 2: Miêu tả
+ Câu 3: Kể lại sự việc
- Chốt lời giải đúng .
- Kết luận:
<b>+ Bài 3: (Trả lời miệng)</b> HS: Đọc yêu cầu, phát biểu ý kiến.
+ Câu 1,3 cuối câu dùng dấu chấm.Câu
2 cuối câu ding dấu chấm hỏi.
- So sánh câu kể, câu hỏi.
- HS đặt câu kể.
<b>3. Phần ghi nhớ:</b>
HS: đọc nội dung ghi nhớ SGK.
<b>4. Phần luyện tập:</b>
<b>+ Bài 1: (Thảo luận nhóm 4)</b> HS: Đọc yêu cầu của bài, trao đổi theo
cặp hoặc theo nhóm ghi vào giấy.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Đại diện nhóm lên trình bày.
* Chiều chiều trên … thả diều thi Kể sự việc.
* Cánh diều mềm mại như cánh bướm Tả cánh diều.
* Chúng tôi vui sướng … lên trời. Kể sự việc và nói lên tình cảm.
* Tiếng sáo … trầm bổng Tả tiếng sáo diều.
* Sáo đơn … vì sao sớm Nêu ý kiến nhận định.
GV hướng dẫn làm phần a
HS: Đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc bài mẫu.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- Nối tiếp nhau trình bày.
- GV chấm vở, nhận xét.
<b>5. Củng cố - dặn dò:HS chơi trò chơi</b>
GV phổ biến luật chơi
- GV nhận xét tiết học.