Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án Mĩ thuật 1 - Tuần 1 đến tuần 28 - Trường TH Thị Trấn 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.76 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường TH Thị Trấn 2. GV: Nguyễn Ngọc Diệp. BÀI SOẠN TUẦN 1 Thứ ……….. ngày ……… tháng ……. Năm 20 ……. Tiết dạy: ……………………………. Tiết học: ……………………………. Bài 1: XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI I: Mục tiêu - Giúp học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi - Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh II: Đồ dùng dạy- học - GV; Một số tranh vẽ của thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi - HS: Đồ dùng học tập III.Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức -Kiểm tra đồ dùng học tập của HS đầu năm học. 2.Giới thiệu bài 3.Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động 1:Giới thiệu tranh về đề tài Thiếu nhi vui chơi. GV Treo tranh các đề tài khác nhau Gv giới thiệu đây là loại tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường, ở nhà và các nơi khác. Người vẽ có thể chọn trong rất nhiều các hoạt động vui chơi khác nhau để vẽ tranh. VD: cảnh vui chơi sân trường với hoạt động kéo co, nhảy dây, học bài…Có bạn vẽ cảnh biển, du lịch, thả diều. Chúng ta sẽ cùng xem tranh của các bạn. Hoạt động 2.(13p)Hướng dẫn HS xem tranh. GV treo tranh chủ đề vui chơi: Gv cho Hs quan sát + Bức tranh vẽ những cảnh gì? +Em thích bức tranh nào nhất? + Vì sao em thích bức tranh đó? +Trên tranh có những hình ảnh nào? +Hình ảnh nào là chính? +Hình ảnh trong tranh diễn ra ở đâu? +Trong tranh có những màu nào? +Em thích nhất màu nào trên bức tranh của bạn? Hoạt động 3.(3p) Tóm tắt,kết luận. GV tóm tắt: Các em vừa được xem các bức tranh rất đẹp. Muốn thưởng thức được cái hay, cái đẹp của tranh, trước hết các em cần quan sát và trả lời các câu hỏi, đồng thời đưa ra nhận xét riêng của mình về bức tranh. Còn thời gian gv cho hs tập quan sát tranh treo trên bảng. Bài soạn Âm nhạc GiaoAnTieuHoc.com. lớp 1. Hoạt động của trò. Hs quan sát. + HS qs tranh ghi nhớ. + Hs quan sát tranh TL câu hỏi cho từng bức tranh. HS lắng nghe và ghi nhớ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trường TH Thị Trấn 2. GV: Nguyễn Ngọc Diệp. Hoạt động 4.(4p) Nhận xét-đánh giá. GV nhận xét chung cả tiết học khen ngợi những bạn hay phát biểu ý kiến, động viên những bạn chưa mạnh dạn phát biểu. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau:Vẽ nét thẳng. Bài soạn GiaoAnTieuHoc.com Âm nhạc lớp 1.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trường TH Thị Trấn 2. GV: Nguyễn Ngọc Diệp. BÀI SOẠN TUẦN 2 Thứ ……….. ngày ……… tháng ……. Năm 20 ……. Tiết dạy: ……………………………. Tiết học: ……………………………. Bài 2: VẼ NÉT THẲNG I: Mục tiêu; - Giúp hs nhận biết được các loại nét thẳng - Biết cách vẽ nét thảng - Biết vẽ phối hợp các nét thẳng để tạo thành bài vẽ đơn giản và vẽ màu theo ý thích II: Đồ dùng dạy- học - GV: Một số hình có các nét thẳng - Bài vẽ minh họa - HS: Đồ dùng học tập III: Tiến trình bài day- học 1. Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra bài vẽ của HS GV nhận xét 2. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu nét thẳng GV yêu cầu hs xem hình ở VTV và nêu tên của chúng GV chỉ vào cạnh bàn, bảng… cho hs thấy rõ hơn Hs quan sát và TL các nét + Nét “ thẳng ngang” + Nét“thẳng đứng” + Nét '' Nghiêng''( Xiên) GV vẽ lên bảng các nét đó để tạo thành cái bảng GV yêu cầu hs tìm thêm ví dụ GV tóm tắt : có 4 nét thẳng; thẳng ngang, thẳng HS cho thêm ví dụ nghiêng, thẳng đứng, nét gấp khúc. 2. Hoạt động 2 : Cách vẽ GV vẽ nét thẳng lên bảng HS quan sát Vẽ nét thẳng ntn? HS suy nghĩ TL GV bổ xung: Muốn vẽ nét thẳng “ ngang”: nên vẽ từ trái sang phải Nét thẳng nghiêng: Từ trên xuống HS quan sát và ghi nhớ Nét gấp khúc: có thể vẽ liền nét, từ trên xuống hoặc từ dưới lên. GV yc hs xem VTV để thấy rõ hơn cách vẽ nét thẳng GV vẽ núi, cây, nhà, thước kẻ… + Các hình trên được vẽ bằng nét nào? HSTL: Nét gấp khúc , nét ngang , nét thẳng, nét nghiêng. Bài soạn Âm nhạc GiaoAnTieuHoc.com. lớp 1.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trường TH Thị Trấn 2. GV: Nguyễn Ngọc Diệp. 3. Hoạt động 3: Thực hành HS quan sát và học tập -Trước khi TH GV cho hs xem bài của hs khóa trước GV yêu cầu hs làm bài trong VTV GV hướng dẫn hs cách vẽ nhà, vẽ thuyền, vẽ núi. Hs thực hành GV vẽ mẫu lên bảng GV yc hs vẽ 3-4 màu tránh vẽ ra ngoài, vẽ kín hình YC hs không dùng thước kẻ để vẽ 4. Nhận xét đánh giá GV chọn 1 số bài tốt và chưa tốt Gọi ý HS nhận xét. GV nhận xét chung các bài. đánh giá và xếp loại bài Dặn dò: Chuẩn bị bài sau HS nhận xét theo cảm nhận riêng. Bài soạn GiaoAnTieuHoc.com Âm nhạc lớp 1.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Trường TH Thị Trấn 2. GV: Nguyễn Ngọc Diệp. BÀI SOẠN TUẦN 3 Thứ ……….. ngày ……… tháng ……. Năm 20 ……. Tiết dạy: ……………………………. Tiết học: ……………………………. Bài 3: MÀU VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH ĐƠN GIẢN I: Mục tiêu - HS nhận biết 3 màu : Đỏ, vàng, lam - Biết vẽ màu vào hình đơn giản. Vẽ được màu kín hình, không ra ngoài hình vẽ - Thích vẽ đẹp của bức tranh khi tô màu II: Đồ dùng dạy- học - GV: Tranh có màu đỏ, vàng, lam _ Đồ vật đỏ, vàng, lam - Bài vẽ của hs - HS:Đồ dùng học tập III: Tiến trình bài dạy- học 1. Kiểm tra bài cũ: Tiết trước các em vẽ bài gì? Có những nét thẳng nào? Lên bảng vẽ những kiểu nét thẳng em đã học 2. Bài mới: Hoạt động của thầy 1. Hoạt động1: Quan xát nhận xét GV yêu cầu HS quan sát H1 +Em gọi tên các màu có trong H1? +Kể tên đồ vật có những màu nào? GV yc HS kể thêm 1 số đồ vật khác ở trong lớp có màu đỏ, vàng, lam ? +Ngoài màu đỏ, vàng, lam ra còn có màu nào khác nữa? GV kết luận: Mọi vật xung quanh chúng ta đều có màu sắc. Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn. Có rất nhiều màu như da cam, tím, hồng, xanh lá cây, nâu …nhưng chỉ có 3 màu chính( màu cơ bản) là đỏ, vàng, lam 2.Hoạt động 2 : Cách tô màu GV cho HS quan xát hình 2,3, 4 trong VTV +Lá cờ tổ quốc có màu gì?ngôi sao màu gì? +Khi quả xanh thì màu gì? khi quả chín thì màu gì? + Dãy núi chúng ta có nhất thiết phải dùng màu cơ bản không? GV hướng dẫn hs cách vẽ màu: +Vẽ màu theo ý thích của các em + Không vẽ chồng màu +Tránh vẽ ra ngoài. Hoạt động của trò HSTL HSTL Hs chú ý lắng nghe. HS quan sát HSTL HSTL 3 HSTL hs lắng nghe. Bài soạn Âm nhạc GiaoAnTieuHoc.com. lớp 1.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Trường TH Thị Trấn 2. +Vẽ màu xung quanh trước, ở giữa sau 3. Thực hành. GV xuống lớp hướng dẫn hs cách vẽ Nhắc hs chọn màu phù hợp với hình vẽ. Vẽ màu cẩn thận tránh vẽ ra ngoài. 4, Nhận xét , đánh giá GV chọn 1 số bài tốt và chưa tốt cho hs nhận xét Bạn vẽ đã đúng màu chưa? +Bài nào màu đẹp? Bài nào màu chưa đẹp ? +Vì sao? GV nhận xét bài của hs. Đánh giá và xếp loại bài. *Củng cố- dặn dò: Hoàn thành bài, chuẩn bị bài sau. GV: Nguyễn Ngọc Diệp. HS thực hành HS quan sát bài và nhận xét HSTL HS suy nghĩ trả lời. Bài soạn GiaoAnTieuHoc.com Âm nhạc lớp 1.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Trường TH Thị Trấn 2. GV: Nguyễn Ngọc Diệp. BÀI SOẠN TUẦN 4 Thứ ……….. ngày ……… tháng ……. Năm 20 ……. Tiết dạy: ……………………………. Tiết học: ……………………………. Bài 4: VẼ HÌNH TAM GIÁC I: Mục tiêu - HS nhận biết được hình tam giác - Biết cách vẽ hình tam giác - Từ các hình tam giác có thể vẽ được một số hình tương tự trong thiên nhiên II: Đồ dùng dạy- học GV: Một số đồ vật dạng hình tam giác - Tranh, ảnh hình tam giác - Bài vẽ của hs HS: Đồ dùng học tập III: Tiến trình dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của HS Hoạt động của thầy 1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (4p) GV yêu cầu Hs quan sát tranh trên bảng hoặc hình trong vtv + Hình màu vàng là đồ vật gì? + Hình có mái màu đỏ là hình gì? + Hình này hay dùng trong toán học con có biết là cái gì không ? GV cho Hs quan sát hình minh hoạ yêu cầu HS gọi tên của các hình đó GV tóm tắt : Có thể vẽ nhiều hình Từ hình tam giác 2. Hoạt động 2: Cách vẽ (4p) GV treo tranh +Trong tranh được vẽ những hình gì? +Các hình trên có dạng hình gì? GV vẽ 1 số hình vẽ dạng hình tam giác cho hs nhận xét Trên bảng cô vẽ gì? Hình đồ vật cô vẽ dạng hình gì? GV yêu cầu HS quan sát lớp tìm ra các đồ vật dạng hình tam giác GV tóm tắt: Xung quanh chúng ta có rất nhiều đồ vật có dạng hình tam giác GV hỏi HS + Vẽ hình tam giác như thế nào? Gv vẽ lên bảng cho HS quan sát + Vẽ từ trên xuống , vẽ từ trái sang. Hoạt động của trò HS quan sát tranh h/s trả lời: + Hình vẽ nón + Hình vẽ mái nhà + Hình cái eke h/s gọi tên Cánh buồm ,dãy núi, con cá HS chú ý lắng nghe h/s quan sát 3 HSTL. HS trả lời HS quan sát HS chú ý lắng nghe HS trả lời HS chú ý theo dõi. Bài soạn Âm nhạc GiaoAnTieuHoc.com. lớp 1.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Trường TH Thị Trấn 2. GV vẽ lên bảng một số hình tam giác khác nhau cho hs quan sát ghép thành hình một bức tranh 3.Thực hành(18p) Trước khi thực hành GV giới thiệu bài của hs khóa trước vẽ cảnh biển bằng hình tam giác GV yêu cầu hs vẽ bài GV xuống lớp hướng dẫn hs làm bài GV có thể vẽ mẫu lên bảng cho hs yếu quan sát Hướng dẫn hs khá vẽ thêm mây, cá, nhiều thuyền khác nhau cho bài thêm sinh động Vẽ màu theo ý thích Vẽ màu tránh vẽ ra ngoài, vẽ cẩn thận 4. Nhận xét , đánh giá GV chọn một số bài lên cho HS nhận xét GV nhận xét lại bài. Đánh giá và xếp loại bài Củng cố- Dặn dò: Hoàn thành bài, CB bài sau. GV: Nguyễn Ngọc Diệp. HS vẽ bài. HS nhận xét theo cảm nhận riêng. Bài soạn GiaoAnTieuHoc.com Âm nhạc lớp 1.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Trường TH Thị Trấn 2. GV: Nguyễn Ngọc Diệp. BÀI SOẠN TUẦN 5 Thứ ……….. ngày ……… tháng ……. Năm 20 ……. Tiết dạy: ……………………………. Tiết học: ……………………………. Bài 5: VẼ NÉT CONG I: Mục tiêu: - Giúp hs nhận biết nét cong - Biết cách vẽ nét cong - Vẽ được hình có nét cong và vẽ màu theo ý thích II: Đồ dùng dạy- học GV: Một số đồ vật dạng hình tròn - Bộ đồ dùng dạy học - Bài vẽ của hs HS: Đồ dùng học tập III: Tiến trình bài dạy- học 1.Kiểm tra bài cũ : +Em lên bảng vẽ lại cách vẽ hình tam giác? GV nhận xét 2. Bài mới + Giới thiệu bài Hoạt động của thầy 1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét GV treo tranh cho HS quan sát hỏi h/s +Trong tranh vẽ những hình gì? +Các hình trên sử dụng nét gì để vẽ? GV vẽ lên bảng 1 số loại nét cong khác nhau và giới thiệu cho học sinh +Nét cong +Nét lượn sóng +Nét cong khép kín GV vẽ lên bảng 1 số hình vẽ được tạo thành các nét cong khác nhau +Các hình vẽ trên được tạo bằng những nét cong nào? +Em hãy kể tên 1 số đồ vật được tạo từ nét cong khác nhau? GV tóm tắt: ngoài nét thẳng chúng ta còn biét có nét cong. Có nét cong , nét cong khép kín, nét lượn sóng. 2 .Hoạt động 2: Cách vẽ nét cong GV vẽ lên bảng: Nét cong, bông hoa, quả táo +Em hãy nêu cách vẽ nét cong?. GV nhận xét và vẽ chiều mũi tên các bước vẽ nét. Bài soạn Âm nhạc GiaoAnTieuHoc.com. Hoạt động của trò HSTL 1 hs lên bảng vẽ. HS quan sát HSTL HSTL HS quan sát và ghi nhớ. HS chú ý lắng nghe Hs quan sát Hs trả lời + Vẽ nét cong khép kín tạo hình tròn, hình bầu dục . + Vẽ các hình hoa, quả từ nét cong + Vẽ hình con vật từ nét cong. lớp 1.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Trường TH Thị Trấn 2. GV: Nguyễn Ngọc Diệp. cong 3 Hoạt động 3 : Thực hành Trước khi vẽ gv cho hs quan sát 1 số bài vẽ của hs khóa trước GV yêu cầu hs làm bài GV xuống lớp hướng dẫn hs làm bài GV nhắc hs có thể vẽ sông nước, vẽ vườn hoa, vẽ cây cối, hoa quả được tạo từ nét cong GV nhắc hs chọn hình vẽ cho phù hợp Vẽ cân đối trong tờ giấy Vẽ màu theo ý thích 4. Nhận xét đánh giá GV chọn 1 số bài tốt và chưa tốt gợi ý hs nhận xét. Gv nhận xét bổ xung. GV nhận xét chung ý kiến của các bạn. Đánh giá và xếp loại bài Củng cố- Dặn dò: Hoàn thành bài, chuẩn bị bài sau.. HS làm bài thực hành. HS nhận xét theo cảm nhận riêng.. Bài soạn GiaoAnTieuHoc.com Âm nhạc lớp 1.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Trường TH Thị Trấn 2. GV: Nguyễn Ngọc Diệp. BÀI SOẠN TUẦN 6 Thứ ……….. ngày ……… tháng ……. Năm 20 ……. Tiết dạy: ……………………………. Tiết học: ……………………………. Bài 6: VẼ HOẶC NẶN QUẢ DẠNG TRÒN I: Mục tiêu - Giúp hs nhận biết được đặc điểm , hình dáng và màu sắc của một số quả dạng tròn - Vẽ hoặc nặn được 1 vài quả dạng tròn II: Chuẩn bị GV: Tranh ảnh một số quả khác nhau - 1 số mẫu thật quả dạng tròn - Bài vẽ, nặn của hs HS: Đồ dùng học tập III: Tiến trình bài dạy- học 1. Kiểm tra bài cũ: + Con hãy kể tên một số loại nét congmà con biết? GV nhận xét 2. Bài mới: + Giới thiệu bài Hàng ngày các em được ăn rất nhiều các loại quả. Các loại quả có hình dáng và đặc điểm khác nhau. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với loại quả dạng tròn Hoạt động của thầy 1.Hoạt động 1: quan sát nhận xét GV bày mẫu +Trên bàn của cô có những loại quả nào? +Em hãy nêu các bộ phận của quả? +Màu sắc của các loại quả này ntn? +Các loại quả này có hình dáng ntn? +Em hãy nêu 1 số quả có dạng hình tròn mà các em biết? GV tóm tắt: Có rất nhiều quả dạng dạng tròn như táo, cam, ổi, lê. cà tím…Nhưng mỗi loại quả đều có hình dáng và đặc điểm khác nhau. Khi vẽ hay nặn chúng ta phải quan sát kĩ đặc điểm của quả để làm bài cho tốt. 2. Hoạt động 2: Cách vẽ GV yêu cầu hs quan sát quả cam GV hướng dẫn từng bước lên bảng +Vẽ hình quả trước +Vẽ chi tiết và màu sau -Cách nặn. + Chọn đất nặn cho phù hợp + Nặn hình dáng quả trước, nặn chi tiết sau. Hoạt động của trò HS quan sát + Quả táo ,cam , cà , thanh long... + Thân, cuống ,lá..... + Khác nhau , phong phú và đa dạng + Có hình dáng khác nhau + quả bưởi, nho , ổi ............ +HS lắng nghe. HS quan sát mẫu HS chú ý quan sát Gv hướng dẫn. Bài soạn Âm nhạc GiaoAnTieuHoc.com. lớp 1.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Trường TH Thị Trấn 2. GV: Nguyễn Ngọc Diệp. 3. Hoạt động 3: Thực hành Trước khi làm bài GV cho hs quan sát bài của hs khóa trước GV yêu cầu hs làm bài HS suy nghĩ làm bài GV xuống lớp hướng dẫn hs làm bài Nhắc hs vẽ 1 đến 2 quả cho vừa tờ giấy. Vẽ quả to nhỏ khác nhau Vẽ màu phù hợp tránh vẽ ra ngoài +Có thể nặn 1 đến 2 quả chú ý chọn màu đất nặn hs lắng nghe và ghi nhớ cho phù hợp với quả 4. Nhận xét đánh giá GV chọn 1 số bài tốt và chưa tốt Lên gợi ý s/h nhận xét. GV nhận xét chung buổi học. Đánh giá xếp loại Nhận xét theo cảm nhận riêng. bài Củng cố- Dặn dò: Hoàn thành bài, chuẩn bị bài sau. Bài soạn GiaoAnTieuHoc.com Âm nhạc lớp 1.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Trường TH Thị Trấn 2. GV: Nguyễn Ngọc Diệp. BÀI SOẠN TUẦN 7 Thứ ……….. ngày ……… tháng ……. Năm 20 ……. Tiết dạy: ……………………………. Tiết học: ……………………………. Bài 7: VẼ MÀU VÀO HÌNH QUẢ ( TRÁI ) CÂY I. Mục tiêu: - Giúp hs nhận biết màu sắc và vẽ đẹp các loại quả quen biết - Biết dùng màu để vẽ vào hình các quả - Tô được màu quả cam theo ý thích II: chuẩn bị - GV: 1 số quả thật - Tranh , ảnh các loại quả III: Tiến trình bài dạy- học 1.Kiểm tra bài cũ: Tiết trước các con vẽ bài gì? GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS 2.Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét Gv đặt một số quả cho HS quan sát - Hs quan sát Hs trả lời Trên bàn của cô có những loại quả nào? + Quả cà tím , thanh long , chuối , ổi , cà chua ............ Em hãy nêu các bộ phận của quả? Màu sắc của các loại quả này ntn? + Thân , cuống , núm , lá...... Các loại quả này có hình dáng ntn? + bưởi, táo, mít, khế....... Ngoài các quả này ra em còn biết quả nào khác không? GV tóm tắt: Có rất nhiều quả mà em biết như táo, HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ cam, ổi, chuối …Nhưng mỗi loại quả đều có hình dáng và đặc điểm khác nhau. Khi vẽ chúng ta phải quan sát kĩ đặc điểm hình dáng của quả để làm bài cho tốt 2 Hoạt động 2: Cách vẽ : Yêu cầu vẽ màu vào quả cà chua chín và quả xoài xanh - Trước khi HS vẽ , Gv nêu câu hỏi để HS nhận biết + Chín màu đỏ , xanh màu xanh + Quả cà chua xanh có màu gì ? chín có màu gì? + Xoài xanh có màu xanh , chín có màu vàng + Quả xoài xanh có màu gì ? Chín có màu gì? - GV gợi ý : Đây là hình vẽ quả cà chua và 2 quả xoài các con có thể vẽ màu theo ý thích ( quả đang xanh hoặc quả. Bài soạn Âm nhạc GiaoAnTieuHoc.com. lớp 1.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Trường TH Thị Trấn 2. đã chín) 3. Hoạt động 3: Thực hành Yêu cầu HS tự chon 1 đến 2 quả để vẽ GV xuống lớp hướng dẫn HS vẽ bài Nhắc HS chú ý đặc điểm hình dáng quả để vẽ cho đúng Vẽ màu quả khi xanh hoặc chín vẽ màu cẩn thận tránh vẽ ra ngoài 4. Nhận xét, đánh giá GV chọn 1 số bài tốt và chưa tốt GV nhận xét ý kiến của hs. Xếp loại bài Củng cố- Dặn dò: Hoàn thành bài. Chuẩn bị bài sau. GV: Nguyễn Ngọc Diệp. + HS làm bài thực hành. + HS nhận xét Hình vẽ Màu sắc Cách thể hiện. Bài soạn GiaoAnTieuHoc.com Âm nhạc lớp 1.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Trường TH Thị Trấn 2. GV: Nguyễn Ngọc Diệp. BÀI SOẠN TUẦN 8 Thứ ……….. ngày ……… tháng ……. Năm 20 ……. Tiết dạy: ……………………………. Tiết học: ……………………………. BÀI 8: VẼ HÌNH VUÔNG VÀ HÌNH CHỮ NHẬT I: Mục tiêu bài học - Giúp hs nhận biết hình vuông và hình chữ nhật - Biết cách vẽ các hình trên - Vẽ được các dạng hình vuông, HCN vào hình có sẵn và vẽ màu theo ý thích II: Đồ dùng dạy học - GV: Một vài đồ vật hình vuông, hcn - Hình minh họa hướng dẫn hs cách vẽ - HS: Đồ dùng học tập III: Tiến trình bài dạy- học 1 Kiểm tra bài cũ: Tiết trước các con vẽ bài gì? GV nhận xét câu trả lời của HS GV kiểm tra Đồ dùng học tập 2 Bài mới : Giới thiệu bài Tiết trước các em đã được học bài vẽ hình tam giác và bài vẽ quả dạng tròn rồi. Vậy tiết này chúng ta sẽ làm quen với bài vẽ hình vuông và hcn Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét GV dùng các đồ vật có dạng hình HS quan sát và nhận xét vuông hình chữ nhật : cái bảng quyển vở , mặt bàn .... để Hs nhận biết - Những đồ vật có 2 cạnh dọc giống nhau và 2 cạnh ngang giống nhau là đồ HS lắng nghe và ghi nhớ vật có dạng hình chữ nhật - Những đồ vật có 4 cạnh giống nhau là đồ vật có dạng hình vuông GV treo hình vuông và hcn cho hs HS quan sát quan sát HS suy nghĩ trả lời +Hình vuông là hình tô màu nào? + Màu xanh +HCN là hình tô màu nào? +Màu đỏ +Hình vuông và hcn khác nhau ntn? + Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau,hình chữ nhật có 2 cạnh song song bằng nhau + Bảng, cửa sổ , bàn học ........... + Con hãy tìm ở xung quanh lớp chúng ta có đồ vật nào dạng hình vuông, HCN + HS chú ý lắng nghe ? + GV tóm tắt Hình vuông là có 4 cạnh bằng nhau HCN có 2 cặp cạnh đối song song và bằng nhau Trong lớp chúng ta có rất nhiều đồ vật. Bài soạn Âm nhạc GiaoAnTieuHoc.com. lớp 1.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Trường TH Thị Trấn 2. dạng hình vuông, HCN như vở, bảng, thước ke, hộp bút…. 2 Hoạt động 2: Cách vẽ Gv vẽ mẫu lên bảng + Vẽ 2 nét ngang ( của hình vuông ) Và 2 nét dọc ( Của hình chữ nhật ) bằng nhau và cách đều nhau. +Vẽ tiếp 2 nét dọc hoặc 2 nét ngang còn lại để tạo thành hình vuông 3. Hoạt động 3: Thực hành Gv gọi 2 HS lên bảng tập vẽ theo hướng dẫn GV yêu cầu hs làm bài GV xuống lớp hướng dẫn hs làm bài Yêu cầu những bạn khá vẽ thêm hình ảnh phụ như cây, ống khói, mây cho sinh động Nhắc hs vẽ màu theo ý thích, vẽ màu đều, tránh vẽ ra ngoài 4 Nhận xét đánh giá GV chọn 1 số bài tốt và chưa tốt GV nhận xét ý kiến của HS GV đánh giá và xếp loại bài Củng cố- Dặn dò Hoàn thành bài, chuẩn bị bài sau. GV: Nguyễn Ngọc Diệp. +HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ. HS vẽ bài. HS nhận xét Vẽ hình Vẽ màu Cách thể hiện. Bài soạn GiaoAnTieuHoc.com Âm nhạc lớp 1.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Trường TH Thị Trấn 2. GV: Nguyễn Ngọc Diệp. BÀI SOẠN TUẦN 9 Thứ ……….. ngày ……… tháng ……. Năm 20 ……. Tiết dạy: ……………………………. Tiết học: ……………………………. BÀI 9: XEM TRANH PHONG CẢNH I: Mục tiêu -Giúp HS nhận biết được tranh phong cảnh, yêu thích tranh phong cảnh - mô tả được những hình vẽ và màu sắc trong tranh II: Đồ dùng dạy- học - GV: Tranh, ảnh phong cảnh - Tranh của thiếu nhi - HS: Đồ dùng học tập III: Tiến trình bài dạy- học 1.Kiểm tra bài cũ Tiết trước chúng ta học bài gì? Con hãy nêu cách vẽ hình vuông và hcn ? GV nhận xét ý kiến của hs 2.Bài mới Giới thiệu bài: Trên đất nước chúng ta có rất nhiều cảnh đẹp. Ngay trong thành phố chúng ta ở cũng có nhiều cảnh đẹp như Lăng Bác Hồ, bảo tàng, chùa 1 cột. Các bạn đã gửi gắm vào bức tranh của mình tình yêu quê hương đất nước qua đường nét, màu sắc trong tranh. Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho chúng ta 1 số tranh phong cảnh của các bạn thiếu nhi vẽ quê hương của mình nhé. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Hoạt động 1: Giới thiệu tranh phong cảnh GV treo tranh Em hãy nêu tên tranh? Tên tác giả , bạn vẽ bằng Hs quan sát + tranh thả diều( Tranh mầu nước của chất liệu gì? Lan Anh) , Nhà em( Tranh bút dạ của Bùi Đức ) Bạn vẽ phong cảnh gì? +Cảnh Thả diều , cảnh nhà bạn Tranh phong cảnh có người và vật không? Màu sắc bạn vẽ ntn? + Có người và vật GV nhận xét và tóm tắt; + Tươi sáng , Tranh phong cảnh vẽ cây cối , nhà cửa hay các Hs chú ý lắng nghe phong cảnh đẹp của đất nước. Trong tranh có người và vật chỉ là những hình ảnh phụ để cho tranh thêm sinh động 2. Hoạt động 2: Xem tranh GV treo tranh Tên bức tranh là gì? do ai vẽ? HS quan sát và trả lời câu hỏi + Tranh đêm hội tranh màu nước của Võ Đức Hoàng Chương Tranh vẽ những gì? Màu sắc trong tranh ntn? + Tranh vẽ nhà , cây , pháo hoa Em nhận xét gì về bức tranh đêm hội? + Đỏ , vàng , xanh , da cam.... GV tóm tắt: + Là bức tranh đẹp , nhiều màu sắc. Bài soạn Âm nhạc GiaoAnTieuHoc.com. lớp 1.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Trường TH Thị Trấn 2. GV: Nguyễn Ngọc Diệp. Tranh đêm hội của bạn Hoàng Chương là bức tranh đẹp bạn vẽ những ngôi nhà cao thấp có mái ngói đỏ tươi rất sinh động. Phía trước là cây và HS lắng nghe trên là có những chùm pháo hoa rất nhiều màu.Tranh có nhiều màu tươi sáng và đẹp. Bầu trời màu thẫm làm nổi bật màu pháo hoa và các mái nhà GV treo tranh Tranh có tên gì? Ai vẽ? HS quan sát tranh + Tranh chiều về tranh bút dạ của Hoàng Phong Tranh vẽ ban ngày hay ban đêm? Tranh vẽ cảnh ở đâu? + Ban ngày , chiều Vì sao bạn Hoàng Phong lại đặt tên tranh là “ + ở nhà , Chiều về”? +Cô đang dắt châu về Màu sắc của tranh ntn? + Chủ yếu là màu vàng thể hiện cảnh chiều về GV tóm lại: Tranh của bạn Hoàng Phong là bức tranh đẹp , có những hình ảnh quen thuộc cảnh nông thôn có nhà, có trâu. Màu sắc rực rỡ, gợi nhớ đến buổi chiều hè ở nông thôn Có rất nhiều thể loại tranh như tranh sinh hoạt, vui chơi, tĩnh vật và tranh phong cảnh thường vẽ cảnh vật đẹp của đất nước như đường làng, nhà , HS lắng nghe và ghi nhớ cảnh thành phố, cảnh nông thôn những cảnh để lại trong tâm trí ta nhiều nhất 4. Nhận xét , đánh giá GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những bạn phát biểu Những bạn chưa hăng hái phát biểu sẽ cố gắng ở tiết sau Củng cố- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau HS lắng nghe. Bài soạn GiaoAnTieuHoc.com Âm nhạc lớp 1.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Trường TH Thị Trấn 2. GV: Nguyễn Ngọc Diệp. BÀI SOẠN TUẦN 10 Thứ ……….. ngày ……… tháng ……. Năm 20 ……. Tiết dạy: ……………………………. Tiết học: ……………………………. BÀI10: VẼ QUẢ ( QUẢ DẠNG TRÒN) ( Mức độ lồng ghép bảo vệ môi trường : Liên hệ) I: Mục tiêu - HS biết được hình dáng, màu sắc một vài loại quả - Biết cách vẽ quả dạng tròn, - Vẽ được hình một loại quả dạng tròn và vẽ màu theo ý thích. II: Đồ dùng dạy- học - GV: Một số quả dạng tròn và các quả dạng khác - Bài của học sinh - Hình gợi ý cách vẽ quả - HS Đồ dùng học tập III: Tiến trình bài dạy- học. 1.Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra đồ dùng học tập của hs GV nhận xét 2.Bài mới. Giới thiệu bài : ở nhà mỗi khi ăn cơm xong các con thường được ăn những quả gì? Mỗi quả đều có đặc điểm hình dáng khác nhau, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con vẽ quả dạng tròn nhé Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét Gv treo tranh HS quan sát Đây là quả gì? + Quả cam , táo, chuối , dưa, ..... Hình dáng của các quả? + Quả tròn, cong , dài...... Quả có những bộ phận gì? + Thân , cuống, lá Màu sắc của quả? + Nhiều màu Trong những quả trên quả nào là quả dạng tròn? + Quả cam, táo, cà chua.... Em hãy kể thêm 1 số quả dạng tròn mà em biết? + Hồng , nho ,cà tím , ổi....... Em sẽ vẽ loại quả dạng tròn nào? + Theo cảm nhận riêng của HS Nêu màu sắc và đặc điểm của quả em định vẽ? GV nhận xét ý kiến của HS 3 HSTL GV tóm tắt. Có rất nhiều loại quả có dạng hình tròn với nhiều màu sắc phong phú như quả cam có màu vàng hoặc xanh , quả cà tím có màu tím… 2. Hoạt động 2 : Cách vẽ GV dùng tranh minh hoạ hướng dẫn HS ở bài 6 chúng ta đã vẽ quả dạng tròn rồi vậy em Hs lắng nghe và ghi nhớ nào nêu lại cách vẽ quả dạng tròn? HS nhắc lại. Bài soạn Âm nhạc GiaoAnTieuHoc.com. lớp 1.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Trường TH Thị Trấn 2. GV vẽ lại trên bảng cho hs quan sát 3. Hoạt động3 : Thực hành Trước khi thực hành GV cho HS xem 1 số bài vẽ quả của hs khóa trước GV yêu cầu HS vẽ quả ở VTV GV xuống lớp hướng dẫn HS cách vẽ bài GV nhắc HS nhìn mẫu để vẽ quả cho đúng hình dáng Vẽ màu phù hợp với quả Có thể giáo viên vẽ mẫu 1 vài quả lên bảng cho HS kém quan sát và HS Hướng dẫn HS khá vẽ thêm hình ảnh phụ cho bài sinh động 4. Nhận xét đánh giá GV chọn 1 số bài tốt và chưa tốt cho HS nhận xét GV nhận xét ý kiến của HS . Đánh giá và xếp loại bài => Cõy cối hoa quả rất cần thiết và quan trọng đối với con người như: cõy chắn giú chắn cỏt tạo bầu khụng khớ trong lành… vỡ vậy mà ta cần phải biết trồng chăm súc và bảo vệ cõy cối Củng cố- Dặn dò: Hoàn thành bài, chuẩn bị bài sau. GV: Nguyễn Ngọc Diệp. + Vẽ khung hình quả +Vẽ hình bên ngoài trước + Sửa chữa cho hình đang gần gíông mẫu + Vẽ màu theo ý thích HS quan sát Gv vẽ HS quan sát và học tập HS thực hành. HS nhận xét Hình vẽ Màu sắc. Bài soạn GiaoAnTieuHoc.com Âm nhạc lớp 1.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×