Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trên địa bàn quận nam từ liêm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VŨ THỊ THANH XUÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2021

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VŨ THỊ THANH XUÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ


CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS LÊ DANH TỐN

XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2021

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trên địa
bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” là nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Danh Tốn. Các nội dung, kết quả nghiên cứu
trong đề tài này là do tơi tự thực hiện, có sự hướng dẫn, hỗ trợ và khơng sao
chép các cơng trình nghiên cứu của người khác. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là thực tế và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào khác.
Những số liệu trong bảng biểu để phân tích, nhận xét, đánh giá được tơi
thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần danh mục tài liệu tham
khảo. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều được chú thích nguồn gốc và
được phép công bố./.
Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2021
TÁC GIẢ


Vũ Thị Thanh Xuân

3


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian nghiên cứu lý luận và thực tế, tác giả đã hoàn thành luận
văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý kinh tế với đề tài “Quản lý nhà nước đối với
hợp tác xã trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội”.
Đạt được kết quả này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến:
- Khoa Kinh tế Chính trị - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội, các Thầy, Cơ giáo đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập.
- PGS.TS Lê Danh Tốn – người Thầy đã quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo,
hướng dẫn tận tình và đóng góp nhiều ý kiến để tác giả hoàn thành luận văn này.
- UBND quận Nam Từ Liêm; các phịng: Kinh tế, Tài chính Kế hoạch…
và Chi cục Thống kê quận Nam Từ Liêm đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tác giả
tìm hiểu thực tế, thu thập tài liệu và học tập kinh nghiệm trong thời gian qua.
Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã ln bên cạnh
khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2021
TÁC GIẢ

Vũ Thị Thanh Xuân

4


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. ii
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Câu hỏi nghiên cứu: ....................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 2
3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 2
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3
5. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI
VỚI HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP QUẬN, HUYỆN ......................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................. 5
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trên địa bàn cấp
quận, huyện ........................................................................................................ 7
1.2.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................... 7
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trên địa bàn cấp quận,
huyện ............................................................................................................. 11
1.2.3. Tiêu chí đánh giá việc quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trên địa
bàn cấp quận, huyện ..................................................................................... 20
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước đối với hợp tác xã
trên địa bàn cấp quận, huyện........................................................................ 22
1.3. Kinh nghiệm trong quản lý nhà nước đối với hợp tác xã của của một số
quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội và bài học rút ra cho quận Nam Từ Liêm
.......................................................................................................................... 28
1.3.1. Kinh nghiệm của một số quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội ......... 28
1.3.2. Bài học rút ra cho quận Nam Từ Liêm ............................................... 33


5


CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 35
2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ....................................................... 35
2.2. Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu ........................................................... 36
2.2.1. Phương pháp thống kê ........................................................................ 36
2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp ...................................................... 37
2.2.3. Phương pháp so sánh ......................................................................... 38
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC
XÃ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..... 40
3.1. Khái quát về quận Nam Từ Liêm và tình hình hợp tác xã trên địa bàn quận
.......................................................................................................................... 40
3.1.1. Khái quát về quận Nam Từ Liêm ........................................................ 40
3.1.2. Tổng quan về các hợp tác xã trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.......... 46
3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trên địa bàn
quận Nam Từ Liêm .......................................................................................... 49
3.2.1. Thực trạng xây dựng và ban hành các văn bản thực hiện công tác
quản lý nhà nước đối với HTX trên địa bàn quận Nam Từ Liêm ................. 49
3.2.2. Tình hình tổ chức thực hiện kế hoạch,chính sách pháp luật về hợp tác
xã trên địa bàn quận Nam Từ Liêm .............................................................. 54
3.2.3. Kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước đối với HTX trên địa
bàn quận Nam Từ Liêm................................................................................. 74
3.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trên địa bàn quận
Nam Từ Liêm ................................................................................................... 76
3.3.1. Những kết quả chủ yếu........................................................................ 76
3.3.2. Hạn chế chủ yếu .................................................................................. 79
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................... 81
CHƢƠNG 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀNQUẬN NAM TỪ
LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................85
4.1. Tình hình mới ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trên
địa bàn quận Nam Từ Liêm ............................................................................. 85
4.1.1. Tình hình thế giới và khu vực ............................................................. 85
4.1.2. Tình hình Việt Nam ............................................................................. 87

6


4.1.3. Tình hình của thành phố Hà Nội........................................................... 88
4.1.4. Tình hình quận Nam Từ Liêm ............................................................... 88
4.2. Định hướng hồn thiện quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trên địa bàn
quận Nam Từ Liêm .......................................................................................... 89
4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trên địa bàn
quận Nam Từ Liêm .......................................................................................... 90
4.3.1. Nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể, hợp tác xã............................. 90
4.3.2. Hoàn thiện việc xây dựng và ban hành các văn bản thực hiện công tác
quản lý nhà nước đối với HTX ...................................................................... 92
4.3.3. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các chính sách
hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với HTX .................................................... 93
4.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ............................................ 94
4.3.5. Kiện tồn bộ máy quản lý và tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức quản lý hợp tác xã .......................................................... 96
4.3.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, quản lý tại các hợp tác
xã ................................................................................................................... 97
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 101

7



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa

STT

Ký hiệu

1

CN

2

GTSX

Giá trị sản xuất

3

GTGT

Giá trị gia tăng

4

HTX

5


HTXNN

Hợp tác xã nông nghiệp

6

HTXTM

Hợp tác xã thương mại

7

KTTT

Kinh tế tập thể

8

TMDV

Thương mại – Dịch vụ

9

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

10


UBND

Ủy ban nhân dân

Công nghiệp

Hợp tác xã

8


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Bảng

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

4


Bảng 3.4

Nội dung
Dân số quận Nam Từ Liêm giai đoạn 20152019
Giá trị sản xuất trên địa bàn quận Nam Từ
Liêm giai đoạn 2015-2019
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận Nam Từ Liêm
giai đoạn 2015-2019
Các lớp tập huấn tại quận Nam Từ Liêm giai
đoạn 2015-2019

Trang
41

42

43

56

Kết quả hỗ trợ vốn cho các HTX tại Ngân hàng
5

Bảng 3.5

chính sách xã hội quận Nam Từ Liêm giai đoạn

60


2015-2019
6

Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

Danh sách các chợ và đơn vị quản lý chợ trên
địa bàn quận Nam Từ Liêm
Số lượng HTX thành lập mới trên địa bàn quận
Nam Từ Liêm

9

61

62


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế tập thể mà trọng tâm là hợp tác xã (sau đây gọi tắt là HTX) là
hình thức tổ chức thích hợp để góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện
đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, xóa đói giảm nghèo một cách bền
vững, dần đưa tinh thần hợp tác thành văn hóa trong xã hội, là một bộ phận
không thể thiếu trong nền kinh tế nước ta, có vai trị và đóng góp quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và được khẳng định trong các
Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, như: Nghị quyết số 13NQ/TW Hội nghị lần thứ V, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX; Kết

luận của Bộ Chính trị số 56-KL/TW ngày 21/2/2013; Luật Hợp tác xã năm
2012 và hệ thống các văn bản liên quan.
Quận Nam Từ Liêm là một quận mới được thành lập, có điều kiện tự
nhiên và xã hội thuận lợi cho việc phát triển kinh tế tập thể, HTX. Từ khi Luật
Hợp tác xã năm 2012 đi vào thực tiễn, cùng với cả nước, HTX trên địa bàn
quận Nam Từ Liêm đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, đáp ứng được
một phần nhu cầu của những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh trên
địa bàn quận, đóng góp quan trọng vào q trình phát triển kinh tế - xã hội
của Quận. Tuy nhiên, trong q trình hoạt động, cơng tác quản lý nhà nước
đối với HTX còn nhiều bất cập, hạn chế, cụ thể:
- Cấp ủy, chính quyền nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trị và tầm
quan trọng của HTX. Cơng tác tun truyền, hướng dẫn cịn thiếu chiến lược
tun truyền chưa đi vào chiều sâu và thiếu thường xuyên.
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với HTX chưa có sự phân cơng
rõ người rõ nhiệm vụ; đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý
nhà nước về HTX còn thiếu kiến thức, phương pháp, kỹ năng và nghiệp vụ.

1


- Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển HTX còn chưa thực sự
khoa học và chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
- Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện Luật Hợp tác xã, thực
hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn,
tuyên truyền nhân rộng các mô hình hiệu quả chưa được địa phương quan tâm
thực hiện đúng mức.
Thực tế địi hỏi cấp thiết phải hồn thiện quản lý nhà nước đối với hợp
tác xã trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Chính vì vậy, học viên chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với hợp tác
xã trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” để thực hiện luận

văn thạc sĩ, chuyên ngành quản lý kinh tế của mình.
2. Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Uỷ ban nhân dân quận Nam Từ Liêm
cần phải làm gì và làm như thế nào để hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước
đối với HTX trên địa bàn quận.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là: trên cơ sở phân tích, đánh giá
thực trạng quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trên địa bàn quận Nam Từ
Liêm, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước
đối với hợp tác xã trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà
nước đối với hợp tác xã trên địa bàn cấp quận, huyện.
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với
hợp tác xã tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2019,
chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

2


- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước
đối với hợp tác xã tại quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2021-2025.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: công tác quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trên địa bàn
quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi hoạt động của
quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước
đối với hợp tác xã tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội trong giai đoạn
2015-2019. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hợp tác xã tại
quận Nam Từ Liêm được đề xuất cho giai đoạn 2021-2025.
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu đề tài theo cách tiếp cận của chức
năng quản lý kinh tế với các nội dung sau:
+ Xây dựng kế hoạch;
+ Tổ chức thực hiện;
+ Kiểm tra, giám sát.
Trên địa bàn quận Nam Từ Liêm khơng có Liên hiệp hợp tác xã, do
vậy, trong luận văn này tác giả chỉ nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước đối
với hợp tác xã trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu gồm 4 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và kinh
nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trên địa bàn cấp
quận, huyện.

3


Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trên địa bàn
quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối
với hợp tác xã trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

4



CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP QUẬN, HUYỆN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam đã có khá nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về hợp
tác xã và quản lý nhà nước đối với hợp tác xã. Một số cơng trình tiêu biểu
dưới đây là:
“Giải pháp nâng cao năng lực quản lý các hợp tác xã nông nghiệp tỉnh
Vĩnh Long”, Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Quế Hương, trường
Đại học Cửu Long, 2015. Tác giả luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận (các
khái niệm, nội dung, mơ hình nghiên cứu nhu cầu quản lý hợp tác xã nông
nghiệp) và khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực quản lý các HTXNN để tìm
ra những khoảng trống năng lực trong quá trình quản lý, điều hành để từ đó đề
xuất mơt số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý các HTXNN tại tỉnh
Vĩnh Long.
“Quản lý Nhà nước về hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội”,
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công của tác giả Phùng Khánh Tồn, Học viện
Hành chính Quốc gia, 2015. Luận văn đã phân tích thực trạng tình hình phát
triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hà Nội, nêu ra mặt được và hạn
chế, yếu kém của bộ máy quản lý nhà nước đối với hợp tác xã; đồng thời, tác
giả cũng đề ra giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về hợp tác xã
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phan Văn Hiếu, 2016, Dự án khoa học: Xây dựng mơ hình hợp tác xã
dịch vụ nông nghiệp – nông thôn Tịnh Trà. Dự án chỉ tập trung vào xây dựng
mơ hình cho một HTX từ 4 HTXNN quy mô thôn hợp nhất thành một HTX

5



có quy mơ xã nhằm sản xuất, cung ứng lúa giống, tổ chức các hoạt động dịch
vụ trong nông nghiệp như làm đất, phân bón, thu hoạch, …
“Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp trên địa bàn
huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý cơng,
Học viện Hành chính quốc gia, 2017, của tác giả Trần Kiếm Phong. Luận văn
đã dựa trên cơ sở lý luận khoa học về HTX, thực trạng công tác quản lý nhà
nước đối với HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện U Minh Thượng đã đưa ra
một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với HTX nông
nghiệp.
“Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng
Ngãi”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý cơng, Học viện Hành chính quốc gia, 2017,
của tác giả Nguyễn Thanh Hiên. Trên cơ sở nhận thức quản lý nhà nước đối
với các HTXNN, luận văn đã đánh giá tình hình hoạt động của các HTXNN,
cũng như việc quản lý nhà nước đối với các HTXNN. Tác giả đưa ra những
giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các
HTXNN.
“Pháp luật về tổ chức và hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp, qua
thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học
Luật, Đại học Huế, 2019, của tác giả Phạm Lượng. Đề tài nghiên cứu các quy
định của pháp luật hiện hành về HTX, nghiên cứu thực tiễn tổ chức và hoạt
động của HTX ở tỉnh Thừa Thiên Huế qua đó đưa ra phương hướng, giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả việc tổ chức và hoạt động
của HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo Luật HTX năm
2012.
Sách Trắng hợp tác xã Việt Nam năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Nhà xuất bản Thống kê. Sách bao gồm những thông tin cơ bản đánh giá mức
độ phát triển hợp tác xã cả nước và các địa phương giai đoạn 2016-2018 như

6



bối cảnh phát triển hợp tác xã năm 2018; tổng quan phát triển hợp tác xã Việt
Nam năm 2018 và giai đoạn 2016-2018; đề xuất giải pháp phát triển hợp tác
xã; bộ chỉ tiêu phát triển hợp tác xã năm 2018 và giai đoạn 2016-2018 cả
nước; bộ chỉ tiêu phát triển hợp tác xã năm 2018 và giai đoạn 2016-2018 các
địa phương.
Nhìn chung các cơng trình kể trên đã nghiên cứu nhiều khía cạnh của
HTX và quản lý nhà nước đối với HTX, như đánh giá tình hình hoạt động của
các HTX và quản lý nhà nước đối với HTX, nêu lên thực trạng và giải pháp
phát triển HTX, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
SXKD của HTX....; nêu ra mặt được, chưa được và hạn chế, yếu kém của
quản lý nhà nước đối với HTX, từ đó đề ra giải pháp tăng cường cơng tác
quản lý nhà nước về hợp tác xã. Hầu hết các cơng trình nghiên cứu kể trên
đều đề cập đến quản lý nhà nước đối với HTX ở các cách tiếp cận khác nhau,
mức độ khác nhau. Song cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên
biệt về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trên địa bàn quận Nam Từ Liêm,
thành phố Hà Nội. Do đó, đề tài “Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trên
địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” có tính độc lập, tính mới và
có ý nghĩa khoa học, thực tiễn thiết thực.
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã trên địa
bàn cấp quận, huyện
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Khái niệm về hợp tác xã và phân loại hợp tác xã
 Khái niệm
HTX là một loại hình kinh tế hợp tác, là một tổ chức kinh tế có đặc thù
riêng. Trong luật HTX của các nước đều đưa ra định nghĩa về HTX.
Luật Hợp tác xã của Cộng Hòa Liên Bang Đức định nghĩa: “Hợp tác xã
đăng ký là những tập thể với đa số thành viên không hạn chế nhằm khuyến


7


khích việc sản xuất, kinh doanh của các thành viên, thông qua các cơ sở sản
xuất, kinh doanh chung”.
Luật Hợp tác xã của Indonexia định nghĩa: “Hợp tác xã là tổ chức kinh
tế của nhân dân mang tính xã hội, gồm những người hoặc những tổ chức ở địa
phương và thành viên lập nên một hệ thống kinh tế như là nỗ lực chung đặt
trên cơ sở nguyên tắc của tình anh em.”
Luật Hợp tác xã của Philipin định nghĩa: “Hợp tác xã là sự hiểu biết của
những người có cam kết chung và tập hợp nhau lại một cách tự nguyện để đạt
được mục đích xã hội hoặc kinh tế chung, có sự đóng góp cơng bằng vào vốn
và chấp nhận phần đóng hợp lý vào các cơng việc và phần lợi ích của việc
kinh doanh theo nguyên tắc hợp tác xã đã được chấp nhận chung”.
Tại Việt Nam, Luật Hợp tác xã năm 2012 đã đưa ra khái niệm HTX:
“Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do
ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung
của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ
trong quản lý hợp tác xã”.
 Phân loại
- Căn cứ theo sản phẩm, dịch vụ hợp tác xã cung ứng cho thành viên,
hợp tác xã được phân loại thành:
+ Hợp tác xã phục vụ sản xuất là hợp tác xã thành lập nhằm mục tiêu
cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ
đầu ra cho thành viên nhằm phục vụ hoạt động kinh tế của thành viên. Thành
viên vừa là chủ sở hữu vừa là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác
xã.
+ Hợp tác xã phục vụ tiêu dùng là hợp tác xã thành lập nhằm mục tiêu
cung ứng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thành viên. Thành


8


viên vừa là chủ sở hữu vừa là khách hàng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của
hợp tác xã.
+ Hợp tác xã tạo việc làm là hợp tác xã thành lập nhằm mục tiêu tạo
việc làm cho thành viên. Thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là người lao động
trong hợp tác xã.
+ Hợp tác xã hỗn hợp là hợp tác xã hoạt động nhằm từ hai mục tiêu nêu
trên trở lên.
- Căn cứ theo số lượng thành viên, hợp tác xã được phân loại thành:
+ Hợp tác xã quy mô thành viên siêu nhỏ là hợp tác xã có dưới 50
thành viên;
+ Hợp tác xã quy mơ thành viên nhỏ là hợp tác xã có từ 50 đến 300
thành viên;
+ Hợp tác xã quy mô thành viên vừa là hợp tác xã có từ trên 300 đến
1.000 thành viên;
+ Hợp tác xã quy mô thành viên lớn là hợp tác xã có từ trên 1.000
thành viên trở lên;
- Căn cứ theo tổng nguồn vốn, hợp tác xã được phân loại thành:
+ Hợp tác xã quy mô vốn siêu nhỏ là hợp tác xã có tổng nguồn vốn
dưới 1 tỷ đồng;
+ Hợp tác xã quy mô vốn nhỏ là hợp tác xã có tổng nguồn vốn từ 1 tỷ
đồng đến dưới 5 tỷ đồng;
+ Hợp tác xã quy mô vốn vừa là hợp tác xã có tổng nguồn vốn từ 5 tỷ
đến dưới 50 tỷ đồng;
+ Hợp tác xã quy mơ vốn lớn là hợp tác xã có tổng nguồn vốn từ 50 tỷ
đồng trở lên.


9


- Căn cứ theo ngành, nghề đăng ký kinh doanh, hợp tác xã được phân
loại theo các nhóm ngành kinh tế cấp 1 quy định tại Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
1.2.1.2. Khái niệm về quản lý nhà nước đối với Hợp tác xã
 Quản lý:
Quản lý là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp
với nhau trong tổ chức. Đó là q trình tạo nên sức mạnh gắn liền các hoạt
động của các cá nhân với nhau trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu
chung của tổ chức thơng qua q trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm
tra các nguồn lực của tổ chức.
 Quản lý nhà nước:
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý do nhà nước làm chủ thể, định
hướng điều hành, chi phối… để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội trong
những giai đoạn lịch sử nhất định.
 Quản lý nhà nước về kinh tế:
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức, có mục đích của
nhà nước lên các hoạt động kinh tế (đối tượng và khách thể hoạt động kinh tế)
để sử dụng có hiệu quả tiềm năng, các nguồn lực, các cơ hội nhằm đạt được
mục tiêu trước mắt và lâu dài của nền kinh tế - xã hội.
 Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã:
HTX ra đời và tồn tại trước hết khơng phải là vì nhà nước hay mục đích
của nhà nước đề ra. HTX ra đời và tồn tại trước hết là do mong muốn của
người dân, do thành viên muốn có HTX để họ có lợi ích cao hơn, để họ sản
xuất kinh doanh hiệu quả, để họ cải thiện cuộc sống của mình. HTX như thế
có vai trị kinh tế và xã hội rất quan trọng, đặc biệt với các tầng lớp yếu thế
hơn, khó khăn hơn. Vì thế, nhà nước ủng hộ, khuyến khích và hỗ trợ người
dân thành lập HTX và phát triển HTX. Khi cuộc sống người dân được cải


10


thiện, kinh tế hộ phát triển cũng là đóng góp cho phát triển chung của kinh tế xã hội của địa phương và của cả nước.
Như vậy, từ nội hàm của quản lý nhà nước đối với HTX nói trên, có thể
đúc kết thành khái niệm về Quản lý nhà nước đối với các HTX như sau: Quản
lý nhà nước đối với các HTX là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền
của nhà nước lên các HTX nhằm đảm bảo cho các HTX được phát triển theo
đúng quy định, nhằm mục tiêu phát triển, nâng cao hiệu quả HTX và thúc đẩy
kinh tế - xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của nhà nước.
- Chủ thể của quản lý nhà nước đối với HTX là các cơ quan nhà nước
và cán bộ, công chức có thẩm quyền phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được
giao. Những chủ thể này tham gia vào quá trình tổ chức quyền lực nhà nước
về lập pháp, hành pháp và tư pháp đối với HTX theo quy định của pháp luật.
- Đối tượng của quản lý nhà nước đối với HTX bao gồm tất cả các
HTX trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
- Các công cụ của quản lý nhà nước đối với HTX chủ yếu là pháp luật,
chính sách, quy hoạch, kế hoạch.
- Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với HTX là nhằm phát triển và
nâng cao hiệu quả của các HTX phù hợp với phát triển kinh tế tập thể định
hướng XHCN và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay.
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trên địa bàn cấp
quận, huyện
1.2.2.1. Xây dựng và ban hành các văn bản thực hiện công tác quản lý
nhà nước đối với HTX trên địa bàn cấp quận, huyện
 Xây dựng kế hoạch phát triển HTX
UBND các quận, huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành có liên quan thực hiện điều tra, khảo sát tình hình, nắm bắt những
khó khăn, yếu kém của các HTX, từ đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát


11


triển HTX. Đối với UBND cấp quận, huyện phải xây dựng kế hoạch 5 năm và
hàng năm về phát triển kinh tế tập thể, HTX.
Lập kế hoạch phát triển HTX là cách thức để xác định rõ ràng các việc
cần làm để phát triển HTX; các cơ quan, đơn vị cần làm gì, khi nào và ai là
người chịu trách nhiệm thực hiện.
Kế hoạch phát triển HTX là một công cụ định hướng và triển khai thực
hiện chiến lược và qui hoạch phát triển, nó xác định hệ thống các mục tiêu,
nhiệm vụ, chỉ tiêu cần đạt được trong một thời kì nhất định (5 năm hoặc hàng
năm) và các giải pháp, các cơ chế chính sách cần thực hiện để giúp các HTX
phát triển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
UBND cấp quận, huyện phải xây dựng Kế hoạch phát triển HTX cần
nêu rõ những nội dung công việc dự kiến thực hiện và phải thể hiện rõ các
mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp và tiến độ cụ thể với từng việc. Kế hoạch xây
dựng phải đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương.
 Ban hành, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản về chính sách,
pháp luật của nhà nước về hợp tác xã
- UBND cấp quận, huyện xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn
thực hiện các văn bản của cấp trên về việc thực hiện các chính sách, văn bản
quy phạm pháp luật của nhà nước về hợp tác xã phù hợp với tình hình tại địa
phương.
- UBND cấp quận, huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến quan điểm,
đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương về hợp tác xã.
Hình thức tuyên truyền:


12


- Tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn tổ chức thực
hiện cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về hợp tác xã, nhất là cán bộ khối
xã, phường, thị trấn.
- Tuyên truyền trên báo chí, Cổng thơng tin điện tử, hệ thống truyền
thanh các quận, huyện, xã, phường, thị trấn, hệ thống bảng tin, bản tin, thông
tin cổ động trực quan.
- Xây dựng các băng rôn, ấn phẩm tuyên truyền chủ trương của Đảng
về kinh tế tập thể và Luật Hợp tác xã năm 2012.
1.2.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách, pháp luật về hợp tác
xã trên địa bàn cấp quận, huyện
Thứ nhất, tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước
đối với hợp tác xã.
 Các chính sách hỗ trợ, ưu đãi chung của nhà nước đối với HTX
Hợp tác xã là một mơ hình kinh doanh được hưởng khá nhiều các chính
sách hỗ trợ của nhà nước, cơng tác hỗ trợ này sẽ góp phần hỗ trợ, thúc đẩy
tích cực q trình sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã. Hiện nay tại Việt Nam,
Nhà nước đang có chính sách hỗ trợ sau đây đối với hợp tác xã:
- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Nhà nước hỗ trợ kinh
phí đào tạo chính quy, bồi dưỡng về chun mơn nghiệp vụ, kỹ thuật đối với
cán bộ quản lý hợp tác xã, thành viên hợp tác xã.
- Chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường: Nhà nước hỗ trợ
hợp tác xã tham gia các triển lãm trong và ngoài nước; tổ chức các hội chợ,
triển lãm dành riêng cho khu vực hợp tác xã; xây dựng thương hiệu, nhãn
hiệu, xuất xứ hàng hóa, xây dựng và triển khai cổng thơng tin điện tử, sàn
giao dịch thương mại điện tử cho các hợp tác xã.
- Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới: Quỹ Phát triển khoa
học và công nghệ quốc gia và cấp tỉnh hàng năm dành một phần kinh phí hỗ


13


trợ các hợp tác xã đổi mới, ứng dụng công nghệ và thông báo kết quả thực
hiện cho cơ quan quản lý nhà nước về hợp tác xã; Nhà nước hỗ trợ nghiên
cứu khoa học công nghệ từ nguồn kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học
cơng nghệ đối với hợp tác xã có dự án nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa
học, kỹ thuật và công nghệ mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã: Hợp tác
xã có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh; hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp, địa bàn nông thôn được ưu đãi về lãi suất và
bảo lãnh tín dụng từ quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; ưu tiên vay vốn tín dụng
từ ngân hàng phát triển và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp
luật; được vay ưu đãi theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thôn; Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã
thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất đối với hợp tác xã.
- Chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương
trình phát triển kinh tế - xã hội: Hợp tác xã có đủ năng lực được ưu tiên tham
gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội như:
Các cơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn và quản lý các cơng trình
sau khi hồn thành, kể cả các cơng trình chợ và cơng trình hạ tầng phục vụ
phát triển cụm cơng nghiệp và cụm làng nghề ở nơng thơn; Các dự án,
chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn phù hợp với khả
năng của hợp tác xã.
- Chính sách thành lập mới hợp tác xã: Sáng lập viên hợp tác xã được
cung cấp miễn phí thơng tin, tư vấn, tập huấn về quy định pháp Luật Hợp tác
xã trước khi thành lập hợp tác xã; Hợp tác xã được hỗ trợ tư vấn xây dựng
điều lệ, hướng dẫn và thực hiện các thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt
động của hợp tác xã.


14


Bên cạnh đó, Nhà nước cịn có các chính sách ưu đãi đối với hợp tác
xã: Ưu đãi thuế thu nhập của HTX và các loại thuế khác theo quy định của
pháp luật về thuế; Ưu đãi lệ phí đăng ký hợp tác xã theo quy định của pháp
luật về phí và lệ phí.
Căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương, các chương trình, kế hoạch
của UBND cấp tỉnh, UBND cấp quận, huyện xây dựng các chương trình, kế
hoạch cụ thể để triển khai thực hiện các các chính sách ưu đãi trên.
 Các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đặc thù
Ngồi việc được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi trên, hợp tác xã hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp cung
ứng sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên là những cá nhân, hộ gia đình, pháp
nhân có hoạt động sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm
nghiệp cịn được hưởng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi sau đây:
- Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng:
+ Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng bao gồm: trụ sở, sân phơi, nhà kho,
xưởng sơ chế, chế biến, điện, nước sinh hoạt, chợ, cơng trình thủy lợi, cơ sở
hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, cửa hàng vật tư nông nghiệp, giao thông nội
đồng phục vụ sản xuất, kinh doanh cho cộng đồng thành viên hợp tác xã trên
cơ sở các dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Các cơng trình kết cấu hạ tầng được nhà nước hỗ trợ xây dựng trên,
sau khi hoàn thành là tài sản không chia của hợp tác xã; hợp tác xã chịu trách
nhiệm bảo quản, duy tu và bảo dưỡng các cơng trình trong q trình sử dụng.
- Chính sách giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác
xã: Việc hỗ trợ đất đai đối với hợp tác xã được thực hiện theo quy định của
pháp luật về đất đai.
- Chính sách ưu đãi về tín dụng:


15


+ Hợp tác xã thành lập mới hoặc có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng
năng lực sản xuất, kinh doanh được ưu tiên vay vốn từ các tổ chức tín dụng
theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Các hợp tác xã có dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu thuộc
diện ưu đãi đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về
đầu tư.
- Chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh:
Tùy theo mức độ thiệt hại, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh và nhu cầu thực
tế, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,
diêm nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi về vốn, giống khi gặp khó
khăn do thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật hiện hành về việc hỗ
trợ giống, cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất đối với vùng bị
thiệt hại do thiên tai dịch bệnh.
- Chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm:
+ Hợp tác xã có nhu cầu chế biến sản phẩm được hỗ trợ nghiên cứu xây
dựng dự án đầu tư chế biến sản phẩm đối với hợp tác xã có dự án nghiên cứu,
ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ mới được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
+ Hợp tác xã được ưu đãi về tín dụng trong việc triển khai dự án đầu tư
chế biến sản phẩm đối với dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư sản xuất, kinh
doanh, xuất khẩu thuộc diện ưu đãi đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy
định của pháp luật về đầu tư.
Thứ hai, tổ chức và hướng dẫn đăng ký HTX
Theo quy định của pháp luật hiện hành, HTX nộp hồ sơ đăng ký tại cơ
quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện. Cùng với cơng tác đăng ký kinh
doanh, phịng Tài chính - Kế hoạch ở cấp quận, huyện làm nhiệm vụ tham

mưu cho UBND cấp quận, huyện trong việc giải thể tự nguyện và giải thể bắt

16


×