Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Một số biện pháp dạy nói tiếng anh hiệu quả ở bậc tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.36 KB, 9 trang )

Một số biện pháp dạy nói Tiếng Anh hiệu quả ở bậc Tiểu học
MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................1

Người thực hiện: Trần Thị Cao Đăng - Trường Tiểu học Hướng Phùng

1


Một số biện pháp dạy nói Tiếng Anh hiệu quả ở bậc Tiểu học
I. TÊN ĐỀ TÀI
Một số biện pháp dạy nói Tiếng Anh hiệu quả ở bậc Tiểu học
II. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
Khi mà xu thế hội nhập đang ngày càng phát triển thì mối quan hệ của con
người cũng như sự hợp tác trong cơng việc khơng chỉ bó hẹp trong đất nước Việt
Nam mà cịn mở rộng ra mơi trường quốc tế. Tiếng Anh đóng một vai trị quan
trọng trong cuộc sống hàng ngày từ việc giao tiếp đến những cơ hội trong học
tập, làm việc, cũng như các mối quan hệ hợp tác kinh doanh…Cho nên, việc học
tiếng Anh là rất cần thiết đối với mỗi cá nhân.
Kỹ năng nói đóng một vai trị hết sức quan trọng đối với việc nắm bắt một
ngoại ngữ. Theo Nunan (1991): “Thành công được đo bằng khả năng tiến hành
một đoạn hội thoại bằng ngơn ngữ mình đang học”
Nắm bắt được những yếu tố đó, nền giáo dục đã đã áp dụng việc đổi mới
phương pháp giảng dạy Tiếng Anh nhằm giúp học sinh nắm được cách học một
cách chủ động, tích cực và đáp ứng được yêu cầu là học sinh phải sử dụng được
ngữ liệu đã học vào các hoạt động giao tiếp một cách có hiệu quả hơn.
Qua nhiều năm dạy tiếng Anh cùng với sự trải nghiệm bản thân tôi đã vận
dụng một số phương pháp trong việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh nhằm
tạo cho các em hứng thú và tự tin trong giao tiếp. Tăng cường thời lượng thực


hành như: nói, hoạt động giao tiếp của học sinh trong giờ học là điều cần thiết.
1.2 Cơ sở thực tiễn:
Tiểu học Hướng Phùng là một trong những trường trên địa bàn huyện
Hướng Hóa, mà đa số học sinh là người dân tộc thiểu số nên việc giảng dạy
tiếng Anh càng trở nên khó khăn hơn. Tôi nhận thấy việc hạn chế trong giao tiếp
của học sinh ở đây là do ít được giao tiếp bằng Tiếng Anh nên các em ít nhớ
được từ. Trong quá trình vừa dạy vừa tìm hiểu quan sát học sinh, tơi phát hiện
việc rèn luyện kĩ năng nói của học sinh có rất nhiều vấn đề. Phần lớn học sinh
chưa biết cách học, học sinh thường thấy luyện nói là khó nhất. Làm thế nào để
giúp học sinh có thể vận dụng được vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp của mình
để nói có hiểu hiệu quả? Do vậy trong q trình dạy học, tơi tự tìm kiếm một số
phương pháp tích cực, đơn giản, dễ hiểu thiết thực đảm bảo tính khoa học, nhằm
phát triển khả năng tư duy, sự suy đốn và tính sáng tạo của học sinh.
Chính vì điều đó đã gây cho tơi sự trăn trở phải tìm ra phương pháp giúp các
em nâng cao kỹ năng nói của mình hơn. Đó là lý do tơi chọn đề tài “Một số
biện pháp dạy nói Tiếng Anh hiệu quả ở bậc tiểu học” với hy vọng góp một
phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng học tập bộ môn Tiếng Anh cho các
em học sinh tiểu học.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và phương tiện học tập của người
học ngày càng cao, đòi hỏi người giáo viên phải khơng ngừng tìm tịi, cải tiến
Người thực hiện: Trần Thị Cao Đăng - Trường Tiểu học Hướng Phùng

2


Một số biện pháp dạy nói Tiếng Anh hiệu quả ở bậc Tiểu học
phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bởi lẽ, sức học
và sức tiếp thu của từng đối tượng học sinh có khác nhau, sự khác nhau đó được
thể hiện rõ rệt tùy vào điều kiện học tập của từng người - ví dụ: vùng thành thị,

vùng nơng thơn… dẫn đến mặt bằng kiến thức không đồng đều. Như vậy, người
giáo viên càng phải chứng tỏ khả năng "Kỹ sư tâm hồn” của mình.
Thêm vào đó , Tiếng Anh là một trong những tiếng nước ngoài đã, đang và sẽ
được rất nhiều người Việt Nam học do nhu cầu giao tiếp, học tập và nghiên cứu.
Hiện nay việc học và dạy ngoại ngữ theo phương pháp mới giúp học sinh có
nhiều điều kiện thuận lợi tiếp xúc với tiếng Anh. Học sinh có dịp giao tiếp với
mọi người bằng tiếng Anh. Học sinh dễ vận dụng vào trong cuộc sống. Dựa vào
tìm hiểu thực trạng của việc dạy và học Tiếng Anh, bản thân tôi xin đưa ra một
số phương pháp nhằm dạy nói một cách hiệu quả.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Biện pháp dạy nói tiếng Anh
4. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM
Học sinh khối 3A, 4A, 5A trường tiểu học Hướng Phùng
5. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong việc dạy tiếng Anh, dạy kĩ năng nói là một hoạt động không thể thiếu
trong trong một tiết học nào. Việc luyện nói khơng chỉ đơn thuần giúp học sinh
phát âm chuẩn và thuộc từ. Mà còn tăng cường khả năng ứng xử của học sinh
trong các tình huống khác nhau, gây hứng thú, tự tin mạnh dạn cho học sinh khi
đã thực hành giao tiếp bằng tiếng Anh, giờ học sẽ trở lên vui vẻ, sôi nổi và đạt
hiệu quả cao.
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề sau:
Tìm hiểu thực trạng việc dạy Tiếng Anh trước khi vận dụng đề tài.
Các biện pháp dạy nói hiệu quả
Một vài lời khuyên giúp học sinh học phát triển kỹ năng nói tốt hơn
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp quan sát.
Phương pháp đối thoại, phỏng vấn.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp điều tra, thống kê.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh.

6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm, bản thân tơi khơng dám đưa
nhiều vấn đề. Nói cách khác là chưa đủ điều kiên đưa ra nhiều vấn đề mà chỉ gói
gọn trong một phạm vi nhỏ bé của việc học nói tiếng Anh
7. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian bắt đầu nghiên cứu: Tháng 11 năm 2016
Thời gian kết thúc nghiên cứu: Tháng 3 năm 2017

Người thực hiện: Trần Thị Cao Đăng - Trường Tiểu học Hướng Phùng

3


Một số biện pháp dạy nói Tiếng Anh hiệu quả ở bậc Tiểu học
III. PHẦN NỘI DUNG
1. THỰC TRẠNG
1.1 Thuận lợi
Trường tiểu học Hướng Phùng đang trong giai đoạn xây dựng trường
chuẩn quốc gia và được phụ huynh học sinh nhiệt tình ủng hộ trong việc nâng
cao dân trí.
Chương trình sách giáo khoa có nội dung kiến thức phù hợp với thực tế
cuộc sống học sinh và có nhiều hình minh họa đẹp mắt, sinh động, tạo hứng thú
cho học sinh
Giáo viên dễ dàng tìm kiếm được nhiều tư liệu dạy học nhờ vào sự hỗ trợ
của công nghệ thông tin.
Giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm trong cơng tác giảng dạy mơn Tiếng
Anh.
1.2. Khó khăn
Cơ hội thực hành Tiếng Anh cịn ít: Là một trường miền núi, phần đa học
sinh là người dân tộc thiểu số. Các em không có cơ hội tiếp xúc với người nước

ngồi, khơng có cơ hội sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày. Phần lớn
chỉ gói gọn trong các giờ học, học để thi, để kiểm tra.
Cơ sở vật chất còn thiếu thốn: Trường học chưa có phịng Lab, phịng
nghe nhìn dành riêng cho bộ môn tiếng Anh. Học sinh cũng chưa có điều kiện để
sử dụng các thiết bị gia đình phục vụ cho việc tự học tiếng Anh.
Số lượng học sinh ở mỗi lớp khá đông, hạn chế về không gian: Lớp học
với số lượng đông học sinh (30-38 em) thì cơ hội cho các em được thực hành
mỗi tiết học rất ít. Mặt thời gian hạn chế, khơng gian nhỏ hẹp, nên giáo viên
không thể tổ chức được nhiều hoạt động trò chơi phong phú cho các em.
Học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học: Lứa tuổi này, các
em vẫn ham chơi và chưa có động cơ để học tập. Bên cạnh đó, tiếng Anh là môn
học tự chọn, nên phụ huynh và học sinh chưa thực sự quan tâm và đầu tư. Các
em chưa ý thức được học tiếng anh là để làm phương tiện giao tiếp sau này.
1.3. Giải pháp
Dưới đây là một số giải pháp giúp học sinh có thể phát triển kỹ năng nói
của mình một cách hiệu quả:
Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói
chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội
Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ khơng phải chỉ trong lớp học.
Chơi trị chơi và tập các bài hát tiếng Anh.
Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể
được kể cả dùng điệu bộ.
Nên hỏi lại hoặc đề nghị người nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.
Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh
Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau.

Người thực hiện: Trần Thị Cao Đăng - Trường Tiểu học Hướng Phùng

4



Một số biện pháp dạy nói Tiếng Anh hiệu quả ở bậc Tiểu học
Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo
các chủ điểm đó.
Cố gắng đốn nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ nội dung bài đọc, bài nghe
hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển).
So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa.
Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất.
Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu.
Nghe băng và tập viết chính tả thường xuyên.
2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY NÓI HIỆU QUẢ
2.1. Tập cho học sinh cách phản xạ nhanh bằng Tiếng Anh
Ngay từ khi làm quen với tiếng Anh, tuy các em chưa có vốn từ vựng nếu
có thì rất hạn chế dù vậy giáo viên vẫn nên tăng cường nói tiếng Anh trên lớp,
thường thường là các câu mệnh lệnh đơn giản như: Stand up, please/ Sit down,
please/ Open your book, please/ Close your book, please/ Look at your book /
the picture on page…/ Listen and repeat/ Come on/ Go to the board…
Nhìn chung, lúc đầu học sinh cịn chưa quen nhưng dần dần qua các tiết
các em cũng đều hiểu và làm theo đúng mệnh lệnh của giáo viên.
Sau khi các em đã học được mẫu câu mới thì giáo viên nên sử dụng
thường xuyên trong lớp học để các em có điều kiện phản xạ tốt.
Tập cho học sinh không nên hiểu ngầm tiếng Việt rồi mới dịch sang Tiếng
Anh. Giáo viên cần phải làm cho các em u và thích học tiếng Anh.
Cụ thể là thơng qua các giáo trình có họa tiết đẹp, các bộ phim hoạt hình,
các trị chơi, quảng cáo, các đồ dùng hay gặp… làm cho các em có hứng thú với
các dịng chữ, âm thanh khác với tiếng Việt; chơi trò chơi và tập hát theo các bài
hát tiếng Anh.
Có như vậy khả năng ngôn ngữ của các em mới phát triển được.Chúng ta
đang tạo một mơi trường xung quanh kích thích các em thấy rằng học Tiếng Anh

là rất cần thiết.
Trong giờ học giáo viên nên dùng hình vẽ, cử chỉ, các hành động khác phi
lời nói để diễn đạt 1 từ. Khi nói chuyện bằng Tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng
mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ. Ví dụ:
Khi đưa từ “a cat’’ giáo viên có thể vẽ phác họa nhanh con mèo, hay
miệng mô phỏng tiếng kêu của con mèo, hay kết hợp xòe cả hai bàn tay làm bộ
ria mép của mèo. Như vậy các em nhớ lâu hơn.
Để học sinh nhớ nhanh và hiểu tiếng Anh thì nhất thiết các em phải sử
dụng nó. Cái cách chép đi chép lại 1 câu, 1 từ mới khơng cịn hữu dụng nữa. Mà
khi các em học được 1 từ mới, một mẫu câu mới thì phải sử dụng nó ngay trong
tình huống thực tiễn hàng ngày.
Do vậy phương pháp luyện tập theo mẫu là rất quan trọng. Các em nên sử
dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học.

Người thực hiện: Trần Thị Cao Đăng - Trường Tiểu học Hướng Phùng

5


Một số biện pháp dạy nói Tiếng Anh hiệu quả ở bậc Tiểu học
Đừng làm cho học sinh sợ hay ngại nói tiếng Anh vì lo mình nói bị sai.
Khuyến khích các em đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh.
Chính sự mạnh dạn là điều học tốt Tiếng Anh. Dạy các em biết cách hỏi
lại hoặc đề nghị người nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa. Ví dụ:
Can you say it again?
Can you repeat your question?
Mặt khác, giờ học tiếng Anh luôn phải sôi nổi và tạo tâm lí nhẹ nhàng
khơng gị bó về điểm số đánh giá kết quả học tập. Cô luôn khen học sinh, ln
hài lịng về học sinh.
Dạy tiếng Anh qua tình huống giao tiếp là hay nhất. Dạy các em cố gắng

đoán nghĩa của từ, câu bằng cách căn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình
huống giao tiếp.
+ Can you guess the content of the dialogue?
+ How do you answer it?
+ How do you say when?
Phương pháp đóng vai rất quan trọng trong khâu này. Tổ chức luyện tập
Tiếng Anh trong giờ học cho học sinh theo nhóm (Groupwork) hoặc theo cặp
(Pairwork) là tốt nhất.
2.2. Rèn luyện cách phát âm cho học sinh
Trong quá trình giao tiếp bằng tiếng Anh muốn người khác hiểu nội dung
mình nói gì học sinh cần phải phát âm từ và câu một cách rõ ràng. Vì vậy khi
giới thiệu ngữ liệu, mẫu câu giáo viên cần phải đọc chuẩn về cả ngữ âm, ngữ
điệu có trọng âm để các em bắt chước vì đây là yếu tố cơ bản trong việc dạy
nghe-nói. Tất nhiên khơng thể chuẩn như người bản xứ nói Tiếng Anh nhưng để
có một kết quả phát âm chuẩn xác nhất thi chúng ta nên chịu khó nghe băng đĩa
của người bản địa. Giáo viên nên kiên trì luyện phát âm cho học sinh để tạo cho
các em có thói quen phát âm đúng và phải phát âm đúng. Bởi lẽ, các em mới
bước đầu học Tiếng Anh nhưng phát âm khơng đúng sẽ thành thói quen ảnh
hưởng khơng tốt trong q trình học và giao tiếp sau này.
- Cần chú ý luyện tập cho hs phát âm có các âm cuối như: bag /bỉg/, book
/buk/...
- Tập cho học sinh có thói quen đọc nối.
Ví dụ: stand-up /’stỉnd^p/, look-at /lukæt/
It’s a pencil. /itsəpensl/
It is a desk. /itizədesk/
- Đối với hình thức số nhiều cần luyện tập cho học sinh cách phát âm trong
việc nhấn mạnh đuôi số nhiều:
+ Phát âm /s/ đứng sau phụ âm vô thanh /t/, /p/, /k/, /s/, /f/, /θ/
Ví dụ: cassettes, books...
+ Phát âm là /z/ khi đứng sau nguyên âm hoặc phụ âm hữu thanh /b/, /d/,

/g/, /v/, /ð/, /m/, /n/, /Ŋ/, /l/, /r/.
Ví dụ: crayons, tables, markers...
Người thực hiện: Trần Thị Cao Đăng - Trường Tiểu học Hướng Phùng

6


Một số biện pháp dạy nói Tiếng Anh hiệu quả ở bậc Tiểu học
+ Phát âm là /iz/ khi đứng sau những phụ âm rít cụ thể các phụ âm như :
/z/, /s/, /ʤ/, / tʃ /, / ʃ /, /ʓ/
Ví dụ: pencil cases, oranges, nurses...
2.3. Rèn cho học sinh sử dụng ngữ điệu :
Ngữ điệu (Intonation) được hiểu đơn giản là sự lên và xuống của giọng
nói. Người nghe có thể hiểu nhầm hoặc hiểu sai hồn tồn ý của người nói nếu
như người nói sử dụng sai ngữ điệu, bởi ngữ điệu được so sánh như là hồn của
câu.
*Ngữ điệu xuống được thể hiện bằng cách hạ âm điệu giọng nói xuống
thấp ở trong các trường hợp sau:
- Dùng trong câu chào hỏi:
Good morning! ↓
- Dùng trong câu đề nghị:
Come here! ↓
- Dùng trong câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi (who, whose, whom, which,
what, when, where, why, và how)
What are these? ↓
- Dùng trong yêu cầu hoặc mệnh lệnh: Open your book ↓
*Ngữ điệu lên được thể hiện bằng cách tăng âm điệu giọng nói lên cao ở
trong các trường hợp sau:
- Dùng trong các câu hỏi nghi vấn “có…khơng”
Is this a book? ↑

- Dùng trong câu xác định nhưng hàm ý câu hỏi:
You are Mai? ↑
2.4. Các loại hình thức luyện tập được sử dụng cho việc phát triển kỹ
năng nói:
Yes/No question: Câu hỏi đốn thông tin
+ Giáo viên đưa ra tiêu đề để học sinh luyện tập.
+ Giáo viên cung cấp một số từ gợi ý, kiến thức nền, giáo viên làm mẫu rồi
cho học sinh nói tự do.
Ask and answer: đặt câu hỏi và trả lời
+ Học sinh có thể tự thực hành theo cặp.
+ Nếu thực hành theo nhóm thì nhóm trưởng đặt một số câu hỏi, các
thành viên khác của nhóm có nhiệm vụ trả lời.
+ Giáo viên có thể tổ chức như một cuộc thi: Các câu trả lời được tính điểm
dựa trên độ chính xác về ngơn ngữ, cũng như các thơng tin.
2.4.1.Các bước luyện nói cho học sinh
Tùy theo mỗi bài học mà chúng ta áp dụng phương pháp dạy học khác
nhau. Về cơ bản trong quá trình luyện nói phải tn thủ theo các quy trình sau:
2.4.2. Chuẩn bị nói (Pre-Speaking)

Người thực hiện: Trần Thị Cao Đăng - Trường Tiểu học Hướng Phùng

7


Một số biện pháp dạy nói Tiếng Anh hiệu quả ở bậc Tiểu học
Giáo viên giới thiệu ngữ liệu mới, ngữ pháp mới. Ở hoạt động này học
sinh nghe hoặc viết, giáo viên giới thiệu mẫu câu. Hoạt động nói của học sinh
chủ yếu là trả lời câu hỏi.
2.4.3. Luyện nói có kiểm sốt (Controled Practice)
Hoạt động này học sinh được luyện nói nhiều hơn giáo viên. Phần này

học sinh luyện tập theo nhóm, cá nhân dưới sự điều khiển của giáo viên và học
sinh thấy tự tin hào hứng khi nói tạo cơ hội cho các em phát triển kỹ năng nói
2.4.4. Luyện nói tự do (Free Practice/ Production)
Giáo viên yêu cầu học sinh luyện nói mẫu câu mới mà các em vừa được
học với những ngôn ngữ riêng của mình khơng cần sự hỗ trợ của giáo viên.
Những hoạt động của phần này thường là trị chơi, đóng vai. Phần này các
em có thể sử dụng thêm những ngữ pháp hoặc vốn từ vựng mà các em biết nhằm
nâng cao kỹ năng nói cho các em. Giáo viên hỗ trợ khi học sinh cần.
3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Sau khi tích cực áp dụng phương pháp thực hành nói như trên, tôi thấy kết
quả học tập của học sinh có nhiều tiến bộ, lớp học sơi nổi hơn, các em thích thú
với giờ học tiếng Anh. Các học sinh trong lớp đều tích cực tham gia hoạt động.
Khi thực hành kĩ năng nói, học sinh cũng phát âm chuẩn hơn, ngữ điệu tốt hơn.
Kết quả khảo sát trong năm học 2016 - 2017
Lớp

SS

5A
4A
3A

34
29
42

Số HS nói tốt
Số HS nói chưa tốt
SL
%

SL
%
20
58,8
14
41,2
17
58,6
12
41,4
22
52,3
20
47,7
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN
Học là một cơng việc lâu dài vất vả, khó nhọc đối với học sinh. Do vậy
giáo viên ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức cịn phải tìm cách làm cho giờ
học có hiệu quả, thu hút sự tập trung của các em. Hướng dẫn cho các em phương
pháp học tập là rất quan trọng, đặc biệt cần khuyến khích các em sử dụng tiếng
Anh trong cuộc sống. Học ngoại ngữ mà không thực hành giao tiếp thì ngày một
phai mờ một ngơn ngữ mình đang học. Vì vậy tơi đưa ra một số ý kiến nhỏ trên
nhằm giúp bản thân tìm ra được một phương pháp giảng dạy một tiết nghe đạt
hiệu quả, giúp học sinh học tập đạt chất lượng cao.
Có thể nói, bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng và sự hết lịng vì trách nhiệm
người giáo viên là chìa khóa thành cơng mở ra tầm nhìn mới cho tất cả các em
học sinh thân u. Chính vì thế các em học sinh thích thú, ham học ngoại ngữ,
cảm thấy thoải mái, tự tin, khơng cịn áp lực, lo sợ hay rụt rè nữa


Người thực hiện: Trần Thị Cao Đăng - Trường Tiểu học Hướng Phùng

8


Một số biện pháp dạy nói Tiếng Anh hiệu quả ở bậc Tiểu học
Trên đây là một số kinh nghiệm chủ quan tơi đúc kết được trong q trình
giảng dạy. Rất mong nhận được sự quan tâm, chia sẻ và góp ý chân thành của
quý đồng nghiệp.
2. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
Để việc vận dụng các phương pháp này thành công và hiệu quả hơn nữa
trong các tiết dạy, tôi có một số đề xuất, kiến nghị như sau:
Cần có những đợt tập huấn cho giáo viên về phương pháp giảng dạy đối với
sách Let’s learn English
Cần có nhiều hơn nữa các buổi dạy chuyên đề cho giáo viên, nhằm trao đổi
học hỏi kinh nghiệm giảng dạy.
Giảm số lượng học sinh trong 1 lớp, chỉ nên từ 20- 25 em thì hiệu quả dạy
học sẽ tốt hơn.
Cần đầu tư trang thiết bị cho các trường như: Phịng Lab, phịng nghe-nhìn,
tranh ảnh minh họa, máy cassette…..
Trường nên tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ giáo viên thực hiện tốt công
việc giảng dạy của mình để đưa chất lượng giáo dục mơn Tiếng Anh ngày càng
được nâng cao. Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Quảng Trị, ngày 28 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của

người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trần Thị Cao Đăng

Người thực hiện: Trần Thị Cao Đăng - Trường Tiểu học Hướng Phùng

9



×