Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khối 4 - Tuần 22 - Đáp án.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.99 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TUẦN 22 </b>
<i><b>TIẾNG VIỆT </b></i>
<b>Luyện từ và câu </b>


<b>Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? </b>


<b>Câu 1: Tìm chủ ngữ của các câu "ai thế nào?" trong đoạn văn đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 37) </b>
<b>Trả lời: </b>


Chủ ngữ của các câu kể "ai thế nào" trong đoạn văn là những cụm danh từ chỉ vật hoặc các bộ
phận của con vật (con chuồn chuồn), màu sắc của con vật. Từ những gợi ý trên, em đọc đoạn văn
để xác định chủ ngữ.


- Màu vàng trên lưng chú // lấp lánh.
- Bốn cái cánh // mỏng như giấy bóng


<b>- Cái đầu // tròn và hai con mắt // long lanh như thủy tinh. </b>
- Thân chú // nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
- Bốn cánh // khẽ rung rung như còn đang phân vân.


<b>Câu 2: Kể một loại trái cây mà em thích khoảng 5 câu có sử dụng câu kể kiểu "ai thế nào?" </b>
<b>Gợi ý: </b>


Những năm gần đây ở quê em xuất hiện một loại sầu riêng có tên gọi là "sầu riêng hạt lép cơm
vàng". Đúng là một loại trái cây quý hiếm. Hương vị của nó nổi trội hơn nhiều so với sầu riêng
trước đây. Múi của nó vàng như nắng mùa hạ. Hạt thì to bằng móng tay cái nhưng lép kẹp. Múi
dày, thơm. Vị của nó rất đặc biệt nên giá cả khá cao. Thị trường rất ưa chuộng.


<b>Tập làm văn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

a) Đốì với bài "Sầu riêng" tác giả đã tả bao quát cây sầu riêng và những đặc sắc của nó về hương,


về vị. Tiếp đó tác giả tả hoa, trái sầu riêng. Cuối cùng mới tả thân, cành, lá sầu riêng.


Đối với bài "Bãi ngô", tác giả quan sát cây gạo vào thời điểm cây ra hoa. Tiếp đó tả cây gạo khi
hoa tàn. Cuối cùng, tác giả tả cây gạo vừa lúc quả chín.


b) Các tác giả đã quan sát cây bằng những giác quan: - Mắt nhìn - Mũi ngửi - Lưỡi nếm - Tai
nghe


c) Bài "Sầu riêng" - Thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi; béo cái béo của trứng
gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn; cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen non, trái
lủng lẳng trông giống những tổ kiến, lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại tưởng như lá héo.


Bài "Bãi ngô" - Cây ngô lấm tấm như mạ non, búp như kết bằng nhung, búp ngô non núp trong
cuống lá, hoa ngô xơ xác như cỏ may.


Bài "Cây gạo" - Những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng, quả gạo múp míp hai đầu thon
vút như con thoi, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười:


* Những hình ảnh so sánh, nhân hóa trên có tác dụng tạo nên những hình ảnh vừa cụ thể vừa sinh
động, dí dỏm mà vui tươi, hấp dẫn.


d) So sánh sự giống và khác nhau trong miêu tả:


Giống nhau: Đều phải sử dụng các giác quan để quan sát. Khi tả thường sử dụng các biện pháp
so sánh, nhân hóa, tạo cho việc miêu tả được sinh động, gợi hình gợi tả cao.


Khác nhau: Tả cả lồi thì cần chú ý đến những đặc điểm có tính đặc trưng chung của lồi để phân
biệt loài này với loài kia. Tả một cây cụ thể thì tập trung phát hiện những đặc điểm riêng của cây
đó nhằm phân biệt cây này với cây kia trong cùng một loài.



<b>Luyện từ và câu </b>
<b>Mở rộng vốn từ: Cái đẹp </b>
<b>Câu 1:Tìm các từ: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

b) Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người.
<b>Trả lời: </b>


Dựa vào mẫu đã cho và sự hiểu biết của mình, em tìm những từ biểu đạt những vẻ đẹp ấy.
a) Vẻ đẹp bên ngoài của con người: - Xinh đẹp, duyên dáng, thon thả, cân đối, lộng lẫy, thướt tha,
kiều diễm, xinh xắn, rực rỡ...


b) Vẻ đẹp bên trong của con người: - Thùy mị, dịu dàng, nết na, đằm thắm, đôn hậu, tế nhị, lịch
sự, chân thành, tình cảm, vị tha, độ lượng, dũng cảm, thẳng thắn...


<b>Câu 2: Tìm các từ: </b>


a) Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật.


b) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật, con người.
<b>Trả lời: </b>


Dựa vào mẫu đã cho và theo cách hiểu của mình, kết hợp với việc tiếp thu cách dùng từ trong
cuộc sống mà em nghe được, để chọn từ cho đúng với từng nội dung đã cho. Em có thể nêu các
từ sau:


a) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên cảnh vật: - Tươi đẹp, hùng vĩ, thơ mộng, tráng lệ, mĩ
lệ, hồnh tráng, kì vĩ...


b) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật con người: - Đẹp đẽ, lộng lẫy, rực rỡ,
xinh tươi...



<b>Câu 3: Đặt câu với một từ vừa tìm được ở bài tập 1, 2: </b>
<b>Gợi ý: </b>


Em có thể đặt câu như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Câu 4: Điền các thành ngữ hoặc cụm từ ở cột A vào những chỗ thích hợp ở cột B (SGK TV tập </b>
2 trang 40).


<b>Trả lời: </b>


Em đọc các dòng ở cột A rồi thứ tự điền vào chỗ trống ở cột B (trước hoặc sau các dòng đã cho)
đọc lên thấy diễn đạt được một ý thích hợp là được.


<b>Tập làm văn </b>


<b>Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối </b>


<b>Câu 1: Đọc và nhận xét các đoạn văn tả thân, gốc một số loài cây. Theo em cách tả của tác giả </b>
trong mỗi đoạn văn có gì đáng chú ý.


<b>Trả lời: </b>


1. Đoạn văn tả lá bàng của Đoàn Giỏi Tác giả đã miêu tả màu sắc của lá biến đổi theo từng thời
kì: mùa xn lá bàng mới nảy trơng theo như những ngọn lửa xanh. Mùa hè, lá lên thật dày mang
màu xanh ngọc bích. Mùa thu lá chuyển sang màu lục. Mùa đông, khi sắp rụng lá bàng chuyển
sang màu đồng hun.


2. Đoạn văn tả bàng thay lá của Hoàng Phủ Ngọc Tường: Tác giả chọn thời kì bàng thay lá với
sự xuất hiện của lộc non và phát triển thành búp lá với những giai đoạn phát triển khác nhau. Sau


đó lại tả tiếp sự xuất hiện của lứa lộc thứ hai. Lứa lộc này màu đỏ đọt. (Khi miêu tả, tác giả luôn
chú trọng sử dụng các từ ngữ so sánh).


3. Đoạn 3: Tả cây sồi già của Lép-tôn-xtôi Tác giả chọn thời điểm từ mùa đông sang mùa hè với
sự thay đổi của cây sồi: từ nứt nẻ đầy sẹo, già cỗi chuyển thành một cây sồi có một sức sống mới:
vòm lá xum xuê tỏa rộng. Ngồi những hình ảnh so sánh, tác giả cịn sử dụng biện pháp nhân hóa
tạo cho đoạn văn sinh động cuốn hút người đọc.


4. Đoạn 4: Tả cây tre của Bùi Ngọc Sơn Tác giả tả cả một bụi tre gồm tre già và búp măng và
những đặc điểm của loài tre: rậm rạp, bù xù, gai góc. Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh làm
cho lời văn vừa cụ thể vừa có giá tri gợi hình, gợi tả cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>

<!--links-->

×