Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BẢNG CHIA LỚP 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.04 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ</b>


<b>MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BẢNG CHIA LỚP 3</b>
<b>PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


Tốn học, bên cạnh việc giúp học sinh chiếm lĩnh một số kiến thức, kĩ
năng phục vụ cho việc học tập và đời sống nó cịn góp phần giáo dục và hình
thành cho học sinh những phẩm chất cần thiết khác như tính cẩn thận, chính xác;
có thói quen tư duy logic, hợp lí; khả năng làm việc độc lập; khả năng liên
tưởng, phán đoán, tổng hợp..


- Chương trình tốn tiểu học chủ yếu cung cấp kiến thức và kỹ năng thực
hiện các phép tính cơ bản ( cộng, trừ, nhân, chia) về các số tự nhiên, số thập
phân và phân số. Trong đó, phép nhân và phép chia là các phép tính mà học sinh
cảm thấy “ có vấn đề ” nhất. Thực tế đây là một kiểu toán mà các em chưa hề
gặp, ít được làm quen trước đó nên các em gặp nhiều bỡ ngỡ; khác với toán
cộng và toán trừ các em đã được tư duy và làm quen trong cuộc sống thường
nhật kể từ hồi còn chưa biết chữ.


-Thuộc các bảng nhân, bảng chia là một yêu cầu quan trọng giúp cho học
sinh thực hiện các phép tính trong chương trình một cách thuận lợi. Thế nhưng
do nhiều nguyên nhân nên việc dạy học các bảng nhân, chia trong các nhà
trường vẫn còn những hạn chế nhất định .


- Giáo viên chưa thực sự quan tâm giúp đỡ các em học sinh vượt qua khó
khăn mà thường chỉ ra mệnh lệnh, yêu cầu một cách võ đốn.Ví dụ: u cầu
học sinh phải học thuộc bảng nhân 6 hoặc bảng chia 7. Còn việc phải làm sao để
học thuộc được các bảng ấy thì giáo viên khơng hướng dẫn.


-Từ đó, học sinh có khuynh hướng học thuộc lòng các bảng nhân chia mà
khơng biết cấu tạo của nó nên khơng biết kiểm tra tính chính xác của kết quả


phát biểu. Điều này làm giảm khả năng tự tin, là giảm độ nhạy của học sinh khi
học toán; làm cho các em giảm hứng thú trong học tập.


-Với các chữ số khá lớn, nhiều học sinh cảm thấy gặp khó khăn ngay từ
khi bắt đầu học thuộc lịng nó một cách máy móc. Trong khi đó giáo viên chưa
giúp các em nhận biết các dấu hiệu của từng bảng nhân, chia.


-Sách giáo viên tốn 3 có hướng dẫn giáo viên khá kỹ về quy trình hình
thành bảng nhân và bảng chia cho học sinh nhưng nhìn chung trong thực tế kết
quả giảng dạy đạt được là chưa cao. Điều này có nhiều nguyên nhân nhưng
nguyên nhân phổ biến nhất là do giáo viên chưa vận dụng tốt các phương pháp
dạy học, chưa thực sự giúp cho học sinh vượt qua khó khăn khi tiếp cận với
phép nhân, chia . Nhằm góp thêm ý kiến tháo gỡ vấn đề này, chúng tôi quyết
định chọn chuyên đề “ Một số biện pháp hình thành bảng chia lớp 3”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>I. Mục tiêu mơn Tốn lớp 3: </b>


Dạy học Toán 3 nhằm giúp học sinh:


1)Biết đến ( từ một số nào đó, đếm thêm một số đơn vị,…) trong phạm vi
100 000


2) Biết đọc, viết các số trong phạm vi 100 000.


3) Biết so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
4) Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi


100 000.


5) Biết tính giá trị biểu thức có đến hai dấu phép tính.


6) Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
7) Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số .
8) Biết đo và ước lượng các đại lượng.


9) Biết them về hình chữ nhật, hình vng.


10) Bước đầu vận dụng các kiến thức , kĩ năng của mơn Tốn để giải
quyết các vấn đề đơn giản thường gặp


- Đọc và sắp xếp các số liệu.
- Giải bài tốn có lời văn


- Thực hành xác định góc vng, góc khơng vng bằng ê ke. Thực hành
vẽ góc vng , vẽ hình chữ nhật, hình vng.


- Thực hành đo thời gian, khối lượng, đo dung tích, chuyển đổi và sử
dụng tiền Việt Nam,…


<b>II. CHƯƠNG TRÌNH MƠN TỐN LỚP 3 </b>


Thời lượng tối thiểu để dạy học toán lớp 3 là 5 tiết học mỗi tuần, 35 tuần
lễ là 175 tiết ( 5 x 35 = 175)


Nội dung chương trình mơn Tốn lớp 3 bao gồm:
<b>1. Số học</b>


a) Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000 ( tiếp)
b) Giới thiệu các số trong phạm vi 10 000


c) Giới thiệu các số trong phạm vi 100 000


<b>2.Đại lượng và đo đại lượng</b>


<b>3.Yếu tố hình học</b>
<b>4. Yếu tố thống kê</b>
<b>5.Giải bài toán</b>


* Nội dung dạy học về bảng chia lớp 3 gồm việc giúp học sinh lập các:
<i><b>- Bảng chia 6</b></i>


<i>- Bảng chia7</i>
<i>- Bảng chia 8</i>
<i>- Bảng chia 9</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>III. BIỆN PHÁP DẠY HỌC</b>


Để tiết dạy thành công qua giảng dạy chúng tôi thấy cần chú ý thực hiện
một số biện pháp sau:


<i><b>1. Giúp học sinh hình thành các bảng chia </b></i>


Phép chia là phép tính ngược lại của phép nhân, do vậy giữa bảng nhân và
bảng chia có mối quan hệ thành phần với nhau. Giúp cho học sinh nắm thật tốt
bảng nhân thì sẽ giúp các em nắm tốt bảng chia và ngược lại.


Ví dụ :


Bảng nhân 7
7 x 1 = 7
7 x 2 = 14
7 x = 21


7 x 4 = 28
7 x 5 = 35
7 x 6 = 42
7 x 7 = 49
7 x 8 = 56
7 x 9 = 62
7 x 10 = 70


Bảng chia 7 được thành lập là
7 chia 7 được 1


14 chia 7 được 2
...


70 chia 7 được 10


<i><b>2. Tăng cường các hoạt động thực hành, luyện tập </b></i>


Học tính quan trọng là phải thực hành luyện tập nhiều. Chính nhờ qua q
trình luyện tập mà học sinh thuần tục việc xử lý các con số, thốt ly được việc
vừa nhẩm các bảng tính ( nhân hoặc chia ) vừa làm tính.


Để củng cố kiến thức về bảng chia, giáo viên có thể ra nhiều dạng phép
tính khác nhau để học sinh có thể luyện tập nhằm giúp các em nắm vững cấu
tạo, nguồn gốc hình thành của phép chia cũng như mối quan hệ giữa phép tính
nhân và phép tính chia.


<i><b>3. Ôn luyện các bảng chia bằng nhiều hình thức </b></i>
Ví dụ:



Bảng chia <b>6</b> <b>7</b> <b>8</b> <b>9</b>


1 6 …7.. …….. …….


2 12 14


3 18 21


4 24


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

6 36


7 42


8 48


9 54


10 60


- 6 chia 6 được 1, 12 chia 6 được 2 …( số giao giữa các ô là số bị chia, số ở
hàng đầu là số chia và số ở cột ngoài cùng là thương số )….


- Cũng có thể cho học sinh tự tính tốn để thiết lập mơ hình bảng chia, sau
đó đối chiếu lại kết quả với sách giáo khoa.


- Bên cạnh đó, giáo viên cũng nên vận dụng các kiểu bài tập khác nhau để
khắc sâu kiến thức về bảng chia cho học sinh


ví dụ:



* Tính nhẩm:
70: 7 =


63: 7 =
14:7 =


* Viết tiếp vào chỗ chấm
14, 21, 28, ..., ..., ...
<b>* Số?</b>


Số bị chia 27 27 63


Số chia 9 9 9


Thương 3 7


* Vận dụng các dạng tốn có lời văn để giúp các em củng cố kiến thức về các
bảng chia đã học. Ví dụ:


Có 45 kg gạo chia vào các túi, mỗi túi có 9kg. Hỏi có bao nhiêu túi gạo?
<i>* Lưu ý: </i>


<i>-Trường hợp một số chia cho 0 thì kết quả sẽ bằng 0.</i>
<i>- Một số chia cho 1 sẽ bằng chính nó.</i>


<i><b>4.Các biện pháp kích thích hứng thú học tập của học sinh </b></i>
- Tạo cho học sinh thoải mái, vui tươi trong học tập


- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi kết quả học tập của học sinh



- Động viên, khuyến khích nhằm nâng cao ý thức học tập cho học sinh .
<i><b>5. Hướng dẫn học sinh giải tốn có lời văn </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

đề tốn một cách có hiệu quả, tự tin.Giải tốn là một hoạt động bao gồm thao
tác: Xác lập được mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm
trong điều kiện của bài tốn, chọn được phép tính thích hợp và trả lời đúng câu
hỏi của bài tốn.


Trình tự hướng dẫn cho các em có thể đựơc tiến hành như sau:
+ Tìm hiểu nội dung bài toán


+ Thực hiện cách giải bài toán
+ Kiểm tra cách giải bài toán.
<b>VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:</b>
Trong giờ học toán thường sử dụng là:
<i><b>1) Phương pháp trực quan</b></i>:


Là phương pháp sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học trong quá trình
giảng giải qua việc quan sát thực hành trên đồ dùng trực quan, học sinh tự mình
phát hiện ra kiến thức mới và chiếm lĩnh trí thức một cách tích cực, chủ động,
sáng tạo.


<i><b>2) Phương pháp thảo luận:</b></i>


Là phương pháp tăng cường tích cực trong học tập, phát triển sự sáng tạo
của học sinh tạo cơ hội cho học sinh được tham gia phát biểu, phân tích, trình
bày, tranh luận.


<i><b>3) Phương pháp thực hành, luyện tập: </b></i>



Là phương pháp mà giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập các kiến
thức, kĩ năng thông qua các hoạt động thực hành luyện tập.


<i><b>4) Phương pháp trò chơi học tập: </b></i>


Trò chơi học tập là trị chơi có nội dung tri thức gắn với hoạt động của
học sinh và gắn với nội dung bài học. Qua trò chơi học tập, học sinh có thể tự
mình khắc sâu hơn kiến thức bài học.


Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm xong cũng có những
hạn chế. Vì vậy trong mỗi tiết dạy đòi hỏi người giáo viên phải biết kết hợp linh
hoạt các phương pháp, vận dụng hợp lí và khai thác những mặt tích cực của các
phương pháp, nhằm giúp học sinh học tập chủ động và sáng tạo.


<b>V. BÀI SOẠN MINH HỌA</b>


<b>Toán</b>
<b>BẢNG CHIA 9</b>
<b>I- Mục tiêu:</b>


<i><b>1. Kiến thức: Giúp học sinh:</b></i>
- Lập bảng chia 9 từ bảng nhân 9
<i><b>2. Kĩ năng:</b></i>


- Biết dùng bảng chia 9 trong luyện tập, thực hành.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>II- Đồ dùng dạy học:</b>



Các tấm bìa, mỗi tấm 9 chấm tròn.
<b>III - Các hoạt động dạy học chủ yếu : </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i>
<b>1.Kiểm tra bài cũ</b>


- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc thuộc
lòng bảng nhân 9.


2 HS
- Nhận xét


<b>2. Dạy- học bài mới:</b>
<i><b>2.1 Giới thiệu bài</b></i>
<i><b>2.2 Lập bảng chia 9</b></i>


- GV gắn lên bảng 2 tấm bìa mỗi tấm
bìa có 9 chấm trịn và hỏi: Lấy hai tấm
bìa có 9 chấm trịn. Vậy 9 lấy 2 lần
được mấy?


+ Hãy viết phép tính tương ứng với “ 9
được lấy 2 lần bằng 18”


+ Có 18 chấm trịn trên các tấm bìa,
mỗi tấm có 9 chấm trịn. Hỏi có bao
nhiêu tấm bìa?


+ Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa?
+ Vậy 18 chia 9 được mấy?



- Viết lên bảng 18 : 9 = 2 và yêu cầu
HS


đọc phép nhân và phép chia vừa lập
được.


- Gắn lên bảng 3 tấm bìa và nêu bài
tốn: Mỗi tấm bìa có 9 chấm trịn. Hỏi
3 tấm bìa như thế có bao nhiêu chấm
trịn?


<i><b>Hoạt động học</b></i>


- 3 Hs lên bảng thực hiện yêu cầu của
GV. Cả lớp theo dõi và nhận xét bài
làm của các bạn.


- Nghe giới thiệu


- HS nêu: 9 lấy 2 lần bằng 18
+ Viết phép tính : 9 x 2 = 18


+ Có 2 tấm bìa


+ Phép tính đó là 18 :9 = 2 ( tấm bìa)
+ 18: 9 = 2


- Đọc



+ 9 nhân 2 bằng 18
+ 18 chia 9 bằng 2


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

+ Hãy lập phép tính để tìm số chấm
trịn có trong cả hai tấm bìa.


+ Trên tất cả các tấm bìa có 27chấm
trịn, biết mỗi tấm bìa có 9 chấm trịn.
Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa?


+ Hãy lập phép tính để tìm số tấm bìa
+ Vậy 18 chia 9 bằng mấy?


- Viết lên bảng phép tính 27: 9 = 3 lên
bảng, sau đó cho HS cả lớp đọc hai
phép tính nhân, chia vừa lập.


- Tiến hành tương với một vài phép
tính khác.


<i><b>2.3 Học thuộc bảng chia 9</b></i>


- Yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc đồng
thanh bảng chia 9 vừa xây dựng được.
- Yêu cầu HS tìm điểm chung của các
phép tính chia trong bảng chia 9.
- Có Nhận xét gì về các số bị chia
trong bảng chia 9.


+ Có nhận xét gì về kết quả của các


phép chia trong bảng chia 9?


- Yêu cầu HS tự học thuộc lòng bảng
chia 9, lưu ý HS ghi nhớ các đặc điểm
đã phân tích của bảng chia này để học
thuộc cho nhanh.


- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng
bảng chia 9.


- Yêu cầu HS cả lớp đồng thanh đọc
thuộc lòng bảng chia 9.


<i><b>2.4 Luyện tập- Thực hành:</b></i>


+ Phép tính 9 x 3 = 27


+ Có tất cả 3 tấm bìa


+ Phép tính đó là 27 : 9 = 3 ( tấm bìa)
+ 27 chia 9 bằng 3


- Đọc phép tính
+ 9 nhân 3 bằng 27
+ 27 chia 9 bằng 3


- Lập bảng chia 9


- HS nêu các đặc điểm của bảng chia 9



+ Các phép chia trong bảng chia 9 đều
có dạng 1 số chia cho 9


+ Các số bị chia là 9, 18, 27, 36,... Đây
là dãy số đếm thêm 9 bắt đầu từ 9
+ Các kết quả lần lượt là: 1, 2, 3, 4, 5,
6, 7, 8, 9, 10


- Tự học thuộc lòng bảng chia 9


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Bài 1:</b>


- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gi?
- Yêu cầu HS suy nghĩ, nhẩm rồi nêu
kết quả


- Nhận xét bài của HS.
<b>Bài 2:( Bảng con) </b>


- Xác định yêu cầu của bài, sau đó yêu
cầu HS làm bảng con ( cột 1 và cột 3)
- Hỏi: Khi đã biết 9 x 5 = 45, có thể ghi
ngay kết quả của 45 : 9 và 45 : 5 được
khơng? Vì sao?


<b>Bài 3:( Phiếu nhóm)</b>
- Đọc đề bài?


+ Bài tốn cho biết những gì?
+ Bài tốn hỏi gì?



- Yêu cầu HS suy nghĩ để giải bài tốn
- Cho HS làm việc cặp đơi và giải bài
toán.


- Nhận xét bài và chốt lời giải.
<b>Bài 4:</b>


- Gọi 1 HS đọc đề bài
+Bài tốn cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gi?


- Cho HS làm bài vào vở.


- HS nêu: Tính nhẩm


- HS nối tiếp nhau đọc từng phép tính.


- HS cả lớp làm bảng con


- Khi đã biết 9 x 5 = 45 có thể ghi ngay
45 : 9 = 5 và 45 : 5 = 9 vì nếu lấy tích
chia cho thừa só này thì sẽ được thừa
số kia.


- 1 HS đọc đề


+ Bài toán cho biết có 45 kg gạo được
chia đều vào 9 túi.



+ Bài tốn hỏi: Mỗi túi có bao nhiêu
ki- lô – gam gạo?


- Hs làm theo cặp đôi
Bài giải


Mỗi túi có số ki- lơ- gam gạo là:
45 : 9 = 5 ( kg)


Đáp số: 5 kg gạo


- 2HS đọc đề bài
- HS trả lời


- HS làm vở


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Nhận xét bài làm của HS
<b>3. Củng cố, dặn dị:</b>


Số túi gạo có tất cả là:
45 : 9 = 5 ( túi)
Đáp số: 5 túi gạo


<b>VI. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.</b>


Từ thực tiễn áp dụng các biện pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy học
trên chúng tôi thấy kết quả rõ rệt, học sinh tiếp thu bài nhanh, hiểu bài, học
thuộc được các bảng chia ngay tại lớp và vận dụng bảng chia đã học vào thực
hành luyện tập tốt.



<b>VII. KẾT THÚC VẤN ĐỀ</b>


Dạy toán thành cơng là một việc rất khó, địi hỏi ngừơi giáo viên chẳng
những phải vững vàng về bản lĩnh, nghiệm vụ sư phạm, kiến thức chun mơn
mà cịn phải có một phong thái giảng dạy tốt, tình thương u đối với học sinh,
lòng tận tuỵ với nghề nghiệp; biết cách làm cho nhũng con số khơ khan trở lên
có hồn, trở lên thu hút lòng đam mê của học sinh, đó thực sự là thử thách đối với
người giáo viên.


Người thầy tốt là người thầy biết dạy cho học sinh cách tìm ra chân lý chứ
khơng phải là chỉ dạy chân lý. Điều này rất phù hợp với toán học. Tốn học cần
tư duy cái q trình, cái diễn tiết logic, phù hợp chứ không chỉ là xác định cái
kết quả một cách máy móc.


Có thể nói day tốn là một cơng việc vừa mang tính khoa học vừa mang
tính nghệ thuật. Thiếu tính khoa học, người thầy khó có thể truyền đạt một cách
hiệu quả, chính xác những kiến thức vừa trìu tượng vừa cụ thể của tốn học
cũng như nếu thiếu tính nghệ thuật thì người thầy cũng khó có thể hồn thành
những tiết dạy một cách xuất sắc, khó tạo sự thu hút, chú ý ở các em .


Trên đây là một vài ý kiến mà chúng tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy
mơn tốn, rất mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp.


Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!


</div>

<!--links-->

×