Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Nghiệp vụ du lịch: Thăm quan Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.64 KB, 18 trang )

VIETVOICE GROUP – EVENT – TOUR GUIDE
LƯU HÀNH NỘI BỘ

HÀ NAM
Khi xe đang di chuyển trên trục đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ các em sẽ
chia sẻ với khách 2 câu chuyện
 Địa danh Quán Gánh – Bánh Giầy
- Vua Quang Trung trên đường thất trận, đã rút lui về kinh thành
thăng long, khi đến địa phận đầu con sơng nhuệ của huyện
Thường Tín ngày nay, qn lính đã hết lương thực bị dơi vào
tình trạng kiệt sức - rất đói và khát. Những người dân yêu mến
vua quang trung thời bấy giờ họ khơng biết cái gì tiếp tế cho
một lượng quân lính lớn như vậy, họ bèn lấy gạo ra xay và làm
nên những chiếc bánh rất thơm và ngon, do số lượng bánh quá
nhiều nên việc đem ra cho quân lính ăn cũng rất vất vả, họ bèn
lấy những chiếc quang gánh hằng ngày vẫn sử dụng trong công
việc đồng áng để gánh ra cho quân đội của nhà vua. Từ câu
chuyện cảm động ấy, chúng ta thường gọi vùng đất này với địa
danh là quán gánh và đi kèm với một sản vật cứu đói cho quân
đội của nhà vua nên dân gian gọi kèm quán gánh – bánh giầy.
Tình yêu anh đã dãi bày
Như món bánh giầy mà nàng thích ăn
Nàng ăn nàng thích nàng cười ...
Ơi đơi mơi ấy làm người ngất ngây…
-

Ngày nay bánh giày ngon nhất vẫn là do vũng đất này làm ra
với truyền thống làm nghề lâu năm.

 Làng nghề thêu ren quất động



VIETVOICE GROUP – EVENT – TOUR GUIDE
LƯU HÀNH NỘI BỘ
- Mảnh đất Hà Tây xưa mà nay thuộc về Hà Nội đã từng đi vào ca
dao, hò vè nổi tiếng là một xứ sở nghìn nghề truyền thống lừng
danh cả nước bởi những sản phẩm đa dạng, bền, đẹp, đậm màu
dân dã. Một trong đó là làng Quất Động, xã Quất Động, huyện
Thường Tín, một làng cổ nằm ven quốc lộ 1A, cách trung tâm
thủ đô hơn 20 kilômét về hướng nam.
- Nơi đây từ thế kỷ 17 đã có nghề thêu, có những nghệ nhân bằng
đơi bàn tay khéo léo đã chắt lọc những gì tinh túy nhất của hồn
dân tộc để tạo nên những tác phẩm rực rỡ, sinh động tơ đẹp cho
đời.
- Theo ghi chép thì ơng tổ nghề thêu Quất Động cũng như nghề
thêu chung của ba miền bắc trung nam là tiến sĩ Lê Công
Hành, tên thật là Bùi Công Hành, sống ở cuối đời Trần, đầu
đời Lê (khoảng thế kỷ 14), tại làng Quất Động, huyện Thượng
Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam nay thuộc Thường Tín,
Hà Nội. Cuối đời Trần, ơng lên đường dự thi vừa lúc quân Minh
sang xâm lược nên khoa thi bị hủy. Ông ẩn náu trong rừng rồi
theo Lê Lợi kháng chiến chống qn Minh. Cuộc bình Ngơ
thành cơng, ông được Lê Thái Tổ trọng dụng.Đến đời Lê Thái
Tông (1423-1442), Bùi Cơng Hành dẫn đầu đồn sứ bộ đi sứ.
Vua nhà Minh muốn thử tài sứ giả nước Việt bèn cho dựng một
lầu cao chót vót rồi mời ơng lên chơi. Rồi rút thang để ông
không thể leo xuống và lệnh trong một tháng nếu ông không
tiếp đất an toàn sẽ bị giam cầm mãi mãi ở Trung Quốc. Đây là
một gian thờ Phật, không để một thứ thức ăn gì ngoại trừ một
vại nước uống cầm chừng. Với niềm tin ở hiền gặp lành, ngày
ngày ông cũng ngồi thiền niệm Phật dưới ban thờ và nghĩ cách



VIETVOICE GROUP – EVENT – TOUR GUIDE
LƯU HÀNH NỘI BỘ
leo xuống. Một hôm, ông thấy một đàn ong bay lượn phía sau
mấy tán lọng che tượng Phật. Lại gần tìm hiểu thì thấy trên cánh
tay của tượng có một vết rạn, và một con ong đang chui vào
đấy. Biết rằng ong chỉ tập trung ở đâu khi nơi ấy có mật ngọt,
ơng liền bẻ một mảng mà nếm, thì thấy vị ngọt đậm. Thật ra bức
tượng làm bằng chè lam ông ăn dần nhờ thế sống sót. Ngắm
mấy cái lọng đẹp, hoa văn khác lạ, ông nảy ra ý học lại cách
thêu của người Trung Quốc, ông vừa tháo vừa thêu lại những
hoa văn đó. Ngày cuối cùng của tháng giam hãm, ông kẹp hai
cái lọng vào nách và nhảy xuống đất khơng hề bị một vết
thương tích. Vua tơi nhà Minh quá kinh ngạc và thán phục.
- Khi về nước, ông đã đem cách thêu lọng Trung Quốc dạy cho
người dân quê hương. Nhờ công lao ấy, ông được phong chúc
và được đổi sang họ vua. Hàng chục làng trong vùng được Lê
Công Hành truyền nghề trực tiếp, theo địa danh thời Nguyễn là
các xã Quất Động, Tam Xá, Vũ Lăng, Hướng Dương và Hương
Giai. Năm xã này dựng chung một đền thờ ông ở thôn Hướng
Xá, gọi là đền Ngũ Xã. Giỗ ông vào ngày 12 thánh Sáu âm lịch.
Cảm ân đức tiến sĩ, nhiều vùng bao gồm cả Hà Nội đều lấy ngày
mất của ông làm ngày giỗ tổ nghề thêu.
- Quất Động cho đến nay đã có nhiều tên tuổi được cả nước biết
tới như cụ Bùi Lê Kính đã từng thêu hồng phục cho vua Bảo
Đại và Hoàng hậu Nam Phương; Phạm Viết Tương với chân
dung Hồ Chủ Tịch và Thái Văn Bôn với Chân dung vua Thái
Lan…
- Học tập cha ông, tuổi trẻ Quất Động vẫn ngày đêm chăm lo kế

thừa và phát huy nghề thêu truyền thống. Ở đâu cũng thấy các


VIETVOICE GROUP – EVENT – TOUR GUIDE
LƯU HÀNH NỘI BỘ
em nhỏ mang theo kim chỉ thêu dù là ở nhà hay trường. Cịn các
phụ nữ, thanh niên thì ln hăng say miệt mài bên khung thêu.
Từng nhóm ngồi quây quần, chuyện trị rơm rả, trong khi tay và
mắt vẫn đưa đều thoăn thoắt. Với nhiều người, thêu là sinh kế
cũng là nét sinh hoạt văn hóa vui tươi hàng ngày.

A. KHÁI QUÁT HÀ NAM
Lịch sử hình thành
- Cách đây 225 triệu năm toàn bộ vùng đất của Hà Nam, nam định, ninh bình,
thái bình cịn nằm sâu dưới đáy biển. Sau khi có một loạt các hoạt động địa
chất thay đổi đã tạo nên vùng đá vôi của 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh
Bình hiện nay.
- Năm 1832 (dưới thời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng quyết định bỏ đơn vị trấn
thành lập đơn vị hành chính tỉnh ) từ đó có tỉnh hà nam
Qúa trình phát triển
- Năm 1965, Hà Nam được sáp nhập với tỉnh Nam Định thành tỉnh Nam Hà.
- Năm 1975, Nam Hà sáp nhập với Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh,
- Năm 1991 tỉnh Hà Nam được tách ra vì vậy ơng cha ta vẫn có câu “ khi xưa
ba tỉnh một nhà, tinh hoa gộp lại là hà nam ninh, về sau từ giã ninh bình, chia
tay nam định cịn mình hà nam “
- Diện tích: khoảng 8.200km2 – là tỉnh nhỏ thứ 2 cả nước và bằng 1/20 tỉnh
lớn nhất cả nước là tỉnh nghệ an…
- Dân số: gần 1 triệu người – trong đó chủ yếu là người kinh cịn lại là tộc
người thiểu số như tày, mường, hoa…
- Tiếp giáp: Ninh bình, thái bình, hịa bình, nam định, hà nội



VIETVOICE GROUP – EVENT – TOUR GUIDE
LƯU HÀNH NỘI BỘ
- Đồn chúng ta về Hà Nam hơm nay vẫn nghe đâu đó những câu thơ chất
chứa bao tình cảm mặn nồng của người dân nơi đây
AI QUA ĐẤT MẸ QUÊ TƠI
DỪNG CHÂN ĐỨNG LẠI MÀ NGHE CÂU HỊ
SƠNG CHÂU NƯỚC CHẢY LỮNG LỜ
CĨ ĐƠI TRAI GÁI TÌNH CỜ TRAO DUN
- Ngoài những câu thơ đầy mộc mạc và ý nghĩa như trên thì bên cạnh đó người
dân Hà Nam lại có những vần thơ rất dí dỏm hài hước nói về nét văn hóa
sinh hoạt của q hương mình.
ƯỚC MƠ LỚN CỦA NGƯỜI HÀ NAM TRỒNG NHIỀU TRE ĐỂ XÂY CẦU TÕM
SO SÁNH VỚI MỘT VÀI ƯỚC KHÁC Ở CÁC VÙNG LÂN CẬN

B. ĐẶC SẢN
1.
Cá kho tộ :
Nói đến làng Vũ Đại, mọi người đều nhớ tới mối tình Chí Phèo - Thị Nở
trong tác phẩm để đời của cố nhà văn Nam Cao. Nhưng mảnh đất ven sông này cịn
nổi tiếng bởi những món ngon thấm đẫm hồn q như hồng Nhân Hậu, chuối ngự
Đại Hoàng... và đặc biệt là món cá kho.
Nói đến món cá kho, ắt hẳn tất cả các vùng miền trên giải đất hình chữ S đều
biết. Nhưng với cá kho của làng Vũ Đại, hay cịn gọi là làng Đại Hồng, xã Hịa
Hậu, huyện Lý Nhân rất đặc biệt. Cá kho ở đây là một nghề lưu truyền từ thế hệ
này qua thế hệ khác. Để có một nồi cá kho giá trị phải qua rất nhiều công đoạn
tuyển chọn và đun nấu nghiêm ngặt
Cá kho ở Đại Hoàng chủ yếu là loại cá trắm. Cá được ướp bằng riềng, kho
trong niêu đất và ăn vào dịp Tết Nguyên đán. Thường thì vào khoảng thời gian đầu



VIETVOICE GROUP – EVENT – TOUR GUIDE
LƯU HÀNH NỘI BỘ
tháng chạp hàng năm, các gia đình ở làng Đại Hồng lại được dịp tất bật chuẩn bị
củi đun, niêu đất để vào mùa kho cá Tết.
Ở làng Đại Hoàng, vào dịp tết ông Công, ông Táo, người dân trong làng đều
kho cá để cúng tổ tiên. Theo tập tục thì nhà nào trong làng Đại Hoàng cũng kho cá
vào dịp Tết, nó đã trở thành nét văn hóa ẩm thực truyền thống của bà con nơi vùng
quê chiêm trũng này. Người ta cịn quan niệm, nếu gia đình nào khơng có niêu cá
kho riềng vào ngày Tết thì Tết đó mất to.
Người dân làng Đại Hoàng kho cá bán quanh năm, nếu có đơn đặt hàng.
Nhưng cơ hội để làm ăn trong năm là vào dịp Tết Nguyên đán. Có những gia đình
kho cả tấn cá để bán ra các địa phương lân cận, thậm chí cả khách du lịch nước
ngồi.
Một số cơng đoạn của việc kho cá bắt đầu từ tháng 10 Âm lịch. Đầu tiên,
người dân đi đặt cá ngon ở những cơ sở uy tín để đến đầu tháng chạp bắt cá về thả
vào bể dự trữ trong nhà. Ngoài ra, chuẩn bị các nguyên liệu, gia vị để kho cá.
Niêu được chọn kỹ từ Thanh Hóa về rồi đem luộc qua nước sôi để đảm bảo
độ rắn chắc và loại bỏ các tạp chất, tăng độ chịu nhiệt khi kho cá. Củi đun phải
cứng, rắn, khi đun có nhiều than, tuyệt đối khơng được đun bằng củi xoan vì sẽ mất
hết hương vị.
Cá dùng để kho là cá trắm đen. Khi mổ cá tuyệt đối không được làm vỡ mật,
mổ xong không rửa, bỏ phần đầu, phần đuôi, chỉ lấy phần thân cắt khúc, rồi cho
thêm các gia vị vào và cịn có thịt ba chỉ và đặc biệt kiêng nước lã để kho cá mà
dùng nước mắm và nước cốt chanh cùng với nước đường thắng đen lại. Khi kho cá
phải rải dưới niêu bằng một lớp riềng, gừng để chống cháy, tiếp đó cứ một lớp cá
lại một lớp riềng, gừng. Mỗi nồi cá kho phải đun từ 12 - 14 giờ đồng hồ mới đảm
bảo chất lượng – từ cách chọn nguyên liệu cho đến khâu chế biến rất kì cơng nên
khi cá được kho xong thì rất tuyệt vời. Vì vậy du khách khi về đây vẫn ln nói với

nhau rằng “ ai về hà nam hôm nay – ăn miếng cá ấy cho say lòng người “


VIETVOICE GROUP – EVENT – TOUR GUIDE
LƯU HÀNH NỘI BỘ
2.

Chuối ngự Đại Hoàng

Chuyện kể: vào thời Trần,hàng năm Vua Trần cùng đồn tuỳ tùng, văn võ bá
quan xi thuyền từ Thăng Long về Thiên Trường yết kiến Thái Thượng Hoàng.
Một lần đến ngã 3 Tuần Vường, đoàn thuyền dừng lại. Dân các làng đổ ra mừng
đón. Mọi người ai cũng mang của ngon, vật lạ ra dâng tiến vua. Có một đơi vợ
chồng nơng dân nghèo ở làng Đại hồng vì khơng có vật gì dâng tiến nên rất lấy
làm băn khoăn. May sao trong vườn nhà còn một buồng chuối nhỏ xinh xắn đã
chín, toả hương thơm ngát, họ bèn chặt hạ, đưa tiến vua với niềm cung kính mong
được nhà Vua cảm thông. Trông thấy buồng chuối nhỏ nhưng rất đẹp, quả căng
trịn, vàng óng, cuống xanh, đầu ruồi có 3 chiếc tua cong đẹp mắt lạ thường…vua
cho gọi vào. Nhà Vua bèn nếm thử, thấy vị ngọt, hương thơm, càng ăn càng thấy
ngon. Vua ban thưởng và truyền cho dân làng Đại Hoàng nhân rộng loại chuối này
để cho thần dân của Ngài khắp nơi được cùng thưởng thức. Từ đó loại chuối này ở
Đại Hồng được mang tên Chuối Ngự, lưu truyền đến ngày nay và nổi tiếng khắp
nơi. Tuy nhiên giống chuối này nếu đưa trồng nơi khác Ngài làng Đại Hồng quả
cũng có hình dáng tương tự nhưng khơng có vị ngon và hương thơm của chuối
Ngự. Chuối Ngự trở thành đặc sản duy nhất ở Đại Hồng mới có.
Những ai muốn thưởng thức chuối Ngự, xin mời về làng Đại Hoàng nay là
Xã Hòa Hậu - Huyện Lý Nhân - Tỉnh Hà Nam để vừa có thể thưởng thức chuối
ngự, vừa có thể thăm lăng mộ Nam cao và được nghe nhiều câu chuyện hay về
"làng Vũ Đại ngày ấy".. nếu như ở nới khác có chuối tiêu ăn xong rồi tiêu ln thì
ở hà nam có chuối ngự ăn xong rồi ngự luôn.



VIETVOICE GROUP – EVENT – TOUR GUIDE
LƯU HÀNH NỘI BỘ

c. NHÂN VẬT LỊCH SỬ
DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA
CHO TƯỜNG GỐC TÍCH NƯỚC NHÀ VIỆT NAM

Nhiều người cho rằng sử ta không bằng sử tàu, chúng ta không biết lưu
giữ lại để cho hậu thế tìm hiểu và yêu thêm truyền thống văn hóa của đất
nước. Quan điểm đó là hoàn toàn sai lầm, các triều đại của chúng ta đã
lưu giữ rất nhiều nhưng khi quân nhà hán và qn minh sang với chính
sách xâm lược thì chúng đã đốt hết những kho thư tịch của ta và vì vậy
chúng ta cịn xót lại số ít những cuốn sách cổ.
1.

VUA LÊ HOÀN

Lê Đại Hành ( 941 – 1005) là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê.
Phá tống bình chiêm
Có 5 vợ, 11 con trai và 1 con ni.
trị vì từ 980 đến 1005. Trong lịch sử Việt Nam, Lê Hồn khơng chỉ là một
vị hồng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân
Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà cịn có nhiều cơng
lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Lê
Hoàn cũng là người tạo tiền đề, điều kiện để thời gian sau đó Lý Cơng Uẩn có đủ
khả năng dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010, mở ra một kỷ nguyên phát
triển lâu dài của văn hóa Thăng Long - Hà Nội, thủ đơ hiện tại của Việt Nam.
Cha mẹ qua đời sớm, Lê Hoàn được một vị quan là Lê Đột nhận về nuôi.

Lớn lên ông đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và đã lập được nhiều chiến
công, Đinh Bộ Lĩnh giao cho ông chỉ huy 2.000 binh sĩ. Đến năm 968, Đinh Bộ
Lĩnh đánh dẹp xong loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh. Lê
Hồn có cơng lao trong cuộc đánh dẹp và được giao chức vụ Thập đạo tướng quân
(tướng chỉ huy mười đạo quân), tức chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả nước Đại Cồ
Việt, trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đình Hoa Lư. Lúc đó ơng mới 27
tuổi.


VIETVOICE GROUP – EVENT – TOUR GUIDE
LƯU HÀNH NỘI BỘ
Tháng 10 năm 979, cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, Vệ
vương Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngơi vua. Lê Hồn trở thành Nhiếp chính, tự do ra
vào cung cấm. Các đại thần thân cận của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Điền, Nguyễn
Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ cùng tướng Phạm Hạp nổi dậy chống lại Lê Hồn nhưng bị
Lê Hồn nhanh chóng đánh dẹp, ba người đều bị giết. Phị mã Ngơ Nhật Khánh bỏ
trốn vào nam, cùng vua Chiêm Thành với hơn nghìn chiến thuyền định đến
đánh kinh đơ Hoa Lư nhưng bị bão dìm chết.
Thấy triều đình Hoa Lư rối ren, nhà Tống bên Trung Quốc có ý định cho
quân tiến vào đánh chiếm Đại Cồ Việt. Vua Tống nhiều lần viết thư sang dụ và đe
dọa triều Đinh bắt phải quy phụ đầu hàng: "...Nếu quy phục thì ta tha cho, bằng
trái lệnh thì ta quyết đánh..." Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga cùng
tướng Phạm Cự Lạng và các triều thần tơn Lê Hồn lên làm vua. Lê Hồn lên ngôi
lấy tôn niên hiệu là Thiên Phúc, quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt, đóng đơ tại Hoa Lư.
Lê Đại Hành cử Phạm Cự Lạng (Lượng), em của Phạm Hạp làm đại tướng quân.
Về các biến cố chính trị liên quan đến cái chết của Đinh Tiên Hoàng và Đinh
Liễn, có các nhà nghiên cứu, như Hồng Đạo Thúy, đặt giả thiết khơng phải Đỗ
Thích mà chính Lê Hồn, cấu kết với Dương Vân Nga, đã ám sát Đinh Tiên
Hoàng và con trưởng để chiếm ngôi . Việc Lê Đại Hành lấy Dương thái hậu nhà
Đinh, các sử gia phong kiến rất nặng lời chê trách. Trong Đại Việt sử ký tồn

thư, Ngơ Sĩ Liên viết:


"Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, dây mối của vương hóa. Hạ
kinh của Kinh Dịch nêu quẻ Hàm và quẻ Hằng lên đầu, là để tỏ cái ý lấy
đàn bà tất phải chính đáng. Đại Hành thông dâm với vợ vua, đến chỗ
nghiễm nhiên lập làm hồng hậu, mất cả lịng biết hổ thẹn. Đem cái thói ấy
truyền cho đời sau, con mình bắt chước mà dâm dật đến nỗi mất nước, há
chẳng phải là mở đầu mối họa đó sao?"




VIETVOICE GROUP – EVENT – TOUR GUIDE
LƯU HÀNH NỘI BỘ

Hoàng Xuân Hãn viết trong Hoàng Xuân Hãn tuyển tập: "...việc này trái với
khuôn phép nhà nho. Các sử gia nho xưa đã trịnh trọng chỉ trích như Ngơ Sĩ
Liên, Ngơ Thì Sĩ...
Khi đưa ra nhận định trên, có thể các sử gia không chú ý vào thế kỷ 10 đời
Đinh, Tiền Lê đạo Nho chưa có ảnh hưởng gì sâu vào dân Việt. Sau này, đến
nửa đời Trần vẫn còn như vậy. Dân chúng đã lập đền thờ các vua Đinh Lê trên nền
tảng cung điện Hoa Lư mà không quên bà Dương hậu, xưa còn tự hợp hai vua tơ
tượng hai vua ngồi chung một tồ với Dương hậu ở giữa. Nhưng đến đầu đời Lê
Thái Tổ cho là trái đạo mà bỏ đi! Tuy vậy các nho gia phê bình cũng khơng ai trách
bà mà chỉ trách Lê Hồn bởi cho rằng bậc qn tử "danh chính thì ngơn mới
thuận". Cịn như Dương hậu âu cũng chỉ là đàn bà, có trách cũng bất kể.
2. NGUYỄN HỮU TIẾN
Ơng sinh năm 1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Năm 1927, ông tham gia tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.

Năm 1931 ơng bị bắt và bị đưa ra nhà tù Côn Đảo. Năm 1935, ơng cùng một số tù
chính trị vượt ngục, trở về đất liền, hoạt động cách mạng tại Nam Bộ, sau đó được
phân cơng phụ trách cơng tác tun truyền, in ấn tài liệu cách mạng.
Chính trong thời gian này, ông được Xứ ủy Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ
hiệu để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ơng đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngơi sao
vàng năm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự
đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia
đình các dân tộc Việt Nam. Mẫu cờ đã được Xứ ủy Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện
lần đầu tiên trong khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23 tháng 11 năm 1940.


VIETVOICE GROUP – EVENT – TOUR GUIDE
LƯU HÀNH NỘI BỘ
Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ được khắc họa rõ nét trong bài
thơ của ông:
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi, da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sỹ-nơng-cơng-thương-binh
Đồn kết lại như sao vàng năm cánh.
Tuy nhiên, ông không kịp nhìn thấy lá cờ của mình tung bay. Tháng 8 năm
1940, ông bị thực dân Pháp bắt giam. Khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại và bị khủng bố
tàn bạo. Thực dân Pháp đưa ông và nhiều yếu nhân của Đảng Cộng sản Đông
Dương như Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần,Hà Huy Tập, ... xử bắn ngày 28
tháng 8 năm 1941.
Lá cờ của Nguyễn Hữu Tiến đã lan rộng ra và trở thành cờ hiệu của phong
trào Việt Minh. Tại Hội nghị Tân Trào chuẩn bị Tổng khởi nghĩa,Quốc dân đại
hội đã nhất trí chọn lá cờ của Nguyễn Hữu Tiến làm Quốc kỳ của đất nước Việt

Nam độc lập.
D. LỄ HỘI

Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam là một lễ hội mang ý
nghĩa khuyến nơng và là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội. Lần đầu tiên nghi thức
lễ hội này được diễn ra vào thế kỷ X ở Hà Nam, trên quê hương vua Lê Đại
Hành và được khôi phục sau nhiều năm thất truyền từ năm 2009 vào mùng 7 tháng
Giêng
Lịch sử ghi lại: mùa xuân năm 987, lần đầu tiên vua Lê Đại Hành cùng văn
võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm 988 cày ở Bàn Hải


VIETVOICE GROUP – EVENT – TOUR GUIDE
LƯU HÀNH NỘI BỘ
bắt được chum bạc, vì thế những thửa ruộng này cịn được gọi là Kim Ngân Điền .
Từ đó, hàng năm vào đầu xuân, nhà vua ra đồng cày ruộng, làm Lễ tịch điền (đích
thân vua xuống đi cày ruộng), cầu được mùa và các triều đại sau đó, đều duy trì
nghi lễ cày tịch điền với các hình thức khác nhau . Đến triều Nguyễn, lễ tịch điền
có nhiều "niêm luật" cụ thể, được tổ chức quy mô, do bộ lễ chủ trì nhưng lễ này
cũng chấm dứt dưới thời vua Khải Định .
Lễ tịch điền không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm
của các vị vua đối với người nơng dân mà cịn tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp
nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, lịng biết ơn tiền nhân, tích cực phát triển sản
xuất nông nghiệp. Bởi thế, mỗi người dân Hà Nam nói riêng, Việt Nam nói chung
cần phát huy truyền thống thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế trên chính
mảnh đất q hương mình.
Lễ hội liên hoàn các nghi lễ và diễn xướng, kết hợp với văn hóa, nghệ thuật,
thể thao, diễn ra trong khơng gian rộng từ mồng 5-7 tết âm lịch với nhiều hoạt động
như: rước chân nhang vua Lê Đại Hành từ đền Lăng, xã Liêm Cần, Thanh Liêm về
xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, lễ rước nước, lễ sái tịnh…

Nghi lễ chính trong tồn bộ lễ hội là lễ tịch điền Đọi Sơn, tái hiện huyền tích
từ thời Thập đạo tướng qn Lê Hồn khi ơng nhận thấy núi Đọi có vị trí chiến
lược quan trọng đối với kinh đơ Hoa Lư đến khi lên ngôi vua, Lê Đại Hành về chân
núi Đọi cày ruộng để khuyến khích mở mang nơng trang. Lễ tịch điền được tiến
hành theo thứ tự: vua Lê Đại Hành cày 3 sá, lãnh đạo tỉnh Hà Nam cày 5 sá, lãnh
đạo huyện Duy Tiên cày 7 sá, lãnh đạo xã Đọi Sơn và các bô lão cày 9 sá(vấn đề
này cần đính chính).
Ngày nay
Sau một thời gian dài gián đoạn, từ năm 2009, phong tục tốt đẹp này được
phục hồi lại. Năm 2010, lần đầu tiên chủ tịch nước Việt Nam (ông Nguyễn Minh
Triết) mặc áo nông dân cầm cày thực hiện nghi lễ tịch điền Đọi Sơn .


VIETVOICE GROUP – EVENT – TOUR GUIDE
LƯU HÀNH NỘI BỘ
Hội thi trang trí trâu cũng là một hoạt động khá sơi nổi trong lễ hội này. Thay
vì trang trí bằng vải đỏ thời xưa, nay những chú trâu tham gia lễ tịch điền được
trang trí bằng những nét vẽ tứ linh, tứ quý… . Năm 2009 là năm đầu tiên mà tỉnh
Hà Nam tổ chức giải đấu vật tại Đọi Sơn .
Lễ hội góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời quảng bá tiềm
năng du lịch của huyện Duy Tiên, nơi có nhiều danh thắng đẹp, có chùa Long Đọi
Sơn.
E.

CÁC ĐIỂM THAM QUAN
1. Chùa Bà Đanh

- Dân gian truyền miệng nhau rằng : vắng như chùa bà đanh
- Ngôi chùa ban đầu được xây dựng tranh tre nứa lá đơn sơ, đến năm Vĩnh Trị,
đời Lê Hy Tông (1676-1680), khu rừng mới được mở mang quang đãng để

xây chùa lại cho khang trang. Khu vực này cấm người dân làm nhà ở nên
cảnh chùa càng thêm trang nghiêm, vắng vẻ. Ngơi chùa được xây dựng ít lâu
thì có một cây mít cổ thụ ở quanh chùa bỗng dưng bị gió to quật đổ. Dân
làng đã đẵn lấy gỗ để tìm thợ giỏi về tạc tượng thờ trong chùa.
Bỗng nhiên có một khách thập phương tìm đến chùa nói rằng mình làm nghề tạc
tượng và được báo mộng đến đây. Người khách tả hình dáng và dung nhan người
con gái đã báo mộng thì thấy giống hệt vị thần đã báo mộng cho cụ già trong làng.
Năm ấy gặp mùa mưa lũ, nước sông dâng cao, tạc tượng gần xong thì dưới bến
nước trước chùa có vật lạ, nửa nổi, nửa chìm, khơng trơi theo dịng nước, đẩy ra
mấy lần lại thấy trôi trở lại. Thấy chuyện lạ, dân làng vớt lên xem thì hố ra đó là
một cái ngai bằng gỗ bèn rước ngay vào chùa.
Thật lạ lùng, pho tượng tạc xong thì đặt vừa khít vào ngai. Từ đó trong vùng mưa
thuận gió hồ, mùa màng bội thu, tiếng đồn Thánh Bà Bảo Sơn linh ứng lan truyền
khắp nơi, khách thập phương về lễ rất đông. Những người làm nghề sông nước
xuôi ngược qua đoạn sông này gặp mùa lũ đều lên chùa thắp hương cầu mong yên
ổn.
- Chùa Bà Đanh cũng như nhiều chùa khác ở miền Bắc Việt Nam trên điện thờ
rất phong phú gồm nhiều tượng Phật và tượng Bồ Tát. Đây là nét tiêu biểu
chung cho các chùa thờ Phật theo phái Đại Thừa. Trong chùa khơng chỉ có
tượng Phật mà cịn có tượng của Đạo giáo như: Thái Thượng Lão Quân,
Nam Tào, Bắc Đẩu và các tượng Tam Phủ, Tứ Phủ của tín ngưỡng dân gian


VIETVOICE GROUP – EVENT – TOUR GUIDE
LƯU HÀNH NỘI BỘ
nhưng quan trọng nhất là thờ bà man nương chính là tượng bà chúa đanh –
trong chùa thờ một người phụ nữ sống ở làng đanh xá xã ngọc sơn huyện
kim bảng tỉnh hà nam nên người ta gọi ngôi chùa này là chùa bà đanh ( hoàn
cảnh ra đời của man nương )
2. Mười cô gái NGÃ BA ĐỒNG LỘC xã Lam Hạ

Dải đất nhỏ Lam Hạ nằm uốn mình bên dòng Châu Giang thơ mộng. Khi Mỹ tiến
hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, nơi đây trở thành trọng điểm giao thông huyết
mạch từ Bắc vào Nam từ năm 1966 đến hết năm 1967, tại đây đã diễn ra những trận
đánh trả quyết liệt máy bay Mỹ bảo vệ trọng điểm giao thông Phủ Lý và các vùng
phụ cận. Trong những ngày chiến đấu căng thẳng và ác liệt ấy nhiều nam nữ dân
quân của xã đã anh dũng hy sinh, trong đó có 10 nữ dân quân, mà giờ đây tên tuổi
của họ đã trở thành niềm tự hào, là 10 cô gái "Ngã Ba Đồng Lộc của Hà Nam"…
Có thể coi trận đánh máy bay Mỹ ngày 1 tháng 10 năm 1966 là trận
chiến đấu oanh liệt, tiêu biểu nhất của nam nữ dân quân xã lam hạ cản phá nhiều
tốp máy bay cường kích của địch, khiến cho hầu hết bom đạn của chúng ném trượt
khỏi mục tiêu.
Khơng phá được cầu, địch quay sang tập kích huỷ diệt trận địa pháo cao xạ đặt
cách cầu khoảng 300 mét. Ngay loạt bom bi và rốc-két đầu tiên, gần như cả trung
đội 1 dân quân bố trí trên đê mất sức chiến đấu, 10 cán bộ và chiến sĩ (trong đó có 6
nữ pháo thủ dân quân là Đinh Thị Tâm, Phan Thị Tuyết, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn
Thị Thi, Phạm Thị Lan, Vũ Thị Phương) bị thương vong...
Nguyễn Thị Thi khi hy sinh mới qua tuổi trăng rằm, cái tuổi 16 chưa kịp
để lại dù chỉ một tấm hình. Được biết, khi tham gia dân quân chiến đấu và hy sinh,
chị mới xuất đội được mấy ngày. Những người cùng chiến đấu kể lại rằng khi anh
trai mình là Nguyễn Văn Thái, xạ thủ trung liên lao vào cõng ra khỏi trận địa lúc đã
bị thương nặng, Thi đã gắng nói với anh: - là xạ thủ chính, anh phải về ngay vị trí
chiến đấu, để người khác cõng em ra cũng được... Chiều ấy, do vết thương qúa
nặng, Nguyễn Thị Thi đã ra đi ở tuổi 16. Và, cô giáo - y tá Vũ Thị Phương, mặc dù
bị thương nặng vẫn nén đau, dấu mọi người để tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi
bị ngất trên cáng tải thương... và sau đó đã vĩnh viễn ra đi, để lại cho mọi người và
những học sinh thân yêu của mình những hình ảnh sâu đậm chẳng thể nào quên
được…


VIETVOICE GROUP – EVENT – TOUR GUIDE

LƯU HÀNH NỘI BỘ
Ngày 9 tháng 10 năm 1966, tức là 8 ngày sau trận chiến đấu trước, trên các
trận địa phịng khơng bảo vệ hướng bắc cầu Phủ Lý bố trí trên địa bàn xã Lam Hạ
lại diễn ra trận đọ sức quyết liệt với không quân Mỹ., chiến đấu dũng cảm, cản phá
có hiệu quả nhiều tốp máy bay địch khiến hầu hết bom đạn của chúng rơi xuống
lịng sơng. Địch lại giở thủ đoạn vừa bắn phá mục tiêu, vừa tập kích áp chế hoả lực
phịng khơng của ta. Ngay loạt bom đầu tiên chúng ta tiếp tục nhận thêm nhiều đau
thương với sự hy sinh của ba nữ pháo thủ là Nguyễn Thị Thuận, Trần Thị Thẹp,
Nguyễn Thị Oánh.
Gần một năm sau, ngày 7 tháng 7 năm 1967, tại trận địa pháo trong trận
đánh trả máy bay Mỹ đến phá cầu, nữ dân quân Đặng Thị Chung đã chiến đấu dũng
cảm và anh dũng hy sinh cùng hơn chục pháo thủ khác.
Trải qua hàng trăm trận chiến đấu với máy bay Mỹ, từ năm 1965 đến năm 1972, nhiều
dân quân, trong đó có mười nữ pháo thủ dân quân xã Lam Hạ đã anh dũng hy sinh.
sinh trong những ngày tháng 10 lịch sử ấy.

3. Kẽm Trống
Kẽm Trống là một di tích thắng cảnh quốc gia được cơng nhận năm 1962. Đây
cũng là một địa danh nổi tiếng đã được nhắc đến trong thơ Hồ Xuân Hương. Kẽm
Trống nằm cách Hà Nội 80km về phía Nam, gần quốc lộ 1A và ở giữa địa phận 2
tỉnh Hà Nam và Ninh Bình.
Mơ tả
Kẽm Trống là khoảng trống được tạo ra bởi "hai bên là núi giữa là sông" như lời
của nữ sĩ Xuân Hương đã vịnh cảnh:



Hai bên thì núi, giữa thì sơng
Có phải đây là kẽm Trống khơng
Gió đập cành cây khua lắc cắc





VIETVOICE GROUP – EVENT – TOUR GUIDE
LƯU HÀNH NỘI BỘ
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong
Ở trong hang đá hơi cịn hẹp
Ra khỏi đầu non đã rộng thùng
Qua cửa mình ơi, nên ngắm lại
Nào ai có biết nỗi bưng bồng

Sơng ở trong bài Kẽm Trống là con sông Đáy.
Truyền thuyết
Vụ án "bị béo bị gầy"

Kẽm Trống chính là địa danh đã diễn ra một vụ án nổi tiếng dưới thời
vua Lê Hy Tơng. Vụ án đó có tên gọi là "bò béo, bò gầy". Đây là một vụ
án cướp của giết người đặc biệt nghiêm trọng, kéo dài trên 20 năm, số
người bị giết khơng thể tính hết, xảy ra tại hang Địch Lộng thuộc huyện
Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, được phá án vào triều vua Lê Hy Tông .
Làng Đa Giá Thượng nằm ở phía nam bến đị Khuốt, trên đường thiên lý
Bắc - Nam, ngay dưới chân dãy núi đá vơi trùng điệp, hiểm trở. Có một
bọn trộm cướp hung đồ, khống chế được tất cả các chức sắc trong làng
cùng theo, dần dần hình thành cả một làng ăn cướp, có quy định khốn
ước với nhau rất chặt chẽ. Vì vậy, hoạt động phạm pháp của cả làng này
kéo dài trên 20 năm mà không hề lọt ra ngoài. Chúng lập ra một nhà
trạm trên đường thiên lý với "vỏ bọc" là một nghề kinh doanh ăn uống và
nghỉ trọ. Chủ quán lúc nào cũng cung cấp đầy đủ rượu ngon có pha
thuốc mê, chuốc cho khách no say. Khi khách đang ăn thì có người đi

qua hỏi chủ qn:
- Nhà hàng mai có bị khơng, cho chúng tơi mượn với nhé!
- Có.


VIETVOICE GROUP – EVENT – TOUR GUIDE
LƯU HÀNH NỘI BỘ
- Bị béo hay bị gầy?
- Bị béo!
Khách nghe thế khơng ngờ rằng đó là ám hiệu của bọn cướp với nhau.
Bị béo tức là khách giàu có. Bị gầy là khách nghèo. Bọn cướp căn cứ
vào ám hiệu của chủ quán mà quyết định hành động hay không. Đêm
đến, khách đang say giấc nồng thì chúng xơng vào, trói giật cánh khuỷu,
nhét giẻ vào miệng, lôi lên núi đá. Trên núi có một cái hang rất sâu gọi là
Kẽm Trống, chúng xô khách xuống hang rồi về chia nhau tiền bạc.
Dưới thời vua Lê Hy Tông quyền hành nằm trong tay chúa Trịnh Căn.
Hôm ấy xa giá của chúa đi qua cửa Đại Hưng thì gặp một người phụ nữ,
đầu đội một lá đơn, sụp lạy trước kiệu, bị quân lính xua đuổi nhưng nhất
quyết khơng chịu lùi. Chúa cho dừng kiệu rồi sai người dẫn người này
tới hỏi chuyện thì mới biết chồng nàng đã bị bọn cướp giết, còn nàng bị
bắt về làm vợ một tên tướng cướp rồi sau hai năm mới trốn ra được. Khi
nghe xong câu chuyện và xem đơn của nàng, chúa lập tức sai Thạc quận
cơng Lê Thì Hải đem 2.000 qn tiến thẳng về Gia Viễn, bí mật áp sát
làng Đa Giá Thượng.
Chiều hơm ấy, có một thầy lang đi qua đị Khuốt rồi vào làng Đa Giá
Thượng. Ăn xong, khách nằm lăn ra ngủ. Nửa đêm hơm đó, bọn cướp
xơng vào. Khách bị trói giật cánh khuỷu, nhét giẻ vào miệng rồi bị dẫn
lên hang núi. Nhưng, bọn cướp chưa kịp ra tay thì những tiếng hơ vang
trong đêm tối làm trấn động cả núi rừng. Tiếng reo hò của 2.000 quân sĩ
đồng loạt nổi lên, vây bọc toàn bộ làng Đa Giá Thượng. Gần 300 tên tội

phạm đã bị bắt. Người ta xác định được 52 tên đầu sỏ, khép vào tội tử
hình. Số cịn lại là tịng phạm, bị bắt đày đi châu xa. Làng Đa Giá
Thượng bị xoá sổ. Người ta đẵn tre làm thang, nối dây thòng xuống hang
Kẽm Trống, xúc được vô số hài cốt, đem lên hỏa táng..

PHỤ LỤC


VIETVOICE GROUP – EVENT – TOUR GUIDE
LƯU HÀNH NỘI BỘ

HÀ NAM
ĐƯỜNG CAO TỐC PHÁP VÂN – CẦU GIẼ

1. Quán Gánh – Bánh Giầy

2. Làng thêu Ren Quất Động

A.

KHÁI QUÁT VỀ HÀ NAM

1.
-

Lịch sử hình thành
Hoạt động địa chất
Tên gọi

B.

1.

ĐẶC SẢN
Cá kho tộ

C.
1.
D.

NHÂN VẬT LỊCH SỬ
Vua Lê Hoàn
2. Nguyễn Hữu Tiến
LỄ HỘI
Lễ hội Tịch Điền

E.

CÁC ĐIỂM THAM QUAN

1.

Chùa Bà Đanh

3.

Kẽm Trống

2.
-


Quá trình phát triển
Diện tích
Dân số
Tiếp giáp

2.

Chuối Ngự Đại Hồng

2.
Mười cơ gái NGÃ BA ĐỒNG
LỘC xã Lam Hạ

F. TÌM HIỂU THÊM VỀ MỘT SỐ ĐỊA DANH VÀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ



×