Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

TÌM HIỂU CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.21 KB, 22 trang )

MƠN: PHÁP CHẾ VÀ TIÊU CHUẨN HĨA HOẠT
ĐỘNG THƠNG TIN – THƯ VIỆN

ĐỀ TÀI:TÌM HIỂU CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ
THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM

LỜI NÓI ĐẦU
Thư viện Quốc gia Việt Nam ra đời từ rất sớm,nhằm mục đích xây dựng
và phát triển thư viện này. Nhà nước ta đã bắt tay vào quản lý sự nghiệp
thư viện, đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về công tác thư viện trong
thư viện Quốc gia Việt Nam.
Tài liệu “ các văn bản pháp quy về thư viện Quốc gia Việt Nam” được
biên soạn nhằm mục đích cung cấp những kiến thức cơ bản về các loại
văn bản pháp quy được ban hành trong thư viện Quốc gia. Giúp các bạn
chuyên nghành thông tin – thư viện nắm được các quyết định trong các
văn bản pháp quy về tổ chức sự nghiệp thư viện trong thư viện Quốc gia
Việt Nam.

PHẦN I
A- GIỚI THIỆU VỀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM


Thư viện Quốc gia Việt Nam là Thư viện công cộng lớn nhất cả
nước.Tiền thân của Thư viện Quốc gia là Thư viện Trung ương Đông
Dương, sau thường quen gọi là Thư viện Trung ương được thành lập
theo nghị định của toàn quyền Pháp ngày 29/11/1917. Thư viện bắt đầu
mở cửa phục vụ vào 01/09/1919. Năm 1935, Thư viện Trung ương Đông
Dương đổi tên thành Thư viện Pierre Pasquier. Thư viện đang hoạt động
bình thường thì Nhật lật đổ Pháp tháng 03/1945.
Ngày 19/04/1945 Đốc lý Nhật ở Hà Nội đã ra quyết định cử giáo sư
kudo chính thức chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của thư viện


và Nha lưu trữ. Trong một thời gian ngắn quyanr lý thư viện người nhật
chưa kịp triển khai một hoạt động đáng kể nào.
Ngay sau khi Cách mạng tháng tám thành công mặc dù cịn bộn bề bao
cơng việc nhưng Nha nước ta vẫn không quyên công tác thư viện. Ngày


08/09/1945 sáu ngày sau khi giành được độc lập, Chihs phủ lâm thời
Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ký sắc lệnh số 13 chuyển giao các thư
viện, trong đó có thư viện Pierre Pasquier về Bộ Quốc gia giáo dục quản
lý. Ngơ Đình Nhu được cử làm giám đốc nha lưu trữ cơng văn và thư
viện tồn quốc.Ngày 20/10/1945 Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục ra
quyết định đổi tên thư viện thành Quốc gia thư viện. cuối năm 1946,Hà
Nội bị tạm chiếm, thư viện lại thuộc về sự quản lý của người Pháp. Tuy
có chiến tranh nhưng thư viện vẫn được bảo vệ nguyên vẹn. Tháng
7/1953 thư viện được sáp nhập vào Viện Đại học Hà Nội và đổi tên
thành Tổng thư viện Hà Nội.
Năm 1954, trước khi chạy khỏi miền Bắc, thục dân Pháp đã di chuyển
Tổng thư viện vào miền Nam nhưng họ mới chỉ kịp di chuyển đi khoảng
1000 hòm sách, vài chục ngàn bản sách báo và tạp chí.
Sau khi chính phủ ta tiếp quản Hà Nội, thư viện cũng đã được tiếp quản
vào năm 1957, từ đó, thư viện chính thức mang tên Thư viện Quốc gia
Việt Nam

B- CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT
NAM

I.

Khái niệm văn bản pháp quy



Văn bản pháp quy là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành theo thủ tục,trình tự luật định,trong đó các quy tắc xử sự chung
được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

II. Các văn bản pháp quy về Thư viện Quốc gia Việt
Nam
1. Về vị trí,vai trị,chức năng của TVQGVN
Về vị trí, vai trị của TVQGVN được quy định trong Nghị định của
chính phủ số 72/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2002 quy định chi
tiết thi hành pháp lệnh thư viện như sau:
“Điều 5. Vị trí, vai trị của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước trong các
lĩnh vực sau:
1. Xây dựng và bảo quản kho tàng xuất bản phẩm dân tộc, thu thập và
tàng trữ tài liệu về Việt Nam của các tác giả trong nước và nước ngoài;
2. Luân chuyển, trao đổi tài liệu giữa các thư viện trong nước và nước
ngoài;
3. Thu nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu trong nước theo Luật Xuất
bản, các luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam được bảo vệ ở trong
nước và nước ngồi, của cơng dân nước ngồi được bảo vệ tại Việt Nam;
4. Biên soạn, xuất bản thư mục quốc gia và phối hợp với thư viện trung
tâm của các Bộ, ngành, hệ thống thư viện trong nước biên soạn Tổng thư
mục Việt Nam;
5. Nghiên cứu thư viện học, thư mục học; hướng dẫn nghiệp vụ cho các
thư viện trong cả nước theo sự phân công của Bộ Văn hóa - Thơng tin.”


Ngồi ra, vị trí và chức năng của TVQGVN cịn được quy định trong

Quyết định số 888/QĐ-BVHTTDL do BVHTTDL ban hành ngày
28/03/2014
“Điều 1. Vị trí và chức năng
Thư viện Quốc gia Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng: thu thập, giữ gìn di sản thư
tịch của dân tộc; bổ sung, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung
vốn tài liệu trong xã hội, cung cấp thông tin phục vụ các đối tượng người
sử dụng trong nước và nước ngoài.
Thư viện Quốc gia Việt Nam là Thư viện Trung tâm của cả nước (sau
đây gọi tắt là Thư viện) có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của
pháp luật; trụ sở tại thành phố Hà Nội.”

2. Về nhiệm vụ và quyền hạn của TVQGVN
Pháp lệnh thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 do UBTVQH ban
hành ngày 28/12/2000 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của TVQGVN
tại điều 17 như sau:
“Điều 17
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước.
2. Ngoài những nhiệm vụ này và quyền quy định tại Điều 13 và Điều
14 của Pháp lệnh này, Thư viện Quốc gia Việt Nam cịn có những nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:
a) Khai thác các nguồn tài liệu trong nước và nước ngoài để đáp ứng
nhu cầu người đọc
b) Thu nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu trong nước theo quy định; xây
dựng, bảo quản lâu dài kho tàng xuất bản Thư mục quốc gia và Tổng thư
mục Việt Nam ;
c) Tổ chức phục vụ các đối tượng người đọc theo quy chế của thư viện;


d) Hợp tác, trao đổi tài liệu với các thư viện trong nước và nước ngoài.

đ) Nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thông tin - thư
viện;
e) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác
thư viện; hướng dẫn nghiệp vụ thư viện theo sự phân cơng của Bộ Văn
hố - Thơng tin.”
Quyền và nghĩa vụ của TVQGVN còn được quy định chi tiết tại điều
29 và điều 30 của Dự thảo Luật thư viện lần 3 ngày 04/05/2012 do Quốc
hội ban hành:
“Điều 29. Quyền của Thư viện Quốc gia Việt Nam
1.Có các quyền quy định tại Điều 27 Luật này:
2. Thu nhận, lưu giữ xuất bản phẩm xuất bản tại Việt Nam theo quy định
của pháp luật về xuất bản.
3. Thu nhận, lưu giữ luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam bảo vệ ở
trong nước, nước ngồi và của cơng dân nước ngoài bảo vệ tại Việt
Nam.
4. Lưu giữ các tài liệu có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật này
và tổ chức sử dụng các tài liệu đó theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Nghĩa vụ của Thư viện Quốc gia Việt Nam
1.Có các nghĩa vụ quy định tại Điều 28 Luật này.
2. Thu thập, lưu giữ, tổ chức, bảo quản lâu dài di sản thư tịch và các xuất
bản phẩm của Việt Nam nhằm mục đích bảo tồn di sản văn hóa của dân
tộc; thu thập các tài liệu viết về Việt Nam, các xuất bản phẩm tiêu biểu
của các quốc gia;
3. Biên soạn, xuất bản và phát hành Thư mục quốc gia, Tổng mục lục
Việt Nam; xây dựng cơ sở dữ liệu các xuất bản phẩm Việt Nam.


4. Nghiên cứu những tiến bộ khoa học, công nghệ, các chuẩn nghiệp vụ
mới về thư viện của thế giới để ứng dụng trong hoạt động thư viện.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch.”

Quyết định số 888/QĐ-BVHTTDL do BVHTTDL ban hành ngày
28/03/2014 quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của TVQGVN
“Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Bộ trưởng quy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động dài hạn,
hàng năm của Thư viện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Thu thập, xây dựng, bảo quản lâu dài kho tàng xuất bản phẩm lưu
chiểu trong nước và bảo quản lâu dài vốn tài liệu quốc gia và tài liệu
chọn lọc của nước ngoài dưới tất cả các định dạng truyền thống và điện
tử theo quy định của pháp luật.
3.Thu nhận lưu chiểu các xuất bản phẩm Việt Nam, luận án tiến sĩ của
công dân Việt Nam được bảo vệ ở trong nước và nước ngồi, của cơng
dân nước ngoài được bảo vệ tại Việt Nam.
4. Bổ sung, trao đổi, nhận biếu tặng tài liệu của các tổ chức, cá nhân
trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
5. Xử lý kỹ thuật tài liệu theo những chuẩn nghiệp vụ thống nhất theo
quy định của pháp luật.
6. Xây dựng cơ sở dữ liệu tài liệu của Việt Nam, cơ sở dữ liệu liên hợp
tài liệu các thư viện Việt Nam. Biên soạn, xuất bản thư mục quốc gia và
phối hợp với thư viện trung tâm của các Bộ, ngành, hệ thống thư viện
trong nước biên soạn xuất bản Tổng thư mục Việt Nam, Tạp chí Thư
viện Việt Nam, tài liệu nghiệp vụ và các sản phẩm thông tin khác.
7. Tổ chức phục vụ các đối tượng người đọc trong nước và nước ngoài
sử dụng vốn tài liệu thư viện và tham gia các hoạt động do thư viện tổ
chức; tổ chức thông tin, tuyên truyền, giới thiệu vốn tài liệu thư viện; tổ



chức sự kiện, hội nghị, hội thảo, phổ biến phục vụ các nhiệm vụ chính
trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, quốc phòng, đối ngoại của đất nước và nhu
cầu nghiên cứu, học tập, giải trí của cộng đồng theo sự phân cơng của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và quy định của pháp luật.
8. Nghiên cứu khoa học về thư viện và các lĩnh vực có liên quan thư
viện, ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động thư viện.
9. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm
công tác thư viện, hướng dẫn nghiệp vụ thư viện trên phạm vi cả nước
theo sự phân cơng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
10. Hợp tác quốc tế về lĩnh vực thư viện: tham gia các tổ chức quốc tế
về thư viện, xây dựng và tiếp nhận các dự án tài trợ về lĩnh vực thư viện
theo quy định của pháp luật.
11. Lưu trữ các tài liệu có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 5 Pháp
lệnh Thư viện và phục vụ người đọc theo quy định của pháp luật.
12. Tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
được giao theo quy định của pháp luật.
13. Thực hiện, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương theo nội quy làm việc của Thư
viện; đảm bảo an toàn, an ninh, cảnh quan môi trường do Thư viện quản
lý.
14. Xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề
nghiệp và số lượng người làm việc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
quản lý tổ chức bộ máy, nhân sự; thực hiện chế độ chính sách đối với
công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Thư
viện, theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ.
15. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao và ngân sách được
phân bổ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao.”

3.Về tổ chức và hoạt động thư viện
a) Về tổ chức



Cơ cấu tổ chức của TVQGVN được quy định tại quyết định số 888/QĐBVHTTDL do BVHTTDL ban hành ngày 28/03/2014 như sau:
“Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Thư viện:
Giám đốc và các Phó Giám đốc.
2. Các phịng chức năng:
a. Phịng Hành chính, Tổ chức;
b. Phịng Lưu chiểu;
c. Phịng Bổ sung, Trao đổi;
d. Phòng Phân loại, Biên mục;
đ. Phòng đọc Báo, Tạp chí;
e. Phịng đọc Sách;
g. Phịng Thơng tin tư liệu;
h. Phòng Nghiên cứu và hướng dẫn nghiệp vụ;
i. Phòng Quan hệ quốc tế;
k. Phòng Tin học;
l. Phòng Bảo quản;
m. Tạp chí Thư viện Việt Nam;
n. Phịng Bảo vệ.
Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam có trách nhiệm quy định nhiệm
vụ cụ thể, bố trí, sắp xếp viên chức theo cơ cấu chức danh, tiêu chuẩn
nghiệp vụ và người lao động cho các phòng chức năng; xây dựng và ban
hành quy chế tổ chức và hoạt động của Thư viện.”
b) Về hoạt động thư viện
Dự thảo Luật thư viện lần 3 Khoản 2-điều 10 quy định TVQGVN
là thư viện công lập


Trong Pháp lệnh thư viện:

Khoản 1- điều 16 quy định Thư viện Quốc gia Việt Nam là Thư viện
công cộng
Khoản 1- điều 11 quy định TVQGVN và thư viện của tổ chức cấp
trung ương đăng ký hoạt động với Bộ VH-TT

Nghị định của chính phủ số 72/2002/NĐ-CP tại Điều 4 quy định:
TVQGVN chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ VH-TT
“Điều 4. Thư viện công cộng
Thư viện công cộng là thư viện có vốn tài liệu tổng hợp thuộc mọi
ngành, lĩnh vực khoa học, phục vụ rộng rãi mọi đối tượng bạn đọc.
Thư viện công cộng bao gồm Thư viện Quốc gia Việt Nam và thư viện
do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập
(sau đây gọi là thư viện cấp tỉnh), thư viện do Uỷ ban nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh thành lập (sau đây gọi là thư viện
cấp huyện), thư viện do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thành lập
(sau đây gọi là thư viện cấp xã).
Thư viện Quốc gia Việt Nam chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Văn hóa Thơng tin. Thư viện cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của cơ quan văn hóa - thơng tin cùng cấp.”
Quy định về lưu trữ tài liệu tại:“Điều 12. Lưu trữ tài liệu có nội dung
quy định tại khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Thư viện
1.Thư viện được lưu trữ tài liệu có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 5
Pháp lệnh Thư viện bao gồm: Thư viện Quốc gia Việt Nam; thư viện đa
ngành, chuyên ngành của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Thư viện Hà Nội và
Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.


2. Việc lưu trữ, sử dụng tài liệu có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 5
Pháp lệnh Thư viện để phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, tham khảo thực
hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ và bảo vệ bí mật nhà nước”
Khoản 1- điều 13 quy định TVQGVN hoạt động bằng ngân sách nhà

nước:
“Điều 13. Thư viện hoạt động bằng ngân sách nhà nước
Các thư viện hoạt động bằng ngân sách nhà nước bao gồm:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam;”
Điều 14:Chính sách đầu tư đối với thư viện hoạt động bằng ngân sách
nhà nước.
“2.Đầu tư tập trung cho các thư viện có vị trí đặc biệt quan trọng bao
gồm Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Viện Thông tin khoa học xã
hội (thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia), Thư viện
Khoa học kỹ thuật Trung ương (thuộc Trung tâm Thông tin tư liệu khoa
học và Công nghệ Quốc gia), Thư viện Quân đội, Thư viện Hà Nội, Thư
viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.”

Thơng tư số 30- VH/TT do Bộ văn hóa ban hành ngày 17/03/1971hướng dẫn thi hành quyết định số 178-CP của hội đồng chính phủ về
cơng tác thư viện quy định “TVQGVN thuộc Bộ văn hóa là thư viện
khoa học lớn, có tính tổng hợp, thư viện này sẽ tập trung phục vụ các
chuyên đề nghiên cứu của nhiều nghành khoa học khác nhau.”

4.Về chi phí thư viện
Quyết định số 07/2005/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ban
hành ngày 18/01/2005 quy định mức thu, việc thu,nộp, quản lý và
sử dụng phí thư viện áp dụng tại TVQGVN


“Điều 1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đọc tài liệu tại Thư viện Quốc gia
Việt Nam phải nộp phí thư viện theo mức thu là 30.000 (ba mươi nghìn)
đồng/thẻ/năm.
Điều 2. Tiền thu phí thư viện quy định tại Quyết định này là khoản thu
thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý, sử dụng như sau:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam (đơn vị thu phí) được trích 90% (chín

mươi phần trăm) số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu
phí theo nội dung chi cụ thể sau đây:
a) Chi trả các khoản tiền lương hoặc tiền cơng, các khoản phụ cấp, các
khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công, theo chế độ hiện hành cho
lao động trực tiếp thu phí (khơng bao gồm chi phí tiền lương cho cán bộ
cơng chức đã được hưởng tiền lương theo chế độ quy định hiện hành);
b) Chi phí trực tiếp phục vụ cho việc thu phí như: văn phòng phẩm, vật
tư văn phòng, điện thoại, điện, nước, cơng tác phí, cơng vụ phí theo tiêu
chuẩn, định mức hiện hành;
c) Chi hỗ trợ sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc,
thiết bị phục vụ trực tiếp cho cơng tác thu phí;
d) Chi làm thẻ bạn đọc (thẻ nhựa), mực in, giấy hẹn, chụp ảnh làm thẻ
và chi mua sắm vật tư, nguyên liệu, các khoản chi khác liên quan trực
tiếp đến việc thu phí;
đ) Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp
thu phí trong đơn vị. Mức trích lập 2 (hai) quỹ khen thưởng và quỹ phúc
lợi, bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương
thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và bằng 2 (hai) tháng
lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước.
Hàng năm, đơn vị thu phí phải quyết tốn thu chi theo thực tế. Sau khi
quyết toán đúng chế độ, số tiền phí chưa chi trong năm được phép
chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định. Tiền phí để
lại cho đơn vị thu phí để trang trải chi phí cho việc thu phí khơng phản
ánh vào ngân sách nhà nước.


2. Đơn vị thu phí có trách nhiệm kê khai, nộp và quyết tốn 10% (mười
phần trăm) số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo quy định
của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày

đăng Công báo.
Điều 4. Các vấn đề khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng,
công khai chế độ thu phí, chứng từ thu phí khơng đề cập tại Quyết định
này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC
ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định
pháp luật về phí và lệ phí.
Điều 5. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí, Thư viện Quốc gia
Việt Nam và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.”

Quyết định số 90/2008/QĐ-BTC về việc sửa đổi,bổ sung,
quyết
định số 07/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính
quy định mức thu, việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thư viện áp
dụng tại TVQGVN
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 mức thu phí thư viện áp dụng tại Thư
viện Quốc gia theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005
của Bộ trưởng Bộ Tài chính như sau:
“Điều 1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đọc tài liệu tại Thư viện Quốc gia
Việt Nam phải nộp phí thư viện theo mức thu quy định như sau, trừ
những trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này:
1. Đối với cá nhân từ 18 tuổi trở lên là người Việt Nam hoặc nước ngoài
sống và làm việc tại Việt Nam: 60.000 (sáu mươi nghìn) đồng/thẻ/năm;
2. Đối với cán bộ hưu trí: 30.000 (ba mươi nghìn) đồng/thẻ/năm;
3. Đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu khơng thường xun: 3.000
(ba nghìn) đồng/người/lượt.”


4. Khơng thu phí thư viện áp dụng tại Thư viện Quốc gia Việt Nam đối
với các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa qui

định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của
Thủ tướng Chính phủ về chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa.”
III- Nhận
a) Ưu điểm:

xét các VBPQ về TVQGVN

 Hình thành một hệ thống VBPQ trong lĩnh vực thư viện, được thể
hiện ở hai khía cạnh:
+ Sự đầy đủ của cơ quan ban hành: văn bản của Quốc hội, Ủy ban
thường vụ quốc hội, của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực nghành
và của các bộ,nghành liên quan như Bộ VHTTDL, Bộ Tài Chính.
+ Các văn bản này đã quy định những vấn đề cơ bản nhất của thể chế
TVQGVN đó là:
 Bảo đảm sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý nhà nước, đồng thời
khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng sự nghiệp thư viện trên hai
mặt: đóng góp và hưởng thụ.
 Quy định những vấn đề cơ bản của quản lý nhà nước trong lĩnh vực
thư viện: nội dung, nguyên tắc,cơ quan quản lý nhà nước và cơ chế
phối hợp(thể hiện qua sự phân công phối hợp của các bộ, nghành).
 Quy định những vấn đề về tổ chức và hoạt động của thiết chế thư
viện. Khẳng định vị trí, vai trị quan trọng không thể thiếu của thư
viện trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đề ra định
hướng phát triển của thư viện trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, đó là hiện đại hóa về cả phương thức hoạt động lẫn cơ sở vật
chất, trang bị, điều kiện để thành lập thư viện,quyền và trách nhiệm
của thư viện,tổ chức trong thư viện, chi phí cho hoạt động thư viện.
 Quy định về chính sách của Nhà nước đối với hoạt động thư viện. nhà
nước cấp 100% kinh phí đối với thư viện hoạt động bằng ngân sách
nhà nước, đầu tư bảo đảm để thư viện phát triển theo hướng hiện đại



hóa,khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để thư viện hoạt
động bằng ngân sách nhà nước.
b) Nhược điểm
+ Sự chưa hồn thiện của hệ thơng văn bản pháp quy: chưa đầy đủ loại
hình văn bản,văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là luật thư viện thì mới
đang là dự thảo. Do vậy, dẫn tới thực thi các quy định của pháp luật
trong lĩnh vực thư viện chưa cao.
+ Nội dung các văn bản còn nhiều bất cập, chưa thống nhất. Nhiều quyết
định khơng cịn phù hợp vẫn chưa được bãi bỏ hoặc sửa chữa.
+Về tổ chức và hoạt động thư viện: Trong nhiều năm qua tuy đã có sự cố
gắng, nỗ lực rất nhiều của bản thân về hệ thống cũng như sự quan tâm,
đầu tư của Nhà nước. Song nhìn chung vẫn trong tình trạng lạc hậu so
với trình độ phát triển của sự nghiệp thư viện các nước tiên tiến trong
khu vực và trên thế giới, đặc biệt là trên phương tiện ứng dụng thông tin.
Đây là cản trở lớn trên con đường hội nhập quốc tế về lĩnh vực thư viện.
+ Về chính sách: nhiều chính sách thiết thực chưa được cụ thể hóa,mới
chỉ được quy định trên các văn bản mà chưa đi vào thực tế cuộc sống.
c) Đề xuất: Đề nghị BVHTTDL sớm ban hành Luật Thư viện.
Sửa đổi bổ sung thơng tư liên bộ giữa bộ văn hóa – thơng tin và bộ tài
chính về sửa đổi quy định về chi phí sử dụng và đầu tư trong TVQGVN

Phần II

Một số Thư viện Quốc gia nước ngoài


I. Thư viện Quốc hội Mỹ
Về sử dụng thư viện:

Thư viện mở cửa cho công chúng và tổ chức các tour du lịch cho du
khách. Chỉ những người có làm thẻ bạn đọc mới có thể vào phịng đọc.
Thẻ bạn đọc có sẵn cho người ít nhất là 16 tuổi có xuất trình một trong
các loại thẻ căn cước do chính quyền cấp (giấy phép lái xe, ID của tiểu
bang hoặc hộ chiếu). Tuy nhiên chỉ có thành viên và nhân viên Quốc
hội, Tối cao Pháp viện, Thư viện Quốc hội và một số viên chức chính
phủ mới có quyền mượn sách. Người có thẻ,bạn đọc đọc sách ngay tại
phịng đọc.

II. Thư viện quốc gia pháp
Về nhiệm vụ:
Thư viện quốc gia pháp ngày nay là một cơ quan hành chính dưới sự bảo
hộ của bộ văn hóa. Trong vai trị thư viện quốc gia, bên cạnh các chức
năng tập hợp, bảo quản tài liệu và phục vụ độc giả, thư viện cịn có trách
nhiệm tiếp nhận lưu trữ xuất bản phẩm và biên soạn ấn hành thư mục
quốc gia. Theo sắc lệnh thành lập ngày 3/01/1994, được sửa đổi ngày
09/11/2006, thư viện quốc gia Pháp có 4 nhiệm vụ.
1) Sưu tầm, biên mục, lưu trữ, và làm phong phú toàn bộ phạm vi của
tri thức, của di sản quốc gia mà thư viện trông coi, đặc biệt những di
sản Pháp ngữ hoặc liên quan đến nền văn minh Pháp.
2) Bảo đảm khả năng tiếp cận tốt nhất với kho tài liệu, trừ những bí mật
được luật bảo vệ, trong điều kiện phù hợp với luật sở hữu trí tuệ và
tương hợp với chức năng bảo quản.
3) Xây dựng, bố trí và trang thiết bị cho các cơng trình mà Nhà nước
giao phó, đặc biệt các cơng trình do cơ quan thư viện Pháp làm chủ
đầu tư, cũng như sắp đặt mở cửa đón tiếp cho cơng chúng.
4) Giữ gìn, quản lý và khai thác các cơng trình mà thư viện được trang
bị.
Là cơ quan lưu chiểu, thư viện quốc gia Pháp TVQG Pháp tiếp nhận tất
cả các xuất bản phẩm được sản xuất, xuất bản hay phát hành tại pháp.



Quy chế lưu chiểu này cũng cho phép xây dưng thư mục quốc gia,
thống kê và công bố danh mục tất cả các xuất bản phẩm tại pháp.
Về hành chính và nhân sự
Thư viện quốc gia pháp được quản lý bởi một hội đồng hành chính gồm
chủ tịch thư viện cùng nhiều nhóm thành viên giữ các vai trị khác nhau.
Tổ chức của thư viện được chia thành nhiều phòng ban nhỏ, chia sẻ các
chức năng hành chính, bảo quản, hợp tác và nghiên cứu.
Năm 2007, tổng số nhân viên của TVQG pháp lên tới 2,662 người.
Về ngân sách
Thư viện quốc gia Pháp được hưởng một ngân sách rất lớn từ nhà nước
và doanh thu từ các hoạt động của thư viện chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ.
Phần lớn ngân sách của thư viện được dành cho các chi phí duy trì hoạt
động.

PHẦN III.KẾT LUẬN
Một trong những vấn đề cốt lõi có ảnh hưởng tới hiện trạng và xu hướng
phát triển của các thư viện trong một nước đó là sự quản lý các thư viện.
Trong hàng loạt nước, ngay cả trước khi thông qua đạo luật thư viện đầu
tiên về thư viện công cộng đã tiến hành sự quản lý và kiểm sốt từ phía
nhà nước đối với các thư viện.


Sự tương đồng của các VBPQ về Thư viện quốc gia Việt Nam với các
thư viện quốc gia khác trên thế giới:
 Các VBPQ về chính sách phát triển thư viện: được thể hiện trên
nhiều bình diện khác nhau: Nhà nước đảm bảo kinh phí cho hoạt
động thư viện, Chính quyền địa phương cấp ngân sách cho thư viện
trên cơ sở trích ra từ thuế, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư

cho thư viện, ưu tiên cấp đất để xây dựng trụ sở, miễn giảm thuế đối
với việc nhập sách…
 Về phí và dịch vụ trong thư viện
Việc đọc và mượn sách tại thư viện được miễn phí song những thư viện
cũng có quyền thu phí trong một số trường hợp. Trong các Luật thư viện
của nước ngoài, một số bộ luật có quy định cụ thể việc tổ chức dịch vụ
và thu phí.
Phí được thu khi người đọc có nhu cầu sử dụng các dịch vụ đặc biệt; phí
trong việc thực hiện các hợp đồng cho mượn sách đối với các cơng ty,tổ
chức, phí mượn tài liệu quá hạn…
 Về Quản lý thư viện
Việc quản lý nhà nước về thư viện, mỗi nước có một quy định cụ thể. Ở
Đan Mạch, trách nhiệm quản lý nhà nước về thư viện thuộc về Bộ Văn
hóa, ở Anh thuộc về Bộ Ngoại giao. Ở Phần Lan, khơng có sự phân cơng
chun trách, các Bộ có liên quan sẽ là cơ quan quản lý hành chính quốc
gia cho các dịch vụ thơng tin thư viện. Văn phịng tỉnh sẽ là cơ quan
quản lý hành chính khu vực.

PHỤ LỤC
BẢNG DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ THƯ VIỆN
QUỐC GIA VIỆT NAM

St
t

Số hiệu ban
hành

Thời gian
ban hành


Cơ quan
ban hành

Tên VBPQ

Các
điều,khoản
liên quan đến
TVQGVN


1

…/2012/QH1
3

Dự thảo

2 31/2000/PL- 28/12/2000
UBTVQH10

3

72/2002/NĐ 06/08/2012
-CP

4

888/QĐBVHTTDL


28/03/2014

5

30-VH/TT

17/03/1971

Khoản 2-điều
Quốc hội
Dự thảo luật 10
thư viện
Điều 29,30
Chương III.
Ủy ban
Pháp lệnh thư
Tổ chức và
thường vụ
viện
hoạt động thư
quốc hội
viện
Điều 11, 16,
17
Nghị định của
chính phủ số
Chính phủ 72/2012/NĐĐiều
CP ngày
4,5,12,13,14

06/08/2002
quy định chi
tiết thi hành
pháp lệnh thư
viện
Quyết
định,quy định
Bộ
chức năng,
Điều 1, 2, 3
VHTTDL
nhiệm vụ,
quyền hạn và
cơ cấu tổ chức
của TVQGVN
Thông tưhướng dẫn thi Chương
III.
Bộ văn hóa hành quyết Hệ thống tổ
định số 178- chức
ngành
CP của hội thư viện.
đồng chính


6

07/2005/QĐ 18/01/2005
-BTC

Bộ Tài

chính

7

90/2008/QĐ 24/10/2008
-BTC

Bộ tài
chính

phủ về cơng
tác thư viện
Quy định của
bộ tài chính số
07/2005/QĐBTC ngày
18/01/2005qu
y định mức
thu,việc
thu,nộp quản
lý và sử dụng
phí thư viện áp
dụng tại
TVQGVN
Quyết định
sửa đổi bổ
sung quyết
định số
07/2005/QĐBTC

Gồm 5 điều


Gồm 3 điều


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Về công tác thư viện: các văn bản pháp quy hiện hành về thư
viện.-H.: Vụ Thư viện,2002.-299tr.

2. Văn bản pháp quy Việt Nam về Thư viện-Lê Văn
Viết(2007)- 182tr
3. Các văn bản pháp quy về thư viện –thơng tin ở Việt Nam
4. http://www. moj.gov.vn/
5. />
MỤC LỤC
Trang
LỜI NĨI ĐẦU …………………………………………………………2
PHẦN I
A. GIỚI THIỆU VỀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM ………….3
B. CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT
NAM ……………………………………………………………………5
I.

Khái niệm VBPQ ………………………………………………. 5

II.

Các văn bản pháp quy về Thư viện Quốc gia Việt Nam…………5
1. Về vị trí, vai trị,chức năng của TVQGVN …………………...5
2. Về nhiệm vụ và quyền hạn của TVQGVN……………………6



3. Về tổ chức và hoạt động thư viện…………………………….10
4. Về chi phí thư viện…………………………………………...13
III.

Nhận xét về các văn bản pháp quy về Thư viện Quốc gia Việt
Nam …………………………………………………………….15

PHẦN II.
MỘT SỐ THƯ VIỆN QUỐC GIA NƯỚC NGOÀI………………… 17
I.

Thư viện Quốc hội Mỹ……………………………………… 17

II.

Thư viện Quốc gia Pháp…………………………………….. 17

PHẦN III.
KẾT LUẬN………………………………………………………….

19

PHỤ LỤC……………………………………………………………. 20
Bảng danh mục các VBPQ về Thư viện Quốc gia Việt Nam………… 20
Tài liệu tham khảo……………………………………………………..22




×