Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

“Một số kinh nghiệm tổ chức giấc ngủ cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi trường mầm non Liên Châu – Yên Lạc”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> BÁO CÁO KẾT QUẢ</b>


<b>NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN</b>
<b>1. Lời giới thiệu</b>


“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”.


Để thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính u, Tơi - một người giáo viên
mầm non đã không ngừng học tập nâng cao trình độ, tu dưỡng và rèn luyện để
trang bị cho bản thân mình những kiến thức cơ bản, nhằm chăm sóc, ni dưỡng
và giáo dục trẻ phát triển một cách tồn diện. Muốn trẻ phát triển tồn diện
khơng chỉ có kiến thức là đủ, mà cần phải kết hợp với nhiều yếu tố khác. Và tôi
nhận thấy yếu tố chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non là việc cần được
quan tâm hàng đầu. Ở lứa tuổi mầm non cơ thể trẻ bắt đầu phát triển nhanh,
mạnh về thể chất và tinh thần, trẻ đến trường không chỉ được ăn no, học hành
đẩy đủ và vui chơi, mà trẻ cần phải được các cô giáo hướng dẫn, tổ chức và rèn
cho trẻ những thói quen, những kỹ năng cơ bản, trong đó có thói quen ngủ đủ
giờ đủ giấc và ngủ đúng giờ. Trẻ được ngủ đủ giờ đủ giấc cơ thể sẽ được khoẻ
mạnh, tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập tích cực và tiếp thu bài tốt.


Giấc ngủ đối với con người là vô cùng quan trọng, nhất là đối với trẻ lứa
tuổi mầm non. Sau mỗi giấc ngủ tinh thần của trẻ sẽ được sảng khoái hơn, chức
năng hoạt động của các cơ quan thần kinh được phục hồi. Giấc ngủ cũng là nhu
cầu sinh lý của cơ thể, khi làm việc kéo dài và căng thẳng tế bào thần kinh sẽ
mệt mỏi, suy kiệt, thậm chí có thể bị tổn thương hoặc biến loạn trầm trọng. Đặc
biệt đối với trẻ nhỏ, trung ương thần kinh của trẻ hoạt động còn rất yếu, dễ bị
mệt mỏi khi trẻ thức. Để có thể khơi phục laị trạng thái bình thường của các tế
bào thần kinh thì việc tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ là rất cần thiết, có ý nghĩa lớn
đối với việc bảo vệ sức khỏe. Bởi vậy tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ theo đúng quy
định của chương trình giáo dục mầm non là rất cần thiết giúp trẻ có cơ thể khỏe


mạnh và cũng một là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng chăm sóc,
ni dưỡng trẻ trong trường mầm non.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Đa số trẻ là con em nông thôn, cha mẹ lại làm nông nghiệp, một số đi
làm ăn xa để trẻ ở nhà với ông bà nên chưa chú ý tới việc chăm sóc trẻ, giáo dục
trẻ, đặc biệt là giấc ngủ, thích bao lâu, ngủ giờ nào cũng được.


- Một số phụ huynh nng chiều con thích gì làm ấy, khơng tạo cho trẻ
thói quen ngủ trưa.


- Lớp học chưa có phịng ngủ riêng nên việc tổ chức giấc ngủ cho trẻ gặp
nhiều khó khăn.


- Lớp có 1 học sinh cá biệt, do trẻ chậm phát triển nên ngủ không đúng
giờ.


Từ những hạn chế trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số kinh nghiệm tổ
<i>chức giấc ngủ cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi trường mầm non Liên Châu –</i>
<i>Yên Lạc<b> " </b></i>để nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm, nhằm nâng cao chất lượng tổ
chức giờ ngủ và rèn thói quen cho trẻ, đồng thời nâng cao nhận thức của phụ
huynh về vai trò của giấc ngủ đối với trẻ lứa tuổi mầm non.


<b>2. Tên sáng kiến</b>


“Một số kinh nghiệm tổ chức giấc ngủ cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
<i>trường mầm non Liên Châu – Yên Lạc”.</i>


<b>3. Tác giả sáng kiến:</b>


- Họ và tên: Đào Thị Thanh Ngân



- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Liên Châu – Yên Lạc – Vĩnh phúc
- Số điện thoại: 0978696865


- Email:
<b>4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến</b>


Đào Thị Thanh Ngân - GV Trường Mầm non Liên Châu – huyện Yên Lạc
– tỉnh Vĩnh Phúc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

5.2. Giải quyết những thực trạng và hạn chế trong việc tổ chức giờ ngủ
của giáo viên, chất lượng giấc ngủ của trẻ lớp mẫu giáo 4 tuổi A1 và nhận thức
của phụ huynh về vai trò của giấc ngủ đối với trẻ lứa tuổi mầm non.


<b>6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử</b>
Từ tháng 10/2019 đến tháng 05/2020


<b>7. Mô tả bản chất của sáng kiến</b>
<b>7.1. Về nội dung của sáng kiến</b>
<b>7.1.1. Cơ sở lý luận</b>


<b>a. Khái niệm về giấc ngủ.</b>


Ngủ là một trạng thái nghỉ ngơi của cơ thể, khi đó các q trình sinh lý
đều giảm mức độ. Giấc ngủ đảm bảo khơi phục khả năng phân tích và tổng hợp
của vỏ não, khả năng làm việc của tế bào não nói riêng và cơ thể nói chung.
Chính vì vậy, giấc ngủ là nhu cầu sinh lý của con người.


<b>b. Ý nghĩa, tác dụng của giờ ngủ đối với trẻ</b><i><b>:</b></i>



Giấc ngủ giúp trẻ thông minh, tỉnh táo và có khả năng tập trung tốt. Nếu
mất ngủ trẻ thường tỏ ra mệt mỏi, không chơi đùa, phản ứng chậm chạp, nhận
thức kém do mất tập trung. Bù lại khi ngủ đủ giấc trẻ luôn hứng khởi, năng
động, hoạt bát và tăng trưởng rất tốt về khả năng tư duy não bộ cũng như chiều
cao. Ngược lại nếu trẻ ngủ muộn, đồng nghĩa với việc trẻ chậm lớn, chậm phát
triển chiều cao, không được hoạt bát và phát triển tư duy một cách toàn diện, lúc
nào cũng uể oải, lười vận động và biếng ăn và quấy khóc


<b>c. Vai trò của giấc ngủ đối với sự phát triển của trẻ:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Trong giáo dục mầm non, nhiệm vụ của giáo dục thể chất đã khẳng định
rằng: Ở lứa tuổi này cần hình thành kỹ năng và thói quen vệ sinh, tổ chức chế độ
ăn uống hợp lý, đảm bảo ngủ ngon, phát triển các kỹ năng vận động, thực
hiện giờ giấc theo chế độ sinh hoạt một cách nghiêm túc, thường xuyên phòng
chống bệnh cho trẻ …


Như vậy, một trong những biện pháp nâng cao thể lực cho trẻ là đảm bảo
giấc ngủ cho trẻ. Một giấc ngủ sâu, đủ độ dài là phương tiện cơ bản ngăn ngừa
tình trạng quá mệt mỏi của hệ thần kinh và cơ thể. Những đứa trẻ ngủ theo quy
luật bình thường, ngủ đủ thời gian, ngủ ngon giấc thì tinh thần ln sáng khối,
phát triển tốt. Cịn những trẻ ngủ bất thường, ngủ ít thì ln mệt mỏi... Vì vậy
trong công tác giáo dục thế hệ mầm non, chúng ta càng thấy rõ vai trò của việc
tổ chức giấc ngủ đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ, một giấc ngủ đủ thời gian,
ngủ ngon giấc góp phần tạo cho trẻ sức khỏe dồi dào, tinh thần thoái mái và
phát triển tốt.


<b>d. Yêu cầu về tổ chức giấc ngủ cho trẻ 4-5 tuổi:</b>
* Thời gian ngủ cho trẻ: 140-150 phút.


* Các bước tổ chức giờ ngủ


+ Chuẩn bị phòng ngủ


- Trước khi ngủ nhắc trẻ đi vệ sinh, hướng dẫn trẻ lấy gối, chăn….


- Bố trí chỗ ngủ, sạch sẽ, yên tĩnh, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè ấm áp
về mùa đơng.


- Phịng ngủ nên giảm ánh sáng bằng cách đóng bớt một số cửa sổ hoặc
tắt bớt đèn.


- Cho trẻ nghe những bài hát ru, hát dân ca êm dịu để trẻ dẽ đi vào giấc
ngủ, với những trẻ khó ngủ nên vỗ về để giúp trẻ dễ ngủ hơn.


+ Trong khi ngủ


- Phân công giáo viên trực để quan sát phát hiện và sử lý kịp thời các tình
huống có thể xảy ra trong khi ngủ.


- Về muà hè, nếu dùng quạt chú ý vặn tốc độ vừa phải để xa từ phía chân,
nếu dùng điều hịa khơng để nhiệt độ q lạnh.


- Khi trẻ ngủ không mặc quá nhiều quần áo nhưng phải đảm bảo ấm về
mùa đông.


Nếu thời gian đầu trẻ chưa quen với giấc ngủ trưa, không ép trẻ ngủ ngay
mà dần dần cho trẻ làm quen, có thể cho trẻ ngủ muộn hơn với các cháu khác
nhưng cần giữ im lặng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Trẻ nào thức dậy trước cô cho dậy trước, tránh đánh thức trẻ cùng một lúc
làm ảnh hưởng đến trẻ khác và sinh hoạt của lớp. Không nên đánh thức trẻ dậy


sớm trước khi trẻ tự thức giấc vì dễ làm cho trẻ cấu kỉnh, mệt mỏi.


Hướng dẫn trẻ tự làm một số việc vừa với sức như: cất gối, xếp chăn. Có
thể chuyển dần sang hoạt động khác bằng cách trò chuyện với trẻ, cho trẻ hát
một bài….nhắc nhở trẻ đi vệ sinh. Sau khi trẻ tỉnh táo cho trẻ ăn bữa phụ chiều.


<b>7.1.2. Cơ sở thực tiễn:</b>


<i><b>7.1.2.1. Đặc điểm tình hình trường mầm non Liên Châu.</b></i>


Trường Mầm non Liên Châu được thành lập từ năm 1978. Những năm mới
thành lập chỉ có 4-5 lớp mẫu giáo nằm rải rác ở các thơn, xóm; cơ sở vật chất còn
nghèo nàn, thiếu thốn; đội ngũ giáo viên đa số chưa có trình độ chun mơn đạt
chuẩn, chế độ của giáo viên chưa được quan tâm nên đời sống của giáo viên rất
khó khăn. Vì vậy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ chưa đạt hiệu quả cao.


Với sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương, sự quyết tâm phấn
đấu của tập thể CB - GV trong nhà trường, năm 2003 trường đã được Bộ giáo
dục công nhận là trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Từ đó đến nay, nhà
trường liên tục đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc được ủy ban nhân dân
tỉnh Vĩnh Phúc, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, Nhà nước tặng Huân
Chương Lao Động hạng Ba, được UBND Tỉnh, Bộ GD&ĐT tặng cờ thi đua.
Trường luôn đứng trong tốp đầu của giáo dục mầm non huyện Yên Lạc. Các
phòng học được xây dựng kiên cố, khang trang, sạch đẹp, đảm bảo diện tích
theo quy định. Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được trang bị tương đối đầy đủ.


Năm học 2019 - 2020, nhà trường có 20 nhóm lớp, số trẻ là 546, trong đó
trẻ mẫu giáo là 446, trẻ nhà trẻ là 86. Tỷ lệ trẻ ăn bán trú đạt 100%. Tổng số CB,
GV, NV trong nhà trường có 37, trong đó: CBQL: 03; Giáo viên: 33; Nhân
viên: 01. Đội ngũ giáo viên cơ bản đủ theo quy định, 100% có trình độ chun


mơn đạt chuẩn và trên chuẩn (trong đó trên chuẩn đạt 100%). Nhiều giáo viên có
năng lực chun mơn vững vàng, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề, có
trách nhiệm với cơng việc được giao, đồn kết giúp đỡ nhau hồn thành tốt
nhiệm vụ. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ luôn được nhà trường luôn quan
tâm chỉ đạo sát xao và đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng. Đặc
biệt chất lượng chăm sóc ni dưỡng trẻ đây là chun đề có vai trò rất quan
trọng trong việc phát triển thể chất, tầm vóc của trẻ; vì vậy nhà trường rất chú
trọng bồi dưỡng phương pháp tổ chức các hoạt động cho giáo viên và chỉ đạo
thực hiện sâu sát nội dung tổ chức hoạt động ăn ngủ cho trẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

trong nhà trường do năng lực chun mơn cịn hạn chế nên chất lượng tổ chức
các hoạt động chăm sóc giáo dục đặc biệt là tổ chức giờ ngủ hiệu quả chưa cao.
Nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến giấc ngủ của trẻ để trẻ ngủ tự do.


<i><b>7.2.2.2 Thực trạng tổ chức hoạt động giờ ngủ của trẻ mẫu giáo 4 – 5</b></i>
<i><b>tuổi ở trường mầm non Liên Châu.</b></i>


<i>a. Điều kiện cơ sở vật chất: </i>


Được các cấp ngành Giáo dục, lãnh đạo đảng, chính quyền địa phương
ln quan tâm đầu tư cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ, phịng học rộng rãi
đảm bảo an tồn. Có 20 phịng học kiên cố đủ cho 20 nhóm, lớp, trong đó có 12
được xây dựng rộng rãi kết hợp với phòng ngủ.


Nhà trường đầu tư, mua sắm đầy đủ các điều kiện phục vụ cho chăm sóc,
giáo dục trẻ nói chung và đồ dùng phục vụ tổ chức cho trẻ ngủ nói riêng như:
rèm cửa, tủ đựng chăn gối, hệ thống quạt mát....


Trường đã làm tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã
hội. Có sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ từ phía cha mẹ học sinh, được phụ huynh


quan tâm đầu tư, mua sắm đủ đồ dùng cá nhân như chăn, gối phục vụ cho trẻ
ngủ.


Tuy nhiên lớp học chưa có phịng ngủ riêng nên gặp nhiều khó khăn trong
việc tổ chức giấc ngủ cho trẻ.


<i>b. Về giáo viên: </i>


Bản thân tơi và đa số giáo viên có trình độ Đại học sư phạm mầm non,
tâm huyết với nghề, nắm chắc nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các
hoạt động chăm sóc giáo dục, trong đó có hoạt động ngủ; ln tích cực học tập,
trao đổi kiến thức để nâng cao trình độ chun mơn và năng lực sư phạm, có tinh
thần trách nhiệm cao trong cơng tác. Tuy nhiên phương pháp tổ chức giờ ngủ còn
cứng nhắc, thiếu sự linh hoạt; việc phối hợp với phụ huynh để tổ chức tốt giờ ngủ
cho trẻ chưa hiệu quả.


<i> c. Về phía phụ huynh:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Tuy nhiên một số các bậc cha mẹ trẻ đi làm ăn xa để con ở nhà cho ơng
bà, người thân trong gia đình nên việc phối hợp rèn trẻ các kĩ năng trong sinh
hoạt chưa đồng nhất.


Một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của giấc ngủ đối với
trẻ; không tạo cho trẻ thói quen ngủ trưa hoặc cho con ngủ tùy thích, không theo
chế độ sinh hoạt thông thường.


<i>d. Về trẻ: </i>


- Đa số trẻ là con em nông thôn, cha mẹ lại làm nông nghiệp, một số đi
làm ăn xa để trẻ ở nhà với ông bà nên chưa chú ý tới việc chăm sóc trẻ, giáo dục


trẻ.


- Lớp có 26/26 cháu = 100% các cháu ăn bán trú tại trường nên rất thuận
tiện cho việc chăm sóc giáo dục trẻ.


- Lớp có học sinh cá biệt, do trẻ chậm phát triển nên ngủ không đúng giờ.


<i><b> Kết quả khảo sát thực trạng giấc ngủ của trẻ lớp tôi được thể hiện qua</b></i>
<i><b>bảng dưới đây:</b></i>


<b>STT</b> <b>Họ và tên trẻ</b> <b>Trẻ ngủ ngon</b> <b>Trẻ khó<sub>ngủ</sub></b> <b>Trẻ khơng<sub>ngủ</sub></b>


1 Đào Lan Anh x


2 Lỗ Thị Lan Anh x


3 Đỗ Ngọc Hoài Ân x


4 Trần Tuyết Chi x


5 Nguyễn Hải Dương x


6 Ngô Thanh Hằng x


7 Bạch Thị Gia Hân x


8 Đỗ Đức Huy x


9 Nguyễn Duy Khánh x



10 Vũ Duy Khoa x


11 Nguyễn Minh Kiên x


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

13 Nguyễn Phương Linh x


14 Trần Diệu Linh x


15 Phan Đức Long x


16 Ngô Bảo Minh x


17 Lỗ Mạnh Nguyên x


18 Ngô Nguyên Phú x


19 Đào Tiến Quang x


20 Hà Minh Quân x


21 Ngô Minh Tâm x


22 Phạm Thanh Thương x


23 Trần Đức Tuệ x


24 Kiều Thảo Vân x


25 Lê Hoàng Việt x



26 Nguyễn Hải Yến x


<b>Tổng </b> <b>13</b> <b>10</b> <b>3</b>


Bảng khảo sát về giấc ngủ của trẻ ở lớp tôi thấy:
Số trẻ ngủ ngon là ít: 13 trẻ chiếm 50%.


Số trẻ khó ngủ là: 10 trẻ chiếm 38,5%.
Số trẻ không ngủ là: 03 trẻ chiếm 11,5%.


Qua tìm hiểu ngun nhân trẻ khó ngủ, tơi nhận thấy lí do trẻ khó ngủ là
do chỗ nằm của trẻ khơng thối mái trẻ quen khi ngủ ở nhà rộng rãi; ánh sáng
xung quanh quá mạnh do phịng ngủ chung với phịng sinh hoạt chung. Ngồi ra
một số trẻ khó ngủ do mới đi học có cảm giác thiếu an tồn, chưa quen với cơ
giáo, chưa quen nề nếp của lớp học, Trẻ được cha mẹ nuông chiều, mải chơi
thích gì làm ấy; do sinh hoạt trong gia đình trẻ khơng có quy luật khơng ngủ
hoặc ngủ muộn.


Qua khảo sát ban đầu dựa trên những số liệu điều tra trên, tôi thấy kết quả
trên trẻ chưa cao. Để thực hiện tốt đề tài này tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

* Biện pháp 1: Tạo không gian yên tĩnh, tâm lí thoải mái cho trẻ khi
<i>chuẩn bị giờ ngủ.</i>


Muốn cho trẻ có một giấc ngủ say mà khơng bị gị bó, ép buộc. Tơi ln
chú ý đên giấc ngủ và giờ đi ngủ, tôi cho trẻ đi ngủ vào một giờ nhất định; tạo
cho trẻ có được tâm lý thối mái, tự nguyện và tích cực, trẻ được ngủ đúng giờ
và đủ giấc khi thức dậy tinh thần mới sảng khối, hoạt động tích cực, cơ thể
khỏe mạnh.



Trước khi cho trẻ ngủ tôi nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, hướng dẫn trẻ lấy gối
chăn của mình. Đồng thời tơi vệ sinh phịng, nhóm. Bố trí chỗ ngủ cho trẻ sạch
sẽ, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, khu vực ngủ tôi thường
xuyên chú ý giảm ánh sáng bằng cách kéo dèm, đóng bớt cửa sổ, tắt đèn


Về mùa đông, trước khi trẻ đi ngủ tôi nhắc trẻ cởi bớt quần áo, bỏ mũ,
khăn, hướng dẫn trẻ gấp và xếp quần áo gọn gàng để tránh nhầm lẫn, khi trẻ ngủ
dậy cho trẻ mặc ngay để khỏi bị lạnh. Mùa đông khi trẻ ngủ phải được đắp chăn
đủ ấm và nằm trên đệm, mùa hè khu vực ngủ phải có đủ quạt mát giúp trẻ ngủ
ngon giấc, luôn chú ý không cho trẻ nằm trực tiếp trên nền nhà và thẳng quạt.


Khi cho trẻ ngủ tôi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho trẻ, hướng dẫn trẻ tự lấy
đồ dùng gối, chăn… Sắp xếp trẻ nằm có khoảng cách phù hợp, thoải mái, trẻ
nam tơi cho nằm cùng 1 dãy, trẻ nữ một dãy để cô dễ bao quát trẻ đồng thời giáo
dục trẻ nhận biết, phân biệt giới tính của mình.


Với những trẻ mới tới lớp thời gian đầu do trẻ chưa quen với giấc ngủ
trưa ở trường, tôi không quá ép trẻ ngay như các trẻ khác mà dần dần thay đổi
cho trẻ làm quen, bằng cách cho trẻ ngủ muộn hơn so với các bạn nhưng yêu cầu
trẻ phải giữ im lặng cho bạn ngủ.


<b>Kết quả: Áp dụng biện pháp </b>“Tạo khơng gian n tĩnh, tâm lí thoải mái
cho trẻ khi chuẩn bị giờ ngủ” 100% trẻ đã quen với nề nếp ngủ của lớp theo giờ
quy định.


<i>Biện pháp 2: Luôn quan tâm đến đặc điểm cá nhân của từng trẻ.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

riêng của từng cháu như: Cháu hay đổ mồ hơi trộm, cháu hay giật mình, cháu
mới đi học, cháu khó ngủ, ... Đối với những trẻ có những đặc điểm cá biệt trên,
tôi luôn chú ý xếp trẻ nằm ngủ riêng một dãy để tiện quan sát theo dõi mà không


làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của các trẻ khác, tôi ở gần và vỗ trẻ bằng cách xoa
đầu, âu yếm, yêu thương.. để trẻ cảm thấy an tồn, dễ đi vào giấc ngủ hơn.


<i>Cơ quan tâm đến từng cá nhân trẻ, vỗ về trẻ khó ngủ</i>


Ngồi ra với trẻ cá biệt do ngủ khơng đúng thời gian, nhiều khi nửa buổi
sáng đã ngủ, tôi quan sát theo dõi để tìm ra nguyên nhân. Nhiều lần như vậy khi
thấy có dấu hiệu buồn ngủ vào nửa buổi, tôi rửa mặt cho trẻ và cho trẻ tham gia
vào 1 trị chơi động cùng cơ, cùng bạn để trẻ tỉnh ngủ và qn thì ngủ sớm. Buổi
chiều tơi cho trẻ đó ngủ dậy muộn hơn so với các bạn để buổi tối trẻ không ngủ
quá sớm. Đồng thời trao đổi với các bậc phụ huynh về giấc ngủ của trẻ, để phụ
huynh nắm được và phối hợp cùng giáo viên có chung biện pháp tạo thói quen,
rèn nề nếp cho trẻ ngủ khi ở nhà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i>* Biện pháp 3: Tích cực kể chuyển cho trẻ nghe và sử dụng âm nhạc phù</i>
<i>hợp đưa trẻ vào giấc ngủ.</i>


Tập cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc để trẻ được nghỉ ngơi
một cách đầy đủ. Việc tạo cho trẻ một tâm thế yên tâm thoải mái khi ngủ ở
trường với cô giáo và các bạn là vô cùng cần thiết, như vậy trẻ mới có một giấc
ngủ sâu, nhẹ nhàng. Để đưa trẻ vào giấc ngủ, muốn trẻ ổn định nhanh tôi
thường cho trẻ đọc một bài thơ về giờ ngủ như “Giờ ngủ”… vừa để trẻ khơng
nói chuyện vừa giáo dục trẻ nề nếp khi ngủ. Để trẻ đi vào giấc ngủ một cách tự
nhiên, khơng gị ép tơi thường kể chuyện cho trẻ nghe, khi trẻ bắt đầu đi ngủ.
Tơi sưu tầm các câu chuyện cổ tích có tính giáo dục để kể cho trẻ nghe như:
Truyện “Tích Chu” truyện “Thỏ Con biết vâng lời”, “Ai đáng khen nhiều hơn”,
“Món q của cơ giáo”, “Bàn tay có nụ hôn”.… tôi cũng hát các bài hát ru cho
trẻ nghe như “Công cha như núi Thái Sơn…”, “Con ơi con ngủ cho ngoan…”,
“Con cị…”. Ngồi ra, tơi cũng thường xuyên sưu tầm, sử dụng những bản nhạc
nhẹ, những bài hát ru, hát dân ca phù hợp với trẻ mầm non như bài “Ru con”


dân ca Đồng bằng Bắc Bộ; bài “Chúc bé ngủ ngon”… và lưu trên máy tính đến
giờ ngủ tôi mở cho trẻ nghe ở mức độ vừa phải, để trẻ đi vào giấc ngủ tự nhiên
thoải mái, khơng bị gị bó.


<b>Kết quả: Qua thực hiện biện pháp này 96,2% trẻ của lớp tôi đi vào giấc</b>
ngủ nhanh và tự giác đi vào giấc ngủ. Đồng thời đã giáo dục cho trẻ biết tự mình
đi ngủ, trong khi ngủ phải giữ gìn trật tự, biết vâng lời người lớn từ đó giáo dục
và hình thành cho trẻ có kỹ năng, hành vi văn minh trong cuộc sống.


<i>* Biện pháp 4: Thường xuyên bao quát trẻ và xử lý tình huống kịp thời trong</i>
<i>giờ ngủ.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

ngủ tiếp. Mùa hè dùng quạt điện, tôi luôn chú ý vặn tốc độ vừa phải và để xa, từ
phía chân trẻ. Mùa đông tôi chú ý đắp chăn ấm cho trẻ. Cho phép trẻ đi vệ sinh
trong khi ngủ khi trẻ có nhu cầu. Phát hiện kịp thời và xử lý tình huống có thể
xảy ra trong khi ngủ.


<i>Cơ thường xuyên có mặt trong giờ ngủ để bao quát và xử lí tình huống kịp thời</i>
<b>Kết quả: Thực hiện biện pháp này trẻ lớp tôi được đảm bảo an tồn tuyệt</b>
đối trong giờ ngủ. Đến nay khơng cịn cháu nào thức giấc hay tè dầm trong giờ
ngủ. Các cháu khi ngủ hay khóc nhè, giật mình và mê sảng cơ đều có biện pháp
can thiệp kịp thời giúp trẻ ngủ chở lại nhanh chóng.


<i>* Biện pháp 5: Chú trọng sử dụng những trò chơi nhẹ nhàng, hoạt động</i>
<i>chuyển tiếp giúp trẻ thoải mái sau giờ ngủ.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

cáu kỉnh, uể oải, mệt mỏi. Ngồi ra, tơi thường sử dụng những trị chơi nhẹ
nhàng, như: “Con muỗi”, “Cơ cần”, “Hãy lắng nghe”, “nu na nu nống”…


Tôi cũng rèn cho trẻ nề nếp tự phục vụ, khi trẻ ngủ dậy tôi hướng dẫn trẻ


tự làm 1 số việc vừa sức như: cất gối, xếp chăn, chiếu cùng cô. Sau đó chuyển
dần sang hoạt động khác bằng cách trị chuyện với trẻ, cho trẻ hát một bài hát và
nhắc nhở trẻ đi vệ sinh nếu có nhu cầu.


<i>Trẻ tự gấp cất chăn, gối sau khi ngủ dậy</i>


<b>Kết quả: Với biện pháp này 100 % trẻ lớp tơi có thói quen tự phục vụ cho</b>
giấc ngủ của mình như tự lấy gối, tự vào chỗ nằm của mình, tự gấp và cất chăn
gối của mình sau khi ngủ dậy


<i>* Biện pháp 6: Tích cực tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để tổ chức</i>
<i>tổ giờ ngủ cho trẻ.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

tổ chức thực hiện các nội dung tuyên truyền, giúp cho các bậc phụ huynh hiểu
được tầm quan trọng đối với giấc ngủ trưa của trẻ, làm ảnh hưởng đến việc học
tập và hình thành nhân cách cho trẻ mai sau, cùng trao đổi thảo luận để nắm bắt
đặc điểm


tâm sinh lí riêng của từng trẻ, trang bị chăn, gối cho trẻ….đưa ra các biện pháp
để giáo dục trẻ rèn luyện thói quen giờ ngủ trưa cho trẻ đạt hiệu quả cao.


- Đối với công tác tuyên truyền: Tôi đã tổ chức tuyên truyền cho phụ
huynh bằng các hình thức như: Tuyên truyền trực tiếp với phụ huynh thông qua
giờ đón, trả trẻ, qua hội nghị họp phụ huynh của lớp; tuyên truyền thông qua bài
viết về giờ ngủ, tranh ảnh minh hoạ được dán ở góc tuyên truyền lớn của lớp;
mời các bậc phụ huynh (đặc biệt là phụ huynh có con khó ngủ) tới kiểm tra, dự
giờ ngủ để họ hiểu được nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giờ ngủ của
trẻ, đây là hình thức tuyên truyền rất hiệu quả.


- Về công tác phối hợp: Tôi thường xuyên trao đổi phối hợp với cha mẹ


trẻ cùng thống nhất chế độ sinh hoạt cho trẻ khi trẻ ở nhà, tránh để trẻ thức
khuya hay dậy sớm… từ đó tạo cho trẻ một chế độ sinh hoạt phù hợp với độ
tuổi.


Tôi thường xuyên liên lạc với gia đình trẻ để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở
gia đình và thơng tin cho gia đình trẻ biết về tình hình sức khoẻ, học tập và
những thay đổi của trẻ ở lớp để tạo sự đồng thuận giữa gia đình và giáo viên
trong việc giáo dục trẻ.. Với những trẻ khó ngủ tơi phối kết hợp chặt chẽ với phụ
huynh trao đổi thường nắm bắt được lí do trẻ khó ngủ, cùng phụ huynh tìm ra
giải pháp giúp trẻ có giấc ngủ tốt tại lớp cũng như ở nhà.


<b>Kết quả: Biện pháp này đã giúp tôi nắm bắt được đặc điểm nề nếp sinh</b>
hoạt của từng trẻ khi ở nhà. Đồng thời nâng cao nhận thức của cha mẹ trẻ trong
việc cùng nhà trường chăm sóc, giáo dục trẻ.


Ngồi việc thực hiện những giải pháp trên tơi cịn tham mưu với BGH nhà
trường đầu tư thêm đồ dùng phục vụ cho giờ ngủ như phản…


<b>7.3. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:</b>


Đề tài này được áp dụng ở lớp 4 - 5 tuổi A1, Trường mầm non Liên Châu
và cũng có thể áp dụng cho những nơi có điều kiện thực tế giống với lớp tôi và
trường tôi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i><b>-</b> Các tài liệu có liên quan đến đề tài.</i>


- Trang thiết bị, đồ dùng phục vụ việc tổ chức giấc ngủ cho trẻ như: Phản,
chăn, gối, quạt điện, nhạc hát ru, hát dân ca, máy tính, loa….


- Giáo viên



- Trẻ lớp 4 tuổi A1, Trường mầm non Liên Châu.


<b>10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng</b>
<b>sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã</b>
<b>tham gia áp dụng sáng kiến:</b>


<i><b>10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp</b></i>
<i><b>dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:</b></i>


Sau khi tôi áp dụng một số biện pháp trên vào tổ chức giấc ngủ cho trẻ lớp
Mẫu giáo 4 tuổi A1, chất lượng tổ chức giờ ngủ của lớp tôi đã được nâng lên rõ
rệt. Trẻ nhanh, tự giác đi vào giấc ngủ, ngủ đủ giấc, giấc ngủ của trẻ kéo dài và
rất sâu vì vậy khi tỉnh dậy trẻ hăng hái tham gia các hoạt động. Trẻ có nề nếp
thói quen khi đến lớp: Trẻ thức hay đái dầm, giật mình trong giờ ngủ khơng cịn
nữa. Tơi tiến hành khảo sát chất lượng giấc ngủ của trẻ vào tháng 6/2020 kết quả
cụ thể như sau:


<b>STT</b> <b>Họ và tên trẻ</b> <b>Trẻ ngủ ngon</b> <b>Trẻ khó</b>
<b>ngủ</b>


<b>Trẻ khơng ngủ</b>


1 Đào Lan Anh x


2 <sub>Lỗ Thị Lan Anh</sub> <sub>x</sub>


3 <sub>Đỗ Ngọc Hoài Ân</sub> <sub>x</sub>


4 <sub>Trần Tuyết Chi</sub> <sub>x</sub>



5 <sub>Nguyễn Hải Dương</sub> <sub>x</sub>


6 <sub>Ngô Thanh Hằng</sub> <sub>x</sub>


7 <sub>Bạch Thị Gia Hân</sub> <sub>x</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

9 <sub>Nguyễn Duy Khánh</sub> <sub>x</sub>


10 <sub>Vũ Duy Khoa</sub> <sub>x</sub>


11 <sub>Nguyễn Minh Kiên</sub> <sub>x</sub>


12 <sub>Nguyễn Bùi Gia Linh</sub> <sub>x</sub>


13 <sub>Nguyễn Phương Linh</sub> <sub>x</sub>


14 <sub>Trần Diệu Linh</sub> <sub>x</sub>


15 <sub>Phan Đức Long</sub> <sub>x</sub>


16 <sub>Ngô Bảo Minh</sub> <sub>x</sub>


17 <sub>Lỗ Mạnh Nguyên</sub> <sub>x</sub>


18 <sub>Ngô Nguyên Phú</sub> <sub>x</sub>


19 <sub>Đào Tiến Quang</sub> <sub>x</sub>


20 <sub>Hà Minh Quân</sub> <sub>x</sub>



21 <sub>Ngô Minh Tâm</sub> <sub>x</sub>


22 <sub>Phạm Thanh Thương</sub> <sub>x</sub>


23 <sub>Trần Đức Tuệ</sub> <sub>x</sub>


24 <sub>Kiều Thảo Vân</sub> <sub>x</sub>


25 <sub>Lê Hoàng Việt</sub> <sub>x</sub>


26 <sub>Nguyễn Hải Yến</sub> <sub>x</sub>


<b>Tổng </b> <b>26</b> <b>0</b> <b>0</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<i>* Cơ sở vật chất</i>


- Được nhà trường đầu tư đủ số phản cho trẻ của lớp.


- Được phụ huynh trang bị đầy đủ chăn, gối và thường xuyên vệ sinh đảm
bảo sạch sẽ.


- Được phụ huynh trong lớp ủng hộ kinh phí lắp 2 điều hịa đảm bảo mát
cho trẻ về mùa hè.


<i>* Đối với giáo viên</i>


Bản thân tôi nhận thấy, nắm chắc hơn kiến thức về cách thức tổ chức giấc
ngủ cho trẻ mầm non và nắm đước đặc điểm tâm sinh lý từng trẻ của lớp mình.



Tạo được tâm thế tốt để trẻ yên tâm khi ngủ ở lớp. Tạo được mối quan hệ
mật thiết giữa gia đình và nhà trường


- Tạo mối quan hệ mật thiết giữa gia đình và nhà trường


- Cơ giáo nhiệt tình u thương trẻ hết lịng, chú ý chăm sóc trẻ tốt ở mọi
lúc mọi nơi


<i>* Đối với phụ huynh</i>


100% phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của giấc ngủ đối với
trẻ, tăng 11,5% so với đầu năm. Đa số phụ huynh tích cực phối hợp với giáo
viên trong cơng tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, ln quan tâm tạo thói
quen nền nếp tốt, chế độ sinh hoạt phù hợp cho trẻ khi trẻ ở gia đình. Khơng cịn
phụ huynh nào q nng chiều con, cho con ngủ và thức theo ý thích. 100%
phụ huynh quan tâm trang bị chăn gối phục vụ giờ ngủ cho trẻ và ủng hộ kinh
phí lắp điều hịa đảm bảo cho trẻ mát trong mùa hè.


<b>Kết luận: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

chọn là lớp điển hình thực hiện tốt giờ ngủ cho trẻ để giáo viên trong trường học
tập.


Số tiền làm lợi:


Qua thực hiện các giải pháp đã làm lợi về chất lượng ni dưỡng, chăm sóc
trẻ đồng thời cũng làm lợi về kinh tế với <i><b>số tiền 26 triệu đồng</b></i> (Do phụ huynh
ủng hộ trang bị phục vụ cho hoạt động ngủ của trẻ: Chăn gối, điều hịa).


<i><b>10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp</b></i>


<i><b>dụng sáng kiến của các tổ chức, cá nhân:</b></i>


Sáng kiến kinh nghiệm được tổ chuyên môn, Hội đồng chấm sáng kiến
kinh nghiệm, cán bộ giáo viên trong nhà trường đánh giá cao. Các giải pháp đưa
vào thử nghiệm khơng tốn kém kinh phí, dễ áp dụng đối với tất cả các nhóm
/lớp, có ảnh hưởng tốt đến ý thức, tinh thần trách nhiệm của các giáo viên trong
tổ mẫu giáo 4 - 5 tuổi; giúp phụ huynh có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng
của giấc ngủ đối với trẻ; nâng cao được chất lượng tổ chức hoạt động ngủ cho
trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non. Có khả năng áp dụng và thực hiện hiệu quả ở
tất cả các nhóm/lớp trong trường mầm non.


<b>11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp</b>
<b>dụng sáng kiến lần đầu.</b>


<b>Số</b>
<b>TT</b>


<b>Tên tổ chức/</b>


<b>cá nhân</b> <b>Địa chỉ</b>


<b>Phạm vi/ lĩnh vực áp dụng</b>
<b>sáng kiến</b>


<b>I</b> <b>Tổ chức</b>


1 Tổ 4 tuổi


Trường Mầm non
Liên Châu - huyện


Yên Lạc - tỉnh Vĩnh
Phúc


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

2 Lớp 4 tuổi A2


Trường Mầm non
Liên Châu - huyện
Yên Lạc - tỉnh Vĩnh
Phúc


Một số kinh nghiệm tổ chức
giấc ngủ cho trẻ mẫu giáo nhỡ
4 – 5 tuổi trường mầm non
Liên Châu – Yên Lạc "


3 Lớp 4 tuổi A3


Trường Mầm non
Liên Châu - huyện
Yên Lạc - tỉnh Vĩnh
Phúc


Một số kinh nghiệm tổ chức
giấc ngủ cho trẻ mẫu giáo nhỡ
4 – 5 tuổi trường mầm non
Liên Châu – Yên Lạc "


4 Lớp 4 tuổi A4


Trường Mầm non


Liên Châu - huyện
Yên Lạc - tỉnh Vĩnh
Phúc


Một số kinh nghiệm tổ chức
giấc ngủ cho trẻ mẫu giáo nhỡ
4 – 5 tuổi trường mầm non
Liên Châu – Yên Lạc "


5 Lớp 4 tuổi A5


Trường Mầm non
Liên Châu - huyện
Yên Lạc - tỉnh Vĩnh
Phúc


Một số kinh nghiệm tổ chức
giấc ngủ cho trẻ mẫu giáo nhỡ
4 – 5 tuổi trường mầm non
Liên Châu – Yên Lạc "


<b>II</b> <b>Cá nhân</b>


1 Đào Thị


Thanh Ngân


Giáo viên lớp 4 tuổi
A1 - Trường Mầm non
Liên Châu - huyện


Yên Lạc - tỉnh Vĩnh
Phúc.


Một số kinh nghiệm tổ chức
giấc ngủ cho trẻ mẫu giáo nhỡ
4 – 5 tuổi trường mầm non
Liên Châu – Yên Lạc "


2 Ngô Thị


Thanh Hằng


Giáo viên lớp 4 tuổi
A2 - Trường Mầm non
Liên Châu - huyện
Yên Lạc - tỉnh Vĩnh
Phúc.


Một số kinh nghiệm tổ chức
giấc ngủ cho trẻ mẫu giáo nhỡ
4 – 5 tuổi trường mầm non
Liên Châu – Yên Lạc "


3 Nguyễn Thị
Nga


Giáo viên lớp 4 tuổi
A3 - Trường Mầm non


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Liên Châu - huyện


Yên Lạc - tỉnh Vĩnh
Phúc.


4 – 5 tuổi trường mầm non
Liên Châu – Yên Lạc "


4 Phan Thị Mến


Giáo viên lớp 4 tuổi
A4 - Trường Mầm non
Liên Châu - huyện
Yên Lạc - tỉnh Vĩnh
Phúc.


Một số kinh nghiệm tổ chức
giấc ngủ cho trẻ mẫu giáo nhỡ
4 – 5 tuổi trường mầm non
Liên Châu – Yên Lạc "


5 Phùng Thị
Hương Loan


Lớp 4 tuổi A5
-Trường Mầm non Liên
Châu - huyện Yên Lạc
- tỉnh Vĩnh Phúc.


Một số kinh nghiệm tổ chức
giấc ngủ cho trẻ mẫu giáo nhỡ
4 – 5 tuổi trường mầm non


Liên Châu – Yên Lạc "


Trên đây là “Một số kinh nghiệm tổ chức giấc ngủ cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4
<i>– 5 tuổi trường mầm non Liên Châu – Yên Lạc”. Kính mong được sự tham gia</i>
góp ý của Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm để sáng kiến của tôi được hồn thiện
hơn góp phần nâng cao chất lượng tổ chức giấc ngủ cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5
tuổi trong trường mầm non.


<i>Liên Châu, ngày tháng 6 năm 2020 </i>
<b>Thủ trưởng đơn vị</b>


<i>Liên Châu, ngày 12 tháng 6 năm 2020</i>
<b> Tác giả sáng kiến</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21></div>

<!--links-->

×