Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Cồng chiêng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của tộc người Mường Kỳ Sơn Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.68 KB, 33 trang )

MỤC LỤC

1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
May mắn được đặt chân đến mảnh đất Hịa Bình và được tìm hiểu về “cồng
chiêng”. Những hình ảnh, âm thanh của tiếng cồng, tiếng chiêng đã in đậm trong
tâm thức của nhiều người con xứ Mường, trong đó có em. Có lẽ vì được sống,
được gắn bó và thưởng thức những giá trị quý giá ấy nên việc tìm hiểu, nghiên cứu
về cồng chiêng đã trở thành một sở thích cá nhân. Cồng chiêng là loại hình văn hóa
đặc sắc đầy sức hấp dẫn trong văn hóa dân gian và đời sống của người Mường Hịa
Bình. Văn hóa cồng chiêng đã được sáng tạo, lưu truyền trong đời sống người
Mường hàng nghìn năm, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa riêng. Tiếng
chiêng là hồn phách của xứ Mường, vang khắp rừng, khắp núi ngân lên sức sống của
người Mường; tiếng chiêng linh thiêng như lời sấm dậy, trở thành vật thiêng tượng
trưng cho sự phồn thịnh của xã hội Mường.
Xứ Mường từng có một khơng gian văn hóa cồng chiêng đậm bản sắc
nhưng giờ đây, không gian ấy đang bị thu hẹp và có nguy cơ mất dần. Là thế hệ
trẻ, thế hệ tiếp nối, phát huy và giữ gìn những truyền thống văn hóa tốt đẹp của
dân tộc, em nhận thấy rằng cồng chiêng đóng một vai trị vơ cùng quan trọng
trong đời sống tinh thần của tộc người Mường Hịa Bình nói chung và người
Mường (Kỳ Sơn) nói riêng. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy em lựa chọn
đề tài “Cồng chiêng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của tộc người Mường
Kỳ Sơn – Hịa Bình”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá cồng chiêng trong đời sống
sinh hoạt văn hóa cộng đồng của tộc người Mường Hịa Bình. - Góp phần tìm
hiểu văn hóa Mường và văn hóa Việt Nam trong cơ tầng văn hóa Đơng Nam Á.
- Tăng thêm nguồn tài liệu cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý


văn hoá.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Cồng chiêng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của tộc người Mường Kỳ
Sơn– Hịa Bình.
2


- Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu tài liệu tại Trung tâm văn hóa huyện Kỳ Sơn, tỉnh
Hịa Bình, khảo sát thực tế ở các làng bản của tộc người Mường thuộc huyện Kỳ
Sơn – Hịa Bình.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này em có sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp quan sát, tham dự
- Phương pháp điền dã, nghiên cứu thực tế
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp hỏi ý kiến các nhà nghiên cứu.
- Phương pháp lập bảng hỏi
- Phương pháp thu thập số liệu trên sách, báo, internet,...
5. Đóng góp của đề tài
Cồng chiêng là một bộ phận cấu thành nên văn hóa dân gian, mang đậm
bản sắc
của tộc người Mường nói chung, người Mường Hịa Bình nói riêng. Là
nơi bảo lưu rất nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc như phong tục tập qn,
tín ngưỡng, lễ hội,…Do đó nghiên cứu “Cồng chiêng trong sinh hoạt văn hóa
cộng đồng của tộc người Mường Kỳ Sơn – Hịa Bình” chính là góp phần vào
việc đi sâu, tìm hiểu văn hóa Mường trong việc nghiên cứu về văn hóa Việt Nam
và văn hóa khu vực Đơng Nam Á.
6. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu những nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa
của tộc người Mường huyện Kỳ Sơn – Hịa Bình.
Chương 2: Sinh hoạt văn hóa cồng chiêng của tộc người Mường
huyện Kỳ Sơn, Hịa Bình – Những nét đẹp văn hóa.
Chương 3: Bảo tồn và phát huy các giá trị sinh hoạt văn hóa cồng chiêng
của tộc người Mường huyện Kỳ Sơn – Hịa Bình.

3


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG SINH HOẠT VĂN
HĨA CỦA TỘC NGƯỜI MƯỜNG HUYỆN KỲ SƠN – HỊA BÌNH
1.1. Vị trí địa lý
Kỳ Sơn là một huyện nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Hịa Bình, có diện tích
rộng 21.008.09 ha, tổng dân số toàn huyện là 33.380 người, nằm ở vị trí 22007’ –
26000’ vĩ bắc, 105048’ – 106025’ kinh đơng. Phía Tây và phía Nam giáp thành
phố Hịa Bình, phía Đơng Nam giáp huyện Kim Bơi, phía Đơng giáp huyện
Lương sơn, đều thuộc tỉnh Hịa Bình .
* Dân cư, dân tộc
Ở Việt Nam người Mường là một trong 5 tộc người có số dân đơng nhất
(sau tộc người Việt, Thái, Khơ me). Theo tổng điều tra dân số và nhà ở gần đây
nhất, hiện nay dân số người Mường vào khoảng 1.137.515 người. Họ cư trú tập
trung ở các tỉnh Hịa Bình: 479.197 người, Thanh Hóa: 328.744 người, Phú
Thọ:165.748 người…
* Khí hậu, thời tiết
Kỳ Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa, 1 năm phân chia thành 2 mùa rõ rệt:
mùa mưa nóng ẩm và mùa khơ mát lạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 0C,

nhiệt độ trung bình cao nhất là 290C, nhiệt độ thấp nhất trung bình 200C. Nhiệt
độ giữa các vùng có sự khác nhau, ở vùng nhiệt độ cao các tháng lạnh nhất thấp
hơn vùng thấp nhất từ 2-30C, mùa đông đến sớm và kết thúc muộn.
Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối cao, thường vào khoảng trên
2000mm. Mưa tập trung vào các tháng từ tháng 7 đến tháng 9 âm lịch. Mùa khô
lượng mưa chỉ chiếm 15% cả năm.
* Tài nguyên
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 20.204,36 ha,
trong đó, đất nơng nghiệp là 2.906,48 ha (14,4%), đất lâm nghiệp là 5.675,26 ha

4


(28,1%), đất chưa sử dụng là 10.744,59 ha (53,2%).Vùng đất Kỳ Sơn có
cấu tạo địa chất tương đối phức tạp. Do lớp thổ nhưỡng được hình thành qua
nhiều thời kỳ kiến tạo vỏ trái đất nên đất ở Kỳ Sơn rất đa dạng. Theo tài liệu
điều tra thổ nhưỡng năm 1974, Kỳ Sơn có hai nhóm đất chính: đất đồi núi chiếm
78%, đất ruộng chiếm 22%. Ngồi ra cịn các loại đất phù sa không được bồi,
đất phù sa sông Đà được bồi.Huyện Kỳ Sơn có nguồn tài nguyên nước dồi dào
với, 20 km sông Đà chảy qua các xã Trung Minh, Dân Hạ, Hợp Thành, Hợp
Thịnh và thị trấn Kỳ Sơn, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Tài nguyên nước: Trên địa bàn huyện cịn có nhiều con suối lớn nhỏ có
khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.Trước kia, do
quá trình điều tiết dịng chảy, sơng Đà thường gây ra lũ lụt làm hai bên bờ bị xói
lở mạnh. Đập thủy điện sơng Đà hồn thành đã chủ động được trong việc điều
tiết dòng chảy, hạn chế được lũ lụt và hạn hán.Tài nguyên rừng: Thảm rừng Kỳ
Sơn khá phong phú, cung cấp rất nhiều loài gỗ quý như lim, lát... các loại cây
dược liệu như sa nhân, hoài sơn, thổ phục linh, ngũ gia bì... và nhiều loại lâm
sản như măng, mộc nhĩ, nấm hương... Tuy nhiên, việc khai thác bừa bãi của con
người đã làm cho diện tích và trữ lượng các thảm rừng bị suy thoái nghiêm

trọng, cần phát huy phong trào trồng mới, bảo vệ rừng.
Tài nguyên khác: Ở Kỳ Sơn có mỏ đất sét khoảng 2 triệu m3 và các mỏ
cát ở Hợp Thành, Hợp Thịnh, rất thuận lợi cho việc sản xuất nguyên vật liệu xây
dựng. Tuy nhiên, những nguồn tài nguyên quý đó chưa được khai thác phục vụ
cho cuộc sống.Huyện Kỳ Sơn có cảnh quan môi trường với nhiều núi đá, hang
động, hồ nước, rừng thông khá hấp dẫn và nhiều danh thắng đẹp có thể phát
triển du lịch
* Đới sống kinh tế
- Về sản xuất Nơng – Lâm – Ngư nghiệp: Tình hình thời tiết tương đối
thuận lợi , các hồ đập đảm bảo đủ nước tưới cho việc canh tác. Công tác chuẩn
bị giống, vật tư nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu sản xuất được đảm bảo.

5


- Về sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt kết quả khá, chủ
yếu tập trung vào các mặt hàng truyền thống như: vật liệu xây dựng, chổi chit,
đồ may mặc, đồ dân dụng…
- Giáo dục và Đào tạo được quan tâm về chất lượng. Quy mô trường lớp,
thiết bị dạy học đầu tư mới và nâng cấp. Có 14/32 trường cơng nhận đạt chuẩn
quốc gia. Tỷ lệ các cháu trong độ tuổi đến trường ở bậc tiểu học và trung học cơ
sở đạt 100%.
1.2. Sự hình thành và phát triển của tộc người Mường Kỳ Sơn-Hịa Bình
Tỉnh Hịa Bình được thành lập ngày 22/6/1886 khi chính quyền thực dân
Pháp ký nghị định cắt các vùng đất có nhiều người Mường cư trú thuộc các tỉnh
Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội và Ninh Bình để thành lập tỉnh Hịa Bình.
Theo số liệu thống kê năm 2010, số người Mường của tỉnh Hịa Bình
được phân bố như sau: 486.513 người/786960 tổng dân số trong tỉnh = 61,82%.
- Thành phố Hịa Bình: 20.635 người
- Huyện Đà Bắc: 17.063 người

- Huyện Mai Châu: 8.439 người
- Huyện Kỳ Sơn: 21.338 người
- Huyện Lương Sơn: 41.579 người
- Huyện Kim Bôi: 116.225 người
- Huyện Cao Phong: 28.183 người
- Huyện Tân Lạc: 63.551 người
- Huyện Lạc Sơn: 115.403 người
- Huyện Yên Thủy: 37.141 người
- Huyện Lạc Thủy: 16. 956 người
Hầu hết các tài liệu khoa học nghiên cứu về người Mương của nhiều tác
giả, dịch giả trong nước và thế giới từ trước tới nay thuộc các chuyên ngành
khảo cổ học, ngôn ngữ học, dân tộc học đều thống nhất với nhau rằng người
Mường là tộc người bản địa có chung nguồn gốc với người Kinh ngày nay hay
còn gọi là người Lạc Việt xưa. Đây là một trong những lớp người tạo dựng nên
6


giá trị văn hóa bản địa ngay từ buổi đầu sơ khai của nhân loại, là chủ nhân của
văn hóa Đông Sơn nổi tiếng. Bộ phận người Mường cư trú trên các miền rừng
núi ít biến động nên vẫn bảo lưu được nhiều nét của tộc người cổ xưa và trở
thành tộc người thiểu số. Địa phận cư trú của người Mường phải có các yếu tố
như: gần rừng, gần nguồn nước, gần ruộng đồng.
Như vậy từ thế kỷ X tộc người Mường tách ra với tư cách là một tộc
người độc lập. Ngày nay sống tập trung chủ yếu ở địa bàn miền núi thuộc các
tỉnh như: Hịa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình…Trong đó, tỉnh Hịa Bình
chiếm 60%.
Có thể nói rằng đại bộ phận người nói chung và người Mường ở Hịa
Bình, cũng như người Mường ở Kỳ Sơn nói riêng là cư dân bản địa đầu tiên, là
cái nơi của người Mường trong q trình khai sinh lập địa, hình thành nên các
làng bản Mường ngày nay.

1.3. Những nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa của tộc người Mường Kỳ
Sơn – Hịa Bình.
1.3.1. Kiến trúc nhà ở
Văn minh của người Mường xuất hiện thì nhà sàn của họ cũng ra đời. Nhà
sàn của người Mường có giá trị phong phú, đa dạng thể hiện được những nét đặc
trưng riêng của người Mường.
Hướng làm nhà chủ yếu là hướng Đơng – Nam, nếu khơng được hướng
thì phải được đất và một số yếu tố liên quan như: phía trước phải bằng phẳng, có
sơng, suối. Theo cách bố trí của người Mường ngày xưa, ở khu vực quanh chân
cầu thang người ta thường đặt một cái cối xay lúa, một cái bồn đạp lúa, một cái
cối và đôi ba cái chày dắt trên rường gọi là “ rường cháy”. Khu vực này thường
diễn ra các hoạt động lao động tập thể gia đình như giã gạo, xay lúa, đạp lúa…
vào buổi sáng sớm hoặc chập tối. Ở mái gianh trước chân cầu thang người ta
thường làm một cái máng đựng nước để cho khách rửa chân trước khi lên nhà,
gọi là cái “ buông chạn”.

7


Cho dù là nhà nhỏ hay lớn đều được kết cấu theo hình thức chung có
khoang trong, khoang ngồi và khoang giữa. Các của vóong cũng được gọi theo
từng tên riêng như: vóong trong, vóong lại, vóong beng, vóong đốc… ở nhà sàn
cho dù là chủ hay khách đều có một số cấm kỵ: bố chồng, anh chồng không
được ngồ chung với con dâu, em dâu vào một phía nhà sàn. Phụ nữ khơng được
gối đầu lên bậc cửa vóong thả tóc xuống dưới. Đàn ơng, đàn bà khơng được dẫm
chân lên bậc cửa vóong (người Mường gọi là “cum vóong”) trừ khi nhà có
người chết muốn thơng báo cho trời đất và xóm làng biết. Con rể mới về nhà bố
vợ ngồi dưới sàn nhà phải để ý không được ngồi vượt q ranh giới địn nóc của
ngơi nhà tính theo chiều thẳng đứng từ địn nóc xuống sàn nhà…
Đặc điểm của người Mường là khơng có nơi thờ tự trong nhà nhưng lúc

nào cũng coi thần linh và những hồn người thân xung quanh ở trong nhà để phù
hộ họ làm ăn giàu có, mọi người khỏe mạnh và giúp họ tự tin trong cuộc sống.
Chính vì thế có những điều kiêng kỵ hay nói đúng hơn là những quy định bắt
buộc khi sống trong nhà của họ là điều đương nhiên.
1.3.2. Sinh hoạt tơn giáo tín ngưỡng
Người Mường nói chung và người Mường ở Kỳ Sơn nói riêng theo tín
ngưỡng đa thần. Hầu hết nghi lễ của họ là cầu cúng trời đất, sông suối, cây cỏ,
các vị thần của làng bản như: tục thờ đá, thờ cây thờ cỏ, thờ chủ đất…Vì vậy,
đời sống tơn giáo tín ngưỡng của đồng bào rất phong phú và đa dạng. Trong mỗi
tục thờ chứa đựng những quan niệm, tình cảm với thiên nhiên và các vị thần
khác nhau nên nghi lễ cũng rất đa dạng.
Cũng như người Kinh, tín ngưỡng thờ tổ tiên đã in đậm trong tâm thức
người Mường từ rất lâu rồi. Người Mường quan niệm người chết thể xác hóa
thân vào vũ trụ (trời đất), nhưng linh hồn vẫn tồn tại nhớ về nơi ở cũ. Vì vậy,
bổn phận của người sống phải phụng sự linh hồn no đủ để linh hồn phù trợ cho
người sống yên ổn, khỏe mạnh, làm ăn phát đạt. Trong ngôi nhà người Mường
bàn thờ tổ tiên thường được đặt ở vóong gian giữa nhà. Người con trưởng phải
thờ cúng tổ tiên 5 đời (ngũ đại), mỗi đời thể hiện bằng một bát hương xếp hàng
8


ngang. Họ cho rằng người chết còn nằm ở nhà nghĩa là sợi dây tình cảm giữa
người sống và người chết trong gia đình chưa cắt lìa nhau. Chỉ khi người chết
được đào chôn sâu, chôn chặt ở dưới đất (người Mường khơng có tục cải tang)
thì người sống và người chết mới thực sự xa nhau.
1.3.3. Trang phục truyền thống
Trang phục truyền thống của người Mường ở Kỳ Sơn tập trung kiểu cách,
màu sắc ở nữ giới nhiều hơn, trang phục nam giới có phần đơn giản hơn. Người
Mường có những loại trang phục như:
- Trang phục bình thường để lao động, sinh hoạt hay những ngày lễ hội

- Trang phục ngày cưới, gọi là quần áo Du, Chầu (dâu, rể)
- Trang phục tang lễ gọi là đồ Đem (tem)
- Trang phục cho người chết gọi là Bang Khà
- Gia đình có người làm Mo, Mỡi, Trương thì có thêm loại trang phục ấy
So với các dân tộc khác, y phục và trang sức của người Mường ở Kỳ Sơn
cũng có nét độc đáo riêng biệt. Nữ phục thường được bảo lưu nét truyền thồng
nhiều hơn y phục của nam giới. Một bộ y phục cổ truyền của người phụ nữ
Mường bao gồm : khăn đội đầu (mu), áo cánh (ao pắn), áo dài (áo chụng), khăn
thắt áo (đẹt áo), yếm (yệm/áo bảng), váy (Kloốc), thắt lưng (tênh).
Trang phục tang lễ được chia làm 2 loại nam, nữ phân ngôi thứ theo
phong tục nhưng đồng loạt dùng màu trắng, sau nhuộm xám. Nữ giới là con gái,
con dâu trong nội tộc mặc váy trắng, áo trăng xổ gấu. Con trai, con rể quần
trắng, áo dài trắng, vải xô xổ gấu.
1.3.4. Làng xóm và xã hội truyền thống
Trong xã hội truyền thống của người Mường huyện Kỳ Sơn, thiết chế tự
quản của họ là xóm (quêl) và Mường. Đứng đầu xóm Mường là các Lang, Đạo.
Xóm của người Mường thường được lập ở chân núi hoặc trên gò, đồi, đường đi
lại trong xóm nhỏ và hẹp, nhà cửa thường bố trí theo lối ngõ hoặc theo hình
vành khăn. Xóm của họ thường được đặt tên theo địa thế, thoe tên các loại cây
hoặc con vật, theo địa vị xã hội của người cư trú ở đó.
9


Từ năm 1945 trở về trước về cơ bản xã hội Mường Hịa Bình là theo chế
độ nhà Lang. Chế độ này đã từng được thực dân phong kiến sử dụng để cai trị
nhân dân lao động. Sau khi miền Bắc được giải phóng, chế độ nhà Lang cũng bị
xóa bỏ. Thay vào đó là cơ cấu hành chính Xóm, Xã, Huyện, Tỉnh theo chế độ
dân chủ Cộng Hịa.
*Gia đình, dòng họ
Đặc điểm của xã hội cổ truyền của người Mường là sự phân hóa giai cấp

khá rõ nét biểu hiện qua chế độ lang đạo. Các dòng họ quý tộc như : Đinh,
Quách, Bạch, Hà…chia nhau cai quản các vùng Mường và nắm trong tay quyền
phân phối ruộng đất. Đứng đầu mỗi Mường là một lang cun – vị chúa đất tối cao
của một vùng, là lang xóm hoặc đạo xóm cai quản một xóm. Chế đọ lang đã
được cha truyền con nối từ đời này qua đời khác.
Gia đình người Mường là loại gia đình phụ quyền. Người cha có quyền
quyết định mọi việc trong gia đình. Quyền thừa kế tài sản truyền thống chỉ dành
cho người con trai, trong đó người con cả được phần nhiều hơn.

10


CHƯƠNG 2
SINH HOẠT VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG CỦA TỘC NGƯỜI MƯỜNG
HUYỆN KỲ SƠN – NHỮNG NÉT ĐẸP VĂN HÓA
2.1. Nguồn gốc và phát triển cồng chiêng của tộc người Mường Kỳ Sơn –
Hịa Bình
Người Mường khơng có chữ viết, do đó tất cả những bài thơ, bài dân ca
những câu chuyện, truyền thuyết về âm nhạc cồng chiêng không gian văn hóa
cồng chiêng đều được truyền khẩu với nhiều dị bản, ra đời và được bảo lưu, phát
triển từ hàng ngàn năm trước đến nay.
Theo nguồn tài liệu nghiên cứu của nhiều chuyên gia sử học, khảo cổ học,
đa phần đều cho rằng sự hình thành và phát triển cồng chiêng của tộc người
Mường nói chung, người Mường Hịa Bình nói riêng có nguồn gốc ra đời cùng
thời gian xuất hiện trống đồng thời kỳ vua Hùng.
Đối với người Mường Kỳ Sơn cồng chiêng gắn bó chặt chẽ với đời sống
và tình cảm, tâm linh của họ là biểu tượng cho tinh thần lao động cần cù, trí
thơng minh và tài năng sáng tạo của tổ tiên.
Theo truyền thuyết của Mo Mường, trong đó ”Mo Đẻ đất Đẻ Nước ’’ và
’’Mo lên trời ’’, những truyền thuyết đó có từ hàng ngàn năm trước đã ảnh

hưởng khá sâu đậm và phổ biến tới đời sống tâm linh và đời sống thực tế của
người Mường.
Khi dân Mường cúng tế trước sân đình hoặc rước thần thánh từ đình ra
ngồi đồng làm lễ rồi lại rồi lại trở về sân đình đã sử dụng dàn chiêng, có tổ
chức từ 5-24 chiếc chiêng cùng các nhạc cụ Nhị, Kèn, Sáo…hòa tấu và phối hợp
nhuần nhuyễn với các điệu múa dân gian, các trò diễn trong những lễ thức, lễ
nghi quan trọng của lễ hội.
Việc đúc chiêng, đúc cồng không chỉ diễn ra ở thời Việt – Mường thế kỷ
XIII - IX về trước mà thời kỳ sau thế kỷ X người Việt – Mường đã tách ra thành
2 tộc người riêng biệt Kinh – Mường. Người Mường một phần mua và nhận từ
11


người Việt, một phần do mình tự đúc nên một số lượng cồng, chiêng ngày càng
nhiều. Đến thế kỷ XIX số lượng cồng, chiêng của người Mường ở Hịa Bình đã
lên trên 10.000 chiếc.
Người tiền sử khi cư trú trong các hang động thường gõ vào thành, vách,
dòng chảy thác nhũ để tạo nên nhịp điệu âm thanh vui chơi, mừng vui khi săn
được thú rừng hoặc giành được thắng lợi trong những cuộc tranh giành đất đai,
sở hữu những nguồn lợi từ thiên nhiên tạo nên. Khi tìm ra và luyện được kim
loại đồng con người đã tiến lên một bước, từ đó sáng tạo và đúc nên những dụng
cụ, nhạc cụ bằng đồng, những dụng cụ này được hoàn thiện dần, đặt tên là cồng,
chiêng và nhiều dụng cụ khác như trống đồng, chuông đồng. Qua nhiều thông
tin đáng tin cậy từ các ông Mo, các bậc cao niên ở các Mường. Các tài liệu, cứ
liệu nghiên cứu ở một số cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học và một số
bài thơ, bài ca sưu tầm từ thời Đẻ đất Đẻ Nước, qua các bài thường rang, Xắc
bùa…ta có thể tin rằng người Mường đã đúc được chiêng và mua nhiều chiêng
từ xuôi lên, miền trong ra. Kho tàng cồng, chiêng đồ sộ, vật báu của tộc người
Mường được hình thành, xây dựng và phát triển mạnh nhất vào khoảng từ thế kỷ
XVIII – XIX.

2.2. Cồng chiêng trong cuộc sống đời thường
Cồng chiêng có mặt ở nhiều quốc gia, dân tộc, tập trung ở vùng Đông
Nam Á, trong đó có Việt Nam. Các tư liệu nghiên cứu cho thấy, cồng chiêng ở
Việt Nam phân bố trong các dân tộc sinh sống dọc sườn phía Đơng của dãy
Trường Sơn, tập trung phần lớn ở tộc người Mường phía Tây Băc và các dân tộc
vùng Tây Nguyên.
Với người Mường, cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng có từ
lâu đời và đã trở thành một nhân tố quan trọng làm nên bản sắc văn hóa độc đáo
của dân tộc. Cồng chiêng là tài sản có gá trị cả về vật chất lẫn tinh thần, có quan
hệ khăng khít với người Mường và hiện nay vẫn đang đóng vai trị quan trọng
trong sinh hoạt văn hóa dân gian và cồng chiêng luôn gắn liền với các phong tục

12


tập quán, nghi lễ trong đời sống tâm linh của tộc người. Hầu như gia đình người
Mường nào cũng có từ 1 đến vài 3 chiếc chiêng.
Quan niệm của người Mường Kỳ Sơn nói riêng, người Mường Hịa Bình
nói chung về khơng gian văn hóa cồng chiêng là rất rộng. Họ cho rằng ảnh
hưởng và sự lan tỏa của không gian văn hóa cồng chiêng trên một vùng rộng lớn
gồm mặt đất, mặt nước. Không gian mặt đất, mặt nước là khơng gian tự nhiên –
khơng gian có thật.
Người Mường (Kỳ Sơn) quần cư sinh sống trong các đơn vị là xóm làng,
mường, chiềng. Phương thức sản xuất đã ảnh hưởng, tạo nên nhận thức quan
niệm, hình thành thế giới quan nhân sinh quan cộng đồng tộc người, tạo nên
những nét riêng trong tâm linh, tín ngưỡng, trong sinh hoạt văn hóa lễ hội. Mỗi
lễ hội lại kèm theo các hình thức sinh hoạt nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc cồng
chiêng. Rất nhiều lễ hội đặc sắc đã trở thành khơng gian văn hóa cồng chiêng.
2.3. Cồng chiêng trong lễ hội
2.3.1. Lễ hội Khai hạ

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhiều nét văn hóa truyền thống
của người Mường Hịa Bình vẫn được lưu giữ và phát huy, trong đó, lễ hội được
đánh giá là một nét văn hóa đặc trưng trong đời sống sinh hoạt có từ xa xưa của
người Mường bao gồm các mặt như tinh thần, vật chất, tơn giáo, tín ngưỡng và
văn hóa nghệ thuật.
Lễ Khai hạ tổ chức ở xóm Bụt, xã Nhân Nghĩa, Huyện Lạc Sơn đã diễn ra
từ ngày mùng 7 đến ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch. Nội dung và hành động
lễ hội còn thêm một số nội dung hành động đặc sắc tính bản địa.
Lễ rước Bụt từ trong chùa ở trong hang bụt đi qua và dừng lại ở đồng
ruộng Đa Thiên. Những bản nhạc chiêng xắc bùa, đi quanh đường làng, đi
đường, được tấu rộn rã suốt dọc đường, làng xóm rước thánh ra đồng. Ông
Trượng làm lễ cầu cho lúa của cánh đồng tươi tốt, gạo thơm ngon. Dàn nhạc, đội
cồng chiêng xắc bùa, 12 phụ nữ đội cầu(một tấm vải phả) và dân Mường dưới
sự điều khiển của Lang và chủ tế (ông khai chùa) các phụ lễ đi xung quanh kiệu
13


và lá cờ thần. Làm lễ vào mùa,xuống đồng. Rất nhiều hình thức trình diễn và
đua tài: hát đối đáp giao duyên cùng dàn chiêng xắc bùa tấu bài bông trắng bơng
vàng. Chơi trị bắt cá trạch và lươn trong chum hoặc trong nồi.
Chương trình văn nghệ thể thao, khơng gian văn hóa ẩm thực, thương
mại, quảng bá du lịch được quan tâm mở rộng. Hồnh tráng và có sức lôi cuốn,
hấp dẫn là thi biểu diễn cồng chiêng, ca múa.Nhiều bài hát, điệu múa dân gian
cổ truyền xen kẽ với những bài hát điệu múa mới sáng tác về đề tài quê hương
đất nước, về lao động sản xuất, về học tập phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.Ca ngợi lãnh tụ, ca ngợi tinh thần đoàn kết dân tộc. Dàn chiêng thu hút
sáu bảy trăm cơ gái đánh chiêng, vẫn trình tấu những bài nhạc cổ truyền nhưng
phương trình diễn lại mới mẻ, phong phú hơn.
Các cô gái vừa đánh chiêng vừa di chuyển rất nhiều đội hình đẹp,vừa múa
kết hợp với các điệu múa: múa gậy, múa phách, múa trằm đuống…..của các đội

nghệ thuật tăng thêm sức lan tỏa của khơng gian văn hóa cồng chiêng trong lễ
hội Khai Hạ, mở rộng ra nhiều vùng dân cư.
Khơng gian văn hóa cồng chiêng ở lễ hội Khai Hạ cổ truyền ở bản Mường
cũng đã thấm đượm tình người, lịng mong ước, khát khao nền sản xuất nơng nghiệp
khơng ngừng phát triển. Tơn kính, đền ơn đáp nghĩa những vị thần thánh, thần nhân
đã phù hộ cứu giúp mình trong cuộc sống xây dựng xóm làng ấm no thịnh vượng.
Cũng để động viên, khích lệ mọi người làm ăn giữ gìn phát huy những giá trị văn
hóa dân tộc, cộng đồng và để thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí.
2.3.2 Hội đi săn
Việc săn bắt hái lượm kiếm sống đối với tộc người Mường và các tộc
người ở miền núi đã tồn tại và phát huy từ thời cổ đại va phát triển mạnh vào
thời kỳ cận đại. Những thời kỳ đó tài nguyên rừng phong phú, muông thú khá
dồi dào, cuộc sống của các tộc người phụ thuộc vào tự nhiên. Việc đi săn bắt
cũng hình thành và phát triển từ thấp lên cao : từ việc bẫy bắt, săn bắn đơn lẻ
từng người đến một tổ chức săn bắn đông người. Săn bắn không chỉ để kiếm

14


sống mà đã trở thành sinh hoạt văn hóa, lễ hội, người Mường coi những buổi đi
săn, múa đi săn là hội ti tọoc (hội săn).
Hội ti tộc của người Mường được thực hiện bằng 2 phương thức cơ bản.
Đi săn 1 người và đi săn tập thể . Đi săn 1 người lại chia ra đi săn ban ngày và đi
săn ban đêm.Đi săn đông người cũng tổ chức theo 2 phương thức, đi săn tập thể
nhỏ chủ yếu là sử dụng gậy. Đi săn tập thể mang tính tổng hợp tất cả các hình
thức đi săn, sử dụng các khí cụ, vũ khí cũng đa dạng và hiệu quả hơn như : gậy,
mác, dao, nò, súng và nhạc cụ cồng chiêng.
Đi săn đơng người có đủ các thành phần những người đánh chiêng,
những người xua chó săn và vây đuổi con thú, những người đón lõng chờ hạ thủ
con mồi. Người phát hiện nơi con thú xuất hiện báo cáo cho trưởng phường săn

biết, trưởng phường đi săn đánh liên tục với tốc độ nhanh hai ba hồi chiêng và
lại dùi 3, 6 hoặc 9 tiếng. Tất cả những người trai trẻ và trung niên còn khỏe
mạnh ở trong làng và những con chó săn của họ đều dừng cơng việc nhanh
chóng tập trung. Tay người nào cũng lăm lăm súng, gậy, giáo, mác…một số
người cầm chiêng. Đàn chó sủa oang oang, chân cào bới đất cùng với chủ của
chúng nóng lịng chờ lệnh xuất phát.
Sau khi phổ biến địa bàn và phân công công việc săn đuổi, bao vây, đón
lõng thú, chú phường săn bỏ một chút cơm hoặc bơi một chút mỡ thú rững vào
lịng những chiếc chiêng cho đàn chó ăn. Những người đi săn cho rằng chó được
ngửi, được liêm vào lịng những chiếc chiêng sẽ được hồn chiêng khích lệ,
hướng dẫn săn đuổi con thú. Khi nghe tiếng chiêng dài hay ngăn, nhanh mạnh
thôi thúc hay chậm rãi là chúng biết đường săn đuổi, mà tăng tốc độ, tập trung
cường độ cả bầy vây hãm hoặc xông vào bắt con thú. Khi mải mê đi quá đi xa
lạc đường nghe tiếng chiêng của từng chiếc chiêng đánh năm bảy tiếng tạo thành
từng tiết nhạc (người ta quan niệm đó là tiếng chiêng thiêng) gọi đàn chó biết
đường mà về.
Khi phát hiện ra con thú thì tất cả những chiếc chiêng (chủ yếu là chiêng
chót và chiêng bồng) mang đi đều nhất loạt đánh nhanh mạnh liên hồi từng
15


tiếng, 2 hoặc 3 tiếng một. Người đi săn cũng đập những chiếc gậy vào nhau và
thi nhau hú lên, hò lên cùng tiếng chiêng dồn dập vang động uy hiếp con thú chỉ
biết chạy thục mạng. Khi bị thương, kiệt sức gục xuống cho đàn chó săn cắn xé
hoặc lao đầu vào những nơi thợ săn đón lõng để hứng đạn rồi gục ngã xuống.
Những cuộc đi săn không chỉ là cơng việc kiếm sống mà ở đó cịn là dịp
thi tài thử sức là cuộc vui chơi giải trí. Vì vậy, người Mường xưa gọi đi săn là
hội săn.
Từ cuối thế kỷ XX đến nay, Nhà nước đã có chính sách và ban hành
những luật lệ bảo vệ thú rừng hoang dã, bảo vệ tài nguyên rừng và đã được nhân

dân hưởng ứng, tuân theo. Hội đi săn khơng thể diễn ra nữa, nó chỉ được ghi
nhận về một phương thức hái lượm, săn bắn kiếm sống như là một giá trị văn
hóa thời xưa của dân tộc.
2.3.3. Hội đánh cá
Đánh cá là công việc của mọi người khỏe mạnh. Từ các trẻ em độ tuổi từ
15 – 16 đến những người tuổi 60 nếu còn sức đều có thể tham gia được, trừ
những tháng làm mùa cày cấy, gặt hái cịn những ngày tháng khác đều có thể đi
đánh cá. Hội đánh cá tập trung nhiều và có số lượng tham gia đơng nhất vào
tháng 10 đến tháng Chạp âm lịch và đến tháng 3 năm sau, trời khơ ráo lại là
tháng có nhiều việc cúng bái, lễ hội diễn ra.
Cung cách đánh cá của người Mường Kỳ Sơn có nhiều nét tương đồng
với đánh cá của người Kinh, người Thái. Ở đâu có sơng suối, ao chm là ở đó
có cơng việc đánh cá. Người ta đắp đạp nước ngăn lại ở những khúc suối lớn,
những khu vực sâu để giữ cá, nuôi cá (nuôi bằng thức ăn tự nhiên). Cả mùa, cả
năm mới tổ chức một vài hôm đánh cá. Người Mường đã sáng tạo được rất
nhiều dụng cụ và cách đánh cá độc đáo, phù hợp và hiệu quả. Những ngày mưa
và sau những trận mưa sẽ có rất nhiều người đi quang chài và cất vó, vó phổ
biến có 2 loại : loại lớn và loại nhỏ có khung bằng tre uốn cong và cất bằng cần.
Những ngày không mưa nước trong người Mường cũng sử dụng các loại xiên
(xiên làm 1 mũi hoặc nhiều mũi nhọn bằng sắt, bằng tre vót nhọn). Cán xiên dài
16


khoảng 1,2 – 2m. Khi nhìn thấy những con cá lớn bơi lượn lờ dưới nước, người
ta dùng sức lao mũi tên xuống cẵm xiên vào con cá. Cùng vời lao xiên cá người
ta còn dùng cung hoặc nỏ bắn cá.
- Cách đánh cá có tổ chức :
Cách đánh cá có tổ chức thu hút người cả xóm, cả làng đi đánh cá. Sử
dụng rất nhiều dụng cụ, phương tiện và kỹ thuật đánh bắt cá. Từ ngày xa xưa
người Mường Kỳ Sơn đã coi cách đánh cá tập thể này là ngày hội đánh cá.

Lang hoặc Đạo ấn định ngày đánh cá và địa điểm mở hội đánh cá rồi cho
người thơng báo cho cả xóm, cả làng chuẩn bị. Trẻ già, gái trai đều háo hức tất
bật chuẩn bị bè mảng, chài lưới, vó vợt, các dụng cụ đựng cá…mọi người đã
nghe ngóng chờ mong ngày tổ chức hội đánh cá, chờ tiếng chiêng báo lệnh, tập
hợp dân làng đi đánh cá. Sau ngày đánh cá lại là những ngày cúng tế của làng, lễ
tết sắp đến cần có cá ngon để dâng cúng trời đất, thánh thần, tổ tiên.
Trước giờ xuất phát đi đánh cá, Lang hoặc Đạo đánh lên 1,2 hồi dùi 3
tiếng chiêng với tốc độ vừa phải. Tất cả mọi người, người đi đánh cá và người đi
xem đánh cá đều tập trung ở đấu làng, Lang – Đạo dẫn những người hầu của gia
đình ơng ta cùng với tiêng chiêng lên đương đi đánh cá, dân làng đi theo, nam đi
trước, nữ theo sau, người khiêng kéo bè mảng, người gánh, người vác các loại
dụng cụ đánh cá, những người đi xem phải đi sau cùng.
Bè mảng được thả xuống nước, Lang hoặc Đạo là người đầu tiên bước
xuống mảng dành riêng cho ông ta. Những người hầu đẩy mảng ra chỗ mà người
cho là nhiều cá nhất. Lang hoặc Đạo tung mẻ lưới đầu tiên xuống nước, khi đó
dân làng mới ào ào tràn xuống suối. Người có bè mảng thì ngồi trên bè mảng,
người khơng có bè mảng thì lội ào xuống nước hoặc đứng trên bờ quang chài,
cất vó, phóng lao. Một số người thì lặn ngụp xuống lịng suối bắt cá bằng tay.
Chiêng đánh từng tiếng 1, 2 tiếng, 3 tiếng liên tục thơi thúc, khích lệ những
người đánh cá và cả những người đi xem. Hòa cũng tiếng chiêng là tiếng cười,
tiếng reo hò náo nhiệt cả một không gian rộng lớn.

17


Theo nhiều người kể lại rằng vào thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nhiều vùng còn
sử dụng cả dàn chiêng sắc bùa để hòa tấu động viên và chúc mừng hội đánh cá.
Cá thu được khá nhiều, thời gian đánh cá cũng đã hết, Lang hoặc Đạo ra
lệnh đánh 1 hồi dùi lại lùi 3 tiếng chiêng kết thúc buổi đánh cá. Cá được bày tất
lên bờ suối hoặc mặt ruộng. Những người đánh nhiều cá phải dành lại một phần,

chọn những con cá to để rồi lấy những con cá nhỏ của Lang - Đạo. Số cá nhà
Lang hoặc Đạo thu được không phải nộp để làm bữa ăn mừng và chia cho
những người dân tham gia đánh cá. Còn tất cả những người đi đánh cá sẽ phải
dành lại một phần để tổ chức bữa cơm tập thể và trình tấu chiêng mừng hội đánh
cá đã đạt được sự mong muốn và chia cho những người bạn tham gia đánh cá.
2.4. Cồng chiêng trong tập quán tín ngưỡng
2.4.1. Chiêng gọi mẹ
Sau khi cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi ấu thơ con người đã cần đến tiếng
chiêng, sự nâng đỡ của tiếng chiêng. Con ở nhà, mẹ đi làm, khi con đói địi ăn
người nhà gióng lên một hồi chiêng lại dùi 3 tiếng. Người mẹ ở ngoại vườn,
ngoài đồng nghe được tiếng chiêng đã vội vã về cho con bú.
Từ đời này qua đời khác mỗi nhà đều có từ 1 đến 10, 12 chiếc chiêng.
Chiêng được bảo tồn nhiều đời, đánh mãi nên quen tiếng chiêng, nghe mãi nên
phân biệt được tiếng chiêng nhà mình với nhà người khác. Do đó, dù đánh tất cả
đều đánh 1 hồi lại dùi 3 tiếng nhưng chiêng nhà ai nhà đấy biết và không nhầm
lẫn bao giờ.
Ở các dân tộc khác khơng biết có nơi nào dùng tiếng chiêng gọi mẹ như
dân tộc Mường hay không. Quả thực đây là một hành động, một giá trị văn hóa
hiếm hoi, độc đáo. Tiếng chiêng gọi mẹ tưởng nhu một hành động tự phát, tự
nhiên. Thực ra ở đó từ lâu đã ẩn chứa một sức mạnh giàu tính tâm linh, tính
nhân bản. Chiêng gọi mẹ cứ lặp đi lặp lại từ đời này đến đời khác rồi trở thành
thói quen, thành quan niệm, cao hơn đã trở thành một giá trị văn hóa độc đáo
mang đậm sắc thái dân gian.

18


2.4.2. Lễ thành hôn
Trai gái đến tuổi trưởng thành, sau những ngày gặp gỡ nhau trong công
việc lao động, lễ hội vui chơi, những cuộc trình tấu, trình diễn âm nhạc cồng

chiêng, hát thường rang, họ để ý nhau, ý hợp tâm đồng mong muốn đi đến hôn
nhân. Trong lễ thàn hôn truyền thống của người Mường, bao gồm những bước :
Lễ kháo tiếng (ướm hỏi) lần thứ nhất ; lễ kháo tiếng lần hai ; lễ kháo tiếng lần
ba ; lễ ti nòm bánh (lễ bỏ trầu cau) ; lễ khoản dam (lễ cưới)
Đi đầu đoàn gánh cưới nhiều gia đình có dàn chiêng đi trước, vừa đi vừa
tấu những bản nhạc vui, tiếp đến là ông mối. Đi sau ông mối là chú rể, trên lưng
địu 1 chõ xôi rất lớn, trên miệng chõ xôi đặt 2 con gà trống đã luộc chín. Đi 2
bên phải sau 2 chàng rể là 2 người con trai phù rể, trên lưng cũng địu chõ xôi, cả
3 người này đều mặc áo vàng quần nâu. Đi phía sau là 12 chàng trai khiêng 2
con lợn mỗi con nặng khoảng 30kg, 5 gánh gạo, 1 chum rượu, 1 buồng cau và
100 lá trầu, 1 bó 4 cây mía ; lễ du tơn (lễ đón dâu)
Khi đón dâu xong nhà trai mời rượu cần nhà gái và khách mời, dàn chiêng
vừa đi chung quanh vừa tấu những bản nhạc chiêng Đi đường đón khách, Bông
trắng bông vàng…
Từ cuối thế kỷ XX, dân cư ven đường các thì trấn, thành phố đã từng
bước giảm dần những thủ tục nghi lễ trong cưới xin.
Hình thức hát hát thường rang chúc mừng được thay thể bằng bản nhạc hoặc
tốp nhạc nhẹ. Ở những lễ cưới này dàn chiêng được bố trí vịng ngồi, phổ biến là
dàn chiêng xếp 2 hàng đón đưa khách đến dự lễ thành hơn. Dàn chiêng tấu suốt ngày
và cịn kéo dài hơn nữa khi đám cưới kéo dài 2,3 ngày mới kết thúc.
2.4.3. Lễ tang
Khi ông bà, cha mẹ hoặc người thân lâm bệnh, sức kiệt khơng ở được với
xóm làng và gia đình phải về với Mường trời, Mường mà. Trước sự sợ hãi mất
mát lớn lao của gia đình, xóm làng tiếng chiêng đã góp sức thay lười người cấp
báo việc chẳng lành đã đến.

19


Chiêng đánh từng tiếng cầm canh, pay hơi (canh hơi), níu lại, giữ lại lâu

hơn sự sống của người thân sắp phải lìa đời. Chiêng đánh một hồi cụt khơng lại
dùi, nhiều nơi còn giã chày vào cối gấp gáp, cấp báo người thân đã tắt thở. Mọi
người trong gia đình, xóm làng nhanh chóng đến lo tang lễ.
Suốt những ngày mo tang xưa kia có khi kéo dài đến 12 ngày đêm liền.
Mỗi ngày ít nhất cũng phải 3 lần dâng hương, dâng cơm, dâng rượu. mỗi lần mo
chuyển đoạn mo, chiêng được đánh mỗi lần 3 hồi rồi lại dùi 3 tiếng. Suốt những
ngày tang lễ, dàn nhạc có khe ống kháo, trống phách trùm trọc và tiếng chiêng
cùng với lời Mo không lúc nào dứt.
Khi nâng linh cữu chiêng đanh 3 hồi lại dùi 3 tiếng. Suốt dọc đường tiễn
đưa linh cữu ra nghĩa địa, chiêng gióng từng 3 tiếng một (2 tiếng nhanh, 1 tiếng
chậm). Khi hạ huyệt chiêng đánh 3 hồi rồi lại dùi 3 tiếng vĩnh biết người quá cố
và tiễn linh hồn người chết về với Mường trời, Mường ma và đóng cửa mộ chí.
Tiếng cồng, chiêng khơng gian văn hóa cơng chiêng đã theo suốt vòng đời
mỗi người, đến khi giã từ cuộc đời, tiếng chiêng, tiếng nhạc, lời Mo vẫn không
lúc nào dứt nâng đỡ, tiễn đưa thi hài người quá cố đến nơi an nghỉ ngàn thu và
đưa hồn người lên trời xin tên, chuộc số. Dẫn hồn người đến Mường ma tìm lại
tổ tiên.
2.4.4. Lễ mừng quê hương, đất nước
Người Mường Kỳ Sơn rất quý trọng những ngày hội mang tính lịch sử
trọng đại của quê hương, đất nước. Ngày khai đất dựng Mường, ngày thành lập
xóm, huyện, tỉnh, đất nước, những ngày đã diễn ra sự kiện lớn : khánh thành
những cơng trình mang tầm tồn Mường, tồn đất nước, ngày chuyển giao thiên
niên kỷ, những ngày văn hóa dân tộc…người Mường đã tổ chức lễ kỷ niệm long
trọng tưng bừng và linh thiêng. Kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của những người
khai công lập quốc.
Từ giữa thế kỷ XX về trước, dàn cồng chiêng đã có nhiều cuộc liên hoan,
lễ hội mừng quê hương, đất nước. Nhân dân đã sử dụng nhiều dàn chiêng sắc
bùa cùng với tốp nhạc truyền thống trình tấu, diễn tấu những bản nhạc trang
20



nghiêm, vui tươi. Văn hóa cồng chiêng đa chiếm một không gian rộng lớn trong
các lễ hội. Giữ một vị trí quan trọng khơng có một hình thức văn hóa – nghệ
thuật nào sánh được. Âm nhạc cồng chiêng với phương thức trình tấu, trình diễn
nhịp nhàng trong tế lễ, trang trọng, vui tươi, đón chào, tiễn đưa khách quý.
Những cô gái trẻ trong bộ trang phục lễ hội của người Mường. Những bản
nhạc : Đùm đim, Rước đuốc, Boog trắng bơng vàng, Đón khách…vang xa, trầm
bổng đối thoại với thần linh, thay lời con người tạ ơn trời đất, những thánh thần,
tổ tiên và chào đón, tiễn đưa khách quý.
2.5. Cồng chiêng trong lễ tết
Đối với người Mường tết Nguyên Đán là cái Tết quan trọng nhất, to nhất
trong một năm, nhiều vùng chỉ ăn một cái tết Nguyên Đán chứ khơng ăn tết gì
khác. Trong dịp tết Ngun Đán, mỗi nhà tổ chức một bữa tiệc dâng cúng tổ tiên
và thần thánh, bữa đó gọi là làm tết.
Tết Nguyên Đán của dân tộc Mường, suốt cả 3 giai đoạn : chuẩn bị tết,
tiến hành tết và mãn tết. Với nhiều nghi thức, tập tục đan xen kế tiếp nhau diễn
ra. Những người có việc phải đi xa dù khó khăn đến mấy cũng phải về đồn tụ
với gia đình để mừng xn mới. càng đến sát cơng việc càng bộn bề tấp nập,
những người chủ gia đình lo toan mọi bề. Không chỉ lo đủ cỗ bàn trong gia đình,
tiếp khách mà cịn phải lo cỗ dự thi với làng vào dịp Tết Khai hạ. Lo may sắm
khăn, quần áo mới biếu ông bà cha mẹ, chú bác và con cháu. Trong lòng được
bằng an phấn chấn, mọi phiền muộn rủi ro, mọi lỗi lầm thắc mắc trong năm cũ
đều được phải sửa chữa quên đi. Những công lao thành tích, những nét tốt đẹp
được ghi lại cùng với những ước mơ hi vọng vào một năm mới đầy may mắn
làm ăn thuận hòa ấm no.
Đúng giờ khắc giao thừa đại diện nhà Lang hoặc ơng trưởng xóm, trưởng
làng đánh ba hồi lại dùi ba tiếng, sáu tiếng, chín tiếng chiêng. Tiếp theo là ba hồi
lại dùi ba trống, chia tay năm cũ chào đón năm mới. Tất cả mọi người có chiêng,
trống đều nhất loạt đánh ba hồi lại dùi ba tiếng để hưởng ứng. Giữa đêm 30, chia
tay năm cũ, chào đón năm mới khơng gian cảnh vật như nín thở chờ đợi bỗng

21


tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng súng và tiếng pháo cả xóm, cả làng, cả vùng rầm
rầm vang lên dậy đất dậy trời.
Tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng súng, tiếng pháo đã tạo nên một khơng khí
văn hóa cồng chiêng rộng lớn mang sắc thái riêng của vùng miền. Tiếng chiêng
không chỉ đánh thức lòng người mà còn truyền đến đánh thức cả đất trời, thánh
tần, tổ tiên mở lòng ra mà đón mùa xuân mới, để bước vào năm mới làm ăn may
mắn, phát đạt.
Khi đứng ở xa cách một quãng đồng, một khúc sông, một vạt rừng nghe
dàn chiêng vang lên nhịp nhàng, lên bổng xuông trầm, lúc to lúc nhỏ uốn khúc
quanh co. Tiếng cồng vang lên trong đêm xn cứ xốy vào lịng người gọi mọi
người thúc giục mọi người đến với tiếng chiên, hồn thiêng của âm nhạc cồng
chiêng. Những lúc như vậy tiếng chiêng đã khơi dậy kí ức của con người về một
cuộc diên tấu trình tấu bên bếp lửa, xung quanh bình rượu cần hoặc trên những
con đường quanh co về làng khiến cho lịng người thêm nhơ thêm thương xóm
Mường, cảnh quan mơi trường và những con người cần cù thông minh giàu khả
năng âm nhạc của quê hương. Tết cổ truyền của người Mường thật phong phú
đắc sắc. Nhiều phong tục tập quán lành mạnh tốt đẹp và những nội dung hình
thức của âm nhạc cồng chiêng đã được giữ gìn và phát huy. Tết là ngày mới,
ngày đẹp, ngày vui, ngày đầm ấm khời đầu cho những ước mơ, những dự định
kế hoạch của một năm, của đời người sinh cơ lập nghiệp. Qúy trọng cái tết chính
là phát huy những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.
2.6. Văn hóa cồng chiêng của người Mường kỲ Sơn, Hịa Bình – Nét đẹp và
giá trị.
Hàng ngìn dàn chiêng, hàng chục ngìn chiếc chiêng quý giá, những bản
nhạc chiêng đặc sắc, phản ánh sâu sắc tâm tư tình cảm, ước mơ về một cuộc
sống yên bình, no đủ hạnh phúc và những phương thức trình tấu hay đã song
hành nâng đỡ, ni dưỡng tâm hồn, tình cảm suốt vịng đời mỗi người của cộng

đồng, làng xóm và suốt q trình hình thành phát triển dân tộc.

22


Âm nhạc cồng chiêng – Khơng gian văn hóa cồng chiêng của tộc người
Mường Kỳ Sơn – Hịa Bình hình thành phát triển liên tục, bền vững. Những bản
nhạc chiêng xắc bùa, phương thức trình tấu, trình diễn âm nhạc cồng chiêng
ngày càng được mở rộng, đi sâu, bám rễ vào cuộc sống. Trở thành một không
gian rộng lớn, thiêng liêng, đối với từng cá thể thành viên và cả cộng đồng dân
tộc. Âm nhạc cồng chiêng đã trở thành một giá trị văn hóa, một báu vật, một tài
sản đồ sộ, một kiệt tác văn hóa truyền khẩu của tộc người Mường và của đất
nước.
Cồng chiêng là một nhạc cụ với phương thức trình tấu, trình diễn, truyền
thống đặc sắc, không thể thiếu được trong đời mỗi người và của cả cộng đồng
tộc người Mường Hịa Bình. Âm nhạc cồng chiêng – Khơng gian văn hóa cồng
chiêng đã trở thành một giá trị văn hóa, một văn hóa nghệ thuật dân gian mang
tính phổ biến tồn dân, được cả cộng đồng dân tộc quý trọng, tôn trọng bảo vệ
giữ gìn và phát huy. Các tổ chức chính trị xã hội tôn giáo, công giáo trước đây
mà đại diện là chế độ nhà Lang và các ông Mo, bà Mỡi, thầy Cúng,… cũng luôn
quan tâm bảo vệ, đề cao giá trị và văn hóa cồng chiêng. Họ đã biết đến một phần
quan trọng, sức mạnh, giá trị văn hóa cồng chiêng thơng qua những cuộc trình
tấu, trình diễn âm nhạc cồng chiêng. Các lễ nghi, lễ thức, lễ, lễ hội, tín ngưỡng
tâm linh, lễ hội văn hóa dân gian thành một giá trị, một phương tiện tinh thần
hữu hiệu, củng cố quyền lực, sự giàu sang của chế độ nhà Lang, sức mạnh thần
quyền, bảo về đất đai củng cố quyền lực của họ đối với xã hội.
Giá trị cồng chiêng, âm nhạc cồng chiêng còn là huyết thống của từng gia
đình và cả cộng đồng dân tộc. Người Mường quan niệm và tin rằng hàng ngày
khi con cháu có cơng việc cần trình kính tổ tiên, cha mẹ đã mất thì phải dùng
(đánh) đúng nhưng chiếc chiêng mà tổ tiên đã để lại cho mình, có như vậy tổ

tiên mới biết mà về với gia đình con cháu.
Ở các dịng họ, gia đình của người Mường ln ln phải giữ gìn tơn thờ
những chiếc chiêng gia bảo của tổ tiên nhiều đời để lại. Họ quan niệm những
chiếc chiêng như vậy là chiêng thiêng chiêng thần trong đó đã có huyết thống
23


của dịng tộc, gia đình. Mỗi khi đánh lên tiếng chiêng trong gnhi lễ, lễ thức, lễ
hội, sử dụng những chiếc chiêng như vậy.
Khơng gian văn hóa cồng chiêng thuộc dịng văn hóa dân gian do tập thể
nhân dân sáng tác, trình diễn, trình tấu trong khơng gian đường làng, khơng gian
lễ hơi, trên đồng ruộng, núi rừng, làng xóm, đình chùa, quảng trường…, với khả
năng biểu hiện tư tưởng tình cảm ước mơ của con người, khơng gia văn hóa
cồng chiêng có giá trị giáo dục tư tưởng tình cảm, ước mơ, lí tưởng thẩm mỹ về
một cuộc sống đầm ấm vui tươi, ấm no hạnh phúc. Người Mường đã sở hữu và
sử dụng một kho tàng cồng chiêng đồ sộ và nay nó đã trở nên vơ cùng quý giá.
Đến cuối thế kỉ XIX, người Mường ở Hòa Bình cịn giữ được trên mơt vạn chiếc
chiêng. Theo số liệu thống kê của sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Hịa Bình
năm 2009 thì tồn tình hiện cịn 9.918 chiếc chiêng các loại. Những chiếc chiêng
có tuổi nhiều thế kỉ có tiếng vang xa trầm hùng, thấm sâu vào lịng người cịn
được tơn là chiêng thiêng, chiêng thần. Mỗi cái như vậy trước đây được định giá
với 3- 4 con trâu mộng.
Khơng gian văn hóa cồng chiêng biểu hiện sự giàu sang, sức mạnh quyền
uy của người sử hữu nó. Là hiện thực, là trí tuệ, huyền thoại, là niềm tự hào, là
một trong những biểu tượng, một giá trị văn hóa lớn nhất của nền văn hóa dân
tộc Mường. Văn hóa âm nhạc cồng chiêng đã trở thành sức mạnh tiềm ẩn trong
tâm hồn, tâm thức, là ngôn ngữ giao tiếp với xã hội, giao tiếp với trời đất, thần
linh, ma quỷ…được cả cộng đồng dân tộc yêu quý, trân trọng, giữ gìn, phát huy.
2.7. Thực trạng cồng chiêng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người
Mường Kỳ Sơn-Hịa Bình trong cơng cuộc đổi mới và hòa nhập quốc tế của

đất nước.
2.7.1. Chiều hướng mất mát, mai một cồng chiêng
Người Mường đã tinh tế và thành tâm đặt giá trị của cồng chiêng vào
những vị trí quan trọng trong sinh hoạt đời sống, phong tục, tập quán và lễ hội
văn hóa dân gian, lễ hội tâm linh tin ngưỡng của cộng đồng dân tộc. Người
Mường rất giàu có, phong phú về văn hóa phong tục, lễ hội, trò chơi dân gian.
24


Chỉ mới kiếm kẽ bước đầu ở Hịa Bình đã biết được người Mường vẫn cịn 100
đình, miếu, chùa. Lưu giữ hàng chục điệu múa, các nhạc cụ truyền thống, trị
chơi dân gian. Trong đó, có 24 lễ hội đã sử dụng âm nhạc cồng chiêng. Nhưng
do hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà hầu hết các lễ hội ấy đã mai một, mất mát, hiện
chỉ còn vài ba lễ hội lớn được tổ chức.
Từ năm 1990 đến nay, kho tàng cồng chiêng quý giá của người Mường
huyện Kỳ Sơn ngày càng giảm dần, số chiêng bị bán đi rất nhiều, quan trọng
hơn là để mất đi tính thiêng của âm nhạc. Chiêng hiện nay khơng cịn nơi nào
đúc nữa, số chiêng mua về rất hạn chế, lại toàn chiêng ngày nay. Những chiếc
chiêng lâu đời được tôn là vật thiêng, những chiếc chiêng thần khơng cịn.
Thống kê của ngành văn hóa Thể thao và Du lịch Hịa Bình 2009 tộc
người Mường (Hịa Bình) cịn giữ được gần 1 vạn chiếc chiêng với hàng trăm bộ
chiêng, số chiêng hiện còn đã chia về các gia đình, gia đình chia lại cho các con
cháu mỗi người vài chiếc, nên không thể xếp vào dàn vào bộ để trình tấu được.
Thực trạng cồng chiêng chảy máu tăng nhanh theo cơ chế thị trường. Giá
trị kinh tế ngày càng tăng của cồng chiêng, cồng chiêng kích thích người săn tìm
bn bán kiếm lời, chơi đồ cổ dẫn đến số lượng cồng chiêng vơi đi nhanh. Trong
khi đó lại chưa có nhận thức đầy đủ về khơng gian văn hóa cồng chiêng, thiếu sự
quản lý, dẫn đến buông lỏng cồng chiêng phân tán, trôi nổi trên thị trường. Chưa
có giải pháp giúp đỡ mọi người giữ gìn, phát huy giá trị cồng chiêng trong đời
sống.

2.7.2. Nguyên nhân thực trạng mai một, mất mát của khơng gian văn
hóa cồng chiêng
Sự chuyển đổi hình thái kinh tế - xã hội, sản xuất đời sống ở vùng người
Mường kéo theo sự giảm sút những sinh hoạt, lễ hội, khơng gian văn hóa cồng
chiêng. Đồng bào Mường cùng nhân dân cả nước phải trải qua các cuộc chiến
tranh giữ nước kéo dài, nhân tài vật lực, trí thức phải tập trung cho tiền tuyến, do
đó văn hóa cồng chiêng khơng đủ điều kiện để duy trì và phát huy.

25


×