Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài soạn Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Tiếng Anh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.91 KB, 10 trang )

1. Mở bài - Gây không khí học tập
Để có được một giờ dạy thành công, ngay ở bước hoạt động đầu tiên của một giờ dạy là bước mở bài, giáo viên cần tạo ra được một không khí học
tập thuận lợi về cả mặt tâm lý lẫn nội dung cho hoạt động dạy học tiếp theo đó.
Những hoạt động gây không khí học tập này thường rất ngắn (5 -7 phút) nhưng vô cùng quan trọng. Vậy mở bài nên làm những gì và làm thế nào để có thể
thực hiện được các mục đích đó.
1.1. Các hoạt động mở bài
Các hoạt động mở bài nhằm một số mục đích sau:
- Ổn định lớp, cho phép học sinh có một thời gian để thích nghi với bài học mới;
- Tạo môi trường thuận lợi cho bài học mới;
- Gây hứng thú cho bài học mới;
- Giúp học sinh liên hệ những điều đã học với bài học mới;
- Chuẩn bị về kiến thức cần cho bài học mới;
- Tạo tình huống, tạo ngữ cảnh cho phần giới thiệu bài tiếp theo;
- Tạo nhu cầu giao tiếp, hay tạo mục đích cho một hoạt động giao tiếp kế tiếp.
1.2. Các hình thức và thủ thuật vào bài
Tuỳ theo mục đích và đặc thù của giờ dạy, đồng thời tuỳ theo đối tượng học sinh cụ thể của mình, giáo viên có thể lựa chọn những hoạt động hay thủ
thuật vào bài cho phù hợp.
Giáo viên có thể tham khảo một số gợi ý sau:
1.2.1. Tạo môi trường thuận lợi cho bài học
a) Thiết lập không khí dễ chịu giữa thày và trò ngay giờ phút vào lớp:
- Chào hỏi học sinh;
- Tự giới thiệu về mình;
- Hỏi chuyện thông thường tự nhiên;
- Kể chuyện vui...
b) Tạo thế chủ động, tự tin cho học sinh:
- Thăm hỏi học sinh;
- Tạo cơ hội cho học sinh được giới thiệu/nói về mình, hỏi các câu hỏi đáp lại
c) ổn định lớp, tập trung sự chú ý, gây hứng thú bằng cách bắt đầu ngay bằng một hoạt động học tập nào đó liên quan đến bài học, ví dụ:
· A short listening task;
· Observing a picture then ask and answer about the picture;
· A riddle


· A language game (crosswords, noughts and crosses, etc)
· A challenging task on vocabulary,
1.2.2. Chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho bài học mới
a) Khai thác kiến thức đã biết của học sinh bằng thủ thuật gợi mở (eliciting), hay nêu vấn đền để cả lớp đóng góp ý kiến (brainstorming).
b) Liên hệ những vấn đề của bài cũ có liên quan đến bài mới, có thể bằng các hình thức khác nhau như:
· Hỏi các câu hỏi có liên quan;
· Ra bài tập về các nội dung đã học có liên quan;
· Sử dụng một trong những hoạt động gây hứng thú và ổn định lớp (kể trên), dùng vốn kiến thức và nội dung bài cũ;
c) Tạo ngữ cảnh, tình huống hoặc các cớ/lý do giao tiếp (Communicative needs) cho các hoạt động tiếp theo của bài. Có thể dùng các hình thức như:
· giáo cụ trực quan (đồ vật, tranh, bưu ảnh..)
· các mẩu chuyện có thật hoặc tự tạo
· các bài đọc ngắn
· các bài tập hoặc câu hỏi, vv
Lưu ý:
- Trong thực tế, những hoạt động và thủ thuật dùng cho phần mở bài có thể cùng một lúc đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau . Vì vậy, giáo viên nên
tìm cách sáng tạo để có được một cách vào bài sao cho cùng một lúc có thể đáp ứng được nhiều nhiệm vụ đặt ra ở phần mở bài. Ví dụ, ngay khi bước vào lớp,
giáo viên có thể bắt đầu bài bằng một hoạt động nêu vấn đề và giải quyết vấn đề (problem- solving), hoặc khai thác vốn kiến thức có sẵn của cả lớp về một nội
dung có liên quan đến bài cũ và bài mới (brainstorming). Bằng cách đó, giáo viên đã cùng một lúc gây được sự chú ý, gây hứng thú cho bài học, ổn định được
lớp, kiểm tra, ôn lại được bài cũ, đồng thời cũng đã giúp cho học sinh chuẩn bị được tâm lý và kiến thức cần thiết cho bài mới.
- Như đã đề cập, mục đích của các hoạt động mở bài là để học sinh làm quen và cảm thấy hứng thú với chủ đề sắp học trong bài, đồng thời ôn luyện lại
những kiến thức đã học có liên quan đến bài mới hoặc để giáo viên tạo những nhu cầu giao tiếp cần thiết cho các hoạt động của bài mới. Với ý nghĩa đó, phần
mở bài đôi khi không có ranh giới cụ thể mà luôn được tiến hành phối hợp với phần giới thiệu ngữ liệu.
1.3. Các hoạt động mở bài trong chương trình sách giáo khoa mới
Trong chương trình sách giáo khoa mới, giáo viên có thể sử dụng các thủ thuật và bài tập có sẵn trong sách giáo khoa (ví dụ như đối với sách chương
trình lớp 8 và lớp 9) hoặc GV tự sáng tạo (ví dụ, với chương trình lớp 6 và lớp 7). Có thể sử dụng các thủ thuật như:
Dựa vào tranh ở mục đầu của bài, hỏi, gợi ý về chủ đề mới:
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, vật thực tự chuẩn bị thay cho tranh trong sách để gây hấp dẫn.
- Hỏi các kiến thức bài cũ có liên quan đến bài mới.
- Khai thác các kiến thức có sẵn của học sinh.
- Liên hệ đến thực tế của chính học sinh, của địa phương hay các tình huống gần gũi với học sinh và thay thế các tình huống trong sách nếu cần.

Khi tiến hành phần này, giáo viên cần chú ý một số điểm sau:
· Có thể sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Việt.
· Cần tạo cơ hội cho học sinh hỏi lại giáo viên hoặc hỏi lẫn nhau để gây hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh.
· Luôn quan tâm đến tâm lý lứa tuổi và sở thích của học sinh để đưa ra những thủ thuật phù hợp, ví dụ như kích thích trí tò mò, yêu cầu đoán tranh,
đoán câu trả lời v.v...
· Cần chú ý thay đổi hình thức mở bài để gây hứng thú cho học sinh.
2. Giới thiệu ngữ liệu mới
Giới thiệu ngữ liệu mới là làm rõ nghĩa, cách phát âm, cấu trúc hình thái, và cách dùng của một mục dạy nào đó trong một ngữ cảnh nhất định. Mục
dạy có thể là các mẫu lời nói, từ vựng hay ngữ pháp, hoặc một nội dung chủ điểm nào đó, thường được giới thiệu thông qua một bài hội thoại hay một bài
khoá, hoặc những tình huống có sự hỗ trợ của giáo cụ trực quan.
Với phương pháp dạy học mới, công việc giới thiệu ngữ liệu không còn thuần tuý chỉ là việc thày giải thích nghĩa của từ mới (mà phần lớn giáo viên thường
thực hiện bằng cách cho nghĩa tiếng Việt) và giải thích các quy tắc ngữ pháp và các mẫu câu. ở phần này, người giáo viên còn cần phải đồng thời làm rõ cách
sử dụng của các mẫu câu hoặc từ mới đó trong ngữ cảnh. Chỉ khi được giới thiệu trong ngữ cảnh, nghĩa và cách sử dụng của các ngữ liệu cần dạy mới được
làm sáng tỏ. Như vậy, nội dung cần giới thiệu ở bước giới thiệu ngữ liệu là:
- Hình thái (Form: pronunciation; spelling; grammar)
- Ngữ nghĩa (Meaning)
- Cách sử dụng (Use)
Một đặc điểm nổi bật của phương pháp mới trong việc giới thiệu ngữ liệu là phương pháp mới rất chú trọng tới việc phải làm sao cho học sinh tiếp thụ bài học
không chỉ qua nghe thụ động mà còn được vận động trí óc, chủ động tham gia vào quá trình của họat động này qua nhiều hoạt động ngôn ngữ khác nhau.
Có nhiều cách/ thủ thuật giới thiệu ngữ liệu. Sau đây là một số thủ thuật giới thiệu ngữ liệu mà các giáo viên có thể tham khảo để ứng dụng cho bài dạy cụ
thể của mình.
2.1. Các thủ thuật tạo dựng tình huống. (setting up situations/ contexts)
a). Dùng môi trường, đồ vật thật trong lớp, trong trường;
b). Sử dụng những tình huống thật trong lớp;
c). Dùng các tình huống thật trong đời sống thật của hoc sinh;
d). Dùng các câu chuyện có thật, các hiện tượng thật trong thực tế;
e). Sử dụng các bảng biểu, bản đồ, bảng tin, báo chí;
f). Sử dụng tranh, ảnh, giáo cụ trực quan;
g). Sử dụng ngôn ngữ học sinh đã biết;
h). Sử dụng các bài hội thoại ngắn;

i). Sử dụng tiếng mẹ đẻ;
k). Phối hợp một hay nhiều cách trên.
2.2. Giới thiệu hình thái ngôn ngữ
Sau khi dùng ngữ cảnh để giới thiệu nghĩa và cách dùng của các mục dạy, lúc này giáo viên có thể làm rõ hình thái cấu trúc, các quy tắc ngữ pháp
nếu có để học sinh nhớ được dễ hơn và hệ thống hoá được những ngữ liệu đã học. Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh tự nhận xét và lập thành mẫu câu hoặc
lập ra các công thức dễ nhớ.
2.3. Kiểm tra mức độ tiếp thu của học sinh. (Checking comprehension)
Sau khi giáo viên đã giới thiệu làm rõ nghĩa và cách sử dụng của ngữ liệu mới, cần thực hiện việc kiểm tra mức độ tiếp thu bài của học sinh để qua
đó biết được học sinh đã thực sự hiểu bài chưa, mức độ hiểu đến đâu, để trên cơ sở đó có thể kịp thời bổ xung bài giảng nếu cần.
Việc kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh ở phần giới thiệu ngữ liệu này có thể được thực hiện thông qua một số bài tập thực hành như:
- Học sinh ứng dụng mẫu câu vừa học vào các tình huống tương tự khác giáo viên đưa ra;
- Thực hiện một số bài tập lắp ghép;
- Xây dựng các bài hội thoại ngắn theo mẫu bằng cách lắp ghép những từ, đoạn câu gợi ý;
- Thực hiện các bài tập hỏi /trả lời theo dạng câu hỏi đóng hoặc các câu hỏi trắc nghiệm đúng sai (comprehensive questions, True/False questions)
- Dịch ra tiếng Việt (nếu phù hợp và cần thiết)
2.4. Tóm tắt các bước giới thiệu ngữ liệu mới
Các bước giới thiệu ngữ liệu mới có thể được tóm tắt theo một tiến trình như sau:
1) Giới thiệu ngữ nghĩa và cách sử dụng của ngữ liệu: cấu trúc ngữ pháp/ từ mới/ mẫu câu chức năng qua tình huống, ngữ cảnh, mẫu hội thoại, tranh ảnh...
2) Nêu bật cấu trúc/ từ/ mẫu câu chức năng mới bằng cách đọc to cho học sinh nghe nhắc lại hoặc bằng các thủ thuật khác nhằm hướng sự chú ý của học
sinh vào những mục dạy đó.
3) Viết các cấu trúc/ từ mới lên bảng, làm rõ hình thái cấu trúc, giải thích nếu cần.
4) Làm rõ thêm nghĩa và cách sử dụng bằng cách tiếp tục đưa thêm các tình huống hoặc các ví dụ khác.
5) Lặp lại tương tự bước 2 hoặc cho học sinh tái tạo theo gợi ý.
6) Kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh sử dụng các thủ thuật kiểm tra hiểu như gợí ý ở mục 2.3.
Khi giáo viên nhận thấy học sinh đã làm tốt được bước 6. thì có thể chuyển sang phần luyện tập sáng tạo hơn với các loại bài tập mang tính giao tiếp
hơn.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng không phải lúc nào việc giới thiệu ngữ liệu cũng phải tuân theo tuần tự tiến trình trên. Ví dụ, ngay sau bước 2. nếu giáo viên
cảm thấy học sinh đã hiểu và có thể làm tốt các bài tập tái tạo thì có thể chuyển ngay sang bước 6. Hoặc công việc của bước 3. cũng có thể để lui lại để thực
hiện vào cuối bài ở bước củng cố bài, sau khi học sinh đã làm các bài tập thực hành.
2.5. Giới thiệu từ vựng - Những điểm lưu ý thêm

Tiến trình giới thiệu ngữ liệu được trình bày ở trên có thể được coi là tiến trình chung cho việc giới thiệu ngữ liệu mới. Tuy nhiên, cách giới thiệu từ
vựng cũng có những đặc thù riêng. Phần này sẽ trình bày một số điểm cần lưu ý khi giới thiệu từ mới.
2.5.1. Chọn từ để dạy
Thông thường trong một bài học sẽ luôn luôn có từ mới. Song không phải từ mới nào cũng cần đưa vào dạy như nhau. Để lựa chọn từ để dạy, giáo
viên cần xem xét các câu hỏi sau:
a) Từ chủ động hay từ bị động?
- Từ chủ động (active/ productive vocabulary) là những từ học sinh hiểu, nhận biết và sử dụng được trong giao tiếp nói và viết.
- Từ bị động (passive/ receptive vocabulary) là những từ học sinh chỉ hiểu và nhận biết được khi nghe và đọc.
Cách dạy hai loại từ này có khác nhau. Từ chủ động liên quan đến cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, cần đầu tư thời gian để giới thiệu và luyện tập nhiều hơn, đặc biệt là
cách sử dụng. Với từ bị động, giáo viên có thể chỉ dừng lại ở mức nhận biết, không cần đầu tư thời gian vào các hoạt động ứng dụng. Giáo viên cần xác định xem sẽ dạy
từ nào như một từ bị động và từ nào như một từ chủ động. Với từ bị động, giáo viên có thể khuyến khích học sinh tự tìm hiểu nghĩa từ (ví dụ: tra từ điển), hoặc đoán từ
qua ngữ cảnh.
b) Học sinh đã biết từ này chưa?
Giáo viên cần xác định rõ từ mình định dạy có thực sự là từ cần dạy hay không. Vốn từ của học sinh luôn luôn được mở rộng bằng nhiều con đường, và cũng có
thể bị quên bằng nhiều lý do khác nhau. Để tránh tình trạng giới thiệu những từ không cần thiết và mất thời gian, giáo viên có thể dùng những thủ thuật nhằm phát hiện xem
các em đã biết những từ đó chưa và biết đến đâu. Giáo viên có thể dùng các thủ thuật như eliciting; brainstorming; các thủ thuật dùng ở các bước 5) và 6) trong tiến trình giới
thiệu ngữ liệu mới; hoặc có thể hỏi trực tiếp học sinh những từ nào là từ mới và khó trong bài.
2.5.2. Những thủ thuật làm rõ nghĩa từ
Ngoài những thủ thuật giới thiệu nghĩa trong ngữ cảnh đã đề cập ở phần giới thiệu ngữ liệu chung, có thể sử dụng một số thủ thuật đặc thù cho từ vựng như:
a) Dùng trực quan như: đồ vật thật trên lớp, tranh ảnh, hình vẽ phác hoạ (hình que), hình cắt dán từ tạp chí, cử chỉ điệu bộ v.v.
b) Dùng ngôn ngữ đã học:
- Định nghĩa, miêu tả;
- Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa;
- Tạo tình huống;
- Đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh
c) Dịch sang tiếng mẹ đẻ.
Các bước tiến hành giới thiệu từ mới cũng tương tự như các bước giới thiệu ngữ liệu nói chung, song có thể được phối hợp nhanh hơn.Cụ thể là sau
khi đã làm rõ nghĩa và cách sử dụng từ, giáo viên sẽ tạo điều kiện cho học sinh thực hành ngay qua các bài tập ứng dụng phối hợp với các mẫu cấu trúc hoặc
mẫu câu chức năng. Qua các bài tập thực hành này giáo viên đã cùng lúc kiểm tra được mức độ tiếp thu bài của học sinh.
2.6. Tăng cường sự tham gia của học sinh ở bước giới thiệu ngữ liệu mới

Như đã đề cập, điểm nổi bật ở phương pháp mới là tạo cho học sinh được tham gia vào quá trình giới thiệu ngữ liệu mới.
Trong giai đoạn giới thiệu ngữ liệu mới, thông thường giáo viên đóng vai trò chính, vai trò truyền thụ, học sinh đóng vai tiếp nhận, thụ động là chủ
yếu. Tuy nhiên, nếu giáo viên tạo được điều kiện cho học sinh tham gia vào quá trình này, kết quả tiếp thu bài của các em sẽ tốt hơn nhiều.
Để làm được điều đó, giáo viên cần tìm kiếm và sử dụng những thủ thuật phát huy sự chủ động suy đoán, tự phát hiện của học sinh. Ví dụ, phát hiện
và nhận biết cấu trúc hay từ mới và tự rút ra mẫu cấu trúc của các mục ngữ pháp, hoặc đoán nghĩa từ trong ngữ cảnh, tự giải thích nghĩa từ bằng vốn từ có sẵn,
cho từ đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa,v.v.
2.7. Sử dụng phối hợp các kỹ năng trong khi giới thiệu ngữ liệu mới
Trong quá trình giới thiệu ngữ liệu, giáo viên nên phối hợp nhiều các kỹ năng với nhau để giới thiệu mục dạy, ví dụ giới thiệu qua nói, sau đó học
sinh nghe và nhắc lại; học sinh nhìn mẫu được viết trên bảng, hoc sinh tái tạo qua nói, nghe, viết , đọc; học sinh xây dựng các bài hội thoại theo mẫu qua nói
nghe trong nhóm sau đó viết lại hoặc ngược lại, chuẩn bị qua viết, sau đó nói lại; học sinh viết các câu trả lời trên giấy trong/ bảng con, sau đó đưa ra trước lớp
để được nhận xét, v.v.
3. Luyện tập ngữ pháp
Phần cuối cùng của mỗi đơn vị bài học là phần Language Focus, nhằm giúp hệ thống hoá, củng cố và luyện tập sử dụng các chức năng ngôn ngữ, các
điểm ngữ pháp và từ vựng đã xuất hiện trong các bài đã học. Tuỳ theo nội dung từng bài tập, giáo viên có thể lựa chọn những loại bài để học sinh thực hiện
trên lớp hay hướng dẫn cho các em về làm tại nhà. Tuy nhiên, phần hệ thống hoá, củng cố và chữa bài là khâu quan trọng. Qua những bài tập này, giáo viên có
thể rút ra được những mặt mạnh và mặt yếu của học sinh và có kế hoạch củng cố, bồi dưỡng thêm cho các em.
Khi thực hiện các bài tập ở phần này, cần cho học sinh liên hệ lại những tình huống hay ngữ cảnh mà các mục ngữ pháp, hay chức năng ngôn ngữ này đã
được xuất hiện trong các mục trước của bài học để qua đó có thể làm rõ ý nghĩa các ngữ liệu đó và hệ thống hoá được tốt hơn. Đây là lúc giáo viên có thể giải thích, tóm
tắt hay chốt lại các điểm ngữ pháp đã xuất hiện trong bài một cách kỹ lưỡng hơn.
3.1. Giới thiệu cấu trúc ngữ pháp
Đầu tiên GV giới thiệu bằng lời cấu trúc mới rồi ghi lên bảng. Cấu trúc ngữ pháp đó phải nằm trong ngữ cảnh. Cách đơn giản nhất để trình bày một
cấu trúc là chỉ ra một cách trực tiếp, sử dụng các vật thể mà HS có thể nhìn thấy trong và ngoài lớp, tranh ảnh, hình vẽ minh hoạ, bản đồ, biểu bảng, bản thân
GV và HS hoặc bằng hành động.
Một cách khác để chỉ ra ý nghĩa của một cấu trúc là đặt ra một tình huống ở trong và ngoài lớp mà trong đó cấu trúc đó có thể sử dụng một cách tự
nhiên. Tình huống có thể có thực, tưởng tượng hoặc sáng tạo. Việc kết hợp các thủ pháp khác nhau là cần thiết trong việc chỉ ra ý nghĩa của một cấu trúc mới
bởi HS có nhiều có nhiều cơ hội để tiếp thu nó một cách trọn vẹn hơn. Bên cạnh việc chỉ ra một cấu trúc ngữ pháp được sử dụng và có ý nghĩa như thế nào thì
GV cũng cần phải chỉ ra hình thức của cấu trúc ấy. Có nhiều cách thể hiện hình thức cấu trúc ngữ pháp:
- Đọc cấu trúc và yêu cầu HS nghe và nhắc lại.
- Viết cấu trúc lên bảng.
- Yêu cầu một số HS (cá nhân) nhắc lại.

- Giải thích cấu trúc ngữ pháp mới được hình thành như thế nào.
- Yêu cầu cả lớp chép cấu trúc vào vở.
- Đặt thêm ví dụ và tình huống để luyện tập.
3.2. Quy trình 3 bước của giờ dạy ngữ pháp
Theo giáo học pháp hiện đại, giờ lên lớp được xây dựng trên cơ sở một quy trình 3 bước (The Three P's) gồm: Giới thiệu, Luyện tập và Vận dụng. Quy
trình đó có thể được mô tả trong mô hình sau:
Presentation → Practice → Performance/Production
Quy trình 3 bước trên có thể hiểu và được vận dụng dạy ngữ pháp như sau:
a) Bước giới thiệu (Presentation):
Trong bước này giáo viên giới thiệu cấu trúc mới (hiện tượng ngữ pháp mới) và xác định nhiệm vụ, thời gian học sinh cần thực hiện.
b) Bước luyện tập (practice):
Học sinh thực hiện các bài tập có kiểm soát (controlled practice) đến các bài tập mở, tự do hơn (less controlled practice).
c) Bước vận dụng (production):
Học sinh được khuyến khích vận dụng các cấu trúc câu (hiện tượng ngữ pháp) vừa học trong những tình huống giao tiếp mới hoặc kết hợp nhiều kiến
thức ngôn ngữ đã học với nhau. Cũng trong bước luyện tập này học sinh chuyển sự chú ý từ hình thức ngôn ngữ (accuracy) sang nội dung giao tiếp (fluency).
Ba bước luyện nói
Sau phần giới thiệu ngữ liệu (ở lớp 8 và lớp 9) là phần luyện tập nói (Speak), với các hình thức bài tập và hoạt động ở mỗi bài có khác nhau nhằm
luyện tập sử dụng các trọng tâm cấu trúc ngữ pháp, hay từ vựng để diễn đạt các chức năng ngôn ngữ theo các chủ đề và tình huống có liên quan đến bài học.
Quy trình luyện nói bao gồm:
a) Chuẩn bị nói (Pre-speaking)
• Giới thiệu bài nói mẫu (Những phát ngôn riêng lẻ hay một bài hội thoại).
• Yêu cầu học sinh luyện đọc (Chú ý cách phát âm và nghĩa của từ mới)
• Giáo viên dùng câu hỏi gợi mở để HS tự rút ra cách sử dụng từ và cấu trúc câu.
• Giáo viên yêu cầu bài nói.
b) Luyện nói có kiểm soát (Controlled practice)
• Học sinh dựa vào tình huống gợi ý (qua tranh vẽ, từ ngữ, cấu trúc câu cho sẵn hoặc bài hội thoại mẫu) để luyện nói theo yêu cầu.
• HS luyện nói theo cá nhân/ cặp /nhóm dưới sự kiểm soát của của GV (sửa lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp, gợi ý từ …)
• GV gọi cá nhân hoặc cặp HS trình bày (nói lại) phần thực hành nói theo yêu cầu.
c) Luyện nói tự do (Free practice/ Production)
• HS nói về kinh nghiệm bản thân, bạn bè, người thân trong gia đình hoặc về quê hương, đất nước hay địa phương nơI mình ở.

• GV không nên hạn chế về ý tưởng cũng như ngôn ngữ ; nên để HS tự do nói, phát huy khả năng sáng tạo của bản thân.
Để thực hiện mục này giáo viên cần lưu ý một số điểm sau:
• Cần phối hợp sử dụng thường xuyên các hình thức luyện tập nói theo cặp (pairs) hoặc theo nhóm (groups) để các em có nhiều cơ hội sử dụng
tiếng Anh trong lớp qua đó các em có thể cảm thấy tự tin và mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
• Cần hướng dẫn cách tiến hành, làm rõ yêu cầu bài tập hoặc gợi ý hay cung cấp ngữ liệu trước khi cho học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm.
Việc hướng dẫn và gợi ý cho phần luyện nói rất cần sự sáng tạo và thủ thuật phong phú của giáo viên, không nên chỉ bám sát thuần tuý vào sách.
• Ngữ cảnh cần được giới thiệu rõ ràng. Sử dụng thêm các giáo cụ trực quan để gợi ý hay tạo tình huống.
Có thể mở rộng tình huống, khai thác các tình huống có liên quan đến chính hoàn cảnh của địa phương, khuyến khích liên hệ đến tình hình cụ thể của chính
cuộc sống thật của các em.
LUYỆN KĨ NĂNG NGHE HIỂU
Ba bước luyện nghe hiểu
Các hoạt động thực hiện ở 3 bước: trước, trong khi và sau khi nghe cũng nhằm các mục đích giống tương tự như với kỹ năng đọc, với một số điểm cụ thể cho
các bài tập nghe.
a) Trước khi nghe (Pre-listening):
- Giới thiệu nội dung chủ điểm/tình huống;
- Các câu hỏi đoán về nội dung sắp nghe;
- Ra yêu cầu bài nghe.
Lưu ý: Giới thiệu một số từ mới hoặc cấu trúc ngữ pháp mới có liên quan đến việc hiểu nội dung bài nghe; tuy nhiên không nên giới thiệu hết mọi từ mới
không quan trọng.
b) Trong khi nghe (While-listening):
- Ra câu hỏi hướng dẫn, yêu cầu mục đích khi nghe;
- Chia quá trình nghe thành từng bước nếu cần. Ví dụ, nghe lần thứ nhất: nghe ý chính, trả lời các câu hỏi đại ý; nghe lần thứ hai: nghe chi tiết nội dung; có thể
cho HS nghe thêm lần thứ ba để tự tìm hết đáp án hay tự sửa lỗi trước khi giáo viên sửa lỗi và cho đáp án.
Lưu ý: Nên cho nghe hết cả nội dung bài, không dừng từng câu một (trừ trường hợp câu khó muốn cho HS tìm thông tin chi tiết chính xác)
c) Sau khi nghe (Post-listening):
- Các bài tập ứng dụng, chuyển hoá tương tự như các bài tập sau khi đọc.
- Cần phối hợp nhiều cách kiểm tra các đáp án như: để HS hỏi lẫn nhau, trao đổi đáp án và chữa chéo, hay một HS hỏi trước lớp và chọn người trả lời trước khi
GV cho đáp án cuối cùng.
LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU
1. Thực hiện 3 bước dạy các kỹ năng (nói chung)

Khi tiến hành một bài dạy kỹ năng, ví dụ như một bài đọc hoặc bài nghe… (trong chương trình lớp 8 và lớp 9) cần tiến hành theo 3 bước: trước khi
vào bài, trong khi thực hiện bài và sau khi thực hiện xong bài (pre-task, while-task and post-task). Những yêu cầu hoạt động được thiết kế theo các bước này sẽ
giúp học sinh hiểu bài và thực hành được các kỹ năng lời nói một cách thấu đáo và có suy nghĩ hơn, trên cơ sở đó sẽ khắc sâu bài lâu bền hơn.
Mục đích của từng bước
a) Các hoạt động trước khi vào bài:
Các hoạt động trước khi vào bài giúp học sinh hình dung trước nội dung chủ điểm hay nội dung tình huống của bài các em sẽ nghe, đọc, nói về hoặc
viết về chúng.
Các hoạt động cho bước này sẽ được lựa chọn tuỳ theo từng kỹ năng cụ thể và tuỳ theo từng nội dung và yêu cầu cụ thể của bài. Các hoạt động đó có
thể là:
- Trao đổi, thu thập các ý kiến, những hiểu biết và kiến thức hoặc quan điểm của học sinh về chủ điểm của bài trước khi các em nghe, nói đọc, viết về nó qua
các hoạt động dạy học hay thủ thuật như brainstorming, discussions ...
- Đoán trước nội dung sắp học bằng các câu hỏi đoán về nội dung bài hoặc về từ vựng sẽ xuất hiện trong bài;
- Trả lời các câu hỏi về nội dung bài qua các câu hỏi đặt trước;
- Giới thiệu trước từ vựng hay kiến thức ngữ pháp có liên quan đến bài sắp học.
- Thực hiện các bài tập thông qua một trong những kỹ năng để từ đó có thể thực hiện các kỹ năng khác (ví dụ, nghe trước khi nói về một chủ điểm nào đó; nói
trước khi viết, hoặc đọc trước khi viết v.v…)
b) Các hoạt động trong khi thực hiện bài:

×