Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

MỘT SỐ BÀI TẬP TỰ LUẬN ÔN TẬP THI HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.11 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỘT SỐ BÀI TẬP TỰ LUẬN ÔN TẬP THI HKII</b>



<i><b>1. Nêu đặc điểm các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương (Lãnh đạo, địa bàn, </b></i>
<i><b>khởi nghĩa tiêu biểu). </b></i>


a. Từ 1885 đến 1888


- Lãnh đạo: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết và các văn thân, sĩ phu yêu nước
- Địa bàn: Phong trào bùng nổ khắp cả nước nhât, nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì
- Khởi nghĩa tiêu biểu: Mai Xuân Thưởng, Ba Đình, Bãi Sậy…


b. Từ 1888 đến 1896


- Lãnh đạo: Văn thân, sĩ phu (không cịn sự chỉ đạo của triều đình)


- Địa bàn: chuyển hoạt động lên vùng trung du và miền núi, qui tụ thành các trung tâm
lớn


- Khởi nghĩa tiêu biểu: Hùng Lĩnh, Hương Khê….


<i><b>2. Vì sao sau khi vua Hàm nghi bị bắt, phong trào vẫn tiếp tục được duy trì?</b></i>
Cần vương chỉ là danh nghĩa, tính chất yêu nước chống Pháp là chủ yếu


<i><b>3. Nêu chủ trương, hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh</b></i>
a. Chủ trương, hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh


- Phan Bội Châu và xu hướng bạo động:


- Chủ trương: bạo động đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ
lập hiến.
- Hoạt động:



+ Lập hội Duy tân, tổ chức phong trào Đông du, lập Việt Nam Quang phục hội chuẩn
bị bạo động đánh Pháp
+ Bí mật đưa người về nước trừ khử những tên thực dân đầu sỏ và tay sai
- Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách


- Chủ trương: Cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đánh đổ vua quan
phong kiến hủ bại, tiến tới cứu nước cứu dân.
- Hoạt động: tiêu biểu là cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì: lập hội kinh doanh, mở
trường dạy học theo lối mới, vận động cải cách trang phục và lối sống….
- Tư tưởng Duy tân → phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)
<i><b>4. Hai xu hướng chính trong phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX là gì? So</b></i>
<i><b>sánh điểm giống và khác nhau giữa hai xu hướng đó?</b></i>


a) Hai xu hướng chính


- Phan Bội Châu – xu hướng bạo động:


+ Chủ trương: bạo động đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập…<b> </b>
<b> </b> + Hoạt động:


Lập hội Duy tân, tổ chức phong trào Đông du…
Chuẩn bị bạo động đánh Pháp, ám sát


- Phan Châu Trinh – xu hướng cải cách


+ Chủ trương: Cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đánh đổ vua
quan phong kiến hủ bại ….


+ Hoạt động: tiêu biểu là cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì: cổ động chấn hưng


thực nghiệp, lập hội kinh doanh, mở trường dạy học theo lối mới, vận động cải cách trang
phục và lối sống…


<i> b)So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai xu hướng </i>
- Giống: + Xuất phát từ tinh thần yêu nước


+ Vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>5. So sánh phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào Cần vương về các mặt: </b></i>
<i><b>Tầng lớp lãnh đạo, mục tiêu, lực lượng tham gia</b></i>


- Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX


+ Tầng lớp lãnh đạo: Văn thân sĩ phu thu tiếp thu tư tưởng tư sản
+ Mục tiêu: Cứu nước cứu dân


+ Lực lượng tham gia: Đông đảo các tầng lớp nhân dân
- Phong trào Cần Vương


+ Tầng lớp lãnh đạo: Quan lại, văn thân sĩ phu phong kiến
+ Mục tiêu: Cứu nước, khôi phục ngôi vua


</div>

<!--links-->

×